Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bệnh ăn ngủ không ngon docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.74 KB, 3 trang )

Bệnh ăn ngủ không ngon
Đã có bao giờ bạn lâm vào tình trạng mệt mỏi triền miên, “ăn không
ngon, ngủ không yên”? Những cơn nhức đầu có thể làm bạn không
muốn ăn, buồn phiền làm cho “nuốt không trôi”, lại thêm bụng cứ lình
xình không đói, ăn uống không ngon miệng và thậm chí còn buồn nôn
khi thấy thức ăn… Thực ra khi bị stress, bạn chẳng thiết gì đến việc ăn
uống, ngủ nghê và cũng không để tâm lo lắng cho điều đó.
Stress tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, làm cho hoạt động của hệ tiêu hoá
bị kém đi: dạ dày, ruột giảm co bóp, men tiêu hoá tiết ra ít, quá trình tiêu hoá
và hấp thu thức ăn bị giảm sút. Thức ăn không tiêu sẽ gây ra các triệu chứng
khó chịu như buồn nôn hoặc nôn thật sự, đầy bụng, chướng hơi, ăn không
ngon và không muốn ăn… Hậu quả là giảm cân và có thể suy dinh dưỡng
nếu kéo dài tình trạng này.
Ngoài những biện pháp giảm stress như bỏ bớt công việc, nghỉ ngơi, thư
giãn…, bạn nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng. Lúc này bạn cần lựa chọn
những thực phẩm đã từng ưa thích, những món nấu chín, mềm, lỏng dễ tiêu
hoá như ly sữa, bánh ngọt… Bạn có thể ăn nhiều bữa mỗi ngày, mỗi bữa
một ít để “nhẹ gánh” bớt cho hệ tiêu hoá. Thậm chí nếu bạn thấy ngán ăn
món này, có thể thay đổi món khác ngay trong cùng một bữa ăn. Thay đổi
các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, tôm, trứng, đậu hũ,… để cung cấp các
acid amin cần thiết cho não. Các loại rau xanh, trái cây cũng rất cần thiết để
làm “tươi tắn” cơ thể.
Và sau khi “cơn bão stress” đã tạm qua đi, bạn vẫn nên tiếp tục chú ý đến
thực đơn của mình. Lúc này bạn cần tăng cân, vì vậy hãy chọn những món
giàu năng lượng như món chiên, xào, xôi, bánh chưng nếu thích nếp, các
món phụ như kem, chè, bánh ngọt,…
Cũng có người khi bị stress thì ăn nhiều hơn. Sau khi giảm stress sẽ phải đối
phó với tình trạng thừa cân. Tiến trình giảm cân cần thực hiện với việc tăng
cường những thức ăn năng lượng thấp (canh rau, khoai củ luộc, trái cây ít
ngọt) và hạn chế thức ăn năng lượng cao (cơm, chè, kem, bánh ngọt,
chocolate, món quay, chiên, xào), tập thể dục trên 60 phút mỗi ngày.


Khi tiến hành các bài tập này phải chú ý tập từ từ, tránh tập quá sức, khi thấy
đau phải ngừng tập, không nên tập trong giai đoạn đau cấp. Những người đã
có thoái hóa cột sống trong sinh hoạt phải hết sức tránh các động tác gây sự
quá tải về trọng lượng và áp lực cho cột sống. Không nên đứng, ngồi quá lâu
một tư thế, nên vận động cột sống, thay đổi tư thế thường xuyên trong khi
làm việc, hạn chế tối đa khuân, vác, mang, xách vật nặng, làm việc quá sức.
Đối với những người béo phì còn cần phải thực hiện chế độ ăn kiêng và vận
động hợp lý để giảm cân, giảm tải trọng đối với cột sống.
Một trong những nguyên nhân đau vùng TL thường gặp nhất là do thoái hóa
cột sống TL, bệnh không những gặp ở người cao tuổi mà còn gặp ở người độ
tuổi trung niên. Vùng cột sống TL là vùng gánh chịu sức nặng của trọng
lượng cơ thể, lại là vùng bản lề cho các động tác hoạt động của cột sống và
toàn thân, nên sự thoái hóa cũng diễn ra sớm hơn so với vùng xương khớp
khác. Khi đó, các dâychằng, đĩa đệm cột sống giảm đi tính đàn hồi vốn có,
vận động sẽ bị giới hạn, cơ vùng TL co cứng dẫn tới tình trạng đau kéo dài,
ê ẩm ngang lưng, khi vận động mạnh quá mức có thể có những đợt đau cấp
tính. Tình trạng này còn có thể gặp ở những người có liên quan đến nghề
nghiệp, tư thế ảnh hưởng nhiều đến cột sống như đứng lâu, ngồi lâu một tư
thế, công nhân bốc vác, lái xe, vận động viên cử tạ… gây nên tình trạng
thoái hóa thứ phát.

×