Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

TIỂU LUẬN CUỐI kì KINH tế các nước ASEAN đề tài PHÂN TÍCH ,SO SÁNH và ĐÁNH GIÁ GIỮA HAI tổ CHỨC ASEAN và EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.89 KB, 36 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN
ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH ,SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HAI TỔ
CHỨC ASEAN VÀ EU
NHÓM THỰC HIỆN
A39717 LƯU THỊ PHƯƠNG
A39757 NGUYỄN THỊ TÂM

HÀ NỘI -2022

1


Lời mở đầu
Ngày nay sự phát triển của chủ nghĩa Khu vực đã trở thành một trong những xu thế nổi
trội trên thế giới. Khái niệm “Khu vực hoá” được hiểu là sự hợp tác chặt chẽ giữa các
quốc gia thành viên có vị trí địa lý cận kề, liên kết nhóm theo khu vực, dựa vào các
q trình tương tác lẫn nhau trong khu vực và chủ nghĩa khu vực theo hướng hình
thành các thể chế hoặc các cơ cấu thấp nhất. Chủ nghĩa khu vực hoặc khu vực hóa đã
được thử nghiệm như một nhân tố hay một bàn đạp thúc đẩy tồn cầu hố, qua đó xây
dựng một trật tự thế giới mới .
Mấy thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự mở rộng cả về số lượng và chất lượng, qui mô
hợp tác của nhiều tổ chức khu vực, trong đó nổi bật nhất là Liên minh Châu Âu (EU)
và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) . Sau hơn 50 năm phát triển, Liên
minh Châu Âu (EU) được thế giới công nhận là một tổ chức liên kết khu vực thành
công nhất hiện nay với quá trình từ liên kết kinh tế chuyển sang chính trị - xã hội, diễn


ra cả ở qui mô và chất lượng, cả chiều rộng và chiều sâu, từ liên kết kinh tế phát triển
thành thể chế siêu quốc gia… Cịn Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) là
một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được thành lập ngày 8/8/1967 với 5
nước thành viên ban đầu, đến nay có 10 nước thành viên, xây dựng 3 trụ cột là Cộng
đồng An ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng Văn
hoá, Xã hội ASEAN (ASCC).Đề tài so sánh EU, ASEAN là một đề tài hấp dẫn , cho
ta thấy nét khác biệt của hai tổ chức, sự hình thành ,quá trình phát triển của hai tổ
chức.Mục đích chính của nhóm chúng em khi chọn đề tài này vì chúng em sau khi
được học mơn kinh tế asean , muốn tìm hiểu kĩ hơn về asean và muốn xem asean có
những điểm đặc biệt , khác biệt gì ? So với các tổ chức lớn khác đặc biệt là liên minh
Châu Âu . Và từ đó đưa ra đánh giá chung , rút ra những kinh nghiệm những bài học
để ASEAN có thể trở thành 1 tổ chức lớn mạnh hơn trong tương lai ...

2


DANH MỤC VIẾT TẮT
KÝ HIỆU VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ECSC

Cộng đồng than thép Châu Âu

EU


Liên minh Châu Âu

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

HDI

Chỉ số phát triển con người

PISA

Chuơng trình đánh giá học sinh quốc tế

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CƠNG THỨC
3



Trang
Hình 2.1.1 …………………………………………..

17

Hình 2.1.2……………………………………………

21

Hình 2.1.3……………………………………………

22

Bảng 2.1.1 …………………………………………..

18

Bảng 2.1.2…………………………………………….

19

Bảng 2.2.1…………………………………………….

26

Biểu đồ 2.1.1………………………………………….

20


Biểu đồ 2.1.2………………………………………….

22

Biểu đồ 2.1.3……………………………………………

23

Biểu đồ 2.1.4………………………………………….

24

Biểu đồ 2.2.1…………………………………………

25

Biểu đồ 2.2.2…………………………………………

26

Biểu đồ 2.2.3………………………………………..

28

Biểu đồ 2.2.4………………………………………….

30

Biểu đồ 2.2.5…………………………………………


31

CHƯƠNG 1:
I.
a)

Tổng quan về Asean và Eu

Lịch sử hình thành của 2 tổ chức :
Hiệp hội các nước Đông nam á ( Asean )

Tên gọi Đông Nam Á được người phương Tây sử dụng từ sau chiến tranh thế giới lần
thứ hai. Xét trên phương diện lịch sử – văn hố thì Đơng Nam Á thời cổ đại là một khu
vực thống nhất về văn hoá. Cư dân khu vực này từ hàng ngàn năm trước đã cùng chia
4


sẻ với nhau một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước và một nền văn hố xóm
làng với sự đan xen giữa văn hoá núi, đồng bằng và biển.
Do vị trí địa lý thuận lợi và giàu có về tài nguyên thiên nhiên nên khu vực Đông Nam
Á đã trở thành nơi hội tụ của nhiều nền văn hoá, đối tượng chinh phục và nô dịch
thuộc địa của ngoại bang. Trước hết, đó là sự xâm nhập của nền văn hoá Trung Hoa,
Ấn Độ, Arập và sau này từ thế kỷ XVII là châu Âu. Thế nhưng chính nhờ có sự
tương đồng và gần gũi về văn hố , truyền thống ngoại xâm và tinh thần hợp tác bạn
bè, các dân tộc Đông Nam Á không những bảo vệ được cốt lõi nền văn hoá sở hữu
bản địa của mình mà cịn có thể tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của các nền văn hoá
khác. Trên cơ sở đó các dân tộc Đơng Nam Á lần lượt dành được độc lập từ ách nô
dịch và thuộc địa của ngoại bang, đặt nền tảng cho sự hợp tác và liên kết khu vực.
Một cột mốc rõ rệt được đánh dấu trong lịch sử Đông Nam Á là sự kiện thành lập
Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

Sự hình thành hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Asean ( viết tắt của : Association of South East Asian Nations) tên chính thức là Hiệp
hội các quốc gia Đơng Nam Á , được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967Bsau khi
Bộ trưởng Ngoại gia các nước In- đô- nê- xia, Malaixia, Phi- líp- pin, Xin- ga-po và
Thái Lan ký bản tuyên bố ASEAN ( tuyên bố Băng- cốc )
- 8/1/1984 Brunây được kết nạp vào ASEAN nâng tổng số thành viên của Hiệp hội lên
thành sáu nước
- 28/7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 28
đưa tổng số thành viên của Hiệp hội lên thành 7 nước
- 7/1997 Lào và Mianma trở thành thành viên thứ 8 và thứ 9 của Hiệp hội
- 4/1999 Căm- pu- chia gia nhập ASEAN
=> Cho đến hiện tại đã có 10 quốc gia Đơng Nam Á là thành viên của ASEAN ( trừ
Đơng Timor)
Diện tích : tổ chức có tổng diện tích là 4.522.518 km 2 (1.746.154 sq mi)
Dân số Tính đến nay , dân số của ASEAN là khoảng 655 triệu người (8,5% dân số thế
giới).
Mục tiêu chính của ASEAN là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thơng qua đó là tiến bộ
xã hội và phát triển văn hóa. Mục tiêu thứ hai là thúc đẩy hịa bình và ổn định khu vực
dựa trên pháp quyền và nguyên tắc của hiến chương liên hợp quốc
b)

Liên minh Châu Âu ( EU)

5


Hơn nửa thế kỷ trước, chính sự tàn phá ở châu Âu sau Thế chiến II đã đặt ra yêu cầu
phải xây dựng những mối quan hệ quốc tế để ngăn chặn những thảm kịch như vậy tái
diễn.
Cách tốt nhất để bắt đầu tiến trình gắn kết châu Âu là thông qua phát triển các quan hệ

kinh tế. Hiệp ước Paris, được ký năm 1951. Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC)
được lập nên, với các thành viên Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Khi
Hiệp ước Rome có hiệu lực năm 1958, sáu nước này lập ra Cộng đồng Kinh tế châu
Âu và Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu, hoạt động song song với ECSC.
Năm 1967, cả ba khối này hợp lại thành Cộng đồng châu Âu (EC), trong đó hướng tập
trung chính là về phát triển kinh tế và nông nghiệp.
Đan Mạch, Ireland và Anh trở thành các thành viên đầy đủ của EC năm 1973, Hy Lạp
tham gia năm 1981, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha - 1986, Áo, Phần Lan và Thuỵ Điển
-1995.
1 tháng 11 năm 1993 liên minh Châu Âu được thành lập viết tắt EU( European Union)
, là liên minh kinh tế – chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc châu Âu. Liên
minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht ,dựa trên Cộng đồng châu Âu
(EC)
2.

Cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động của 2 tổ chức

a) Hiệp hội các nước Đông nam á ( Asean )
-

Hệ thống các thiết chế pháp lý của ASEAN theo hiến chương ASEAN
Hội nghị cấp cao – ASEAN Sumit

Hội nghị cấp cao ASEAN (hay còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh) bao gồm các nguyên
thủ quốc gia hoặc những người đứng đầu chính phủ của các quốc gia thành viên. Hội
nghị cấp cao tiến hành họp 2 lần một năm và do quốc gia thành viên giữ chức chủ tịch
ASEAN chủ trì và tổ chức, ngồi ra Hội nghị cấp cao sẽ được nhóm họp bất thường
khi cần thiết. Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN
Hội đồng điều phối
Hội đồng điều phối ASEAN bao gồm các ngoại trưởng ASEAN, họp ít nhất 2 lần một

năm. Hội đồng điều phối ASEAN sẽ được các quan chức cao cấp liên quan hỗ trợ.
Các hội đồng Cộng đồng
Các hội đồng Cộng đồng bao gồm Hội đồng Cộng đồng chính trị – an ninh, Hội đồng
cộng đồng kinh tế, Hội đồng cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN. Mỗi quốc gia thành
viên sẽ chỉ định một đại diện quốc gia tham dự cuộc họp của Hội đồng Cộng
đồngASEAN, trực thuộc mỡi Hội đồng Cộng đồng sẽ có các cơ quan chuyên ngành
cấp bộ trưởng.
6


Mỡi Hội đồng Cộng đồng họp ít nhất 2 lần 1 năm và do Bộ trưởng có liên quan của
mỡi quốc gia thành viên giữ cương vị Chủ tịch ASEAN chủ trì. Mỡi Hội đồng
Cộng đồng ASEAN sẽ được hỡ trợ bởi các quan chức cao cấp có liên quan.
-

Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng

Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng ASEAN là các thiết chế trực thuộc các
Hội đồng Cộng đồng (Hội đồng Cộng đồng chính trị – an ninh có 6 cơ quan, Hội đồng
Cộng đồng kinh tế có 14 cơ quan, Hội đồng Cộng đồng văn hóa – xã hội có 17 cơ
quan
trực thuộc. Mỗi cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng trong phạm vi chức năng của
mình có thể giao cho các quan chức cao cấp và các cơ quan trực thuộc thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ được nêu trong Phụ lục 1 của Hiến chương.


Tổng thư kí và Ban thư kí

Tổng thư kí ASEAN
Tổng thư kí ASEAN do Hội nghị cấp cao bổ nhiệm với nhiện kì 5 năm và khơng

được tái bổ nhiệm. Tổng thư kí được lựa chọn trong số công dân của quốc gia thành
viên ASEAN dựa theo thứ tự ln phiên, có tính đến sự liêm khiết, năng lực, kinh
nghiệm, chuyên môn và sự cân bằng về giới. Tổng thư kí là quan chức hành chính cao
cấp nhất của ASEAN, được hỗ trợ bởi bốn Tổng thư kí với hàm thứ trưởng. Các phó
Tổng thư kí sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng thư kí trong việc thực thi chức trách của
mình. Bốn phó Tổng thư kí sẽ khơng cùng quốc tịch với Tổng thư kí và đến từ 4 quốc
gia thành viên khác nhau



Ban thư kí ASEAN
Ban thư kí ASEAN bao gồm Tổng thư kí và các nhân viên khác, tùy theo yêu cầu
đặt ra. Tổng thư kí và các nhân viên Ban thư kí thực thi nhiệm vụ vì lợi ích của
ASEAN
mà khơng nhân dân bất kì chính phủ nào.
7




Ban thư kí ASEAN quốc gia
Mỡi quốc gia thành viên ASEAN thành lập một Ban thư kí ASEAN quốc gia
đóng vai trò là đầu mối quốc gia trong các hoạt động liên quan đến ASEAN.
- Ủy ban đại diện thường trực bên cạnh ASEAN
Mỗi quốc gia thành viên ASEAN bổ nhiệm một đại diện thường trực có hàm đạisứ bên
cạnh ASEAN đặt tại Jakarta. Ủy ban đại diện thường trực bao gồm các vị sứ của đại sứ
của quốc gia.
Ủy ban ASEAN ở nước thứ ba và các tổ chức quốc tế
Ủy ban ASEAN ở các nước thứ 3 có thể được thành lập tại các nước ngoài khối
ASEAN, bao gồm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia thành

viên ASEAN tại quốc gia đó. Các ủy ban tương tự có thể được thành lập bên cạnh các
tổ chức quốc tế. Các ủy ban này sẽ thúc đẩy lợi ích và bản sắc ASEAN tại nước chủ
nhà
và các tổ chức quốc tế.Thủ tục hoạt động của các ủy ban này sẽ do Hội nghị Bộ trưởng
ngoại giao ASEAN quy định vụ thể.
b) Liên minh Châu Âu ( EU)
- EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mức độ liên kết sâu sắc. Về cơ bản,
EU có các định chế chính là: Hội đồng châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Nghị viện châu
Âu, Uỷ ban châu Âu và Toà án châu Âu.
Hội đồng châu Âu (European Council):



Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực cao nhất của EU gồm lãnh đạo 27 nước thành
viên, Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Chủ tịch EC. Hội đồng đưa ra định hướng và ưu
tiên chính trị cho cả khối, cùng với Nghị viện châu Âu thông qua các đạo luật của EU
và ngân sách chung của Liên minh. Các quyết định của Hội đồng châu Âu chủ yếu
được thơng qua theo hình thức đồng thuận.



Chủ tịch Hội đồng châu Âu (President of the European Council) có nhiệm kỳ 2,5 năm
(tối đa 2 nhiệm kỳ).
Hội đồng Bộ trưởng:
(tên gọi sau Hiệp ước Lisbon của Council of the European Union hoặc Council of
Ministers hoặc The Council)
8





Hội đồng Bộ trưởng gồm đại diện (thường ở cấp Bộ trưởng) của các quốc gia thành
viên là cơ quan đưa ra định hướng chính sách trong các lĩnh vực cụ thể và khuyến nghị
EC xây dựng các đạo luật chung.



Ngồi Hội đồng Ngoại trưởng do Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh
chung của EU làm Chủ tịch, Chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng khác do nước Chủ tịch
luân phiên đảm nhiệm.
Nghị viện châu Âu (European Parliament – EP):
Nghị viện châu Âu có chức năng chính là cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật
pháp; giám sát các cơ quan của Liên minh châu Âu, đặc biệt là Ủy ban châu Âu. Nghị
viện có quyền thông qua hoặc bãi miễn các chức vụ ủy viên Ủy ban châu Âu; cùng
Hội đồng Bộ trưởng có thẩm quyền đối với ngân sách, đối với việc chi tiêu của Liên
minh. Từ năm 1979, các Nghị sĩ của Nghị viện EU được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5
năm. Lần bầu cử mới đây vào tháng 6/2009. Trong Nghị viện các Nghị sĩ phân chia
theo nhóm chính trị khác nhau mà không theo Quốc tịch.
Ủy ban châu Âu (European Commission – EC):



Ủy ban châu Âu là cơ quan hành pháp của khối. EC hoạt động độc lập, có chức năng
xây dựng, kiến nghị các đạo luật của EU, thực thi, áp dụng và giám sát việc triển khai
các hiệp ước và điều luật của EU, sử dụng ngân sách chung để thực hiện các chính
sách chung của cả khối theo quy định.



Chủ tịch Ủy ban do Chính phủ các nước thành viên nhất trí đề cử. EC có 26 ủy viên và

01 Chủ tịch từ 27 nước thành viên, các ủy viên được bổ nhiệm trên cơ sở thỏa thuận
giữa các nước thành viên và được Nghị viện phê chuẩn, nhiệm kỳ 5 năm.
3.
Hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức về kinh tế, văn hoá-xã hội, an
ninh-chính trị
a) Hiệp hội các nước Đơng nam á ( Asean )
Quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN được các nhà lãnh đạo thông qua tại hội
nghị cấp cao ASEAN 9 (Bali, Indonesia tháng 10/2003) với 3 trụ cột: Cộng đồng An
ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã
hội ASEAN (ASCC).

9


Cộng đồng ASEAN


Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC)

Cộng đồng APSC bao gồm các thành viên cấp Bộ trưởng do các quốc gia thành viên
ASEAN tương ứng chỉ định. Trên thực tế, hầu hết các quốc gia thành viên ASEAN đều
do Bộ trưởng Ngoại giao tương ứng đại diện, ngoại trừ Indonesia, được đại diện bởi
Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng điều phối các vẫn đề Chính trị, Pháp lý và An
ninh.
Kể từ cuộc họp đầu tiên vào năm 2009, Hội đồng do Quốc gia Thành viên giữ chức
Chủ tịch ASEAN chủ trì họp hai lần một năm cùng với Hội nghị Cấp cao ASEAN.
Hội đồng APSC chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch tổng thể APSC, hoặc về
các vấn đề liên quan đến các Hội đồng Cộng đồng khác.
Hội đồng APSC cũng đệ trình các báo cáo hoặc khuyến nghị lên Hội nghị Cấp cao
ASEAN về các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình. Tiến độ thực hiện Kế hoạch tổng

thể APSC sẽ được Tổng Thư ký ASEAN báo cáo hàng năm cho Hội nghị Cấp cao
ASEAN hàng năng, thông qua Hội đồng APSC.
APSC nhằm mục tiêu là dựng một mơi trường hịa bình và an ninh cho phát triển ở
khu vực Đông Nam Á thơng qua việc nâng cao hợp tác chính trị-an ninh trong khối
ASEAN, kết hợp với sự tham gia và đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngồi.
Điều cần lưu ý là APSC không nhằm tạo ra một khối phòng thủ chung.
Kế hoạch hành động xây dựng APSC - được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN
lần thứ 10 vào tháng 11/2004 đã khẳng định lại các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của
10


Hiệp hội và đề ra 6 lĩnh vực hợp tác chính gồm Hợp tác chính trị; Xây dựng và chia sẻ
chuẩn mực ứng xử; Ngăn ngừa xung đột; Giải quyết xung đột; Kiến tạo hịa bình sau
xung đột; và Cơ chế thực hiện. Kèm theo đó là danh mục 75 hoạt động cụ thể để xây
dựng APSC.
Kế hoạch tổng thể APSC 2009-2015 xác định 3 thành tố chính của APSC gồm Xây
dựng một cộng đồng dựa trên các giá trị và chuẩn mực chung; Tạo dựng một khu vực
gắn kết, hịa bình và tự cường với trách nhiệm chung đối với an ninh toàn diện; Hướng
tới một khu vực năng động và rộng mở với bên ngoài trong một thế giới ngày càng
liên kết và tùy thuộc.
Để thúc đẩy thành tố đầu tiên của APSC, ASEAN đang không ngừng tăng cường hợp
tác chính trị, hình thành và chia sẻ các chuẩn mực thể hiện trong Hiệp ước Thân thiện
và Hợp tác (TAC), Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á khơng có Vũ khí hạt nhân
(SEANWFZ), Tun bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy hợp tác
an ninh biển...
Để cụ thể hóa thành tố thứ 2 - Tạo dựng một khu vực gắn kết, hòa bình và tự cường
với trách nhiệm chung đối với an ninh tồn diện, ASEAN tập trung hợp tác xây dựng
lịng tin, thúc đẩy đối thoại, hiểu biết lẫn nhau nhằm ngăn ngừa xung đột, thúc đẩy hợp
tác về quốc phòng-an ninh, nghiên cứu các biện pháp giải quyết xung đột một cách
hịa bình và hợp tác kiến tạo hịa bình sau xung đột cũng như hợp tác trên các lĩnh vực

an ninh phi truyền thống.

Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN tại Hội nghị ADMM9 ở Malasia tháng 3/2015. (Ảnh: TTX

11


Với thành tố thứ 3 - Hướng tới một khu vực năng động và rộng mở với bên ngoài
trong một thế giới ngày càng liên kết và tùy thuộc, ASEAN tích cực tăng cường vai trị
trung tâm trong hợp tác khu vực và xây dựng cộng đồng, mở rộng quan hệ với các đối
tác bên ngồi, nỡ lực phát huy vị trí là động lực chính trong một cấu trúc khu vực cởi
mở và minh bạch.
Các lĩnh vực hợp tác hướng tới APSC ngày càng được thúc đẩy và đi vào chiều sâu,
như hợp tác quốc phòng được đẩy mạnh qua cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN (ADMM) và ADMM Mở rộng (ADMM+); hợp tác đảm bảo an ninh biển
được thúc đẩy theo khuôn khổ Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và Diễn đàn Biển
ASEAN Mở rộng (EAMF); Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR)
được thành lập theo quy định của Hiến chương và ASEAN lần đầu tiên đã thông qua
Tuyên bố về Nhân quyền (AHRD), khẳng định cam kết hợp tác thúc đẩy và bảo vệ các
quyền tự do cơ bản của người dân trong khu vực…


Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)



Hội đồng AEC là cơ quan chính chịu trách nhiệm về việc thực hiện tổng thể các
biện pháp chiến lược trong kế hoạch tổng thể, bằng cách giám sát và thực thi
việc tuân thủ tất cả các biện pháp đã thống nhất trong tài liệu. Đặc biệt, Hội
đồng AEC sẽ đảm bảo đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu của AEC trong khung

thời gian quy định như đã thống nhất trong Kế hoạch tổng thể AEC và các thỏa
thuận quan trọng khác liên quan đến AEC. Để làm được như vậy, Hội đồng
AEC sẽ hướng tới việc hội nhập kinh tế ASEAN ngày càng sâu rộng, tăng
trưởng và phát triển trong khu vực. Ngoài ra, Hội đồng AEC cũng sẽ hướng tới
việc củng cố Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm ứng phó chung và hiệu quả với
các thách thức kinh tế toàn cầu.

AEC có mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất,
trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay
nghề, từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu
vực, tạo sự hấp dẫn với đầu tư và kinh doanh từ bên ngoài.
Sự phát triển của AEC sẽ là tiền đề thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột còn lại.
Nhằm xây dựng một khu vực cạnh tranh về kinh tế, ASEAN thúc đẩy chính sách cạnh
tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thương
mại điện tử... Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đồng đều, ASEAN đã thông qua và
đang triển khai Khuôn khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế đồng đều (AFEED), trong đó
đáng chú ý là hỡ trợ các nước thành viên gia nhập sau, khuyến khích các doanh nghiệp
nhỏ và vừa phát triển.


Cộng đồng Văn hóa – Xã hội (ASCC)

Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC) là một trong ba trụ cột của Cộng đồng
ASEAN, với mục tiêu xây dựng một cộng đồng các dân tộc ASEAN hài hịa, đồn kết,
sống đùm bọc và chia sẻ, hướng tới người dân, chăm lo cho thể chất, phúc lợi, môi
12


trường sống ngày càng tốt hơn của người dân và tạo dựng một bản sắc chung của khu
vực.

Mục tiêu của ASCC là góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN lấy con người làm
trung tâm; có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đồn kết và thống nhất bền lâu
giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN bằng cách tiến tới một bản sắc chung; xây dựng
một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hòa thuận và rộng mở nơi mà cuộc sống, mức sống và
phúc lợi của người dân được nâng cao.
ASCC sẽ có mối quan hệ bổ trợ chặt chẽ và tạo thuận lợi cho việc hình thành APSC và
AEC.
Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN gồm 6 thành tố
chính: Phát triển con người; Phúc lợi và bảo hiểm xã hội; Các quyền và bình đẳng xã
hội; Đảm bảo mơi trường bền vững; Tạo dựng bản sắc ASEAN; Thu hẹp khoảng cách
phát triển.
Về phát triển nguồn nhân lực, ASEAN khuyến khích phát triển giáo dục suốt đời và sử
dụng ICT như những phương tiện thúc đẩy nền giáo dục ASEAN và nâng cao nhận
thức về ASEAN.
Về phúc lợi và bảo trợ xã hội, ASEAN tập trung hợp tác y tế ngăn ngừa và kiểm soát
bệnh dịch truyền nhiễm, HIV/AIDS, các bệnh dịch truyền nhiễm mới nổi khác; giảm
nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng, xây dựng ASEAN khơng có ma túy,
dự phịng và ứng phó thiên tai thảm họa...
Về các quyền và công bằng xã hội, ASEAN đẩy mạnh hợp tác thúc đẩy và bảo vệ
quyền của các nhóm đối tượng yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người già, người khuyết
tật, người lao động di cư...
Về bảo đảm bền vững mơi trường, ASEAN tăng cường hợp tác ứng phó với các thách
thức môi trường xuyên biên giới như ô nhiễm khói mù, chất thải, bảo vệ mơi trường
biển, đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu.
Về xây dựng bản sắc ASEAN và nâng cao ý thức cộng đồng, ASEAN chú trọng gìn
giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của khu vực, thúc đẩy trao đổi văn
hóa, giao lưu nhân dân, đề cao nguyên tắc thống nhất trong đa dạng, tăng cường sự
hiểu biết và chia sẻ giữa người dân về văn hóa, lịch sử, tôn giáo và văn minh.
b) Liên minh Châu Âu ( EU)
Liên minh Châu Âu có 3 trụ cột chính : Cơng đồng Châu Âu , Chính sách đối ngoại và

an ninh chung , Hợp tác về tư pháp và nội vụ .

13


Ba trụ cột chính của EU
Hiệp ước Maastricht hay cịn gọi là Hiệp ước Liên minh châu Âu , ký ngày 7/2/1992
tại Maastricht Hà Lan , đã thành lập nên ba trụ cột chính của Liên minh châu Âu
- Cộng đồng châu Âu
- Chính sách chung về an ninh và đối ngoại
- Hợp tác về tư pháp và nội vụ
Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu và dẫn
đến việc thành lập Cộng đồng châu Âu.



Liên minh chính trị

– Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư trú trong

lãnh thổ của các nước thành viên.
– Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu Âu tại bất

kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.

14


– Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính


phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này.
– Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.
– Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã hội,

nghiên cứu...
– Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư

trú và thị thực.
– Liên minh kinh tế và tiền tệ
– Được chia làm 3 giai đoạn, từ 1/7/1990 tới 1/1/1999, và kết thúc bằng việc giải tán

Viện tiền tệ châu Âu, thành lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).
– Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế và tiền tệ (còn gọi là những tiêu chỉ hội

nhập) là:
– Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức lạm

phát thấp nhất.
– Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP.
– Nợ công dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định

trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM).
– Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) khơng q 2% so

với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất.
Kể từ ngày 1/1/2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành
viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý,
Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh,
Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỷ giá hối đối cao hơn đồng
đơ la Mỹ.

Hiệp ước Schengen Ngày 19/6/1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận xong. Đến
ngày 27/11/1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký
Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25/6/1991. Ngày
26/3/1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành viên. Hiệp ước quy định
quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên. Đối với cơng dân nước ngồi chỉ
cần có visa của một trong 9 nước trên là được phép đi lại trong tồn bộ khu vực
Schengen. Tính đến ngày 19 tháng 12 năm 2011, tổng số quốc gia cơng nhận hồn
tồn hiệp ước này là 26 nước: Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Slovakia, Slovenia,
Estonia, Latvia, Litva, Malta, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Hà
Lan, Bỉ, Luxembourg, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Ý, Hy Lạp, Thụy
Sĩ, Liechtenstein (trong đó có 22 nước thuộc khối liên minh châu Âu).


Hệ thống pháp luật
15


Cơ sở pháp lý hình thành Liên minh châu Âu là các hiệp ước được ký kết và phê chuẩn
bởi các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Các hiệp ước đầu tiên đánh dấu sự
thành lập Cộng đồng châu Âu và Liên minh châu Âu. Các hiệp ước kế tiếp chỉnh sửa
và bổ sung các hiệp ước đầu tiên ngày một đầy đủ và hồn thiện hơn. Đó chính là
những hiệp ước tạo ra các thể chế chính trị của Liên minh châu Âu cũng như cung cấp
cho các thể chế chính trị đó thẩm quyền thực hiện các mục tiêu và chính sách đã đặt ra
ngay trong chính các hiệp ước. Những thẩm quyền này bao gồm thẩm quyền lập pháp
ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và cơng dân
của các quốc gia thành viên đó. Liên minh châu Âu có đầy đủ tư cách pháp nhân để ký
kết các thỏa thuận và điều ước quốc tế.
Căn cứ theo nguyên tắc "uy quyền tối cao" (tiếng Anh, "supremacy"), tịa án của các
quốc gia thành viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng đắn tất cả quy định và
nghĩa vụ đặt ra tuân theo các hiệp ước mà quốc gia thành viên đó đã phê chuẩn, kể cả

khi điều đó gây ra các xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật nội địa, thậm chí
trong vài trường hợp đặc biệt là hiến pháp của một số quốc gia thành viên.


Liên minh tiền tệ

Khu vực đồng tiền chung euro (eurozone) (màu xanh đậm) bao gồm 16 quốc gia thành
viên sử dụng đồng euro như đồng tiền chính thức.

Đồng tiền chung Euro được sử dụng từ năm 2002.
Việc tạo ra một đơn vị tiền tệ duy nhất đã trở thành mục tiêu chính thức của Cộng
đồng Kinh tế châu Âu từ năm 1969. Tuy nhiên, chỉ cho đến khi Hiệp ước Maastricht
có những cải tiến vào năm 1993 thì các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu mới
thực sự bị ràng buộc về mặt pháp lý bởi liên minh tiền tệ kể từ ngày 1 tháng 1 năm
16


1999. Kể từ thời điểm phát hành đồng tiền chung euro, từ 11 nước ban đầu hiện nay đã
có 17 quốc gia sử dụng đồng tiền này. Mới đây nhất là Estonia vào năm 2011.
Đồng tiền chung euro được tạo ra nhằm mục đích xây dựng một thị trường duy nhất. Ý
nghĩa của hành động này bao gồm việc thúc đẩy các quyền tự do di chuyển, xóa bỏ
vấn đề trao đổi ngoại tệ, cải thiện sự minh bạch về giá cả hàng hóa và dịch vụ, thiết lập
một thị trường tài chính thống nhất, ổn định giá cả và lãi suất thấp và nhất là hạn chế
những tác động tiêu cực do khối lượng giao dịch thương mại nội đại khổng lồ trong
phạm vi Liên minh châu Âu. Đồng tiền chung euro cũng chính là biểu tượng chính trị
cho sự hòa hợp và phát triển kinh tế liên tục. Từ khi ra mắt đồng euro đến nay, đồng
euro đã trở thành đồng tiền dự trữ lớn thứ hai trên thế giới với một phần tư ngoại hối
dự trữ là bằng đồng euro. Ngân hàng Trung ương châu Âu, căn cứ trên các hiệp ước
của Liên minh châu Âu, chịu trách quản lý chính sách tiền tệ của đồng euro nói chung
và Liên minh châu Âu nói riêng.

Đánh giá
Đối với EU sự liên kết hộp nhập được bắt nguồ từ kinh tế , dần dần chuyển sang chính
trị , xây dựng thể chế chung vững chắc , đồng thời giữ vai trò hạt nhân , trên cơ sở luật
pháp vững vàng . Đối với ASEAN ta thấy nguyên tắc liên kết vẫn chưa được chặt chẽ ,
theo nguyên tắc đồng thuận bắt đầu từ liên kết chính trị sau đó dần dần chuyển sang
liên kết kinh tế, văn hóa , xã hội nhưng chưa đạt được những thành quả vững chắc.
CHƯƠNG 2. Đánh giá về kết quả của 2 tổ chức
Về kinh tế :

I.

a) GDP


ASEAN : Năm 2018, tổng GDP của 10 nước thành viên ASEAN là 3 nghìn tỷ
USD, đưa ASEAN trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Với tỷ trọng GDP
chiếm 3,5%.

Hình 2.1.1 Top 5 nền kinh tế lớn trên thế giới

17




EU: Năm 2018, tổng GDP của 28 nước thành viên ASEAN là 19 nghìn tỷ USD,
đưa EU trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. với tỷ trọng GDP chiếm 22,1%




Đánh giá : Dù đều là những nền kinh tế lớn trên thế giới tuy nhiên nhìn vào
Biểu đồ trên ta có thể thấy sự khác nhau rõ dệt về mức chênh lệnh giữa 2 khu vực . EU
là nền kinh tế lớn t2 thế giới (22,1%), trong khi Asean chỉ đứng thứ 5 với tỷ trọng rất
là nhỏ (3,5%) . EU gấp xấp xỉ 7 lần Asean . Điều này cũng dễ hiểu vì vốn rĩ xuất phát
điểm của 2 liên kết khu vực đều khách nhau , EU được hình thành khi nên kinh tế đã
phát triển , cịn Asean thì nền kinh tế của các nước cịn lạc hậu và phát triển khơng
đồng đều .

b) Tốc độ tăng GDP và giá trị xuất nhập khẩu :


ASEAN :



Nhìn vào bảng 2.1.1 dưới ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP của ASEAN là
khá cao trong giai đoạn từ năm 2016-2020. Tuy nhiên đang có phần bị giảm nhẹ năm
2019 và giảm mạnh vào năm 2020 do tác động của đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến
tồn bộ nền kinh tế thế giới.



Xuất khẩu và nhập khẩu ở mức tương đối lớn và có xu hướng tăng đều , ổn định
giữa các năm .
Bảng 2.1.2 bảng số liệu về tốc độ tăng trưởng GDP của ASEAN

Indicators

Total area


Unit

km2

2016

2017

4,490,21 4,493,516
2

2018

2019

4,493,51 4,492,434
6

2020

4,492,45
9

Gross
domestic
product at
current prices

US$
billion


2,597

2,807

2,999

3,170

2,998

GDP growth1)

percent

5.0

5.4

5.3

4.7

-3.3

18


- Export


US$
billion

1,153.6

1,324.8

1,436.0

1,423.8

1,395.9

- Import

US$
billion

1,086.3

1,246.5

1,372.1

1,392.6

1,272.1

Sources:
Statistics

Division ASEANstats,
ASEAN
Secretariat

Notes: 1) GDP growth:
Based on ASEANstats
estimations as of August
2021.

Bảng 2.1.2 tốc độ tăng trưởng GDP của EU
Country Code

Series Name

EU

GDP growth (annual %)

EU

Goods imports (BoP, current US

EU

Service exports (BoP, current U
19


Là 1 trong những khu vực vực bị chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch covid . Tốc độ
tăng trưởng GDP của EU từ năm 2016 đến năm 2018 trung bình là 2,3% , đến năm

2019 có dấu hiệu giảm nhẹ và năm 2020 là giảm mạnh 1 cách kỷ lục -5,955%.
Khác với ASEAN , liên minh CHÂU ÂU nhập khẩu hàng hóa rất lớn và xuất khẩu
hàng hóa lại ít hơn nhiều so với nhập khẩu
Đánh giá :


Nếu như hầu hết các chỉ số kinh tế ASEAN đều có phần kém nổi trội hơn EU
thì đến chỉ số phát triển GDP , ASEAN đã vượt qua được EU .Điều này cũng khá dễ
để lý giải vì do ASEAN ra đời muộn hơn liên minh Châu Âu , trình độ phát triển kém
hơn nên sẽ xuất hiện hiệu ứng đuổi kịp.

c) Giá trị đầu tư FDI


ASEAN:
Dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN đã trải qua xu hướng tăng từ
2000-2019, nhưng giảm vào năm 2020 do COVID-19. Năm 2020, dịng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi FDI vào ASEAN đạt 137,3 tỷ USD, giảm gần 25% so với năm
2019.Mặt khác, FDI vào ASEAN trong nội bộ ASEAN đã tăng 3,5% từ 22,0 tỷ USD
năm 2019 lên 22,8 tỷ USD năm 2020.

Biểu đồ 2.1.1 : Dòng vốn FDI từ bên trong ,bên ngoài và bên trong ASEAN năm
2000-2020
Dựa vào hình 2.1.2 cho thấy Hoa Kỳ là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lớn
nhấtvào năm 2020 với 35,0 tỷ đô la Mỹ hoặc 25,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào ASEAN của ASEAN chảy tới. Trong khi đó, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI vào bắt nguồn từ trong khu vực đạt 22,8 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng vốn
20



FDI ASEAN dịng vào. Các nguồn FDI chính khác vào ASEAN là Hongkong-Trung
Quốc, EU và Nhật Bản với thị phần lần lượt là 8,5%, 7,3% và 6,2%.

Hình 2.1.2 các dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN (2020)

Tỷ trọng của dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI theo năm năm hoạt động lớn
nhất đối với năm 2020 được mơ tả trong Hình 2.1.3. Hoạt động tài chính và bảo hiểm
đóng góp tỷ trọng cao nhất (36,6%) vào tổng dịng vốn FDI vào. Đóng góp lớn thứ hai
là thương mại bán buôn và bán lẻ; sửa chữa hoạt động xe có động cơ và chu trình xe
máy, với 19,6% cổ phiếu, tiếp theo là bằng hoạt động sản xuất, hoạt động chuyên môn,
khoa học và kỹ thuật,và hoạt động bất động sản lần lượt là 14,5%, 8,2% và 6,1%.

Hình 2.1.3 dịng vốn FDI theo từng hoạt động
21




Liên minh Châu Âu

Biểu đồ 2.1.2 Dữ liệu về giá trị dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)
-

Dữ liệu về giá trị dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ra nước ngoài vào Liên
minh châu Âu (EU) từ năm 2013 đến năm 2020 cho thấy từ năm 2013 đến năm 2020,
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Liên minh châu Âu dao động từ gần 367
triệu đô la Mỹ năm 2013 lên xấp xỉ 87 triệu đô la Mỹ vào năm 2020

-


Đối tác đầu tư FDI của EU:
Vào năm 2020, một phần đáng kể dịng vốn FDI ra nước ngồi của EU được dành cho
Hoa Kỳ (218,2 tỷ euro). Dịng chảy ra nước ngồi lớn nhất tiếp theo nhỏ hơn đáng kể,
ở mức 36,0 tỷ euro đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và 23,4 tỷ euro vào
Vương quốc Anh. Các điểm đến duy nhất khác mà các khoản đầu tư từ EU vượt quá
10,0 tỷ euro vào năm 2020 là Bermuda và Quần đảo Cayman, cả hai đều là trung tâm
tài chính nước ngồi.

22


Nguồn eurostat
Biểu đồ 2.1.3: Top 10 nhà đầu tư cho dịng vốn đầu tư trục tiếp nước ngồi của EU
Dịng vốn FDI của EU theo hoạt động
Trong năm 2019, lĩnh vực chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất trong dòng vốn FDI vào các
Quốc gia Thành viên EU và vận tải và lưu kho chiếm tỷ trọng cao nhất trong dòng FDI
từ các Quốc gia Thành viên
Trong năm 2019, dòng vốn FDI ra nước ngoài lớn nhất từ các Quốc gia Thành viên
EU đến phần còn lại của thế giới (nói cách khác, tổng dịng vốn FDI trong EU và dịng
FDI vào các nước khơng phải thành viên) đã được ghi nhận để vận chuyển và lưu kho
(€ 110,4 tỷ), hoạt động tài chính và bảo hiểm (87,5 tỷ €), dịch vụ ăn uống và lưu trú
(80,2 tỷ €) và xây dựng (52,8 tỷ €). Ngành sản xuất ghi nhận giá trị cao nhất của dòng
vốn đầu tư hướng vào (124,8 tỷ Euro) vào năm 2019, tiếp theo là các hoạt động
chuyên môn, khoa học và kỹ thuật (86,0 tỷ Euro) và các ngành nghề phân phối (50,7 tỷ
Euro) - xem Hình

23


Biểu đồ 2.1.4: dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi với phần cịn lại của thế giới ,theo

hoạt động kinh tế ,EU,2019
Đánh giá:
-

II.

Dòng vốn FDI là một trong những yếu tố tạ nên sự phát triển kinh tế .
Nếu như Liên minh Châu Âu mạnh về cả dòng vốn đi đầu tư trực tiếp và
cả dòng vốn đầu tư vào thì Hiệp hội các nước Đơng Nam Á lại chỉ mạnh
mẽ về dòng vốn đầu tư trực tiếp vào . Lý do bởi lẽ ASEAN có nhiều
quốc gia đang phát triển có nhiều tiềm năng để khai thác nên các nhà đầu
tư trên thế giới chú trọng hơn .

Văn hóa- xã hội:
a) Chỉ số phát triển con người

Trong giai đoạn 2000-2018, tất cả AMS đều ghi nhận sự gia tăng giá trị HDI.
Mức tăng cao nhất của HDI được ghi nhận ở Campuchia là 22,4%, từ 0,412 năm 2000
lên 0,518 năm 2018, tiếp theo là Myanmar ở mức 36,8%, từ 0,427 năm 2000 đến 0,584
24


vào năm 2018. Trong khi mức tăng thấp nhất được ghi nhận ở Brunei và Malaysia lần
lượt là 3,2% và 10,9%

Biểu đồ 2.2.1: chỉ số HDI của ASEAN năm 2000-2018
Dưới đây là top 10 các quốc gia có chỉ số phát triển con người cao nhất khu vực châu
âu có thể thấy qua từng năm giá trị HDI lại tăng lên

Bảng 2.2.1 : top 10 quốc gia có chỉ số HDI cao nhất khu vực châu âu

25


×