Tải bản đầy đủ (.pdf) (388 trang)

Nghiên cứu đánh giá nguồn lợi sứa vùng ven biển việt nam đề xuất giải pháp khai thác và bảo vệ phụ lục (quyển 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.41 MB, 388 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN
224 Lê Lai, Hải Phòng








BÁO CÁO TỔNG KẾT CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU

THUỘC ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỢI SỨA VÙNG VEN BIỂN
VIỆT NAM, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ

(Đề tài độc lập cấp Bộ)





Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Dương Thạo




9211-1





Hải Phòng, tháng 12 năm 2011
BNN&PTNT
VNCHS
BNN&PTNT
VNCHS

BNN&PTNT
VNCHS
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

Đề tài: Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi Sứa vùng ven biển Việt Nam, đề xuất giải
pháp khai thác và bảo vệ.
Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Dương Thạo










BÁO CÁO KHOA HỌC CHUYÊN ĐỀ

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỨA

TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM








Những người thực hiện:

TS. Nguyễn Dương Thạo
KS. Nguyễn Đắc Thắng











Hải Phòng, năm 2010




2




MỤC LỤC


Trang

I. MỞ ĐẦU
3
II HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CỦA SỨA
3
2.1. Hệ thống phân loại chung 3
2.2. Hệ thống phân loại các loài Sứa ăn được ở Việt Nam 6
III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỨA BIỂN TRÊN THẾ GIỚI
7
IV. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỨA BIỂN Ở VIỆT NAM
19
4.1. Thành phần loài Sứa ở vùng biển ven bờ Việt Nam 23
4.2. Đặc điểm phân bố một số loài Sứa thường gặp 32
4.3. Các loài Sứa có giá trị kinh tế 34
4.4. Tình hình khai thác và chế biến Sứa 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
41


3
I. MỞ ĐẦU
Sứa xuất hiện trên trái đất từ cách đây trên 600 triệu năm, hiện có khoảng gần
2.000 loài. Sứa biển (Jellyfish) là động vật không xương sống thuộc ngành Xoang tràng

(Cnidaria hay Coelenterata) có đời sống trôi nổi thụ động nên được xếp vào nhóm Động
vật phù du. Sứa phân bố rộng, có mặt ở hầu khắp các vùng biển trên thế giới và một số
thủy vực nước ngọt. Thuật ngữ “Jellyfish” là một cái tên thông dụng, vì vậy không thể
đưa ra bất kỳ mối quan hệ có hệ thống nào đối với các loài cá có xương sống.
Trên thế giới, nghiên cứu về Sứa đã có từ hàng trăm năm nay, chủ yếu là thành phần
khu hệ. Những năm gần đây, Sứa biển bắt đầu được quan tâm nghiên cứu do vai trò quan
trọng của chúng trong hệ sinh thái. Một số nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc nghiên cứu tìm hiểu khả
năng sử dụng Sứa như một nguồn hải sản dễ khai thác, mang
lại nhiều lợi ích kinh tế. Những thông tin chung về Sứa như hệ thống phân loại, đặc điểm
hình thái, vòng đời, phân bố, độc tính, tầm quan trọng đối với con người, v.v được tổng hợp
từ nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, công bố trong Bách khoa Thủy sản của Hội nghề
cá Việt Nam (2007) và trên trang tin điện tử Báo cáo
chuyên đề “Tổng quan tình hình nghiên cứu Sứa trên thế giới và Việt Nam” được thu thập,
tổng hợp từ các thông tin và công trình nghiên cứu về Sứa biển trong và ngoài nước để
phục vụ các nội dung nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi Sứa vùng ven
biển Việt Nam, đề xuất giải pháp khai thác và bảo vệ ”.
II. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CỦA SỨA
2.1. Hệ thống phân loại chung
Hệ thống phân loại ngành Xoang tràng (Cnidaria hay Coelenterata) cũng như với
tất cả các sinh vật, luôn có sự thay đổi. Hệ thống phân loại được trình bày dưới đây bao
gồm tất cả các nhóm Sứa được đề xuất bởi một số chuyên gia sinh học
(www.en.wikipedia.org):
Phylum: Cnidaria (Coelenterata)
Subphylum: Medusozoa
1. Class Hydrozoa
Subclass Hydroidolina

4
Order Anthomedusae (= Anthoathecata or Athecata)

Suborder Filifera
Suborder Capitata
Order Leptomedusae
Suborder Conica
Suborder Proboscoida
Order Siphonophorae
Suborder Physonectae
Families: Agalmatidae
Apolemiidae
Erennidae
Forskaliidae
Physophoridae
Pyrostephidae
Rhodaliidae
Suborder Calycophorae
Families: Abylidae
Clausophyidae
Diphyidae
Hippopodiidae
Prayidae
Sphaeronectidae
Suborder Cystonectae
Families: Physaliidae
Rhizophysidae
Subclass Trachylina
Order Limnomedusae
Families: Olindiidae
Monobrachiidae

5

Microhydrulidae
Armorhydridae
Order Trachymedusae
Families: Geryoniidae
Halicreatidae
Petasidae
Ptychogastriidae
Rhopalonematidae
Order Narcomedusae
Families: Cuninidae
Solmarisidae
Aeginidae
Tetraplatiidae
Order Actinulidae
Families: Halammohydridae
Otohydridae
2. Class Staurozoa
Order Eleutherocarpida
Families: Lucernariidae
Kishinouyeidae
Lipkeidae
Kyopodiidae
Order Cleistocarpida
Families: Depastridae
Thaumatoscyphidae
Craterolophinae
3. Class Cubozoa
Families: Carybdeidae
Alatinidae


6
Tamoyidae
Chirodropidae
Chiropsalmidae
4. Class Scyphozoa
1. Order Coronatae
Families: Atollidae
Atorellidae
Linuchidae
Nausithoidae
Paraphyllinidae
Periphyllidae
2. Order Semaeostomeae
Families: Cyaneidae
Pelagiidae
Ulmaridae
3. Order Rhizostomeae
Families: Cassiopeidae
Catostylidae
Cepheidae
Lychnorhizidae
Lobonematidae
Mastigiidae
Rhizostomatidae
Stomolophidae
2.2. Hệ thống phân loại các loài Sứa ăn được tìm thấy ở biển Việt Nam
Ngành : Cnidaria - Hatschek, 1888
Ngành phụ : Medusozoa Petersen, 1979
Lớp: Scyphozoa Götte, 1887
Lớp phụ : Scyphomedusae Lankaster, 1877


7
Bộ : Rhizostomeae Cuvier, 1799
Họ: Lobonematidae Stiasny, 1921
Giống: Lobonema Mayer, 1910
1. Loài: Lobonema smithii Mayer, 1910
Họ: Catostylidae
Giống: Crambione Maas, 1903
2. Loài: Crambione mastigophora Maas, 1903

Họ: Rhizostomatidae cuvier, 1799
Giống: Rhopilema Haeckel, 1880
3. Loài: Rhopilema esculentum Kishinouye, 1922
4.Loài: Rhopilema hispidum (Vanhöffen, 1888)

III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỨA BIỂN TRÊN THẾ GIỚI
Về thành phần khu hệ, người có công trình nghiên cứu khá đầy đủ thành phần khu
hệ Sứa ở vùng biển ôn đới là Y. Yamaji. Năm 1973, ông đã công bố 133 loài Sứa có mặt ở
vùng biển Nhật Bản thuộc lớp Thủy tức (Hydrozoa) và lớp Sứa chính thức (Scyphozoa). J.
Bouillion (1995) tìm thấy 47 loài Sứa ở vùng biển ven bờ New Zealand, trong đó 15 loài
mới đã được mô tả chi tiết. Hơn một tr
ăm loài Sứa ở vùng biển phía nam Đại Tây Dương
cũng được D. Boltovskoy (1999) mô tả trong công trình nghiên cứu chung về Động vật phù
du của vùng biển này. L. Segura - Puertas (2003) công bố danh sách 169 loài Sứa bắt gặp ở
các vùng nước biển Mexico từ cửa sông đến vùng biển ven bờ và vùng khơi. Phân bố địa lý
của 11 loài Sứa ăn được trên thế giới được thông báo trong công trình nghiên cứu của P. L.
Kramp (1961, 1968) và M. Omori (2001).
Ngoài những nghiên cứu về thành phần loài, đã có nhiều công trình nghiên cứu
chuyên sâu về đặc điểm sinh học như tập tính sống, bắt mồi, sinh trưởng, sinh sản, mùa vụ
xuất hiện, vai trò của Sứa trong hệ sinh thái v.v.

Sứa phàm ăn và sinh trưởng nhanh. Đối với các loài Sứa thuộc bộ Rhizostomeae,
chúng ăn các thức ăn là Sinh vật phù du (Omori và cs, 2001). Các loài tảo cát, tảo lông và
các loài giáp xác phù du nhỏ được tiêu hoá ngoại bào bởi Rhopilema esculenta. Sứa biển
cũng là vật dữ tiêu thụ trứng cá và cá con (Hon và cs,1978).

8
Theo D. Boltovskoy (1999), có 2 yếu tố quan trọng liên quan tới sự phân bố của Sứa
dù vào vùng biển ven bờ, đó là hướng gió và dòng chảy mùa hè; tiếp theo là các yếu tố
khác như sự tập trung của đàn thức ăn là Động vật phù du,
C. Sparks (2001) đã thông báo kết quả quan sát về phân bố số lượng theo thời gian và
không gian của 2 loài Sứa Chrysaora hysoscella và Aequorea aequorea ở vùng biển phía
bắc Bengula (Namibia); trong đó, sinh khối của Sứa được ướ
c tính và sử dụng như một
thông số đầu vào quan trọng trong mô hình năng lượng của hệ sinh thái.
G. A. Finenco (2003) nghiên cứu biến động quần thể loài Sứa Beroe ovata và tác
động của chúng lên quần xã Sinh vật phù du (Plankton) ở vịnh Sevastopol của biển Đen.
Kết quả nghiên cứu cho biết, sự xuất hiện và tác dụng ăn thịt loài Mnemiopsi leidyi (Sứa
lược) của Sứa Beroe ovata đã làm phong phú trở lại quần xã Sinh vật phù du trong
đó có cá
con.
I. Sotje và cs. (2006) sử dụng thiết bị vận hành từ xa để quan trắc sự phân bố và tập
tính của loài Sứa Periphylla periphylla ở 3 vịnh hẹp biển Nauy. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, Động vật phù du có liên quan mật thiết đến độ phong phú của Sứa. Phần lớn Động
vật phù du có xu hướng phân bố bên trên tập hợp loài P. Periphylla, thể hiện độ phong
phú cao nhất ở độ sâu 100 - 200m. Từ
ước tính nhu cầu trao đổi chất của P. periphylla đã
xác định được tác động ăn thịt hàng ngày lên quần thể con mồi trung bình là 13%. Các
quan sát trong phòng thí nghiệm cũng cho biết cách thức săn mồi và phản ứng của cơ thể
Sứa khi gặp các tác nhân kích thích hoá học và cơ học trong nước biển.
K Barz và cs. (2007) khi nghiên cứu chu kỳ phân bố và phong phú hàng năm của

Sứa (Scyphozoa) ở khu vực phía nam biển Bắc đã nhận thấy, Sứa có 3 kiể
u xuất hiện
theo mùa: (1) xuất hiện sớm Cyanea lamarckii (tháng 2 - tháng 8), (2) C. capillata và A.
aurita (tháng 4 - tháng 8) và (3) xuất hiện muộn C. hysoscella (tháng 7 - tháng 9). Cyanea
lamarckii là loài bắt gặp thường xuyên nhất với độ phong phú trung bình 1,8 ± 2,7 cá
thể/100 m
3
.
A. Malej và cs. (2007) công bố mô hình di cư thẳng đứng và các mối tương tác về
dinh dưỡng của Sứa Aurelia sp. ở vùng biển hồ Mljet thuộc biển Adriatic. Đa phần thời
gian Aurelia phân bố ở đáy của tầng nước có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột (tầng nhảy

9
vọt), ở nhiệt độ thấp hơn 19
0
C. Khi trời tối, Aurelia di cư thẳng đứng lên tầng mặt, tập
trung ở tầng nhiệt nhảy vọt hoặc ngay trên tầng nước này; đêm đến, chúng di chuyển
xuống tầng nước sâu hơn, dưới 25m. Các loại thức ăn chính của Sứa là Động vật phù du
cỡ nhỏ như Oithona nana, Paracalanus parvus và ấu trùng Động vật phù du trong bộ
Calanoida và Cyclopoida của lớp phụ Copepoda.
Sứa là sinh vật phân tính, ít thấy các cá thể
lưỡng tính. Hầu hết chúng đều phóng
tinh trùng và trứng vào trong nước, trứng sẽ được thụ tinh và phát triển thành các sinh vật
mới. Trong vòng đời, phần lớn các loài Sứa đều trải qua 2 giai đoạn sống riêng biệt. Đầu
tiên là giai đoạn polyp: trứng thụ tinh trong nước phát triển thành ấu trùng planula.
Planula là một ấu trùng nhỏ được bao bọc bởi các tiêm mao. Nó định cư trên một bề mặt
chắc chắn và phát triển thành một polyp. Polyp này có xúc tu bao quanh miệng
để bắt
thức ăn trôi qua. Miệng và các xúc tu của polyp hướng lên trên, trông giống với loài Thủy
tức. Sau một thời gian phát triển, polyp bắt đầu sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi và ở

Scyphozoa được gọi là một polyp phân đoạn hay ấu trùng dạng chén. Các ấu trùng dạng
chén có thể sinh sản bằng cách mọc chồi hoặc phát triển thành Sứa non sống phù du được
gọi là ephyra (ấu trùng dạng đĩa). Giai đoạn thứ hai là medusa
được phát triển từ ephyra,
có cơ thể hình dù, tỏa tròn, cân xứng. Các xúc tu của medusa là các tua mọc ra từ viền
mép chuông. Một số ít loài Sứa có thể phát triển thành các medusae mới bằng cách mọc
chồi trực tiếp từ cơ thể medusa mẹ (www.en.wikipedia/Jellyfish).
Các vị trí nảy chồi cũng khác nhau tùy theo loài; từ các mấu lồi trên xúc tu, từ cán
dù phía trên miệng hoặc từ các tuyến sinh dục thấy ở lớp Sứa Hydromedusa (Mills, 1987).
Hình 1 minh họa tổng quan vòng đời của Sứ
a biển.

10

Hình 1. Vòng đời của Sứa biển (nguồn: www.infovisual.info
)
Một số công trình mới nhất nghiên cứu về vòng đời và sinh sản của Sứa đã được
công bố. N. Eggers & G. Jarms (2007) nghiên cứu sự phát triển giai đoạn ấu trùng ephyra
của 2 loài Sứa Atorella vanhoeffeni và Nausithoe maculata trong suốt quá trình hình
thành chuỗi đốt sinh sản. S. Holst (2007) nghiên cứu vòng đời của Sứa Rhizostoma
octopus trong phòng thí nghiệm từ giai đoạn ấu trùng planula đến giai đoạn Sứa con
(medusa) và quá trình hình thành lông châm và sỏi thăng bằng. R. Calder (2007) cũng
công bố kế
t quả quan sát vòng đời Sứa Rhopilema verrilli từ giai đoạn ấu trùng planula
đến giai đoạn Sứa con. K. Ohtsu và cs. (2007) đã kích thích chín muồi sinh dục và cho đẻ
thành công loài Sứa Nemopilema nomurai trong phòng thí nghiệm.
Về tác hại của Sứa biển, bao gồm khả năng gây hại của một số loài Sứa độc hoặc
làm cản trở hoạt động sản xuất ở một số lĩnh vực như sản xuất điện, nuôi trồng và đánh bắt
thủy sản v.v. và đặc biệt là sự cạnh tranh thức ăn, chiếm lĩnh không gian sống hay gây hại
đối với ấu trùng cá.

Theo J. Titelman & L. J. Hansson (2005) Sứa là vật dữ trong chuỗi thức ăn, chúng
chọn ăn ấu trùng tôm cá trước các loại thức ăn khác.
S. Uye và Shimauchi (2005) đã nghiên cứu sự biến động quần thể, khả năng ăn,
tiêu hoá, sinh trưởng và nguồn cácbon của loài Sứa sen (Aurelia aurita) ở vùng biển ven
bờ Nhật Bản. Khi đánh giá phổ và lượng thức ăn trong dạ dày của 71 cá thể Sứa sen có
trọng lượng mỗi con từ 20 - 100g thấ
y rằng thức ăn của Sứa sen trong giai đoạn này chủ

11
yếu là các loài Động vật phù du (ĐVPD) cỡ nhỏ và vừa cùng với một số lượng lớn ấu
trùng phù du. Đó là các loại Copepoda giai đoạn con non và trưởng thành của một số loài
ĐVPD chiếm ưu thế trong thuỷ vực mà Sứa phát triển. Số lượng con mồi Sứa tiêu thụ tỷ
lệ thuận với kích thước, trung bình đã có 8.289 cá thể ĐVPD bị ăn bởi 1.260g Sứa. Các
loại thứ
c ăn của Sứa là ĐVPD như Copepoda tốc độ tiêu thụ hoàn toàn mất 1 đến 2 giờ.
Theo tính toán khi quần thể Sứa sen có sinh khối trung bình 66 mgC/m
3
thì trung bình
tiêu thụ hết 26% tổng sinh khối ĐVPD/ngày.
K. Barz & H. Hirche (2007) khi nghiên cứu phổ thức ăn của Sứa ở khu vực phía
nam biển Bắc cho biết, thức ăn của 3 loài Sứa Cyanea lamarckii, C. capillata và
Chrysaora hysoscella gồm một số loài động vật chân chèo và giáp xác, và vì thế làm cho
chúng trở thành đối thủ cạnh tranh tiềm năng của ấu trùng cá. Kết quả phân tích thành
phần thức ăn cho biết, Sứa cũng tiêu thụ trứng cá và cá con ở
tất cả các tháng trong năm.
Một trong các đặc điểm hình thái của các sinh vật trong nhóm động vật Xoang tràng
là có các tế bào châm (nematocyst) để bắt mồi và tự vệ. Việc khó phát hiện ra sự có mặt của
Sứa cùng với tính độc cao của dịch phóng ra từ các tế bào châm đã làm cho một số loài Sứa
trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng. Đến nay, các nhà sinh học biển trên thế giới đã thông
kê được gần một chục loài Sứ

a có độc tính thực sự gây nguy hiểm cho con người như
Physalia physalis (Sứa lửa) sống ở vùng biển ấm Nhật Bản, Chironex fleckeri (Sứa kim)
phân bố từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, Chiropsalmus quadrigatus phân bố ở
vùng biển Australia; 3 loài Sứa độc khác cũng thường gặp ở một số vùng biển trên thế giới
là Chrysaora quinquecirrha, Stomolophus meleagris, Pilema pulmo. H. Nagai (2003) đã
thông báo những tiến bộ gần đây trong nghiên c
ứu độc tố của Sứa; công bố những loại chất
độc, cấu trúc các loại độc tố có bản chất là protein, khả năng gây độc đối với người và động
vật được tìm thấy trong một số loài Sứa như Chiropsalmus quadrigatus, Chironex fleckeri,
Sự bùng phát của Sứa biển trong những năm gần đây ở nhiều nơi trên thế giới đã trở
thành mối quan tâm, lo lắng c
ủa nhiều nhà sinh học biển bởi chúng có thể làm tắc các ống
dẫn nước vào của các nhà máy điện thông thường và điện hạt nhân, cản trở các hoạt động
thủy sản, ảnh hưởng đến ngành du lịch. Tại Tây Ban Nha, chỉ riêng năm 2006 đã có tới
70.000 người bị bỏng hay bị dị ứng do đụng chạm phải Sứa khi tắm biển. Năm 2007,

12
Cannes (Pháp) và Monaco là hai thành phố ở Địa Trung Hải đầu tiên phải sử dụng lưới che
chắn ở một số bãi biển nhằm bảo vệ người dân đến tắm biển ở đây chống lại sự tấn công
của Sứa (www.sciencedirect.com
, August, 2007).
Năm 2008, Sứa tràn ngập các bãi biển ở Nhật Bản sớm hơn thường lệ khiến hàng
trăm du khách phải đi cấp cứu vì bị Sứa đốt. Thông thường Sứa chỉ xuất hiện ở vùng
nước nông vào giữa tháng tám, nhưng năm 2008, loài sinh vật biển này đã đến các bãi
biển từ cuối tháng bảy. Ở thành phố Nagato (tỉnh Yamaguchi), 24 người đã được đưa vào
viện bằng xe cứ
u thương hoặc phải đến điều trị ở các cơ sở y tế vì bị Sứa đốt; trong đó, 13
người phải nhập viện. Còn trên bãi biển Enoshima Higashihama (tỉnh Kanagawa), tính
đến ngày 21/7/2008 đã có 150 du khách phải cấp cứu vì bị Sứa đốt. Trong một ngày chủ
nhật tiếp theo của tháng 8 có tới 280 du khách trong số hơn 30.000 người đến bãi biển

này đã trở thành nạn nhân của Sứa và phải đi sơ cứu. Ở thị trấn Hiranai (tỉnh Aomori), bãi
biển Hamago đã bị đóng cửa sau khi mở cửa chưa được một tuần để tránh nạn Sứa biển
tấn công du khách. Ba người bị Sứa đốt ở bãi biển Hamago hồi năm ngoái đến nay vẫn
phải điều trị ở bệnh viện. Ở Nhật Bản có khoảng 200-250 loài Sứa trong đó có một số loài
có chất độc gây chết ng
ười. (www. tuổi trẻ online, 3/8/2008).
Nhiều nhà sinh học biển trên thế giới nhận định, đã có dấu hiệu cho thấy một tình
trạng hi hữu đang xảy ra: các loài Sứa đang sinh sôi mạnh mẽ trong tất cả các đại dương.
Nguyên nhân của hiện tượng này còn chưa được giải thích một cách đầy đủ, có thể do sự
thay đổi khí hậu của trái đất, có thể do chính những hoạt động của con người. Ở vùng
biển Địa Trung Hải thuộc Tây Ban Nha, sự hiện diện dày đặc của loài Sứa Pelagia
noctiluca được hầu hết các nhà khoa học cho rằng là do sự thay đổi của khí hậu. Ở đây
trung bình cứ 12 năm một lần số lượng loài Sứa này lại tăng vọt theo sự thay đổi có chu
kỳ của nhiệt độ và độ mặn nước biển, nhất là khi mùa đông trước đó ấm áp một cách đặc
biệt với nhiệt độ nước không hạ thấp xuống dưới 14
0
C. Đặc điểm này đã biến sự xuất hiện
của Sứa Pelagia noctiluca thành một dấu hiệu về sự thay đổi của môi trường. Ngoài ra
các hoạt động của con người cũng góp phần giúp Sứa sinh sản nhanh chóng. Các loại
phân bón, dưỡng chất mà con người sử dụng trong nông nghiệp theo nước sông ra biển đã
làm gia tăng nguồn thức ăn của Sứa. Các hóa chất (như các loại hoóc- môn ) cũng khiến

13
cho đàn cá bị hạn chế sinh sản hoặc có nhiều cá cái hơn cá đực. Trong khi đó việc sinh
sản của các đàn Sứa lại không bị ảnh hưởng bởi điều này nên có lợi thế hơn. Chúng sinh
sôi và nhanh chóng chiếm lĩnh không gian sống, tiêu thụ một lượng Sinh vật phù du
khổng lồ, điều này có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng làm cạn kiệt nguồn thức ăn của
cá con, dẫn
đến mất cân bằng sinh thái vốn có giữ các loài động thực vật sinh sống trong
vùng biển. Các vùng nước ưu dưỡng có hàm lượng oxy thấp thường là vùng Sứa ưa thích,

vì vậy chúng phát triển mạnh hơn là các loài cá. Sự gia tăng của Sứa là dấu hiệu của một số
biến cố đã xảy ra trong hệ sinh thái. Sự bùng phát của Sứa là hậu quả tiếp sau của sự khai
thác cạn kiệt nguồn lợi cá biể
n (The Washington Post, May 6, 2002). Sinh khối của các
loài Sứa gia tăng sẽ làm suy giảm sản lượng cá khai thác. Hơn nữa khi Sứa có kích thước
lớn phát triển tới số lượng lớn sẽ cản trở hoạt động đánh bắt nguồn lợi thủy sản khác.
Theo công bố trên mạng Science Daily của L. Whiteman ngày 2/6/2008, các nhà
khoa học đã phát hiện sự thật về sự nở hoa của Sứa ở biển Bering. Đó là các vị trí, địa
đi
ểm có nở hoa Sứa đã được kiểm soát bởi sự tương tác của nhiều yếu tố chứ không phải
chỉ bởi sự tăng nhiệt độ môi trường. Một số nghiên cứu đã giúp giải thích sự tăng giảm
một cách tuần hoàn của quần thể Sứa. Các quần thể Sứa đã biến một trong các bãi cá lớn
nhất ở đây thành một bãi Sứa thực s
ự trong suốt những năm 1990. Các nghiên cứu đã chỉ
ra rằng sự sẵn có và phong phú của nguồn thức ăn phù du cho Sứa đã kích thích sự phát
triển của quần thể Sứa trong khi nhiệt độ tăng chỉ góp thêm sự kích thích chúng tiếp tục
phát triển. Ở các vùng vĩ độ ấm, Sứa thường nhiều khi nhiệt độ tăng. Trung tâm khoa học
nghề cá Alaska cho biết sinh khối Sứa trong những năm 2000 gấp 40 lầ
n năm 1982. Số
lượng Sứa tăng cao nhất vào năm 2000 và ổn định; sau năm 2000, quần thể lại giảm mặc
dù nhiệt độ vẫn tăng. Có thể là nguồn cung cấp thức ăn giảm và vì thế quần xã Sứa giảm.
Nhiều ý kiến cho rằng sự tăng nhiệt độ trên trái đất sẽ làm tăng số lượng Sứa thông qua
cơ chế tác động qua lại của sự
gia tăng nguồn thức ăn phù du và cung cấp nguồn giống
Sứa tốt hơn do tăng thời gian phát triển của giai đoạn polyp. Việc gia tăng các giá thể
nhân tạo từ các công trình biển…. và cuối cùng là sự giảm sút của các loại cá và nguồn
lợi thuỷ sản khác (các vật cạnh tranh thức ăn với Sứa) do chúng đã bị khai thác quá mức
làm cho số lượng Sứa tăng lên. Như vậy sự ô nhiễm môi tr
ường toàn cầu trong đó có tăng


14
nhiệt độ, phì dinh dưỡng các vùng nước biển và khai thác quá mức đã và đang là các
nguyên nhân chính gây ra sự phát triển quá mức của quần thể Sứa biển.
S. Holst & G. Jarms (2007) từ nghiên cứu tập tính định cư của ấu trùng planula và
sự phát triển của chúng đến thời kỳ polyp của 5 loài Sứa là Aurelia aurita, Cyanea
capillata, Cyanea lamarckii, Chrysaora hysoscella và Rhizostoma octopus đã nhận định:
việc ngày càng có nhiều các loại chất nền nhân tạo được thải ra bi
ển và các hoạt động xây
dựng công trình dưới biển đã làm tăng diện tích phân bố của polyp Sứa cả ở khu vực ven
bờ và ngoài khơi. Theo đó, sự tăng số lượng ấu trùng ephyra từ các polyp có thể là
nguyên nhân dẫn đến việc ngày càng có nhiều đợt Sứa xuất hiện với số lượng lớn trên
khắp thế giới trong vài thập kỷ qua.
Về vai trò tích cực của Sứa trong hệ sinh thái biể
n, những nghiên cứu gần đây cho
thấy Sứa đóng một vai trò chủ đạo trong việc chuyển cacbon giữa mạng thức ăn tầng mặt
và tầng đáy ở các hệ sinh thái ven bờ (Pitt và cs, 2007). Một số loài Sứa liên quan trực tiếp
đến sự sống sót của cá con. Loài cá Tuyết (Merlangius merlangus) sống ở biển Bắc, cá con
thường sống ẩn náu dưới dù Sứa để tránh bị ăn thịt bằng cách trú ẩn giữa các xúc tu. Kết
quả tính toán đã chỉ ra mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa sự sống sót của cá Tuyết
và độ phong phú của 2 loài Sứa Cyanea lamarckii và C. capillata (Lynam và cs, 2007).
Về giá trị làm thực phẩm, tất cả các loài Sứa ăn được đều thuộc bộ Sứa miệng rễ
(Rhizostomeae) đặc biệt là loài Sứa đỏ (Rhopilema esculenta) rất được ưa chuộng. Cơ thể
củ
a các loài Sứa này lớn, dai và cứng với phần thân dày (Omori và cs, 2001). Hơn một
nghìn năm qua, người Trung Quốc coi Sứa như một loại thức ăn quan trọng. Sứa khô nửa
chừng tiêu biểu cho ngành thương mại hải sản hàng triệu đô la ở châu Á. Phương pháp
chế biến truyền thống bao gồm các công đoạn ngâm trong hỗn hợp muối ăn và phèn, sau
đó khử muối. Quá trình chế biến làm cho Sứa khô hơn và chua hơn, đồ
ng thời làm cho
miếng Sứa cứng và giòn. Gần đây, lợi tức của Mỹ từ việc dùng Sứa Stomolophus

meleagris làm thức ăn tăng lên do nhu cầu tiêu dùng cao ở Châu Á. Với độ phong phú của
Sứa S. meleagris ở khu vực ven bờ nước Mỹ thì việc biến loài Sứa này thành các loại sản
phẩm có giá trị gia tăng đã mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế và môi trường (Hsieh
và cs, 2001). Theo Peggy Hsieh và cs (2001), sản phẩm chế bi
ến từ Sứa Stomolophus

15
meleagris và Rhopilema sp ngày nay càng được ưa chuộng vì nó chứa khoảng 95% nước
và 3 - 6% protein, cung cấp lượng calo thấp rất thích hợp với nhu cầu của cuộc sống hiện
đại của con người (bảng 1).
Bảng 1. Thành phần hoá học của Sứa (Peggy Hsieh và cs, 2001)
Thành phần
Dù Sứa tươi
Stomoloplus
Dù Sứa
Stomoloplus đã
chế biến
Chân Sứa
Stomoloplus đã
chế biến
Dù Sứa
Rhopilema đã
ch
ế biến tại
Malaysia
Độ ẩm (%) 96,1 ± 0,06 95,63 ± 0,01 95,04 ± 0,04 94,08 ± 0,02
Tro (%) 1,25 ± 0,16 0,69 ± 0 0,33 ± 0 0,34 ± 0,01
Protein (%) 2,92 ± 0,04 4,13 ± 0,01 4,69 ± 0,03 5,6 ± 0,02
Chất béo (%) < 0,01 < 0,01 < 0,01 < 0,01
Tổng 100,27 100,45 110,06 100,02

Cal/100g 11,68 16,52 17,84 22,4
pH 6,67 ± 0,01 4,64 ± 0,01 4,46 ± 0,01 4,46 ± 0,01
Trong ngành công nghệ sinh học và dược phẩm, ngay từ năm 1961, khi nghiên cứu
về sự phát quang sinh học, các nhà khoa học đã phát hiện ra protein GFP (green
fluorescent protein) ở loài Sứa Aequorea victoria. Từ đó, loại protein này trở thành một
công cụ cực kỳ hữu ích, được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu khoa học về mô và
gen, tạo ra bước ngoặt lớn trong khoa học đánh dấu. Kỹ thuật cấy gen liên quan đến gen
tạo GFP (Pieribone & Gruber, 2006).
Nọc độc của một số loài Sứa cũng đang là mối quan tâm để tìm hiểu bản chất độc
tố, tạo tiền đề cho các nghiên cứu tìm kiếm nguồn các hoạt chất từ sinh vật biển và ứng
dụng chúng, đặc biệt trong việc nghiên cứu vac-xin kháng lại chất độc của Sứa, nhằm bảo
vệ sức khỏe cộng đồng. Một số nghiên cứu sinh hóa học cho thấ
y, thịt Sứa tuy chứa chất
dinh dưỡng thấp song có một số chất rất quý, đặc biệt là các loại vitamin không thay thế
và axit nicitinic. Sứa tươi rất giàu khoáng chất như Na, Ca, K, Mg (Hsied và cs, 1996).
Lượng cholesterol có trong Sứa là rất thấp khoảng 0,35mg/100g Sứa tươi (Hsieh &
Rudloe, 1994). Chất tạo keo (colagen) chiết xuất từ Sứa sử dụng trong nhiều ứng dụng
khoa học khác nhau, bao gồm cả việc điều trị bệnh viêm khớp mãn tính, thuố
c chữa trị
bỏng và làm da nhân tạo (Pieribone & Gruber, 2006
). Trong một số nghiên cứu mới đây,
các nhà khoa học đã chiết xuất được một số lượng lớn các chất protein có tên là mucin

16
(protein dạng nhày) từ Sứa biển, có thể thay thế các mucin hiện nay trên thị trường để sử
dụng trong dược phẩm, các sản phẩm mỹ phẩm, chất phụ gia của thức ăn.
Về khai thác và tiêu thụ Sứa, ít nhất có 11 loài thuộc 5 họ Cepheidae, Catostylidae,
Lobonematidae, Rhizostomatidae và Stomolophidae của bộ Rhizostomeae được khai thác
trên khắp thế giới. Lượng Sứa đánh bắt trung bình hàng năm giai đoạn 1988 - 1999 ở
Đông Nam Á ước tính 169.000 tấn Sứa t

ươi và trên thế giới ước khoảng 321.000 tấn. Các
bãi khai thác Sứa chính nằm ở Đông Nam Á. Mùa khai thác đối với mỗi loại Sứa khác
nhau ở từng vùng biển. Ở Thái Lan, Sứa được khai thác dọc theo vịnh Thái Lan, từ
Rayong đến Songkla từ tháng 5 đến tháng 7, xung quanh Ranong nằm trong biển
Andaman từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Ở Trung Quốc, Sứa được khai thác từ hơn
1700 năm qua, việc khai thác được tiến hành dọc theo vùng biển ven bờ. Sứa đã trở thành
một mặt hàng hải sản quan trọng của các nước Đông Nam Á do nhu cầu ngày càng tăng
của thị trường Nhật Bản. Gần đây, hàng năm Nhật Bản nhập khẩu từ 5.400 - 10.000 tấn
các sản phẩm Sứa, giá trị khoảng 25,5 triệu đô la Mỹ từ Philippine, Việt Nam, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Singapore và Myanmar. Các loại Sứa ăn được ở Đông Nam Á được
khai thác gồm khoảng hơn 8 loài (Omori và cs, 2001).
Từ năm 1970 việc
đánh bắt ngày càng tăng, gần như theo cấp số nhân và trong
những năm gần đây, lượng Sứa đánh bắt hàng năm trên thế giới đã vượt quá 500.000 tấn
(hình 2). Mặc dù theo truyền thống lượng sứa đánh bắt được giới hạn chủ yếu trong các
vùng nước châu Á, nhưng một lượng sứa nhỏ cũng được khai thác bởi các nước Australia,
Mỹ, Anh, Namibia, Thổ Nhĩ Kỳ và Canada (hình 3) (www. thescyphozoan.ucmerced.edu).

Hình. 2. Lượng Sứa đánh bắt hàng năm trên thế giới (Nguồn: FAO, 2000).

17



Hình. 3 .Lượng sứa đánh bắt bởi một số nước trong năm 2000.
(Nguồn: FAO, 2000).
Theo thống kê chưa đầy đủ thì sản lượng khai thác Sứa của thế giới 2001 - 2003 được
thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Tổng sản lượng khai thác Sứa của thế giới từ 2001 - 2003 (Nguồn: FAO, 2004)
Năm Tổng sản lượng Sứa

(tấn muối khô)
Tổng sản lượng các
loại thuỷ s
ản chính
(tấn)
Tỷ lệ sản lượng Sứa so
với tổng sản lượng khai
thác (%)
2001 413.793 92.807.181 0,45
2002 387.509 93.003.701 0,42
2003 402.361 90.219.746 0,45
Có thể thấy sản lượng khai thác, sử dụng Sứa của thế giới còn rất thấp, chưa đạt
0,5% so với tổng sản lượng khai thác thuỷ hải sản.
Theo thống kê từ phòng thông tin thuộc hải quan Tokyo, Nhật Bản (Omori và cs,
2001) thì sản lượng nhập khẩu Sứa từ một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc vào Nhật
Bản từ năm 1988 -1999, trong đó có Việt Nam được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3. Sản lượng nhập khẩu Sứa từ một số nước vào thị trường Nhật Bản
(Nguồn: Omori và cs, 2001)
Năm
Việt
Nam
(tấn)
Trung
Quốc (tấn)
Thái
Lan
(tấn)
Malaysia
(tấn)
Indonesia

(tấn)
Myanmar
(tấn)
Tỷ lệ
Việt Nam
(%)
1988 50,1 2279,1 966,2 2802,8 5211,1 196,1 0,435
1989 2 2650,6 2808,6 1985,7 3765,7 290,8 0,017
1990 1 2465,3 3698,4 1778 824,9 128,8 0,011

18
1991 0 2425,3 5437 1472,6 768,9 196,8 0
1992 88,8 4805 3621,1 1611,5 608,8 797,3 0,77
1993 40 5215,6 965,4 1667,4 2256,1 2957,3 0,305
1994 254,8 3854,7 2860,7 870,6 2023,9 1600,2 2,222
1995 25,3 3015,6 1583,6 959,4 1504,5 1812,1 0,284
1996 216,5 2675,9 3465,7 818,7 2156,8 3426,3 1,697
1997 103,4 1830,9 4232,6 1865,6 2317,8 1412,2 0,879
1998 99,5 1808,4 1486,8 732,1 2603,3 431,5 1,389
1999 78,2 2168,3 4214,2 1719,6 1094,8 364,6 0,811
Qua bảng trên ta thấy, sản lượng Sứa nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản là rất lớn và
Nhật Bản đã có nhu cầu nhập khẩu Sứa từ rất sớm (1988), nhưng sản lượng nhập khẩu từ Việt
Nam lại rất ít so với các nước khác. Một số nước có vùng biển khai thác rất gần với Việt Nam
như Trung Quốc, Thái Lan và Malaisya lại có sản lượng nhập khẩ
u vào thị trường Nhật rất lớn.
Điều này có thể do Việt Nam chưa chú trọng khai thác nguồn lợi Sứa, hay sản phẩm Sứa của
Việt Nam chưa đạt chất lượng để xuất sang thị trường lớn như Nhật Bản.
Sứa có thể được đánh bắt bởi nhiều loại dụng cụ nghề cá, bao gồm lưới đăng, lưới
rê trôi, lưới kéo, lưới vây, vợt xúc, te xiệp, lưới rùng bãi biển và móc câu. Loại lưới đăng
điển hình có miệng hình chữ nhật, được đặt ở độ sâu 2 - 10m ngang qua một dòng thuỷ

triều. Các lưới rê trôi, lưới kéo cũng được sử dụng kéo ngang qua dòng chảy với hệ thống
phao nổi và chì. Các vợt hoặc cần câu với lưỡi sắt sắc nhọn ở đầu cũng được sử dụng phổ
biến cho việc đánh bắt. Không có sự khác biệt nào trong phương pháp khai thác Sứa áp
dụng cho các loài hay các địa phương. Việc khai thác được ngư dân thực hiện vào ban
ngày khi Sứa xuất hiện nhiều trên bề mặt nước biển. Về tự nhiên, điều kiện thời tiết và
thủy triều ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động khai thác vì Sứa tập trung trên bề mặt nước
khi biển lặng. Đặc điểm của nghề Sứa là có sự biến đổi bất thường của việc đánh bắt hàng
năm với một mùa đánh bắt ngắn, giới hạn từ 2 đến 4 tháng (Omori và cs, 2001).
Muhammed và cs (2007) cho biết những thông tin về 2 loài Sứa ăn được Catostylus
mosaicus và Rhizostoma pulmo ở các vùng nước gần bờ biển Pakistan. Chúng rất phong
phú trong suốt thời gian từ tháng 3 đến tháng 8, đỉnh cao vào tháng 6 - 7. Kết quả khảo sát
cho biết Catostylus mosaicus phong phú hơn Rhizostoma pulmo. Nghề khai thác thương

19
mại ở Pakistan mới bắt đầu với quy mô nhỏ, cả 2 loài Sứa trên đều được khai thác, chế
biến và xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á.
Do nhu cầu của thị trường ngày một tăng nên nghề nuôi Sứa đỏ (Rhopilema
esculenta)
trong các ao đầm ven biển hiện đang rất phát triển ở các tỉnh phía nam Trung Quốc; nhiều
nghiên cứu về sinh học, kỹ thuật nuôi đang tập trung vào loài Sứa này (You và cs, 2007).
Với mục đích tạo sự ổn định và tăng sản lượng đánh bắt, các nhà sinh học biển
Trung Quốc trong suốt thời gian 10 năm, từ 1984 - 2008 đã nghiên cứu gia tăng nguồn lợi
Sứa đỏ (Rhopilema esculentum) ở vịnh Liaodong c
ủa Trung Quốc. Năm 2005 - 2006, sự
tái tạo nguồn lợi được thực hiện lần đầu tiên trên quy mô lớn với 414 triệu ấu trùng
juvenile (đường kính dù > 1cm) được thả vào vịnh Liaodong. Tỷ lệ bắt lại trong số Sứa
thả là 3,0 và 3,2% và ngư dân đã thu được 159 triệu nhân dân tệ trong thời gian này. Tỷ lệ
đầu vào (chi phí nuôi ấu trùng juvenile) và đầu ra (giá trị bán được) là khoảng 1:18. Giá
trị thương mại cao của sự tái tái tạo đã tạ
o ra một công việc kinh doanh rất thành công ở

vịnh Liaodong (Dong và cs, 2008) v.v.
● Có thể thấy, các nhà khoa học trên thế giới ngày càng quan tâm nghiên cứu Sứa biển ở
mọi lĩnh vực, từ nghiên cứu cơ bản, đến công nghệ sinh học. Những năm gần đây, một
số hướng nghiên cứu được nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, đặc biệt
quan tâm với một số công trình nghiên cứu mang lại nhiều l
ợi ích kinh tế - xã hội như
nghiên cứu nhóm Sứa độc, nghiên cứu chiết xuất các hoạt chất sinh học từ Sứa biển,
nghiên cứu chế biến nhóm Sứa kinh tế, nghiên cứu kỹ thuật nuôi Sứa đỏ v.v.
IV. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỨA BIỂN Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, Sứa biển bắt đầu được nghiên cứu trong khoảng 50 năm trở lại đây,
song cho đến nay cũng chưa được coi trọng đúng mức, chỉ có một số công bố về thành
phần loài do nhiều tác giả coi nhóm Sứa không phải là thức ăn của cá, chưa coi trọng vai
trò của Sứa trong hệ sinh thái biển.
A. Shirota (1966), trong công trình nghiên cứu Sinh vật phù du ở các vùng
nước nội địa và vùng biển ven bờ miề
n Nam Việt Nam, lần đầu tiên công bố danh
mục 98 loài Sứa nằm trong 2 ngành phụ, 2 lớp và 10 bộ. Ngành Sứa lược
(Ctenophora) hiện nay được tác giả xếp vào ngành phụ của ngành Xoang tràng

20
(Coelenterata). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở việc xác định thành
phần loài và cung cấp hình ảnh minh họa về hình dạng bên ngoài của Sứa.
Cũng tương tự như nghiên cứu của Shirota, một số công trình nghiên cứu Động vật
phù du biển tiếp sau cũng chỉ xác định thành phần loài Sứa trong các đợt khảo sát; thiếu
các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh vật lượng,
đặc trưng phân bố v.v. Trong báo
cáo của một số chương trình và đề tài khảo sát biển, Sứa chỉ được thống kê trong thành
phần khu hệ Động vật phù du.
Chương trình NAGA (1959-1961) đã ghi nhận được 31 loài Sứa ống
(Siphonophora) và 17 loài Sứa dù (Scyphozoa) ở vùng biển phía nam biển Đông, trong

khi vịnh Thái Lan chỉ bắt gặp 7 loài Sứa ống và 13 loài Sứa dù (Alvarino, 1963). Trong
báo cáo kết quả điều tra tổng hợp Vịnh Bắc Bộ của Đội đ
iều tra liên hợp Việt - Trung
(1965) đã thống kê được 16 loài Sứa ống. Đề tài điều tra sinh vật vùng triều và vùng cửa
sông Hồng, sông Ninh Cơ và sông Đáy tỉnh Hà Nam Ninh (1970 - 1971) thống kê được 6
loài Sứa trong tổng số 104 loài Động vật phù du (Nguyễn Văn Khôi & Dương Thị Thơm,
1980). Chương trình điều tra tổng hợp biển Thuận Hải - Minh Hải (1978 - 1980) đã thống
kê được 10 loài Sứa thủy tức (Hydrozoa) và 10 loài Sứa ống (Nguyễ
n Văn Khôi, 1991).
Trong tổng số 657 loài Động vật phù du phát hiện được ở biển Việt Nam có 102 loài Sứa
biển chiểm 15,5% tổng số loài (Nguyễn Tiến Cảnh, 1994) v. v.
Những năm gần đây ở Việt Nam, Sứa biển bắt đầu được chú ý do giá trị kinh tế và
vai trò của chúng trong hệ sinh thái. Theo Nguyễn Dương Thạo (2007), loài Sứa Diphyes
chamissonic là một trong 7 loài ưu thế của quần xã Động vật phù du ở vùng nước khơ
i
biển Tây Nam Bộ thuộc vịnh Thái Lan; chúng xuất hiện nhiều ở các bãi cá truyền thống
trong vịnh. Gần đây nhất, đề tài ‘‘Điều tra, nghiên cứu nhóm động vật Xoang tràng trôi
nổi ở vùng biển ven bờ làm cơ sở khoa học để phát hiện, tìm kiếm và phát triển nguồn
dược liệu và hoạt chất sinh học từ sinh vật biển’’cấp Viện KH&CN Việt Nam (2006 -
2007) do Viện Tài nguyên và Môi trường biển chủ trì, do hạ
n chế về nội dung nghiên cứu
và phạm vi điều tra, chủ yếu mới đưa ra được những dẫn liệu ban đầu về thành phần loài
Sứa ở vùng biển ven bờ. Đề tài đã thống kê được 121 loài, hầu hết thuộc lớp Sứa
không chính thức, xác định được thành phần hóa học của loài Sứa dù trắng gồm 5

21
hợp chất thiên nhiên có thể dùng làm nguyên liệu cho sản xuất mỹ phẩm (Nguyễn
Thị Thu và cs, 2008).
Các nghiên cứu bước đầu về dinh dưỡng của Sứa sinh sống ở vùng ven biển Việt
Nam cũng cho thấy Sứa ăn rất nhiều tôm, cua và cá con. Nguyễn Thị Thu (2008), đã phân

tích số lượng và thành phần thức ăn trong dạ dày của Sứa ở khu vực đầm nuôi thủy sản
Cái Dăm (thuộc vùng nước củ
a sông Bạch Đằng) vào tháng 3/2002 và tháng 3-4/2007,
kết quả được thống kê trong bảng 4.
Bảng 4. Số lượng và thành phần thức ăn trong dạ dày Sứa
(Nguyễn Thị Thu và cs, 2008)
Tên mẫu Thành phần thức ăn
Số lượng/
cá thể sứa
Số lượng trung
bình/ dạ dày
Sứa trắng 1 (40cm) Cua con 6 7,3
Sứa trắng 2 (30cm) Cá con 8 7,3
Sứa trắng 3 (20cm) Tôm con, cá con 3 - 5 7,3
Sứa đỏ 1 Tôm con, cá con 9 - 3 11
Sứa đỏ 2 Copepoda, cá bột 8 - 2 11
Sứa doi 1 (Acromitus sp)
5cm
Copepoda, cá bột 150
Sứa doi 2 (Acromitus sp)
4cm
Copepoda, cá bột 106
128 trong đó có
15-20 cá bột
Sứa doi 3 (Acromitus sp)
7cm
120
Sứa lược Cua bột
600 cua bột/400
Sứa lược

1,5
Theo tính toán của Nguyễn Thị Thu (2008), kích thước trung bình của một con Sứa roi
sống trong đầm quảng canh khu vực Phù Long và Tiên Lãng (Hải Phòng) có đường kính 4 - 7
cm tương ứng với trọng lượng 50 - 100g ăn hết 128 ĐVPD, trong đó có 15 - 20 cá bột. Loài
Sứa trắng và Sứa đỏ là hai loài có kích thước lớn hơn 20 - 40 cm tương ứng với trọng lượng 5 -
8 kg ăn hết 7,3 - 11 con tôm, cua con hay cá con. Loài Sứa lược có kích thước rất nhỏ đường
kính dưới 5 - 7 mm song số lượng đôi khi rấ
t cao có khi tới 10 con/m
3
. Trong môi trường nước
cửa sông ven bờ nơi tập trung cao của nguồn giống các loại tôm, cua, cá và thân mềm khả năng

22
ăn trung bình là 1,5 con cua/Sứa. Mức này chỉ bằng khoảng 40% so với khả năng tiêu thụ của
Aurelia aurita với ĐVPD ở vùng biển Nhật Bản và khả năng tiêu thụ cá bột của các loài Sứa
lớn cũng mới chỉ thấy được ở mức thấp thậm chí xấp xỉ số cá bột bị tiêu hoá trong 1 giờ khi áp
tỷ lệ tiêu thụ thức ăn theo kích thước của Sứa đ
ã được tính toán bởi Hasson (2005).
Các thông tin, số liệu về nguồn lợi Sứa biển Việt Nam hiện có rất tản mạn và sơ lược.
Về mùa vụ khai thác, Sứa có thể đánh bắt quanh năm ở vùng biển ven bờ Việt Nam; tuy
nhiên, theo các vùng địa lý lại có sự khác biệt. Mùa vụ khai thác nhóm Sứa kinh tế ở vùng
biển phía tây Vịnh Bắc Bộ thường từ tháng 3 đến tháng 6 (Bách khoa Thủy sản, 2007), vùng
ven biển Trung Bộ thường từ
tháng 2 - 5 và tháng 7 - 10, vùng ven biển Đông Nam Bộ
thường từ tháng 8 -10, vùng biển Tây Nam Bộ thuộc Vịnh Thái Lan từ tháng 11, tháng 12
đến tháng 3 năm sau (Omori và cs, 2001; Nguyễn Thị Thu và cs, 2008).
Hiện có 2 loài Sứa kinh tế được khai thác và sử dụng ở các tỉnh phía bắc là Sứa trắng
(Rhizostoma hispidum) và Sứa đỏ (Rhopilema esculenta). Mùa vụ khai thác Sứa tập trung
từ tháng 3 đến tháng 5 với sản lượng khai thác trung bình hàng năm tới hàng trăm nghìn
tấn, nghề khai thác chính là vợt xúc và lưới kéo (Nguyễn Thị Thu và cs, 2008).

Về
sản lượng khai thác, theo ghi nhận của Công ty cổ phần chế biến thủy sản Nam
Định, trong vụ Sứa năm 2006 sản lượng của 2 huyện Xuân Thủy và Hải Hậu khoảng
10.000 tấn. Ở Hải Phòng, theo thống kê của phòng Kinh tế - Kỹ thuật Sở NN&PT Nông
thôn, sản lượng Sứa năm 2006 là 14.000 tấn; năm 2007 chỉ tính cho quận Đồ Sơn và
huyện Kiến Thụy khoảng 12.000 tấn. Đối tượng khai thác chủ yếu là Sứa trắng và một
phần nhỏ là Sứa đỏ chiếm khoảng 0,2 - 1%. Với giá bán từ 2.000 - 3.000 đ/kg Sứa tươi cho
các cơ sở thu mua để sơ chế, giá trị sản lượng năm 2007 ước khoảng 25 tỷ đồng. Ở các
tỉnh phía nam, có thời kỳ Sứa được khai thác và muối khô để xuất khẩu với sản lượng
khá lớn. Theo Nguyễn Hữu Phụng (1994), sản lượng Sứa kinh t
ế ở vùng biển Nam Trung
Bộ ước khoảng 16.000 tấn/năm.
Việc khai thác và chế biến Sứa cũng đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở
một số địa phương. Năm 2008, Hải Phòng được mùa Sứa nhưng việc khai thác và chế
biến lại gây tác động xấu đến môi trường biển. Nhiều tàu khai thác, ngư dân sử dụng vợt
xúc có lắp móc sắt chỉ lấy phần đầu, bỏ l
ại phần thân (dù) Sứa với hàng nghìn tấn trôi nổi,

23
phân hủy trong nước biển từ Long Châu đến cửa Ba Lạt là nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường biển Đồ Sơn. Nhiều thân Sứa chết đã trôi dạt vào bãi tắm ảnh hưởng đến hoạt
động du lịch, tắm biển. Hoạt động của xưởng chế biến Sứa ở khu vực Bến Bèo (đảo Cát
Bà) với việc thải trực tiếp ra môi trường biển toàn bộ lượng nước chế bi
ến, hóa chất và
phèn chua muối Sứa là nguyên nhân khiến gần 500 bè cá lồng đang đứng trước nguy cơ
cá bị chết hoặc nhiễm bệnh hàng loạt (www.org.vn, 4/2008).
4.1. Thành phần loài Sứa ở vùng biển ven bờ Việt Nam
Bằng phương pháp thu số liệu từ các tài liệu đã từng nghiên cứu ở vùng ven biển ven bờ
Việt Nam kết hợp phương pháp thu và phân tích mẫu trên các mặt cắt nghiên cứu tại các vùng
biển cửa sông ven bờ

từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá, Nguyễn Thị Thu và cs. (2008) đã thống kê
được danh sách thành phần loài Sứa biển phân bố suốt dải biển ven bờ Việt Nam trong bảng 5.
Bảng 5. Thành phần loài Sứa biển và phân bố của chúng trong các
vùng biển ven bờ Việt Nam (Nguyễn Thị Thu và cs, 2008)
Stt Thành phần
Quảng
Ninh
Hải
Phòng
Thanh
Hoá
Vịnh
Bắc
Bộ

Nha
Trang
Phú
Quốc
LỚP SỨA THỦY TỨC HYDROZOA
Order Anthomedusa
Họ Bougainviliidae
1 Bougainvillia bitentaculata *
2 Bougainvillia ramosa
Họ Clavidae
3 Oceania occiea *
Họ Calycospidae
4 Bythotiara murrayi *
Họ Pandeidae
5 Leuckartiara nobilis *

Họ Corynidae
6 Dipurena ophiogaster *
7 Sarsia prolifera *
Họ Euphysidae
8 Euphysa aurata *

24
Họ Tubularidae
9 Ectopleura dunortieri *
Họ Porpitidae
10 Porpita umbela *
11 Porpia sp. * *
Họ Zancleidae
12 Zanclea sessilis *
Order Leptomedusa
Họ Campanularidae
13 Phyalidium sp * *
Họ Phyaluciidae
14 Phyalucium sp * * *
Họ Eirenidae
15 Eireine viridula * * *
16 Eireine sp. * *
17 Helgicirrha schulzei *
Họ Eutimidae
18 Eutima bitenticulata *
19 Eutima modesta *
20 Eutima neucaledonia * * *
21 Eutima sp. *
Họ Aequoreidae
22 Zygocanna vagan *

23 Aequorea aequorea *
24 Aequorea pencilis *
25 Aequorea coerulescens *
26 Aequorea macrostyla *
Họ Eucheilotidae
27 Eucheilota cirrata *
Họ Laodiaceidae *
28 Laodiacea undulata
Họ Malagazziidae Bouillon, 1984
29
Octocanna funeraria (Quoy et
Gaimard)
*

×