Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

02-Tiểu luận triết học vận dụng phép biện chứng trong việc đặt câu hỏi tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.65 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

BÙI THẾ BẢO

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
TRONG VIỆC ĐẶT CÂU HỎI TƯ DUY

Học phần: Triết học
Hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Khá

Thành phố Hồ Chí Minh, 2020


Bùi Thế Bảo-K30.2-TLH

MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 2
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 2
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 2
6. Cách tiếp cận ...................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI TƯ DUY ....... 3
Tình hình nghiên cứu về kỹ năng Đặt câu hỏi ................................... 3

1.1
1.1.1.



Bối cảnh thế giới ............................................................................ 3

1.1.2.

Bối cảnh Việt Nam ......................................................................... 3

1.2 Thực trạng kỹ năng Đặt câu hỏi của giới trẻ Việt Nam ................................... 5
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO VIỆC
ĐẶT CÂU HỎI TƯ DUY .................................................................................... 6
2.1. Tóm lược về phép biện chứng duy vật ............................................................ 6
2.2. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào việc đặt câu hỏi tư duy .................... 7
2.2.1. Về kỹ năng đặt câu hỏi ........................................................................ 7
2.2.2 Vận dụng phép biện chứng duy vật vào việc đặt câu hỏi tư duy trong
học tập và nghiên cứu .................................................................................... 7
KẾT LUẬN

............................................................................................... 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 13

Tiểu luận Triết học

Trang | 1


Bùi Thế Bảo-K30.2-TLH

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Nền văn minh của nhân loại bắt đầu bằng những câu hỏi. Câu hỏi là nền móng
của mọi tri thức, là sự khởi đầu của tất cả. Chẳng hạn như: Trái Đất hình trịn hay
vng? Tại sao quả táo lại rơi thẳng xuống? Rốt cuộc con người sống để đeo đuổi
điều gì? Sau khi chết, thần thức con người sẽ đi đâu?
Mặt khác, tư duy con người thể hiện qua những câu hỏi mà họ đặt ra. Câu hỏi
càng sâu sắc thì tư duy càng cao thâm. Khơng có câu hỏi, sẽ khơng có tư duy, và
tri thức nhân loại sẽ đi vào ngõ cụt. Bên cạnh đó, việc đặt câu hỏi là điều kiện quan
trọng của tiến trình tự học suốt đời, không thể tách rời học và hỏi. Do đó, việc đưa
ra những phương pháp đặt câu hỏi tư duy là vô cùng cấp thiết, hạn chế lối học vẹt,
tin tưởng mù qng vào những gì có sẵn. Vì vậy, đề tài Vận dụng phép biện chứng
duy vật (Triết học Mácxit) trong việc đặt câu hỏi tư duy được chọn để nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số kỹ thuật đặt câu hỏi tư duy trong tự học và nghiên cứu.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu được triển khai thành những nhiệm vụ cụ thể như sau:
-

Phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu về kỹ năng đặt câu hỏi tư duy.

-

Đưa ra một số kỹ thuật đặt câu hỏi tư duy.

3. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng đặt câu hỏi trong học tập, nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Tài liệu ở đây bao gồm (1) các tài liệu in ấn (nghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp

chí) và (2) tài liệu điện tử (số liệu thống kê, báo chí online, v.v).
6. Cách tiếp cận
Xem xét kỹ năng Đặt câu hỏi của sinh viên với tư cách là một hệ thống cấu
trúc, bao gồm các mặt biểu hiện: Đặt câu hỏi quan sát (đa chiều) vấn đề, đặt câu

Tiểu luận Triết học

Trang | 2


Bùi Thế Bảo-K30.2-TLH

hỏi phân tích vấn đề và đặt câu hỏi đúc kết.

CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI
1.1 Tình hình nghiên cứu về kỹ năng Đặt câu hỏi
1.1.1. Bối cảnh thế giới
Đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc tư duy, phân
tích và giải quyết vấn đề. Do đó, đây là vấn đề được nhân loại quan tâm nghiên
cứu từ rất sớm.
Từ 2500 năm trước, Socrates đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đặt câu hỏi để
điều tra triệt để một nguồn tin trước khi chúng ta chấp nhận nó. Phương pháp của
ông thường được biết đến với tên gọi “Câu hỏi Socrates” (Thư viện Khoa học,
2018).
Một kỹ thuật đặt câu hỏi đã có từ lâu (chưa rõ ra đời năm nào) và được sử dụng
phổ biến mang tên phương pháp 5w1h. Trong đó, 5w1h là viết tắt của các từ sau:
What, Where, When, Why, How, Who (Thư viện khoa học, 2020).
Năm 1999, tác giả Richard Paul và Linda Elder đã cho ra đời cuốn “Cẩm nang
tư duy đặt câu hỏi bản chất”, và được nhà xuất bản Tổng hợp Tp.HCM chuyển
ngữ và xuất bản tại Việt Nam vào 2015. Các tác giả đã đưa ra những phương pháp

đặt câu hỏi như: phương pháp đặt câu hỏi phân tích, phương pháp đặt câu hỏi đánh
giá, phương pháp đặt câu hỏi trong các bộ môn học thuật, và phương pháp đặt câu
hỏi để tự nhận thức và tự phát triển (Richchard Paul, Linda Elder, 2015).
Năm 2012, tác giả Mihiro Matsuda đã cho ra đời cuốn sách “Sức mạnh của
việc đặt câu hỏi đúng”. Cuốn sách được nhà xuất bản Lao động xã hội và công ty
cổ phần sách Alpha hợp tác chuyển ngữ và xuất bản tại Việt Nam năm 2017. Tác
giả đã đưa ra sáu cách tư duy để tăng tối đa sức mạnh của câu hỏi; bí quyết để đặt
câu hỏi kích thích tinh thần làm việc của nhân viên (Mihiro Matsuda , 2017).
Như vậy, có thể thấy phương pháp đặt câu hỏi được thế giới quan tâm nghiên
cứu và vận dụng trong thực tiễn từ trước công nguyên cho đến tận ngày nay. Đây
vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho Việt Nam trong việc nghiên cứu và
phổ biến kỹ thuật đặt câu hỏi cho mọi tầng lớp người dân trong nước.
1.1.2. Bối cảnh Việt Nam

Tiểu luận Triết học

Trang | 3


Bùi Thế Bảo-K30.2-TLH

Tại Việt Nam, kỹ năng Đặt câu hỏi cũng được giới nghiên cứu quan tâm.
Năm 2007, tác giả Hoàng Trung Học đã nghiên cứu khảo sát về Kỹ năng Đặt
câu hỏi của chuyên viên tham vấn qua điện thoại trên địa bàn thành phố Hà Nội.
kết quả nghiên cứu cho thấy các chuyên viên được khảo sát có đặt câu hỏi ở tần số
cao, nhưng chất lượng thì cịn thấp. Các câu hỏi thiếu tính mục đích, mang nặng
tính kinh nghiệm, thậm chí vi phạm một số nguyên tắc tham vấn (Hoàng Trung
Học, 2007).
Năm 2009, tác giả Đinh Hải Yến đã có bài báo với nội dung “Phát triển tư
duy phê phán cho sinh viên qua việc rèn luyện ký năng đặt câu hỏi theo mơ hình

của Socrates thơng qua một số hoạt động nói ở bộ mơn tiếng Anh chun ngành”.
Dựa trên mơ hình tư duy của Socrates, tác giả đã đưa ra 6 loại câu hỏi giúp người
học hướng tới sự hoàn thiện và chuẩn xác của tư duy nhằm đạt được mục đích học
thuật. Chúng bao gồm: (1) Làm rõ khái niệm; (2) Tìm hiểu các nhận định; (3) Tìm
hiểu lý do, nguyên cớ và các luận cứ; (4) Tìm hiểu quan điểm cá nhân và các bình
diện khác nhau đối với cùng một vấn đề; (5) Tìm hiểu các ngụ ý và và các hệ quả;
và (6) Xem xét, đánh giá về các câu hỏi của mình (Đinh Hải Yến, 2009).
Cùng năm 2009, tác giả Trần Thị Minh Đức cũng đã có bài báo với nội dung
“Dạy kỹ năng đặt câu hỏi trong tham vấn: quan niệm và cách tiến hành”. Tác giả
quan niệm muốn hình thành kỹ năng đặt câu hỏi thì cần làm rõ hai khía cạnh, đó
là hình thức hỏi và nội dung hỏi. Về cách tiến hành, tác giả đã đưa ra 5 bước gồm:
(1) Giáo viên giải thích kỹ năng; (2) Giáo viên biểu thị kỹ năng, (3) Sinh viên thực
hành kỹ năng; (4) Khái quát và phân tích kỹ năng; và (5) Sinh viên thực hành tại
cơ sở (Trần Thị Minh Đức, 2009).
Năm 2014, nhóm tác giả Nguyễn Thành Đức và cộng sự cũng đã có bài nghiên
cứu về “Thực trạng đặt câu hỏi trong lớp học của giảng viên khoa Sư phạm
trường Đại học Cần Thơ”. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 10 câu hỏi được
giảng viên đặt ra cho sinh viên trong mỗi tiết học. Những câu hỏi này đa phần ở
mức độ biết và hiểu, trong khi sinh viên kì vọng nhiều hơn nữa về số lượng câu
hỏi vận dụng (Nguyễn Thành Đức và cộng sự, 2014).
Năm 2017, tác giả Nguyễn Thị Minh Loan đã có bài báo trên tạp chí Khoa học
và Cơng nghệ. Trong đó, tác giả đã đề xuất mơ hình TeachQuest của Ciardiello và
một kế hoạch tập huấn cho giáo viên trong việc dạy về kỹ năng đọc hiểu. Phương

Tiểu luận Triết học

Trang | 4


Bùi Thế Bảo-K30.2-TLH


pháp này tuân theo trình tự: xác định vấn đề, phân loại và xây dựng các câu hỏi
trong bài dạy (Nguyễn Thị Minh Loan, 2017).
Như vậy, việc nghiên cứu những vấn đề xoay quanh kỹ năng đặt câu hỏi từ lâu
đã được giới nghiên cứu tại Việt Nam khá quan tâm. Về nội dung, các nghiên cứu
tập trung vào nhiều khía cạnh như: trong chuyên ngành tham vấn, trong thiết kế
bài dạy, trong việc phát triển tư duy phê phán, v.v. Khách thể được nghiên cứu
cũng khá đa dạng, từ giảng viên, chuyên viên tham vấn tâm lý, cho đến sinh viên.
1.2 Thực trạng kỹ năng Đặt câu hỏi của giới trẻ Việt Nam
Tuy chưa có những khảo sát cụ thể nhưng có thể thấy rằng, nhìn chung, sinh
viên Việt Nam lười hỏi, ngại phát biểu và phản biện kém.
Ông Trần Nam Dũng cho biết: "Khi giảng bài xong, tôi thường hỏi ý kiến học
sinh. Phần lớn phản hồi là nhận xét đúng sai chứ ít có câu hỏi hoặc bày tỏ quan
điểm. Học sinh rất ngại trao đổi, ít tranh luận và dù có hiểu hay khơng vẫn khơng
đặt câu hỏi" (Phó hiệu trưởng trường Phổ thơng Năng khiếu (ĐH Quốc gia
TP.HCM), nói tại hội thảo "Câu chuyện giáo dục" diễn ra tối 14/6/2019 tại ĐH
Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM (Hiếu Tiên-PV Báo mới,
2019).
Một trích đoạn từ Sinh viên Việt đã kết luận rằng: “Bước vào giảng đường đại
học? Không có chỗ cho những câu hỏi ngồi ... giờ thi vấn đáp. SV nhiều khi cứ
học vẹt theo những dòng chữ trong giáo trình mà cũng khơng hiểu lắm. Chẳng
mấy ai đặt câu hỏi “Tại sao nó lại thế này, thế kia?”. Sự thụ động ấy gần như đã
trở thành bản chất chung cho nhiều người Việt trẻ bây giờ” (Sinh viên Việt Nam,
2015).
Như vậy, có thể thấy rằng người Việt nói chung cũng như sinh viên Việt nói
riêng đều thiếu năng lực đặt câu hỏi. Trong khi đặt câu hỏi là một năng lực cơ bản,
cần thiết trong việc tư duy, giải quyết vấn đề, là cội nguồn của mọi tri thức. Do đó,
thiếu đi kỹ năng đặt câu hỏi có thể dẫn đến nhiều lỗ hổng trong tư duy, năng lực
tự học, giải quyết vấn đề trong công việc và cuộc sống.


Tiểu luận Triết học

Trang | 5


Bùi Thế Bảo-K30.2-TLH

CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀO
VIỆC ĐẶT CÂU HỎI TƯ DUY
2.1. Tóm lược về phép biện chứng duy vật
Ph.Ăng-ghen định nghĩa: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học
về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã
hội loài người và của tư duy”. “Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét
những sự vật và những phản ánh của chúng vào tư duy chủ yếu là trong mối liên
hệ qua lại giữa chúng, trong sự móc xích của chúng, trong sự vận động của chúng,
trong sự phát sinh và tiêu vong của chúng”.
Trong phép biện chứng duy vật được gói gọn trong hai nguyên lý, ba quy luật,
và sáu cặp phạm trù. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật là hai ngun lý
cơ bản và đóng vai trị xương sống trong phép duy vật biện chứng của triết học
Mác - Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật
được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản,
những quy luật phổ biến phản ánh hiện thực khách quan. Hai nguyên lý cơ bản
gồm:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện
tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng
lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện
tượng trong thế giới. Nguyên lý này biểu hiện thông qua 06 cặp phạm trù cơ bản.
Chúng là:
(1) Cái chung và cái riêng


(4) Nguyên nhân và kết quả

(2) Bản chất và hiện tượng

(5) Khả năng và hiện thực

(3) Nội dung và hình thức

(6) Tất nhiên và ngẫu nhiên

Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự
vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào q trình ln ln vận động
và phát triển. Tức là vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp,
từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Nguyên lý này biểu hiện thông
qua ba quy luật cơ bản. Chúng là:
-

Quy luật mâu thuẫn: chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển.

-

Quy luật lượng - chất: chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển.

Tiểu luận Triết học

Trang | 6


Bùi Thế Bảo-K30.2-TLH


-

Quy luật phủ định: chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.

Có thể sơ đồ hóa nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật (Triết học MácLenin) như sau:

2.2. Vận dụng phép biện chứng duy vật vào việc đặt câu hỏi tư duy
2.2.1. Về kỹ năng đặt câu hỏi
Có nhiều loại câu hỏi: câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, nhiều lựa chọn, câu hỏi
điền khuyết, câu hỏi mở, câu hỏi đóng, v.v. Tuy nhiên, trong đề tài này, người
nghiên cứu tập trung vào dạng câu hỏi mở và hướng đến việc tư duy theo chiều
sâu một vấn đề. Đặt câu hỏi tư duy theo chiều sâu nghĩa là nhằm đặt ra những góc
nhìn đa chiều cho một vấn đề; phân chia, tách lớp vấn đề để hiểu rõ bản chất; và
từ đó có thể đưa ra những đúc kết, kết luận về vấn đề.
2.2.2 Vận dụng phép biện chứng duy vật vào việc đặt câu hỏi tư duy trong học
tập và nghiên cứu
Sau đây là những kỹ thuật đặt câu hỏi tư duy theo chiều sâu dựa trên sự vận
dụng phép biện chứng duy vật.
(1) Kỹ thuật tam thời
Tam là ba, thời là thời điểm. Tam thời ở đây nghĩa là quan sát vấn đề ở cả ba
thời điểm: quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều này có nghĩa nhìn nhận vấn đề theo
tiến trình nguyên nhân – kết quả, và theo sự phát triển của nó chứ khơng cứng nhắc
vào hiện tại hay q khứ.
Cơ sở triết học: cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả, và nguyên lý về sự phát
triển.

Tiểu luận Triết học

Trang | 7



Bùi Thế Bảo-K30.2-TLH

Câu hỏi điển hình: Vấn đề sẽ diễn biến thế nào nếu được gắn vào trục thời
gian?
VÍ DỤ ÁP DỤNG SỐ 1
Vấn đề: Nhân cách con người
Đặt câu hỏi: Nhân cách con người theo thời gian như thế nào?
Tự trả lời: Nhân cách con người có xu hướng ngày càng hoàn thiện dần, từ xấu
trở nên tốt dần, hầu hết mọi người đều như thế.
Bài học rút ra: Chê bai người khác trong hiện tại, chẳng khác nào ta đang tự chế
giễu chính mình trong q khứ.
(2) Kỹ thuật đảo chiều
Đảo chiều tức là xem xét vấn đề theo hướng ngược lại, theo sự hoán đổi chủ
thể - khách thể ngược lại, chứ không phải chủ quan duy kiến, chứng nhắc.
Cơ sở triết học: quy luật mâu thuẫn, tức mọi kết luận, giải pháp, nên được xem
xét, tổng hợp, thống nhất từ các chiều hướng trái ngược nhau, tưởng như mâu thuẫn
nhau để bổ sung cho nhau, tránh chủ quan, duy kiến.
Câu hỏi điển hình: Việc này nếu đảo ngược chiều hướng/chủ thể thì sẽ ra
sao?
VÍ DỤ ÁP DỤNG SỐ 2
Vấn đề: Khách đến mua cần câu, chủ cửa hàng khéo léo đã không những bán được
cần câu mà cịn bán được hàng loạt món khác, tổng hóa đơn gấp 3 lần giá cần
câu.
Đặt câu hỏi: Việc này nếu đảo ngược chủ thể thì sẽ ra sao? nếu người khách kia
chính là người thân của chủ cửa hàng hoặc người thân của chính chúng ta thì sao?
Tự trả lời: Đứng ở góc độ của chủ cửa hàng, thì đây là một món lời thật tuyệt,
nhưng đứng ở góc độ gia đình của vị khách, thì biết đâu đây là một sự lãng phí tài
chính. Đại đa số chúng ta khơng muốn có người thân tiêu xài lãng phí như vị khách
kia, và đại đa số chúng ta biết đâu cũng như ông chủ cửa hàng kia, muốn bán được

nhiều hóa đơn càng tốt.
Bài học rút ra: Bán hàng hay làm bất cứ việc gì, cứ đặt bản thân mình, gia đình
mình vào tình huống thì biết đâu ta sẽ hành động khác đi.

Tiểu luận Triết học

Trang | 8


Bùi Thế Bảo-K30.2-TLH

(3) Kỹ thuật biến thiên
Biến thiên tức là tăng giảm, nghĩa là khi xem xét một vấn đề, có thể đẩy chúng
lên đến đỉnh điểm, cao trào xem mọi chuyện sẽ ra sao, và cũng có thể hạ thấp
chúng xuống đến mức không, biến mất xem thế nào.
Cơ sở triết học: quy luật lượng chất, lượng đổi sẽ dẫn đến chất đổi. Ở đây dùng
một phép suy luận đẩy mạnh cho lượng đạt đến cực đại hoặc cực tiểu (gọi chung
là biến thiên) để lường trước những biến đổi của chất.
Câu hỏi điển hình: Việc này nếu tăng/giảm cường độ, quy mơ, thời lượng,
thì sẽ ra sao?
VÍ DỤ ÁP DỤNG SỐ 3
Vấn đề: Dạy trẻ em thật tài năng.
Đặt câu hỏi: Nếu nền giáo dục thành công đến mức mỗi năm toàn cầu sản sinh ra
1.000 đứa trẻ giỏi hơn Nobel, Einstein, Edison gấp 1.000 lần thì sao?
Tự trả lời: Thì lồi người sẽ tiến đến cuộc sống hiện đại hơn. Tuy nhiên, có thể
Trái Đất sẽ ơ nhiễm nhanh hơn, hủy diệt nhanh hơn, ngày càng có nhiều dịch bệnh
hơn,vv.
Bài học rút ra: Dạy con tài năng là tốt, nhưng tài năng phải đi đơi với trí tuệ, tầm
nhìn rộng và xa để lường trước được những nguy cơ tiềm ẩn. Cịn khơng, thì là tự
hại cho mình, cho người, cho mơi trường mà thơi.


(4) Kỹ thuật tảng băng
Mỗi tảng băng ln có phần bề chìm và bề nổi, bề chìm thường lớn gấp nhiều
lần bề nổi. Kỹ thuật tảng băng ở đây ý nói mỗi một sự vật hiện tượng ln thể hiện
ra bên ngồi chỉ là cái bề nổi của chúng, cần phải xem xét xem bền chìm thực chất
là gì, đâu là nguyên lý, bản chất của sự việc, vấn đề.
Cơ sở triết học: quy luật mâu thuẫn, tức luôn tồn tại cặp mâu thuẫn, hay cái
bản chất, nguyên lý vận hành ngầm bên dưới mỗi sự việc, hiện tượng.
Câu hỏi điển hình: Điều gì (bản chất/mục đích/ý nghĩa thực sự) đang vận
hành ngầm bên dưới điều này?

Tiểu luận Triết học

Trang | 9


Bùi Thế Bảo-K30.2-TLH

VÍ DỤ ÁP DỤNG SỐ 4
Vấn đề: Hiện tượng các ngơi sao làng giải trí Hàn Quốc tự sát.
Đặt câu hỏi: Bản chất của ngành giải trí là gì? Điều gì vận hành ngầm bên dưới
hiện tượng tự sát của các Ngôi Sao?
Tự trả lời: Bản chất của ngành giải trí (điện ảnh, âm nhạc) là đem lại sự thoải
mái tinh thần cho bản thân người làm nghệ thuật ấy cũng như khán thính giả. Hiện
tượng chính những ngôi sao ấy tự sát nghĩa là họ đang hiểu sai bản chất ngành,
sống sai bản chất ngành, dẫn đến hành động đi ngược lại tính giải trí, mà đi tự
sát!
Bài học rút ra: Một khi cái bản chất cốt lõi bị hiểu sai thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy
đáng tiếc. Do đó, ln cần phải tìm ra bản chất của vấn đề, quy luật của vũ trụ,
mà thuận theo chúng.


(5) Kỹ thuật chiếu laser
Kỹ thuật chiếu laser nghĩa là đào sâu, truy vấn một vấn đề đến tận cùng, như
là tia laser. Những đề mục có thể được áp dụng là: đào sâu nguyên nhân, đào sâu
mục đích, đào sâu diễn biến.
Cơ sở triết học: nguyên lý về sự phát triển và cả nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến. Mỗi sự vật hiện tượng luôn là kết của của những nguyên nhân trước đó, đồng
thời cũng là nguyên nhân cho những gì diễn ra tiếp theo, cứ thế liên tục, không bao
giờ gián đoạn. Mặc khác, chúng cũng ln có mối liên hệ ràng buộc với những sự
vật, sự việc khác. Do đó, muốn hiểu rốt ráo, sâu sắc một vấn đề, có thể tư duy bằng
cách đặt câu hỏi đến tận dùng của nguyên nhân, mục đích, diễn biến.
Câu hỏi điển hình: Lặp lại n lần câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? Trước/sau đó
thì sao?
VÍ DỤ ÁP DỤNG SỐ 5
Vấn đề: Vấn đề mục đích sống.
Đặt câu hỏi:
Một bộ phận chúng ta đều mong muốn học đại học, sau đó thì sao? Thì kiếm một

Tiểu luận Triết học

Trang | 10


Bùi Thế Bảo-K30.2-TLH

cái nghề gây dựng sự nghiệp.
Sau đó thì sao? Thì lập gia đình, sinh con.
Sau đó thì sao? Thì ni dạy chúng lớn, vào đại học hoặc đi du học rồi lập nghiệp.
Sau đó thì sao? Thì dựng vợ gả chồng cho chúng.
Sau đó thì sao? Thì an dưỡng tuổi già, rồi chết.

Bài học rút ra: Lẽ nào cuộc đời con người ta cứ xoay vầng như thế? Lẽ nào thế
hệ sau cứ lặp lại thế hệ trước cứ sinh ra, lớn lên, lập gia đình, sinh con, rồi chết?
Khơng, có lẽ cuộc sống cịn một điều gì đó giá trị hơn thế, cịn một mục đích nào
đó cao cả hơn, đáng sống hơn.

(6) Kỹ thuật lập gia phả
Mỗi một vấn đề đều được chứa trong một vấn đề lớn hơn (cái chứa nó), và bản
thân vấn đề ấy lại là cái để chứa những vấn đề khác. Do đó, để có một cái nhìn
tồn cảnh một vấn đề, có thể xem xét cả hệ thống bao gồm cái sinh ra nó cũng như
cái được nó sinh ra, gọi là kỹ thuật lập gia phả.
Cơ sở triết học: nguyên lý mối liên hệ phổ biến, kỹ thuật này cịn thể hiện rõ ở
cặp phạm trù chưa chính thức, đó là: cái hệ thống và cái thành phần.
Câu hỏi điển hình: Vấn đề này chứa đựng những vấn đề nhỏ hơn nào? và
nó được chứa trong vấn đề lớn hơn nào?
VÍ DỤ ÁP DỤNG SỐ 6
Vấn đề: Suy ngẫm về làm nghề.
Đặt câu hỏi: việc làm nghề chứa đựng trong nó vấn đề nhỏ hơn nào? và bản thân
nó được chứa trong vấn đề lớn hơn nào?
Tự trả lời: như sơ đồ phả hệ sau:

Tiểu luận Triết học

Trang | 11


Bùi Thế Bảo-K30.2-TLH

Bài học rút ra: Làm nghề là phương tiện để làm người, làm nghề chính là việc tạo
giá trị cho xã hội và được trả công, những giá trị tạo ra có thể ở dạng vật chất và
tinh thần.


Như vậy, có thể tổng hợp lại những câu hỏi điển hình của 6 kỹ thuật như sau:
(1)

Vấn đề sẽ diễn biến thế nào nếu được gắn vào trục thời gian?

(2)

Việc này nếu đảo ngược chiều hướng/chủ thể thì sẽ ra sao?

(3)

Việc này nếu tăng/giảm cường độ, quy mô, thời lượng, thì sẽ ra sao?

(4)

Điều gì (bản chất/mục đích/ý nghĩa thực sự) đang vận hành ngầm
bên dưới điều này?

(5)

Lặp lại n lần câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? Trước/sau đó thì sao?

(6)

Vấn đề này chứa đựng những vấn đề nhỏ hơn nào? và nó được chứa
trong vấn đề lớn hơn nào?

Đây là 6 kỹ thuật đặt câu hỏi tư duy có thể vận dụng cho mọi vấn đề, tình
huống. Tuy nhiên, điều này mang tính tương đối, 6 kỹ thuật này là kim chỉ nam

gợi ý, dẫn đường cho tư duy, chứ không bắt buộc phải sử dụng. Mặt khác, không
nhất thiết phải sử dụng đồng thời cả 6, mà tùy trường hợp có thể vận dụng một số
trong 6 mà thơi, cũng như có thể linh hoạt kết hợp với những kỹ thuật khác như
5w1h.

KẾT LUẬN

Như vậy, đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng quan trong bậc nhất trong
tiến trình tự học và nghiên cứu. Đặt câu hỏi cần thực hiện một cách có phương
pháp, có kỹ thuật thì mức độ hiệu quả sẽ cao hơn, như là: kỹ thuật tam thời, kỹ
thuật tảng băng, kỹ thuật chiếu laser, kỹ thuật đảo chiều, kỹ thuật biến thiên, kỹ
thuật lập gia phả.
Tuy nhiên để có thể có được năng lực đặt câu hỏi tư duy, thì địi hỏi một sự rèn
luyện thường xuyên, lâu dài. Có vậy thì mới mong có được một nền tảng học vấn
sâu sắc, cao thâm, từ đó có cuộc sống hạnh phúc, an vui.

Tiểu luận Triết học

Trang | 12


Bùi Thế Bảo-K30.2-TLH

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Hải Yến. (2009). Phát triển tư duy phê phán cho sinh viên qua việc

rèn luyện ký năng đặt câu hỏi theo mơ hình của Socrates thơng qua một số
hoạt động nói ở bộ môn tiếng Anh chuyên ngành. Kỷ yếu Khoa học (pp.
640-656). Hà Nội: Đại học Ngoại Ngữ (ĐHQGHN).
2. Hiếu Tiên-PV Báo mới. (2019, 06 15). Giáo dục. Retrieved from Học sinh

Việt lười hỏi, ngại phát biểu và phản biện kém: />3. Hoàng Trung Học. (2007). Kỹ năng Đặt câu hỏi của chuyên viên tham vấn
qua điện thoại trên địa bàn Hà Nội. Tạp chí Tâm lý học, 50-55.
4. Mihiro Matsuda . (2017). Sức mạnh của việc đặt câu hỏi đúng. Hà Nội: Nxb
Lao động xã hội.
5. Nguyễn Thành Đức và cộng sự. (2014). Thực trạng đặt câu hỏi trong lớp
học của giảng viên khoa Sư phạm trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa
học trường Đại học Cần Thơ, 62-66.
6. Nguyễn Thị Minh Loan. (2017). Đề xuất mơ hình tập huấn dạy đặt câu hỏi
trong kỹ năng đọc hiểu. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 99-104.
7. Richchard Paul, Linda Elder. (2015). Cẩm nang Tư duy đặt câu hỏi bản
chất. Nxb Tổng hợp TPHCM.
8. Sinh viên Việt Nam. (2015, 04 07). Tư liệu nguồn & tra cứu. Retrieved
from Tại sao - Câu hỏi thiếu của giới trẻ Việt: />9. Thư viện Khoa học. (2018, 01 22). Kỹ thuật đặt câu hỏi Socrate. Retrieved
from
Tủ
sách
Khoa
học:
/>ADt_%C4%91%E1%BA%B7t_c%C3%A2u_h%E1%BB%8Fi_Socrate
10. Thư viện khoa học. (2020, 01 14). Phương pháp 5w1h. Retrieved from Tủ
sách
khoa
học:
/>ADt_%C4%91%E1%BA%B7t_c%C3%A2u_h%E1%BB%8Fi_5W1H
11. Trần Thị Minh Đức. (2009). Dạy kỹ năng đặt câu hỏi trong tham vấn: quan
niệm và cách tiến hành. Tạp chí Tâm lý học, 07-17.

Tiểu luận Triết học

Trang | 13




×