Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.36 KB, 4 trang )
Bắp cải- vị thuốc chữa bệnh trong y học
cổ truyền
Cải bắp có nhiều loại: cải bắp trắng, cải bắp đỏ, su hào, cải hoa… Đây là loại rau
rẻ tiền, dễ mua, dễ kiếm, thường được chế biến thành các món luộc, xào, nấu canh,
trộn gỏi, muối dưa… cho bữa ăn hàng ngày. Ít ai biết cải bắp không chỉ là loại thực
phẩm giàu dinh dưỡng mà còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh trong y học cổ
truyền.
Giá trị dinh dưỡng và dược tính
Cải bắp, bắp cải hay sú, tên khoa học là Brassica oleracea L.var.capitata L, thuộc
họ cải (Brassicaceae), là loại rau ôn đới được nhập vào trồng ở nước ta từ lâu tại
một số tỉnh phía Bắc - Đà Lạt, các huyện ngoại thành TP.HCM và vùng đồng bằng
sông Cửu Long…
Người ta đã xác định trong cải bắp tươi có: 90g% nước, 1,8g% protid, 5,4g%
glucid, 1,6g% cellulose, 1,2g% chất trơ. Cải bắp cũng giàu về muối khoáng, nhất là
canxi (48mg%), phốt pho (31mg%). Lượng vitamin C trong cải bắp chỉ thua cà
chua, nhưng nhiều gấp 4,5 lần cà rốt; 3,6 lần khoai tây, hành tây!
Cải bắp được dùng làm thuốc ở châu Âu từ thời thượng cổ. Ngày nay người ta biết
nhiều hơn về tác dụng chữa bệnh của loại rau này như: có thể dùng làm thuốc trị
giun; đắp ngoài làm thuốc tẩy uế và làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt, các vết
thương ác tính, đồng thời là loại thuốc trị sâu bọ tốt (ong, nhện…).
Ảnh minh họa
Nó còn được dùng làm thuốc giảm đau trong bệnh thấp khớp, thống phong, đau
thần kinh hông (lấy lá cải bắp ủi cho mềm, sau đó đắp lên các phần bị đau); giúp
làm sạch đường hô hấp bằng cách dùng đắp (trị viêm họng khàn tiếng), hoặc uống