Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Xử lý ra sao với những “khoảng trống thời gian” trong hồ sơ tìm việc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.99 KB, 1 trang )

Xử lý ra sao với những “khoảng trống thời gian” trong hồ sơ tìm việc?
Khá nhiều ứng viên từng đối mặt với vấn đề tưởng như không quan trọng nhưng lại gây
nhiều khó khăn cho họ khi đi phỏng vấn. Đó là khi nhà tuyển dụng yêu cầu họ giải thích
những “khoảng trống thời gian” giữa các công việc trước đây.
“Khoảng trống thời gian” mô tả khoảng thời gian nhân viên không đi làm vì nhiều lý do:
có con nhỏ phải ở nhà chăm sóc, nghỉ vì bệnh, đi công tác hay du lịch dài ngày, hay vì
thất nghiệp tạm thời…
Một số “mẹo” nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn trả lời tự tin cho câu hỏi “Anh/Chị công tác ở đâu
từ năm… đến…?” của nhà tuyển dụng:
Trình bày kinh nghiệm làm việc liên quan đến vị trí ứng tuyển
- Hồ sơ tìm việc cần cung cấp những thông tin quan trọng nhất về kinh nghiệm làm việc,
minh họa bằng ví dụ súc tích và thuyết phục về thành tích nổi bật và những kỹ năng mà
bạn đã tích lũy được trong công việc trước đây.
- Thế nhưng, hồ sơ của bạn không cần phải là một bảng liệt kê cặn kẽ, chi tiết về mọi
việc bạn đã làm. Chỉ trình bày thông tin về kinh nghiệm và kỹ năng liên quan đến yêu
cầu của công việc bạn ứng tuyển.
- Vì vậy, hồ sơ tìm việc không nhất thiết phải mô tả chi ly ngày, tháng năm để không tiết
lộ những khoảng trống thời gian giữa các công việc cũ (điều mà bạn không muốn cho
nhà tuyển dụng biết).
- Viết hồ sơ theo trách nhiệm công việc sẽ giúp bạn không “phơi bày” những khoảng
trống này.
- Chỉ nên trình bày hồ sơ trên 2 trang giấy.
Xử lý khoảng trống thời gian quá khứ Đây là trường hợp rất có khả năng xảy ra: nhà
tuyển dụng rất tinh ý và yêu cầu bạn trình bày rõ về những khoảng thời gian trống trong
công việc của bạn. Vậy bạn sẽ xoay xở ra sao?
Bạn cần chuẩn bị sẵn những câu giải thích hết sức ngắn gọn. Ví dụ bạn có thể nói:
“Trong khoảng thời gian trên, người thân của tôi gặp vấn đề sức khỏe và cần được tôi
chăm sóc đặc biệt. Ngay sau khi giải quyết xong chuyện gia đình, tôi đã bắt đầu tìm việc
ngay, vì tôi là một người rất say mê công việc.” Trong mọi trường hợp, nên tránh kể lể
dài dòng và đừng quá lo lắng hay xúc động khi nhắc đến chuyện cũ.
Xử lý khoảng trống thời gian hiện tại Trong trường hợp “khoảng trống” này kéo dài đến


thời điểm bạn đang phỏng vấn cho công việc mới thì sao? Bạn có thể xoay xở bằng
những câu trả lời khéo léo sao cho phù hợp với không khí của buổi phỏng vấn.
Ví dụ, bạn có thể nói: “Khi tôi rời bỏ công việc cũ, tôi quyết định sẽ đầu tư một khoảng
thời gian xứng đáng để tìm được việc làm thích hợp nhất. Tôi không muốn “dục tốc bất
đạt” vì quá trình tìm việc tốt không đơn giản chút nào: tìm kiếm, cân nhắc, đánh giá và
sàng lọc kỹ tất cả những cơ hội có được…” Với cách trả lời này, bạn đã biến “khuyết
điểm” thành “ưu điểm” của mình: chứng tỏ bạn là một ứng viên hết sức nghiêm túc và
cẩn trọng, biết dành thời gian đầu tư nghiêm túc cho quá trình tìm việc của mình.
Sự thật quan trọng bạn cần nhớ…
Đó là đừng bao giờ để suy nghĩ của bạn bị chi phối bởi những “khoảng trống” khi bạn
viết hồ sơ tìm việc hay đi phỏng vấn. Ai trong chúng ta cũng có khả năng gặp phải
những vấn đề như vậy. Vì vậy đừng nên xem chúng là những vật cản trở đáng sợ. Bạn
hãy bình tĩnh để có thể giải thích một cách tự tin và khéo léo tất cả câu hỏi của nhà
tuyển dụng.
( Sưu tầm)

×