BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XƠ
KHOA: XÂY DỰNG
GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: B ẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
Ninh Bình, năm 2018
1
QĐ...)
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo hoặc tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Trong kỉ nguyên tiến bộ khoa học kỹ thuật những tác động nhân sinh lên
môi trường trở nên ngày càng mạnh mẽ và quy mơ hơn. Sự ơ nhiễm các mơi trường
tự nhiên, khí quyển thuỷ quyển ngày càng gia tăng, tỏ ra trầm trọng và nguy hiểm.
Do đó những vấn đề kiểm sốt chất lượng và điều chỉnh trạng thái mơi trường có
tầm quan trọng nhất.
Các chuyên gia tương lai cần có khái niệm rõ ràng về đặc điểm và quy mô
của tất cả các tác động nhân sinh lên môi trường tự nhiên và hậu quả của những tác
động đó, về những phương pháp đánh giá trạng thái ô nhiễm môi trường cũng như
những chuẩn mực pháp lí của luật pháp quốc gia và quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường khỏi sự ơ nhiễm và suy thối. Tất cả những vấn đề đã liệt kê và hàng
loạt vấn đề liên quan sẽ được đề cập trong giáo trình này.
Giáo trình Bảo vệ môi trường được biên soạn theo đề cương chương trình
ngành Xây dựng dân dụng và cơng nghiệp trình độ trung cấp. Trong q trình biên
soạn khơng tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng
nghiệp và bạn đọc.
Ninh Bình, ngày 20 tháng 3 năm 2018
Tham gia biên soạn
Nguyễn Thị Hoài Thu.
2
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... 2
Chương 1: Môi trường và phát triển kinh tế xã hội ............................................ 6
1. Khái niệm và định nghĩa về môi trường ............................................................ 6
2. Khái niệm và định nghĩa về tài nguyên thiên nhiên .......................................... 8
3. Khái niệm và định nghĩa về phát triển kinh tế xã hội ...................................... 10
4. Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội ............................... 10
5. Ý nghĩa của phát triển bền vững, sự cần thiết và khó khăn trong thực hiện
.............................................................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 2: Môi trường là địa bàn sống của con ngườiError!
defined.
Bookmark
not
1 Nơi ở của con người.......................................... Error! Bookmark not defined.
2. Mối quan hệ giữa dân số và phạm vi không gian sống của con người .... Error!
Bookmark not defined.
3. Chất lượng không gian sống ............................................................................ 15
4. Các phương hướng và biện pháp bảo vệ và cải thiện không gian sống của con
người .................................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: Môi trường là nguồn tài nguyên thiên nhiênError!
defined.
Bookmark
not
1. Đặc điểm chung của tài nguyên thiên nhiên .................................................... 27
2. Tài nguyên đất.................................................. Error! Bookmark not defined.
3. Tài nguyên rừng ............................................................................................... 29
4. Tài nguyên nước .............................................................................................. 30
5. Tài nguyên khoáng sản .................................... Error! Bookmark not defined.
6. Tài nguyên năng lượng .................................................................................... 37
7. Tài nguyên sinh học và đa dạng sinh học ........................................................ 43
8. Quan hệ sinh thái giữa con người và các dạng tài nguyên .............................. 45
Chương 4: Môi trường là nơi chứa đựng phế thải............................................. 47
1. Chất thải ở thể rắn, tính chất, nguy hại, biện pháp phòng ngừa, xử lý ............ 47
2. Chất thải ở thể lỏng, tính chất, nguy hại, biện pháp phịng ngừa, xử lý .......... 54
3. Chất thải ở thể khí, tính chất, nguy hại, biện pháp phịng ngừa, xử lý ............ 58
3
4. Chất thải độc hại, tính chất, nguy hại, biện pháp phịng ngừa, xử lý .............. 64
Chương 5: Các chính sách và chương trình hành động vì mơi trường và phát
triển bền vững ở Việt Nam và trên thế giới ........................................................ 69
1. Chính sách bảo vệ mơi trường, phát triển bền vững của Việt nam ................. 69
2.Các chính sách bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của các tổ chức quốc tế
.............................................................................................................................. 81
4
GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Mã mơn học: MH 19.
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí: Mơn học được bố trí vào học kỳ 2 của năm học thứ nhất trong hệ đào
tạo 2 năm
- Tính chất: Bảo vệ mơi trường là mơn học mang tính liên ngành rộng, có tính
chất quan trọng trong việc hỗ trợ hình thành và nâng cao nhận thức mơi trường cho
học sinh.
- Ý nghĩa và vai trò: Bảo vệ môi trường giúp hỗ trợ các môn học chuyên
ngành trong việc tổ chức khai thác tiết kiệm và hiệu quả các nguồn nguyên vật liệu
phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống xã hội
Mục tiêu của môn học:
- Về kiến thức:
+ Hiểu được bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân
tạo
+ Biết mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển.
- Về kỹ năng:
+ Phân biệt được các tính chất, khả năng và hạn chế của môi trường.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có hành vi ứng xử đúng đắn đối với môi trường thông qua việc nắm bắt và sử
dụng có hiệu quả các biện pháp và cơng cụ bảo vệ môi trường
Nội dung của môn học:
5
CHƯƠNG 1
MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Mã chương: MH19-01.
Giới thiệu:
Nói đến mơi trường có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau. Mỗi cách định
nghĩa lại thể hiện một khía cạnh nổi bật tuỳ thuộc vào vấn đề trọng tâm cần đề cập
đến. Vậy môi trường được hiểu như thế nào?chức năng của mơi trường là gi? Đó là
nội dung của chương 1.
Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm và định nghĩa một số thuật ngữ về khoa học môi
trường;
- Nhận thức được sự tồn tài của mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển,
nguyên nhân các vấn đề mơi trường tồn cầu, của quốc gia và của địa phương;
- Thấy được trách nhiệm của mỗi người về bảo vệ mơi trường và phát triển
bền vững.
Nội dung chính.
1.Khái niệm và định nghĩa về môi trường.
1.1.Khái niệm.
- Theo nghĩa rộng nhất: Môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên
ngồi có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện.
- Theo nghĩa rộng: môi trường là tổng hợp các nhân tố như khơng khí, đất,
nước, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc
sống của con người và tài nguyên cần thiết cho sinh sống, sản xuất của con người.
- Theo nghĩa hẹp: môi trường là tổng hợp các nhân tố như khơng khí, đất,
nước, ánh sáng, âm thanh, cảnh quan, xã hội có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc
sống của con người.
- Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy
định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật”.
1.2.Định nghĩa về môi trường: Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội
bao quanh con người, có ảnh hưởng tới con người như: khơng khí, đất, nước, sinh
vật, xã hội lồi người…
1.3.Phân loại môi trường:
Theo chức năng, môi trường được chia làm 3 loại:
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lí, hố học,
sinh học tồn tại khách quan bao quanh con người.
6
- Môi trường nhân tạo: Là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người
tạo nên và chịu sự chi phối của con người, như nhà ở, môi trường khu đô thị, khu
công nghiệp, môi trường nông thôn…
- Môi trường xã hội: là tổng thể mối quan hệ giữa con người với con người,
tạo nên sự trở ngại hoặc thuận lợi cho sự phát triển của cá nhân hoặc từng cộng
đồng dân cư, như sự gia tang dân số, định cư, di cư.
1.4.Những chức năng cơ bản của môi trường:
1.4.1.Môi trường là không gian sống của con người và các lồi sinh vật.
Mỗi người đều có nhu cầu về số lượng không gian cần thiết cho các hoạt
động như nhà ở, nước uống, khơng khí, đất dung cho sản xuất…Nhu cầu về không
gian sống của con người thay đổi theo trình độ kĩ thuật và cơng nghệ sản xuất.
Trình độ phát triển của lồi người càng được nâng cao thì nhu cầu về khơng gian
sản xuất càng cao.
Con người có thể gia tăng khơng gian sống cần thiết cho mình bằng cách
khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai
hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và vùng nước. Để nâng cao chất lượng khơng
gian sống thì con người phải có một khơng gian để tái tạo chất lượng môi trường đã
bị các hoạt động sản xuất làm suy giảm. Việc khai thác quá mức không gian và các
dạng tài nguyên có thể làm cho chất lượng môi trường sống trên trái đất không thể
phục hồi được.
1.4.2.Môi trường là nguồn tài nguyên của con người:
Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết
cho hoạt động sinh sống và sản xuất như: đất, nước, khơng khí, khống sản, năng
lượng nắng, gió, thuỷ triều…Mọi sản phẩm của con người đều bắt nguồn từ các
dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất.
Các nguồn năng lượng, vật liệu sau mỗi lần sử dụng được tuần hoàn quay trở
lại dạng ban đầu được gọi là tài nguyên tái tạo. Trái lại, nếu bị mất mát, biến đổi
hoặc suy thối khơng trở lại dạng ban đầu gọi là tài nguyên không tái tạo.
1.4.3.Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải.
Chất thải do con người tạo ra trong quá trình sản xuất và tiêu dung thường
được đưa trở lại môi trường. Tại đây, nhờ hoạt động của vi sinh vật và các thành
phần môi trường khác, chất thải sẽ biến đổi trở thành các dạng ban đầu trong một
chu trình sinh địa hố phức tạp.
Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải của môi trường được gọi là khả
năng nền của môi trường. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng nền hoặc chất thải
khó phân huỷ, xa lạ với sinh vật thì chất lượng mơi trường sẽ bị suy giảm và mơi
trường có thể bị ơ nhiễm.
1.4.4.Mơi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất.
Trái đất trở thành nơi sinh sống của con người và các sinh vật nhờ tập hợp
các điều kiện đặc biệt như: nhiệt độ khơng khí khơng q cao, nồng độ oxi và các
7
khí khác tương đối ổn định, cân bằng nước ở đại dương và đất liền…Tất cả các
điều kiện đó cho đến nay chưa tìm thấy trong một hành tinh nào khác trong và
ngoài hệ mặt trời. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất nhờ các hoạt động
của các thành phần môi trường trên trái đất như khí quyển, thuỷ quyển, thạch
quyển.
1.4.5.Mơi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
- Ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật,
lịch sử xuất hiện và phát triển văn hố của lồi người.
- Cung cấp các chỉ thị khơng gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm
các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như:các phản ứng
sinh lí của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên
nhiên đặc biệt như bão, động đất…
- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động
thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các cảnh quan có vẻ đẹp thẩm mĩ,
tơn giáo và văn hố khác.
1.5.Các thành phần cơ bản của mơi trường:
Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành mơi trường như đất,
nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất
khác.
1.5.1.Thạch quyển:(vỏ trái đất):
Là một lớp vỏ cứng, rất mỏng có cấu tạo hình thái rất phức tạp, có thành
phần khơng đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lí khác nhau.
1.5.2.Thuỷ quyển:
Là lớp vỏ lỏng không lien tục bao quanh trái đất gồm nước ngọt, nước mặn ở
cả ba trạng thái rắn, lỏng, hơi.Thuỷ quyển bao gồm đại dương, ao, hồ, sông suối,
nước ngầm và bang tuyết.
1.5.3.Khí quyển:
Là lớp vỏ ngồi của trái đất với ranh giới dưới là bề mặt thạch quyển, thuỷ
quyển; ranh giới trên là khoảng khơng giữa các hành tinh. Khí quyển trái đất được
hình thành do sự thốt hơi nước, các chất khí từ thuỷ quyển, thạch quyển. Khí
quyển trái đất có cấu trúc phân tầng với 5 tầng từ dưới lên trên: tầng đối lưu, tầng
bình lưu, tầng trung gian, tầng nhiệt, tầng điện li.
1.5.4.Sinh quyển:
Là lớp vỏ sống của trái đất, bao gồm các cơ thể sống tồn tại trong thạch
quyển, thuỷ quyển, khí quyển.
1.5.5.Trí quyển:
Là mơi trường chính thức của con người, do con người tạo ra và tác động
trực tiếp lên đời sống, các hoạt động kinh tế và xã hội của con người.
2. Khái niệm và định nghĩa về tài nguyên thiên nhiên:
2.1.Khái niệm:
8
Theo nghĩa rộng, tài nguyên môi trường bao gồm tất cả các nguồn nguyên
liệu, nhiên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong vũ trụ bao la mà con
người có thể sử dụng để phục vụ cho đời sống và sự phát triển của mình. Trong
mỗi bối cảnh xã hội nào thì hoạt động kinh tế của con người cũng là quá trình sử
dụng năng lượng để biến đổi vật chất từ dạng này sang dạng khác có ích cho cuộc
sống. Do vậy, vật chất - mà tài nguyên thiên nhiên là một dạng cụ thể của nó, được
con người biến đổi mà khơng làm biến mất nó trong q trình hoạt động. Vật chất
đề cập ở đây cần phải hiểu cả 2 dạng: hữu hình và vơ hình.
Có thể nói rằng, tài ngun là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin
được con người sử dụng để tạo ra của cải vật chất hay tạo ra giá trị sử dụng mới.
Xã hội loài người càng phát triển thì số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi
loại tài nguyên được con người sử dụng, khai thác ngày càng gia tang.
2.2.Đặc điểm chung của tài nguyên:
- Tài nguyên phân bố không đều giữa các vùng trên trái đất và trên cùng một
vùng lãnh thổ, tạo nên sự ưu đãi về tài nguyên giữa các vùng, các lãnh thổ.
- Các tài nguyên có giá trị kinh tế cao được hình thành qua quá trình lâu dài
của tự nhiên và lịch sử.
2.3.Phân loại tài nguyên:
Tài nguyên có thể chia làm hai loại lớn: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên
xã hội. Tài nguyên xã hội là một dạng tài nguyên đặc biệt của trái đất, thể hiện bởi
sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán, tín
ngưỡng của các cộng đồng người.Trong Khoa học môi trường, tài nguyên thiên
nhiên được chia thành ba loại:
- Tài nguyên tái tạo: Là tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng được cung cấp
hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ vào trái đất, dựa vào trật tự tự nhiên, nguồn
thơng tin vật lý và sinh học đã hình thành và tiếp tục tồn tại, phát triển và chỉ mất đi
khi khơng cịn nguồn năng lượng và thơng tin nói trên. Theo S.E. Jorgensen(1981)
Tài nguyên tái tạo là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục
nếu được quản lý, sử dụng một cách hợp lý và khôn ngoan.Tài nguyên thiên nhiên
tái tạo được có thể kể ra như: Tài nguyên sinh học,tài nguyên năng lượng mặt trời,
nước, gió, đất canh tác...
- Tài nguyên không tái tạo: Tồn tại một cách hữu hạn và sẽ mất đi hoặc hồn
tồn bị biến đổi khơng cịn giữ được tính chất ban đầu sau q trình sử dụng. Các
khoáng sản, nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt...), các thơng tin di
truyền bị mai một không giữ lại được là những nguồn tài nguyên thiên nhiên không
tái tạo được.
- Tài nguyên vĩnh cửu: loại tài nguyên có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến
năng lượng mặt trời. Có thể xem năng lượng mặt trời là nguồn tài ngun vơ tận,
chúng ta có thể phân ra:
+ Năng lượng trực tiếp: là nguồn năng lượng chiếu sáng trực tiếp, giá trị định
lượng có thể tính được
9
+ Năng lượng gián tiếp: là những dạng năng lượng gián tiếp của bức xạ mặt
trờibao gồm: gió, sóng biển, thuỷ triều,...
Theo bản chất tự nhiên, tài nguyên còn được phân loại như: Tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển,...
3.Khái niệm và định nghĩa về phát triển kinh tế xã hội.
3.1.Khái niệm:
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu,
thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội.
Muốn phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng
khơng phải sự tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế.
3.2.Nội dung của phát triển kinh tế:
Phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện được ba nội dung cơ bản sau:
- Sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân
(GNP) và tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nội dung này phản ánh
mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
- Sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng của các
ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, còn tỷ trọng
nông nghiệp ngày càng giảm xuống. Nội dung này phản ánh chất lượng tăng
trưởng, trình độ kỹ thuật của nền sản xuất để có thể bảo đảm cho sự tăng trưởng
kinh tế bền vững.
- Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự tăng lên
của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế… mà mỗi người dân được hưởng.
Nội dung này phản ánh mặt công bằng xã hội của sự tăng trưởng kinh tế.
3.3.Các yêu cầu của phát triển kinh tế:
Với những nội dung trên, phát triển kinh tế bao hàm các yêu cầu cụ thể là:
- Mức tăng trưởng kinh tế phải lớn hơn mức tăng dân số.
- Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ để bảo
đảm tăng trưởng bền vững.
- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi
người có cơ hội ngang nhau trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng
kinh tế.
- Chất lượng sản phẩm ngày càng cao, phù hợp với sự biến đổi nhu cầu của
con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy, phát triển kinh tế có nội dung và ý nghĩa khá toàn diện, là mục tiêu
và ước vọng của các dân tộc trong mọi thời đại. Phát triển kinh tế bao hàm trong nó
mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng
và phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết và cơ bản để giải quyết công bằng xã
hội. Công bằng xã hội vừa là mục tiêu phấn đấu của nhân loại, vừa là động lực
quan trọng của sự phát triển.
4.Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển kinh tế xã hội.
Môi trường và phát triển là 2 mặt đối lập của 1 thể thống nhất
10
- Giữa mơi trường và phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: Môi trường
là địa bàn và là đối tượng của phát triển còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các
biến đối của môi trường
- Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi
là cải tạo mơi trường tự nhiên hoặc tạo ra chi phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng
lại có thể gây ơ nhiễm cho môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi
trường tự nhiên cũng tác động ngược lại đến sự phát triển của xã hội thơng qua việc
làm suy thối nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc
gây ra các thảm họa thiên tại gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của xã hội trong
khu vực
- Từ đó, có nhiều quan điểm sai lầm về mối quan hệ môi trường – phát triển:
“Phát triển bằng bất cứ giá nào”, “Môi trường hay phát triển”, “Cứ phát triển đã rồi
tính sau”, “Phát triển bằng khơng hoặc âm” để nghiêng về một phía hoặc là mơi
trường, hoặc là phát triển. Từ đó dẫn đến những hậu quả nặng nề về môi trường nếu
môi trường bị coi nhẹ
- Thực chất, môi trường và phát triển là hai mặt của một vấn đề:
+ Phát triển và môi trường không phải là hai mặt đối kháng và mâu thuẫn nhau
theo kiểu loại trừ, có cái này thì khơng có cái kia. Nghĩa là phải lựa chọn và coi
trọng cả hai, khơng hy sinh cái này vì cái kia.
+ Nếu phát triển kinh tế và quan tâm bảo vệ môi trường thì đảm bảo phát triển
kinh tế ngày càng bền vững hơn. Và ngược lại.
Tóm lại, ta phải coi mơi trường và phát triển là hai mặt của một vấn đề, nói đến
phát triển là nói đến mơi trường, nói đến mơi trường là nói đến phát triển. Hai mặt
này thông nhất tồn tại và thống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau.
5.Ý nghĩa của phát triển bền vững, sự cần thiết và khó khăn trong thực hiện.
5.1.Ý nghĩa của sự phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của
con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai".
5.2.Nguyên tắc phát triển bền vững:
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.
- Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được.
- Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất.
- Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân.
- Để cho các cộng đồng tự quản lý mơi trường của mình.
- Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và
bảo vệ.
- Xây dựng một khối liên minh tồn cầu.
5.3.Khó khăn trong thực hiện phát triển bền vững.
11
*Nghèo đói:
- Thế giới hiện này cịn 1.2 tỷ người có mức thu nhập dưới 1 dola/ngày (24%
dân số thế giới), 2.8 tỷ người dưới 2 dola/ngày (51 %).
- Hơn 1 tỷ người ở các nước kém phát triển không có nước sạch và phương
tiện vệ sinh.
- Mục tiêu tồn cầu: Trong giai đoạn 1990-2015 giảm một nửa số người có thu
nhập 1dola/ngày.
*Thất học:
- 2/3 dân số mù chữ là nữ.
- Thế giới vẫn cịn 113 triệu trẻ em khơng được đi học.
*Sức khỏe:
- Mỗi năm có 11 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết.
- 1/3 số người chết ở các nước đang phát triển là do nghèo đói.
- Mỗi năm có 3 triệu người chết vì HIV/AIDS, trong đó có 0.5 triệu là trẻ em,
mỗi ngày có 8000 người, 10s có một người chết.
12
CHƯƠNG 2
MÔI TRƯỜNG LÀ ĐỊA BÀN SỐNG CỦA CON NGƯỜI
Mã chương: MH19-02.
Giới thiệu:
Con người tồn tại và phát triển trong một môi trường là tổng hợp của nhiều
yếu tố như khơng khí, nước, đất. xã hội…Các yếu tố này đang ngày càng có xu
hướng bị ơ nhiễm. Vậy thực trạng của các vần đề đó, phương hướng và các biện
pháp bảo vệ không gian sống của con người như thế nào? Đó là nội dung chính của
chương 2.
Mục tiêu:
- Nhận thức về hiểm hoạ, hạn chế phạm vi và ô nhiễm không gian sống.
- Hiểu được các chức năng của môi trường đối với con người.
- Biết phương hướng và biện pháp bảo vệ, cải thiện không gian sống của con
người.
Nội dung chính:
1.Nơi ở của con người.
Chỗ ở (cịn có thể được biết đến bằng các thuật ngữ như nơi cư ngụ, nơi trú
ngụ hay gia cư, nhà cửa thậm chí là tổ ấm) là thuật ngữ chỉ chung về một nơi cư trú
hoặc nơi trú ẩn của con người mà thông thường dạng vật chất cụ thể là một ngôi
nhà.
Chỗ ở hay gia cư hay "Home" cũng được sử dụng để chỉ khu vực địa lý (cho
dù đó là một vùng ngoại ô, đồng quê, thị xã, thành phố hoặc thậm chí là quốc gia),
trong khi nhà thơng đường dùng để chỉ về một dạng vật chất hữu hình nhất định thì
thuật ngữ gia cư trong tiếng Anh dùng để chỉ về một trạng thái tinh thần hoặc cảm
xúc về nơi nương tựa, sự thoải mái nói chung là một sự trừu tượng và "Home land"
có nghĩa là quê hương.
2.Mối quan hệ giữa dân số và phạm vi không gian sống của con người.
Dân số và không gian sống của con người là hai yếu tố có quan hệ mật thiết
với nhau. Sự phát triển của yếu tố này có liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia.
Sự biến động của dân số có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến môi trường và
ngược lại không gian sống cũng tác động trực tiếp đến chất lượng dân số.
2.1.Tình hình biến động dân số trên tồn thế giới.
Ảnh hưởng mạnh nhất của dân số đến không gian sống là sự gia tăng dân số.
Dân số càng đông tác động vào môi trường càng lớn.
Năm 1650 dân số thế giới khoảng 500 triệu ngưòi. Đến năm 2010 dân số thế
giới đạt gần 7 tỷ người và tiếp tục gia tăng với tốc độ cao.
13
Quy mô dân số các nước rất khác nhau. Sự gia tăng dân số diễn ra chủ yếu ở
các nước ít phát triển.
2.2. Tác động của dân số đến môi trường.
- Tác động trực tiếp: ảnh hưởng trực tiếp của dân số đến môi trường chủ yếu
do hoạt động sinh lí, tự nhiên của con người trong q trình sống gây ra. Con người
muốn tồn tại và phát triển đều phải sử dụng các nguồn lương thực, thực phẩm để
ăn, nước để uống, khơng khí để thở, quần áo để mặc, nhà để ở, phương tiện giao
thông để đi lại…Trong q trình đó con người thải những chất cặn bã ra môi
trường. Chất cặn bã thải ra không được xử lí tốt làm mơi trường bị ơ nhiễm, là
nguồn gốc gây ra nhiều bệnh tật cho con người.
Trong cuộc sống hàng ngày con người vừa dung nạp vừa tiêu hao năng
lượng. Trong q trình đó co người toả ra một lượng nhiệt làm nhiệt độ khơng khí
tăng lên.
- Tác động gián tiếp:
+ Tác động đến tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên thiên nhiên là nguồn của
cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có
thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống. Vì dân số thế giới tiếp tục gia
tăng, nhiều nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống cịn của con người sẽ ít đi. Việc
khai thác q mức của con người dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, suy giảm tài ngun rừng…
+ Ơ nhiễm mơi trường: mơi trường đất, nước, khơng khí bị ơ nhiễm bởi các
loại chất thải do hoạt động của con người. Dân số càng tăng thì mức độ ơ nhiễm
càng cao.
2.3. Tác động của môi trường đến dân số: giữa dân số và môi trường có mối quan
hệ qua lại tác động biện chứng với nhau. Trong mối quan hệ dân số - tài nguyên –
môi trường yếu tố dân số là chủ thể nên mọi sự biến đổi của dân số sẽ quyết định
nội dung, tính chất của mối quan hệ này. Vì vậy để giải quyết mối quan hệ này phải
khống chế và kiểm soát được mức tăng dân số. Dân số tăng mà khơng kiểm sốt sẽ
dẫn tới sự suy giảm tài ngun một cách nhanh chóng và mơi trường suy thoái trầm
trọng. Điều này tác động trở lại gây hậu quả tiêu cực lên quá trình và kết quả dân
số.
- Tác động của tài nguyên môi trường đến mức sinh: ở đâu mơi trường sống
trong lành, khí hậu mát mẻ, khơng bị ơ nhiễm nặng thì ở đó mức sinh đẻ thường
cao hơn và ngược lại những nơi môi trường ô nhiễm mức sinh sẽ thấp hơn.
Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên làm môi trường bị ảnh hưởng. Môi trường
bị ô nhiễm dẫn tới rủi ro trong cuộc sống lớn, bệnh tật và mức chết tăng lên.
Do việc khai thác quá mức dẫn tới nhiều nơi bị cạn kiệt tài nguyên, đất đai bạc
màu không thể canh tác hoặc ô nhiễm nguồn nước ngọt, không đủ nước phục vụ
cho tưới tiêu dẫn tơi cuộc sống của con người trở nên nghèo đói, khó khăn.
- Tác động của tài nguyên mơi trường đến mức chết: mơi trường có ảnh hưởng
trực tiếp đến mức chết dễ nhận thấy nhất là chết do thiên tai, thảm hoạ có nguyên
14
nhân tự nhiên. Khi hệ sinh thái bị biến đổi gây nên nhiều thảm hoạ tự nhiên giết
chết hàng loạt người trong thời gian ngắn. như bão tố, cháy rừng, lũ lụt…
Do nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, đất đai, nguồn nước bị ô nhiễm và trở nên khan
hiếm dẫn tới các cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia, các khu vực để tranh
giành nguồn tài nguyên hậu quả là mức chết tăng.
- Tác động của tài nguyên đến di dân: di dân và mơi trường có quan hệ rất
khăng khít với nhau. Dễ thấy người dân thường chuyển từ nơi môi trường bị ô
nhiễm đến nơi khác trong lành hơn để sinh sống. và nhưng nơi có môi trường trong
sạch sẽ được nhiều người từ khu vực khác đến cư ngụ., làm ăn.
- Tác động của tài nguyên môi trường đến chất lượng dân số: môi trường trong
lành không ô nhiễm là điều kiện rất quan trọng để chất lượng dân số tăng lên. Các
yếu tố, các thành phần của môi trường bao quanh luôn tác động đến cuộc sống, sự
phát triển của con người.
3.Chất lượng không gian sống.
3.1.Chất lượng khơng khí: ơ nhiễm và biện pháp phịng chống.
3.1.1.Ngun nhân gây ơ nhiễm.
- Ơ nhiễm khơng khí do yếu tố tự nhiên
Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình
phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên… Đây là nguyên nhân khách quan
nên rất khó dự báo và ngăn chặn.
- Ơ nhiễm khơng khí do yếu tố con người
+ Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra.
Quá trình gây ơ nhiễm là q trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu,
khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy
hết: muội than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một
khơng gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng
chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
+ Giao thông vận tải: Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với khơng khí,
đặc biệt là ở khu đơ thị và khu đơng dân cư. Q trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra
các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến khơng khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb,
CH4…
15
+ Sinh hoạt: Chủ yếu do hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu tạo ra các khí
độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình và các hộ xung quanh.
3.1.2.Hậu quả của ơ nhiễm khơng khí
- Đối với động – thực vật.
+ Ơ nhiễm khơng khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.
+ Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực
vật khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng
kháng bệnh.
+ Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn
0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.
+ Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở
động- thực vật trên Trái đất.
+ Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca
và giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ
cây (lơng hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước.
+ Ðối với động vật, nhất là vật ni, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị
nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.
+ Các chất gây ơ nhiễm khơng khí có tính acid sẽ kết hợp với các giọt nước
trong đám mây làm cho nước có tính acid. Khi những giọt nước rơi xuống mặt đất
sẽ gây hại cho môi trường : giết chết cây cối, động vật, cá,….Mưa acid cũng làm
thay đổi tính chất của nước ở các sông, suối,…làm tổn hại đến những sinh vật sống
dưới nước.
- Đối với con người.
Bụi:
+ Tác hại của bụi phụ thuộc vào bản chất (thành phần) của bụi, nồng độ bụi,
kích thước hạt bụi, thời gian tiếp xúc và đáp ứng cá nhân.
+ Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hơ
hấp.
+ Bụi có thể gây các bệnh ở mắt, da, bệnh đường máu và các hệ thống khác
của cơ thể (Bụi vào cơ thể tan trong máu và các dịch cơ thể), bệnh về tim mạch…
16
+ Bụi có thể gây ung thư: bụi chứa thành phần độc hại, bụi amiang…
Sulfur Điơxít (SO2)và Nitrogen Điơxít (NO2):
Sulfur Điơxít (SO2).
+ Sulphur Điơxít là chất khí hình thành do ôxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt
cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua,… SO2 là chất
khí gây kích thích đường hơ hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO 2 (thậm chí ở nồng
độ thấp) có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO2 lớn có thể gây
tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản. SO 2 ảnh
hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh
tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,…
+ SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac
ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt.
+ Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường,
thiếu vitamin B và C, ức chế enzim oxydaza.
Nitrogen Điơxít (NO2):
+ Nitrogen Điơxít (NO2): là chất khí màu nâu, được tạo ra bởi sự ơxy hóa
Nitơ ở nhiệt độ cao. NO2 là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hơ
hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hen. –
Nếu tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ mắc các
bệnh về hô hấp, tổn thương các chức năng của phổi, mắt ,mũi , họng,….
Cacbon mơnơxít (CO)
+ Cacbon mơnơxít (CO) kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp
chất bền vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận
chuyển ôxy dẫn đến thiếu ơxy trong máu….
Amoniac (NH3 )
+ NH3 là khí gây độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ hô
hấp.
+ Tiếp xúc với NH3 với nồng độ 100mg/m3 trong khoảng thời gian ngắn sẽ
không để lại hậu quả lâu dài, nhưng nếu tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1500-2000
mg/m3 trong thời gian 30 phút sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.
Hydro sunfua (H2S).
+ H2S xâm nhập vào cơ thể qua pphooir sẽ bị oxy hóa thành sunfat . Các hợp
chất có độc tính thấp sẽ khơng tích lũy trong cơ thể. Khoảng 6% lượng khí hấp thụ
sẽ được thải ra ngồi qua khí thở ra,phần cịn lại sau khi chuyển hóa được bài tiết
qua nước tiểu.
+ Ở nồng độ thấp, v kích thích lên mắt và đường hơ hấp.
+ Hít thở lượng lớn hỗn hợp H2S sẽ gây thiếu oxy đột ngột,có thể dẫn đến tử
vong do ngạt thở.
+ Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính: buồn nơn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mũi
họng khơ và có mùi hơi, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết mạc nhãn cầu, tiết dịch
mủ và giảm thị lực.
17
+ Thường xuyên tiếp xúc với H2S ở nồng độ dưới mức gây độc cấp tính có
thể gây nhiễm độc mãn tính. Các triệu chứng có thể là: suy nhược, rối loạn hệ thần
kinh, hệ tiêu hóa,mất ngủ, viêm phế quản mãn tính,…
Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs)
+ Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs) gồm nhiều hóa chất hữu cơ trong đó
quan trọng nhất là benzen, toluene, xylene,.. VOCs có thể gây nhiễm độc cấp tính
nếu tiếp xúc ở liều cao, gây viêm đường hô hấp cấp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần
kinh, rối loạn huyết học, gây tổn thương gan – thận, gây kích da,…và là tác nhân
gây suy tủy, ung thư máu.
Chì (Pb):
Chì (Pb): khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thơng có
chứa một hàm lượng chì nhất định. Ngồi ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ quặng, từ
nhà máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất,.. Chì xâm nhập vào cơ thể
qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua da, qua sữa mẹ,.. Chì sẽ tích đọng trong
xương và hồng cầu gây rối loặn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai
biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu
gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận. Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác
động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ,làm giảm trí thơng minh,...).
Khí Radon.
Khí Radon sinh ra do phân rã hạt nhân Urani trong tự nhiên, là loại khí nặng
nên thường tồn tại trong lớp khơng khí sát mặt đất. Trong tự nhiên, radon có trong
đất đá, xỉ than, bãi thải vật liệu xây dựng, trong bùn. Radon có thể bám qua các hạt
bụi nhỏ, xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp hoặc thấm qua da,qua các
vết thương hở gây nên bệnh ung thư phổi ,ung thư máu,….
- Đối với tài sản
+ Làm gỉ kim loại.
+ Ăn mịn bêtơng.
+ Mài mòn, phân huỷ chất sõn trên bề mặt sản phẩm.
+ Làm mất màu, hư hại tranh.
+ Làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải.
+ Giảm độ bền của giấy, cao su, thuộc da.
- Đối với toàn cầu
+ Mưa acid
+ Hiệu ứng nhà kính
+ Suy giảm tầng ơzơn
+ Biến đổi nhiệt độ.
3.1.2.Biện pháp phòng chống.
- Biện pháp kỹ thuật:
+ Thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm
bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ơ nhiễm hơn
18
+ Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để
ngăn chặn ô nhiễm khơng khí bởi mồ hóng và SO2.
- Biện pháp quy hoạch:
+ Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố,
chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
+ Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu
ùn tắc và phương tiện tham gia giao thơng, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các
chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong khơng khí, nhất là vào giờ
cao điểm.
+ Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây
xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố
có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
3.2.Chất lượng nước: ơ nhiễm và biện pháp phịng chơng.
Ơ nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm...
bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc
bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,... tất cả có thể gây hại cho
con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
3.2.1.Nguyên nhân gây ô nhiễm:
- Nguyên nhân tự nhiên: Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước
đều bị coi là ngun nhân gây ơ nhiễm nước.Ơ nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ
lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết
của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu
cơ. Một phần sẽ ngấm vào lịng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ơ nhiễm,
hoặc theo dịng nước ngầm hịa vào dịng lớn.
Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ
thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các
loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.
Nước lụt có thể bị ơ nhiễm do hố chất dùng trong nơng nghiệp, kỹ nghệ hoặc do
các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công
trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ơ nhiễm hố chất.
+ Ơ nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mịn, bão, lụt,...) có thể
rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là ngun nhân chính
gây suy thối chất lượng nước tồn cầu.
+ Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví
dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. nước lấy từ lòng đất
thường chứa nhiều canxi…
- Nguyên nhân nhân tạo
Hiện tại hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy giảm chất
lượng nguồn nước. Có thể xếp thành các nguyên nhân sau:
* Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế
19
Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà không
qua xử lý bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt
cũng tăng theo. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi
đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2 %.
Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ
12 trong các quốc gia có dân số đơng nhất Thế giới. Trong vịng hơn 50 năm gần
đây (1960- 2013), dân số nước ta tăng gần 4 lần từ 30,172 triệu người lên 90 triệu
người. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên,
các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên.
Nước thải sinh hoạt (Domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ
gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá
trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt
là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất
dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng
nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một
ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng
thải càng cao.
Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay
trở lại vịng tuần hồn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô
nhiễm môi trường.
* Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không
qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nơng nghiệp khác: thuốc
trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc
hại có thể gây ơ nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong q trình sản xuất nơng nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các
loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor... Trong q trình bón
phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động.
Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong
nơng nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ
ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
Đa số nông dân khơng có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử
dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa số vỏ chai
thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán
phế liệu...
* Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất cơng nghiệp
Tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu
công nghiệp được thành lập. Do đó lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp
ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các
con sông gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.
20
3.2.2. Biện pháp phịng chống
- Về phía cơ quan quản lý:
+ Đặt tiêu chuẩn chất lượng nước và điều kiện vệ sinh khi xả nước thải ra
nguồn: Sử dụng nguồn nước và tiêu chuẩn chất lượng nước sử dụng, Điều kiện vệ
sinh khi thải nước xả ra nguồn
+ Tổ chức quản lý và kiểm soát chất lượng nguồn nước: Quan trắc môi trường
nước, Kỹ thuật quan trắc
+ Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước: Các biện pháp hạn chế xả chất thải ra
nguồn nước mặt; Tăng cường xáo trộn pha lỗng nước thải với nước nguồn; Làm
giàu ơ xi.
+ Sử dụng tổng hợp và hợp lý nguồn nước.
- Về phía cơ quan, tổ chức sản xuất, nhà máy, xí nghiệp:
+ Tăng cường tái sử dụng nước trong sản xuất (quay vòng nước trong sản xuất)
+ Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận
Thay đổi công nghệ sản xuất, tăng cường hiệu suất sử dụng nước trong dây truyền
công nghệ nhằm tiết kiệm nước.
- Về phía cá nhân, hộ gia đình:
+ Tiết kiệm tối đa lượng nước sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày
+ Thành phố lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, thông qua các hoạt động
tuyên truyền, giáo dục cộng đồng
3.3. Chất lượng đất: ô nhiễm và biện pháp phịng chống
Ơ nhiễm mơi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi
trường đất bởi các chất gây ô nhiễm.
3.3.1.Nguyên nhân.
*Nguồn gốc tự nhiên
Trong các khống vật hình thành nên đất thường chứa 1 hàm lượng nhất định
kim loại nặng, trong điều kiện bình thường chúng là những nguyên tố trung lượng
và vi lượng không thể thiếu cho cây trồng và sinh vật trong đất, tuy nhiên trong 1
số điều kiện đặc biệt chúng vượt 1 giới hạn nhất định và trỏe thành đất ô nhiễm.
*Nguồn gốc nhân tạo:
- Ô nhiễm do hoạt động nơng nghiệp:
+ Phân bón hóa học:
Nếu bón q nhiều phân hoá học là hợp chất nitơ, lượng hấp thu của rễ thực vật
tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá, biến
thành muối nitrat trở thành nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dịng sơng.
Sự tích lũy cao các chất hóa chất dạng phân bón cũng gây hại cho mơi trường sinh
thái đất về mặt cơ lý tính. Khi bón nhiều phân hóa học làm đất trở nên chặt hơn, độ
trương co kém, kết cấu vững chắc, khơng tơi xốp, tính thống khí kém hơn đi, vi
sinh vật ít đi vì hóa chất hủy diệt vi sinh vật.
+Phân hữu cơ:
21
Phân hữu cơ chưa được ủ và xử lí đúng kĩ thuật gây nguy hại cho môi trường
đất. Nguyên nhân là do trong phân chứa nhiều giun sán, trứng giun, sâu bọ, vi trùng
và các mầm bệnh khác..khi bón vào đất, chúng có điều kiện sinh sơi nảy nở, lan
truyền môi trường xung quanh, diệt một số vi sinh vật có lợi trong đất
Bón phân hữu cơ quá nhiều trong điều kiện yếm khí sẽ làm q trình khử chiếm
ưu thế; sản phẩm của nó chứa nhiều acid hữu cơ làm môi trường sinh thái đất chua,
đồng thời chứa nhiều chất độc như H2S, CH4, CO2. Sư tích lũy cao các hóa chất
dạng phân hóa học sẽ gây hại cho mơi trường sinh thái đất về mặt cơ lý tính , đất
nén chặt , độ trương co kém, không tơi xốp, tính thống khí kém, vi sinh vật cũng ít
đi vì hóa chất hủy diệt sinh vật.
+Thuốc trừ sâu:
Bản chất của thuốc trừ sâu là những chất hóa học diệt sinh học nên có khả năng
gây ơ nhiễm mơi trường đất. Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền trong mơi
trường sinh thái nên nó tồn tại lâu dài trong đất.
Tiêu diệt hệ động vật làm mất cân bằng sinh thái, thuốc trừ sâu bị rửa trôi xuống
thủy vực làm hại các động vật thủy sinh .
- Do việc đẩy mạnh đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và mạng lưới giao thông:
Việc sử dụng một phần đất để xây dựng đường xá và các khu đô thị các khu
cơng nghiệp…. làm thay đổi kết cấu của đất.
- Ơ nhiễm do rác thải sinh hoạt:
Chất thải rắn đô thị cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất nếu
khơng được quản lý thu gom và kiểm sốt đúng quy trình kỹ thuật.
Chất thải rắn đơ thị rất phức tạp, nó bao gồm các thức ăn thừa, rác thải nhà bếp,
làm vườn , đồ dùng hỏng , gỗ, thủy tinh, nhựa, các loại giấy thải,các loại rác đường
phố bụi, bùn, lá cây…
Ơ nhiễm mơi trường đất tại các bãi chơn lấp có thể do mùi hơi thối sinh ra do
phân hủy rác làm ảnh hưởng tới sinh vật trong đất , giảm lượng oxi trong đất.
Các chất độc hại sản phẩm của quá trình lên men khuếch tán , thấm và ở lại trong
đất.
Nước rỉ từ các hầm ủ và bãi chơn lấp có tải lượng ơ nhiễm chất hữu cơ rất cao
cũng như các kim loại nặng như Cu , Zn, Pb, Al ,Fe, Cd , Hg và cả các chất như P
,N, … cũng cao. Nước rỉ này sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất và nước ngầm.
Ơ nhiễm mơi trường đất cịn có thể do bùn cống rãnh của hệ thống thoát nước
của thành phố là mà thành phần các chất hữu cơ , vô cơ, kim loại tạo nên các hỗn
hợp các phức chất và đơn chất khó phân hủy.
- Ơ nhiễm do chất thải công nghiệp:
Các hoạt động công nghiệp rất phong phú và đa dạng, chúng có thể là nguồn
gây ơ nhiễm đất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguồn gây ô nhiễm trực tiếp là
khi chúng được thải trực tiếp vào môi trường đất, nguồn gây ô nhiễm gián tiếp là
chúng được thải vào môi trường nước, môi trường khơng khí nhưng do q trình
vận chuyển, lắng đọng chúng di chuyển đến đất và gây ô nhiễm đất.
22
+ Chất thải xây dựng.
Chất thải xây dựng như gạch ngói, thủy tinh, gỗ, ống nhựa, dây cáp, bêtơng,
nhựa…trong đất các chất thải này bị biến đổi theo nhiều con đường khác nhau,
nhiều chất rất khó bị phân hủy…
+ Chất thải kim loại.
Các chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng (Pb, Zn, Cd, Cu, và Ni)
thường có nhiều ở các khu vực khai thác hầm mỏ, các khu cơng nghiệp và đơ thị.
+ Chất thải khí :
CO là sản phẩm đốt cháy khơng hồn tồn carbon (C), 80% Co là từ động cơ
xe hơi, xe máy, hoạt động của các máy nổ khác, khói lị gạch, lò bếp, núi lửa
phun…CO vào cơ thể động vật, người gây nguy hiểm do CO kết hợp với
Hemoglobin làm máu không hấp thu oxy, cản trở sự hô hấp. Trong đất một phần
CO được hấp thu trong keo đất, một phần bi oxy hố thành CO2.
SO2 đi vào khơng khí chuyển thành SO4 ở dang axit gây ô nhiễm môi trường
đất
Bụi chì trong khí thải từ các hoạt động cơng nghiệp (chủ yếu là giao thông
vận tải), lắng xuống và tích tụ gây ơ nhiễm đất.
Oxit nitơ sinh ra từ nitơ trong khơng khí do hoạt động giao thơng vận tải, do
các vi sinh vật trong đất, do hoạt động ủ rơm rạ của con người. Lượng lớn oxit nitơ
tích lũy lại trong cây ảnh hưởng đến con người
Vậy CO2, SO2, NO2 trong khơng khí bị ơ nhiễm là ngun nhân gây ra mưa axít,
làm tăng q trình chua hố đất.
+ Chất thải hóa học và hữu cơ:
Các chất thải có khả năng gây ơ nhiễm đất ở mức độ lớn như: chất tẩy rửa, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc
da, cơng nghiệp sản xuất hố chất.
- Ơ nhiễm do dầu:
Dầu và các sản phẩm của dầu khí đổ trên mặt đất sẽ làm cho đất bị ơ nhiễm vì:
+ Chỉ cần một lớp dầu bao phủ mặt đất, dù rất mỏng (0,2 – 0,5 mm) cũng sẽ làm
cho đất “ngạt thở” vì thiếu khơng khí, q trình trao đổi khí bị cắt đứt. Lớp dầu này
cũng ngăn cản quá trình trao đổi năng lượng mặt trời của mơi trường đất.
+ Dầu là chất kỵ nứơc, khi thấm vào đất, dầu đẩy nước ra ngồi làm cho mơi
trường đất hầu như khơng cịn nước và chiếm hết các khoảng khơng khí trong đất
làm cho đất giảm thiểu oxy và nước, gây tổn thương cho hệ sinh thái.
+ Khi xâm nhập vào đất, dầu làm thay đổi kết cấu và đặc tính lý hố tính của đất,
khiến các hạt keo đất trơ ra và khơng cịn khả năng hấp thu, trao đổi nữa.
+ Dầu thấm qua đất xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
+ Dầu là hợp chất hữu cơ cao phân tử có đặc tính diệt sinh vật.
- Các ô nhiễm ngoại lai khác:
+ Chất thải của súc vật:
23
Những chuồng trại chăn nuôi gia súc như trại heo, trại gà, phân gia súc khơng
được thu gom, xử lí bảo đảm kĩ thuật và vệ sinh mơi trường thì sẽ là hiểm họa cho
mơi trường đất. Vì lượng lớn các chất thải này làm đất mất khả năng tự làm sạch
của nó thì sự nguy hại là khó lường. lúc này sự ô nhiễm đã trở nên trầm trọng. các
cơ quan hoạt động môi trường đất đều bị tê liệt. chất thải, vi trùng từ đó mà lan ra
khắp nơi: trong nước ngầm,trong nước suối trong hay bay vào khơng khí.
+ Tàn tích của rừng:
Sau khi thu hoạch gỗ, phần bỏ đi chiếm một lượng lớn. Tàn tích này khi nằm lại
trong môi trường đất sẽ phân hủy tạo mùn cho đất, nhưng khả năng này phụ thuộc
nhiều vào điều kiện môi trường và tỉ lệ C/N của tàn tích rừng. Nếu điều kiện phân
giải tạo mùn ít thì khả năng chuyến hóa thành chất thành những chất khó tiêu và
gây chua nhiều hơn.
Nếu tàn tích rừng bị vùi lấp trong điều kiện yếm khí lâu dài, thì hoặc tạo ra cá
đầm lầy than bùn phèn. Điều đó có nghĩa là tạo ra mơi trường đất acid.
+ Tàn tích thực vật:
Khi cơ thể sinh vật chết đi và nằm trong môi trường đất sẽ phân hủy tạo thành
mùn cho đất. Nếu điều kiện phân giải tạo mùn cho đất ít thì khả năng chuyển hóa
thành mùn ít, đồng thời các vật liệu này chuyển hóa thành các dạng mùn khó tiêu
và gây chua cho đất.
Các chất độc thốt ra trong đất tự nhiên thường là các khí độc sinh ra trong q
trình phản ứng hóa học do có sự thay đổi của các yếu tố môi trường trong đất, các
phản ứng này có thể nảy sinh ra do hoạt động của núi lửa. Các phản ứng sinh khí
độc cịn có thể xuất hiện do yếu tố khí hậu như nắng, mưa, nhiệt độ, độ ẩm của đất
thay đổi một cách đột ngột.
+ Vi sinh vật:
Nguồn gây ô nhiễm này chủ yếu là chất thải chưa qua xử lý của người và động
vật, nước thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt... trong đó nguy hại lớn nhất là chất
thải chưa được xử lý khử trùng của các bệnh viện truyền n hiễm. Rất nhiều
vi khuẩn và ký sinh trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các cây trồng
nông nghiệp và truyền vào cơ thể người, động vật.
3.3.2. Biện pháp phịng chống.
- Phương pháp xử lí tại chỗ:
+ Phương pháp bay hơi: gần nhà máy hóa chất và khu cơng nghiệp, dùng dong
khơng khí mạnh làm bay hơi các chất ơ nhiễm có trong đất, hấp thụ bằng than hoạt
tính.
+ Phương pháp xử lí bằng thực vật: hoa hướng dương hấp thụ urani, một số loại
dương xỉ hấp thụ asen, nhiều cây vùng núi hấp thụ mạnh mẽ kẽm, cây mù tạc hấp
thụ chì, cỏ ba lá hấp thụ dầu,….
+ Phương pháp ngâm chiết: kết hợp với chất hoạt động bề mặt để ngâm và chiết
các chất gay ô nhiễm ra khỏi đất thu gom chất chiết bằng hệ thống thu gom và sử lí
riêng.
24
+ Phương pháp cố định chất ơ nhiễm bằng dịng điện
+ Phương pháp xử lí thụ động: sử dụng các quá trình xảy ra một cách tự nhiên
như các quá trình bay hơi, thơng khí, phân hủy sinh học, phân hủy do ánh sáng để
phân hủy các chát gây ô nhiễm.
- Xử lí đất bị ơ nhiễm sau khi đã bóc khỏi vị trí
+ Phương phấp xử lí bằng mặt đất: Rải trên một bề mặt đất khác để phân hủy các
chất ơ nhiễm bằng q trình phân hủy sinh học, phân hủy do ánh sáng xảy ra một
cách tự nhiên.
+ Phương pháp nhiệt.
+ Phương pháp trộn với nhựa đường asphalt.
+ Phương pháp đóng khối.
+ Phương pháp bóc và chơn lấp.
- Điều tra và phân tích đất:
Điều tra ơ nhiễm đất là tìm hiểu trạng thái ơ nhiễm và đánh giá mức độ ô nhiễm.
Hiện nay người ta lấy “trị số cơ bản” làm tiêu chuẩn đánh giá. Căn cứ vào hàm
lượng bình quân của hợp chất hoặc nguyên tố độc hại trong đất vượt quá “trị số cơ
bản” để đánh giá.
- Loại bỏ nguồn gây ơ nhiễm:
Trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ cần nghiên cứu công nghệ khép kín,
khơng sản xuất hoặc ít sản xuất chất độc. Những chất thải loại cần có cách xử lý
thu hồi. Hiện nay, ô nhiễm đất chủ yếu bắt nguồn từ các nhà máy và nước cống
thành phố, bởi vậy lúc tưới nước cho cây trồng cần phải cẩn thận.
Cần chọn dùng loại nơng dược có hiệu lực cao nhưng ít độc, ít tồn lưu trong đất.
Loại bỏ hồn tồn các nông dược đã cấm sử dụng. Một hướng mới hạn chế dùng
thuốc gây ô nhiễm là cần mở rộng phương pháp sinh vật phòng trừ kết hợp với các
phương pháp khác (phịng trừ tổng hợp)
- Làm sạch hóa đồng ruộng:
Dùng vôi và muối phốt phát kiềm để khử chua, chuyển phần lớn nguyên tố kim
loại sang hợp chất khó tan từ đó làm giảm nồng độ của chúng trong dung dịch.
Tiêu nước vùng trũng, điều tiết Eh đất làm cho một số nguyên tố kim loại nặng
chuyển sang dạng khó tan.
Luân canh lúa màu để xúc tiến phân hủy DDT
Cải thiện thành phần cơ giới đất, tăng cường bón phân hữu cơ
Đối với đất cát cần nâng cao tính đệm và khả năng hấp phụ để hút các cation kim
loại và nông dược, áp dụng biện pháp tổng hợp nâng cao độ màu mỡ của đất, tạo
điều kiện cho sinh vật hoạt động phân hủy các nông dược tồn lưu trong đất
- Đổi đất, lật đất:
Khi đất bị nhiễm kim loại nặng (như Cd) có thể áp dụng biện pháp đổi đất, lật
đất. Biện pháp này cải tạo triệt để nhưng khó thực hiện trên diện rộng.
- Thay đổi cây trồng và lợi dụng hấp thu sinh vật:
25