Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Góc nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.52 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

BÀI BÁO CÁO
ĐỀ TÀI
CHỦ THỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TÁC PHẨM “TUỔI
THƠ DỮ DỘI”

Học phần: Lí luận văn học đương đại
Mã học phần: XN208
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Lê Thị Nhiên
Nhóm thực hiện: 05

Ngày 30 tháng 10 năm 20022
NHÓM THỰC HIỆN
&
Họ và tên

MSSV

Nhiệm vụ

Sơn Kha Duy

B2006445

Giới thiệu chung chủ thể và điểm nhìn trần thuật và kết luận.

Phạm Phước Lộc


B2015638

Giới thiệu chung chủ thể và điểm nhìn trần thuật và kết luận.

Võ Phước Hậu

B2015625

Tác giả Phùng Quán và tóm tắt “Tuổi thơ dữ dội”.
1


Nguyễn Thị Trang Đài

B1707907

Giá trị nội dung “Tuổi thơ dữ dội”

Trần Kiều Như Ngọc

B2006465

Chủ thể và điểm nhìn trần thuật trong “Tuổi thơ dữ dội”.

Lê Tường Oanh

B2015656

Ngôn ngữ trần thuật trong “Tuổi thơ dữ dội”.


Võ Thúy Hà

B2015621

Ngôn ngữ trần thuật trong “Tuổi thơ dữ dội”.

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT..................................................4
1.1 Khái niệm chủ thể và điểm nhìn trần thuật.......................................................................................4
1.2 Các yếu tố cơ bản của chủ thể và điểm nhìn trần thuật...................................................................4
1.3 Vai trị của chủ thể và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết:.......................................................5
Chương II: TÁC GIẢ PHÙNG QUÁN VÀ TÁC PHẨM “TUỔI THƠ DỮ DỘI”......................................................5
2.1 Tác giả Phùng Quán:...............................................................................................................................5
2


2.1.1 Cuộc đời:..................................................................................................................................................5
2.1.2 Sự nghiệp sáng tác:.................................................................................................................................5
2.2 Tác phẩm “Tuổi thơ dữ dội”...................................................................................................................6
2.2.1 Sơ lược về tác phẩm...............................................................................................................................6
2.1.2 Tóm tắt tác phẩm.....................................................................................................................................6
2.3 Giá trị nội dung tác phẩm “Tuổi thơ dữ dội”- Bản hòa ca đầy cảm xúc trong chiến tranh...............8
CHƯƠNG III: CHỦ THỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG “TUỔI THƠ DỮ DỘI”.....................................9
3.1 Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết :Tuổi thơ dữ dội”:.................................................................9
3.1.1 Điểm nhìn trần thuật gắn với chủ thể trần thuật trong Tuổi thơ dữ dội:...........................................9
3.1.2 Điểm nhìn trần thuật gắn với khơng gian và thời gian trong cuộc kháng chiến:..............................11
3.1.3 Sự dịch chuyển một cách linh hoạt của điểm nhìn trần thuật:..........................................................14
3.2 Ngơn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội”................................................................15
3.2.1 Ngôn ngữ người kể chuyện..................................................................................................................15
3.2.1.1 Phương ngữ...................................................................................................................................16

3.2.1.2 Ngữ vực..........................................................................................................................................16
3.2.1.3 Trường:...........................................................................................................................................17
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................................18

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT.
1.1 Khái niệm chủ thể và điểm nhìn trần thuật.
Chủ thể và điểm nhìn trần thuật chỉ ra những cách thức mà một câu chuyện được kể
đến– một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được
giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà
trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu
3


1.2 Các yếu tố cơ bản của chủ thể và điểm nhìn trần thuật.
Theo lí thuyết tự sự học, có ba yếu tố cơ bản về kiểu nhìn gắn với ba kiểu điểm nhìn
phổ biến ở người kể chuyện:
- Nhìn “từ đằng sau” gắn với điểm nhìn tồn tri khi người kể chuyện có vai trị tồn
năng với cái nhìn thơng suốt tất cả.
- Nhìn “từ bên trong” gắn với điểm nhìn bên trong khi người kể chuyện là nhân vật.
Điểm nhìn bên trong thường thể hiện qua độc thoại nội tâm của nhân vật.
- Nhìn “từ bên ngồi” gắn với điểm nhìn bên ngồi: Đây là điểm nhìn của người kể
chuyện khi anh ta đứng ngoài, chỉ kể “chuyện” chứ khơng hiểu rõ tâm lí nhân vật. Đây
cũng là điểm nhìn từ các nhân vật khác.
Thật ra, trong các tác phẩm văn học, chọn kiểu nhìn nào và xuất phát từ điểm nhìn
nào để người kể chuyện kể lại “chuyện” chính là do cách tổ chức “truyện” có dụng ý của
nhà văn. Dù nhà văn kể với tư cách là người kể chuyện hàm ẩn hay trao quyền cho nhân
vật, dù từ điểm nhìn nhân vật hay điểm nhìn của chính bản thân, mọi cách nhìn, xuất phát
từ mọi điểm nhìn đều thể hiện được trực tiếp hay gián tiếp quan niệm, tư tưởng, thái độ
của chủ thể sáng tạo. Trong nghệ thuật kể chuyện có những tác phẩm chỉ có một kiểu
điểm nhìn từ đầu đến cuối, có những tác phẩm phối ghép nhiều kiểu điểm nhìn hoặc ln

phiên trượt điểm nhìn. Tuy nhiên, trong khn khổ một bài nghiên cứu, chúng tơi khơng
thể trình bày sâu các hình thức trần thuật gắn với ba kiểu điểm nhìn cơ bản này. Chúng tơi
tập trung vào hình thức trần thuật từ ngơi thứ nhất với điểm nhìn bên trong bởi đây được
xem là một dạng trần thuật phổ biến của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
1.3 Vai trò của chủ thể và điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết:
Truyện bao giờ cũng được kể từ một điểm nhìn nhất định và bởi một người kể chuyện
nào đó. Pospelov khẳng định vai trị quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm
tự sự: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ
thể trần thuật, hay, nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà
anh ta miêu tả”.
Chương II: TÁC GIẢ PHÙNG QUÁN VÀ TÁC PHẨM “TUỔI THƠ DỮ DỘI”.
2.1 Tác giả Phùng Quán:
2.1.1 Cuộc đời:
Phùng Quán (1932-1995), quê tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh
Thừa Thiên - Huế. Ông là nhà văn, nhà thơ Việt Nam và bắt đầu sáng tác vào khoảng thời
4


gian của cuộc chiến Đông Dương. Năm 1945 ông tham gia Vệ quốc quân, là chiến sĩ trinh
sát trung đoàn 101. Sau đó ơng tham gia Thiếu sinh qn Liên khu IV, đồn Văn cơng
Liên khu IV. Đầu năm 1954, ông làm việc tại cơ quan sinh hoạt văn nghệ Quân đội thuộc
Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
2.1.2 Sự nghiệp sáng tác:
Phùng Quán nổi tiếng với những tác phẩm văn xuôi và thi ca. Trong các tác giả văn
học Việt Nam, có thể nói Phùng Quán là một trong những cây bút xuất sắc của mảng văn
học thiếu nhi. Ơng đã tạo tên tuổi cho mình ở ngay tác phẩm đầu tay là “Vượt Côn Đảo”
và tác phẩm đã mang lại giải thưởng của hội Nhà Văn Việt Nam năm 1955. Năm 1957,
Phùng Quan tham gia phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm bằng hai bài thơ “Lời mẹ dặn”
và “Chống tham ơ lãng phí”. Khi phong trào này chấm dứt, dưới tác động của nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phùng Quán bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn

Việt Nam. Đến năm 1987, tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” ra đời được trao giải A giải
thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và chính thức xuất bản năm 1988. Sau 30 năm bị
“treo bút” thì ơng cũng đã được phục hồi hội tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
2.2 Tác phẩm “Tuổi thơ dữ dội”.
2.2.1 Sơ lược về tác phẩm.
“Tuổi thơ dữ dội” là tiểu thuyết dài tám phần được tác giả chắp bút vào năm 1968
và xuất bản năm 1988 của nhà văn Phùng Quán. Tác phẩm xoay quanh cuộc sống chiến
đấu và hy sinh của những thiếu niên 13, 14 tuổi trong hàng ngũ Đội thiếu niên trinh sát
của trung đoàn Trần Cao Vân. Những Lượm, Mừng, Quỳnh sơn ca, Hòa đen, Bồng da
rắn, Vịnh sưa, Tư dát... mỗi người một hoàn cảnh song đều chung quyết tâm, nhiệt huyết
và lòng yêu nước, đã tham gia chiến đấu hết mình và hy sinh khi tuổi đời cịn rất trẻ.
2.1.2 Tóm tắt tác phẩm.
“Tuổi thơ dữ dội” kể lại ᴄâu ᴄhuуện ᴄủa Đội Thiếu niên Trinh ѕát trung đoàn Trần
Cao Vân. Kháᴄ ᴠới những ᴄâu ᴄhuуện ᴄhiến tranh thường thấу, tác phẩm không tập trung
miêu tả những anh lính ᴄụ Hồ oai phong lẫm liệt, những mối tình ᴄhiến ѕĩ đi ᴄùng năm
tháng, mà nhân ᴠật ᴄhính ᴄủa “Tuổi thơ dữ dội” là những ᴄhú bé tham gia Vệ Quốᴄ Đoàn
từ năm 12, 13 tuổi.
“Tuổi thơ dữ dội” kể lại câu chuyện của Đội Thiếu niên Trinh sát trung đoàn Trần
Cao Vân - trung đội Vệ quốc đoàn đóng tại mặt trận Thừa thiên Huế. Trung đội gồm 31
chiến sĩ nhỏ với độ tuổi từ 10-15. Truyện mở đầu bằng cảnh chen chúc tìm hiểu tin tức
kháng chiến của người dân Huế ở một bên cầu Bao Vinh, bên kia cầu là mặt trận. Giữa
lúc hỗn loạn, cậu bé Mừng đã lọt qua vịng vây của anh lính gác để chạy về bên kia cầu.
Đã nhiều lần, cậu thấy bên phía mặt trận có một tốn trẻ con được tập trận, đi hành quân
và Mừng đã trà trộn vào đám trẻ ấy. Khi bị phát hiện, Mừng tha thiết xin đội trưởng gia
nhập đội và xung phong làm mẫu bộ môn nhảy từ thành cầu xuống sông để đội trưởng
5


biết cậu có khả năng đánh giặc. Mừng có cha dượng và mẹ ruột nhưng đã nói dối mình
mất cha mẹ để được vào đội. Sau đó, đội trưởng xin phép cấp trên và cậu được gia nhập

đội, nâng tổng số đội thiếu niên Vệ quốc đoàn của Huế lên 31 em.
Trong trung đội, mỗi em có một hồn cảnh gia đình khác nhau, cách gia nhập đội
chiến đấu cũng khơng em nào giống em nào. Chính vì vậy, câu chuyện về các em được
Phùng Quán sắp xếp song song và xen kẽ nhau tạo nên một bức tranh rực rỡ, nhiều gam
màu nhất.
Lượm – chú bé gan góc và mưu trí, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách
mạng và cha là một cán bộ Việt Minh. Lượm thể hiện mình là một chiến sĩ cừ khơi với
bản lĩnh vững vàng như một chiến sĩ trưởng thành ngay từ những ngày đầu tiên tham gia
Vệ Quốc đoàn. Mọi người hay gọi Lượm sút, là một chiến sĩ trưởng ban ám sát đồn Hộ
Thành và rải truyền đơn ln hồn thành xuất sắc nhiệm vụ khi được giao. Nhưng rồi
Lượm bị chính đồng đội của mình là Kim điệu phản bội, chú bé bị giặc bắt tra tấn, kìm
kẹp và đe dọa. Tuy chưa bao giờ gục ngã nhưng Lượm đã khơng giữ được lịng mình mà
bật khóc và suy sụp khi chỉ huy trưởng bị bắt vào nhà lao Thiên Phủ. Đó là giây phút yếu
lịng của chú bởi chú cũng vẫn chỉ là một đứa trẻ có sự ngây thơ. Lịng u nước ln
cháy rực trong con người bé bỏng, Lượm vượt tù 3 lần bị bắt là cả 3 lần tìm cách bỏ trốn.
Trong “Tuổi thơ dữ dội”, Lượm là chỗ dựa tinh thần vững chãi cho những đứa trẻ khác
khi chú bé luôn là một đại diện cho lòng yêu nước cháy bỏng và niềm tin hi vọng.
Cậu thiếu niên Vịnh sưa – đội trưởng của tiểu đội 4, gia nhập đội do chứng kiến
bọn giặc hành hạ và giết hại nhiều người trong gia đình mình. Cậu xin theo một đội trinh
sát sau vài lần được đội nhờ làm liên lạc, đến khi Huế thành lập đội Vệ quốc đoàn, Vịnh
được đưa về gia nhập đội và hi sinh ngay nhiệm vụ lớn đầu tiên của đội mình. Vịnh cùng
ba em khác được cử vào một đội trinh sát cho trận đánh lớn sắp tới và cậu đã tình cờ vào
giữa lịng địch trong đêm trinh sát. Cậu tìm và đốn được phía sau ngôi nhà cậu lạc vào là
kho xăng đạn của giặc, không hề nao núng, Vịnh đã liều lĩnh leo lên cột cờ của khu nhà
và đánh tín hiệu về đài quan sát. Giây phút ban chỉ huy nhận được tín hiệu yêu cầu bắn
của Vịnh cũng là giây phút cậu hi sinh. Vịnh trở thành ngọn đuốc sống, thiêu cháy kho
xăng đạn của giặc.
Quỳnh – sơn ca là cậu bé mang dáng dấp công tử, trắng trẻo, dịu dàng đến mức
mỏng manh. Ấy vậy, cậu lại là người dám từ bỏ gia đình giàu có nhưng là Việt gian của
mình và vào chiến khu, đến chết cũng khơng tha thứ cho gia đình. Quỳnh là người chiến

sĩ nhỏ đã cống hiến cho kháng chiến những bản nhạc hào hùng, làm trỗi dậy ý chí chiến
đấu của tồn thể bộ đội lúc bấy giờ. Cái chết của Quỳnh là sự hi sinh mãnh liệt đến mức
ám ảnh – cậu đột tử sau khi gắng gượng hết sức để hát bài ca cách mạng do chính cậu
sáng tác. Cậu muốn nói cho những người thân muốn bắt cậu rời cách mạng rằng dẫu có
chết, Quỳnh cũng sẽ chết tại chiến khu, với trái tim u cách mạng thuần khiết khơng gì
lay chuyển nổi.
Và cuối cùng là cậu bé Mừng, nhân vật đã gia nhập đội trong một hoàn cảnh rất buồn
cười. Mừng yêu bạn, yêu chiến khu với trái tim ngây thơ vô cùng, tuy là đứa nhỏ con nhất
6


đội nhưng việc gì cậu cũng dám làm, kể cả việc ôm bom cảm tử. Cậu chỉ sợ quả bom to
quá, cậu không ôm nổi! Mừng là người liên lạc kỳ tài, nhỏ bé như vậy nhưng cậu đọc
rành rọt bản đồ trận địa cứ như đã học từ trong bụng mẹ, đi trinh sát và dẫn đường chưa
bao giờ đi sai. Ấy vậy mà, chỉ vì sự ngây thơ của mình, Mừng đã phải trả giá bằng cả
mạng sống. Cậu bị người bạn đã từng cùng đội – nay đã trở thành gián điệp cho giặc đánh
lừa, khiến cả chiến khu nghi ngờ cậu là Việt gian. Cậu bé ngây thơ đó, đến cả nghĩa của từ
Việt gian, cậu cũng khơng hiểu hết. Cậu chỉ biết đó là một từ rất xấu xa và có hại với cách
mạng mà thơi. Mừng bị xa lánh, ghét bỏ và một mình chống chọi với cả chiến khu cho
đến tận cuối câu chuyện.
Nghiệt ngã thay, mẹ của cậu tìm đến chiến khu ngay thời điểm cậu bị xem là Việt
gian, mẹ cậu trút hơi thở cuối cùng với niềm day dứt và nỗi đau đến vô tận. Và Mừng
cũng thế, cậu ôm xác mẹ, kêu gào rồi chỉ lặp đi lặp lại duy nhất một câu: “Con không
phải Việt gian! Con là Vệ quốc đoàn”. Trong thời khắc như mê dại đi vì nỗi đau mất mẹ,
bị mẹ nghĩ là Việt gian, Mừng chợt bừng tỉnh và chạy đến đài quan sát đúng thời điểm cả
đội quan sát trúng đạn hi sinh dưới chân đài. Mừng được đội trưởng giao nhiệm vụ quan
sát, khoảnh khắc Mừng ra hiệu cho bom nổ, toàn bộ tốn giặc chết, em cũng hi sinh. Câu
nói cuối cùng mà Mừng nói với đại đội trưởng qua ống nghe đã át hết tất thảy tiếng bom
đạn: “Anh ơi, anh đừng nghĩ em là Việt gian nữa anh hí.”
Bên cạnh đó, “Tuổi thơ dữ dội” cịn kể cho chúng ta nghe rất nhiều câu chuyện đẹp

về người chiến sĩ, về những cậu bé sống hết mình cho cách mạng, về những con người vì
cách mạng mà dám từ bỏ nhà cửa, tài sản để cống hiến hết mình.
2.3 Giá trị nội dung tác phẩm “Tuổi thơ dữ dội”- Bản hòa ca đầy cảm xúc trong
chiến tranh.
2.3.1 Những đứa trẻ mang tầm vóc anh hùng.
Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, trải qua tuổi thơ bên bom đạn
và chứng kiến sự tàn độc của đế quốc, những chiến sĩ nhỏ tuổi đã bỏ qua những mộng mơ
mà mang lòng căm thù giặc sâu sắc. Với sự dũng cảm cùng quyết tâm đẩy lùi giặc đế
quốc và Việt gian, những chiến binh nhỏ đã góp phần làm nên hình hài đất nước.
Nếu Vinh-sưa đã hóa ngọn lửa cháy rực màu cờ Việt Nam giữa biển trời mênh mơng
thì Lượm đã cắn chặt răng chịu những địn tra tấn dã man mà không tiết lộ một thông tin
nào. Nếu Quỳnh đã dám từ bỏ gia đình Việt gian để đến với Vệ quốc đồn thì Mừng đã
dám nhận mình mồ cơi để được gia nhập đội. Họ vốn dĩ là những đứa trẻ sống với những
ước mơ cháy bỏng, họ vốn dĩ là những đứa trẻ với những sắc màu khác nhau. Họ - những
anh hùng trẻ tuổi đã dấy lên ngọn lửa hừng hực khí thế cho cách mạng. Họ - những con
người bản lĩnh đã đấu tranh giành tự do, độc lập và mang đến hịa bình cho đất nước.
Thơng qua hình ảnh sợ hãi tiết lộ hết mọi bí mật cách mạng khi bị giặc đánh của Kim
điệu, chúng ta thấy rõ những chiến binh đã đứng giữa lằn ranh bản thân và đất nước. Nếu
trên vai Kim điệu là lợi ích của bản thân thì trên vai những chiến sĩ Vệ quốc đồn là trách
7


nhiệm, là sự trung thành tuyệt đối với đất nước. Chúng ta thật biết ơn khi được sống trong
vòng tay che chở của anh hùng dân tộc!
“Chúng ta quyết định ra đi thà chết khơng lui, để góp phần cùng các anh lớn đánh
đuổi bọn thực dân cướp nước ra khỏi bờ cõi Tổ quốc thân yêu của chúng ta. Khi đất nước
đã tự do, Tổ quốc đã hoàn toàn độc lập, thì nhất định người Việt Nam chúng ta sẽ được
hưởng một cuộc đời sung sướng, hạnh phúc gấp trăm nghìn lần hơm nay.”
Suy nghĩ và hành động ngoan cường của các cậu khiến những người trưởng thành
phải nghiêng mình thán phục. Bên trong hình hài nhỏ bé ấy chứa đựng một trái tim quả

cảm và một lòng nồng nàn yêu nước, tạo nên một lịch sử bất khuất, hào hùng của dân tộc
Việt Nam. Các cậu đã mãi mãi dừng lại ở độ tuổi mười mấy, lấy xương máu để bảo vệ tổ
quốc, lấy xác thịt để xây dựng quê hương.
“Tuổi thơ dữ dội” là những trang sử thi hào hùng mang sự ám ảnh và bầu không khí
đau thương xen lẫn những cảm xúc đẹp đẽ về tình qn dân, tình đồng chí đồng đội và
tình u quê hương đất nước. Tác phẩm chứa đựng giá trị hiện thực và nhân đạo nhưng
không kém phần mới mẻ, khiến chúng ta nghẹn ngào đắm chìm trong dịng chảy cách
mạng. Được thấy bề dày lịch sử, chúng ta sẽ trân q hơn giá trị của hịa bình độc lập, từ
đó biết ơn cơng lao và học hỏi tinh thần thép của cha ông ta, giữ vững truyền thống yêu
nước nồng nàn.
2.3.2 Tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa và nhiệm vụ thời đại.
Đề tài chiến tranh - hịa bình ln cịn vẹn ngun giá trị trong nền văn học thế giới
và nước nhà vì ở thời kì lịch sử nào thì lịng u nước thiêng liêng, cao q vẫn luôn là
giá trị cốt lõi của nhân loại.
Tác gia Phùng Quán đã thành công trong việc phác họa lại bức tranh hiện thực chiến
tranh tàn khốc thời vệ quốc. Chỉ là độc giả tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” mà tiếng bom
đạn vang rền trong những trang sách vẫn còn hiện hữu trong tâm trí chúng ta. Vậy, những
gì nhân loại phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh phi nghĩa là quá nặng nề!
Họ - kẻ ngoại xâm - những con người - những đồng loại của chúng ta - sẵn sàng giết
chúng ta. Họ đến và tước đi quyền tự do, quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc
của chúng ta. Họ khao khát quyền lực và sự xa hoa trên xương máu của đồng bào. Họ đến
và gieo rắc nỗi lo sợ cho nhân dân ta, nỗi lo cơm áo và nỗi sợ bom đạn. Đau đớn thay,
những thanh niên trai tráng tòng quân đánh giặc. Đau đớn thay, những phụ nữ thay son
phấn lụa là bằng vũ khí chiến đấu. Đau đớn thay, những mẹ Việt Nam Anh Hùng đã hi
sinh bảo vệ người lính Tổ quốc. Và đau đớn thay, những đứa trẻ độ tuổi mộng mơ đã phải
liều mình chiến đấu trên mặt trận khốc liệt. Ông cha ta với tinh thần thép và ý chí bất
khuất đã đối mặt và đấu tranh đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ đất nước.
Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa và lòng yêu thương con người là tiền đề cho Phùng
Quán tô màu bức tranh anh hùng ca. Bởi yêu nước thương dân và sự cảm thơng sâu sắc
cùng niềm đau xót khơn ngi mà ơng căm phẫn những kẻ đã xuống tay với đồng loại.

“Tuổi thơ dữ dội” viết lại sự dữ dội của tuổi thơ nhưng khơng có đèn ơng sao, cũng chẳng
có cánh diều hay trị chơi dân gian mà chỉ có bom đạn lạnh lẽo và cái chết trực chờ.
8


Những trang sách lên án gay gắt những kẻ phản bội bán nước, những bất cơng và áp bức
bóc lột của kẻ khơi mào chiến tranh phi nghĩa khiến đất nước chịu nhiều đau khổ. Sáng
tác là lời động viên, là món ăn tinh thần tiếp thêm sức mạnh và động lực cho những con
người thời đại. Khơi dậy lòng tự hào dân tộc rằng ông cha ta đã dành cả cuộc đời cho
cách mạng mà không hề tiếc nuối. Vậy, chúng ta – những người thừa hưởng thành quả
của một thế hệ oanh liệt, có nhiệm vụ kế thừa và giữ vững độc lập cho đất nước!

CHƯƠNG III: CHỦ THỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG “TUỔI THƠ
DỮ DỘI”.
3.1 Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội”:

3.1.1 Điểm nhìn trần thuật gắn với chủ thể trần thuật trong “Tuổi thơ dữ dội”:
Từ điển thuật ngữ văn học do nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi (đồng chủ biên) (Nhà xuất bản Giáo dục, 2004) đã nhìn nhận tác giả văn học từ
góc độ “bên trong” để nêu lên cách hiểu: Tác giả văn học là chủ thể của hoạt động sáng
tạo nghệ thuật. Thế nên ta có thể nhìn nhận chung rằng điểm nhìn trần thuật bao giờ cũng
đi liền với ngơi kể, vì bởi khi sáng tác, tác giả phải đặt mình và xem xét xem nên viết ra
câu chuyện như thế nào, thể hiện nội dung, ý nghĩa ra sao, tác phẩm đó sẽ phản ánh được
điều gì. Từ đó chọn cách kể phù hợp để có thể bọc lộ rõ nhất các yếu tố đó.
Dựa trên đề cập của Ths.Cao Kim Lan với lý thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R.S.
Choles và R. Kellogg, phân biệt điểm nhìn thành 3 loại chính tương ứng với ba kiểu
người kể chuyện: Điểm nhìn của người kể chuyện tồn tri; Điểm nhìn của người kể
chuyện ngơi thứ ba; Điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ nhất. Gắn với ba điểm nhìn
này chính là hai ngơi kể là ngơi thứ ba và ngơi thứ nhất.
Điểm nhìn của người kể chuyện tồn tri là cái nhìn bao quát, nhìn tổng thể mọi câu

chuyện từ xa đến gần, từ ngoài vào trong và ngược lại. Với điểm nhìn này, tác giả sử dụng
ngơi kể như là người biết toàn bộ câu chuyện, đọc rõ được mọi việc đã xảy ra và đang xảy
ra. Đây là điểm nhìn tổng quát nhất cũng như là ngơi kể chung nhất. Qua đó, người kể sẽ
khơng bộc lộ bản thân mình là ai, mà họ sẽ ẩn mình vào chính những nhân vật như thể chỉ
là người nhìn qua nhưng lại hiểu và phán đốn được tồn thể mọi chuyện mà đánh giá.
Người đọc cũng có thể thơng qua ngơi kể này mà nắm rõ tồn thể các tuyến nhân vật một
các tổng quan. Điểm nhìn này và điểm nhìn của người kể chuyện ngơi thứ ba là tương
đương nhau nhưng điểm nhìn của người kể tồn tri thì có góc nhìn bao qt hơn, am hiểu
hơn về mọi vật, mọi sự kiện đang diễn ra.
Về điểm nhìn của người kể chuyện ngơi thứ ba, đây là điểm nhìn của người kể ẩn
danh, sử dụng ngơi để trần thuật lại câu chuyện người kể chuyện, mượn điểm nhìn nhân
9


vật trong tác phẩm để tổ chức diễn ngôn. Với các góc nhìn này, ta có thể đứng ở góc độ từ
xa để quan sát thế giới xung quanh, giúp cho câu chuyện được diễn biến linh hoạt ở đa
góc nhìn.
Cịn điểm nhìn của người kể chuyện ngơi thứ nhất mang ý nghĩa cá nhân của một chủ
thể và cũng chính là cái để người đọc dựa vào mà đánh giá tồn thể những gì xảy ra trong
nội dung câu chuyện. Với ngơi kể này thì ta – những độc giả sẽ tiếp cận tác phẩm thông
qua lời dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện bởi người kể chuyện xưng “tôi” - được coi là
“người phát ngôn tự sự” thứ nhất. Nghĩa là người nắm quyền sẽ kể toàn bộ câu chuyện và
không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức, các tác phẩm đều bắt đầu và
kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này. Người kể trực tiếp kể ra những gì mình
nghe, thấy, trải qua như là người trong cuộc, “mình kể chuyện mình”, có thể trực tiếp nói
ra những suy nghĩ, tình cảm của chính mình, làm tăng tính chân thực và sức thuyết phục
của văn bản. Góc nhìn và cách kể này mang hàm nghĩa tương đối, mạch diễn biến dưới
góc nhìn cá nhân của “tơi”, đó chính là cách kể thể hiện màu sắc tâm tình, bộc lộ tình
cảm, cảm xúc, ý nghĩ,… của người kể chuyện; tạo cho người đọc cảm giác gần gũi, thân
quen.

Trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội”, người kể chuyện trong tiểu thuyết này có sự hịa
phối giữa ngơi thứ nhất và ngơi thứ ba, tức điểm nhìn của người kể có sự thay đổi.
Điểm nhìn của người kể chuyện ngơi thứ ba là điểm trọng yếu trong tác phẩm. Nhìn
theo góc độ này, nội dung được miêu tả lại sẽ được tả thực và bao quát, mang tính khách
quan và sinh động hơn. Khi trải dài khắp các trang sách là tiếng bom rơi đạn lạc, những
đau thương chết chóc cứ thế hiện ra qua từng chương truyện. Tính mạng con người trở
nên mong manh biết bao, tựa ngọn đèn chẳng biết bao giờ sẽ vụt tắt. “Khắp thành phố
tiếng súng của bọn giặc bị vây hãm nổ ran ran… chúng bắn lên tới tấp từ bốn phía, như
những lằn roi bầm tím quất lên bầu trời thành phố u ám mây chì”. Góc nhìn cho ta thấy
được về cuộc sống thường ngày của người dân trong kháng chiến, cuộc sống quanh họ đã
phải chịu gánh nặng của nỗi lo cơm áo gạo tiền, cuộc sống thì bấp bênh và khốn khó cứ
thế đeo bám, khơng biết phải làm thế nào để thốt ra. Cái “Tụi Tây” còn hết sức tàn bạo
và láo xược, ức hiếp dân lành giữa thanh thiên bạch nhật, coi người dân như rơm như cỏ.
Họ sống trên chính đất nước, trên chính q hương của mình nhưng mình phải chịu tủi
nhục biết bao. Không chỉ tiếng bom đạn, không chỉ nỗi sợ hãi trước bọn đế quốc tàn bạo
mà cịn một điều khiến người ta phải bất bình căm phẫn, đó chính là sự đê tiện của bọn
Việt gian bán nước. Góc nhìn này cịn nhìn thẳng vào các tuyến nhân vật như Kim điệu
từng làm trinh sát cùng Lượm và Tư “dát”, sau làm gián điệp cho Tây và lên chiến khu ăn
cắp bản đồ của đội trưởng, bố mẹ Quỳnh “sơn ca” - phó Tổng trấn Trung Kỳ thì làm tay
sai phản quốc. Cịn biết bao những người chiến sĩ đã nằm xuống, đã hi sinh thân mình để
đổi lấy độc lập, tự do cho đồng bào, cho dân tộc. Máu như chảy ra từ ngòi bút, những gì
mà chiến tranh đem lại khơng thể diễn tả trong một vài dịng ngắn ngủi. Khơng phải
những câu chuyện cổ tích dành cho thiếu nhi, khơng phải những mẩu chuyện tình u
lãng mạn tuổi học trị, đây là cuốn tiểu thuyết về cuộc chiến đấu và hy sinh của các chiến
sĩ nhỏ tuổi. Chính cái góc nhìn tổng qua và ngơi kể này đã thể hiện cụ thể hóa và toàn thể
cuộc sống chiến đấu đầy sự anh dũng của các đồng chí nhỏ.
10


Ngồi ra, trong tác phẩm ngơi kể thứ nhất, người kể trực tiếp xuất hiện xưng tôi để

thể hiện rõ hơn về tâm trạng của mình khi kể lại. Bên cạnh ngơi kể thứ ba, người kể ẩn
mình thì đơi khi người kể chuyện còn xuất hiện trực tiếp như đoạn văn khi tác giả tiên
liệu về cái chết của nhân vật Bồng: “Nhưng đó là một câu chuyện khác, và sẽ được kể lại
trong một cuốn sách khác. Còn bây giờ tôi phải kể tiếp chuyện đang dang dở.”
Điểm nhìn trong truyện kể khơng đơn thuần là vị trí quan sát và kể. Điểm nhìn gắn
chặt với chủ thể và điều quan trọng là nó mang tư tưởng của nhà văn. Người kể chuyện
ngôi thứ nhất hay thứ ba thực chất chỉ là phần nổi của tảng băng. Có thể nói, ý thức của
người nghệ sĩ tác động trực tiếp đến việc lựa chọn một phương thức kể phù hợp mà ở đó
người kể chuyện có trách nhiệm thực thi những ý tưởng của tác giả.
3.1.2 Điểm nhìn trần thuật gắn với không gian và thời gian trong cuộc kháng chiến:
Điểm nhìn khơng gian là về góc máy ảnh tự sự và là một thiết bị mà có sự trình bày
ngữ pháp rõ ràng trong trực chỉ và trong các biểu thức thuộc cách vị trí.
Trong Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán đã dựa vào cứ và các dữ liệu lịch sử của giai
đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp ở Huế. Tác phẩm chọn thành phố Huế là điểm bắt
đầu, sau đó lên chiến khu Hịa Mỹ, ngồi ra, còn nhiều địa danh khác cũng được nêu tên
như: làng Đất Đỏ, đồn Hộ Thành, sơng Ơ Lâu, chiến khu Dương Hòa…Tuổi thơ dữ dội
kết thúc khi cơ quan kháng chiến chuyển về căn cứ Dương Hòa. Trong tác phẩm,Phùng
Qn đã mơ tả về chiến khu Hịa Mỹ như thế này: “Trong bảy tám chiến khu đó, chiến
khu Hịa Mỹ là chiến khu lớn nhất và cũng là chiến khu đầu tiên. Xê-ca Hòa Mỹ là đầu
não kháng chiến của tỉnh. Các cơ quan tỉnh đều đóng ở đây. Bọn giặc biết rõ như vậy.
Chúng dốc sức, tìm đủ trăm phương ngàn kế để tiêu diệt chiến khu Hòa Mỹ. Việc trước
tiên là chúng đổ quân lên làng Đất Đỏ, một làng chỉ cách Hòa Mỹ bốn cây số, xây vị trí
và chốt ở đó một trung đội Âu-Phi. Trung đội này lừng danh thiện chiến, rất giỏi đánh
vùng rừng núi, mới đưa từ Pháp sang, được gọi là Đội tuần tiễu núi Anpơ. Phía nam Hịa
Mỹ, chúng đóng vị trí Sơn Quả. Vị trí Đất Đỏ khác nào mũi lê dí vào trán chiến khu, và vị
trí Sơn Quả như lưỡi dao găm kề mạn sườn chiến khu. Mặt khác, chúng tung gián điệp,
biệt kích lên chiến khu do thám, chỉ điểm, chuẩn bị cho kế hoạch tấn cơng tiêu diệt chiến
khu.” Bên cạnh đó, Phùng Qn cịn tập trung miêu tả vai trò trọng điểm của chiến khu
Hòa Mỹ đối với sự hoạt động của cách. Trận đánh đồn Hộ Thành được nhà văn tái hiện
sống động và có sự chuẩn bị chu đáo từ trước. miêu tả chi tiết trận đánh, từ thời gian cho

đến bầu khơng khí lẫn thái độ mong chờ của người dân và niềm tin mà họ đặt vào cán bộ
cách mạng: “Một giờ hai mươi phút sáng. Phía khu vực đồn Hộ Thành bỗng lóe chớp và
tiếp theo là một tiếng nổ lay chuyển cả trời đêm. Rồi tiếng súng máy, súng trường và cả
tiếng lựu đạn nổ dồn dập, xối xả. Đạn lửa bay đỏ lừ, rạch ngang rạch dọc bóng tối như
muốn cắt thành từng mảng lớn nhỏ. Ơi, quang cảnh hào hùng, sôi sục của năm mươi lăm
ngày đêm chiến đấu bao vây giặc như bỗng chốc hiện về, dựng cả thành phố dậy. Cả
thành phố đang ngủ say, nhảy quáng quàng trên giường xuống đất, nằm bẹp, co đầu, rụt
cổ. Đồng bào vừa kinh ngạc, vừa mừng, vừa sợ. Họ thì thào hỏi nhau trong bóng tối:
“Răng tụi hắn rải truyền đơn, đăng nhật trình, nói là Việt Minh đã bị tụi hắn tiêu diệt sạch
rồi!”. “Cứ chờ đó mà coi, chưa biết ai tiêu ai!”. Và phần đông bà con trong bụng chỉ thầm
11


mong tiếng súng cứ thế mà nổ mãi, to hơn nữa, rung trời, rung đất hơn nữa! Dù có phải
tản cư lần nữa, dù có phải mất hết đồ đạc tan cửa nát nhà lần nữa, họ cũng sướng bụng.”
Hơn nữa, bản thân tác giả là người trực tiếp tham gia chiến đấu và tận mắt chứng
kiến sự hi sinh của các đồng đội thuộc Trung đoàn trinh sát Trần Cao Vân. Thời điểm lịch
sử chính xác và độ tin cậy cao đã giúp tác phẩm để lại ấn tượng tốt trong lòng người đọc.
Những nhân vật được kể lại trong truyện đều có hồn cảnh và tính cách khác nhau.
Nhưng có một điểm chung giữa họ chính là họ là những con người có thật, đã từng tồn tại
thật ngoài đời sống. Như nhân vật Mừng là một người đồng đội từng kề vai sát cánh cùng
Phùng Quán. Có lẽ vì thế mà lời văn của tác giả khi miêu tả lại hình ảnh của Mừng đầy ắp
sự xúc động, bùi ngùi và xao xuyến: “Gần ba mươi năm sau, tôi đến thăm đại tá về hưu,
Lê Hường, ở khu nhà tập thể bộ đội. Bên chén rượu hội ngộ, chúng tôi cùng nhắc lại
những kỉ niệm một thời tráng lệ cách mạng. Tôi ngỏ ý muốn viết lại câu chuyện về Mừng,
người đồng đội tuổi thơ của tôi. Lê Hường bỗng đứng dậy mở tủ, lục lọi một hồi lâu. Anh
lôi ra cuốn sổ tay dày khoảng một trăm trang. Cuốn sổ đã long bìa, các trang giấy kẻ ca rô
ố vàng như những chiếc lá rụng, nhưng chữ viết cịn khá rõ vì được viết bằng thứ mực
xanh đen Oa-téc-men. Từ những trang giấy ố vàng tôi ngửi thấy mùi cũ xưa, mùi kỉ
niệm… […]

Còn ở Điểm nhìn trần thuật thời gian, bao phủ một loạt các kỹ thuật phong cách
như sự lặp lại, trần thuật hồi cố (hồi tưởng) và trần thuật dự báo (tiên đoán hoặc đưa ra sự
kiện trong tương lai). Điểm nhìn thời gian về cơ bản bao gồm bất kỳ sự vận động nào của
chuỗi thời gian trong câu chuyện, giải thích làm thế nào các sự kiện nhất định có thể được
sắp đặt trong xa xưa, còn những sự kiện khác thì ngay lập tức hay sắp xảy ra.
Phùng Quán đã có cái nhìn giữa hiện tại xen lẫn q khứ và cái nhìn đó được thể hiện
nhiều nhất trong phần thứ nhất của tác phẩm “Đi tìm thuốc cho mẹ”. Tác giả khéo léo kể
lại lí do gia nhập Vệ quốc đồn của các chiến sĩ thiếu niên và có khi “vơ tình” kể lại. Có
lúc ơng để cho nhân vật tự nhớ lại tuổi thơ cơ cực của mình hay cũng có lúc để cho nhân
vật khác kể lại cuộc đời của nhân vật mà ông đang muốn người đọc hướng tới. Có thể dẫn
lại một vài trường hợp tiêu biểu như Vịnh sưa, Vệ to đầu, Mừng, Bồng da rắn…
Vịnh sưa, tổ trưởng tổ bốn, một cậu bé trạc mười bốn tuổi nhưng lại có ý chí của một
người lính từng trải và tinh thần thép khi lâm trận. Cậu mồ côi cha từ nhỏ, mẹ bỏ đi lấy
chồng khác, Vịnh được người bác ruột đem về nuôi, bác cậu làm thợ nguội ở nhà máy đèn
Huế. Gia đình bác khơng khá giả gì, lại phải ni thêm người khiến bác gái thường xuyên
đánh đập và hành hạ cậu khơng khác gì đứa ở. Năm Vịnh mười một tuổi, bác xin cho cậu
vào học việc ở xưởng. Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, cậu đi theo các anh
trong Vệ quốc đoàn, thường giúp các anh những công việc vặt rồi được các anh âu yếm
gọi là “chú thợ súng nhỏ”. Dạo ấy do thiếu liên lạc chạy công văn giấy tờ nên đơn vị
muốn tuyển Vịnh vào làm liên lạc. Ngay chiều hơm đó, Vịnh chính thức gia nhập Vệ quốc
đồn, khơng cần nói cũng biết cậu hạnh phúc đến mức nào. “Hai hàm răng Vịnh-sưa
thưa rếch như răng cá voi, nên các bạn trong đội gọi em là Vịnh-sưa”. Đáng tiếc cuộc đời
người lính của cậu lại quá ngắn, cậu hi sinh khi mới 14 tuổi. Từ điểm nhìn thời gian, tác
giả đảo ngược trật tự thời gian quay điểm nhìn thời gian quá khứ để kể đời nhân vật trong
tác phẩm.
12


Trong phần thứ nhất “Đi tìm thuốc cho mẹ”, người kể chuyện sử dụng kĩ thuật trận
thuật hồi cố nhiều nhất. Ngược lại, trong phần ba “Núi mẹ con em Mừng”, tác giả lặp lại

kĩ thuật trần thuật tiên đoán khá nhiều lần. Chẳng lẽ vì đây là phần cuối, phần kết thúc của
tiểu thuyết, nên nhà văn mới phải dùng kĩ thuật dự đoán trước nhiều sự hi sinh của nhân
vật, khiến cho người đọc không quá bất ngờ khi tiếp nhận những kết thúc buồn? Điển
hình nhất chính là cuộc đời của một trong số các nhân vật chính - Mừng. Nếu cái chết của
Vịnh-sưa đến bất ngờ và đột ngột thì sự ra đi của Mừng lại được người kể chuyện “thông
báo” từ rất sớm. Từ lúc Bồng da rắn bắt được tên mật thám của Pháp cử đến, người kể
chuyện đã ngầm cho người đọc hình dung được cái kết về cuộc đời chiến sĩ của Mừng :
“Nếu Mừng có cặp mắt tinh đời như Bồng da rắn có thể em sẽ tránh khỏi những tai họa
bi thảm sẽ được kể trong những chương cuối của cuốn sách này. Và cũng có thể em sẽ trở
thành một cán bộ quân đội tốt, có vợ, con, gia đình, được hưởng thụ những quyền lợi,
những tiêu chuẩn, mà một chiến sĩ như em chắc phải được hưởng. Nhưng em ngây thơ
quá, trong sạch quá. Em không hiểu và cũng không tin, trong cuộc sống mà em đang sống
vẫn còn tồn tại cái ác, cái xấu xa phản trắc, những âm mưu lọc lừa..., nên em đã phải
vĩnh viễn sống mãi cái tuổi mười ba.”. Bởi lẽ Mừng không suy tính, khơng biết thói đời
lừa lọc, gian trá nên cậu nhìn mọi thứ với ánh mắt trong sạch và lương thiện, cái nhìn đó
đã hại cậu, khiến cậu rời xa đồng đội, rời xa bạn bè khi ở độ tuổi “Nhưng rồi đơn vị Thiếu
niên trinh sát chưa kịp tổ chức học tập về ý thức cảnh giác cách mạng như thơng báo và
chỉ thị của trung đồn, em Mừng vì dại dột đã phạm tiếp một lỗi lầm khác, nghiêm trọng
không kém, mà em phải trả giá bằng chính cả cuộc đời em.”
Và trong cuộc chiến tranh khốc liệt này, hi sinh nối tiếp hi sinh, tác giả lại tiếp tục
“dự đoán” về một người chiến sĩ tiếp bước cha anh, đem thân bảo vệ quê hương – Bồng
da rắn. Đó là một chú bé có thái độ sống ngang ngạnh, khơng nể sợ ai nhưng có một tấm
lòng trung kiên, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Các bạn trong đội thường nói em có
tài đánh hơi ngửi được mùi Việt gian, tiếc rằng “tài năng” đó không đủ giúp em kéo dài sự
cống hiến cho tổ chức: “Với nhiều người,“cả một đời”, có nghĩa là bốn mươi, năm mươi,
sáu mươi, bảy mươi, thậm chí trăm tuổi. Nhưng với Bồng “cả một đời” chỉ có mười sáu
tuổi. Bồng hi sinh lẫm liệt cho Tổ quốc lúc vừa tròn mười sáu tuổi.”.
3.1.3 Sự dịch chuyển một cách linh hoạt của điểm nhìn trần thuật:
Nội dung quyển tiểu thuyết được trần thuật bởi ngơi thứ ba theo điểm nhìn bên ngồi,
từ đó đem lại một cái nhìn khách quan cho truyện kể. Người ta không hề cảm nhận được

sự tồn tại của người kể chuyện, câu chuyện được triển khai và tự phát triển chủ yếu nhờ
vào cuộc thoại giữa nhân vật. Người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện, khơng phát biểu
gì về sự kiện và nhân vật, khơng đi vào khám phá nội tâm nhân vật và không biết gì đến
bất kỳ hoạt động tâm lý của nhân vật nào mà chỉ đứng im quan sát và ghi lại những lời
nói, những hành động của nhân vật. Nhưng người đọc nhờ sự điều khiển diễn biến của
chủ thể trần thuật mà nhận ra những lớp nghĩa ẩn sâu trong cấu trúc văn bản tự sự. Không
tham gia trực tiếp vào câu chuyện, chủ thể trần thuật đứng ngoài kể lại hành trình chiến
đấu và lớn khơn về tư duy và khả năng chiến đấu của những đứa trẻ Đội thiếu niên trinh
sát của trung đoàn Trần Cao Vân. Cái gian khổ, lòng căm thù giặc và khao khát hướng tới
cuộc sống đủ đầy chính là yếu tố hướng những đứa trẻ trở nên anh dũng hơn.
13


Trong diễn biến của cả câu chuyện, chủ thể trần thuật khơng hề can thiệp vào, mà để
nó tự diễn ra như tất yếu nó cần phải thế. Chủ thể trần thuật trong tác phẩm đã tuyệt đối
thể hiện vai trị khách quan của mình đối với câu chuyện. Người đọc theo dõi diễn biến
của câu chuyện và tự lí giải tâm lí, sự vận động bên trong tâm trạng của nhân vật qua
những lời nói, cử chỉ, điệu bộ của họ. Khơng phải tác giả giải thích mà chính người đọc sẽ
nhận biết được tầng ý nghĩa sâu xa của truyện kể trên những lớp tình huống truyện. “Tuổi
thơ dữ dội” được kể với chủ thể trần thuật vô nhân xưng với điểm nhìn hồn tồn khách
quan. Người kể chuyện hay tác giả dựa vào cảm nhận, suy nghĩ, phạm vi ý thức của nhân
vật về thế giới xung quanh để kể câu chuyện. Khoảng cách giữa người kể chuyện với
nhân vật này rất gần nhau, hiểu biết nhân vật như chính nhân vật hiểu biết về mình. Chính
vì vậy mà điểm nhìn và góc quan sát của người kể chuyện cũng hạn chế theo điểm nhìn
của nhân vật.
Nhưng khơng phải chỉ duy trì mỗi một điểm nhìn xun suốt tác phẩm. Khi chi tiết
trước khi bị bắt, Lượm cùng với Tư dát và Kim điệu được đội trưởng Đồng râu phân
nhiệm vụ tình báo, các em phụ trách chạy đưa công văn liên lạc giữa các mặt trận và nhận
các tờ truyền đơn đưa vào trong thành phố. Vì Kim điệu khơng nghe lời của Đồng-râu, kể
chuyện Vệ quốc đoàn đã trở lại hoạt động trong thành phố cho Nguyễn Trì – một đàn anh

trước đây từng là thành viên của Vệ quốc đoàn – dẫn đến tai họa sát thân cho tồn đội.
Nguyễn Trì sau ngày Huế thất thủ đã làm tay sai cho Pháp, giờ hắn lại tóm được Kim
điệu, xem như lập được cơng trạng. Kim điệu cung cấp tên của các bạn trong tổ và vị trí
nơi ở của Đồng râu cho Nguyễn Trì, kết quả là sau một trận đấu súng dữ dội ở ngoại ơ Vĩ
Dạ, Nguyễn Trì bắn chết đội trưởng trinh sát Đồng râu, đem xác anh phơi sương phơi
nắng suốt hai ngày hai đêm, hắn lên kế hoạch bắt trọn Lượm và Tư dát. Cái tật mê bắn
chim của Tư dát đã làm em quên mất nhiệm vụ “xích hầu” của mình, khiến cho Lượm bị
Nguyễn Trì bắt được một cách dễ dàng. Lượm rất nhanh trí, sau khi bị Nguyễn Trì tóm
được, em đã nhìn về phía bọn trẻ bán báo và bán kẹo gừng ở chân cầu la lớn, đánh lạc
hướng bọn lính: “Tau bị mật thám bắt rồi! Chạy đi Tư dát ơi!”. Trong lúc Tư dát chạy
biến vào một con đường ngang, bọn lính bắt được một đứa trẻ gầy gò, chạy chậm nhất.
Thằng bé tên Thúi - một đứa bán kẹo gừng lại bị nhầm lẫn thành Tư dát – “một trong
những tay chân lợi hại của Đồng râu”. Lời văn không hề trau chuốt mà vẫn đủ để khiến
người đọc vui buồn theo từng bước chân của Lượm, lo lắng thay cho những “giơng bão”
đang chờ em ở phía trước. Trong sự kiện này, ngơn ngữ được tác giả lựa chọn có sự thể
hiện thái độ trần thuật linh hoạt. Khi đứng phe chính diện của Lượm thì lời văn vơ cùng
gãy gọn và chắt lọc, cịn khi đứng ở phía phe phản diện của Nguyễn Trì, Kim điệu thì
giọng văn đột ngột trở nên cay độc và mang theo sự kênh kiệu lạ thường, dường như tác
giả hóa thân vào nhân vật, cho nên giọng điệu có sự phân hóa rõ rệt.
3.2 Ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội”.
3.2.1 Ngôn ngữ người kể chuyện.
M.Gorki đã viết “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó
và- cùng với các sự kiện, các hiện tượng cuộc sống - là chất liệu của văn học”. Qua ngơn
ngữ người đọc có thể đánh giá khả năng sáng tạo và phong cách của nghệ sĩ, mặt khác
14


ngôn ngữ trần thuật luôn mang những dấu ấn thời đại của lịch sử, mỗi thời đại khác nhau
thì ngơn ngữ mang những đặc trưng khác nhau.
Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để tạo ra một tác phẩm văn học, đặc

biệt là trong tiểu thuyết - một thể loại phản ánh xã hội phức tạp thì ngơn ngữ là một phần
cực kì quan trọng. Theo Trần Đình Sử: “Ngơn ngữ trong tiểu thuyết là một hiện tượng rất
phong phú, lời trần thuật trong tiểu thuyết mang tính chất đối thoại, nó có nhiều hình
thức đa giọng, đa thanh như lời văn nhại, lời mỉa mai, lời văn nửa trực tiếp...”. Trong
tiểu thuyết, ngôn từ trở thành đối tượng miêu tả nhà văn, nhà văn mô tả ngôn từ của nhân
vật như những sản phẩm cá thể hóa cao độ, phù hợp với đặc điểm cá nhân của từng nhân
vật, ứng với nhu cầu miêu tả cá tính của nhân vật.
Người kể chuyện hay cịn được gọi là người trần thuật là một trong những yếu tố
quan trọng của trần thuật nói chung. Thơng qua lời kể, người đọc, người nghe có thể nắm
bắt được nội dung của tồn bộ câu chuyện. Ta có thể thấy trong tiêu thuyết “Tuổi thơ dữ
dội” của Phùng Quán ông đã sử dụng những ngôn ngữ rất đặc sắc và đậm chất vùng
miền.
3.2.1.1 Phương ngữ.
Phương ngữ là hiện tượng đặc biệt của ngôn ngữ Việt Nam. Ở từng vùng miền sẽ có
một hệ thống phương ngữ riêng, nói cách khác phương ngữ là lời nói của địa phương. Từ
Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền dọc, ngoại trừ ngôn ngữ tồn dân thì hầu như ở các
địa phương đều có một vài từ ngữ khác biệt mang nét đặc trưng vùng miền. Phương ngữ
đó chính là đặc trưng về truyền thống, văn hóa của vùng miền được thể hiện rõ qua đời
sống thường ngày mà từ đó khi đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực này, ta sẽ thấy được cái
hay, cái tài trong cách sử dụng mang đậm nét địa phương này. Trong tiểu thuyết “Tuổi thơ
dữ dội”, Phùng Quán đã vận dụng rất thành công phương ngữ trong tác phẩm của mình
như từ “cha” được xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm, ngôn ngữ đậm chất vùng miền
thay vì “ba” hay “bố”. Chưa dừng lại ở đó ta có thể nhìn thấy rõ ràng khi tác giả khơng
dùng từ “má” như ở phương nam hay có thì rất ít mà chủ yếu là ngơn ngừ dùng miền là
“o”. Bên cạnh từ ngữ xưng hơ thì những đại từ nghi vấn, chỉ định và cũng là những đặc
trưng trong cách nói của người miền Trung nói chung và người Huế nói riêng. Có thể
thấy, nhà văn Phùng Quán đã sử dụng rất nhiều cấu trúc ngữ pháp đặc trưng của người
miền Trung. Những ngôn ngữ đậm chất vùng miền ấy được thể hiện lời miêu tả thái độ
quật cường và tinh thần bất khuất của nhân vật trong hồn cảnh đau khổ nhất: “Chính cái
vẻ giận dữ ghê gớm của Lượm lúc trừng trị Lép-sẹo đã kéo nó ra khỏi tình trạng khiếp

nhược bây lâu nay, và làm sống lại trong trái tim thơ dại của Ngạnh niềm kiêu hãnh của
người chiến sĩ du kích.”. Đó là lúc Lượm đánh nhau lần đầu với băng của Lép-sẹo trong
nhà lao Thừa Phủ, các chiến sĩ du kích khi nhìn thấy cảnh tượng đáng tự hào ấy đã lấy lại
tinh thần của người thiếu niên Vệ quốc đoàn.
Qua tác phẩm, ta thấy nhà văn đã rất xuất sắc trong việc thể hiện cách nói năng giao
tiếp hàng ngày của người dân xứ Huế. Ngơn ngữ nhân vật có nhiều từ riêng biệt, có lúc
nhân vật nói tục và cũng có lúc nói văn hoa tùy theo đối tượng giao tiếp và thứ bậc tuổi
15


tác mà lựa chọn cách nói và dùng từ cho phù hợp. Không những vậy, những từ ngữ địa
phương được nhà văn vận dụng có chọn lọc đã phần nào khắc họa được bức tranh về đời
sống của người Huế nói riêng và người miền Trung nói chung. Việc lặp đi lặp lại các kết
cấu ngữ pháp mang màu sắc Trung Bộ cũng cho thấy những nét riêng trong văn hóa của
người dân nơi đây. Chính cách dùng từ địa phương hịa nhập vào ngơn ngữ tồn dân một
cách tự nhiên, không gượng ép đã tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm và cũng góp phần tạo
nên phong cách ngôn ngữ của tác giả trong tiểu thuyết này.
3.2.1.2 Ngữ vực.
Simpson nói rằng: “Trong khi phương ngữ là một biến thể của ngôn ngữ học được
xác định theo người sử dụng ngơn ngữ - nó nói với bạn về nền tảng khu vực và xã hội của
họ - một ngữ vực, mặt khác, được xác định theo cách sử dụng để ngơn ngữ được đặt
vào.”. Nói cách khác, một ngữ vực cho thấy, thông qua một khuôn mẫu cố định và lặp đi
lặp lại của từ vựng và ngữ pháp những gì người nói và người viết làm với ngơn ngữ ở một
thời điểm nhất định. Những ngữ vực thường được thảo luận trong các giới hạn có ba đặc
trưng của bối cảnh là trường, khơng khí và cách thức. Trường diễn ngôn liên quan đến
cách thiết lập và mục đích của sự tương tác, bầu khơng khí là mối quan hệ giữa người
tham gia tương tác và cách thức là các phương tiện giao tiếp ( liệu nó được nói hay viết).
Ngữ vực cũng có thể được hiểu theo nghĩa ngắn gọn là ngôn ngữ của một khu vực
nào đó. Ngồi ra, ngữ vực cịn được gọi là phong cách, theo cách hiểu chung nhất, một
kiểu biến thể ngôn ngữ trong sử dụng, gắn liền với một tình huống giao tiếp nhất định,

một cấu hình nghĩa, đề cập đến một nội dung hay lĩnh vực nhất định như ngữ vực tơn
giáo, ngữ vực quảng cáo, ngữ vực văn hóa tức loại diễn ngôn về tôn giáo, loại diễn ngôn
về quảng cáo, loại diễn ngơn về văn hóa.
3.2.1.3 Trường:
Trường phản ánh chức năng xã hội của diễn ngôn, là những gì đang thực sự xảy ra
trong diễn ngơn, là tính chủ động xã hội được thực hiện, là sự kiện được đề cập nhằm một
mục đích nhất định. Do diễn ngơn gắn liền với ngữ cảnh nên trường có tính tương tác.
Trường là chủ đề và đề tài nhưng được hiểu trừu tượng hơn, khái quát hơn những vấn đề
cụ thể.
Tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” thuộc ngữ vực chiến tranh, trường diễn ngôn ở đây là
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của mặt trận Huế. Ngôn ngữ trong tác phẩm thể
hiện rất rõ đặc trưng của ngữ vực chiến tranh. Hãy xem xét đoạn văn miêu tả bức thư của
chị Niệm gửi cho bộ đội và thái độ của các anh khi phát hiện bên trong những đòn bánh
tét của đồng bào gửi lên mừng ngày tết cho chiến sĩ trên núi có một bức thư của người mẹ
lịng tràn ngập niềm hi vọng đang đi tìm con:
“Kính thưa các anh bộ đội!

16


Dạ thưa các anh tui tên là Niệm, làm nghề bán bún bò gánh. Trước tê tui ở Bao Vinh,
tui có đứa con tên là Mừng, cháu mười ba tuổi, cháu trốn đi theo các anh Vệ Quốc Đoàn
đánh Tây ở Huế. Dạ, đời tui chỉ có một mạ một con cực khổ trần ai lắm các anh nớ. Tui
gắng gỏi sống cũng chỉ vì con, mặt trận Huế bể, người trong xóm tui rủ nhau hồi cư hết,
nhưng tui về mà làm chi các anh ơi, về mà lui cui lút cút một đèn, một bóng thì thà chết
đường chết chợ cho xong. Tui gánh gánh bún bán mua đắp đổi qua ngày cốt để tìm con
tui coi cháu cịn sống hay chết, mà tìm khắp sáu huyện chẳng thấy tăm dạng con mô. Tui
nghe đồn cháu theo các anh lên chiến khu, tui xin du kích ủy ban các xã, các huyện cho
tui đi theo gánh đồ đoàn tiếp tế lên chiến khu để tìm cháu mà chiến khu mơ cũng nói với
tui là khơng chộ cháu ở đây, cực thân tui lắm các anh nờ. Bữa ni nhân ngày Tết nhất tui

gói năm địn bánh tét địn mô tui cũng bỏ một phong thơ như ri, gửi lên cho các anh ở
chiến khu ăn Tết, may ra các anh ăn trúng 50 đòn bánh của tui đọc thấy thơ ni biết được
con tui chừ đang ở mô thì gửi giấy về làng Thệ Chí Đơng tin cho tui biết với. Được như
rứa tui đội ơn các anh suốt đời. Nay kính thơ. Niệm.”
Ngơn từ xứ Huế cùng những từ ngữ của thời chiến đã tạo nên nét đặc trưng cho bức
thư, qua đó thấy ngơn ngữ của từng nhân vật được nhà văn lựa chọn rất kĩ. Đối với các
chiến sĩ thiếu niên, Phùng Quán sử dụng cách nói chuyện và dùng từ xưng hơ của độ tuổi
trẻ con mới lớn. Còn với nhân vật người mẹ đi tìm con này, ngơn từ được tác giả chọn vơ
cùng nhẹ nhàng và tha thiết, tình cảm mẹ con sâu nặng cứ như thế bộc lộ. Không chỉ vậy,
giọng văn trữ tình, đằm thắm cũng góp phần khắc sâu hình ảnh của người phụ nữ mệnh
khổ ấy trong tâm trí người đọc. Trường chiến tranh được thể hiện rất rõ trong toàn bộ tác
phẩm, dường như trong cuộc chiến tranh tàn khốc này, khơng chỉ có một chị Niệm bán
bún bị đi hết các chiến khu để tìm con, mà cịn nhiều lắm những người mẹ cũng lo lắng
vì con trốn nhà đi theo cách mạng giống như chị. Và nhờ thế mà hình ảnh người mẹ trong
chiến tranh đã được Phùng Quán khắc họa vừa chân thật vừa cảm động.
KẾT LUẬN
Tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” không chỉ là tác phẩm được thiếu nhi Việt Nam yêu
mến mà cịn là niềm tự hào của người Việt nói chung và người Thừa Thiên – Huế nói
riêng về những “tiểu anh hùng” thời đại Hồ Chí Minh. Nếu như quyển tiểu thuyết có mặt
trong danh sách “10 quyển sách hay nhất dành cho thiếu nhi Việt Nam” thì bộ phim được
chuyển thể từ tác phẩm cùng tên cũng gặt hái được sự thành công không kém khi được
xếp vào danh sách “5 bộ phim hay về tuổi thơ của điện ảnh Việt Nam”. Sự thành công của
tác phẩm đến từ rất nhiều yếu tố, trong đó có lẽ phải nhắc đến một lí do là các nhân vật
được viết là những nhân vật có thật trong đời thực. Chính vì viết về người thật việc thật,
về đồng đội cùng mình vào sinh ra tử nên lời văn của tác giả mới tràn ngập tình cảm chân
thành, tha thiết và tình cảm ấy đã lay động được trái tim người đọc.
Từ việc lựa chọn điểm nhìn cho đến bố cục nghệ thuật đều thể hiện phong cách trữ
tình pha lẫn hài hước và không kém phần bi tráng của tác phẩm. Lúc miêu tả cảnh thiên
nhiên lời văn rất ngọt ngào, khi tả cảnh chiến tranh lại vô cùng ác liệt và hung bạo, song
những lúc đối thoại giữa các bạn thiếu niên lại đầy ắp những trận cười dí dỏm. Nhà văn

17


đã lựa chọn phong cách nghệ thuật phù hợp với nội dung và hoàn cảnh thời chiến để làm
nổi bật hình tượng nhân vật cũng như tư tưởng của tiểu thuyết.
Thông qua nội dung nghiên cứu, ta thấy phong cách nghệ thuật của Phùng Quán có
sự thống nhất từ đầu đến cuối tác phẩm, đó là phong thái bình lặng, nhẹ nhàng của người
kể chuyện “thơng suốt mọi sự”. Ơng bình tĩnh phân tích, tái hiện từng hồn cảnh nhân vật
và tình tiết câu chuyện cũng như thái độ ngợi ca sự chính nghĩa, kiên trung của các nhân
vật “tiểu anh hùng” thời chống Pháp. Môi trường văn bản là tiểu thuyết kết hợp với mã
ngôn ngữ học xã hội được tác giả vận dụng một cách hiệu quả đã tạo nên sự tinh tế cho
tác phẩm. Với các hành động quan trọng của nhân vật được lồng vào các sự kiện chính
yếu, tiểu thuyết “Tuổi thơ dữ dội” đã bật lên đề tài cuộc kháng chiến của nhân dân vùng
Thừa Thiên – Huế và thể hiện đặc trưng trong cách sử dụng ngơn từ để xây dựng tính
cách nhân vật của tác giả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ‘
1. “Tuổi thơ dữ dội” tập 1- Nhà xuất bản Kim Đồng
2. “Tuổi thơ dữ dội” tập 2- Nhà xuất bản Kim Đồng
3. Đặc điểm ngôn ngữ của Phùng Quán trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng
Quán - Lê Thị Kim Thoa
4. Điểm nhìn trần thuật của chủ thể trần thuật trong truyện ngắn Nam Cao trước năm
1945 - Phạm Thị Lương.
5. Giáo trình dẫn luận thi pháp học (NXB GIÁO DỤC 1998) - Trần Đình Sử
6. Ngơi kể và điểm nhìn trần thuật: />
18



×