Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3
RA “ĐỀ MỞ”, MỘT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIẢNG DẠY, HỌC TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Nguyễn Thị Anh
Khoa Lý luận chính trị - Trường Đại học Thủy lợi, email:
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Ra đề thi theo hướng “mở” - “đề mở” là
một sự đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá
kiến thức và kỹ năng của sinh viên, đã và
đang được các trường đại học, cao đẳng áp
dụng với nhiều môn học. Kinh nghiệm cho
thấy, ra “đề mở”, có nhiều ưu điểm hơn so
với cách ra đề thi truyền thống – “đề đóng”.
Tuy nhiên, để “đề mở” được thực hiện hiệu
quả địi hỏi cả người dạy và người học phải
điều chỉnh nhất định về nội dung, phương
pháp trong quá trình dạy và học. Khi đó, ra
“đề mở” trở thành một biện pháp nâng cao
chất lượng giảng dạy và học tập môn học.
Bài viết dưới đây là một vài ý kiến của tác
giả về hình thức ra “đề mở” đối với mơn
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử
dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh... để hoàn thành bài
viết này.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sự cần thiết của việc ra “đề mở” đối với
môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam
Từ nhiều năm nay, môn Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng
giống như các môn học khác, đề thi được ra
theo kiểu truyền thống - “đề đóng”. Đề thi
thường yêu cầu sinh viên trình bày những
kiến thức đã được trang bị trên lớp. Sinh viên
hình thành một thói quen ơn tập và học thuộc
theo nội dung mà giảng viên đã giới hạn.
Thực tế, khá nhiều sinh viên có thái độ học
tập khơng đúng, đến lớp không chú ý nghe
giảng, không chủ động học tập, thậm chí khi
đi thi, một số em cố gắng mang tài liệu vào
để coi cóp. Chỉ cần giáo viên coi thi lơi là,
sinh viên có thể chép bài và đạt được điểm
cao. Điều này, làm cho sinh viên thụ động
trong nhận thức và ỷ lại vào tài liệu.
Bên cạnh đó, đa số sinh viên cho rằng
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam là môn học khô khan, khó học, khó
nhớ. Do đó, việc đổi mới cách ra đề thi theo
hướng “đề mở” đối với môn Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trước hết
nhằm làm thay đổi cách học, ôn tập cũng như
tâm lý thi cử của sinh viên là vấn đề cần thiết.
“Đề mở” khơng địi hỏi sinh viên phải học
thuộc lịng, ghi nhớ máy móc kiến thức. Yêu
cầu đặt ra là trên cơ sở nắm được kiến thức
cơ bản của môn học, các em phải biết phân
tích, lập luận, so sánh, đánh giá các vấn đề,
biết vận dụng và liên hệ kiến thức vào thực
tiễn đời sống. Như vậy, ra “đề mở” sẽ khắc
phục được phần lớn những hạn chế trong việc
học và thi “đề đóng” của sinh viên. Hơn nữa,
“đề mở” cũng đòi hỏi sinh viên phải thay đổi
phương pháp học tập, biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo mới đạt được kết
quả như mong muốn. Bản thân giảng viên
cũng phải nghiên cứu đổi mới nội dung,
phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi
mới hình thức thi của sinh viên.
279
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3
3.2. Những ưu điểm và hạn chế của việc
ra “đề mở” đối với môn Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
3.2.1. Đề mở và những ưu điểm của việc
ra “đề mở”
Hiểu thế nào cho đúng về “đề mở”?
Thực tế, trong các mùa thi, sinh viên
thường hay bàn đến chuyện thi “đề mở” hay
“đề đóng”. Tuy vậy, cách hiểu về “đề mở”
của sinh viên, cơ bản thường chỉ dừng lại ở
chỗ đó là mơn thi được phép mang tài liệu
vào phòng thi, được phép mở tài liệu.
Về bản chất, “đề mở” không đơn thuần là
loại đề thi được phép mang tài liệu vào
phòng thi. “Đề mở” là dạng đề mang tính gợi
mở, đề cập đến những vấn đề tương đối rộng,
có thể có những nội dung được phát triển
ngồi sách giáo trình và tài liệu nghiên cứu.
Ở “đề mở”, từ kiến thức cơ bản của môn
học, người ta quan tâm nhiều đến khả năng
phân tích, lập luận, khái quát, tổng hợp, nhận
xét, đánh giá, liên hệ và vận dụng vào kiến
thức vào thực tiễn... mà không yêu cầu sinh
viên ghi nhớ máy móc, nên với dạng đề thi
này các em được mang tài liệu vào phòng thi.
Những ưu điểm của ra “đề mở”
Theo tôi, việc ra “đề mở” đối với môn
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam có nhiều ưu điểm, cụ thể như sau:
Thứ nhất, giúp cho giảng viên đánh giá
chính xác trình độ và năng lực sinh viên, mức
độ sinh viên hiểu và nắm kiến thức thông qua
nội dung các em viết ra, phân tích, lập luận.
Thứ hai, góp phần hồn thiện các kỹ năng
tóm tắt, tổng hợp, khái quát... đường lối, chủ
trương của Đảng (kỹ năng này thường sử dụng
với những câu hỏi để kiểm tra kiến thức sẵn có
trong giáo trình, tài liệu học tập của sinh viên).
Thứ ba, rèn luyện kỹ năng phân tích, lập
luận, chứng minh, giải thích, so sánh... các
vấn đề trong đường lối cách mạng của Đảng.
Thứ tư, sinh viên không phải tốn nhiều
thời gian để học thuộc lịng một khối lượng
kiến thức nào đó. Với mơn Đường lối cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi làm
bài thi một yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo
được tính chính xác, tính lịch sử, tính logic
của vấn đề. Thực tế, để đạt được các yêu cầu
này khi học thuộc không phải đơn giản, đặc
biệt là đối với sinh viên các khối ngành thuộc
khoa học tự nhiên.
Thứ năm, “đề mở”, ai cũng có thể làm
được bài thi, một điều khó có thể xảy ra trong
khi thi “đề đóng”. Trong “đề mở” sẽ có những
câu hỏi yêu cầu sinh viên trình bày những hiểu
biết, suy nghĩ của mình về một vấn đề của xã
hội (đường lối kinh tế, chính trị, văn hóa...),
hoặc một sự kiện liên quan đến nội dung kiến
thức đã học. Thực tế, ít hay nhiều, các em đều
có thể làm được nội dung này.
Thứ sáu, “đề mở” tạo điều kiện thuận lợi
trong việc phân loại sinh viên. “Đề mở” yêu
cầu sinh viên trên cơ sở quan điểm, chủ trương
của Đảng, phải biết lựa chọn nội dung thích
hợp để phân tích, lập luận và lý giải những
điều đang diễn ra trong cuộc sống... Những
sinh viên có lực học trung bình hoặc yếu khó
có thể thực hiện được hết những yêu cầu này.
Thứ bảy, “đề mở” làm cho người học có
hứng thú, chủ động và tích cực hơn trong học
tập, nghiên cứu, góp phần giảm thiểu các
hiện tượng tiêu cực như sử dụng tài liệu trong
khi thi, tạo sự công bằng trong kiểm tra, đánh
giá sinh viên.
3.2.2. Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, ra “đề mở” cũng
có những hạn chế nhất định:
Đối với sinh viên, với “đề mở”, thông
thường giảng viên không cho đề cương ôn
tập chi tiết, do đó sinh viên rất khó hình dung
được giảng viên sẽ hỏi gì trong đề thi. Đề thi
bao giờ cũng có phần mở rộng kiến thức ngồi
tài liệu, giáo trình. Nếu sinh viên lên lớp
không chú ý nghe giảng, không đầu tư nghiên
cứu thì khơng thể hồn thành tốt bài thi.
Đối với giảng viên, cái khó của ra “đề mở”
là làm đáp án. Đáp án cho loại đề này cũng
phải là “đáp án mở”, tức là khơng hồn tồn
“bó” người viết vào một số ý nào có sẵn, cho
trước, đáp án biểu điểm có phần phải khái
quát, chỉ định hướng về cách giải quyết.
Giảng viên phải căn cứ vào nội dung trình
bày của sinh viên mà cho điểm. Giảng viên
phải lường trước được những khả năng sinh
viên sẽ viết trong bài làm để chủ động xử lý và
280
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3
cho điểm, đồng thời cũng tránh bỏ sót ý sinh
viên đã sáng tạo (đặc biệt phần rút ra ý nghĩa
của các văn kiện, sự kiện, nghị quyết nào đó).
Tóm lại, “đề mở” hay “đề đóng” đều có
những ưu điểm và hạn chế của nó. Nhưng về
cơ bản, ra “đề mở” có nhiều ưu điểm hơn cả.
Cái chính là sinh viên cần có biện pháp học
tập, cần biết cách thích nghi, cần có kỹ năng
làm bài và phải có “chiến lược” trong học tập,
thi cử để có được kết quả như mong muốn.
3.3. Một số biện pháp giúp sinh viên thi
tốt môn Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam theo hình thức “đề mở”
3.3.1. Trang bị kỹ năng làm bài thi “đề
mở” cho sinh viên
Thi “đề mở”, ngoài việc nắm được kiến
thức cơ bản của môn học, sinh viên cịn phải
có các kỹ năng làm bài thi. Các kỹ năng đó
được hình thành trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu, và khi đi thi sinh viên phải thực
hiện tốt các bước sau: Bước chuẩn bị: tập hợp
tài liệu, giáo trình, sắp xếp một cách hợp lý.
Bước làm bài: xác định chính xác trọng tâm
câu hỏi, phân bố thời gian hợp lý cho các
câu, làm bài bằng văn phong của mình, kết
thúc mỗi câu thường là những nhận định,
đánh giá, vì bài thi đường lối là bài lập luận
chứ khơng phải bài tổng hợp tài liệu. Bước
hồn chỉnh: kiểm tra lại bài thi, lỗi câu, lỗi
chính tả, lỗi diễn đạt... những lỗi này có thể
khiến bài thi bị mất điểm.
3.3.1. Ra “đề mở” phải kết hợp với việc
dạy và học theo hướng "mở"
Thực tế cho thấy, khi cách thức ra đề thi
thay đổi tất yếu sẽ kéo việc dạy và học sẽ
thay đổi theo. Chính hình thức thi sẽ tác động
trở lại cách dạy và học, buộc người dạy và
học phải có những điều chỉnh nhất định cả
nội dung và phương pháp. Giảng viên có
“mở” trong cách dạy mới hướng sinh viên tới
cách “mở” trong suy nghĩ và làm bài được.
Đó là một tất yếu.
Để dạy mơn Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam theo hướng “mở”
có hiệu quả, địi hỏi giảng viên phải tích hợp
nhiều phương pháp dạy học tích cực như: dạy
học nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm...
để có những giờ dạy học thực sự là những
giờ trao đổi, bàn luận, định hướng về các vấn
đề trong nội dung chương trình. Và thơng
qua các phương pháp này sẽ hình thành ở
sinh viên những kỹ năng cần có để đi thi như:
phân tích, tổng hợp, giải thích, chứng minh,
khái qt, đánh giá...
Ngồi ra, cần kết hợp sử dụng các phương
pháp khác như: hướng dẫn sinh viên nghiên
cứu tài liệu, giáo trình và sử dụng công nghệ
thông tin phản ánh, minh họa về sự đổi thay
của đất nước, các vấn đề xã hội quan tâm...để
mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy, học
tập và tạo sự hứng thú cho sinh viên.
4. KẾT LUẬN
Tóm lại, ra “đề mở” không những khắc
phục được phần lớn những hạn chế trong khi
học và thi của sinh viên so với “đề đóng”, mà
cịn địi hỏi cả giảng viên và sinh viên phải có
kỹ năng, sự đổi mới trong giảng dạy, học tập,
thi, chấm thi. Và như vậy, việc ra “đề mở”
trở thành một biện pháp cần thiết để nâng cao
chất lượng giảng dạy và học tập môn Đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bên cạnh những ưu điểm, ra “đề mở” cũng
có những hạn chế nhất định cần khắc phục.
Tuy nhiên, trên thực tế, ra “đề mở” có nhiều
ưu điểm hơn và đặc biệt với dạng đề thi này
sẽ góp phần trực tiếp vào thực hiện tốt chủ
trương: chuyển từ trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện năng lực người học theo
tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban
Chấp hành TW về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục - đào tạo hiện nay.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Duy Bắc. 2004. Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về dạy và học môn Mác –
Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong
trường đại học, NXB CTQG Hà Nội.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam. 2013. Nghị quyết
29-NQ/TW của Ban Chấp hành TW về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội
nhập quốc tế, NXB CTQG, Hà Nội.
[3] Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức. 2004. Lý luận
dạy học đại học, NXB Đại học Sư p hạm.
281