Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.25 KB, 4 trang )
Dinh dưỡng cho người bệnh gan
Gan được xem như nhà máy chế biến thực phẩm thành các chất dinh dưỡng
cần thiết. Các bệnh về gan, nhất là viêm gan, ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn
uống.
Khi mắc bệnh về gan, chế độ ăn uống không phù hợp sẽ làm bệnh lý càng nặng
thêm. Chế độ ăn uống lúc này có vai trò rất lớn trong việc điều trị. Ăn uống phải có
sự cân đối giữa các thành phần như đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng
chất. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi, điều tiết công việc, luyện tập thể dục thể thao phù
hợp với sức khỏe cũng hết sức cần thiết nhằm giúp bệnh mau hồi phục.
Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh gan tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Trong
trường hợp viêm gan cấp - tế bào gan bị phá hủy cấp tính; các hoạt động bình
thường của gan có thể bị xáo trộn; thường biểu hiện mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa
(chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, hay nôn ói). Lúc này không nhất thiết
phải kiêng ăn quá mức, ngược lại cần ăn đầy đủ dinh dưỡng. Nên chọn thức ăn dễ
tiêu hóa. Không ăn lòng đỏ trứng. Nên dùng các loại thịt cá nạc, đậu hũ
Chế độ ăn uống nhiều rau quả có lợi cho người bệnh gan - Ảnh: Minh Khôi
Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, bắt đầu có các triệu chứng vật vã, lơ mơ thì phải
giảm lượng đạm, giảm chất béo. Không dùng thức ăn có nhiều cholesterol như óc,
tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng vì sự bài tiết mật có thể bị giảm hoặc bế tắc, dẫn
đến không tiêu hóa hết các chất béo. Đặc biệt, ăn nhiều rau quả tươi sẽ cung cấp
chất khoáng và vitamin cần thiết để gan hoạt động bình thường trở lại. Quan trọng
nhất, bắt buộc phải tuân thủ, đó là ngưng hẳn rượu bia và thức uống có cồn đến khi
gan hồi phục hoàn toàn. Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc vì một số thuốc có
thể gây độc cho gan như thuốc an thần, thuốc giảm đau - chống viêm.