GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
1
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN VÀ
VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA
TRIẾT HỌC MÁC
GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
Người thực hiện: VÕ HOÀNG MẪN
Mã Số HV : 7701220671
Số Thứ Tự : 36
Khóa : K22, lớp Ngày 4.
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
2
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 : BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC HÊGHEN. 4
1.1) Sơ lược xã hội Đức cuối thế kỉ XVIII 4
1.2). Đặc điểm triết học cổ điển Đức. 4
1.3). Tiểu sử nhà triết học Hêghen 6
CHƯƠNG 2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM CỦA HÊGHEN 7
2.1 )Phép biện chứng duy tâm là gì 7
2.1.1) Phép biện chứng là gì 7
2.1.2) Phép biện chứng duy tâm là gì 8
2.2 ) Các phép biện chứng duy tâm của Hêghen 8
2.2.1) Phép biện chứng duy tâm khách quan về ý niệm tuyệt đối 8
2.2.2) Phép biện chứng duy tâm về triết học 8
2.2.3) Phép biện chứng duy tâm trong khoa học lôgích 9
2.2.4) Phép biện chứng duy tâm trong triết học tự nhiên 10
2.2.5) Phép biện chứng duy tâm trong triết học tinh thần 10
2.3) Các giá trị và hạn chế của phép biện chứng duy tâm của Hêghen. 11
2.3.1) Giá trị 11
2.3.2) Hạn chế 13
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA
TRIẾT HỌC MÁC 15
3.1) Điều kiện triết học Mác ra đời 15
3.2) Vai trò của phép biện chứng duy tâm Hêghen đối với sự ra đời của triết học Mác 15
KẾT LUẬN : 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
3
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử triết học đã cho thấy Hêghen không chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà còn là một
nhà khoa học có tri thức bách khoa, nên những tích cực phát triển của ông mang tính chất
vạch thời đại. Nếu như bỏ đi phần duy tâm thì phép biện chứng của Hêghen trở thành
tuyệt vời. Hêghen coi nền tảng triết học là tinh thâng tuyệt đối nên yếu tố duy tâm đó đã
chi phối toàn bộ hệ thống triết học của ông. Bằng tư tưởng đó, triết học của Hêghen thực
sự trở thành xiềng xích trói buộc con người và tạo ra những hạn chế không nhỏ. Hạn chế
cơ bản nhất của triết học Hêghen theo Phoi ơ bắc là đứng trên lập trường duy tâm khi giải
quyết vấn đề về mối quan hệ giữa con người với nhau, giữa tinh thần và vật chất và coi ý
niệm tuyệt đối và yếu tố thần linh là trên hết: "Triết học Hêghen là nơi ẩn náu cuối cùng,
chỗ dựa hợp lý cuối cùng của thần học…" Chính hình thức duy tâm đã tạo ra những hạn
chế nhất định của triết học Hêghen, song chúng ta phải thừa nhận những đóng góp không
nhỏ của Hêghen với triết học. Ngay ở những hạn chế của Hêghen đã góp phần vào các
nghiên cứu của Mác và Ăng-ghen. Phép biện chứng duy tâm của Hêghen đã góp phần rất
lớn để Mác xây dựng phép biện chứng duy vật, Hêghen là người đầu tiên đã tổng kết toàn
bộ lịch sử nhận thức, tìm ra nguyên lý cơ bản của tư duy biện chứng và xây dựng một
cách có hệ thống các quy luật của phép biện chứng trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm. Và
chính Mác và Ăng - ghen đã tự nhận là chịu ơn lớn của Hêghen, ta có thể nói không có
triết học cổ điển Đức thì không có triết học Mác-Lênin, cũng như không có triết học
Hêghen thì cũng không có phép biện chứng duy vật lịch sử. Công lao của Hêghen trước
hết là ở chỗ Hêghen phê phán mạnh mẽ phương pháp siêu hình của tư duy và độc lập nó
với phương pháp biện chứng. Ông là người đầu tiên đã diễn đạt những quy luật của phép
biện chứng và nó được xem như linh hồn của mọi nhận thức chân lý khoa học. Mác xây
dựng thành công phép biện chứng duy vật là nhờ phần lớn vào Hêghen. Hêghen là người
đầu tiên tổng kết toàn bộ lịch sử nhận thức, tìm ra nguyên lý cơ bản của tư duy biện
chứng, và xây dựng một cách có hệ thống các qui luật của phép biện chứng trên cơ sở chủ
nghĩa duy tâm. Phép biện chứng của Hêghen góp phần vào những tiễn đề lý luận cho việc
hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Phép biện chứng của Hêghen là phép biện
chứng lộn đầu xuống đất, chỉ cần lộn ngược đầu nó lên ta sẽ phát hiện ra những hạt nhân
thần bí ở đằng sau lớp vỏ thần bí. Chính Mác và Ăng-ghen đã dùng những tư tưởng cách
mạng của phép biện chứng Hêghen để luận giao cho những khát vọng dân chủ cách mạng
của mình.
Điều lớn nhất ta nhận thấy khi nghiên cứu triết học Hêghen là phải vượt qua triết học này
để đến với triết học chân chính - triết học duy vật - triết học Mác-Lênin.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
4
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
CHƯƠNG 1 : BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC HÊGHEN.
1.1) Sơ lược xã hội Đức cuối thế kỉ XVIII
Cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX nước Đức vẫn còn là một quốc gia phong kiến
điển hình với 360 tiểu vương quốc tự lập trong một liên bang Đức chỉ còn là hình thức,
lạc hậu về kinh tế và chính trị. Thủ công nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp bị đình đốn.
Lúc này vương triều Phổ Phriđrich Vin Hem vẫn tăng cường quyền lực duy trì chế độ
quân chủ, cản trở đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cả đất nước bao
trùm bầu không khí bất bình của đông đảo quần chúng. Trong khi đó ở nước Pháp đã tiến
hành cuộc cách mạng tư sản. Ở nước Anh thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp làm
rung chuyển châu Âu, đưa châu Âu bước vào nền văn minh công nghiệp. Tấm gương của
các nước Tây Âu đã thức tỉnh tinh thần cách mạng của giai cấp tư sản Đức và những bộ
phận tiến bộ khác của xã hội Đức. Nhưng vì giai cấp tư sản Đức lúc này tỏ ra hèn kém,
những lực lượng tiến bộ khác nằm rải rác ở những vương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé
về số lượng, yếu kém về kinh tế và chính trị nên không thể tiến hành cách mạng tư sản
trong thực tiễn mà chỉ tiến hành cách mạng về phương diện tư tưởng. Họ muốn thỏa hiệp
với tầng lớp phong kiến quý tộc Phổ, giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết những
vấn đề phát triển đất nước. Nhưng với tinh thần cách mạng của mình, giai cấp tư sản Đức
phải tìm cách nào đó để thể hiện tinh thần đó và đã gửi gắm vào trong triết học cổ điển
Đức
1.2). Đặc điểm triết học cổ điển Đức.
Đáp ứng đơn đặt hàng của lịch sử, triết học cổ điển Đức ra đời. Cũng giống như ở Pháp
hồi thế kỷ XVIII, cách mạng triết học ở Đức hồi thế kỷ XIX cũng đi trước cuộc cách
mạng chính trị. Nhưng hai cuộc cách mạng triết học ấy hoàn toàn khác nhau. Người Pháp
đấu tranh công khai chống toàn bộ nền khoa học quan phương, chống giáo hội và thường
chống ngay cả nhà nước nữa; các tác phẩm của họ được in ở ngoài biên giới, ở Hà Lan
hay ở Anh, còn bản thân họ thường suýt bị giam vào ngục Ba-xti. Trái lại, người Đức lại
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
5
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
là những giáo sư, những nhà giáo do nhà nước bổ nhiệm để giáo dục thanh niên; tác phẩm
của họ là sách giáo khoa được mọi người thừa nhận và cái hệ thống hoàn tất của toàn bộ
sự phát triển triết học, tức là hệ thống Hêghen, thậm chí đã được nâng có thể nói là lên địa
vị triết học nhà nước của vương quốc Phổ! Và cách mạng lại phải núp sau những giáo sư
ấy, sau những lời thông thái rởm và tối nghĩa của họ, trong những câu văn nặng nề và
buồn tẻ của họ. Triết học cổ điển Đức tiếp tục phát huy truyền thống duy lý của phương
Tây, khôi phục lại quan niệm coi triết học là khoa học của mọi khoa học. Các triết gia ra
sức xây dựng các hệ thống triết học vạn năng, bao trùm tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của
con người làm cơ sở cho những hoạt động đó. Đối với Hêghen, triết học thật sự phải là
logic học, còn đối với Phoiơbắc, đó là nhân bản học. Tuy nhiên, do cố khắc phục những
hạn chế siêu hình và máy móc trong nền triết học duy vật thế kỷ XVII- XVIII mà triết
học cổ điển Đức lại rơi vào chủ nghĩa duy tâm thần bí. Họ cho rằng, tính biện chứng sống
động chỉ là bản tính của cái tinh thần, còn cái tự nhiên thì phi biện chứng. Dù vậy họ vẫn
tiếp thu những tư tưởng biện chứng quý báu trong di sản triết học cổ truyền của nhân loại,
phát triển thêm và xây dựng phép biện chứng như một học thuyết triết học về mối liên hệ
phổ biến và sự phát triển xảy ra trong thế giới. Triết học cổ điển Đức đề cao vai trò của
con người với tính các là chủ thể trong mọi hoạt động cải tạo thế giới - khách thể; và khảo
sát khách thể gắn liền với hoạt động thực tiễn của chủ thể - con người. Song do quan điểm
duy tâm chi phối mà nhiều triết gia của nền triết học này hiểu thực tiễn chỉ là hoạt động
sang táo của ý thức, đồng thời tuyệt đối hóa ý thức, biến ý thức thành lực lượng siêu
nhiên có năng lực sang tạo kỳ vĩ. Vì vậy triết học của họ mang tính duy tâm thần bí. Triết
học cổ điển Đức là cơ sở thế giới quan, là nền tảng ý thức hệ của giai cấp tư sản Đức cuối
thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, vốn yếu về kinh tế nhược về chính trị, nhưng có đời sống
văn hóa tinh thần khá phong phú, sống trong một xã hội mà tàn tích phong kiến còn quá
nặng nề
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
6
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
1.3). Tiểu sử nhà triết học Hêghen
Georg Wilhelm Friedrich Hêghen (27/8/1770 – 14/11/1831) là một nhà triết học người
Đức, cùng với Johann Gottlieb Fichte và Friedrich Wilhelm Joseph Schelling, Hêghen
được coi là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm Đức.
Hêghen là người có ảnh hưởng tới vô số các nhân vật, bao gồm cả những người hâm mộ
ông (Bauer, Mác, Bradley, Sartre, Küng) lẫn những người nói xấu ông (Schelling,
Kierkegaard, Schopenhauer, Nietzsche, Heidegger, Russell). Ông bàn luận về mối quan
hệ giữa tự nhiên và tự do, tính nội tại và sự siêu nghiệm, về sự thống nhất của hai mặt mà
không phải loại trừ hay giảm bớt thái cực nào. Những khái niệm có tầm ảnh hưởng của
ông là về logic phân tích, biện chứng, chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối, tinh thần, biện chứng
về "ông chủ/nô lệ", về cuộc sống đạo đức và tầm quan trọng của lịch sử. Hêghen bị kết tội
là cha đẻ của chủ nghĩa phát xít, dù nhiều người ủng hộ ông lại không đồng ý với quan
điểm này.
Dù thế nào đi nữa thì Hêghen vẫn là người có công lớn trong việc phát triển triết học thế
giới vì ông là người đầu tiên sử dụng phép biện chứng một cách có hệ thống, chính nhờ
vào phép biện chứng của Hêghen và sự kết hợp một cách hữu cơ với thế giới quan duy vật
mà Mác đã có những thành công rực rỡ trong việc phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội
khoa học, là hạt nhân của chủ nghĩa Mác-Lenin ngày nay
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
7
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
CHƯƠNG 2: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM CỦA HÊGHEN
2.1 )Phép biện chứng duy tâm là gì
2.1.1) Phép biện chứng là gì
Biện chứng: là phương pháp xem xét những sự vật hiện tượng và những phản ánh của
chúng vào tư duy, chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại của chúng, trong sự phát sinh và sự
tiêu vong của chúng
Phép biện chứng là một khoa học triết học, vì vậy nó cũng phát triển từ thấp tới cao. Biện
chứng là một lý thuyết cho rằng một cái gì đó - cụ thể hơn, tư duy con người – phát triển
theo một cách thức được đặc trưng bởi cái gọi là ba đoạn biện chứng:
Chính đề: đầu tiên có một ý tưởng, hoặc một lý thuyết, hoặc một xu hướng vận động nào
đó được gọi là một “chính đề”; một chính đề như thế thường sẽ tạo ra cái đối lập, do là,
giống như hầu hết các sự vật tồn tại trên trời đất, có lẽ nó sẽ có giá trị hạn chế và sẽ có các
điểm yếu;
Phản đề: ý tưởng hoặc xu hướng vận động đối lập được gọi là “phản đề”, bởi vì nó nhằm
phản lại cái trước tiên, tức chính đề. Cuộc tranh đấu giữa chính đề và phản đề diễn ra cho
tới khi đạt được một giải pháp nào đó mà, theo một nghĩa nhất định, vượt lên trên cả
chính đề và phản đề do nó phát hiện ra được các giá trị riêng của chúng và do nó cố gằng
bảo tồn các tinh hoa và tránh các hạn chế của cả hai;
và Hợp đề: giải pháp đạt được ở bước thứ ba này được gọi là “hợp đề”. Đến khi đạt được,
hợp đề đến lượt nó có thể lại trở thành bước thứ nhất trong một của ba đoạn biện chứng
mới khác, và quá trình sẽ lại tiếp diễn như thế nếu hợp đề cụ thể vừa đạt được lại trở nên
thiếu thuyết phục, hoặc trở nên không thỏa mãn. Trong trường hợp này, mặt đối lập sẽ lại
nổi lên, và điều này có nghĩa là cái hợp đề vừa đạt được có thể được mô tả như là một
chính đề mới, cái chính đề tạo ra được một phản đề mới. Do đó, ba đoạn biện chứng sẽ lại
diễn ra ở một trình độ cao hơn, và nó có thể đạt tới cấp độ thứ ba khi một hợp đề thứ hai
đạt được
( Trích từ nguồn : )
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
8
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
2.1.2) Phép biện chứng duy tâm là gì
Phép biện chứng duy tâm: biện chứng được bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần,
thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển
Đức là biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức cơ bản này được thể hiện trong triết
học cổ điển Đức, mà người khởi đầu là nhà triết học Kant (1724-1804) và người hoàn
thiện là nhà triết học Hêghen. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy
nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan
trọng nhất của phép biện chứng
( Trích từ nguồn : )
2.2 ) Các phép biện chứng duy tâm của Hêghen
2.2.1) Phép biện chứng duy tâm khách quan về ý niệm tuyệt đối
Đây là điểm khởi đầu và là nền tảng của triết học Hêghen. Nó là thực thể tinh thần sáng
tạo ra giới tự nhiên và toàn thể nhân loại. Theo Hêghen, mọi sự vật, hiện tượng trong thế
giới, kể cả những sản phẩm hoạt động của con người chỉ là hiện thân của ý niệm tuyệt
đối.
Ý niệm tuyệt đối là thực thể tinh thần, giống thượng đế sáng tạo ra giới tự nhiên và toàn
thể nhân loại. Theo Hêghen, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều được sinh ra bởi
một thực thể tinh thần, ý thức, tinh thần có trước vật chất nhưng đó không phải là ý thức,
tinh thần của từng cá nhân, con người cụ thể mà là một thực thể tinh thần bên ngoài con
người và ông đặt tên là ý niệm tuyệt đối. Điều đó chứng tỏ triết học của Hêghen là duy
tâm khách quan. Ông coi ý niệm tuyệt đối là cái có trước. Trong quá trình vận động, phát
triển, ý niệm tuyệt đối tha hóa thành giới tự nhiên và xã hội, cuối cùng lại trở về với chính
mình trong tinh thần tuyệt đối
2.2.2) Phép biện chứng duy tâm về triết học
Triết học là tinh hoa của thời đại thể hiện ở dạng tinh thần. Lịch sử triết học đã khái quát
lại toàn bộ lịch sử tư tưởng nhân loại. Hệ thống triết học cuối cùng trong lịch sử là kết quả
của các hệ thống triết học trước đó. Trong quan điểm này phảng phất sự ngạo mạn của
Hêghen. Theo Hêghen, triết học là sự thể hiện thời đại mình ở dạng tinh thần và là tinh
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
9
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
hoa của thời đại. Ông đặc biệt đề cao vai trò của triết học theo nghĩa rộng. Ông nói các
trường phái triết học tưởng là khác nhau nhưng thật ra là một vì tất cả chúng đều là triết
học và mang tính kế thừa. Từ đó khẳng định hệ thống triết học cuối cùng trong lịch sử là
kết quả của toàn bộ hệ thống triết học trước đó, đồng thời tuyên bố triết học của Hêghen
là cuối cùng trong lịch sử: “Bộ óc của Hêghen là vĩ đại nhất trong lịch sử và nhân loại
không thể nào tìm bộ óc nào vĩ đại hơn Hêghen được, đồng thời triết học của ông là cuối
cùng trong lịch sử”.
2.2.3) Phép biện chứng duy tâm trong khoa học lôgích
Logic học là bộ môn khoa học nghiên cứu về tư duy. Trong thời kỳ cổ đại đã có hình thức
logic học của Aristote, đến thời cận đại phát triển thành logic toán gắn liền với tên tuổi
của Leibniz. Hêghen phê phán logic cũ vì logic học nghiên cứu về tư duy, còn logic trước
đây là logic học hình thức nghiên cứu về tư duy hình thức chủ quan, nghĩa là tư duy trong
trạng thái bất biến, cô lập, không sinh thành, không biến đổi và không phát triển. Vì vậy
logic học trước đây chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được với sự phát triển của triết học và
khoa học. Trên cơ sở đó, Hêghen đã sáng tạo ra một hệ thống logic học mới - logic biện
chứng nhằm đem lại cho con người một cách hiểu mới về bản chất của tư duy và trang bị
cho các ngành khoa học một phương pháp nhận thức mới, đó chính là phương pháp biện
chứng. Phép biện chứng của Hêghen là một trong những thành tựu quý giá nhất của triết
học cổ điển Đức nói riêng và lịch sử triết học trước Mác nói chung.
Khoa học logic nghiên cứu ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai nhưng lại là xuất phát
điểm của hệ thống. Khi vạch ra những hạn chế của logic học cũ là chỉ nghiên cứu tư duy
chủ quan trong phạm vi ý thức cá nhân mà không chỉ ra được ranh giới giữa logic học với
các ngành khoa học khác cùng nghiên cứu tư duy, là chỉ dựa trên hững phạm trù bất động,
tách rời hình thức ra khỏi nội dung của nó. Hêghen khởi thảo một logic học mới giúp
vạch ra bản chất đích thực của tư duy, và đóng vai trò như một phương pháp luận triết học
làm cơ sở cho mọi khoa học.
Hêghen coi logic học là khoa học về những phạm trù và quy luật của tư duy, nhưng tư
duy mà logic học nghiên cứu là tư duy thuần túy, tức ý niệm tuyệt đối trong chính nó hay
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
10
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
Thượng đế. Theo Hêghen, logic học giúp thể hiện thượng đế trong bản chất vĩnh hằng của
ngài trước khi sáng tạo ra cái tự nhiên và các tinh thần hữu hạn khác trong đó có tư duy
con người. Tư duy con người chỉ là một giai đoạn phát triển cao của ý niệm tuyệt đối, qua
đó ý niệm tuyệt đối có khả năng nhận thức được bản thân mình. Khi xác định bản tính
khách quan của tư duy, Hêghen coi giới tự nhiên chỉ là tư duy khách quan vô thức để
phân biệt với tư duy con người là tư duy khách quan có ý thức.
2.2.4) Phép biện chứng duy tâm trong triết học tự nhiên
Đây là học thuyết về giới tự nhiên với tính cách là một dạng tồn tại khác của ý niệm tuyệt
đối dưới dạng các sựu vật, vật chất. Hêghen không giải thích ý niệm tuyệt đối chuyển từ
nó sang giới tự nhiên như thế nào và khi nào, mà chỉ nói rằng ý niệm tuyệt đối tồn tại bên
ngoài thời gian, và giới tự nhiên cũng không có khởi đầu trong thời gian. Hêghen cho
rằng quá trình hình thành giới tự nhiên từ ý niệm tuyệt đối đồng thời cũng là quá trình ý
niệm tuyệt đối ngày càng biểu hiện ra thành giới tự nhiên. Thế giới đã được tạo ra, hiện
đang được tạo ra và sẽ vĩnh viễn được tạo ra. Những hình thức chủ yếu của ý niệm tuyệt
đối tồn tại dưới dạng tự nhiên là cơ học, vật lý học, sinh thể học. Hêghen cố gắng trình
bày về giới tự nhiên như một chỉnh thể thống nhất mà trong nó, mọi vật có liên hệ hữu cơ
với nhau. Tuy nhiên do coi giới tự nhiên là sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối, mà ông cho
rằng bản thân giới tự nhiên thụ động, khôgn tự vận động, không biến đổi không phát triển
theo thời gian mà chỉ vận động trong không gian
2.2.5) Phép biện chứng duy tâm trong triết học tinh thần
Trong tác phẩm này, Hêghen xem xét ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn cuối cùng trên con
đường diễu hành nơi trần gian, từ bỏ giới tự nhiên, khắc phục sự tha hóa, quay về lại với
chính mình như thế nào. Triết học tinh thần bao gồm học thuyết về tinh thần chủ quan,
học thuyết về tinh thần khách quan và học thuyết về tinh thần tuyệt đối.
- Tinh thần chủ quan: thể hiện sự tồn tại của mình trước hết trong linh hồn con người, sau
đó thể hiện trong ý thức để phân biệt với cơ thể, sau cùng nó thể hiện trong tri thức – cái
tinh thần bắt thế giới bên ngoài phục tùng nó.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
11
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
- Tinh thần khách quan: là sự phủ định biện chứng tinh thần chủ quan. Nó thể hiện tính tự
do của ý niệm tuyệt đối trong pháp quyền; nó lấy tự do ý chí làm nền tảng, lấy ý niệm
pháp quyền và việc thực hiện pháp quyền làm đối tượng. Khi cá nhân pháp lý trở thành
chủ thể đạo đức thì tinh thần khách quan tự phát triển vào lĩnh vực đạo đức. Đạo đức là
pháp quyền của hành vi, nó lấy sự hòa hợp hành vi của các chủ thể làm cơ sở. Tinh thần
khách quan hoàn thành quá trình tự phát triển trong phong hóa. Phong hóa là sự thể hiên
jbản tính tự do của ý niệm tuyệt đối.
- Tinh thần tuyệt đối: là sự thống nhất tinh thần chủ quan và khách quan. Theo Hêghen,
nghệ thuật, tôn giáo, triết học là các phương thức mà ý niệm tuyệt đối sử dụng để tự khám
phá ra chính mình, để rủ bỏ mọi dấu vết vật chất bám vào mình nới trần gian mà quay về
với mình, quay về với cái khởi đầu trong tính toàn vẹn và đầy đủ của nó. Trong đó, triết
học là quá trình tự nhận thức đầy đủ và trọn vẹn nhất của ý niệm tuyệt đối trong các hình
thức thể hiện là gia đình, xã hội công dân và nhà nước, trong đó nhà nước là hình thức cao
nhất
2.3) Các giá trị và hạn chế của phép biện chứng duy tâm của Hêghen.
2.3.1) Giá trị
Giá trị thứ nhất, Hêghen đã phát hiện ra các quy luật cơ bản của phép biện chứng và các
quy luật không cơ bản- các cặp phạm trù, dựa trên cơ sở mổ xẻ quá trình tự vận động của
ý niệm tuyệt đối. Theo Hêghen, phát triển là quá trình thay đổi từ thấp đến cao, bằng cách
chuyển hóa qua lại giữa lượng và chất, do sự giải quyết mâu thuẫn nội tại trong các hình
thức cj thể của ý niệm tuyệt đối tạo nên.
Giá trị thứ hai, Hêghen đã xây dựng các nguyên tắc của logic biện chứng, các quan điểm
biện chứng về nhận thức, ông đặt nền móng cho sự thống nhất giữa phép biện chứng,
logic học và nhận thức luận. Theo ông, nhận thức phải đi từ trừu tượng đến cụ thể, nhận
thức lý thuyết phải thống nhất với hoạt động thực tiễn. Chân lý phải mang tính cụ thể.,
tính quá trình và là phù hợp của khái niệm với thực tiễn.
Giá trị thứ ba, ông đã công hiến cho nhân loại phép biện chứng tư duy. Phép biện chứng
duy tâm Hêghen vừa là lý luận biện chứng về sự phát triển của ý niệm vừa là phương
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
12
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
pháp luận nghiên cứu ý niệm. Qua phép biện chứng của ý niệm, ông đã đoán đúng phép
biện chứng của sự vật.
Giá trị thứ tư, để lại những tư tưởng tiến bộ, tích cực, cách mạng: Hêghen cho rằng,
Hêghen đề cao chiến tranh với tính cách là phương tiện giúp xã hội tránh được sự thối
nát.( nhưng cũng chống lại chiến tranh làm xáo trộn xã hội ). Hêghen coi con người là sản
phẩm của thời đại lịch sử. Hêghen đồi hỏi khi xem xét lịch sử, khi đánh giá cá nhân thì
các nhà triết học phải biết két hơp tính đảng với tính khách quan trong xem xét. Hêghen
cũng thấy được tính chất của xã hội, vai trò của lao động, sự phân công lao động đối với
sự phát triển của lịch sử và bản thân con người.
Giá trị thứ năm, Hêghen quan niệm lịch sử toàn cầu là sự tiến bộ trong nhận thức về tự
do. Cho dù bản chất của tự do có được hiểu khác nhau xong việc thừa nhận nó vẫn trở
thành một trong những tiêu chuẩn quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo và về sự công bằng
xã hội. Đó chính là lý do tại sao sự quan tâm của nhiều nhà triết học hiện đại đến học
thuyết Hêghen trở thành sự quan tâm có cơ sở sâu sắc và mang ý nghĩa thiết thực.
Giá trị thứ sáu, ý nghĩa thực sự và tính chất cách mạng của triết học Hêghen chính là ở
chỗ nó đã vĩnh viễn kết liễu tính tối hậu của những kết quả của tư tưởng và của hành động
con người. Theo Hêghen, đối với triết học biện chứng đó thì không có gì là tối hậu, là
tuyệt đối, là thiêng liêng cả. Nó chỉ ra - trên mọi sự vật và trong mọi sự vật - dấu ấn của
sự suy tàn tất yếu, và đối với nó, không có gì tồn tại ngoài quá trình không ngừng của sự
hình thành và sự tiêu vong, của sự tiến triển vô cùng tận từ thấp lên cao. Bản thân nó cũng
chỉ là sự phản ánh đơn thuần của quá trình đó vào trong bộ óc biết tư duy Theo Hêghen,
chân lý mà triết học có nhiệm vụ phải nhận thức, không còn là một tập hợp những nguyên
lý giáo điều có sẵn mà người ta chỉ có việc học thuộc lòng, một khi đã tìm ra được; từ
nay, chân lý nằm trong chính ngay quá trình nhận thức, trong sự phát triển lịch sử lâu dài
của khoa học tiến từ trình độ hiểu biết thấp lên trình độ hiểu biết cao hơn, song không bao
giờ, - sau khi tìm ra được cái gọi là chân lý tuyệt đối - đạt đến điểm khiến cho nó không
còn có thể tiến xa hơn nữa, đạt đến điểm mà ở đó nó không còn gì phải làm, ngoài việc
khoanh tay đứng ngắm một cách kinh ngạc cái chân lý tuyệt đối đã đạt được. Đó là điều
xảy ra ở trong lĩnh vực triết học cũng như ở trong mọi lĩnh vực nhận thức khác và cả
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
13
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
trong lĩnh vực hoạt động thực tiễn nữa. Cũng không khác gì nhận thức, lịch sử không bao
giờ có thể đạt tới một sự hoàn tất tột cùng trong một trạng thái lý tưởng hoàn thiện của
loài người; một xã hội hoàn thiện, một “nhà nước” hoàn thiện, đó là những cái chỉ có thể
tồn tại trong trí tưởng tượng thôi
2.3.2) Hạn chế
Phép biện chứng Hêghen về thực chất là tích cực và cách mạng, nhưng nó lại bị giam hãm
trong hệ thống triết học duy tâm thần bí của ông. Vì vậy trong triết học Hêghen, bên cạnh
những nội dung biện chứng, tiến bộ, vượt thời đại, khoa học và cách mạng lại có không ít
quan điểm siêu hình, phản động, phản khoa học và báo thủ, tư biện, bản thân nó chứa
đựng đầy mâu thuẫn.
Hạn chế thứ nhất, là hạn chế lớn nhất của Hêghen đã rút ra một kết luận sai lầm rằng tồn
tại thực chất là tư duy. Quan hệ hiện thực đã bị Hêghen thần bí hoá bị đặt lộn ngược chân
lên đầu. C. Mác không những đã chỉ phê phán một cách sâu sắc phép biện chứng của
Hêghen mà còn cải tạo phép biện chứng đó xây dựng nên phép biện chứng duy vật duy
nhất và thực sự khoa học với mẫu mực tuyệt vời của nó là tác phẩm chủ yếu của ông - bộ
"Tư bản". C.Mác viết: "Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay
Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách
bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng ấy ở Hêghen
phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái
hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau lớp vỏ thần bí.
Hạn chế thứ hai, Hêghen đã phủ nhận sự phát triển trong giới tự nhiên. Ông bất chấp hay
phủ nhận nhiều thành tựu của khoa học tự nhiên lúc bấy giờ nếu chúng không dung hợp
với ý niệm tuyệt đối. Do coi giới tự nhiên là sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối, mà ông cho
rằng, bản thân giới tự nhiên thụ động, không tự vận động, không biến đổi, không phát
triển theo thời gian mà chỉ vận động trong không gian.
Hạn chế thứ ba, Hêghen coi nhà nước Đức, văn minh Đức là đỉnh cao của hiện thân tinh
thần tuyệt đối trên trần gian, là chuẩn mực cuối cùng mà mọi dân tộc trên toàn thế giới
phải hướng đến.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
14
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
Hạn chế thứ tư, Hêghen coi trong triết học Đức – triết học Hêghen, ý niệm tuyệt đối đã
khám phá ra chính mình từ cái không phải là mình để quay về với chính mình. Do đó, tại
đây mọi phát triển tiếp tục bị chấm dứt. Do tính hạn chế của các điều kiện lịch sử và thiên
hướng động hoà với trật tự xã hội phổ hiện tồn thời đó mà Hêghen đã có những kết luận
mâu thuẫn và không nhất quán. Trái với các nguyên tắc xuất phát của mình. Hêghen đã
đặt ra một giới hạn cho sự phát triển của nhân loại kể cả cho sự phát triển của triết học sau
khi tuyên bố rằng học thuyết của mình là sự kết thúc tuyệt đối hoàn thiện của tư tưởng
triết học.
Hạn chế thứ năm, Hêghen coi lịch sử là kết quả hoạt động của từng con người cụ thể,
nhưng không phụ thuộc vào hành động, ý muốn của họ. Hêghen vừa đề cao chiến tranh
với tư cách là phương tiện giúp xã hội tránh được sự thối nát, vừa chống lại chiến tranh
làm xáo trộn xã hội. Quan điểm này thể hiện sự mâu thuẫn trong quan điểm của ông
Kết luận:
Phép biện chứng duy tâm của Hêghen là một thành tựu vĩ đại của triết học cổ điển Đức.
Cho dù có những ý kiến đánh giá khác nhau về triết học Hêghen song không thể phủ nhận
được rằng cái có giá trị nhất và có sức sống mạnh mẽ nhất trong triết học của ông chính là
phép biện chứng duy tâm. Hêghen là người có công phê phán tư duy siêu hình và ông
cũng là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử và tư duy dưới dạng một
quá trình, nghĩa là trong sự liên hệ, vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Trong
khuôn khổ hệ thống triết học duy tâm của mình, Hêghen không chỉ trình bày các phạm trù
như: chất, lượng, phủ định, mâu thuẫn mà ông còn là người diễn đạt được các quy luật
theo khuôn khổ của phép biện chứng, nghĩa là ông coi sự liên hệ, vận động phát triển của
thế giới tuân theo các quy luật như “Lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại”, “Phủ định
của phủ định”với tư cách là sự phát triển diễn ra theo hình “Xoáy ốc” và quy luật mâu
thuẫn với tư cách là nguồn gốc động lực của sự phát triển
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
15
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM HÊGHEN
ĐỐI VỚI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC
3.1) Điều kiện triết học Mác ra đời
Triết học Mác (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) là bộ phận cấu
thành và là cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác, đồng thời là chìa khoá để giải thích trên cơ
sở khoa học quá trình phát triển của tư tưởng nhân loại
Sự hình thành thế giới quan duy vật của Mác và Ăngghen cũng đồng thời là qúa trình
nghiên cứu những cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng của các ông diễn ra trong nửa
đầu của những năm 40 thế kỷ XIX dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào công nhân và
những phát minh về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, trong quá trình đấu tranh
chống phép biện chứng duy tâm của Hêghen và phê phán chủ nghĩa duy vật siêu hình của
Phoiơbắc
Phép biện chứng duy tâm của Hêghen: là một trong những cống hiến vĩ đại của Hêghen
trong lịch sử khoa học của nhân loại nói chung cũng như sự ra đời của triết học Mác nói
riêng
3.2) Vai trò của phép biện chứng duy tâm Hêghen đối với sự ra đời của triết học
Mác
Nói đến phép biện chứng của Mác và Engels không thể không nói đến phép biện chứng
của Hêghen.
“Luận điểm xuyên suốt toàn bộ phép biện chứng của Hêghen: hiện thực không chỉ đơn
giản là sự tồn tại mà là sự tồn tại trong tính tất yếu, nghĩa là tất cả các sự vật, hiện tượng
và cả vũ trụ này vận động và phát triển theo các quy luật vốn có”. Đây là tư tưởng tuyệt
vời của Hêghen. Đằng sau vỏ duy tâm hợp lý đó, ông cho rằng tất cả sự vật trên thế giới,
kể cả tư duy của con người đều vận động, phát triển theo các quy luật, chính Hêghen là
người đầu tiên khái quát nên quy luật đó , chính Hêghen làm sống lại tư tưởng biện
chứng. Có thể nói Hêghen là người đầu tiên có công nâng phép biện chứng từ trình độ tự
phát lên trình độ lý luận và và chính ông là người đầu tiên đã khái quát được đầy đủ phép
biện chứng dưới dạng nguyên lý, quy luật, phạm trù. Toàn bộ hai nguyên lý, ba quy luật
và sáu phạm trù chính Mác kế thừa của Hêghen. Theo phép biện chứng của Hêghen, các
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
16
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
sự vật, hiện tượng trên thế giớikhông cô lập, tách rời nhau mà liên hệ tác động qua lại với
nhau và không ngừng chuyển hóa cho nhau, nghĩa là vạn vật liên hệ với nhau một cách
phổ biến. Điều này hiện nay đã được khoa học chứng minh. Theo Hêghen, vạn vật không
những liên hệ, tác động qua lại với nhau mà còn không ngừng vận động và phát triển từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện cho đến hoàn thiện hơn. Nguồn
gốc của động lực và phát triển là sự đấu tranh củanhững mặt đối lập. Đây là tư tưởng
hoàn toàn bình đẳng, hợp lý. Đây cũng là quan điểm của triết học Mác về sau này
Đánh giá của Mác đối với phép biện chứng của Hêghen : Mác không những đã chỉ phê
phán một cách sâu sắc phép biện chứng của Hêghen mà còn cải tạo phép biện chứng đó,
xây dựng nên phép biện chứng duy vật duy nhất và thực sự khoa học với mẫu mực tuyệt
vời của nó là tác phẩm chủ yếu của ông - bộ "Tư bản". Mác viết: “Tính chất thần bí mà
phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở
thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động
chung. Phép biện chứng của Hêghen bị lộn ngược đầu xuống đất, chỉ cần dựng ngược lại
là tiền nhân nhân hợp lý của nó đằng lớp vỏ thần đó. Phép biện chứng của Hêghen nếu đặt
trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật giống như con người đi bằng hai chân vậy, nhưng vì
đặt trên nền tảng của chủ nghĩa duy tâm, bao bọc bởi những lời thông thái thông thường
giống một người lộn ngược đầu xuống đất, chân trỏng lên trời”. Nhiệm vụ của Mác là
dựng ngược lại, tìm hạt nhân hợp lý. Chính Mác và Engels đã làm điều đó. Hai ông loại
bỏ chủ nghĩa duy tâm và kế thừa hạt nhân hợp lý, đó chính là phép biện chứng. Trong
triết học của Mác phép biện chứng duy vật, nội dung gồm hai nguyên lý, ba quy luật và
sáu phạm trù. Người đầu tiên khái quát nên những nguyên lý, quy luật và phạm trù đó
không phải là Mác mà là Hêghen. Hêghen là nhà bác học có tri thức bách khoa, là một
thiên tài sáng tạo, chỉ có điều phép biện chứng của Hêghen bị ông đặt trên nền tảng của
chủ nghĩa duy tâm nên vai trò khám phá chân lý của nó bị giảm đi. Giữa thế kỷ XIX, Mác
và Engels đã cải tạo lại phép biện chứng của Hêghen, đặt nó trên nền tảng của chủ nghĩa
duy vật và từ đó sáng tạo nên phép biện chứng duy vật. Nhà sáng lập chủ nghĩa Mác
không bao giờ coi công việc của mình nhằm chỉnh lý và cải tạo một cách duy vật đối với
phép biện chứng của Hêghen đã hoàn tất. Trái lại, cho đến tận cuối đời, các ông vẫn
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
17
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
không ngừng nhắc nhở rằng cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu và những khái
quát mới về phép biện chứng của Hêghen. Noi theo tấm gương của Mác và Engels,
V.I.Lenin cũng kiên trì nhấn mạnh về sự cần thiết phải tiếp tục công việc chỉnh lý một
cách duy vật đối với phép biện chứng của Hêghen
Hêghen, một nhà bác học kiêu căng nhất trong lịch sử, là một thiên tài sáng tạo có tri thức
bách khoa, ông từng tuyên bố rằng nhân loại không tìm bộ óc nào vĩ đại hơn Hêghen
được nữa. Chính Hêghen là người đã khái quát nên phép biện chứng, đây là thằng bé trai
đẹp kháu khỉnh mà Engels đã từng ví. Engels ví: “Phép biện chứng của Hêghen như thằng
bé trai đẹp kháu khỉnh được sinh ra bởi một người đàn bà nhưng chủ nghĩa duy tâm của
Hêghen là nước dơ, nước bẩn trong chậu nước. Khi sinh em bé này, người ta đặt nó trong
chậu nước bẩn thì bình thường phải hắt nước bẩn giữ thằng bé để nuôi thằng bé lớn,
nhưng chỉ có điều đáng tiếc là L.Feurbach khi kế thừa Hêghen thì kế thừa nguyên si,
nhưng khi loại bỏ thì loại bỏ cả duy tâm và phép biện chứng”. Do đó Engels nói rằng:
“Ông Lút vích L.Feurbach khi ông hắt nước bẩn trong chậu nước thì đồng thời hắt luôn cả
thằng bé ngồi trong chậu nước”, nghĩa là Engels ví phép biện chứng của Hêghen giống
như thằng bé kháu khỉnh được sinh ra bởi người đàn bà, còn chủ nghĩa duy tâm của
Hêghen là nước dơ, nước bẩn trong chậu nước. Bình thường khi mới sinh em bé, người ta
đặt em bé trong chậu nước bẩn và sau đó người ta hắt nước bẩn đi để nuôi em bé lớn
nhưng L.Feurbach không làm điều đó. Phê phán của Engels đối với L.Feurbach là cực kỳ
sâu sắc để thấy được rằng Mác và Engels đánh giá cực kỳ cao Hêghen và không phải
ngẫu nhiên Mác và Engels thừa nhận Hêghen là người thầy vĩ đại của mình.
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
18
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
KẾT LUẬN :
Không có phép biện chứng của Hêghen thì không có phép biện chứng của Mác và Engels
giữa thế kỷ XIX. Phép biện chứng của Hêghen là một trong những cống hiến vĩ đại của
ông trong quá trình phát triển văn hóa khoa học của nhân loại, đặc biệt là trong sự ra đời
của triết học Mác. Từ đó cho thấy rằng hạt nhân phép biện chứng của Hêghen là tư tưởng
về sự phát triển. Hêghen đã mang lại phong cách tư duy mới, đó là phong cách tư duy
biện chứng.Người thầy vĩ đại nhất Mác phải thừa nhận chính là Hêghen. Mác tuyên bố
rằng: “Hêghen là người thầy vĩ đại của tôi về phép biện chứng”. Cha đẻ của thuyết tương
đối là Enstein, một nhà bác học chính xác đến cau có, nghiệt ngã phải tuyên bố rằng:
“Tiến sĩ Mác là một người thực sự nghiêm túc khoa học, nghiêm túc đến nỗi ông ta suy
tôn Hêghen - kẻ thù của mình - là người thầy của mình về phép biện chứng. Cả cuộc đời
của Mác có một người duy nhất Mác thừa nhận là thầy, đó chính là Hêghen”
GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Người thực hiện: Võ Hoàng Mẫn
19
Phép biện chứng duy tâm Hêghen & vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học Mác
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ts. Bùi Văn Mưa, Triết học, Đại học kinh tế TP HCM, 2011
[2] Trần Thị Thanh Hòa, GVHD: Ts. Bùi Xuân Thanh, Phép biện chứng duy tâm
Hegel – những giá trị và hạn chế.
[3] C. Mác và Ph. Ăng-ghen, Lút-vích phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển
đức,
/>feuerbach-va-s-cao-chung-ca-trit-hc-c-in-c&catid=6:h-hinh-tam-thchc&Itemid=193
[4] Đỗ Minh Hợp - Nguyễn Trọng Chuẩn, Ý nghĩa phép biện chứng Hegel.
/>chung-heghen.html