Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

NỘI DUNG ôn THI môn LSĐCS VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.38 KB, 9 trang )

80 CÂU HỎI – ĐÁP MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
Phần 1: CÂU HỎI NHIỀU TÙY CHỌN
Chương I.
Câu 1. Nhiệm vụ của khoa học lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
A. Trình bày có hệ thống Cương lĩnh, đường lối của Đảng
B. Tái hiện tiến trình lịch sử lãnh đạo, đấu tranh của Đảng
C. Tổng kết lịch sử của Đảng
D. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 2. Phương pháp nghiên cứu môn lịc sử Đảng Cộng sản Việt Nam gồm những phương pháp nào?
A. Phương pháp lịch sử; phương pháp logic
B. Phương pháp lịch sử; phương pháp logic; phương pháp tổng kết thực tiễn lịch sử
C. Phương pháp lịch sử; phương pháp logic; phương pháp tổng kết thực tiễn lịch sử; phương pháp so sánh
D. Phương pháp logic; phương pháp tổng kết thực tiễn lịch sử; phương pháp so sánh
Câu 3. Chức năng của khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
A. Chức năng nhận thức; chức năng giáo dục; chức năng dự báo và phê phán
B. Chức năng nhận thức; chức năng giáo dục
C. Chức năng giáo dục; chức năng dự báo và phê phán
D. Chức năng nhận thức; chức năng dự báo và phê phán
Câu 4. Năm 1929 ở Việt Nam đã xuất hiên các tổ chức cộng sản nào?
A. Đông Dương Cộng sản Đảng
B. An Nam Cộng sản Đảng
C. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
D. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 5. Hội nghị thành lập Đảng năm 1930 do ai chủ trì?
A. Nguyễn Đức Cảnh
B. Trịnh Đình Cửu
C. Nguyễn Ái Quốc
D. Trần Phú
Câu 6. Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 03 tháng 2 năm 1930


B. Ngày 06 tháng 2 năm 1930
C. Ngày 24 tháng 2 năm 1930
D. Ngày 07 tháng 3 năm 1930
Câu 7. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo xác định phương
hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là gì?
1


A. Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
B. Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
C. Thổ địa cách mạng
D. Tư sản dân quyền
Câu 8. Ai là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Trịnh Đình Cửu
B. Trần Phú
C. Lê Hồng Phong
D. Hà Huy Tập
Câu 9. Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
A. Năm 1920 (tổ chức công hội ở Sài Gịn được thành lập)
B. Năm 1925 (cuộc bãi cơng Ba Son)
C. Năm 1929 (sự ra đời ba tổ chức cộng sản)
D. Năm 1930 (Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời)
Câu 10. Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 do ai soạn thảo?
A. Trần Phú
B. Nguyễn Ái Quốc
C. Trịnh Đình Cửu
D. Nguyễn Đức Cảnh
Câu 11. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đơng dương trong Luận cương Chính trị tháng 10
năm 1930 được xác định như thế nào?
A. Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam

B. Làm cách mạng tư sản dân quyền và tổ địa cách mạng
C. Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân chống thực dân, phong kiến
D. Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược
Câu 12. Tháng 6 năm 1932, Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương được công
bố, gồm những nội dung nào?
A. Đòi các quyền tự do tổ chức, xuất bản, ngơn luận, đi lại. Bỏ những luật hình đặc biệt đối với
người bản xứ, trả tự do cho tù chính trị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải tán hội đồng đề hình
B. Bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác
C. Bỏ các độc quyền về rượu, muối và thuốc phiện
D. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 13. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào quyết định những vấn đề gì?
A. Tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng và Mười chính sách của Việt Minh
B. Quyết định đặt tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, xác định quốc kỳ, quốc ca
C. Thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch
D. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 14. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Quốc dân Đại hội họp tại Tân Trào quyết định thành lập Uỷ
ban dân tộc giải phóng do ai làm chủ tịch?
A. Hồ Chí Minh
B. Phạm Văn Đồng
C. Võ Nguyên Giáp
2


D. Trường Chinh

Câu 15. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 19 tháng 12 năm 1944
B. Ngày 20 tháng 12 năm 1944
C. Ngày 21 tháng 12 năm 1944
D. Ngày 22 tháng 12 năm 1944

Chương II.
Câu 16. Ngày 25 tháng 11 năm 1945, Ban Chấp hành trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến,
kiến quốc” xác định ai là kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam?
A. Phát xít Nhật
B. Quân đội Tưởng Giới Thạch
C. Thực dân Pháp xâm lược
D. Thực dân Anh
Câu 17. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 18 tháng 12 năm 1946
B. Ngày 19 tháng 12 năm 1946
C. Ngày 20 tháng 12 năm 1946
D. Ngày 21 tháng 12 năm 1946
Câu 18. Đường lối kháng chiến (1945-1954) được hoàn chỉnh và thể hiện tập trung trong những văn kiện nào?
A. Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12/12/1946)
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) của Hồ Chủ Tịch
C. Kháng chiến nhất định thắng lợi (1947) của đồng chí Trường Chinh
D. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 19. Ngày 3-9-1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã xác định ngay nhiệm vụ lớn trước mắt, gồm những nhiệm vụ nào?
A. Diệt giặc đói
B. Diệt giặc dốt
C. Diệt giặc ngoại xâm
D. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 20. Quốc hội khóa I đã họp phiên đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà Nội vào ngày 2-3-1946 đã nhất
trí bầu Ban Thường trực Quốc hội do ai làm Chủ tịch?
A. Trường Chinh
B. Phạm Văn Đồng
C. Huỳnh Thúc Kháng
D. Nguyễn Văn Tố
Câu 21. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ Đảng ta đã chủ trương xây dựng và

phát triển lực lượng vũ trang nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhiệm vụ chính trị-quân sự của cuộc
kháng chiến, gồm những lực lượng nào?
3


A. Bộ đội chủ lực
B. Bộ đội địa phương
C. Dân quân du kích
D. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 22. Sau khi miền Bắc được giải phóng, tháng 9/1954 Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ chủ yếu
trước mắt của miền Bắc là gì?
A. Hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân
B. Giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất
C. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội
D. Xây dựng nền văn hóa mới, con người mới
Câu 23. Nghị quyết Bộ Chính trị, tháng 9-1954, nêu rõ nhiệm vụ cụ thể trước mắt của cách mạng
miền Nam là gì?
A. Đấu tranh địi thi hành Hiệp định
B. Chuyển hướng công tác cho phù hợp điều kiện mới
C. Tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ, hịa bình, thống nhất, độc lập, đấu tranh
D. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 24. Từ thắng lợi của phong trào Đồng khởi, ngày 20/12/1960, tại xã Tân Lập (Tây Ninh), Mặt
trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, do ai làm chủ tịch?
A. Nguyễn Thị Bình
B. Nguyễn Thị Định
C. Huỳnh Tấn Phát
D. Nguyễn Hữu Thọ
Câu 25. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội, vào tháng năm nào?
A. Tháng 8 năm 1960
B. Tháng 9 năm 1960

C. Tháng 10 năm 1960
D. Tháng 11 năm 1960
Câu 26. Trận “Điện Biên Phủ trên không”, đánh bại hồn tồn cuộc tập kích chiến lược bằng máy
bay B52 của Mỹ vào Hà Nội và Hải Phòng, diễn ra thời gian nào?
A. Từ 18 đến ngày 30 tháng 12 năm 1972
B. Từ 18 đến ngày 24 tháng 12 năm 1972
C. Từ 18 đến ngày 26 tháng 12 năm 1972
D. Từ 18 đến ngày 28 tháng 12 năm 1972
Câu 27. Cuộc đấu tranh ngoại giao trên bàn Hội nghị Paris với việc ký kết “Hiệp định về chấm dứt
chiến tranh, lập lại hịa bình ở Việt Nam, kết thúc vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 27 tháng 1 năm 1973
B. Ngày 28 tháng 1 năm 1973
C. Ngày 29 tháng 1 năm 1973
D. Ngày 30 tháng 1 năm 1973
Câu 28. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 bắt đầu bằng chiến dịch nào?
A. Chiến dịch giải phóng Phước Long
B. Chiến dịch tiến cơng giải phóng thành phố Đà Nẵng
4


C. Chiến dịch Tây Nguyên
D. Chiến dịch tiến công giải phóng Huế
Câu 29. Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn-Gia Định bắt đầu vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 25 tháng 4 năm 1975
B. Ngày 26 tháng 4 năm 1975
C. Ngày 27 tháng 4 năm 1975
D. Ngày 28 tháng 4 năm 1975
Câu 30. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã toàn thắng, kết thúc vào ngày, tháng, năm nào?
A. Ngày 27 tháng 4 năm 1975
B. Ngày 28 tháng 4 năm 1975

C. Ngày 29 tháng 4 năm 1975
D. Ngày 30 tháng 4 năm 1975
Chương III.
Câu 31. Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976, kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nước Việt
Nam thống nhất đã họp tại Thủ đô Hà Nội đã quyết định hững vấn đề gì?
A. Đặt tên nước ta là nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kỳ nền đỏ sao vàng 5 cánh,
Thủ đô là Hà Nội, Quốc ca là bài Tiến quân ca, Quốc huy mang dòng chữ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
B. Thành phố Sài Gòn đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh
C. Quốc hội đã bầu Tơn Đức Thắng làm Chủ tịch nước; Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Hữu Thọ
làm Phó Chủ tịch nước; Trường Chinh làm Chủ tịch Quốc hội và Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng Chính
phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội đã thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp mới
D. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 32. Đại hội lần thứ mấy của Đảng là đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thống nhất Tổ quốc, khẳng định và xác định đường lối đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội?
A. Đại hội lần thứ IV
B. Đại hội lần thứ V
C. Đại hội lần thứ VI
D. Đại hội lần thứ VII
Câu 33. Đại hội lần thứ mấy của Đảng xác định cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược
là: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hai
nhiệm vụ chiến lược có quan hệ mật thiết với nhau?
A. Đại hội lần thứ IV
B. Đại hội lần thứ V
C. Đại hội lần thứ VI
D. Đại hội lần thứ VII
Câu 34. Đại hội nào xác định quan điểm mới nổi bật cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân, kể cả
tư bản tư nhân nhưng yêu cầu phải tuân thủ Điều lệ Đảng, nghị quyết của Đảng và quy định của pháp luật
Nhà nước đồng thời nêu cao tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên?
A. Đại hội lần thứ IX

B. Đại hội lần thứ X
C. Đại hội lần thứ XI
5


D. Đại hội lần thứ XII

Câu 35. Vấn đề trọng tâm trong xây dựng văn hóa được Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) xác định là gì?
A. Xây dựng lối sống "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người"; hình thành lối sống có ý
thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật
B. Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
C. Chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước,
nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo
D. Giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên
Câu 36. Thế nào là văn hóa tiến tiến theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương IX (khóa XI)?
A. Văn hóa Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người
B. Là những giá trị văn hoá truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun
đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước
C. Đó là lịng nhân ái, khoan dung trọng tình nghĩa, đạo lý
D. Là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động
Câu 37. Vai trị của đội ngũ trí thức trong xây dựng và phát triển văn hóa hiện nay, được Hội nghị
Trung ương 9 (khóa XI) xác định là gì?
A. Cùng với giai cấp cơng nhân, nơng dân, trí thức có vai trị quan trọng là nền tảng của sự nghiệp xây
dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
B. Tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá nước nhà
C. Đi đầu trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
D. Góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, lối sống
Câu 38. Nguyên tắc cơ bản trong thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng ta được Hội nghị Trung ương 8

(khóa XI) xác định là gì?
A. Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế
B. Tôn trọng độc lập chủ quyền không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
C. Thúc đẩy hợp tác, cân bằng lợi ích
D. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của
cộng đồng quốc tế
Câu 39. Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, Đại hội XI nhấn mạnh ba đột phá
chiến lược, gồm những chiến lược nào?
A. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập mơi
trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính
B. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi
mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển
và ứng dụng khoa học, công nghệ
C. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số cơng trình hiện đại, tập trung vào hệ
thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn
D. Tất cả các phương án đều đúng
6


Câu 40. Theo quan điểm Đại hội XII của Đảng, để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mơ hình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, Đảng ta xác định cần lấy những yếu tố nào làm động lực chủ yếu?
A. Nguồn nhân lực chất lượng cao
B. Khoa học và công nghệ
C. Khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao
D. Nguồn lực về tài chính
Câu 41. Mục đích nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta do Đại hội XII của
Đảng xác định?
A. Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi
tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế

B. Nhằm thực hiện "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh“; giải phóng mạnh mẽ lực
lượng sản xuất, khơng ngừng nâng cao đời sống nhân dân
C. Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D. Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân.
Câu 42. Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay do
Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) xác đinh là gì?
A. Là một động lực quan trọng của nền kinh tế
B. Điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển
C. Giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế
D. Là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi
trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển
Câu 43. Chủ trương: "Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hồ bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế" được
Đại hội nào xác định?
A. Đại hội XII
B. Đại hội XI
C. Đại hội X
D. Đại hội IX
Câu 44. Cấu trúc hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm những bộ phận nào?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam
B. Nhà nước
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội
D. Tất cả đều đúng
Câu 45. Đại hội XII của Đảng chủ trương triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế hiện nay lấy hội nhập lĩnh vực nào là trọng tâm?
A. Chính trị
B. Kinh tế

7


C. Văn hóa, xã hội
D. Quốc phịng, an ninh
Phần 2: CÂU HỎI NGẮN, TỰ LUẬN
Câu 46. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay nhằm mục tiêu gì?
"Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Câu 47. Theo quan điểm của Đảng ta trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay để tăng trưởng
kinh tế cần những yếu tố chủ yếu nào? Yếu tố nào là quyết định?
Để tăng trưởng kinh tế cần năm yếu tố chủ yếu là: vốn; khoa học và công nghệ; con người; cơ
cấu kinh tế; thể chế chính trị và quản lý nhà nước. Trong đó con người là yếu tố quyết định.
Câu 48. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ
mới xác định đối tác trong chính sách đối ngoại của Đảng ta hiện nay là gì?
Những ai tơn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình
đẳng, cùng có lợi với Việt Nam là đối tác.
Câu 49. Quan điểm về xây dựng văn hóa trong Nghị quyết hội nghị Trung ương IX (khóa XI) xác
định trọng tâm là vấn đề gì?
Chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: u nước,
nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Câu 50. Văn hóa có vai trị gì đối với sự phát triển xã hội?
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực phát triển bền vững đất
nước.
Câu 51. Cương lĩnh năm 2011 do Đại hội lần thứ XI của Đảng thơng qua, có bổ sung mới đặc trưng
nào về xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng?
Bổ sung hai đặc trưng bao trùm, tổng quát: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn
minh” và “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do
Đảng Cộng sản lãnh đạo".
Câu 52. Đại hội XII của Đảng xác định trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay có những thành phần kinh tế nào đang hình thành và phát triển?

kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) và kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 53. Theo quan điểm Đại hội XII của Đảng, để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mơ hình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, cần lấy những yếu tố nào làm động lực chủ yếu?
Khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Câu 54. Mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế và các lĩnh vực khác được Đại hội XII xác định như thế nào?
Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập
kinh tế.

8


Câu 55. Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930 đến nay đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam giành được những thắng lợi vĩ đại, đó là những thắng lợi nào?
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa;
Thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc;
Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 56. Ý nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Liên hệ trách nhiệm sinh viên trong việc góp
phân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Ý nghĩa:
+ Đã đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong gần một thế kỷ, chấm dứt sự tồn tại
của chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, nhà nước của nhân
dân đầu tiên ở Đơng Nam Á.
+ Đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ bước lên địa vị người chủ đất nước, có quyền
quyết định vận mệnh của mình.
+ Mở ra kỷ nguyên mới trong tiến trình lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và hướng tới
chủ nghĩa xã hội.

+ Mở đầu thời kỳ suy sụp và tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ.
+ Góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng
giải phóng dân tộc.
- Liên hệ trách nhiệm sinh viên.
Câu 57. Trình bày nội dung tiên tiến, bản sắc dân tộc trong xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt
Nam theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI). Liên hệ đối với sinh viên cần phải làm gì để góp
phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?
- Nội dung tiên tiến, bản sắc dân tộc trong xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI).
+ Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người. Tiên tiến
khơng chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội
dung.
+ Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hoá truyền thống bền vững của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó
là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tình thần đồn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá
nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; đó là lịng nhân ái, khoan dung trọng tình nghĩa, đạo lý, là đức
tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống... Bản sắc
dân tộc cịn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo.
- Liên hệ đối với sinh viên.

9



×