KINH TẾ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN "THẦN KỲ" (1952 - 1973)
Từ cuối năm 1951 trở đi, cùng với hoàn thành khôi phục kinh tế và ký với
các nước phương Tây hiệp ước hoà bình ở San Fran-Sisco vào tháng 9/1951, có
hiệu lực từ tháng 4/1952, đã chấm dứt chiếm đóng của Mỹ ở Nhật Bản, tiếp sau
đó giữa Nhật và Mỹ ký với nhau hiệp ước "an ninh Nhật Mỹ" vào tháng 5/1952,
hiệp ước về thương mại và đầu tư vào 1953. Tuy giữa Mỹ và Nhật đều có sự
tính toán nhất định, nhưng với sự bảo trợ của Mỹ, nhờ đó nền kinh tế Nhật đã có
sự phát triển nhanh chóng, được ca ngợi "thần kỳ về kinh tế" giai đoạn (1952 -
1973). Trong giai đoạn này nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả thế giới tư bản
chủ nghĩa tăng hơn 5%, của Nhật Bản trung bình gần 10%.Tốc độ tăng trưởng
được thể hiện trong bảng sau:
Tốc độ tăng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản
Đơn vị: %
1953 - 1955 56 - 60 61 - 65 66 - 70 1971 1973 1973
7.7 9.75 9.65 12.5 4.5 9.3 11
Nguồn: tái sản xuất xã hội ở Nhật Bản - PAVZNERJa. A Chủ biên trích
theo: KT Nhật Bản giai đoạn "thần kỳ" - Lê Văn Sang - Viện KTTG.
Cùng với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, người Nhật được đánh giá
thành công trên nhiều lĩnh vực. Vào đầu những năm 50 tổng sản phẩm quốc dân
GNP của Nhật chỉ bằng hơn 1/3 của Pháp hay Anh nhưng đến cuối những năm
70 đã bằng nửa của Anh, Pháp cộng lại và hơn một nửa so với Mỹ. Vào năm
1978 ở Nhật chiếm 14 lò so với 22 lò cao luyện thép hiện đại, lớn nhất thế giới.
Với kỹ thuật hiện đại, phương pháp tổ chức có hiệu quả, sản phẩm thép
của Nhật đã cạnh tranh được với thép của Mỹ ở thị trường Mỹ và nước ngoài.
Các sản phẩm Radio, máy ghi âm, máy ảnh, dụng cụ quang học... nếu vào
đầu những năm 50 không cạnh tranh được với Mỹ và Châu Âu thì vào giữa
những năm 70, người Nhật đã giữ được vị trí thống trị trên thị trường, ngành chế
tạo ô tô, xe máy người Nhật cũng trở thành đối thủ cạnh tranh của Mỹ, Anh,
Đức trên thị trường thế giới.
1
Vào những năm 70 ngành đóng tầu của Nhật cũng được đánh giá thành
công, nước Nhật chiếm 6 trong số 10 nhà máy đóng tầu lớn nhất, Nhật sản xuất
50% trọng tải tàu biển quốc tế, giá tàu biển đóng mới của Nhật rẻ hơn Châu Âu
từ 20 - 30%, nhờ đó mà Nhật có điều kiện cạnh tranh trên thị trường thế giới,
thậm chí một số nước Châu Âu phải dùng đến biện pháp hành chính, để hạn chế
mua tàu Nhật. Một số ngành công nghiệp mới xuất hiện vào những năm 50 như
công nghiệp hoá dầu, đồ điện gia đình, tạo thị trường cho nhiều ngành công
nghiệp phát triển và góp phần vào tăng trưởng kinh tế nhanh.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, hệ thống giao thông vận tải và
dịch vụ thông tin liên lạc của Nhật, đã nhanh chóng vượt lên trước các nước
phương Tây. Vì điều kiện tự nhiên ở nước Nhật với khoảng cách hẹp nên người
Nhật chú trọng đến đường sắt và đường thuỷ, hệ thống đường cao tốc được xây
dựng, dịch vụ đường sắt, điện thoại của Nhật với giá rẻ và ưu việt hơn so với
Châu Âu và Mỹ.
Đánh giá khả năng cạnh tranh của Nhật so với Mỹ và Tây Âu không chỉ ở
tốc độ tăng trưởng ở kim ngạch buôn bán mà là cán cân thương mại. Thâm hụt
mậu dịch của Mỹ vào cuối những năm 70 gần 10 tỷ USD, xu hướng tiếp tục tăng
trong những năm 80. Sự mất cân đối trong mậu dịch của Mỹ với Nhật một mặt
do chính sách bảo hộ mậu dịch của Nhật Bản, mặt khác do hàng hoá của Mỹ
kém sức cạnh tranh so với hàng hoá của Nhật và Chính phủ của Mỹ thiếu sự
khuyến khích đối với giới kinh doanh trong khi đó Chính phủ Nhật rất quan tâm
đến hỗ trợ cho giới kinh doanh cạnh tranh.
Trong nhiều lĩnh vực cạnh tranh của Nhật tới mức đe doạ nhiều ngành
công nghiệp lớn của Hoa Kỳ mà Chính phủ đã phải áp đặt cơ chế phi thị trường
để hạn chế sự đe doạ của Nhật như sản phẩm của ngành dệt, thép, ô tô và linh
kiện ô tô...
Cùng với những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực kinh tế, vào năm
1968, Nhật Bản được đánh giá là cường quốc kinh tế, đứng hàng thứ hai trong
hệ thống tư bản chủ nghĩa sau Mỹ và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế
đó là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, vị trí Nhật Bản trên trường quốc tế được nâng
2
cao dần. Vậy tại sao Nhật Bản lại đạt được những thành công đó? Người ta đã
đưa ra nhiều nhân tố, nhưng nhìn chung tập trung vào một số nhân tố chủ yếu
sau:
1 - Nhật Bản biết huy động vốn sử dụng vốn táo bạo có hiệu quả.
Trong những năm 50 - 60 tập trung cho tăng trưởng kinh tế là mục tiêu cơ
bản cho các chính sách của Nhà nước Nhật Bản. Một trong những chính sách đó
là chính sách huy động vốn và sử dụng vốn.
a) Những giải pháp huy động vốn của Nhật Bản.
* Huy động vốn trong nước:
- Tỷ lệ tích luỹ của Nhật trong tổng sản phẩm quốc dân rất cao thường
xuyên từ 30 - 35%, trong khi đó các nước tư bản phát triển khác chỉ trên dưới
20% (xem biểu 3). Sở dĩ người Nhật duy trì được tỷ lệ tích luỹ cao là do:
+ Chi phí cho quân sự của Nhật Bản rất thấp so với Mỹ và Tây Âu.
+ Hạn chế nhu cầu chi tiêu cho phúc lợi xã hội, tinh giảm tối đa bộ máy
hành chính.
+ Tiền lương của công nhân Nhật Bản thấp hơn so với Mỹ và Tây Âu.
Tiền lương và tiền thưởng của Nhật Bản được vận dụng rất linh hoạt và
đa dạng.
Nhìn chung tiền lương của họ thấp hơn so với Mỹ và Châu Âu, trong
ngành chế tạo tiền lương bình quân của công nhân Nhật chỉ bằng 1/7 tiền lương
của công nhân Mỹ. Nhờ đó Nhật tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm giá thành
nâng cao lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế so với Mỹ và Tây Âu.
- Còn tiền thưởng của Nhật Bản cũng mang đặc trưng riêng, tiền thưởng
được trả hai lần trong năm, số thưởng bằng 1/3 tiền lương nếu Công ty làm ăn
phát đạt có thể bằng toàn bộ lương cơ bản cả năm của họ. Tiền thưởng được coi
như là đòn bẩy kích thích người lao động, tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động của
Công ty, có tác dụng thúc đẩy cả người làm quản lý và người lao động trực tiếp
đều phải cố gắng. Khi Công ty có khó khăn, đồng thời với giảm người làm, hạn
chế tiền thưởng, sau đó mới giảm tiền lương.
3
Khuyết khích tiết kiệm: ở Nhật tỷ lệ tiết kiệm so với thu nhập rất cao so
với ở Mỹ và Tây Âu.
Cùng với tăng trưởng kinh tế cao, tiền lương của người lao động tăng lên,
chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng, được đưa vào tiết kiệm.
Ở thời kỳ này chế độ bảo hiểm chưa phát triển, do đó người dân Nhật có
tâm lý gửi tiết kiệm để phòng xa cho tuổi già.
* Vốn ngoài nước:
Cùng với huy động vốn trong nước Nhật Bản còn có nguồn gốc vốn từ
bên ngoài, nguồn vốn này bao gồm:
- Nguồn viện trợ, tín dụng và những khoản "chi tiêu đặc biệt".
Sau chiến tranh thế giới thứ II, lợi dụng sự suy yếu của các nước tư bản
khác, đồng thời chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc,
Mỹ đưa ra chiến lược toàn cầu, thực hiện chiến lược này, Mỹ muốn mở rộng
sang khu vực Châu Á. Do đó Mỹ đặc biệt chú ý đến vai trò của Nhật, Mỹ muốn
Nhật trở thành căn cứ và là cơ sở kinh tế, để thực hiện mục tiêu đó giữa Mỹ và
Nhật đã ký hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ và hiệp ước thương mại đầu tư. Nhật
chấp nhận cho Mỹ được đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự, đổi lại với sự
che chở, giúp sức của Mỹ về tài chính, thị trường, kinh tế Nhật đã hồi phục và
phát triển nhanh chóng. Trong thời gian từ 1945 - 1955 Nhật đã nhận được 6 tỷ
USD, dưới hình thức cung cấp đặc biệt (hàng hoá, phương tiện phục vụ cho
quân đội Mỹ và Đồng minh trong thời gian chiếm đóng. Những khoản chi tiêu
đặc biệt được tiếp tục trong những năm 50 - 60.
Khoản thu nhập từ đơn đặt hàng quân sự của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở
Triều Tiên và Việt Nam. Từ năm 1950 - 1972 các tổ chức độc quyền ở Nhật đã
nhận được khoảng 10,2 tỷ USD lợi nhuận.
Ngoài ra, thông qua ngân hàng phát triển thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế,
ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ trong thời gian từ 1950 - 1954, những tổ chức
này đã viện trợ, cho vay 3.6 tỷ USD, phần lớn dùng để phục hồi các cơ sở công
nghiệp chiến tranh của Nhật.
- Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
4
Đầu tư nước ngoài của Nhật thời kỳ phát triển "thần kỳ" được chia thành
hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất từ 1952 - 1964. Trong giai đoạn này nền kinh tế
bị kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ, Chính phủ Nhật quy định khắt khe với đầu
tư nước ngoài vào Nhật như:
+ Vốn là lợi nhuận không được phép đưa ra ngoài nước Nhật nếu như
không được Chính phủ Nhật chấp thuận.
+ Đầu tư nước ngoài phải phù hợp với lợi ích của Nhật - nghĩa là phải đưa
vào Nhật loại công nghệ độc đáo mà Nhật không thể có được.
+ Phải đầu tư vào ngành mới, vốn cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài
không được quá 50%.
Giai đoạn thứ hai từ năm 1964 - 1973. Lúc này cho phép đồng Yên đổi
thành Đô la và những điều khoản khác không thay đổi. Chỉ đến tháng 5/1973
thực hiện chính sách tự do hoá, Chính phủ Nhật cho phép Công ty nước ngoài
đầu tư 100% vốn vào Công ty mới thành lập hoặc đang kinh doanh. Tuy vậy đầu
tư nước ngoài vào Nhật không thiết lập được cơ sở của họ ở những ngành công
nghiệp truyền thống, mà chủ yếu trong một số ngành công nghiệp mới, sử dụng
kỹ thuật công nghệ cao hơn như ngành điện tử, dược phẩm, vì những ngành này
lợi thế cạnh tranh không thuộc về các Công ty của Nhật Bản.
b) Sử dụng vốn:
* Xuất phát từ điều kiện trong nước và quốc tế người Nhật biết đầu tư vào
các ngành mang lại hiệu quả và hiệu quả cao, vừa phát huy ngành truyền thống
vừa cải tạo cơ cấu ngành hàng theo xu hướng hiện đại hoá.
Trước hết là ngành công nghiệp năng lượng, nhiên liệu đặc biệt tăng tỷ lệ
dầu lửa, giảm tỷ trọng than đá.
Ngành công nghiệp luyện kim được Nhà nước chú ý đầu tư để đổi mới, và
hiện đại hoá ngành luyện kim đen, luyện kim màu. Những năm (1951 - 1955)
Chính phủ chi cho đổi mới hiện đại hoá thiết bị cán thép là 128 tỷ Yên, năm
1956 - 1960 là 500 tỷ Yên, năm 1961 - 1965 tiếp tục đầu tư để hiện đại hoá
ngành luyện, cán thép, nhờ đó Nhật đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất
khẩu, chiếm ưu thế trên thị trường thế giới về chất lượng và hiệu quả.
5
- Ngành công nghiệp hoá dầu và hoá chất: công nghiệp hoá dầu, và hoá
chất được chú ý phát triển mạnh từ sau chiến tranh. Từ năm 1952 - 1956 tư bản
đầu tư vào ngành này tăng nhanh từ 84,1 tỷ Yên lên 304 tỷ Yên, nhờ đó ngành
này được mở rộng và ngày càng phát triển.
- Ngành công nghiệp chế tạo máy - được coi là một trong những ngành
giữ vị trí hàng đầu của ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong điều chỉnh cơ
cấu công nghiệp sau chiến tranh. Từ năm 1952 - 1964, đầu tư vào ngành này chế
tạo máy tăng 23 lần từ 20,4 tỷ Yên lên 556 tỷ yên.
- Ngành công nghiệp đóng tàu: đây là ngành công nghiệp được Chính phủ
Nhật đặc biệt quan tâm vì nó là ngành đáp ứng nhu cầu nhờ sự hỗ trợ của Nhà
nước nên giá bán tầu đóng mới của Nhật Bản rẻ hơn so với Châu Âu từ 20 đến
30% đến năm 1970 Nhật có 6 trong tổng số 10 nhà máy đóng tầu lớn nhất thế
giới.
- Ngành sản xuất đồ điện gia đình.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế từ đầu những năm 1950 trở đi, thu nhập
và đời sống và tiếp thu lối sống Mỹ, Nhật Bản nhanh chóng trở thành xã hội tiêu
dùng, do đó hàng loạt Công ty nổi tiếng về sản xuất đồ điện gia đình với kỹ
thuật công nghệ cao được phát triển, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, vừa xuất
khẩu như Radio, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi, quạt điện...
Từ sự thay đổi cơ cấu ngành đầu tư, dẫn đến thay đổi cơ cấu xuất nhập
khẩu của Nhật.
Về xuất khẩu nếu 1955 xuất khẩu sản phẩm dệt chiếm tỷ trọng lớn 40%
đến năm 1065 còn 19% và đến 1971 còn 11%. Các sản phẩm vải bông, may mặc
không còn nằm trong mặt hàng xuất khẩu tốt nữa mà xuất khẩu sản phẩm từ
công nghiệp nặng và hoá chất giữ vị trí quan trọng. Xuất khẩu máy móc tăng từ
35% (1965) tăng 49% (1971), trong đó ô tô tăng mạnh từ 2,85 lên 10%, đứng vị
trí thứ hai trong xuất khẩu. Các sản phẩm công nghiệp nặng và hoá chất tăng từ
62% (1965) lên 74% (1971), và ngày càng chiếm ưu thế trong các sản phẩm
xuất khẩu của Nhật Bản.
6