Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hạch viêm sau tiêm chủng phòng lao pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.18 KB, 3 trang )

Hạch viêm sau tiêm chủng phòng lao
Sau khi được sinh ra, trẻ sẽ được tiêm ngừa văcxin phòng lao (BCG) tại
vùng cơ bắp ở tay trái. Phần lớn trẻ không có phản ứng phụ nào đáng lo
ngại. Tuy nhiên có hai biến chứng cần lưu ý là:
- Viêm loét tại chỗ tiêm kéo dài 4-6 tháng. Chúng tôi đã khảo sát, chiếm tỉ lệ
0,63%. Loét tự lành dần nếu không có bội nhiễm.
- Sưng hạch dưới nách trái, chiếm tỉ lệ 0,6-1,33%. Hạch xuất hiện sau khi trẻ
tiêm văcxin BCG từ 2 tháng đến 1 tuổi. Sự phát hiện này do tình cờ bà mẹ
tắm cho con. Lúc đầu hạch nhỏ, sau đó to dần. Hạch biểu hiện hai hình thức:
+ Một, hai hoặc ba hạch dính lại với nhau, không đỏ, không đau và không
sốt. Sờ vào có cảm giác cứng và chắc.
+ Hạch viêm tấy đỏ, nếu để lâu ngày hạch có thể vỡ và rò mủ.
Khi phát hiện hạch ở nách, hầu hết các bà mẹ rất lo sợ nên đưa con đi khám
hoặc xin vào điều trị tại bệnh viện vì được các bác sĩ chẩn đoán hạch lao sau
tiêm chủng BCG. Do đó, từ trước đến nay phần lớn trẻ này được điều trị các
thuốc kháng lao kéo dài từ 6-9 tháng. Nhưng để điều trị dứt điểm phải nhờ
đến bác sĩ ngoại khoa bóc tách hạch.
Bản chất của hạch này không phải hạch lao mà là hạch phản ứng sau tiêm
chủng nên không cần điều trị bằng các loại thuốc kháng lao. Theo kinh
nghiệm của chúng tôi, sau khi đã điều trị cho hàng trăm trường hợp hạch
viêm dạng này và đạt kết quả rất khả quan, đó là chỉ cần dùng kim tiêm chọc
hút một hoặc hai lần, sau đó cho uống kháng sinh thông thường trong vòng
năm ngày sẽ cho kết quả tốt.
Trẻ ba tháng bú mẹ mà đi tiêu nhiều lần thì việc đầu tiên là xem lại sữa
mẹ.Còn khi bé đi tiểu cũng ra chút phân là vì động tác tiểu gây tác động đến
trực tràng, trong khi ruột đang ở trạng thái co thắt, tăng nhu động thì đẩy
phân ra ngoài, gia đình cũng đừng nên rối quá.
Mẹ cháu nên ngưng ăn những thứ nhuận tràng như đu đủ, chuối hoặc rau.
Nên ăn thịt nạc kho, kiêng những loại thực phẩm có mùi tanh. Có trường
hợp trẻ dị ứng với sữa mẹ (dù rất hiếm) nên gia đình thử cho bé uống chút
sữa bò. Nếu sau khi bé bú bình mà ngưng đi tiêu thì nguyên nhân do sữa mẹ.


Thuốc không phải là giải pháp tốt cho bé vì chúng có thể diệt vi khuẩn có lợi
trong ruột và làm tình trạng đi cầu trầm trọng thêm.
Còn vì sao bé khóc đêm? Bé bú mẹ rồi đi cầu ra hết, cơ thể thiếu chất nên
quấy khóc ban đêm là có cơ sở. Như vậy có hai vấn đề gia đình cần lưu ý:
cho bé bú bình ngay, sau khi bé ổn định (chỉ cần hai ngày) thì cho bú mẹ lại
và chú ý chế độ ăn của mẹ.
Cách vỗ: Trẻ nên nằm nghiêng, người chăm trẻ nhúng 5 ngón tay hơi cong
thành nửa vòng tức là nắm tay hờ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ (sức vỗ không quá
mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang
phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưu bên phải, hai bên thay
nhau). Mỗi lần vỗ độ vài phút, ngày 2-3 lần. Nếu nhìn thấy đờm trong họng
mà trẻ không biết ho (khạc ra) ra, thì bạn hãy bọc vải gạc sạch vào đầu ngón
tay móc nhẹ đờm ra. Với trẻ lớn có thể dùng phương pháp hít vào hơi nước:
nguyên lý là để bé hít vào khí ấm nóng – ẩm ướt, khiến đờm đặc dính dễ
long, dễ thải ra. Cụ thể dùng cốc hoặc bình đổ nước sôi vào để bé hít hơi
nóng từ miệng bình bằng mồm và mũi trong thời gian từ 15-30 phút. Lưu ý
tránh bỏng bé. Trường hợp ho nhiều ảnh hưởng đến ăn uống của trẻ phải đi
khám bác sỹ để xác định nguyên nhân dùng thuốc thích hợp.

×