Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

on tapkiem tra co ma tran sinh hoc 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.1 KB, 7 trang )

Ngày soạn:13/10/2011
Ngày dạy: /10/2011
Tuần 10
Tiết 19: ÔN TẬP
I Mục tiêu:
1.Kiến thức
-Hệ thống hoá lại những kiến thức đã học.
2.Kỹ năng
- Rèn luyện cho HS kĩ năng tổng hợp, so sánh
3.Thái độ
- Giáo dục đức tính tìm tòi, nghiên cứu.
II.Phương tiện dạy học
1.Chuẩn bị của GV
-Hệ thống câu hỏi
2.Chuẩn bị của HS:
-Xem lại những bài đẫ học
III.Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số: 6A
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề:
Từ đầu năm đến nay chúng ta đã tìm hiểu một số vấn đề về TV, hôm nay
chúng ta củng cố lại những vấn đề này qua tiết ôn tập hôm nay.
*Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
? Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết
TV có hoa và TV không có hoa.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
? TBTV có hình dạng, kích thước và


chức năng như thế nào.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức

? Mô là gì ? Kể tên các loại mô thường
gặp?
1. Thực vật có hoa và thực vật không
có hoa:
- Thực vật có hoa: cơ quan sinh sản là
hoa, quả, hạt
- Thực vật không có hoa: cơ quan sinh
sản không phải là hoa quả hạt.
2. Hình dạng, kích thước của TBTV.
- Hình dạng kích thước TBTV rất khác
nhau: hình nhiều cạnh, hình sao, hình
sợi…
- Cấu tạo gồm: Vách TB, màng sinh
chất, chất TB, nhân và một số thành
phần khác ( không bào, lục lạp)
3. Mô và các loại mô:
- Mô: là nhóm TB có hình dạng, cấu
tạo giống nhau cùng thực hiện một
chức năng riêng.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
? Rễ cây gồm những miền nào? Nêu
chức năng của từng miền?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
? Thân cây có những loại nào? cho ví

dụ?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
? Nêu đặc điểm cáu tạo và chức năng
của thân non?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
? Nêu đặc điểm của thân biến dạng:
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
- Các loại mô thường gặp: Mô phân
sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ.
4. Các miền của rễ, chức năng :
- Miền sinh trưởng  làm cho rễ dài
ra
- Miền trưởng thành  dẫn truyền
- Miền lông hút  hấp thụ nước và
muối khoáng.
- Miền chóp rễ  che chở cho đầu rễ.
5. Các loại thân: Gồm 3 loại.
- Thân đứng: Thân gỗ, cột và thân cỏ
- Thân leo: Tua cuốn, thân quấn, tay
móc, rễ móc
- Thân bò: Bò sát mặt đất
6. Đặc điểm cấu tạo và chức năng
của thân non:
* Cấu tạo: Gồm vỏ và trụ giữa
- Vỏ: Biểu bì và thịt vỏ
- Trụ giữa: Bó mạch(Mạch gỗ và mạch
rây) và ruột

* Chức năng: SGK
7. Đặc điểm của thân biến dạng:
*Có 3 loại thân biến dạng: Thân rễ,
thân củ, thân mọng nước
* Chức năng: SGK
4.Củng cố
- HS nhắc lại nội dung kiến thức bài hôm nay
5. Dặn dò:
-Học lại toàn bộ những bài đã học
-Hôm sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn:15/08/2011
Ngày dạy:…/08/2011
Tuần 10
Tiết 20: KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
1.Kiến thức:
- HS tự đánh giá lại những kiến thức đã học.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng diễn đạt, trình bày
3.Thái độ
- Giáo dục cho HS tính trung thực trong thi cử.
II. Phương tiện dạy học:
1.Chuẩn bị của GV:
-Đề, đáp án, thang điểm
2. Chuẩn bị của HS:
-Học thuộc bài
III.Hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm tra sĩ số: 6A ;
2. Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra)

3.Bài mới:
*.Xác định mục tiêu của đề kiểm tra
- Đo mức độ tư duy của học sinh trong các nội dung: Đại cương về thực vật, tế
bào thực vật, rễ, thân.
- Mức độ kiểm tra : 10 điểm
- Đối tượng HS: Trung bình- Khá
*. Xác định hình thức đề kiểm tra : Tự Luận + Trắc nghiệm.
*. Ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ở
cấp độ thấp
Vận dụng ở
cấp độ cao
TN TL TN TL TN TL TN TL
Chủ đề 1.
Đại
cương về
thực vật
( 3 tiết)
- Phân biệt được đặc
điểm của thực vật có
hoa và thực vật
không có hoa
15% =
1,5đ
1 câu
100 %
=1,5 đ
Chủ đề 2.
Tế bào
thực vật

( 4 tiết)
- Nêu các bộ phận
cấu tạo của tế bào
thực vật
- Nêu sơ lược sự
lớn lên và phân chia
tế bào, ý nghĩa của
nó đối với sự lớn
lên của thực vật
15% =
1,5đ
2 câu
100%
= 1,5 đ
Chủ đề 3.
Rễ
( 5 tiết)
- Trình bày được
các miền của rễ và
chức năng của từng
miền
- Phân biệt được: rễ
cọc và rễ chùm
- Phân biệt được các
loại rễ biến dạng và
chức năng của chúng
- Trình bày được
vai trò của lông
hút, cơ chế hút
nước và chất

khoáng.
35%= 3,5
đ
1 câu
14,3%
= 0,5 đ
1 câu
14,3%
= 0,5 đ
1 câu
28,6%
= 1 đ
1 câu
42,8% =
1,5 đ
Chủ đề 4.
Thân
( 6 tiết)
- Phân biệt cành, chồi
ngọn với chồi
nách(chồi lá, chồi
hoa).
- Phân biệt các loại
thân: thân đứng,
thân,bò, thân leo
- So sánh cấu tạo
trong của thân
non và rễ.
35%= 3,5
đ

1 câu
14,3 %
= 0,5 đ
1 câu
42,8 %
= 1,5 đ
1 câu
42,8 %
= 1,5 đ
Tổng số
câu:
Tổng số
điểm:
100%
=10đ
3 câu
2 điểm = 20 %
5 câu
5 điểm = 50 %
2 câu
3 điểm = 30%
0 câu
0 điểm = 0 %
Tổng số:
100%
=10đ
3 câu
2 điểm
2 Câu
1 điểm

3 câu
4 điểm
2 câu
3điểm
*Đề kiểm tra
I. Trắc nghiệm:
Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Cấu tạo tế bào thực vật theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm:
A. Vách tế bào Màng sinh chất Chất tế bào Nhân
B. Màng sinh chất Vách tế bào Chất tế bào Nhân
C. Vách tế bào Chất tế bào Màng sinh chất Nhân
D. Vách tế bào Màng sinh chất Nhân Chất tế bào
Câu 2: Quá trình phân bào diễn ra như thế nào?
1. Đầu tiên hình thành 2 nhân.
2. Vách TB ngăn đôi thành 2 phần.
3. Tách đôi thành 2 TB con mới.
4. Tế bào chất phân chia.
A. 1 2 3 4
B. 1 4 2 3
C. 1 2 4 3
D. 1 3 2 4
Câu 3. Ghép bộ phận ở cột A sao cho phù hợp với chức năng ở cột B
Cột A Cột B
Trả lời
Các miền của rễ Chức năng
1.Miền trưởng thành (mạch
dẫn)
2.Miền hút (lông hút)
3.Miền sinh trưởng (nơi TB
phân chia

4. Miền chóp rễ
A, Làm cho rễ dài ra.
B, Dẫn truyền.
C, Che chở cho đầu rễ
D, Hấp thụ nước và muối
khoáng.
1 …
2 …
3 …
4 …
Câu 4. Ghép các rễ biến dạng ở cột A sao cho phù hợp với chức năng ở cột B
Cột A Cột B
Trả lời
Rễ biến dạng Chức năng
1. Rễ củ
2. Rễ móc
3. Rễ thở
4. Giác mút
A, Giúp cây leo lên
B, Giúp cây bám và lấy thức
ăn
C, Lấy không khí cung cấp
cho rễ dưới mặt đất
D, Chứa chất dự trữ cho cây
khi ra hoa tạo quả
1 …
2 …
3 …
4 …
Câu 5. Điền các từ (A.Thân chính, B.Cành, C.Chồi ngọn,D.Chồi nách) vào

chỗ trống sao cho thích hợp:
Thân cây gồm:Thân chính, Cành,Chồi ngọn,Chồi nách Trong đó:
- Ở ngọn thân và cành có (1)
- Dọc thân và cành có (2) , có 2 loại.
+ Chồi hoa phát triển thành hoa
+ Chồi lá phát triển thành lá
II. Tự luận:
Câu 1. Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
(1,5 đ)
Câu 2. Phân biệt được: rễ cọc và rễ chùm? (1 đ)
Câu 3. Phân biệt các loại thân: thân đứng, thân,bò, thân leo?( 1,5 đ)
Câu 4. Trình bày vai trò của lông hút và cơ chế hút nước, muối khoáng?( 1,5 đ)
Câu 5. So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ?(1,5 đ)
*. Đáp án, thang điểm :
I. Trắc nghiệm:
Câu 1 2 3 4 5
Đáp án A B 1-B,2-D,
3-A, 4-C
1- D, 2- A,
3- C, 4- B
1- C, 2-D
II. Tự luận:
Câu 1. Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
(1,5 đ)
Đáp án Điểm
- Thực vật được chia làm 2 nhóm: TV có hoa và TV không có
hoa.
-Thực vật có hoa: Đến một thời kì nhất định trong đời sống thì
ra hoa, tạo quả, kết hạt
-Thực vật không có hoa: Cả đời chúng không bao giờ có hoa.

(0,5 đ)
(0,5 đ)
(0,5 đ)
Câu 2. Phân biệt được: rễ cọc và rễ chùm? (1 đ)
Đáp án Điểm
+ Rễ cọc: Có rễ cái to khoẻ đâm sâu xuống đất và nhiều rẽ con
mọc xiên, từ rễ con có nhiều rễ bé hơn.
VD: Cam, bưởi, ổi, đào…
+ Rễ chùm: Gồm nhiều rễ to, dài gần bằng nhau, thường mọc
toả ra từ gốc thân.
VD: Lúa, ngô, hành, ném, hành…
(0,5 đ)
(0,5 đ)
Câu 3. Phân biệt các loại thân: thân đứng, thân,bò, thân leo?( 1,5 đ)
Đáp án Điểm
- Thân đứng: có 3 loại
+ Thân gỗ: Cứng, cao, có cành
+ Thân cột: Cứng, cao, không cành
+ Thân cỏ: Mềm, yếu, thấp
- Thân leo: Có 4 cách leo
+ Leo bằng thân quấn
+ Leo bằng tua cuốn
+ Leo bằng gai móc
+ Leo bằng rễ móc
- Thân bò: Mềm, yếu, bò sát mặt đất.
(0,5 đ)
(0,5 đ)
(0,5 đ)
Câu 4. Trình bày vai trò của lông hút và cơ chế hút nước, muối khoáng?( 1,5 đ)
Đáp án Điểm

- Lông hút có vai trò hút nước, muối khoáng hoà tan trong đất.
- Rễ cây hút nước, muối khoáng hoà tan chủ yếu nhờ lông hút
- Nước và muối khoáng hoà tan từ lông hút qua vỏ, tới mạch
gỗ của rễ đến thân, lá
(0,5 đ)
(0,5 đ)
(0,5 đ)
Câu 5. So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ?(1,5 đ)
*Giống nhau: Đều cấu tạo bằng TB, có các bộ phận (vỏ, trụ giữa,) 0,5đ
* Khác nhau: 1đ
Rễ
- Biểu bì có lông hút
- Mạch gỗ và mạch rây nằm xen kẽ
nhau
Thân non
- Biểu bì không có lông hút
- Mạch gỗ nằm trong, mạch rây nằm
ngoài
- Thịt vỏ không chứa diệp lục không
có khả năng quang hợp
- Thịt vỏ chứa diệp lục có khả năng
quang hợp
4. Củng cố:
- Thu bài
- Nhận xét giờ kiểm tra
5.Dặn dò
- Về nhà xem trước bài mới

×