Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Xưng hô trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 121 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






PHẠM THỊ HẠNH




XƢNG HÔ TRONG TIỂU THUYẾT
TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN





LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM









THÁI NGUYÊN - 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





PHẠM THỊ HẠNH



XƢNG HÔ TRONG TIỂU THUYẾT
TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VIỆT NAM



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Tình








THÁI NGUYÊN - 2013


i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn tới Thầy Phạm Văn Tình,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Khoa Ngữ văn, Khoa Sau Đại học
của Trƣờng Đại học Sƣ Phạm, các Thầy Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển
học và Bách khoa thƣ Việt Nam, đã tận tình giảng dạy giúp tôi hoàn thành
khóa học.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, ngƣời thân, tập
thể lớp Ngôn ngữ K19 đã tạo điều kiện và động viên, để tôi học tập có kết quả
và hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn


Phạm Thị Hạnh





ii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 8
7. Bố cục của luận văn 8
CHƢƠNG 1 - CƠ SỞ LÍ THUYẾT. ĐÔI NÉT VỀ PHÙNG QUÁN VÀ
TÁC PHẨM TUỔI THƠ DỮ DỘI 9
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN XƢNG HÔ 9
1.1.1. Lí thuyết hội thoại 9
1.2.2. Lí thuyết giao tiếp 15
1.2.3. Lí thuyết về chiếu vật và chỉ xuất 19
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG VĂN HỌC CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN XƢNG HÔ 25
1.2.1. Hội thoại trong tác phẩm văn học 25
1.2.2. Ngôn từ nghệ thuật 25
1.2.3. 27
1.2.4. Tính hiện thực trong tác phẩm văn học 29
1.2.5. Hình tƣợng nhân vật 29


iii
1.3 ĐÔI NÉT VỀ PHÙNG QUÁN VÀ TÁC PHẨM TUỔI THƠ DỮ DỘI 32
1.3.1. Về Phùng Quán và sự nghiệp văn học của ông 32
1.3.2. Về tác phẩm Tuổi thơ dữ dội 34
1.4 TIỂU KẾT 35
CHƯƠNG 2 - CÁC TỪ NGỮ XƯNG HÔ VÀ CÁCH XƯNG HÔ TRONG
TUỔI THƠ DỮ DỘI 36
36
2.1.1. Cuộc thoại 36
2.1.2. Các từ ngữ xƣng hô trong cuộc thoại 37
38
2.2.1. Đặc điểm của các từ ngữ xƣng hô xét về hình thức 38
40
2.3. TIỂU KẾT 66
CHƯƠNG 3 - CÁCH XƯNG HÔ VÀ VIỆC KHẮC HỌA HÌNH TƯỢNG
NGHỆ THUẬT TRONG TUỔI THƠ DỮ DỘI 67
3.1. CÁCH XƢNG HÔ VÀ VIỆC KHẮC HỌA HOÀN CẢNH ĐIỂN
HÌNH TRONG TÁC PHẨM 68
3.1.1 Một vùng quê xứ Huế với những mối quan hệ làng xóm thân tình 68
3.1.2 Một vùng chiến khu với những mối quan hệ đồng chí, đồng đội. 72
3.1.3 Một mặt trận khốc liệt với hai chiến tuyến đối địch giữa Việt
Minh và thực dân Pháp 82
3.2. CÁCH XƢNG HÔ VỚI VIỆC KHẮC HỌA TÍNH CÁCH CÁC
NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM 82
3.2.1 Nhân vật chính diện 82
3.2.2 Nhân vật phản diện 87
3.3. CÁCH XƢNG HÔ VỚI VIỆC PHẢN ÁNH “CÁI TÔI NGHỆ
THUẬT” CỦA TÁC GIẢ PHÙNG QUÁN 93

iv

3.3.1.Chất Huế 93
3.3.2 Nhà văn một lòng theo kháng chiến 97
3.3.3 Nhập vai tinh tế. 100
3.4. TIỂU KẾT 68
KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
PHỤ LỤC

iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Hình thức hội thoại trong các cuộc thoại 36
Bảng 2.2.Các từ ngữ xƣng hô đƣợc sử dụng trong cuộc thoại phẩm….… 39
Bảng 2.3. 38
Bảng 2.4. 38
Bảng 2.5. 40
40
Bảng 2.7. hời 44
Bảng 2.8. Các từ ngữ chỉ quan hệ xã hội ngoài gia đình dùng để xƣng hô 52
Bảng 2.9. ừ ngữ xƣng hô chỉ nghề nghiệp và vị trí xã hội 53
55
59
, tính chất (hoặc có yếu tố chỉ trạng
thái, tính chất) dùng để xƣng hô 62
xƣng hô vay mƣợn 64
64






1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Giao tiếp là một hoạt động quan trọng nhất đảm bảo cho sự gắn kết của
xã hội loài ngƣời, dựa trên phƣơng tiện chủ yếu là ngôn ngữ. Một trong
những nhân tố để hoạt động này có hiệu quả là việc xác lập các vai trong giao
tiếp trong hội thoại. Ngƣời nói sử dụng từ ngữ xƣng hô linh hoạt trong những
hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, để xác lập và thể hiện các vai giao tiếp nhằm duy
trì các mối quan hệ, thể hiện cách cƣ xử thích hợp với chiến lƣợc giao tiếp đặt
ra trong những tình huống khác nhau.
Dƣới tác động của những nhân tố văn hóa, cộng đồng ngƣời Việt đã hình
thành nên và sử dụng một hệ thống từ ngữ xƣng hô vô cùng phong phú, đa
dạng, linh hoạt. Điều này đã tạo nên sự khác biệt trong giao tiếp ngƣời Việt so
với nhiều cộng đồng ngôn ngữ khác. Hệ thống các từ ngữ xƣng hô này từ
cuộc sống đi vào văn học qua sự cảm thụ của các nhà văn.
Việc xem xét cách xƣng hô trong phạm vi tác phẩm văn học sẽ góp phần
làm sáng tỏ về văn hóa xƣng hô của ngƣời Việt, đồng thời cũng giúp độc giả
phần nào hiểu sâu sắc về phong cách nhà văn thông qua cách kể về lời ăn tiếng
nói của các nhân vật. Qua cách sử dụng từ ngữ xƣng hô của nhà văn, ta sẽ thấy
rõ các cung bậc tình cảm, thái độ ứng xử của nhân vật trong cuộc sống.
1.2. Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán là một tác phẩm nổi tiếng, đƣợc khởi
thảo từ năm 1968 và hoàn thành năm 1986, đã nhận đƣợc Giải thƣởng A của
Hội Nhà văn Việt Nam. Truyện viết về cuộc sống, sự chiến đấu, hi sinh của
những thiếu niên 13 – 14 tuổi trong Đội Thiếu niên trinh sát của Trung đoàn
Trần Cao Vân trong giai đoạn lịch sử vô cùng khốc liệt. Đó là lúc thực dân
Pháp quay trở lại xâm lƣợc đất nƣớc ta, những năm tháng trong giai đoạn
1945 - 1954. Tại vùng đất Huế, với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết
sinh”, các em nhỏ - những Ga- vơ- rốt trên chiến trận - đã tự nguyện hi sinh

xƣơng máu để bảo vệ chiến khu Hòa Mỹ, góp một phần cho thắng lợi của

2
kháng chiến. Truyện đã mang lại sự xúc động lớn lao cho nhiều thế hệ bạn
đọc và khẳng định tài năng văn chƣơng và nhân cách của ngƣời nghệ sĩ Phùng
Quán. Đúng nhƣ lời nhận xét về truyện: “Tác phẩm giàu chất thơ, tái hiện
hiện thực hào hùng của cuộc kháng chiến, ca ngợi ngƣời chiến sĩ cách mạng
thông qua cảm quan mĩ học kết hợp cái cao cả và cái bi tráng nên giàu sức
truyền cảm ” [30, tr.1.434]. Đóng góp cho thành công của tác phẩm phải kể
đến sự am hiểu và tài năng sử dụng tiếng Việt, trong đó có việc sử dụng các
từ ngữ xƣng hô của tác giả.
Tác phẩm Tuổi thơ dữ dội viết về một thời kì lịch sử cách đây nửa thế kỉ,
về những con ngƣời và những sự kiện ở vùng đất Huế, bản thân tác giả cũng
là ngƣời sinh ra ở Thừa Thiên Huế.Vì vậy, chắc chắn những đặc điểm của
một thời kì trong sự phát triển của tiếng Việt cũng nhƣ chất giọng của một
vùng đất phải ít nhiều đƣợc ghi lại qua ngôn từ nghệ thuật, trong đó có cách
xƣng hô trong tác phẩm.
Vì những lí do trên,“ Xƣng hô trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng
Quán”, đã đƣợc chọn làm đề tài nghiên cứu trong luận văn này.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về xƣng hô nói chung và từ ngữ xƣng hô trong tác
phẩm văn học
Trong các tài liệu về Ngữ pháp và Ngữ dụng học, xƣng hô luôn đƣợc khảo
sát khá kĩ lƣỡng do vị trí và công dụng đặc biệt của nó.
Trong công trình Studies in Vietnamese Grammar (năm 1951), M.B.
Emenéau đã có những nhận xét thú vị về từ ngữ xƣng hô trong tiếng Việt, đặc
biệt là nhóm từ xƣng hô lâm thời có nguồn gốc danh từ. Ông gọi các danh từ
đƣợc dùng để xƣng hô này là các “đại danh từ cƣơng vị”: “Đa số các đại từ đó
đều trùng làm một với những danh từ chỉ ngƣời bà con cùng huyết thống”
[33, tr 51]. Ông thống kê đƣợc mƣời ba đại danh từ nhân xƣng cƣơng vị trùng

với các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc: cụ, ông bà, cha, con, cậu

3
Ở Việt Nam, từ những thập niên cuối thế kỷ XX trở lại đây, các công trình
nghiên cứu về xƣng hô của tiếng Việt và các ngôn ngữ gần gũi hoặc có quan
hệ với nó xuất hiện ngày càng nhiều và chất lƣợng ngày càng dày dặn. Các
nhà ngôn ngữ học nghiên cứu khá kĩ về lĩnh vực này nhƣ Đỗ Hữu Châu,
Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Nhƣ Ý, Hoàng Thị Châu, Nguyễn Văn Khang,
Mai Xuân Huy, Bùi Minh Yến, Phạm Ngọc Thƣởng, Nguyễn Phú Phong, Lê
Thanh Kim… Nhiều tác giả đã chú trọng tiếp cận cách xƣng hô theo hƣớng
mới: hoạt động của xƣng hô dƣới góc nhìn Ngữ dụng học. Theo Nguyễn Văn
Chiến: “Vấn đề sẽ rõ ràng và lý thú hơn khi chúng ta xem xét những từ xƣng
hô dƣới ánh sáng của lý thuyết dụng học và dân tộc học giao tiếp” [10, tr 15].
Tác giả Nguyễn Văn Chiến đã đầu tƣ khá nhiều sự chú ý vào mảng đề tài
này trên cơ sở tƣ liệu tiếng mẹ đẻ (của tác giả) và ngoại ngữ. Trong cuốn Từ
xưng hô trong tiếng Việt (1993), tác giả sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ
thống để tìm hiểu về các từ ngữ xƣng hô trong tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ. Theo
ông, tất cả các từ ngữ xƣng hô trong tiếng Việt đƣợc nghiên cứu nhƣ một
chỉnh thể nguyên vẹn. Đó là một hệ thống cấu trúc bao gồm các yếu tố chỉ
ngƣời trong sinh hoạt giao tiếp – đối thoại, nội dung và giá trị của từng yếu tố
đƣợc xác định nhờ vào sự đối lập giữa yếu tố ấy với tất cả những yếu tố còn
lại trong hệ thống thông qua những quan hệ phạm trù (cái đƣợc Nguyễn Phú
Phong gọi là "phạm trù nhân xƣng"). Nguyễn Văn Chiến còn tiến hành khảo
sát các phạm trù “nhân xƣng” tiếng Việt trên cơ sở đối chiếu với các ngôn
ngữ cùng loại hình với nó (nhƣ tiếng Khơ me, Lào ) và ngôn ngữ khác loại
hình (nhƣ tiếng Nga, Anh, Tiệp ), từ đó có đƣợc những nhận xét lí thú về sự
tƣơng đồng và khác biệt trong cách “nhân xƣng” của các ngôn ngữ này.
Tác giả Bùi Minh Yến với hàng loạt bài viết trên tạp chí Ngôn ngữ (các
năm: 1990, 1993, 1994…) về cách xƣng hô trong gia đình ngƣời Việt, nhƣ:
“Xƣng hô giữa vợ và chồng trong gia đình ngƣời Việt”, “Xƣng hô giữa anh

chị và em trong gia đình ngƣời Việt”, “Xƣng hô giữa ông bà và cháu trong gia

4
đình ngƣời Việt” và luận án Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài xã
hội của người Việt (2001). Tác giả Lê Thanh Kim với luận án tiến sĩ Từ xưng
hô và cách xưng hô trong các phương ngữ tiếng Việt từ góc nhìn của lý thuyết
xã hội ngôn ngữ học (2002) cùng với nhiều bài nghiên cứu về cách xƣng hô,
cũng đã miêu tả phần nào bức tranh nhiều màu sắc về từ ngữ xƣng hô của
ngƣời Việt, xét từ góc nhìn phƣơng ngữ. Đó là cách tiếp cận các xƣng hô theo
hƣớng cấu trúc, hoặc từ góc nhìn của Ngôn ngữ học xã hội, nhằm đi sâu
nghiên cứu các phạm vi sử dụng của các từ ngữ xƣng hô trong các hoạt động
giao tiếp ngôn ngữ.
Hội thoại trong sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng Tháng Tám của
Phạm Văn Khanh (Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2006) là một luận văn
Thạc sĩ về sử dụng từ ngữ xƣng hô trong tác phẩm văn học. Tác giả nhấn
mạnh vào đặc điểm sử dụng từ ngữ trong quan hệ với nhân vật trong các tác
phẩm của Nam Cao và chỉ ra những đặc trƣng trong cách xƣng hô của các lớp
nhân vật khác nhau. Tác giả đi đến kết luận: Qua cách xƣng hô, các nhân vật
trong các tác phẩm đang xét thể hiện vị thế của mình, đồng thời thể hiện mối
quan hệ, diễn biến tâm lí với các nét tình thái thân sơ khinh trọng khác nhau;
Từ ngữ xƣng hô trong sáng tác của Nam Cao rất giàu sắc thái biểu cảm.
Trong luận văn thạc sĩ Cách xưng hô trong Bão biển của Chu Văn, tác giả
Dƣơng Minh Phƣợng (Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, năm 2011) đã đặt vấn
đề tìm hiểu về xƣng hô trong một tác phẩm văn học nổi tiếng - Bão biển. Ở
luận văn này, tác giả đã nhấn mạnh tới mối liên hệ giữa xƣng hô với việc xây
dựng hình tƣợng nghệ thuật và chỉ ra những liên quan thú vị giữa đặc điểm
của mảnh đất con ngƣời với cách xƣng hô tƣơng ứng của những ngƣời cụ thể
trong những hoàn cảnh khác nhau.
2.2. Những nghiên cứu về Phùng Quán và sáng tác của nhà văn, về tiểu
thuyết Tuổi thơ dữ dội và ngôn ngữ trong tác phẩm

Phùng Quán đƣợc đánh giá là ngƣời có nhiều sáng tạo trong văn học, nhờ
năng khiếu bẩm sinh và lòng kiên trì học tập của ông. Cuộc đời sóng gió có

5
những bƣớc thăng trầm không làm ngƣời nghệ sĩ mất đi tính cách và tính sáng
tạo tuyệt vời ấy. Đó chính là lí do để hàng loạt tác phẩm có giá trị của Phùng
Quán đƣợc ra đời. Tuy có vài sáng tác không đƣợc công khai, bị chỉ trích ở
một thời kì nhất định, nhƣng những tác phẩm của nhà văn vẫn đƣợc độc giả
đón nhận và trân trọng. Cho đến nay, sự nghiệp sáng tác của Phùng Quán vẫn
thu hút đƣợc nhiều độc giả.
Mặc dù chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về những tác phẩm của Phùng
Quán với quy mô rộng nhƣng những đánh giá của những nhà văn, nhà thơ,
nhà phê bình dành cho cuộc đời cũng nhƣ những tác phẩm của ông đều cho ta
thấy đƣợc sự ngƣỡng mộ về tài năng về nhân cách của ngƣời nghệ sĩ này.
Luận văn thạc sĩ Thế giới nghệ thuật thơ Phùng Quán của Bài Văn Bình
(Trƣờng Đại học Quy Nhơn, 2011) đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc bản chất, nội
dung và nghệ thuật thơ Phùng Quán. Ở luận văn này, tác giả để cập đến quan
điểm, nghệ thuật của Phùng Quán. Với thơ, Phùng Quán cho rằng “Thơ là
một tố chất mĩ học”, đồng thời “Thơ là vũ khí tấn công của những trận đánh
một còn một mất”. Đối với nhà thơ, Phùng Quán ca ngợi đạo đức chân chính,
nhà thơ phải là ngƣời chân thật. Ông khẳng định “Không đƣợc đổi giọng. Viết
ngay và viết thẳng, ngay thẳng thủy chung. Từ dòng đầu tới dòng cuối”. Hơn
nữa, theo ông, nhà thơ còn phải “có khả năng kì diệu, bất kì cống rãnh nào
cũng mò thấy ngọc trai”.
Tác giả Bùi Văn Bình cũng trình bày hành trình nghệ thuật thơ Phùng Quán
và những khuynh hƣớng mà thơ ông phản ánh.
Qua thiên hồi kí Phùng Quán viết Trăng Hoàng Cung (NXB Thuận Hóa),
Hà Khánh Linh đã phần nào cho ngƣời đọc thấy đƣợc cảm hứng khơi nguồn
của tập thơ viết về xứ Huế này.
Tác phẩm Vượt Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội đã đƣợc dựng thành phim và

đƣợc công chúng đón nhận.

6
Tuổi thơ dữ dội là một tác phẩm viết về đề tài thiếu nhi đƣợc đông đảo
độc giả yêu thích. Rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình đã dành tặng cho
tác phẩm những lời ca ngợi.
“ Có một viên ngọc quý thời gian dành riêng để ban tặng con ngƣời, đó
là Tuổi thơ. Viên ngọc màu nhiệm, trong sáng nhƣng quá mong manh, không
thể tìm thấy lần thứ hai trong đời. Và có một thế hệ ngƣời Việt chƣa bao giờ
đƣợc cầm viên ngọc trên tay, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán đƣợc viết cho
thế hệ đó. Hãy đọc để nhớ lại, để tự hào, và để cầu nguyện cho những Tuổi
thơ sắp ra đời ” - Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng.
“ Tôi đọc vào năm đầu Tuổi thơ dữ dội thập kỷ 60, từ những trang tƣ
liệu của Phùng Quán. Suốt nghìn trang sách, khắc sâu vào lòng tôi hai chữ
Trung Hiếu. Một nỗi đau xé lòng khi ta đọc đến lời trăng trối của Mừng, nhân
vật trong truyện, trƣớc lúc em đi vào cõi vĩnh hằng” - Nhà văn Việt Linh.
“ Tuổi thơ dữ dội không phải là một câu chuyện cổ tích, mà là một câu
chuyện có thật ở chốn trần gian, ở đó những con ngƣời tuổi nhỏ đã tham gia
vào cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc bảo vệ Tổ quốc với một chuỗi những
chiến công đầy ắp ly kỳ và hấp dẫn. Đọc Tuổi thơ dữ dội chính là đọc lại một
phần lịch sử tuổi thơ Việt, thấm đẫm xúc động, cảm phục và tự hào ”- Nhà
thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo.
Về phƣơng diện ngôn ngữ nghệ thuật cũng nhƣ về cách xƣng hô nói
riêng trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, cho tới nay chƣa có một công trình
đáng kể nào. Vì vậy, chúng tôi hi vọng rằng việc lựa chọn đề tài về cách xƣng
hô trong tác phẩm này phần nào sẽ giúp ngƣời đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về
ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán (in lần đầu ở NXB

Thuận Hóa, Huế, 1987) sẽ đƣợc luận văn sẽ tập trung tìm hiểu, khảo sát ,

7
nhằm tìm ra các phƣơng tiện dùng để xƣng hô và sự sử dụng các phƣơng tiện
này trong tác phẩm.
Tiểu thuyết gồm 736 trang, chia là ba tiểu truyện chính:
- Đi tìm thuốc cho mẹ: 205 trang, gồm 2 phần:
Phần thứ nhất: 68 trang, chia thành 11 đoạn
Phần thứ hai: 137 trang, chia thành 31 đoạn
- Ba lần vượt ngục: 318 trang gồm 2 phần:
Phần thứ nhất: 137 trang chia thành 20 đoạn
Phần thứ hai: 181 trang chia thành 34 đoạn
- Núi mẹ con em Mừng: 203 trang, gồm 2 phần:
Phần thứ nhất: 145 trang, chia thành 25 đoạn
Phần thứ hai: 58 trang, chia thành 10 đoạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với khuôn khổ của đề tài, chúng tôi tập trung khảo sát hệ thống các từ
ngữ xưng hô, cách xưng hô, chỉ trong hình thức hội thoại của các nhân vật
(ngôi thứ nhất và thứ hai - vai nói và vai nghe) trong Tuổi thơ dữ dội.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cách xƣng hô của các nhân vật trong Tuổi thơ dữ
dội, lấy đó làm cơ sở để chỉ ra đƣợc vai trò của xƣng hô trong việc xây dựng
hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận có liên quan đến xƣng hô;
- Khảo sát và miêu tả các phƣơng tiện xƣng hô và cách xƣng hô trong tác phẩm;
- Bƣớc đầu tìm hiểu vai trò của cách xƣng hô trong việc khắc họa hình tƣợng
nhân vật trong những hoàn cảnh khác nhau của tác phẩm Tuổi thơ dữ dội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê: đƣợc dùng để khảo sát, thống kê tần số xuất hiện
và phân loại các từ ngữ xƣng hô mà Phùng Quán đã sử dụng trong tiểu thuyết.

8
- Phương pháp miêu tả: đƣợc dùng để phân tích các phƣơng tiện xƣng hô
đƣợc khảo sát, sau đó quy chúng thành nhóm và tìm ra các quy luật của chúng.
Ngoài ra, luận văn có tham khảo cách phân tích tác phẩm văn học, kết hợp
với tìm hiểu bối cảnh lịch sử thời đại bấy giờ (1945 - 1954) để lí giải các hiện
tƣợng ngôn ngữ có liên quan đến xƣng hô trong tác phẩm.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về lí luận
- Góp thêm tƣ liệu và cách nhìn nhận trong nghiên cứu về xƣng hô, cũng
nhƣ cách xƣng hô bằng tiếng Việt trong những hoàn cảnh cụ thể với những
vai giao tiếp và mục đích khác nhau.
- Cho thấy đƣợc kết quả của việc vận dụng kết hợp giữa cách nhìn nhận
cấu trúc và hƣớng tìm hiểu Ngữ dụng học để nghiên cứu ngôn ngữ trong
những tác phẩm văn chƣơng.
6.2. Về thực tiễn
- Giúp độc giả có thêm hiểu biết về thành công trong sáng tác văn học của
Phùng Quán, cũng nhƣ tác phẩm Tuổi thơ dữ dội của ông, với việc sử dụng ngôn
từ nghệ thuật để phản ánh hiện thực cũng nhƣ xây dựng hình tƣợng nhân vật.
- Giúp cho công việc học tập và giảng dạy về ngôn ngữ trong các tác phẩm
văn chƣơng, cũng nhƣ tiếng Việt trong nhà trƣờng nói chung. Kết quả của
luận văn có thể làm tƣ liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên và những ai yêu
thích các tác phẩm của Phùng Quán.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí thuyết. Đôi nét về Phùng Quán và tác phẩm Tuổi thơ
dữ dội.

Chƣơng 2: Các từ ngữ xƣng hô và cách xƣng hô trong Tuổi thơ dữ dội.
Chƣơng 3: Cách xƣng hô với việc xây dựng hình tƣợng nghệ thuật trong
Tuổi thơ dữ dội.

9

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT. ĐÔI NÉT VỀ PHÙNG QUÁN VÀ TÁC
PHẨM TUỔI THƠ DỮ DỘI
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN XƢNG HÔ
1.1.1. Lí thuyết hội thoại
1.1.1.1. Hội thoại là gì?
Ngôn ngữ là phƣơng tiện giao tiếp của con ngƣời dùng để trao đổi thông
tin. Quá trình trao đáp lời nói làm cơ sở cho hội thoại hình thành. Hội thoại
diễn ra hàng ngày trong cuộc sống con ngƣời, là nơi lời nói thực hiện đúng
chức năng của nó. Khi bàn về vấn đề này có khá nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm vì thế khái niệm hội thoại không chỉ có một.
Trong “Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”, Nguyễn Nhƣ Ý (chủ
biên) định nghĩa: “Hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng lời, ở dạng nói, giữa
các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội dung miêu tả và liên cá nhân
theo đích được đặt ra” [26,tr.122]
Trong Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, tác giả Đỗ Hữu Châu đã đƣa ra khái
niệm hội thoại một cách bao quát sâu rộng, có thể áp dụng cho nhiều loại hình
ngôn ngữ: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thƣờng xuyên, phổ biến của ngôn
ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Hội thoại
là khái niệm dành cho mọi hình thức hội thoại khác nhau.” [7, tr.201]
Đi sâu vào nghiên cứu tác giả Đỗ Hữu Châu đã đƣa ra những đặc điểm về
hội thoại một cách hệ thống và toàn diện.
Thoại trường là khoảng thời gian,không gian diễn ra cuộc hội thoại.Thoại
trƣờng có thể mang tính công cộng nhƣ trong hội nghị, ximena, trên giảng

đƣờng, ngoài phố xá, trong công viên…Thoại trƣờng cũng có thể mang tính
riêng tƣ nhƣ trong phòng riêng, trong nhà gia đình…Trong thoại trƣờng, thời
gian, không gian không mang nghĩa tuyệt đối mà ngoài hai yếu tố này, đặc
điểm của thoại trƣờng còn gắn với khả năng can thiệp của “người thứ ba”.Sự

10
hiện diện của “người thứ ba” sẽ có ảnh hƣởng nhiều ít đến nội dung cuộc
thoai. Thoại trƣờng cụ thể sẽ tƣơng ứng với hình thức hội thoại và nội dung
hội thoại phù hợp với nó. Nên thoại trƣờng khác nhau sẽ có các cuộc thoại
khác nhau. Chẳng hạn trong mối quan hệ vợ chồng nếu ở nhà sẽ có cách xƣng
hô và trò chuyện hoàn toàn khác với khi trong cùng một cuộc họp Chi bộ mà
cả hai đều là thành viên trong đó.
Người tham gia giao tiếp: Trong hội thoại, số lƣợng ngƣời tham gia có ảnh
hƣởng lớn đến hình thức và nội dung cuộc thoại. Hai ngƣời tham gia hội thoại
sẽ có song thoại; ba ngƣời tham gia tƣơng ứng với hình thức tam thoại; hình
thức đa thoại bao gồm trên ba ngƣời tham gia cuộc thoại. Tuy nhiên song
thoại vẫn là dạng cơ bản nhất của hội thoại.
Cƣơng vị và tƣ cách của những ngƣời tham gia hội thoại (còn gọi là thoại
nhân) cũng làm nên cái khác biệt của các cuộc thoại. Đó là tính chủ động hay
bị động của các đối tác(còn gọi là đối ngôn); sự vắng mặt hay có mặt của vai
nghe trong hội thoại. Theo đó, vị thế giao tiếp của thoại nhân sẽ trở thành
nhân tố nhằm duy trì, thúc đẩy hoặc kết thúc cuộc thoại.
Đích thoại: Mỗi cuộc thoại đều hƣớng tới một đích nào đó. Tuy nhiên
không phải lúc nào đạt đƣợc mục đích đã đặt ra. Có những cuộc thoại có đích
rõ ràng, các nhân vật giao tiếp hƣớng về nội dung nhằm vào đích đã định sẵn
nhƣng cũng có những trƣờng hợp ngẫu hứng không có mục đích nào cả.
Tính quy thức và phi quy thức: Các cuộc thoại còn khác nhau ở tính có hình
thức hay không có hình thức. Những hội nghị, cuộc họp ,…có hình thức tổ
chức khá chặt chẽ, trang trọng quy định về nhiều yếu tố, các nhân vật giao tiếp
phải tuân thủ theo những quy tắc đặt ra. Những giao tiếp trong đời sống sinh

hoạt thƣờng nhật thì không cần một hình thức tổ chức nào cả, ngƣời tham gia
có lời nói và tâm lý khá thoải mái, bộc lộ những nét tâm lý tự nhiên nhất.
1.1.1.2. Vận động hội thoại
Một cuộc thoại luôn thể hiện sự vận động của ba vận động: trao lời, trao
đáp và tƣơng tác. Nếu thiếu đi một trong những vận động này thì cuộc thoại
sẽ mất đi tính hoàn chỉnh của nó.

11
Hoạt động ngƣời phát tạo ra diễn ngôn và hƣớng diễn ngôn của mình đến
ngƣời nhận. Hoạt động này đƣợc gọi là hoạt động trao lời. Để hội thoại có
chiều hƣớng phát triển thì dĩ nhiên phải có sự trao đáp. Đó là qúa trình ngƣời
nhận tin chuyển thành ngƣời phát tin .
Sự tƣơng tác xảy ra khi các nhân vật giao tiếp trao và nhận thông tin luân
phiên. Mối quan hệ của các nhân vật giao tiếp thể hiện trong sự tƣơng tác hội
thoại theo chiều hƣớng nào sẽ đƣợc thể hiện rõ trong cách xƣng hô. Thậm chí
do có sự tƣơng tác trong hội thoại mà nhiều đoạn thoại có sự thay đổi liên tục
cách xƣng hô thể hiện sự tác động qua lại liên tục và mạnh mẽ giữa các nhân
vật tham gia giao tiếp
1.1.1.3. Quy tắc hội thoại
Cuộc thoại muốn diễn ra theo chiều hƣớng nhƣ mong muốn đòi hỏi có
những quy tắc nhất định của nó:
a. Quy tắc điều hành luân phiên lƣợt lời
Khi tham gia cuộc hội thoại các Sp phải có sự luân phiên về lƣợt lời, đổi
nhau về vai nói và vai nghe. Các lƣợt lời nói có thể đƣợc một ngƣời điều
chỉnh hoặc do các đối ngôn tự thƣơng lƣợng ngầm với nhau. Nếu các nhân vật
không theo nguyên tắc này thì cuộc thoại không thể tiếp tục, gây ra những
căng thẳng trong lời nói và tâm lý của ngƣời tham gia cuộc thoại. Do đó mục
đích cuộc thoại sẽ không thể đạt đƣợc.
b. Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại
Cuộc thoại mang tính chất xây dựng khi các nhân vật cùng hƣớng chung vào

một nội dung, chủ đề. Quy tắc này chi phối các phƣơng châm: quan hệ, cách
thức trong hội thoại. Ngƣời phát tin và ngƣời nhận tin thông qua những lƣợt
lời của mình nói tới vấn đề đang bàn tới, thực hiện đích giao tiếp mà cuộc
thoại hƣớng tới.
c. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự
Theo Đỗ Hữu Châu:“Lịch sự là hiện tƣợng có tính phổ quát đối với mọi xã
hội và trong mọi lĩnh vực…Phép lịch sự là hệ thống những phƣơng thức mà

12
ngƣời nói đƣa vào hoạt động nhằm điều hòa và gia tăng giá trị của đối tác với
mình” [7, tr.280].
Hai bình diện của quy tắc lịch sự là: lịch sự quy ƣớc và lịch sự chiến lƣợc
- Lịch sự quy ƣớc
Mỗi một cộng đồng xã hội hay tổ chức tập thể sẽ có những quy định về
nghi thức giao tiếp riêng. Đây là một yếu tố có tính chung cho cộng đồng,
đƣợc tất cả mọi chấp nhận và tuân thủ. Nó có ảnh hƣởng lớn đối với việc xây
dựng và chiều hƣớng phát triển của cuộc thoại. Khi giao tiếp với bất kì một
cộng đồng nào chúng ta đều phải tìm hiểu những đặc trƣng, thói quen của họ
trong đó có cách xƣng hô.
Việc xƣng hô trong giao tiếp của ngƣời Việt phải đƣợc chú ý để thỏa mãn
quan hệ liên cá nhân theo hai trục quan hệ (quan hệ vị thế và quan hệ thân –
sơ) đồng thời cũng phải thỏa mãn truyền thống “xƣng khiêm hô tôn” của
ngƣời Việt
- Lịch sự chiến lƣợc
Khác với lịch sự quy ƣớc, lịch sự chiến lƣợc đƣợc thực hiện trong từng
cuộc thoại cụ thể.Nó là một trong những cách thức để nhân vật giao tiếp thực
hiện mục đích. Họ có những“chiến lƣợc”riêng khiến cho chiều hƣớng cuộc
thoại diễn ra nhƣ mong muốn
Nguyên tắc lịch sự liên quan trực tiếp đến thể diện của những ngƣời tham
gia hội thoại.P.Brown và S.Levison phân biệt dựa vào bản chất của thể diện,

cho rằng có hai loại thể diện: dƣơng tính và âm tính. Thể diện dƣơng tính là
sự cần đƣợc ngƣời khác thừa nhận, thƣờng là quý mến, đƣợc đối xử nhƣ một
thành viên trong nhóm xã hội. Thể diện âm tính là sự cần đƣợc độc lập, có tự
do trong hành động, không bị áp đặt bởi ngƣời khác. G.Yule cho rằng: “thể
diện âm tính là nhu cầu đƣợc độc lập còn thể diện dƣơng tính là nhu cầu đƣợc
liên thông với ngƣời khác.”[27, tr 264].
“Xƣng khiêm hô tôn” đƣợc xem là một biện pháp của lịch sự quy ƣớc nhằm
đề cao thể diện của ngƣời tham gia hội thoại. Đối với lịch sự chiến lƣợc, để

13
thỏa mãn nguyên tắc lịch sự, các nhân vật giao tiếp phải tránh đề cập đến các
đề tài có thể đe dọa đến thể diện (cả thể diện dƣơng tính và thể diện âm tính)
của những ngƣời tham gia hội thoại cùng mình.
Xét trong quan hệ với thể diện, các hành động ngôn ngữ đƣợc chia thành các
hành động tôn vinh thể diện nhƣ: khen ngợi, khích lệ…và các hành động có
nguy cơ đe dọa thể diện nhƣ: phê bình, chê bai…Nguyên tắc lịch sự chiến
lƣợc gợi ý ngƣời giao tiếp tăng cƣờng thực hiện các hành động ngôn ngữ tôn
vinh thể diện, giảm thiểu các hành động đe dọa thể diện. Khi giao tiếp nếu
ngƣời phát ngôn cần phải thực hiện các hành động đe dọa thể diện của đối
phƣơng thì họ phải có các biện pháp “ bù đắp thể diện” nhƣ: Sử dụng các
biện pháp nói giảm, nói tránh và các biểu thức ngôn ngữ rào đón hay các biểu
thức ngôn hành gián tiếp.
Nhƣng cũng cần phải chú ý tới việc sử dụng các biểu thức ngôn ngữ nào để
đảm bảo tính lịch sự. Muốn nhƣ vậy cần căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ
thể, nhất là quan hệ liên cá nhân. Ví dụ nhƣ với những ngƣời ta mới gặp lần
đầu không nên cƣ xử quá thân mật hay tình cảm vì dễ dẫn tới hiểu lầm, nên
giữ thái độ lịch sự, xã giao, chừng mực.
Nguyên tắc lịch sự chiến lƣợc còn đƣợc thể hiện qua phƣơng châm khiêm tốn
trong hội thoại. Phƣơng châm này thể hiện sự khéo léo của nhân vật giao tiếp.
Nói chung khi nói chuyện với thái độ khiêm nhƣờng, tôn trọng ngƣời đối

thoại thì cuộc giao tiếp sẽ đạt hiệu quả cao.
1.1.1.4. Cấu trúc hội thoại
a. Cuộc thoại
Theo C.K.Orecchioni quan niệm về cuộc thoại nhƣ sau: “Để có một và
chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay
đổi nhưng không đứt quãng,trong một khung thời gian - không gian có thể
thay đổi nhưng không đứt quãng, nói về một vấn đề có thể thay đổi nhưng
không đứt quãng”[32, tr.113].

14
Nhƣ vậy cuộc thoại đƣợc xem là một quá trình thống nhất trong đó các yếu
tố: nhân vật, hoàn cảnh, chủ đề đƣợc quy định, gói gọn trong một khoảng
không “ đứt quãng”.
Tùy vào từng trƣờng hợp cụ thể mà ranh giới cuộc thoại có thể xác định
đƣợc hay không. Thông thƣờng ngƣời ta nhận thấy đƣợc các dấu hiệu định
ranh giới cuộc thoại nhƣ: dấu hiệu mở đầu (chào hỏi, chúc…), dấu hiệu kết
thúc (những câu: Vậy nhé!, Tạm biệt!, Rồi, tôi đã hiểu….). Trong thực tế quy
định về ranh giới không mang tính chất bắt buộc.
b. Đoạn thoại
Đoạn thoại là một phần của cuộc thoại bao gồm các diễn ngôn có sự liên
kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa (thống nhất chủ đề) và về ngữ dụng (thống
nhất về đích). Xét về chức năng của các đoạn thoại trong cuộc thoại, có thể
phân chia các đoạn thoại trong cuộc thoại thành đoạn mở thoại, đoạn thân
thoại, đoạn kết thoại.
Đoạn mở thoại và kết thoại có cấu trúc tƣơng đối đơn giản và ổn định, dễ
nhận ra hơn cả là đoạn thân thoại. Đoạn thân thoại thƣờng có dung lƣợng lớn
hơn và cấu trúc phức tạp hơn. Mặt khác, tổ chức của đoạn thoại mở đầu và kết
thúc phần lớn đƣợc nghi thức hóa và lệ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhƣ: hoàn
cảnh giao tiếp, các kiểu cuộc thoại, quan hệ liên cá nhân…
c. Cặp thoại

Cặp thoại là đơn vị cơ sở của hội thoại. Cặp thoại đƣợc tạo nên từ các
tham thoại.
Xét về cấu trúc, có các loại cặp thoại:cặp thoại một tham thoại, cặp thoại hai
tham thoại, cặp thoại phức tạp.
Xét về tính chất, có các loại cặp thoại: cặp thoại chủ hƣớng và cặp thoại phụ
thuộc, cặp thoại tích cực và cặp thoại tiêu cực.
d. Tham thoại
Tham thoại đƣợc cấu tạo nên từ các hành động ngôn ngữ. Nó đƣợc coi là
phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định.

15
Dựa vào vai trò, vị trí của tham thoại có thể phân loại tham thoại thành một
số loại sau:
- Tham thoại dẫn nhập là tham thoại có chức năng mở đầu cho một cặp thoại.
- Tham thoại hồi đáp là tham thoại có chức năng phản hồi tham thoại dẫn
nhập. Tham thoại hồi đáp có thể đóng vai trò kết thúc cặp thoại vì thế còn gọi
là “tham thoại hồi đáp- dẫn nhập”.
- Tham thoại có chức năng ghép là tham thoại kiêm nhiệm đồng thời hai
chức năng, vừa là tham thoại hồi đáp cho cặp thoại này, lại vừa đóng vai trò
dẫn nhập cho một cặp thoại khác.
e. Lƣợt lời
Lƣợt lời là chuỗi đơn vị ngôn ngữ đƣợc một nhân vật hội thoại nói ra kể từ
lúc bắt đầu đến lúc chấm dứt để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi ngôn ngữ
của mình. Không thể đồng nhất lƣợt lời với tham thoại. Một lƣợt lời có thể
bằng, lớn hơn hoặc nhỏ hơn một tham thoại (tham thoại gồm nhiều lƣợt lời).
1.1.2. Lí thuyết giao tiếp
Hoạt động giao tiếp đã diễn ra song song với sự xuất hiện của con ngƣời và
bằng nhiều phƣơng tiện khác nhau. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là sự
tiếp xúc giữa con ngƣời (nhóm ngƣời) với con ngƣời (nhóm ngƣời), trong đó
diễn ra sự trao đổi thông tin (hiểu rộng) đồng thời thể hiện thái độ đánh giá,

cách ứng xử của các nhân vật giao tiếp đối với nội dung giao tiếp và giữa các
nhân vật giao tiếp với nhau. Có 5 nhân tố cơ bản của hoạt động giao tiếp:
nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao
tiếp và cách thức giao tiếp.
1.2.2.1. Nhân vật giao tiếp
Bất kì một hội thoại nào cũng cần đến sự có mặt của nhân vật giao tiếp.
Theo Đỗ Hữu Châu: “Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một
cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn
ngôn qua đó mà tác động vào nhau. Đó là những người tương tác bằng ngôn

16
ngữ ”[7, tr 15]. Nhân vật giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình
giao tiếp, có thể thúc đẩy hoặc tự kết thúc cuộc thoại. Do đó, đây chính là linh
hồn của cuộc thoại. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và
quan hệ liên cá nhân. Cụ thể là:
a. Vai giao tiếp
J.Lyons cho rằng:“Vai giao tiếp chính là cương vị xã hội của một cá
nhân nào đó trong một hệ thống các quan hệ xã hội. Vai được hình thành
trong quá trình xã hội hóa các nhân vật”[32, tr 30].
Để tiến hành giao tiếp, các thành viên tham gia giao tiếp phải xác lập vị thế
giao tiếp của mình, tức là đóng một vai trong hệ thống giao tiếp. Một nhân vật
không chỉ có duy nhất một vai mà mang nhiều vai trong nhiều mối quan hệ xã
hội hay thân sơ. Ví nhƣ trong gia đình ngƣời đàn ông có thể là con đối với cha
mẹ, chồng đối với vợ, cha đối với con cái nhƣng khi ra ngoài xã hội ngƣời đó
còn thêm rất nhiều vai khác nữa: một nhân viên nơi làm việc, một học viên trên
giảng đƣờng, khách hàng khi đi vào siêu thị…Sự phong phú trong các vai giao
tiếp từ đó cũng tạo nên sự phong phú trong cách xƣng hô của mỗi cá nhân.
b. Quan hệ liên cá nhân
Về quan hệ liên cá nhân, Đỗ Hữu Châu cho rằng:“Quan hệ liên cá nhân là
quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các

nhân vật giao tiếp với nhau”[7, tr 17].
Quan hệ liên các nhân giữa các nhân vật giao tiếp đƣợc xác định theo hai
trục quan hệ : quan hệ quyền uy và quan hệ thân sơ.
- Xét về quan hệ quyền uy,giữa các nhân vật giao tiếp có thể có:
+ Quan hệ ngang vai: quan hệ giữa những ngƣời có tuổi tác, vị thế trong gia
đình, xã hội bình đẳng với nhau. Ví dụ nhƣ quan hệ bạn bè.
+ Quan hệ không ngang vai: quan hệ giữa những ngƣời có tuổi tác, vị thế
trong gia đình, xã hội không bình đẳng với nhau. Quan hệ không ngang vai có
thể đƣợc phân biệt tiếp thành:

17
Quan hệ trên vai: quan hệ giữa những ngƣời phát có tuổi tác, vị thế trong gia
đình, xã hội thấp hơn ngƣời nhận. Ví dụ nhƣ: quan hệ giữa con cái trong giao
tiếp với bố mẹ, ông bà hoặc học sinh, sinh viên với thầy cô giáo…
Quan hệ dƣới vai: quan hệ giữa ngƣời phát có tuổi tác, vị thế trong gia đình,
xã hội cao hơn ngƣời nhận.
- Xét về quan hệ thân sơ, giữa các nhân vật giao tiếp có thể có quan hệ thân
thiết hoặc xa lạ. Nên chú ý mức độ thân cận có thể tỉ lệ thuận với mức độ hiểu
biết về nhau của những ngƣời giao tiếp nhƣng không nhất thiết là đã hiểu
nhau thì sẽ thân nhau. Có khi những kẻ tử thù với nhau lại hiểu nhau rất kĩ.
Trục thân sơ là trục đối xứng, có nghĩa là trong quá trình giao tiếp nếu SP1
dịch gần lại SP2 thì SP2 cũng dịch gần lại SP1(tất nhiên trừ trƣờng hợp có
ngƣời không cộng tác, chối từ sự biến đổi đó) và ngƣợc lại. Qua thƣơng lƣợng
có thể thay đổi khoảng cách.
Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả nội dung giao tiếp và
hình thức của diễn ngôn do đó xƣng hô chịu áp lực rất mạnh từ quan hệ này.
Nhờ việc sử dụng từ xƣng hô mà vai nghe biết đƣợc vai nói xác định quan hệ
vị thế và quan hệ xã hội với mình nhƣ thế nào. Trong tiếng Việt, lựa chọn và
sử dụng từ xƣng hô đƣợc coi nhƣ là một chiến lƣợc trong việc thiết lập quan
hệ liên cá nhân trong hội thoại.

1.2.2.2 Mục đích giao tiếp
Mục đích giao tiếp là ý đồ, ý định mà các nhân vật giao tiếp đặt ra trong
một cuộc giao tiếp nhất định. Mục đích giao tiếp là yếu tố quan trọng nhất
trong hoạt động giao tiếp, nó chi phối gần nhƣ toàn bộ các nhân tố khác. Mục
đích giao tiếp cũng là yếu tố quan trọng chi phối việc sử dụng từ xƣng hô. Vì
thế khi tiếp xúc các tác phẩm văn học, ngƣời đọc dễ dàng phân tích đƣợc thái
độ, ý đồ hay mục đích của từng nhân vật giao tiếp thông qua cách xƣng hô
của họ trong những ngữ cảnh khác nhau, từ đó rút ra đƣợc ý đồ, tƣ tƣởng của
tác giả. Những mục đích đó có thể là: thuyết phục, sai khiến…

18
1.2.2.3 Nội dung giao tiếp
Là sự vật, hiện tƣợng, tƣ tƣởng, tình cảm hay một vấn đề nào đó (đƣợc gọi
là thực tế khách quan) đƣợc các nhân vật giao tiếp bàn đến. Nó trả lời cho câu
hỏi: Nói (viết) về cái gì? Hiện thực, thực tế khách quan vô cùng phong phú và
tồn tại độc lập bên ngoài các nhân vật giao tiếp. Ngƣời phát trƣớc khi giao
tiếp phải có quá trình nhận thức thực tế khách quan. Thực tế khách quan khi
trở thành nội dung giao tiếp chính là những hiểu biết chủ quan của ngƣời phát
về nó.
Nội dung giao tiếp luôn chịu sự chi phối bởi các nhân tố khác: Nhân vật
giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp.
1.2.2.4. Hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm: giao tiếp hẹp (thời gian, không gian cụ thể)
và giao tiếp rộng (đặc điểm xã hội, lịch sử, văn hóa…). Nhân tố này trả lời
cho câu hỏi: Giao tiếp ở đâu? Khi nào? Hoàn cảnh giao tiếp chi phối việc sử
dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ thể hiện. Nghĩa là trong những hoàn cảnh
giao tiếp khác nhau, các nhân vật phải lựa chọn cách giao tiếp tƣơng ứng với
những lời nói thích hợp nhất để tạo ra hiệu quả giao tiếp nhƣ mong muốn.
Muốn vậy trƣớc khi phát ngôn ngƣời nói phải hiểu thấu hoàn cảnh đồng thời
có vốn hiểu biết về ngôn ngữ sử dụng.

Trong hoàn cảnh giao tiếp ngƣời ta đặc biệt chú ý đến sự tồn tại của tính quy
thức và phi quy thức trong giao tiếp qua những biểu hiện ngôn ngữ của các
vai giao tiếp.
Tính quy thức đƣợc hiểu là những yêu cầu, những quy tắc, những nghi lễ…
trong những hoàn cảnh giao tiếp hẹp (không gian, thời gian cụ thể để cuộc
giao tiếp diễn ra nhƣ trong các nghi lễ ngoại giao, tôn giáo, trong công sở, nhà
trƣờng…). Đây là các nghi thức mang tính quy phạm, có chuẩn mực chung
mà các thành viên tham gia giao tiếp ngầm hiểu và tôn trọng thực hiện chúng.

×