Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN 11 văn XUÔI HIỆN đại, dàn ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.08 KB, 11 trang )

"Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào"( Ngạn ngữ Hi Lạp)
ÔN TẬP HỌC KÌ I – NGỮ VĂN 11
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
DẠNG ĐỀ PHÂN TÍCH/ CẢM NHẬN MỘT VẤN ĐỀ - CÓ YÊU CẦU PHỤ NÂNG CAO
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: đặc điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật
- Giới thiệu tác phẩm: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính
- Nêu vấn đề nghị luận (chính + phụ)
2. Thân bài
- PT/ Cảm nhận vấn đề chính (chia thành nhiều luận điểm, mỗi luận điểm là một đoạn văn)
- Bàn bạc, nhận xét vấn đề phụ
- Đánh giá chung vể nghệ thuật, nội dung (chú ý phần tổng kết, thái độ, tình cảm của tác giả)
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề
- Liên hệ mở rộng: tình cảm của người đọc, phong cách tác giả hoặc sức sống tác phẩm…

Đề 1: Phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn
Tn. Từ đó, hãy trình bày cảm nhận về quan niệm thẩm mĩ của nhà văn.
A. Mở bài :
Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Ông là một nghệ sĩ suốt đời đi
tìm cái đẹp với phong cách tài hoa, uyên bác. Dấu ấn đó được thể hiện ở truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Lúc
đầu truyện có tên “Dịng chữ cuối cùng” in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn. Sau đó in trong tập truyện “Vang
bóng một thời”(1940) – “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ” (Vũ Ngọc Phan). Trong đó hình
tượng nhân vật Huấn Cao là nhân vật đẹp nhất trong đời văn của Nguyễn Tuân. Ở Huấn Cao có sự kết hợp ở
mức lí tưởng của một đấng tài hoa nghệ sĩ, một bậc anh hùng nghĩa khí và một con người người ngời sáng
thiên lương.
B. Thân bài:
1. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao
a. Huấn Cao mang cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa: tài năng viết chữ đẹp, được miêu tả gián tiếp qua
lời bàn luận và thái độ của nhân vật quản ngục và thầy thơ lại.
-Tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”, nổi tiếng cả một vùng rộng lớn mọi người đều biết ngưỡng mộ đó là


hiện tượng đặc biệt, giỏi, phi phàm, xuất chúng “ Cả vùng Tĩnh Sơn ta vẫn khen cái tài...” -> Tài khơng
nhiều người có được, hi hữu.
- “Chữ ơng Huấn đẹp lắm, vuông lắm” " là những nét vuông tươi tắn nó nói lên những cái tung hồnh của
một đời người" -> Tài năng không chỉ quý giá ở nét chữ mà còn thể hiện nhân cách cao khiết phi thường
của Huấn Cao, mỗi nét bút là sự tập trung cao độ, kết tụ tinh hoa và tâm huyết của người nghệ sĩ , mỗi nét
chữ còn là sự hiện hình của những khát khao thầm kín mà mãnh liệt chất chứa trong sâu thẳm tâm hồn, nhân
cách của người viết.
-“Có được chữ ơng Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”, lo lắng, ân hận sợ không xin được chữ  Chữ
của Huấn Cao đã trở thành niềm khao khát suốt cả đời của quản ngục“Biết đọc vỡ nghĩa sĩ thánh hiền...”
- Và để có được mơ ước ấy, quản ngục đã bất chấp nguy hiểm để xin chữ , dám coi thường quyền lợi của
một quản ngục và cả sự an nguy đến sinh mệnh của mình: quan sát với cặp mắt hiền lành, ánh nhìn kiêng nể
biệt nhỡn đối với Huấn Cao, hành động biệt đãi, coi trọng, xuống tận phòng giam, quan tâm, chăm sóc ->
Nể trọng, quý cái đẹp, trọng cái tài, thái độ viên quản ngục đối với Huấn Cao cho thấy đây khơng phải tài
bình thường mà đạt đến mức độ phi thường, siêu phàm.

Trang 1


"Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào"( Ngạn ngữ Hi Lạp)
 Ca ngợi tài viết chữ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khơi dậy nét đẹp văn hóa cổ truyền ( nghệ thuật
thư pháp ) của cha ông một thời bị mai một.
b. Huấn Cao là người có khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt:
* Tinh thần nghĩa hiệp:
- Ông đi theo tiếng gọi của tự do đứng về phía nhân dân, cầm đầu một cuộc đại phản , có chí lớn chống lại
triều đình phong kiến thối nát.
- Dám chấp nhận hậu quả, khi bị bắt, ông nhận hết việc mình làm.
* Tư thế đàng hồng, hiên ngang, bất khuất: coi thường chốn lao tù, Huấn Cao thản nhiên trước sự đày
đọa của tù ngục, lạnh lùng chúc mũi gơng đang đè lên cổ mình và năm người đồng chí của mình: "dỗ gơng
trừ rệp" xuống thềm đá tảng trại giam trước mặt ngục quan,“đánh thuỳnh một cái” bất chấp những lời đe
dọa của bọn lính áp giải -> Đó khơng chỉ là hành động ngang nhiên, coi thường bọn lính mà cịn là hành

động biểu thị tự do, khiến cho mọi uy quyền của nhà tù trở nên vơ nghĩa. Cũng từ đó, Huấn Cao sừng sững
đi cho đến hết sinh mệnh của mình trong thiên truyện.
* Bản lĩnh cứng cỏi không sợ quyền uy, không sợ cái chết.
- Huấn Cao tỏ ra khinh bạc khi quản ngục khép nép hỏi ơng Huấn " ngài có cần gì nữa xin cho biết. Tơi sẽ
cố gắng chu tất". Ơng trả lời: “ Ngươi hỏi ta muốn gì, ta chỉ muốn nhà ngươi đừng đặt chân vào đây” ->
thái độ bất mãn, căm ghét, quản ngục trong mắt Huấn Cao chỉ thuộc hệ thống những kẻ tiểu lại giữ tù, nhà
tù xưa nay chỉ tồn tại sự lừa lọc, xấu, ác, kẻ giữ tù toàn bọn tiểu nhân độc ác, xấu xa, ác độc.
- Bản thân Huấn Cao cũng luôn ý thức về khí phách hiên ngang, cứng cỏi, bất khuất của mình: “Đến cái
cảnh chết chém, ơng cịn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này”. Đó là khí phách cứng cỏi, hiên
ngang của một người mà ngay cả trong hồn cảnh bị trói buộc tù túng vẫn không bao giờ cúi đầu trước sức
mạnh của quyền uy, của cái chết.
- Điều kì lạ là quản ngục lại “xin lĩnh ý”, lễ phép lui ra và từ đó khơng bao giờ đặt chân vào buồng giam
Huấn Cao nữa. Hóa ra, Huấn Cao mới là người làm chủ chốn ngục tù.
- Huấn Cao tiếp nhận biệt đãi, Huấn Cao chưa hiểu lý do, Huấn Cao không quan tâm vì bọn cai tù là độc ác,
âm mưu “thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị
giam cầm”. -> Cao hơn bạo lực tăm tối nhà tù, khơng sợ hãi âm mưu.
- Khi nghe tin mình sắp vào kinh chịu án, Huấn Cao mỉm cười, xác định trước kết quả tất yếu, thanh thản vì
thực hiện lý tưởng cao đẹp của đời vì dân, cuộc sống, khơng nuối tiếc, vẫn bình thản cho chữ.
- Đặc biệt khi thấu hiểu Quản ngục là " một tấm lòng trong thiên hạ", Huấn cao bằng lòng cho chữ trong tư
thế " một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên mảnh lụa trắng tinh căng
trên mảnh ván" -> Thể hiện ý chí gang thép , cường quyền và bạo lực không làm cho Huấn Cao nao núng
tinh thần, vẫn giữ được cái phong thái ung dung của người nghệ sĩ trong cảnh cho chữ.
 Huấn Cao là hiện thân sinh động của bậc đại trượng phu với phương châm sống "Bần cư bất năng di,
phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất" (nghèo khó khơng làm đổi thay chí hướng, giàu có không làm
cho trở nên hư hỏng, cường quyền không thể khuất phục)
c. Đáng quý nhất ở Huấn Cao là vẻ đẹp trong sáng của người có thiên lương: bên cạnh một con người
ngạo nghễ, hiên ngang cịn có một tấm lòng biết trân trọng giá trị con người -> Cái tâm của một con người
trọng nghĩa khinh lợi:
- Khơng vì quyền lực, vàng bạc mà cho chữ: “Tính ơng vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ ơng ít chịu cho chữ.."
+ “Khoảnh” -> phần kiêu ngạo về tài năng của mình, ý thức rõ về tài năng, món quà đặc biệt mà thượng đế

chí cơng ban tặng cho Huấn Cao, mà người đời khơng phải ai cũng có dược món đồ này.
+ “ Ít chịu cho chữ” -> Viết chữ khơng khó khăn gì, tơn trọng tài năng của mình, tơn trọng món q mà
thượng đế đã trao tặng cho mình, dành tặng cho những tấm lòng trong thiên hạ, tặng cho ba người bạn thân.
-> Coi trọng giá trị của tài năng, sử dụng tài năng giống như món quà chỉ để dành tặng đền đáp tấm lịng
thiên hạ.
- Có khí phách, khí chất, quan điểm cao quý, vàng ngọc khơng thể mua chuộc được những dịng chữ ấy,
quyền thế không bao giờ khiến Huấn Cao cúi đầu cho chữ “Ta nhất sinh khơng vì vàng ngọc hay quyền
thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.“ Nhất sinh” -> Cả một đời, tâm nguyện lời thề mà Huấn Cao nghiêm
túc thực hiện khơng vì vàng ngọc, khơng vì quyền thế -> Nhân cách nhà Nho, con người cao quý.

Trang 2


"Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào"( Ngạn ngữ Hi Lạp)
- Tưởng quản ngục là kẻ tầm thường, làm nghề thất đức, Huấn Cao không hề giấu diếm sự khinh miệt, thái
độ coi thường của mình. Nhưng khi biết được sở nguyện cao quý của kẻ " liên tài", cảm được "tấm lòng biệt
nhỡn liên tài ", Huấn Cao không những vui vẻ cho chữ mà còn xúc động thốt lên những lời hối hận chân
thành: " Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu
chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lịng trong thiên hạ.". Câu nói cho thấy quan niệm nhân sinh và phẩm chất,
tâm hồn cao đẹp của Huấn Cao, sống là phải xứng đáng với những tấm lòng.
-> Quan điểm sống: sống ở đời phụ lịng người là điều khơng thể tha thứ, cịn giây phút nào cuối đời thì
khơng cho phép phụ lịng người, biết sửa sai, bằng mọi giá đền đáp tấm lòng trong thiên hạ -> Biểu hiện
thiên lương cao quý.
- Huấn Cao đã dặn dò, nhắn nhủ những lời tâm huyết tới viên quản ngục " Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên
tìm về nhà q mà ở, thầy hãy thốt khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó
giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi " -> Ông khuyên thầy
quản ngục nên lời khỏi chốn dơ bẩn, về quê để sống một cuộc đời thanh sạch, có vậy thú chơi chữ mới có
thể ngời sáng vẹn tồn giá trị. Lời khun cho thấy một quan niệm sâu sắc của nhà văn: cái đẹp không thể
chung sống chung với tội lỗi; cái thiêng liêng, thánh thiện không thể tồn tại trong một môi trường dung tục,
tầm thường.

d. Sự tỏa sáng ba vẻ đẹp trong cảnh cho chữ: Ba vẻ đẹp của Huấn Cao được kết tinh trong cảnh cho chữ:
* Vẻ đẹp của tài hoa: khơng cịn đồn đại, đang hiện hình, nét chữ vng tươi tắn, hồi bão tung hồnh của
một đời người -> Minh họa cho bức tranh thư pháp hoàn hảo -> Lý tưởng của nam nhi thời xưa gói trọn
trong nét chữ của Huấn Cao.
* Vẻ đẹp của khí phách: Huấn Cao mỉm cười, lặng người khi nghe thầy thơ lại thông báo, bộ dạng của
Huấn Cao khiến người khác dễ hiểu lầm, Huấn Cao không sợ hãi mà ông thương cho viên quản ngục, ái ngại
cho viên quản ngục tâm tốt thẳng thắn mà phải ăn đời ở kiếp. Cảnh tượng cho chữ đã tráo đổi vị trí cho
nhau, thái độ quyền uy, ung dung đỡ viên quản ngục đứng lên.
* Vẻ đẹp của thiên lương: Huấn Cao nhận lời cho chữ viên quản ngục, nhận ra tấm lòng trong thiên hạ,
hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, dành nét chữ cuối cùng cho viên quản ngục. Huấn Cao đỡ viên
quản ngục đứng lên đĩnh đạc đưa ra lời khun chí tình, xuất phát từ chỗ Huấn Cao ái ngại tình cảnh của
viên quản ngục, cảm hóa thiên lương của viên quản ngục.
2. Cảm nhận về quan niệm thẩm mĩ của nhà văn: Qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân khẳng định:
- Cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện khơng thể tách rời
- Cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị nhưng không thể tồn tại cùng cái ác. Con người chỉ thưởng
thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
- Cái đẹp không thể chung sống chung với tội lỗi; cái thiêng liêng, thánh thiện không thể tồn tại trong một
môi trường dung tục, tầm thường.
3. Đánh giá nghệ thuật, nội dung
- Nhân vật Huấn Cao ấn tượng như thế là nhờ nhà văn tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc
(cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo le, trớ trêu giữa viên quản ngục và Huấn Cao). Bên cạnh đó, nhà văn cịn
sử dụng thành cơng thủ pháp đối lập, tương phản, ngơn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ
kính vừa hiện đại.
- Ca ngợi Huấn Cao - con người hội tụ nhiều vẻ đẹp - Nguyễn Tuân đã khẳng định và tôn vinh sự chiến
thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người, đồng thời bộc lộ lòng yêu nước
thầm kín mà sâu sắc.
C. Kết bài:
Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái "tài" và cái "tâm". Trong cái "tài" có cái "tâm" và cái "tâm" ở đây
chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song "tâm" và "tài"
thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã

thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho
Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ơng vẫn sẽ mãi trong lịng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau
mắt về bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí, Nam Cao đã cắm cho mình một cái mốc vinh quang
trên con đường trở thành nhà văn lớn của văn học hiện thực và văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX.

Trang 3


"Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào"( Ngạn ngữ Hi Lạp)
DÀN Ý RÚT NGẮN
Đề 2: Phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Từ đó, hãy trình bày cảm nhận về quan niệm thẩm mĩ của nhà văn.
A. Mở bài :
Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Ơng là một nghệ sĩ suốt đời đi
tìm cái đẹp với phong cách tài hoa, uyên bác. Dấu ấn đó được thể hiện ở truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Lúc
đầu truyện có tên “Dịng chữ cuối cùng” in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn. Sau đó in trong tập truyện “Vang
bóng một thời”(1940) – “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ” (Vũ Ngọc Phan). Trong đó hình
tượng nhân vật Huấn Cao là nhân vật đẹp nhất trong đời văn của Nguyễn Tuân. Ở Huấn Cao có sự kết hợp ở
mức lí tưởng của một đấng tài hoa nghệ sĩ, một bậc anh hùng nghĩa khí và một con người người ngời sáng
thiên lương.
B. Thân bài:
1. Phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao
a. Mang cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa: tài viết chữ đẹp, được miêu tả gián tiếp:
- Tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”, nổi tiếng cả một vùng.
- “Chữ ơng Huấn đẹp lắm, vng lắm”
- “Có được chữ ơng Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”  quản ngục bất chấp nguy hiểm để xin chữ
của tử tù.
 Ca ngợi tài viết chữ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã khơi dậy nét đẹp văn hóa cổ truyền của cha ơng
một thời bị mai một.
b. Có khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt:

- Đứng về phía nhân dân, có chí lớn chống lại triều đình phong kiến thối nát. Khi bị bắt, ông nhận hết việc
mình làm.
- Coi thường chốn lao tù:
+ Có tài “bẻ khóa và vượt ngục”.
+ Thản nhiên trước sự đày đọa của tù ngục: lạnh lùng chúc mũi gông nặng, “dỗ gông trừ rệp” trước mặt
ngục quan, sự đe dọa của bọn lính.
+ Tỏ ra khinh bạc đối với quản ngục qua cuộc đối thoại có sự đối lập:
* Quản ngục: kính trọng (gọi là ngài), muốn được phục vụ tốt hơn.
* Huấn Cao: khinh bạc (gọi là ngươi), có ý cấm quản ngục vào “Ngươi hỏi ta …. đừng đặt chân vào đây”.
+ Sẵn sàng đón nhận sự trả thù: “Đến cái cảnh…chẳng sợ.
- Không sợ chết, vẫn ung dung nhận rượu thịt như lúc bình sinh chưa bị giam cầm, vẫn bình thản cho chữ.
 Khí phách hiên ngang, bất khuất trước cường quyền bạo lực, một anh hùng theo quan điểm nhân dân.
c. Sáng ngời vẻ đẹp trong sáng của người có thiên lương
- Khơng vì quyền lực, vàng bạc mà cho chữ: “Tính ơng vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ ơng ít chịu cho chữ. .. Ta
nhất sinh khơng vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.
- Yêu cái thiện, cảm động trước sở thích cao quý, thiên lương của quản ngục:“thiếu chút nữa ta đã phụ mất
một tấm lòng trong thiên hạ”  sẵn lòng cho chữ để đáp lại một tấm lòng.
- Khuyên quản ngục giữ lấy thiên lương  để cứu một con người lầm lạc.
 Cái tâm của một con người trọng nghĩa khinh tài  vẻ đẹp lãng mạn được lí tưởng hố, khiến nhân vật
hiện lên rực rỡ, toả sáng vừa là một trang anh hùng vừa là một đấng tài hoa nghệ sĩ.
d. Ba vẻ đẹp của Huấn Cao kết tinh trong cảnh cho chữ - một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”:
* Hồn cảnh cho chữ đặc biệt:
- Thời gian lúc nửa đêm.
- Không gian sáng tạo cái đẹp là nhà tù - nơi tội ác đang ngự trị, có sự đối lập:
+ Ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu; tấm lụa trắng, chữ đẹp, mực tốt và thơm.
+ Buồng giam tối tăm, chật hẹp, dơ bẩn “tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi những phân chuột, phân gián”.

Trang 4



"Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào"( Ngạn ngữ Hi Lạp)
* Nghệ sĩ cho chữ - kẻ xin chữ đặc biệt, trật tự nhà tù bị đảo lộn:
- Người cho chữ là tử tù, sắp bị chết chém
+ “Cổ đeo gông, chân vướng xiềng”, tư thế oai phong đậm tô nét chữ, chủ động ban phát cái đẹp
+ Cảm hóa một con người lầm lạc, răn dạy quản ngục: thay chốn ở, thoát khỏi nghề này để giữ thiên
lương, thưởng thức chữ đẹp
- Người xin chữ là quản ngục có quyền thế:
+ Tư thế khúm núm, bị động
+ Vái lạy, cảm động, bái lĩnh lời răn dạy của Huấn Cao.
 Bức tranh lãng mạn - cảnh cho chữ càng làm nổi bật vẻ đẹp tồn diện của nhân vật Huấn Cao. Ở đó, cái
đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đã chiến thắng, tỏa sáng.
2. Cảm nhận về quan niệm thẩm mĩ của nhà văn: Qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân khẳng định:
- Cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện khơng thể tách rời
- Cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị nhưng không thể tồn tại cùng cái ác. Con người chỉ thưởng
thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
- Cái đẹp không thể chung sống chung với tội lỗi; cái thiêng liêng, thánh thiện không thể tồn tại trong một
môi trường dung tục, tầm thường.
3. Đánh giá nghệ thuật, nội dung
- Nhân vật Huấn Cao ấn tượng như thế là nhờ nhà văn tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc
(cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo le, trớ trêu giữa viên quản ngục và Huấn Cao). Bên cạnh đó, nhà văn cịn
sử dụng thành cơng thủ pháp đối lập, tương phản, ngơn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ
kính vừa hiện đại.
- Ca ngợi Huấn Cao - con người hội tụ nhiều vẻ đẹp - Nguyễn Tuân đã khẳng định và tôn vinh sự chiến
thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người, đồng thời bộc lộ lòng yêu nước
thầm kín mà sâu sắc.
C. Kết bài:
Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái "tài" và cái "tâm". Trong cái "tài" có cái "tâm" và cái "tâm" ở đây
chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song "tâm" và "tài"
thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã
thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho

Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ơng vẫn sẽ mãi trong lịng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau
mắt về bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí, Nam Cao đã cắm cho mình một cái mốc vinh quang
trên con đường trở thành nhà văn lớn của văn học hiện thực và văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX.
Đề 3: Phân tích bi kịch tha hóa của Chí Phèo từ người nông dân lương thiện thành thằng lưu manh
“con quỷ dữ” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Từ đó cho biết giá trị hiện thực và nhân
đạo của tác phẩm.
A. Mở bài:
Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn của nền văn học Việt Nam trước Cách mạng. Sau Cách mạng,
ông hăng hái tham gia làm báo kháng chiến. Ơng có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện
phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.Chí Phèo là một trong những tác phẩm
xuất sắc nhất của nền văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng. Bằng ngòi bút sắc sảo, nghệ thuật khắc
họa nhân vật đặc sắc, Nam Cao đã làm nổi bật tấn bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo. Thơng qua bi kịch
này, cũng cho thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
B. Thân bài:
a. Chí Phèo – người nông dân lương thiện

Trang 5


"Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào"( Ngạn ngữ Hi Lạp)
- Sinh ra vơ thừa nhận, bị bỏ rơi trong « cái lị gạch cũ bỏ khơng», được gói gém trong một chiếc váy đụp,
tím ngắt đi vì lạnh và đói -> khơng được hưởng tình mẫu tử và sống nhờ vào lịng trắc ẩn của những con
người rất bất hạnh trong xã hội như bà góa mù, bác Phó cối.
- Lớn lên khơng gia đình, khơng nhà cửa, khơng tấc đất cắm dùi, vậy mà tâm tính hiền lành, lương thiện,
đầy nghị lực:
+ Làm canh điền cho Lí Kiến -> Chăm chỉ, trong sáng, kiếm sống bằng sức lao động.
+ Biết ước mơ về một cuộc sống bình dị, giản đơn “ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày
thuê, vợ dệt vải…….mua dăm ba sào ruộng làm”
+ Bị bà ba – vợ Lí Kiến dụ dỗ, sàm sỡ, gọi bóp chân, mà lại cứ bắt bóp lên trên, trên nữa “ Hắn thấy nhục
hơn là thích”-> ý thức nhân phẩm, giàu lịng tự trọng.

=> Có hồn cảnh riêng đặc biệt nhưng vẫn có nét đẹp chung của những người nông dân lao động hiền
lành, lương thiện, chất phác.
b. Chí Phèo - thằng lưu manh “con quỷ dữ”
- Từ một anh nông dân hiền lành như cục đất , khơng tội lỗi gì, bất ngờ Chí bị đẩy vào vịng lao lí, bị tước
đoạt quyền sống chỉ vì sự ghen tng của lí Kiến .
- Nhà tù thực dân đã tiếp tay cho địa chủ phong kiến để giết chết phần người trong Chí Phèo, biến một nơng
dân lương thiện thành thằng lưu manh, “con quỷ dữ” gớm ghiếc, côn đồ và tàn bạo – một kẻ bị hủy hoại cả
nhân hình lẫn nhân tính:
* Nhân hình: Chí Phèo không thể mang khuôn mặt khoẻ mạnh và lành như đất của anh Chí ngày nào
-“Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng"
- " Hai mắt gườm gườm …Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ … cả hai cánh tay cũng thế. Trơng gớm
chết!”
-> Đi tù về, Chí mang bộ dạng đáng sợ của một thằng lưu manh, một tên cơn đồ, “trơng gớm chết!”.
* Nhân tính: bị hủy hoại về linh hồn, Chí Phèo đã trở thành “con quỷ dữ”, nỗi ám ảnh kinh hoàng của dân
làng Vũ Đại:
- Lối sống vơ thức, bất cần đời: Chí Phèo không cha, không mẹ, không một tấc đất cắm dùi. Và để duy trì
sự sống, duy trì sự tồn tại sau khi ra tù, Chí Phèo chỉ có một cách là cướp giật, ăn vạ, liều mạng để tồn tại
Mà muốn vậy Chí phải gan, phải mạnh , phải liều, những thứ này Chí tìm thấy nơi rượu. Và thế là, Chí chìm
ngập trong cơn say hết ngày này sang ngày khác, hết tháng này sang tháng khác.
- Hành động:
+ Trong thời gian Chí say, Chí mù quáng gây ra biết bao nhiêu tội ác "Hắn say thì hắn làm bất cứ việc gì
người ta sai hắn làm... Hắn tác oai tác quái cho bao nhiêu dân lành, phá bỏ bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát
bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người dân
lương thiện".
- Và Chí cứ thế rơi sâu vào vực thẳm của đau thương , tội lỗi, trượt dài trên con đường tha hoá, trở thành
"con quỷ dữ" của làng Vũ Đại. Và cái giá của con "quỷ dữ" là Chí bị đồng loại xa lánh. Cả làng Vũ Đại
khơng ai muốn gần Chí, khơng ai muốn qua lại, khơng ai muốn nói một lời với Chí.
- Ngơn ngữ: Chí Phèo vừa đi vừa chửi bới, nguyền rủa“Hắn vừa đi vừa chửi”. Chửi tất cả: chửi trời, chửi
đời, chửi cả làng Vũ Đại. Sau đó, tiếng chửi thu hẹp dần, " chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn", "
chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thàng Chí Phèo) -> Dường như đằng sau tiếng chửi lảm

nhảm của Chí Phèo là ý thức mơ hồ về bi kịch về cuộc đời mình, là nỗi căm phẫn, bất mãn, vật vã, tuyệt
vọng của một con người thèm khát được giao tiếp với đồng loại nhưng bị gạt ra khỏi xã hội lồi người .
Tiếng chửi là hình thức giao tiếp tồi tệ nhất của Chí , thể hiện cái khát vọng muốn giao tiếp, muốn chuyện
trò, đơn giản chỉ là có được một tiếng người chửi lại với Chí nhưng Làng Vũ Đại để mặc hắn trong sự im
lặng đáng sợ.
- Trong nỗi cô đơn, đáp lại lời hắn họa may“chỉ có ba con chó dữ”. -> Thành ra Chí Phèo cũng chỉ là một
con vật sống tăm tối giữa sự lạnh nhạt của xã hội loài người.
=> Hiện tượng Chí Phèo là sản phẩm có tính quy luật của tình trạng đè nén, áp bức tàn bạo ở nông thôn
trước Cách mạng tháng Tám.
c. Giá trị hiện thực và nhân đạo :

Trang 6


"Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào"( Ngạn ngữ Hi Lạp)
- Giá trị hiện thực: phản ánh tình trạng một bộ phận nơng dân bị tha hóa về nhân hình và nhân tính , mâu
thuẫn giữa nông dân – địa chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945
- Giá trị nhân đạo: tư tưởng nhân đạo độc đáo, mới mẻ : cảm thương sâu sắc trước cảnh người nông dân bị
lăng nhục; phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ biến thành “thú dữ”;
niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
d. Đánh giá chung:
- Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa sống động, có cá tính độc đáo và nghệ
thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lơ gích.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
- Ngơn ngữ sống động, vừa điêu luyện vừa gần gũi tự nhiên; giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh
hoạt.
- “Chí Phèo” tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình và nhân tính
của người nơng dân lương thiện; đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của con

người ngay cả khi tưởng như họ biến thành "quỷ dữ".
C. Kết bài:
Quá trình tha hóa của Chí Phèo là bước miêu tả chân thực về số phận người nông dân Việt Nam trước
Cách mạng thánh Tám 1945. Từ một người nông dân hiền lành, chất phác, dân bị chèn ép đến mức phải tha
hóa, phải từ bỏ lương thiện, từ bỏ lương tâm, phải chấp nhận trượt dài trên con đường tội lỗi, biến thành một
con "quỷ dữ" , để rồi tuyệt vọng và đớn đau khi bị chối bỏ và bị khai trừ khỏi xã hội lồi người. Tác phẩm
khơng chỉ lên án, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đàn áp và bóc lột nhân dân lao động mà còn thể
hiện sự đồng cảm của nhà văn với những nỗi khổ đau, bị đày đọa và bế tắc ở họ; phát hiện và trân trọng vẻ
đẹp tâm hồn của nhân vật; khao khát đổi thay thực tại để mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đề 4: Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà
văn Nam Cao. Từ đó cho biết giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
A. Mở bài:
Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn của nền văn học Việt Nam trước Cách mạng. Sau Cách mạng,
ông hăng hái tham gia làm báo kháng chiến. Ơng có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện
phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.Chí Phèo là một trong những tác phẩm
xuất sắc nhất của nền văn học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng. Bằng ngòi bút sắc sảo, nghệ thuật khắc
họa nhân vật đặc sắc, Nam Cao đã làm nổi bật tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí
Phèo. Thơng qua bi kịch này, cũng cho thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
B. Thân bài:
* Gặp thị Nở, Chí Phèo thay đổi:
- Lần đầu tỉnh sau một cơn say dài:
+ Thấy miệng đắng, lịng buồn mơ hồ, người bủn rủn, chân tay khơng buồn nhấc, sợ rượu.
+ Nghe “Tiếng chim hót … tiếng cười nói… gõ mái chèo đuổi cá“→ âm thanh quen thuộc của thiên nhiên,
cuộc sống -> tiếng gọi thân thiết của cuộc sống vang vọng đến đôi tai lần đầu tiên tỉnh táo của Chí sau 8 năm
ra tù.
+ Tự nhớ khát vọng thời thanh niên: " ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt
vải..."
+ Nhìn lại cuộc đời mình:
.Quá khứ với ao ước chưa thành hiện thực: “có một gia đình nho nhỏ ….”.
. Hiện tại đáng buồn: “già rồi mà vẫn cịn cơ độc”, “đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời”

. Tương lai khơng tươi sáng: “đói rét và ốm đau, và cơ độc, cái này cịn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau"

Trang 7


"Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào"( Ngạn ngữ Hi Lạp)
 Ý thức nỗi đau của đời mình, cái tình trạng bi đát, thê thảm của hiện tại : đói rét, ốm đau và cơ độc, Chí
sợ cơ độc.
- Lần đầu cảm nhận hương vị cháo hành - hương vị tình người đã đánh thức tính người, bản chất lương
thiện của Chí:
+ Ngạc nhiên, thấy “mắt mình ươn ướt” vì lần đầu được "một người đàn bà cho" -> ngạc nhiên, xúc động –
khóc -> cảm xúc đầy nhân tính, đánh dấu sự thức tỉnh lương tâm của Chí.
+ Nhận ra cháo hành rất ngon: “cháo mới thơm làm sao!” → sự chăm sóc ân cần đầy tình người.
+ Tự hỏi “tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?” rồi tự trả lời “có ai nấu cho mà ăn.....?”
→ cay đắng khi nhớ lại quá khứ.
+ Thấy “lòng thành trẻ con”, “muốn làm nũng…” → con người hiền lành đã trở về.
+ Thèm lương thiện, muốn “làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn" ...xã hội bằng
phẳng của con người lương thiện → khát khao được sống đúng nghĩa là một Con Người.
- " Hắn băn khoăn nhìn Thị Nở như thăm dị" -> Tâm trạng, khát vọng rất tội nghiệp: Chí đang khấp khởi hi
vọng, rưng rưng, bẽn lẽn trở về với cuộc đời.
* Bị thị Nở từ chối, Chí Phèo rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, bị dồn đến đường cùng, giết
bá Kiến rồi tự sát
- Nguyên nhân: Bà cô thị Nở ngăn cản thị lấy Chí Phèo – một thằng khơng cha, rạch mặt ăn vạ.
+ Phát ngơn của bà cơ chính là định kiến xã hội: xã hội chỉ nhìn thấy Chí là một con quỷ dữ, nhân hình méo
mó trong q khứ nhưng khơng nhìn thấy sự thức tỉnh, khát vọng lương thiện của Chí trong hiện tại.
+ Định kiến xã hội khơng cho Chí Phèo con đường trở lại làm người, cự tuyệt quyền làm người, quyền sống
của Chí.
- Tâm trạng, hành động của Chí Phèo:
+ Chí tưởng Thị đùa nên lắc lư cái đầu, ánh mắt ánh lên nụ cười nhìn Thị.
+ Nghĩ ngợi rồi ngẩn người,“ngồi ngẩn mặt”, “khơng nói gì” thấm thía tình đời, tình người.

+ Hắn đuổi theo Thị, nắm lấy tay Thị như níu kéo hi vọng còn lại.
+ Nhặt một hòn gạch vỡ toan đập đầu  bản tính cũ trỗi dậy.
+ Chí muốn uống cho say để quên đi nỗi đau nhưng "càng uống lại càng tỉnh ra" " Tỉnh ra, chao ôi, buồn!"
-> Cái tỉnh của lương tri, tỉnh ra và đau đớn thay cho kiếp người bị cự tuyệt của mình.
+ “cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành” -> thoang thoảng tình người mà Chí khát khao, tiếng gọi của
lương tri đang hiển hiện.
+Vừa uống rượu vừa khóc, “ơm mặt khóc rưng rức” khóc cho bi kịch của cuộc đời mình, khóc cho khát
vọng được trở lại làm người lương thiện không thành -> đau đớn, tuyệt vọng
+ Đòi đâm chết cả nhà thị Nở nhưng lại xách dao đến nhà bá Kiến -> Ý thức được ai là kẻ thù, đã cướp đi
quyền làm người lương thiện.
+ Lên tiếng dõng dạc: “Tao muốn làm người lương thiện.” Nhưng Chí lập tức tự ý thức được bi kịch của
cuộc đời mình : “Ai cho tao cho tao lương thiện?”, “Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai này?
Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết khơng....Biết khơng!"
+ Câu hỏi đó Bá Kiến khơng trả lời được và Chí đã giết bá Kiến: kẻ trực tiếp gây nên bi kịch đời mình
+ Tự sát → khơng cịn đường sống: khơng muốn trở lại kiếp sống thú vật, làm người lương thiện lại khơng ai
chấp nhận. Chí đã chết trên ngưỡng cửa trở về lương thiện để cho khát vọng lương thiện được sống.
- Cái chết của Chí Phèo: “Giãy đành đạch … máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm ngáp ngáp.”
+ Cái chết quằn quại, đau đớn, uất ức
+ Nói lên khát khao cháy bỏng được sống lương thiện của Chí Phèo
+ Tố cáo mãnh liệt xã hội thuộc địa phong kiến
+ Chứng tỏ cảm quan hiện thực sâu sắc của tác giả.
-> Hình tượng nhân vật Chí Phèo là hiện tượng mang tính quy luật, người nơng dân từ bần cùng hóa đến
lưu manh hóa. Con đường từ bần cùng đến lưu manh hóa rất là thuận chiều. Nhưng con đường từ lưu manh
đến người lương thiện đầy chông gai trắc trở và người nông dân rơi vào bi kịch.
* Giá trị hiện thực và nhân đạo:

Trang 8


"Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào"( Ngạn ngữ Hi Lạp)

- Qua bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí, qua cái chết tất yếu của Chí cịn là một dụng ý nghệ
thuật của Nam Cao để từ đó để làm sâu sắc hơn giá trị hiện thực của tác phẩm. Phải để Chí Phèo chết thì ý
nghĩa tố cáo, lên án xã hội của tác phẩm mới mạnh mẽ gay gắt (xã hội ấy không chỉ đẩy người nông dân
lương thiện vào con đường lưu manh tha hóa mà cịn dồn họ đến mức đường cùng khiên họ phải tự hủy diệt
sự sống của mình).
- Để Chí Phèo chết cũng là một cách Nam Cao thể hiện chiều sâu trong tư tưởng nhân đạo của mình. Nam
Cao khơng nhẫn tâm nhìn Chí tiếp tục trượt dài trên con đường của sự tha hóa, chìm đắm trong kiếp sống
của lồi quỷ dữ. Vì thế cần phải tìm một cách để giải thốt cho Chí và để cho anh tự sát là cách duy nhất để
giải thốt Chí khỏi kiếp sống tăm tối này. Một cuộc sống khơng ra sống thì chết chính là một sự giải thốt.
Trong cuộc sống có những cái chết biểu hiện cho sự hèn nhát, bế tắc, yếu đuối. Nhưng cũng có cái chết lại là
bước mở đầu cho sự sống mới, cho sự tháo cũi xổ lồng để giải thốt chính bản thân. Cái chết ấy cịn là tiếng
chng cảnh tỉnh đối với xã hội đầy bất cơng, định kiến thiếu tình người.
* Đánh giá chung:
- Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu, vừa sống động, có cá tính độc đáo và nghệ
thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lơ gích.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện vừa gần gũi tự nhiên; giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh
hoạt.
- “Chí Phèo” tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả nhân hình và nhân tính
của người nơng dân lương thiện; đồng thời nhà văn phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của con
người ngay cả khi tưởng như họ biến thành "quỷ dữ".
C. Kết bài:
Bằng nghệ thuật bậc thầy trong miêu tả tâm lí nhân vật, Nam Cao đã để cho nhân vật Chí Phèo tự độc
thoại nội tâm, suy nghĩ về bản thân mình với tâm hồn mang nỗi đau quằn quại của một con người bị cự tuyệt
quyền làm người, đã mang lại cho người đọc một cái nhìn hồn tồn mới, ở một góc độ mới về nơng dân: cái
nhìn vào cõi tinh thần, vào chiều sâu bi kịch. Viết những trang văn đau đớn thấm đẫm nước nhân đạo sâu
sắc.

Đề 5: Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh con người phố huyện lúc chiều tàn và về đêm trong truyện

ngắn “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam. Từ đó, trình bày cảm nhận về tư tưởng nhân đạo của tác giả.
A. Mở bài
Thạch Lam là một cây bút truyện ngắn xuất sắc trong nhóm Tự lực văn đồn, thành cơng nổi bật ở truyện
ngắn, thường viết về những truyện khơng có chuyện. Ơng chủ yếu đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật
với những cảm xúc mong manh, mơ hồ, mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình. Tác phẩm của Thạch
Lam thấm đượm tình cảm thương yêu, giọng văn nhẹ nhàng, văn phong trong sáng, giản dị. Tiêu biểu cho lối
viết đó là truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, được in trong tập “Nắng trong vườn” (1938). Đọc tác phẩm, người đọc
khơng thể qn hình ảnh con người phố huyện lúc chiều tàn và về đêm sống nghèo khổ, tăm tối, quẩn quanh
nhưng cũng mong đợi một ngày mai tươi sáng. Từ đó, ta cũng cảm nhận rõ tư tưởng nhân đạo sâu sắc và
đáng quý của nhà văn.
B. Thân bài
1. Cảm nhận hình ảnh con người phố huyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”
* Trong cảnh vật chiều tàn, chợ tàn, con người phố huyện là những kiếp người tàn tạ:
- Vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa…
- Mấy đứa trẻ con nhà nghèo cúi lom khom … đi lại … “nhặt nhạnh thanh nứa thanh tre”, những gì cịn
sót lại → Những cảnh đời nghèo khổ đáng thương.
- Mẹ con chị Tí:

Trang 9


"Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào"( Ngạn ngữ Hi Lạp)
+ Mẹ con chị Tí: ngày mị cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước ra bán, chả kiếm được bao nhiêu nhưng “ngày
nào cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm” → vất vả.
+ Con chị Tí thì "loay hoay nhóm lửa để nấu nồi nước chè" -> tuổi thơ không được học hành, vui chơi mà
phải theo mẹ để mưu sinh.
- Bà cụ Thi: hơi điên, nghiện rượu, “đi lần vào bóng tối”, “tiếng cười khanh khách nhỏ dần về phía làng →
kiếp sống tàn tạ, vô nghĩa.
- Hai chị em Liên: trơng cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, tối nào cũng tính tiền hàng, ngồi trên chiếc chõng tre cũ
nát sắp gãy đặt trước cửa hàng, ngồi lên nghe kẽo kẹt → kinh tế khó khăn, tàn lụi, nghèo khó

- Mẹ của Liên, An: "bận làm gạo" là người lao động chính của gia đình, trụ cột gia đình vào lúc thầy Liên
mất việc, cả gia đình phải từ Hà Nội dọn về ở phố huyện nghèo khổ, tối tăm.
* Tâm trạng của Liên:
- Sự tinh tế, nhạy cảm trước sự chuyển biến của thiên nhiên trong thời khắc ngày tàn:
+ Sự cảm nhận của Liên về mùi riêng của đất quê trong cái phiên chợ tàn " mùi âm ẩm bốc lên...của quê
hương này" -> tình yêu dành cho phố huyện.
+ "Trong cửa hàng hơi tối... ngây thơ của chị". “thấy lòng buồn man mác” trước cái thời khắc của ngày tàn.
-> Nghệ thuật miêu tả tinh tế, vừa gợi cái buồn cho buổi chiều quê vừa gợi nỗi buồn trong tâm hồn con
người.
- Nhân hậu, yêu thương:
+ Liên trơng thấy động lịng thương những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp nhưng “cũng khơng có tiền để cho
chúng nó”
+ Ân cần quan tâm, yêu thương, ái ngại, xót xa cho gia cảnh của mẹ con chị Tí "Sao hơm nay chị dọn hàng
muộn thế?"
+ Ánh mắt ái ngại nhìn theo đầy thương cảm, đầy xót xa dành cho bà cụ Thi.
* Phố huyện lúc đêm khuya ngập đầy bóng tối, hình ảnh con người với những cảnh đời thật đáng
thương, cơ cực, nghèo nàn:
- Chị Tí:
+ "chị phe phẩy cành chuối khơ đuổi ruồi bị trên mấy thức hàng" -> Hàng vắng, ế khách, tiêu điều, ảm đạm.
+ "Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ ?" -> ngồi trông chờ, mong đợi vẩn vơ khách hàng quen thuộc đến
mức nhàm chán -> Mức thu nhập chỏng hàng chị Tí khơng đáng bao nhiêu.
+ Gia đình bác xẩm: kiếm sống bằng tiếng hát, tiếng đàn, ngồi trên manh chiếu, “chiếc thau sắt trắng
trước mặt”, thằng con bò ra đất nghịch nhặt những rác bẩn, “tiếng đàn bầu bật trong n lặng”, nhưng bác
chưa hát vì chưa có khách nghe → kiếp sống vất vưởng.
+ Bác Siêu bán phở: gánh hàng phở “kĩu kịt” trên vai, khơng có người mua (thứ quà xa xỉ, nhiều tiền) →
cuộc sống bấp bênh do bn bán ế ẩm
- Chị em Liên:
+ Nhìn trẻ con chơi đùa, nói cười vui vẻ, hai chị em muốn hòa nhập, nhưng lại sợ trái lời mẹ dặn phải trông
hàng -> thèm thuồng, cam chịu.
+ "Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị khơng sợ nó nữa" -> Liên đã từng rất sợ bóng tối nhưng mà ở trong

bóng tối đến một lúc Liên quen với bóng tối, Liên không sợ nữa -> cam chịu và tội nghiệp.
- "Những người về muộn từ từ đi trong đêm" -> ai cũng mang nỗi niềm về gánh nặng mưu sinh đè nặng trên
vai mà chưa tìm được con đường giải thoát.
-> Những kiếp người nghèo khổ, lam lũ, sống vật vờ trước Cách mạng tháng Tám.
* Ước mơ đổi đời: Đằng sau sự vất vả lam lũ, đơn điệu, vơ vọng, quẩn quanh, con người phố huyện đều có
chung ước mơ " Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng
ngày của họ”. Ước mơ của họ chỉ là nỗi khắc khoải, mơ hồ, chập chờn và vu vơ, mờ mịt quá, không rõ ràng,
rất tội nghiệp. Dù trong hồn cảnh sống ấy, họ cũng khơng mất hết hi vọng, cho thấy vẻ đẹp của niềm tin,
niềm hi vọng, cơ sở để họ hướng đến ngày mai, vượt thoát khỏi hồn cảnh sống hiện tại của mình. Đây là
ước mơ đáng trân trọng.
* Tâm trạng của Liên:
- Những rung động tinh tế trước cuộc sống xung quanh:

Trang 10


"Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào"( Ngạn ngữ Hi Lạp)
+ Thích thú ngắm bầu trời đêm với ngàn sao lấp lánh và ngàn sao ấy tưởng tượng ra dịng sơng Ngân Hà,
tưởng tượng ra hai con vịt đi theo chân ông Thần Nơng -> Đó là cả thế giới cổ tích thời xa xưa của cô bé ,
thế giới tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên, thế giới của thần tiên bây giờ về và sống lại nguyên vẹn.
+ Liên cảm nhận thấy nguồn sáng của con đom đóm lập lịe, nguồn sáng khác nhau: khe sáng, hột sáng,
quầng sáng, vùng sáng.....-> tinh tế, nhạy cảm nhận ra sự khác biệt của những nguồn sáng phát ra từ nhiều
nguồn khác nhau.
+ Liên còn cảm nhận thấy được cả loài hoa bàng rụng xuống vai khe khẽ -> sự rung động, nhạy cảm.
- Xót xa cho hiện tại, buồn bã yên lặng dõi theo những cảnh nhọc nhằn, những kiếp người tàn tạ; cảm nhận
sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ.
- Khao khát đổi thay: : trong thế giới phố huyện tối tăm quá, mờ mịt và bế tắc, Liên khao khát hướng tới ánh
sáng, mong muốn cuộc đời sáng tươi, chủ động đi tìm sự tươi sáng giữa bóng tối đặc qnh nơi phố huyện:
+ Liên ln đi tìm tất cả nguồn sáng của bếp lửa, của đom đóm, của sao trời để làm sao đẩy, xua tan bóng tối
đang đặc qnh lại.

+ Liên tìm đến nguồn sáng thứ hai gắn với kí ức về Hà Nội rực rỡ ánh sáng trong hồi niệm q khứ.
+ Liên tìm đến nguồn sáng thứ ba rực rỡ và hiện hữu, có thể thỏa mãn thèm khát của Liên và em đó là ánh
sáng của chuyến tàu từ Hà Nội về.
2. Nhận xét tư tưởng nhân đạo của tác giả:
- Tư tưởng nhân đạo là tư tưởng của tác giả thể hiện tấm lòng yêu thương, sự quan tâm, yêu thương, đồng
cảm với số phận bất hạnh của con người, đồng thời trân trọng khát khao cao đẹp của con người.
- Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đó là thái độ đồng cảm,
xót thương cho cảnh ngộ, những kiếp người lầm than, cơ cực, sống lặng lẽ, đơn điệu trong bóng tối
của người dân phố huyện; trân trọng ước mơ, khát vọng đổi đời tuy nhỏ bé, mong manh mơ hồ của họ.
Đồng thời, nhà văn cũng giành tình cảm tha thiết, trìu mến cho thế giới trẻ thơ.
3. Đánh giá nghệ thuật, nội dung:
- Hình ảnh con người trong phố huyện được khắc họa thành công là nhờ nhà văn sử dụng bút pháp tương
phản, đối lập, miêu tả những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người. Đặc biệt, ngơn ngữ, hình
ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng, giọng văn thủ thỉ tâm tình, thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng. Đồng
thời, cốt truyện đơn giản; nổi bật là dịng tâm trạng chảy trơi, những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ
trong tâm hồn nhân vật.
- Với những nghệ thuật ấy, nhà văn gửi gắm tấm lòng yêu thương, đồng cảm, trân trọng dành cho người dân
phố huyện trước Cách mạng tháng Tám.
C. Kết bài
- Nhìn chung, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã thể hiện niềm xót thương của tác giả đối với những kiếp người
sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng; sự trân trọng ước mong đổi đời tuy
còn mơ hồ, bé nhỏ, mà tha thiết của họ. Tất cả góp phần khẳng định giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, xuất
phát từ tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn.
- Qua đó, ta thêm đồng cảm với những cảnh đời bất hạnh trong xã hội và thêm yêu quý nhà văn Thạch Lam
và tác phẩm của ơng.
DÀN Ý MANG TÍNH CHẤT NHƯ MỘT TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ CÁC EM
NGHIÊN CỨU VÀ VẬN DỤNG CHO PHÙ HỢP VỚI ĐỀ BÀI, THỜI GIAN VÀ KHẢ NĂNG.

Trang 11




×