Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Giáo trình Cấu tạo kiến trúc (Nghề Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 148 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XƠ
KHOA XÂY DỰNG

GIÁO TRÌNH

MƠN HỌC: CẤU TẠO KIẾN TRÚC
NGÀNH: XÂY DỰNG DÂN DỤNG &
CƠNG NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số:

/QĐ-... ngày ..... tháng.... năm 20

…….. của ………………

Tam Điệp, năm 2017
1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dựng nguyên bản hoặc trích dựng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Cấu tạo kiến trúc được biên soạn theo đề cương của trường CĐ Cơ
điện xây dựng Việt Xô.
Khi biên soạn giáo trình, chúng tơi đã cố gắng cập nhật những kiến thức, những
chế độ chính sách có liên quan đến mơn học và phù hợp với đối tượng học sinh cũng
như cố gắng gắn những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp trong


sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tiễn.
Nội dung biên soạn theo tinh thần cô đọng, ngắn gọn, dễ hiểu. Các kiến thức
trong chương trình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhằm phục vụ cho công việc
giảng dạy và học tập môn học Cấu tạo kiến trúc trong các trường có đào tạo nghề xây
dựng trình độ Cao đẳng, Trung cấp. Trong quá trình biên soạn cuốn giáo trình Cấu tạo
kiến trúc cuốn sách có tham khảo các tài liệu, giáo trình đã được giảng dạy từ trước và
đã thay đổi một số nội dung, hình ảnh để đáp ứng những nhu cầu thực tế.
Sách được làm tài liệu học tập và tham khảo cho học sinh - sinh viên ngành xây
dựng DD&CN và bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực xây dựng cơng trình.
Với điều kiện và trình độ có hạn nên chắc chắn trong q trình biên soạn khơng
tránh khỏi những thiếu sót, chúng tơi mong nhận được ý kiến phê bình, nhận xét, đóng
góp ý kiến của bạn đọc.
Xin chân thành cám ơn!
Ninh Bình, ngày

tháng

năm 2017

Biên soạn
Ths. Hoàng Thị Thanh Ngà

2


MỤC LỤC

Contents
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 2
BÀI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 7

1. Mục đích, u cầu mơn học ......................................................................... 7
1.1. Mục đích ...................................................................................................................... 7
1.2. Yêu cầu ........................................................................................................................ 7

2. Khái niệm chung về nhà, Phân loại và phân cấp nhà .............................. 7
2.1. Khái niệm chung về nhà .............................................................................................. 7
2.2. Phân loại nhà ............................................................................................................... 7
2.3. Phân cấp nhà ................................................................................................................ 8
2.4. Độ bền lâu của cơng trình ............................................................................................ 8
2.5. Độ chịu lửa của cơng trình ......................................................................................... 8

3. Hệ thống mơ đuyn- kích thước trong bản vẽ ................................................. 9
3.1. Hệ thống mơ đuyn ....................................................................................................... 9
3.2. Kích thước trong bản vẽ .............................................................................................. 9

4. Các bộ phận chủ yếu của nhà dân dụng và kiểu kết cấu chịu lực ........ 11
4.1. Các bộ phận chủ yếu của nhà dân dụng .................................................................... 12
4.2. Kiểu kết cấu chịu lực ................................................................................................. 13

5. Bài tập: ........................................................................................................ 14
CHƯƠNG 1: NỀN MÓNG-MÓNG-HÈ RÃNH............................................. 15
1. Nền móng ..................................................................................................... 15
1.1. Khái niệm .................................................................................................................. 15
1.2. Phân Loại nền móng .................................................................................................. 15

2. Móng ............................................................................................................ 18
2.1. Cơng dụng, u cầu và đặc điểm ............................................................................... 18
2.2. Phân loại móng .......................................................................................................... 20
2.3. Đặc tính và cấu tạo của móng .................................................................................... 21
2.4. Những trường hợp đặc biệt của móng ....................................................................... 25

2.5. Phịng ẩm và chống thấm cho móng .......................................................................... 29

3. Cấu tạo nền, hè rãnh..................................................................................... 33
3.1. Nền nhà ...................................................................................................................... 33
3.2. Hè rãnh ...................................................................................................................... 34

4. Bài tập chương: ............................................................................................ 36
CHƯƠNG 2: CẤU TẠO TƯỜNG VÀ CỘT .................................................. 37
1. Cấu tạo tường ............................................................................................... 37
1.1. Khái niệm: ................................................................................................................. 37
1.2. Phân loại tường: ......................................................................................................... 37
1.3. Tường chịu lực: ......................................................................................................... 38
1.4. Các bộ phận trong tường ........................................................................................... 39

2. Cấu tạo cột ................................................................................................... 48
2.1. Đặc điểm .................................................................................................................... 48
3


2.2. Cấu tạo các loại cột .................................................................................................... 48

3. Bài tập: ......................................................................................................... 51
CHƯƠNG 3: CẤU TẠO CỬA ......................................................................... 52
1. Khái niệm chung .......................................................................................... 52
1.1. Chức năng: ................................................................................................................. 52
1.2. Phân loại .................................................................................................................... 52

2. Cấu tạo cửa sổ .............................................................................................. 52
2.1. Mô tả bộ phận ............................................................................................................ 52
2.2. Cửa gỗ- kính: ............................................................................................................. 53

2.3. Cửa chớp .................................................................................................................... 56
2.4. Cửa sổ lật: .................................................................................................................. 57
2.5. Cửa sổ không khuôn .................................................................................................. 58

3. Cấu tạo cửa đi .............................................................................................. 59
3.1. Khuôn cửa gỗ............................................................................................................. 59
3.2. Cánh cửa gỗ ............................................................................................................... 60

4. Phụ tùng cửa................................................................................................. 67
4.1. Bản lề: ........................................................................................................................ 67
4.2. Bộ phận liên kết ......................................................................................................... 68
4.3. Bộ phận then khóa ..................................................................................................... 68

5. Một số quy định khi thiết kế cửa cho các cơng trình dân dụng ................... 70
5.1. Chiều cao cửa đi ........................................................................................................ 70
5.2. Chiều cao bậu cửa sổ: ................................................................................................ 70

6. Bài tập ......................................................................................................... 71
CHƯƠNG 4: CẤU TẠO SÀN .......................................................................... 72
1. Đặc điểm-Ưu nhược điểm............................................................................ 72
1.1. Đặc điểm .................................................................................................................... 72
1.2. Ưu điểm ..................................................................................................................... 72
1.3. Nhược điểm ............................................................................................................... 72

2. Phân loại....................................................................................................... 72
2.1. Theo sơ đồ kết cấu ..................................................................................................... 72
2.2. Theo phương pháp thi công ....................................................................................... 73

3. Cấu tạo mặt sàn thông thường ..................................................................... 76
3.1. Các bộ phận chủ yếu .................................................................................................. 76

3.2. Phân loại ................................................................................................................... 77

4. Cấu tạo mặt sàn chống thấm, sàn ban công và lô gia .................................. 80
4.1. Sàn chống thấm ......................................................................................................... 80
4.2. Sàn ban công và lô gia ............................................................................................... 81

CHƯƠNG 5: CẤU TẠO CẦU THANG ......................................................... 89
1. Vị trí, tác dụng và phân loại ......................................................................... 89
1.1. Vị trí và tác dụng ....................................................................................................... 89
1.2. Phân loại .................................................................................................................... 89

2. Tham số cấu tạo các bộ phận cầu thang ...................................................... 91
2.1. Chiều rộng thân thang (l): .......................................................................................... 91
2.2. Độ dốc cầu thang ....................................................................................................... 92
4


2.3. Kích thức của chiếu nghỉ(c): ..................................................................................... 94
2.4. Chiều cao lan can, tay vịn .......................................................................................... 94
2.5. Khoảng cách đi lọt (khoảng thốt đầu) ...................................................................... 94
2.7. Khoảng cách điều hịa ( s) ......................................................................................... 95
2.8. Vị trí và số lượng cầu thang ...................................................................................... 95
2.9. Giải pháp xử lý tại vị trí xoay góc đổi hướng ............................................................ 95

3. Cấu tạo cầu thang xây gạch ......................................................................... 97
3.1. Đặc điểm .................................................................................................................... 97
3.2. Chi tiết cấu tạo ........................................................................................................... 97

4. Cấu tạo cầu thang bê tông cốt thép .............................................................. 98
4.1. Cầu thang bê tơng cốt thép tồn khối: Cã 2 lo¹i: ...................................................... 98

4.2. Cầu thang bê tơng cốt thép lắp ghép ....................................................................... 100

5. Cấu tạo bậc thang và lan can tay vịn ......................................................... 103
5.1. Bậc thang ................................................................................................................. 103
5.2. Lan can- Tay vịn ...................................................................................................... 104
5.3. Liêt kết tay vịn vào lan can, vào thân thang ............................................................ 104

6. Thiết kế cầu thang ...................................................................................... 105
6.1. Các căn cứ thiết kế................................................................................................... 105
6.2. Trình tự xác định giản đồ cầu thang 2 đợt: .............................................................. 106

7. Bài tập chương ........................................................................................... 106
CHƯƠNG 6: CẤU TẠO MÁI NHÀ .............................................................. 108
1. Khái niệm chung ....................................................................................... 108
1.1. Yêu cầu chung ......................................................................................................... 108
1.2. Bộ phận mái ............................................................................................................. 109
1.3. Phân loại mái ........................................................................................................... 109
1.4. Độ dốc mái .............................................................................................................. 111

2. Cấu tạo mái dốc ......................................................................................... 112
2.2. Kết cấu chịu lực ....................................................................................................... 115
2.3. Cấu tạo lớp lợp của mái dốc .................................................................................... 127
2.4. Các vị trí đặc biệt - Tổ chức thốt nước mái ........................................................... 130
2.5. Cấu tạo trần mái ....................................................................................................... 136

3. Cấu tạo mái bằng: ...................................................................................... 138
3.1. Đặc điểm: ................................................................................................................. 138
3.2. Các lớp cấu tạo: ....................................................................................................... 138
3.3. Tổ chức thoát nước trên mái bằng: .......................................................................... 141
3.4. Trần mái bằng .......................................................................................................... 143

3.5. Các vị trí đặc biệt trên mái bằng .............................................................................. 144

4. Bài tập chương: ........................................................................................ 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 148

5


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC: CẤU TẠO KIẾN TRÚC
Mã mơn học: MH 11
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị mơn học
- Vị trí mơn hoc: Bố trí học đầu kỳ 1 của năm thứ nhất. Nó góp phần chính trong
việc giúp của người cán bộ kỹ thật biết được các bộ phận kết cấu của cơng trình..
- Tính chất môn học: Là môn học lý thuyết cơ sở bắt buộc. Môn Cấu tạo kiến
trúc là môn học chuyên môn, giúp người học nắm được cấu tạo của cơng trình và giúp
cho người học học tốt các môn học khác như: Ngun lý thiết kế kiến trúc, dự tốn
cơng trình, kết cấu xây dựng, kỹ thuật thi công...
- Ý nghĩa mơn học: Mơn học dự tốn có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu
của ngành kỹ thuật xây dựng.
- Vai trị mơn học: Là mơn cơ sở giúp người học tích luỹ được những kiến thức
cơ bản để có thể tính tốn được khối lượng các cơng việc của một cơng trình xây
dựng, biết cấu tạo các bộ phận để tổ chức thi cơng, có biện pháp thi cơng tốt, thiết kế
lên được các cơng trình khác nhau trên cơ sở hiểu rõ cấu tạo.
Mục tiêu của môn học
- Về kiến thức:
+ Trình bày được nguyên lý chung về cấu tạo và liên kết các bộ phận của nhà;
+ Trình bày được vị trí và tác dụng các bộ phận của nhà;
+ Trình bày được các phương pháp cấu tạo và quy cách vật liệu xây dựng;
+ Trình bày được các liên kết giữa các bộ phận với nhau.
- Về kỹ năng:

+ Biết cách phân loại nhà.
+ Biết vẽ và vận dụng sáng tạo vào từng trường hợp cụ thể.
- Thái độ:
+ Ý thức được tầm quan trọng của mơn học;
+ Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác;
Nội dung của môn học:

6


BÀI MỞ ĐẦU
Giới thiệu:
Bài mở đầu nhằm tạo tâm thế cho người học, nói được tầm quan trọng của
mơn học để người học có ý thức hơn trong học tập cũng như hiểu biết được khái quát
về những vấn đề có liên quan đến ngơi nhà và hình dung ra tồn thể cơng trình một
cách tổng qt nhất.
Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu rõ tính chất, đặc diểm và cấu tạo của nhà dân dụng;
- Các phương pháp ghi kích thước và cao trình .
- Trình bày được cấu tạo cơ bản nhà xây bằng gạch;
- Biết phân loại, phân cấp nhà;
- Biết hệ thống mô đuyn và cách ghi kích thước trong bản vẽ kỹ thuật.
Nội dung chính:
1. Mục đích, u cầu mơn học
1.1. Mục đích
- Cấu tạo kiến trúc là môn khoa học nghiên cứu các nguyên tắc cùng với các
yêu cầu cơ bản của việc thiết kế các bộ phận nhà cửa,
- Giới thiệu một số kinh nghiệm chung và điển hình của giải pháp cụ thể trong
nước, ngoài nước để lựa chọn phương án, cải tiến các chi tiết cấu tạo nhà cửa đáp ứng
yêu cầu phù hợp phát triển của khoa học kỹ thuật thời đại.

1.2. Yêu cầu
Nắm nguyên lý chung về cấu tạo và liên kết giữa các bộ phận của nhà.
Vị trí, tác dụng các bộ phận của nhà.
Quy cách vật liệu, cấu tạo vật liệu.
Cách phân loại nhà
2. Khái niệm chung về nhà, Phân loại và phân cấp nhà
2.1. Khái niệm chung về nhà
Nhà là cơng trình xây dựng trên mặt đất phục vụ các nhu cầu của con người.
Nhà gắn chặt với con người trong đời sống, do vậy Cấu tạo kiến trúc phải: Tạo vỏ bao
che, khắc phục sự ảnh hưởng của thiên nhiên và do chính con người gây ra như: Mưa
nắng, thơng thống, chống ồn, bụi, cháy, nổ.
Tạo nên kết cấu hợp lý nhằm bảo đảm cho công trình đạt được tính bền vững, ổn định,
thích dụng, kinh tế và mỹ quan.
2.2. Phân loại nhà
2.2.1. Theo tính chất xây dựng và quy mơ cơng trình
Nhóm nhà xây dựng hàng loạt: nhóm này đề cao tính thích dụng và kinh tế
7


Gồm: nhà ở, trường học, mẫu giáo,nhà trẻ.
Nhóm nhà xây dựng đạc biệt yêu cầu: thích dụng, bền vững, mỹ quan: tượng
đài, nhà quốc hội, nhà hát.
2.2.2. Theo chức năng sử dụng
Nhà dân dụng: Phục vụ nhu cầu con người: nhà ở, trường học, bệnh viên,nhà
hát, loại này được chia thành 2 loại: Nhà ở và nhà công cộng
Nhà cộng nghiệp: Phục vụ cho ngành công nghiệp: Nhà xưởng, kho,nhà máy.
Nhà nông nghiệp: chuồng trại, nhà xưởng, kho.
2.2.3. Theo độ cao
Nhà thấp tầng: 1- 2 tầng
Nhà nhiều tầng: 3-6 tầng

Nhà cao tầng: từ 7 tầng trở lên
2.2.4. Theo vật liệu xõy dng: Nhà gạch, gỗ, bê tông cốt thép, thép.
2.3. Phân cấp nhà
2.3.1. Theo chất lượng sử dụng: diện tích, chiều cao, khơng gian các phịng chức năng;
độ chiếu sáng (tự nhiên, nhân tạo), điều kiện âm thanh, nhìn rõ, thơng thống; trang
thiết bị vệ sinh, nội thất.
2.3.2. Theo bậc
Bậc I yêu cầu cao
Bậc II yêu cầu trung bình
Bậc III yêu cầu thấp
Bậc IV yêu cầu tối thiểu
2.4. Độ bền lâu của cơng trình
Tuổi thọ vật liệu, khả năng chịu ảnh hưởng sự xâm thực của môi trường.
- Bậc I niên hạn sử dụng trên 100 năm
- Bậc II niên hạn sử dụng trên 70 năm:
- Bậc III niên hạn sử dụng trên 30 năm
- Bậc IV niên hạn sử dụng trên 15 năm
2.5. Độ chịu lửa của cơng trình
Mức độ cháy: Khơng cháy, khó cháy, dễ cháy; Giới hạn chịu lửa của vật liệu

8


3. Hệ thống mơ đuyn- kích thước trong bản vẽ
3.1. Hệ thống mơ đuyn
Nhằm thống nhất các kích thước để giảm bớt loại cấu kiện: mô đuyn gốc: M = 100
Mô đuyn bội số: 2M; 3 - 6M, 12- 15M, 30M ghi kích thước : chiều dày kết cấu, gian
phịng, chiều cao, chiều dài nhà.
Mô đuyn ước số:


M M M M M M
, , , , ,
, dùng ghi kích thước các chi tiết nhỏ: kính,
2 5 10 20 30 100

tơn..
3.2. Kích thước trong bản vẽ

Kích thước thiết kế: Là kích thước danh nghĩa ghi trên bản vẽ trừ đi khe hở tiêu
chuẩn (2 – 3cm)
Kích thước thực tế: là kích thước thật của cấu kiện, bộ phận sau khi thi cơng
hoặc sản xuất xong, kích thước này có thể lớn hoặc nhỏ hơn kích thước danh nghĩa
nhưng nằm trong phạm vi sai số thi cơng cho phép(e)
Xác định kích thước trong bản vẽ kỹ thuật:
9


Trên hệ thống mặt bằng: Căn cứ tim trục tầng nhà cao nhất.

Chiều cao tầng nhà:
+ Nhà nhiều tầng

+ Nhà một tầng có trần

10


+ Nhà một tầng không trần

4. Các bộ phận chủ yếu của nhà dân dụng và kiểu kết cấu chịu lực


11


4.1. Các bộ phận chủ yếu của nhà dân dụng

Hình 7
1.Nền móng
2.Móng
3.Nền
4.Tường
5.Sàn
6. Mái
7.Cầu thang
8.Cửa sổ
9. Hè rãnh
10. Bậc tam cấp
11. Ơ văng( mái hắt)
12. Sê nơ( mảng)

Hình 8: Các bộ phận cấu tạo
- Móng nhà là bộ phận kết cấu chịu lực của nhà, nằm sâu dưới mặt đất nằm dưới
tường hay cột truyền tảI trọng của nhà xuống đất
- Trụ và cột là kết cấu chịu lực truyền tải trọng thẳng đứng xuống móng
- Tường là bộ phận tạo không gian cho nhà trên mặt đất, ngăn cách các phòng.
Tường còn làm nhiệm vụ chịu lực
12


- Giằng tường nằm sát trần hoặc trên các lỗ cửa liên kết các tường lại với nhau

tạo ổn định cho tường và độ cứng cho nhà
- Lanh tô đỡ các mảng tường trên các lỗ cửa
- Ô văng nằm trên các lỗ cửa tường ngoài che mưa, nắng cho phịng
- Mái đua phần tường nhơ ra khỏi mặt tường che tường không bị nước mưachảy
xuống
- Tường chắn mái xây cao, mặt mái che sống mái
- Tường bổ trụ: Trụ và tường được xây cùng lúc, có phần trụ nổi ra ngồi tường
- Sàn chia khơng gian nhà thành các tầng, là kết cấu chịu lực được tựa trên cột
hoặc tường.
- Mái che là bộ phận trên cùng của nhà có nhiệm vụ bao che cho nhà khơng bị
ảnh hưởng của mưa, nắng, gió, bão gồm 2 phần: lớp chịu lực và bộ phận che lợp
- Cầu thang là bản nghiêng có bậc hoặc khơng bậc là giao thơng liên hệ giữa
các tầng
- Cửa sổ lấy ánh sáng và thông gió cho phịng
- Cửa đi là bộ phận liên hệ giữa các phịng, giữa khơng gian bên trong và ngồi
nhà.
4.2. Kiểu kết cấu chịu lực
4.2.1. Kết cấu tường chịu lực:
Tất cả các tải trọng trên sàn đều truyền vào tường . áp dụng cho nhà dân dụng
có khơng gian nhỏ số tầng không quá 5 tầng, tải trọng nhẹ nơi có nền đất ít biến động.
Có 3 sơ đồ thường sử dụng :
Tường ngang chịu lực sử dụng cho loại nhà có phịng khơng rộng q 4,2 m

Hình 9: Tường ngang chịu lực
Tường dọc chịu lực áp dụng cho nhà có khơng gian nơng ít tường giữa

13


Hình 10: Tường dọc chịu lực

Tường ngang và tường dọc cùng chịu lực thường gặp nhà nhiều tầng, có các kích
thước phịng khác nhau.
4.2.2. Kết cấu khung chịu lực: Các tải trọng của nhà đều truyền xuống cột. Hệ dầm,
giằng,cột kết hợp với nhau thành hệ khung không gian vững chắc. Hệ khung áp dụng
cho nhà cao tầng, các nhà cơng cộng, cơng nghiệp ít tầng mà khơng gian lớn. Có 2 sơ
đồ khung chịu lực: Khung ngang chịu lực và khung dọc chịu lực

Hình 11: Khung ngang chịu lực và khung dọc chịu lực
4.2.3. Nhà kết hợp khung và tường cùng chịu lực cịn gọi là nhà khung khơng hồn
tồn
5. Bài tập:
Vẽ lại mặt cắt ngơi nhà 2 tầng, chỉ rõ vị trí các bộ phận. Thể hiện trên khổ giấy
croky A4, bằng bút chì

14


CHƯƠNG 1: NỀN VÀ MÓNG NHÀ DÂN DỤNG
Mã chương: MH11-01

Giới thiệu:
Móng là bộ phận quan trọng của cơng trình, để đảm bảo cơng trình khơng bị lún
nứt cần phải gia cố nền móng và thiết kế móng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngồi ra
móng chiếm khoảng 10-15% giá thành của cơng trình vì vậy để tiết kiệm được giá
thành người ta phải tính tốn tiết diện móng và xử dụng các loại vật liệu cho phù hợp
với khả năng chịu lực do tải trọng của cơng trình.
Mục tiêu:
- Trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản về cấu tạo nền móng, móng, nền nhà và
hè rãnh;
- Phân biệt được cơng dụng của các loại móng;

- Trình bày được cấu tạo của nền móng, móng, nền và hè rãnh;
- Biết phân loại móng và nắm được nguyên lý làm việc của nó;
- Biết vẽ cấu tạo các loại móng, nền, hè, rãnh đúng quy chuẩn vẽ kỹ thuật xây dựng.
Nội dung chính:
1. Nền móng
1.1. Khái niệm
Phần đất nằm dưới đáy móng chịu tồn bộ tải trọng của cơng trình đè xuống gọi là nền
móng
1.2. Phân Loại nền móng
1.2.1. Nền thiên nhiên

Hình 1: Nền tự nhiên
a. Định nghĩa: Lớp đất thiên nhiên có khả năng chịu tồn bộ tải trọng cơng trình
khơng có gia cố của con người thì gọi là nền thiên nhiên.
b. Yêu cầu của nền thiên nhiên:
+ Có độ đồng nhất, độ lún đều nằm trong giới hạn cho phép S = 8 – 10 cm
+ Cường độ chịu nén của đất lớn hơn ứng suất do tải trọng cơng trình gây ra ở đáy
móng Rnđ   đm
+ Khơng có hiện tượng đất trượt, sụt, không bị ảnh hưởng của nước ngầm phá hoại.
1.2.2. Nền nhân tạo
15


a. Định nghĩa: Nền nhân tạo là loại nền không đảm bảo các yêu cầu về chịu tải trọng
do công trình gây ra mà phải có sự tham gia của con người mới sử dụng được.
b. Phương pháp làm nền nhân tạo
- Nền đất:
+ Trường hợp Rnđ   đm ta tiến hành đầm chặt đất hoặc có thể bổ xung đá, sỏi,
đá dăm đầm chặt rồi xây móng lên trên
+ Nếu lớp đất phía trên q xấu thì phải thay lớp đất này bằng lớp đất khác có

cường độ tốt hơp rồi đầm chặt

Hình 2. Cấu tạo nền thay lớp đất xấu
- Nền cọc: Có 2 loại nền cọc thường dùng:
+ Cọc chống : là loại cọc được đóng xuyên qua lớp đất xấu phía trên tới lớp đất tốt,
truyền tải trọng trực tiếp xuống lớp đất này, sức chống đỡ chính của loại cọc này là
phản lực ở mũi cọc. Cọc chống sử dụng khi lớp đất xấu phía trên dầy từ
4  10m.Vật liệu làm cột: Gỗ, bê tơng cốt thép

Hình 3. Nền gia cố cọc cột
+ Cọc nêm: Là cọc đóng lưng chừng trong lớp đất xấu, sức chống đỡ chính là lực
ma sát quanh thân cọc và lực nén của đất tăng lên do bị nêm chặt. Cọc sử dụng khi
lớp đất xấu phía trên dầy  10m. Vật liệu làm cột: tre, gỗ, bê tông cốt thép, cát.

16


Hình 4. Cọc nêm

1.2.3. Giới thiệu các loại cọc
- Cọc tre là loại cọc nêm dùng cho nhà dân dụng thấp tầng (hình15b)
+ Quy cách cọc: Tre tươi, đặc chắc đường kính 70 -100mm, dài 1.5 – 2.5m chặt vát
mũi cọc gần mắt.
+ Điều kiện sử dụng: Nền đất ẩm ướt, dưới mực nước ngầm. Mỗi 1m2 đóng từ 20 - 25
cọc, phương pháp đóng kiểu vây từ ngồi vào trong để nêm chặt đất.
- Cọc gỗ: Làm được cả cọc nêm và cọc chống( hình 15c,d)
+ Quy cách cọc: Dùng gỗ nhóm 4-5 tiết diện vng 150x150 hoặc 200x200, tiết diện
trịn có d = 1ó thể nối cọc bằng bu lông hay đinh đỉa dầu cọc bịt đai thép, mũi cọc bịt
thép nhọn
+ Điều kiện sử dụng: Nền đất ẩm ướt, dưới mực nước ngầm

- Cọc Bê tông cốt thép là loại cọc bền vững chống được xâm thực của hoá chất tan
trong nước thường được sử dụng cho nhà dân dụng nhiều tầng, nhà cơng nghiệp có tải
trọng lớp

17


Hình 5. Cọc BTCT
+ Quy cách: tiết diện vng hoặc trịn, tam giác do tính tốn. Chiều dài cọc từ 6- 20m
nối cọc theo phương pháp măng sông.
- Cọc cát dùng nơi khơng có mạch nước ngầm chảy qua

Hình 6. Cọc cát
+ Quy cách cọc: đường kính cọc từ 400 – 500
+ Phương pháp làm cọc: Dùng ống thép có phần mở ở mũi cọc nhấn xuống độ sâu cần
thiết dùng cát nhồi vào ống thép, vừa nhồi chặt vừa rút ống lên. cách nhấn chìm ống và
rút ống lên thường dùng biện pháp rung.
Ngoài các phương pháp làm nền nhân tạo trên để gia cường đất yếu ta còn làm
các phương pháp sau:
Phương pháp nung nóng đất: Bơm khí nóng 600-800oc vào khe lỗ đất
Phương pháp xi măng hố đất: Dùng áp lực mạnh phụt vữa xi măng vào vào đất
Phương pháp Silicat hoá dùng dung dịch thuỷ tinh lỏng và can xi clorua làm
cho đất cứng như đá
Phương pháp Bê tơng hố: Dùng bê tơng bơm vào đất.
2. Móng
2.1. Cơng dụng, u cầu và đặc điểm
2.1.1. Cơng dụng
Móng là bộ phận dưới cùng của nhà, nằm dưới mặt đất thiết kế là kết cấu chịu lực của
nhà, nó có nhiệm vụ truyền đều tải trọng của ngơi nhà xuống nền móng
2.1.2. Yêu cầu khi thiết kế và thi cơng móng

- u cầu kiên cố: Kích thước phù hợp với yêu cầu chịu lực, vật liệu làm móng và đất
nền làm việc trong trạng thái bình thường.
- Yêu cầu về ổn định: Móng lún đều, khơng gẫy, khơng trượt
- u cầu về bền lâu: Vật liệu làm móng khơng bị các chất hoà tan trong đất và nước
xâm thực.
- Yêu cầu về kinh tế: Móng th- ờng chiếm 8 - 10% giá thành công trình nên móng phải
có hình thức phù hợp với điều kiện làm việc. Kết cấu hợp lý, thi công đơn giản
2.1.3. c im
Múng cú tit diện lớn dần về phía dưới để giảm dần ứng suất. Móng có 3 bộ
phận:

18


a. Tường móng(Cổ móng): Là bộ phận trung gian truyền tải trọng từ tường
xuống tảng móng và chống lại lực đạp của đất nền. Chiều rộng tường móng làm rộng
hơn tường nhà mỗi phía từ 5- 6cm
b. Tảng móng( thân móng): là bộ phận chịu lực chính của móng, có hình giật
cấp trên nhỏ dưới to. Tảng móng nằm dưới mặt đất thiết kế( Mặt đất thiết kế được quy
định cho khu vực xây dựng sau khi san, đắp tạo thành)
c. Đế móng( Đệm móng) là phần dưới cùng của đáy móng, có tác dụng tạo mặt
phẳng cho đế móng và phân bố đều áp lực xuống nền móng. Đế móng nằm dưới mặt
đất thiên nhiên 500mm để chống trượt.
- Vật liệu làm đế móng: Bê tông gạch vỡ dày 100-150 vữa mác 50#. Tại nơi đất tốt thì
cho thay lớp này bằng một lớp cát đen san phẳng đầm chặt dày 50

Hỡnh 7. Mt t thit k cao hn mặt đất thiên nhiên

Hình 8. Mặt đất thiết kế là mặt đất thiên nhiên


19


Hình 9.
2.2. Phân loại móng
2.2.1. Theo hình thức
- Móng băng: Là loại móng chạy suốt dưới các tường chịu lực tạo thành hệ
thống móng . Mặt cắt móng thường là hình chữ nhật, hình thang, hình giật cấp. Vật
liệu làm móng bằng gạch, đá, bê tơng. Loại móng này thường sử dụng cho loại nhà
dân dụng ít tầng.

Hình 10. Móng Băng chạy dài theo tường
- Móng liên tục: giống móng băng, chỉ khác là vật liệu làm móng bằng bê tơng
cốt thép. Móng sử dụng cho các cơng trình cơng nghiệp, nhà dân dụng nhiều tầng.

Hình 11. Móng liên tục
- Móng trụ: Là loại móng dùng cho nhà có khung chịu lực hoặc nhà có cột gạch
chịu lực dưới mỗi cột có móng độc lập gọi là móng trụ. Móng có đáy vng hoặc đáy
chữ nhật. Loại móng này thường sử dụng cho nhà dân dụng ít tầng, tải trọng nhỏ.
20


Hỡnh 12. Múng tr
- Móng bè: là loại móng có diện tích đáy móng chiếm toàn bộ diện tích nhà.
Móng có thể thiết kế cọc dầm s- ờn cho cả hai chiều hoặc không có dầm s- ờn. Vật liệu
làm móng bê tông cốt thép đúc tại chỗ. Móng đ- ợc sử dụng cho các công trình có tải
trọng của t- ờng, cột quá lớn mà diện tích tối thiểu của móng chiếm 75% trở lên diện
tích ngôi nhà.

Hỡnh 13. Móng bè

2.2.2. Phân theo vật liệu và đặc tính khác
- Theo vật liệu: Móng đá, gạch, bê tơng, bê tơng cốt thép.
- Theo đặc tính:
+ Móng cứng: Móng chỉ chịu nén thuần tuý. Vật liệu móng là: gạch, đá, bê tơng
+ Móng mềm: Là loại móng chịu uốn. Vật liệu làm móng là bê tơng cốt thép
2.3. Đặc tính và cấu tạo của móng
2.3.1. Móng gạch:
a. Đặc điểm: Là loại móng được sử dụng phổ biến nhất trong nhà dân dụng ở Việt
Nam. Vì nó thích hợp với kỹ thuật xây dựng thủ cơng, vật liệu có nhiều ở các địa
phương, kinh tế.
- Góc truyền lực của móng gạch thường: 26o5 và 3305
- Vật liệu :
+ Gạch: Kích thước (60 x 105 x 220) cường độ chịu nén 75KG/cm2
+ Vữa xây: Vữa xi măng cát: mác 50#; 75# cho nhà cấp II, cấp III
21


Vữa Tam hợp: Dùng cho nhà cấp IV, mác 25# nơi nền đất khô ráo; mác 50# cho nền
đất ẩm ướt
b. Quy cách xây:
- Chiều dày mạch vữa: Mạch ngang dày từ 10-15, mạch vữa đứng dày 10
- Phương pháp xây:
+ Móng đối xứng giật bậc có 2 phương pháp

H×nh 14: Mãng ®èi xøng
Độ cao bậc móng từ trên xuống : 70,140,70,140,70,140... ứng góc truyền lực
26o5
Độ cao bậc móng từ trên xuống : 140,140,140, 140... ứng góc truyền lực 3305
Chú ý: Bậc dưới cùng của thân móng có độ cao từ 150 - 300 tuỳ cấp nhà lớp
này làm bằng bê tông đá dăm hay bê tông gạch vỡ vữa mác 50- 75. Trường hợp nơi có

nền đất khơ ráo thì có thể xây bằng 3 lớp gạch; nếu có nhiều gạch vỡ cho phép thay
lớp này bằng lớp bê tơng gạch vỡ có mác vữa cùng số hiệu cao 200, bỏ lớp cát đệm
dầy 50.
Chiều rộng mỗi lần giật trung bình bằng 1/4 viên gạch
Lớp đệm đáy móng dùng cát đầm chặt dày 50- 100
+ Móng lệch tâm bậc móng giật rộng bằng 1/2 chiều dài viên gạch

22


H×nh 15: Mãng lệch tâm
Chiều cao 140, 140, 140 hoặc 210, 210, 210, 210.
c. Cách vẽ mặt cắt móng gạch đối xứng:
Biết: Bm bề rộng đáy móng
bt bề rộng tường
H độ sâu chơn móng tính từ mặt nền nhà xuống đáy móng
H1 chiều cao từ mặt đất thiết kế đến đáy móng:
Trình tự vẽ:
Xác định trục móng
Xác định chiều sâu chơn móng H, ( tính từ mặt nền nhà đến đáy móng); H1(Từ đáy
móng đến mặt đất thiết kế)
Vẽ tường nhà bt
Vẽ tường móng
Xác định chiều rộng đáy móng Bm, từ 2 đầu đáy móng dựng các góc 60o, cạnh tạo bởi
các góc này cắt tường móng tại 2 điểm cùng độ cao ta xác định được chiều cao thân
móng.
Vẽ cấp giật móng từ cao độ vừa xác định: cấp 70, 140,70,140, lớp dưới cùng có độ cao
từ 150- 300.
Vẽ móng gạch khơng đối xứng: các bước làm như trên chỉ khác là khơng vẽ trục móng
mà vẽ trục tường nhà. Các cấp giật cao có thể 140, 210, 140, 210 hoặc210, 210, 210,

210.
Chú ý: Trong hệ thống móng gạch có nhiều loại móng tiết diện khác nhau, độ chơn sâu
bằng nhau hoặc không bằng nhau, nhưng chú ý mặt trên của đáy móng phải chênh
nhau theo bội số của viên gạch và lớp vữa xây 70.
2.3.2. Móng đá:
a. Đặc điểm: là loại móng cứng, góc truyền lực á = 26- 340 dùng cho nhà dân dụng
thấp tầng - nơi có nhiều đá
23


H×nh 16: Mãng đá

- Vật liệu:
+ Đá hộc khơng nặng quá 36KG cường độ 200KG/cm2
+ Vữa xây: Tam hợp mác 50, Xi măng cát 50- 75
- Kích thước: Chiều dày tường đá khơng nhỏ dưới 400. Móng cột ≥600
b. Phương pháp:
- Móng giật bậc cao từ 400-500, Bậc rộng từ 100 - 250
- Lớp đệm đáy móng là cát đầm chặt dày 50-100 hoặc bê tông gạch vỡ, đá dăm
dày 150-300.
2.3.3. Móng bê tơng khơng cốt thép:

MĨNG BÊ TƠNG MẶT CẮT
MĨNG BÊ TƠNG MẶT CẮT
HÌNH THANG
GIẬT CẤP
H×nh 17: Mãng BT
- Vật liệu: xi măng, cát, đá, gạch vỡ.
- Góc truyền lực á = 450
- Phương pháp:

+ Móng có chiều cao từ 400-1000 thì chọn hình giật cấp
+ Móng có chiều cao ≤ 400 thì chọn hình thang
24


+ Với móng bê tơng có thể tích lớn thì có thể thêm đá hộc nhưng khơng q 30- 50%
tổng thể tích móng. Kích thước đá khơng vượt q 1/3 chiều rộng của móng và khơng
q 300, khoảng cách các viên đá phải ≥ 400
+ Lớp đệm móng cát dày 50-100
2.3.4. Móng bê tơng cốt thép

H×nh 18: Mãng BTCT
- Móng dùng cho cơng trình lớn, độ chơn sâu móng hạn chế, nền đất yếu. Nơi đất yếu,
ẩm ướt chọn lớp đệm bằng bê tông gạch vỡ mác 50 dày 100-150, nơi đất rắn tốt chỉ
cần lớp cát đệm dày 50.
- Hình dáng mặt cặt móng : hình chữ nhật, hình thang.
2.4. Những trường hợp đặc biệt của móng
2.4.1. Móng giật cấp:
Nếu xây nhà trên nền đất dốc thì đáy móng tuỳ theo địa hình cao thấp mà làm hình
bậc thang, chiều cao mỗi bậc ≥1000

25


×