Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Giáo trình Trát, láng (Nghề Xây dựng dân dụng và công nghiệp Trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.59 MB, 154 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XƠ
KHOA: XÂY DỰNG

GIÁO TRÌNH

MƠ ĐUN 26: TRÁT, LÁNG
NGÀNH XÂY DỰNG DD VÀ CN
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CP

1

2

a

a
3

4

hình cắt a-a
5

ghi chú:
1. Điểm mốc cong
2. Dải mốc vành khăn
3. Th-ớc vanh D=320
4. Đế trụ D=370
5. Thân trụ D= 320 mặt


Ninh Bỡnh, nm 2017

đứng trụ tròn


2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
“Nghề nề” là nghề truyền thống, được thi công bằng phương pháp thủ
công là chủ yếu, các công việc trong nghề được thực hiện, yêu cầu cần phải bền
vững đảm bảo tính mĩ quan và nhu cầu người sử dụng. Công việc “trát, láng” là
một trong những công việc cốt lõi của “nghề nề” và cũng là công việc không thể
thiếu được trong đời sống con người, nó khơng địi hỏi sự chính xác cao như
nghề cơ khí, nghề điện tử... nhưng nó địi hỏi sự khéo tay, hay mắt, tinh tuý và
điêu luyện. Đồng thời phải đáp ứng được nhu cầu của con người, trong điều kiện
xã hội hiện nay. Cuốn giáo trình “trát, láng” nhằm trang bị kiến thức cơ bản để
học sinh, sinh viên thuộc nhóm nghề kĩ thuật xây dựng thực hiện được công việc
trát láng vữa đạt yêu cầu thiết kế, yêu cầu kỹ, mỹ thuật theo đơn đặt hàng của thị
trường sức lao động.
Để giúp cho các cơ sở đào tạo nghề trong toàn quốc thống nhất về
chương trình và nội dung đào tạo, theo yêu cầu của Bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn; Tổng cục dạy nghề, chúng tơi biên soạn giáo trình “Trát, láng” thuộc
chương trình đào tạo nghề Kỹ thuật xây dựng. Giáo trình được cấu trúc theo
chương trình Mơ đun, các bài giảng được tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo
trình gồm 12 bài, cung cấp các kiến thức, kỹ năng trát láng vữa theo yêu cầu

thiết kế. Là tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy nghề Kỹ thuật xây dựng
cũng là tài liệu học tập, tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên trong các cơ
sở đào tạo nghề.
Giáo trình khơng tránh khỏi những thiếu sót, chúng tơi rất mong nhận được
ý kiến đóng góp của bạn đọc. Chân thành cảm ơn!
Ninh Bình, ngày

tháng

năm 2017

Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: ............................................
2. ..................................................................
3. ..................................................................


3
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 2
BÀI 1: LỚP VỮA TRÁT ................................................................................... 10
1. Cấu tạo, tác dụng của lớp vữa trá................................................................10
1.1.Cấu tạo của lớp vữa trát.......................................................................... 10
1.2. Tác dụng của lớp vữa trát ……………………………………………..11
2. Yêu cầu kỹ thuật của lớp vữa trát................................................................11
2.1. Yêu cầu về vật liệu: ............................................................................... 11
2.2. Yêu cầu về chất lượng ........................................................................... 11
3. Đánh giá chất lượng lớp vữa trát.................................................................11
3.1.Các chỉ tiêu đánh giá .............................................................................. 11
3.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá ............................................................. 12

BÀI 2: THAO TÁC TRÁT ................................................................................ 14
1. Dụng cụ trát.................................................................................................15
1.1. Bay trát ................................................................................................. 15
1.2. Bàn xoa, bàn tà lột ................................................................................. 16
1.3. Thước tầm.............................................................................................. 16
1.4. Ni vô ...................................................................................................... 17
2. Thao tác trát................................................................................................17
2.1. Thao tác trát tường phẳng...................................................................... 17
2.2. Thao tác trần phẳng ............................................................................... 19
2.3. Thao tác trát góc lồi ............................................................................... 21
2.4. Thao tác trát góc lõm ............................................................................. 22
ĐỀ LUYỆN TẬP ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH .................... 25
Bài 1: Thao tác trát tường phẳng .................................................................. 25
Bài 2: Thao tác trát trần phẳng ..................................................................... 27
Bài 3: Thao tác trát góc ngồi ...................................................................... 29
BÀI 3: TRÁT TƯỜNG PHẲNG ....................................................................... 31
1.Yêu cầu kỹ thuật...........................................................................................31
1.1. Yêu cầu về vật liệu: ............................................................................... 31
1.2. Yêu cầu về chất lượng ........................................................................... 31
2. Công tác chuẩn bị trước khi trát..................................................................31
2.1. Chuẩn bị vật liệu: .................................................................................. 31
2.2. Chuẩn bị dụng cụ:.................................................................................. 31
2.3. Chuẩn bị phương tiện: ........................................................................... 32
2.4. Chuẩn bị hiện trường: ............................................................................ 32
3. Trình tự các bước trát tường phẳng.............................................................32


4
3.1.Trình tự các bước trát tường phẳng bằng vữa tam hợp, lớp vữa dày 1cm
...................................................................................................................... 32

3.2. Trình tự các bước trát tường phẳng bằng vữa tam hợp, lớp vữa > 1cm
và ≤ 1,5cm .................................................................................................... 37
3.3. Trình tự các bước trát tường phẳng bằng vữa xi măng cát, lớp vữa nhỏ
hơn 1,5cm ..................................................................................................... 39
3.4. Trình tự các bước trát tường phẳng, băng vữa ximăng cát, lớp vữa lớn
hơn 1,5cm ..................................................................................................... 41
4. Các lỗi và cách khắc phục...........................................................................47
5. An toàn lao động.........................................................................................48
5.1.Kiểm tra giàn giáo .................................................................................. 48
5.2. Kiểm tra máy móc thiết bị ..................................................................... 48
5.3. Các thiết bị an toàn khác ....................................................................... 48
5.4. An tồn trong q trình làm việc ........................................................... 48
ĐỀ LUYỆN TẬP ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ..................... 49
BÀI 4: TRÁT CẠNH GÓC ............................................................................... 51
1. Yêu cầu kỹ thuật..........................................................................................51
1.1. Yêu cầu vật liệu ..................................................................................... 51
1.2.Yêu cầu về chất lượng ............................................................................ 51
2. Công tác chuẩn bị........................................................................................51
2.1.Chuẩn bị vật liệu..................................................................................... 51
2.2. Chuẩn bị dụng cụ ................................................................................... 52
2.3. Chuẩn bị phương tiện ............................................................................ 52
2.4. Chuẩn bị hiện trường ............................................................................. 52
3. Trình tự các bước trát cạnh góc...................................................................52
3.1. Trát cạnh góc lồi .................................................................................... 52
3.2. Trát cạnh góc lõm .................................................................................. 55
ĐỀ LUYỆN TẬP ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ..................... 59
Bài 1: Trát cạnh góc ngồi tường. ................................................................ 59
Bài 2: Trát cạnh góc trong tường. ................................................................ 61
BÀI 5: TRÁT TRẦN PHẲNG .......................................................................... 63
1. Yêu cầu kỹ thuật..........................................................................................63

1.1. Yêu cầu về vật liệu ................................................................................ 63
1.2. Yêu cầu về chất lượng ........................................................................... 63
2. Công tác chuẩn bị trước khi trát..................................................................63
2.1. Chuẩn bị vật liệu: .................................................................................. 63
2.2. Chuẩn bị dụng cụ:.................................................................................. 63
2.3. Chuẩn bị phương tiện ............................................................................ 64
2.4. Chuẩn bị hiện trường ............................................................................. 64
3. Trình tự các bước trát trần phẳng:...............................................................64


5
3.1. Trình tự các bước trát trần phẳng, bằng vữa tam hợp, lớp vữa dày 1cm
...................................................................................................................... 64
3.2. Trình tự các bước trát trần phẳng, bằng vữa tam hợp, lớp vữa nhỏ hơn
hoặc bằng 1,5cm ........................................................................................... 67
3.3. Trình tự các bước trát trần phẳng, bằng vữa xi măng cát lớp vữa nhỏ
hơn hoặc bằng 1,5cm.................................................................................... 68
3.4. Trình tự các bước trát trần phẳng, bằng vữa xi măng cát, lớp vữa >
1,5cm ............................................................................................................ 70
4. Các lỗi mặt trát............................................................................................71
5. An toàn lao động.........................................................................................72
ĐỀ LUYỆN TẬP ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ..................... 73
Bài 1: Trát trần phẳng bằng vữa vôi. ............................................................ 73
Bài 1: Trát trần phẳng bằng vữa xi măng. .................................................... 75
BÀI 6: TRÁT TRỤ TIẾT DIỆN CHỮ NHẬT ................................................ 77
1. Yêu cầu kỹ thuật..........................................................................................77
1.1. Yêu cầu về vật liệu ................................................................................ 77
1.2. Yêu cầu về chất lượng: .......................................................................... 77
2. Công tác chuẩn bị........................................................................................77
2.1. Chuẩn bị vật liệu.................................................................................... 77

2.2. Chuẩn bị dụng cụ ................................................................................... 78
2.3. Chuẩn bị phương tiện ............................................................................ 78
2.4. Chuẩn bị hiện trường ............................................................................. 78
3. Trình tự các bước trát trụ tiết diện chữ nhật................................................78
3.1.Trát trụ đốc lập tiết diện chữ nhật, vữa ximăng cát, lớp vữa nhỏ hơn
hoặc bằng 1,5cm ........................................................................................... 78
3.2. Trát trụ liền tường vữa ximăng cát, nhỏ hơn hoặc bằng 1,5cm ............ 82
3.3. Trát trụ độc lập tiết diện chữ nhật, vữa tam hợp nhỏ hơn hoặc bằng
1,5cm ............................................................................................................ 84
3.4. Trát trụ liền tường tiết diện chữ nhật, vữa tam hợp nhỏ hơn hoặc bằng
1,5cm ............................................................................................................ 86
4. Các lỗi và cách khắc phục...........................................................................87
5. An toàn lao động.........................................................................................87
ĐỀ LUYỆN TẬP ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ..................... 88
Bài 1: Trát trụ độc lập tiết diện vuông. ........................................................ 88
Bài 2: Trát trụ liền tường tiết diện chữ nhật. ................................................ 90
Bài 3: Trát trụ độc lập tiết diện vuông chữ nhật. ......................................... 92
BÀI 7: TRÁT DẦM ............................................................................................ 94
1.Yêu cầu kỹ thuật...........................................................................................94
1.1.Yêu cầu về vật liệu ................................................................................. 94
1.2.Yêu cầu về chất lượng ............................................................................ 94


6
2. Công tác chuẩn bị........................................................................................94
2.1. Chuẩn bị vật liệu.................................................................................... 94
2.2. Chuẩn bị dụng cụ ................................................................................... 95
2.3. Chuẩn bị phương tiện ............................................................................ 95
2.4. Chuẩn bị hiện trường ............................................................................. 95
3. Trình tự các bước trát dầm..........................................................................95

3.1. Trình tự các bước trát dầm bằng vữa tam hợp, lớp vữa dày 1cm ......... 95
3.2.Trình tự các bước trát dầm vữa ximăng cát, lớp vữa dày 1cm: ............. 98
4.Các lỗi và cách khắc phục..........................................................................102
5. An toàn lao động.......................................................................................103
ĐỀ LUYỆN TẬP ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ................... 104
Bài 1: Trát dầm bằng vữa vôi. .................................................................... 104
Bài 2: Trát dầm bằng vữa xi măng. ............................................................ 106
BÀI 8: TRÁT HÈM MÁ CỬA ........................................................................ 108
1. Yêu cầu kỹ thuật........................................................................................108
1.1. Yêu cầu về vật liệu: ............................................................................. 108
1.2. Yêu cầu về chất lượng ......................................................................... 108
2. Công tác chuẩn bị......................................................................................108
2.1. Chuẩn bị vật liệu.................................................................................. 108
2.2. Chuẩn bị dụng cụ:................................................................................ 109
2.3. Chuẩn bị phương tiện .......................................................................... 109
2.4. Chuẩn bị hiện trường ........................................................................... 109
3. Trình tự các bước trát hèm má cửa...........................................................109
3. 1.Trình tự các bước trát hèm má cửa chưa lắp cánh cửa ……………...109
3.2. Trình tự các bước trát hèm má cửa đã lắp cánh cửa ........................... 111
4. Các lỗi và cách khắc phục.........................................................................114
5. An toàn lao động.......................................................................................114
ĐỀ LUYỆN TẬP ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ................... 115
BÀI 9: TRÁT GỜ ............................................................................................. 117
1.Yêu cầu kỹ thuật.........................................................................................117
1.1.Yêu cầu về vật liệu: .............................................................................. 117
1.2.Yêu cầu về chất lượng .......................................................................... 117
2. Công tác chuẩn bị......................................................................................117
2.1. Chuẩn bị vật liệu.................................................................................. 117
2.2. Chuẩn bị dụng cụ:................................................................................ 118
2.3. Chuẩn bị phương tiện .......................................................................... 118

2.4. Chuẩn bị hiện trường ........................................................................... 118
3. Trình tự các bước trát gờ thẳng.................................................................118


7
3.1. Trình tự các bước trát gờ thẳng theo phương ngang ........................... 118
3.2. Trình tự các bước trát gờ thẳng theo phương đứng ............................ 121
3.3. Trình tự các bước trát gờ thẳng theo độ dốc ....................................... 122
4. Các lỗi và cách khắc phục.........................................................................123
ĐỀ LUYỆN TẬP ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH .................. 125
Bài 1: Trát gờ thẳng bằng vữa vôi. ............................................................. 125
Bài 2: Trát gờ thẳng bằng vữa xi măng. ..................................................... 127
BÀI 10: TRÁT PHÀO ĐƠN ............................................................................ 129
1. Cấu tạo, tác dụng của phào đơn................................................................129
1.1. Cấu tạo của phào đơn .......................................................................... 129
1.2. Tác dụng của phào ............................................................................... 130
2. Yêu cầu kỹ thuật của phào đơn.................................................................130
2.1. Yêu cầu về vữa trát .............................................................................. 130
2.2. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm......................................................... 130
3. Công tác chuẩn bị trước khi trát................................................................130
3.1. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ trát ............................................................ 130
3.2. Chuẩn bị giàn giáo............................................................................... 131
3.3. Công tác kiểm tra chuẩn bị mặt trát .................................................... 131
4. Trình tự và phương pháp trát phào đơn.....................................................131
4.1. Trát phào đơn theo phương ngang ...................................................... 131
4.2. Trát phào đơn theo phương đứng ........................................................ 133
5. Các lỗi và cách khắc phục.........................................................................134
6. An toàn lao động.......................................................................................134
ĐỀ LUYỆN TẬP ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ................... 135
Bài 1: Trát phào đơn bằng vữa vôi. ............................................................ 135

Bài 2: Trát phào đơn bằng vữa tam hợp. .................................................... 137
BÀI 11: TRÁT PHÀO KÉP ............................................................................ 139
1. Cấu tạo, tác dụng của phào kép.................................................................139
1.1 Cấu tạo .................................................................................................. 139
1.2 Tác dụng của phào ................................................................................ 140
2. Yêu cầu kỹ thuật........................................................................................140
2.1 Yêu cầu về vữa trát ............................................................................... 140
2.2 Yêu cầu về sản phẩm ............................................................................ 140
3. Công tác chuẩn bị trước khi trát................................................................140
3.1 Chuẩn bị vật liệu................................................................................... 140
3.2 Công tác kiểm tra ................................................................................. 141
4. Trình tự và phương pháp trát phào kép.....................................................142
4.1 Trát phào kép theo phương ngang ........................................................ 142


8
4.2. Trát phào kép theo phương đứng ........................................................ 143
5. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục......................................................144
BÀI 12: LÁNG NỀN, SÀN .............................................................................. 145
1. Cấu tạo nền, sàn.........................................................................................145
2. Yêu cầu kỹ thuật........................................................................................146
3. Công tác chuẩn bị......................................................................................146
3.1. Láng nền sàn không đánh màu ............................................................ 146
3.2. Láng nền sàn đánh màu, kẻ mạch ô cờ ............................................... 147
3.3. Láng nền sàn đánh màu, lăn gai .......................................................... 147
4. Trình tự và phương pháp láng...................................................................147
4.1. Láng nền sàn không đánh màu ............................................................ 147
4.2. Láng nền sàn đánh màu, kẻ mạch ô cờ ............................................... 149
4.3. Láng nền sàn đánh màu, lăn gai .......................................................... 150
5. Các lỗi và cách khắc phục.........................................................................151

5.1. Lớp vữa láng bị bong bộp ................................................................... 151
5.2. Lớp vữa láng bị rạn nứt ....................................................................... 151
ĐỀ LUYỆN TẬP ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH .................. 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 154


9
MƠ ĐUN 26: TRÁT, LÁNG
Mã số mơ đun: MĐ-26
Thời gian của Mô đun: 120 giờ; ( Lý thuyết: 17 giờ; Thực hành, thí nghiệm,
thảo luân, bài tập: 99 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun MĐ26 được bố trí sau khi học sinh đã học xong các môn
học chung và các môn học kỹ thuật cơ sở, mơ đun MĐ13, MĐ14, MĐ15...
- Ý nghĩa: Để cơng trình xây dựng được bền đẹp và tránh được những tác
hại của khí quyển, người ta phải trát láng lên bề mặt các bộ phận cơng trình,một
lớp vữa tam hợp hoặc vữa ximăng cát, góp phần làm tăng tuổi thọ cho cơng
trình.
- Vai trị: Là mơ đun học chun mơn nghề quan trọng bắt buộc. Thời
gian học bao gồm cả lý thuyết và thực hành.
Mục tiêu của mơ đun:
Kiến thức
- Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và cấu tạo của lớp vữa trát.
- Nêu được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của lớp vữa trát.
- Trình bày được trình tự và phương pháp trát cho các cơng việc trát láng.
- Phân tích được định mức, nhân cơng, vật liệu trong cơng tác trát.
Kỹ năng
- Tính tốn được liều lượng pha trộn vữa.
- Làm được các công việc; Trát tường, trát dầm, trát trần, trát trụ, trát gờ,
trát phào, trát vòm cong một chiều, láng nền, sàn,...

- Phát hiện và xử lý được các sai hỏng khi thực hiện công việc trát, láng .
- Làm được việc kiểm tra, đánh giá chất lượng các cơng việc trát, láng.
- Tính tốn được khối lượng, nhân cơng, vật liệu cho cơng tác trát, láng.
Thái độ
- Có tính tự giác trong học tập, hợp tác tốt khi thực tập theo nhóm.
- Tuân thủ thực hiện vệ sinh cơng nghiệp, có ý thức tiết kiệm vật liệu và
bảo quản dụng cụ thực tập.
Nội dung của môn đun:


10
BÀI 1: LỚP VỮA TRÁT
Mã bài: 26-01
Giới thiệu
Khi xây dựng các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp. Các bộ phận trong
cơng trình, đều được trát một lớp vữa nhẵm bảo vệ cho cơng trình khỏi những
tác động có hại của khí quyển góp phần làm tăng tuổi thọ, nhất là giá trị thẩm mĩ
cho cơng trình.
I. Mục tiêu của bài.
- Nêu được tác dụng của lớp vữa trát.
- Nêu được cấu tạo của lớp vữa trát.
- Trình bày được phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng của lớp vữa
trát.
- Thực hiện được việc kiểm tra, đánh giá chất lượng của lớp vữa trát.
- Có tính tự giác trong q trình học tập.
II. Nội dung chính:
1. Cấu tạo, tác dụng của lớp vữa trát
2. Yêu cầu kỹ thuật của lớp vữa trát
3. Đánh giá chất lượng của lớp vữa trát
1. Cấu tạo, tác dụng của lớp vữa trát

1.1.Cấu tạo của lớp vữa trát
Lớp vữa trát thường có chiều dày (10 đến 20)mm. Tuỳ theo tính chất, loại
vữa và biện pháp thi công người ta trát thành nhiều lớp. Lớp vữa lót, lớp vữa
nền và lớp vữa mặt. Đơi khi chỉ trát 2 lớp (Lớp vữa lót, lớp vữa mặt)
- Vữa lớp lót: Dùng vữa có độ sụt từ (8 đến 12)cm. Lớp này có tác dụng
cho các lớp trát sau này bám chắc vào bề mặt cần trát. Chiều dày của lớp lót
thường từ 3-5(mm) hoặc bằng 1/3 tổng chiều dày cần trát.
( Xem hình 26-1)


11

Hình 26-1:Cấu tạo lớp vữa trát
1.Lớp vữa lót; 2. Lớp vữa nền; 3.Lớp vữa mặt
- Vữa lớp nền: Dùng vữa có độ sụt từ (7 đến 9)cm. Đây là lớp vữa cơ bản
tạo nên chiều dày cần thiết và làm phẳng bề mặt cần trát. Chiều dày của lớp vữa
nền thường từ 5-7 (mm) hoặc bằng 2/3 Chiều dày lớp vữa định trát.
- Vữa lớp mặt: Dùng vữa có độ sụt từ (10 đến 15)cm, có chiều dày khoảng
(2 đến 3)mm. Dùng cát hạt nhỏ lọt qua sàng 1,5x1,5mm.Lớp này có tác dụng
làm phẳng tồn bộ bề mặt và toạ độ bóng khi xoa nhẵn.
1.2. Tác dụng của lớp vữa trát
Lớp vữa trát có tác dụng làm cho cơng trình được, đẹp và bảo vệ cơng trình
khỏi những tác động có hại của khí quyển, góp phần làm tăng tuổi thọ của cơng
trình nhất là cơng trình bằng gạch.
2. u cầu kỹ thuật của lớp vữa trát
2.1. Yêu cầu về vật liệu:
Loại vữa và chiều dày lớp vữa trát phải đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế.
2.2. Yêu cầu về chất lượng
- Vữa phải bám chắc vào bề mật cấu kiện mặt các bộ phận cơng trình.
- Bề mặt lớp vữa trát phải phẳng, nhẵn và đúng hình dáng kích thước theo

thiết kế
- Các cạnh, đường gờ chỉ phải sắc , thẳng, ngang bằng hay thẳng đứng.
3. Đánh giá chất lượng lớp vữa trát
3.1.Các chỉ tiêu đánh giá


12
Chỉ tiêu đánh giá

Độ sai lệch(mm)
Tốt

Khá Đạt yêu cầu

- Đối với cơng trình u cầu trát tốt

1,5

2,0

3,0

- Đối với cơng trình bình thường

2,0

5,0

5,0


- Đối với cơng trình u cầu trát tốt, trên tồn
bộ chiều cao nhà khơng vượt q.

6

8

10

- Đối với cơng trình bình thường tồn bộ
chiều cao nhà khơng vượt q.

8

10

15

- Đối với cơng trình u cầu trát tốt, trên tồn
bộ các cấu kiện khơng vượt q.

3

4

5

- Đối với cơng trình bình thường, trên tồn
bộ các cấu kiện khơng vượt quá.


3

5

10

 1,5

2

3

1. Độ gồ ghề phát hiện bằng thước tầm 2m:

2. Lệnh bề mặt so với phương thẳng đứng.

3. Lệch so với phương ngang, phương thẳng
đứng của cửa sổ, cửa đi, trụ.

4. Sai lệch gờ chỉ so với thiết kế
3.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Kiểm tra độ bám dính và độ đặc chắc
của lớp vữa trát: Gõ vào mặt trát, nếu tiếng
kêu bộp khơng trong thì lớp vữa không bám
chắc vào bề mặt trát, ngược lại nếu tiếng kêu
đanh trong thì lớp vữa bám chắc vào bề mặt
trát.
- Kiểm tra độ thẳng đứng mặt trát: (Xem
hình 26-2) áp thước tầm theo phương thẳng
đứng vào bề mặt trát, áp nivô vào thước tầm.

Nếu bọt nước ống thuỷ kiểm tra phương
đứng nằm giữa ống thuỷ thì mặt trát thẳng
đứng. Nếu bọt nước lệch về một phía là mặt
trát bị nghiêng. Muốn biết trị số nghiêng là
bao nhiêu thì chỉnh thước tầm kết hợp với
thước nêm cho bọt nước của nivô nằm vào
giữa. Khe hở giữa thước và mặt trát là độ
nghiêng mặt trát.

1.Thước tầm; 2.Nivơ; 3.
Thước nêm
Hình 26-2: Kiểm tra thẳng
đứng mặt trát bằng thước tầm,
nivô, thước nêm


13
Thước nêm làm bằng kim loại, gỗ tốt có
khả năng chống bào mịn.
Cấu tạo thước nêm (xem hình 26-3).
Trên bề mặt hình tam giác của thước nêm
người ta đánh dấu các vị trí tại đó thước có
độ dày 1,2,3...mm.
Hình 26-3: Thước nêm
- Kiểm tra độ ngang bằng mặt trát: (Xem hình 26-4)

1. Thước tầm; 2.Nivơ
Hình 26-4: Kiểm tra độ ngang bằng bằng thước tầm, nivô.
Đặt thước tầm lên mặt trát, đặt chồng nivô lên thước tầm. Nếu bọt nước của ống
thuỷ kiểm tra phương ngang, nằm vào giữa ống thuỷ thì mặt trát ngang bằng,

ngược lại nếu bọt nước lệch về một phía thì mặt trát bị nghiêng. Trị số sai lệch
phương ngang là khe hở giữa đầu thước và mặt trát, khi điều chỉnh thước cho
bọt nằm giữa ống thuỷ.

Hình 26-5
Kiểm tra độ phẳng mặt trát

Hình 26-6
Kiểm tra độ vng góc mặt trát

- Kiểm tra độ phẳng mặt trát: (Xem hình 26-5) áp thước tầm 2m vào mặt
trát. Khe hở giữa thước và mặt trát là độ sai lệch về phẳng mặt của mặt trát.


14
Sau khi đã có số liệu về kiểm tra. So sánh kết quả với chỉ tiêu đánh giá để
kết luận về mặt trát ở mức độ tốt, khá, đạt yêu cầu hay kém.
- Kiểm tra độ vng góc mặt trát: (Xem hình 26-6)Đặt thước vng vào
góc tường đã trát. Khe hở giữa mặt trát với một trong hai cạnh của thước vng
là độ sai lệch về vng góc của mặt.

BÀI 2: THAO TÁC TRÁT
Mã bài: 26-02

Giới thiệu
Để trát được lớp vữa trát cho cơng trình xây dựng. Cơng việc đầu tiên của
người thợ, phải học các thao tác vào nghề như: Thao tác cầm bay, thao tác cầm
bàn xoa, thao tác lên vữa, thao tác cán vữa, thao tác xoa nhẵn, thao tác trát cạnh
góc, thao tác xác định đường thẳng đứng và đường nằm ngang…
I. Mục tiêu của bài.

- Nêu được cấu tạo, tính năng tác dụng của các loại dụng cụ trát.
- Trình bày được các thao tác trát.
- Sử dụng được các loại dụng cụ trát.
- Thực hiện được các kỹ năng lên vữa.
- Thực hiện được các kỹ năng cán phẳng.
- Thực hiện được các kỹ năng xoa nhẵn.
- Cần cù, chịu khó trong học tập.
II. Nội dung chính:
1. Dụng cụ trát.
2. Thao tác trát.


15
1. Dụng cụ trát
Dụng cụ dùng trong công tác
trát bao gồm: Bay, bàn xoa, bàn
tà lột, thước tầm, ni vô, quả dọi.
1.1. Bay trát
- Bay mũi vng:
(Xem hình 26-7)
- Dùng để trát bề mặt có diện
tích rộng.

Hình 26-7: Bay mũi vng
- Bay mũi trịn: (Xem hình 26-8)
- Dùng để trát bề mặt có
diện tích rộng, trát cạnh góc.

Hình 26-8: Bay mũi trịn
- Bay lá muống: (Xem hình 26-9)

Dùng để trát nơi có diện tích hẹp, trát chỉ, trát phào và láng bề mặt.
- Bay lá tre: (Xem hình 26-10)
Dùng để đắp, cắt hoa văn trang trí, trát ở nơi có diện tích hẹp.
Tất cả các loại bay phải đựơc làm bằng thép tốt và có tính đàn hồi cao.


16

Hình 26-9: Bay lá muống

Hình 26-10: Bay lá tre

1.2. Bàn xoa, bàn tà lột
- Bàn xoa: Dùng để xoa nhẵn bề mặt lớp vữa trát. Cũng có thể dùng để lên
vữa, xoa nhẵn bề mặt trát, bàn xoa thường làm bằng nhựa tổng hợp, gỗ lim để
chống mài mịn, ít bị cong vênh, sử dụng xoa nhẵn bề mặt trát dễ dàng hơn các
loại gỗ khác. (Xem hình 26-11)
- Bàn tà lột: Được làm bằng gỗ ít thấm nước( hoặc kim loại mỏng có tính
đàn hồi cao) dùng để lên vữa lớp lót cho mặt tường có diện tích rộng. (Xem hình
26-12)

Hình 26-11: Bàn xoa

Hình 26-12: Bàn tà lột

1.3. Thước tầm
(Xem hình 26-13)

1. Thước tầm; 2.Nivơ
Hình 26-13: Thước tầm và nivô



17
Dùng để cán phẳng bề mặt lớp vữa trát, dựa vào các góc cấu kiện để trát
cạnh góc . Thước tầm thường được làm bằng gỗ lim(hoặc hợp kim nhôm) có
kích thước tiết diện (25 x 50)mm, kích thước chiều dài (1500-3000) mm.
1.4. Ni vơ
(Xem hình 26-13)
Dùng để xác định đường thẳng đứng, đường ngang bằng. Ni vô thường được
làm bằng hợp kim nhơm kích thước tiết diện (20x50)mm, kích thước chiều dài
(500 đến 1200)mm.
2. Thao tác trát
2.1. Thao tác trát tường phẳng
2.1.1. Thao tác lên vữa
- Lên vữa bằng bay: (Xem hình
26-14)
Lấy vữa vào bàn xoa, gạt vữa
vào mặt dưới của bay, áp bay vữa
vào bề mặt cần trát, ấn nhẹ và đưa
bay từ phía dưới lên phía trên. Lên
vữa bằng bay vữa sẽ bám dính tốt
với bề mặt cần trát, nhưng năng suất
khơng cao.
Hình 26-14: Lên vữa bằng bay
- Lên vữa bằng bàn xoa và bàn
tà lột:
Lên vữa bằng bàn xoa: (Xem
hình 26-15)
Lấy vữa vào bàn xoa, áp
nghiêng bàn xoa vào tường một góc

khoảng 300 và kéo lên phía trên.
Trong q trình thao tác, ta giữ đều
khoảng cách mép dưới bàn xoa với
mặt tường để lớp vữa có độ dầy
tương đối đều nhau.
Hình 26-15: Lên vữa bằng bay


18
Lên vữa bằng bàn tà lột: (Xem
hình 26-16)
Dùng bàn tà lột lên vữa nhanh
hơn, nhưng phải dùng hai tay để thao
tác.
Lên vữa bằng bàn xoa, và bàn
tà lột có năng suất cao hơn khi lên
vữa bằng bay, thường chỉ dùng để
lên lớp vữa trát ở nơi có diện tích
rộng là phù hợp. Khơng nên dùng để
lên lớp vữa lót và nơi có diện tích
hẹp. Theo phương pháp này độ bám
dính của vữa với bề mặt cần trát,
kém hơn bằng phương pháp dùng
bay lên vữa
Hình 26-16: Lên vữa bằng bàn tà lột
2.1.2.Thao tác cán vữa: (Xem hình
26-17)
- Vữa trát cần được cán phẳng
bằng thước tầm. Hai tay cầm thước
dựa lên hai dải mốc ở hai bên, dịch

chuyển thước tầm từ phía dưới lên
phía trên theo đường chếch qua lại.
Trong q trình cán hai mắt phải
quan sát hai đầu thước tầm và điều
chỉnh lực ấn thước tầm vừa đủ để
sao cạnh thước không ăn lẹm vào
vữa ở hai dải mốc, vữa dư ra sẽ dồn
lại trên bề mặt thước. Dựng nghiêng
thước dùng bay gạt nhẹ xuống hộc
vữa để dùng lại.
Hình 26-17: Cán phẳng vữa bằng
thước tầm
2.1.3. Thao tác xoa nhẵn: (Xem hình 26-18)


19
- Làm sạch và tạo ẩm cho bàn xoa, áp
bàn xoa vào lớp vữa đã cán và xoa trịn,
có thể xoa cùng chiều hay ngược chiều
kim đồng hồ. Vừa xoa vừa ép vào một
lực nhất định lên bàn xoa. Lực ép này
khác nhau tuỳ theo từng vị trí lên bề mặt
lớp vữa trát. Đầu tiên xoa rộng vòng
nặng tay,sau xoa hẹp vịng nhẹ tay tới
khi mặt trát nhẵn bóng là được. Sau đó
di chuyển bàn xoa sang vị trí khác và
làm như trên.
- Trường hợp khi xoa xong, mặt trát
không được nhẵn(xuất hiện các lớp lông
măng) là do vữa trát còn ướt đã tiến hành

xoa nhẵn. Trường hợp này ta phải chờ Hình 26-18: Dùng bàn xoa để xoa
vữa se để xoa lại cho nhẵn bóng, nếu xoa nhẵn lớp vữa trát
ngay ta phủ lên một lớp xi măng cát khơ
rồi gạt đi sau đó mới xoa.
- Trường hợp khi xoa xong, trên mặt lớp vữa trát xuất hiện một lớp mỏng
hạt cát.Trường hợp này gọi là mặt trát bị “cháy”, nguyên nhân là do lớp vữa trát
bị khô, trước khi xoa cần dùng chổi đót nhúng nước làm ẩm vị trí cần xoa và xoa
lại cho nhẵn.
2.2. Thao tác trần phẳng
2.2.1. Thao tác lên vữa
- Lên vữa bằng bay: Lấy vữa
vào bàn xoa, gạt vữa vào mặt
dưới của bay, áp bay nghiêng với
mặt trần một góc 300, ấn nhẹ tay
và đưa bay về phía người trát.
Lên vữa bằng bay, vữa sẽ bám
dính tốt, thường dùng bay để lên
vữa lớp lót.
(Xem hình 26-19)

Hình 26-19: Dùng bay lên vữa lớp lót
trát trần.


20
- Lên vữa bằng bàn xoa: Dùng
bay lấy vữa gạt lên mặt bàn xoa, áp
nghiêng bàn xoa với mặt trần một
góc khoảng 300 ấn nhẹ tay và đưa
bàn xoa vào phía người trát. Lên vữa

bằng bàn xoa năng suất cao hơn khi
lên vữa bằng bay, thường dùng lên
vữa lớp nền và lớp mặt, ở nơi có
diện tích rộng (Xem hình 26- 20).
Hình 26-20: Dùng bàn xoa lên vữa
lớp mặt trần.
2.2.2.Thao tác cán vữa: (Xem hình
26- 21).
Hai tay cầm thước tầm, dựa lên
2 dải mốc bên trái và bên phải người
trát, dịch chuyển thước qua lại về
phía người trát. Trong quá trình cán
vữa, hai mắt phải nhìn hai đầu thước,
đồng thời điều chỉnh lực ấn thước để
sao cho cạnh thước không ăn lẹm
vào vữa của hai giải mốc, vữa dồn
lại trên bề mặt thước tầm. Dựng
nghiêng thước vào hộc vữa, dùng
bay gạt nhẹ lượng vữa thừa xuống Hình 26-21: Dùng thước tầm cán
vữa lớp mặt trần phẳng.
hộc, vữa để dùng lại.
2.2.3.Thao tác xoa nhẵn: (Xem hình
26- 22).
Áp mặt bàn xoa vào lớp vữa cán
phẳng và xoa tròn như xoa tường
phẳng. Lúc đầu xoa rộng vòng nặng
tay, sau xoa hẹp vòng nhẹ tay, tới
khi mặt trát nhẵn bóng là được. Sau
đó di chuyển bàn xoa sang vị trí
khác và làm như trên.

Hình 26-22: Xoa nhẵn trần phẳng
bằng bàn xoa.


21
2.3. Thao tác trát góc lồi
2.3.1. Thao tác lên vữa: (Xem hình 26- 23)
Sau khi trát xong tường phẳng
diện tích góc cịn lại là hẹp. Vì vậy
ta chỉ dùng bay lên vữa cho cả hai
mặt đồng thời. Thao tác tương tự
như lên vữa trát tường phẳng, nhưng
lưu ý khi lên vữa cho cạnh góc lồi, ta
phải đưa bay lên vữa, miết nhẹ từ
ngồi cạnh góc vào phía mặt tường
đã trát.
Hình 26-23: Lên vữa góc lồi

2.3.2. Thao tác cán vữa: (Xem hình
26- 24).
Dùng thước tầm áp vào cạnh
góc, sao cho cạnh thước tầm trùng
với cạnh góc và dựa lên hai dải mốc.
Cán vữa từ ngồi cạnh góc vào phía
trong mặt tường đã trát, mặt cịn lại
cán vữa giống mặt vừa cán.

Hình 26-24: Cán vữa góc lồi

2.3.3. Thao tác xoa nhẵn: (Xem

hình 26- 25).
Đặt thước tầm theo cạnh góc
vừa trát, dùng bàn xoa, xoa dọc
theo cạnh thước tầm để cạnh góc
thẳng và sắc. Mặt cịn lại xoa
giống mặt vừa xoa.

Hình 26-25: Xoa nhẵn góc lồi


22
2.2.4.Thao tác sửa cạnh: (Xem hình
26- 26)
Để cạnh góc được sắc, nét thì sau
khi trát xong cả hai mặt, dùng thước
tầm sấp nước áp vào cạnh góc rồi
đưa vào phía trong mặt trát. Sửa cho
hai mặt đồng thời, cho từng đoạn,
hoặc dùng một cạnh của thước đặt
vào đỉnh cạnh góc, dùng mũi bay
miết theo cạnh thước để cạnh góc
sắc nét.

Hình 26-26: Sửa cạnh góc lồi

2.4. Thao tác trát góc lõm
2.4.1.Thao tác lên vữa

-Lên vữa lớp lót: Dùng bay
lên vữa, bắt đầu từ chỗ mốc hoặc

chỗ đã kết thúc tiến dần tới góc
lõm cho cả hai mặt đồng thời.
Thao tác giống trát tường phẳng:
(Xem hình 26-27).

Hình 26-27: Lên vữa lớp lót góc lõm


23
- Lên vữa lớp mặt: Dùng bàn
xoa lên vữa lớp mặt, mặt vữa cao
hơn mốc hoặc mặt trát khoảng 12mm (Xem hình 26-28).

Hình 26-28: Lên vữa lớp mặt góc lõm

2.4.2. Thao tác cán vữa: (Xem hình 26-29)
- Dùng thước tầm cán phẳng
với mặt tường đã trát, hướng đi của
thước thường vng góc với giao
tuyến của góc lõm. Cán xong cả
hai mặt, dùng thước tầm lao dọc
qua lại theo đường giao tuyến, để
góc được thẳng và nét.

Hình 26-29: Cán vữa góc lõm


24
2.4.3. Thao tác xoa nhẵn: (Xem
hình 26-30)

Dùng bàn xoa lao dọc qua lại
theo đường giao tuyến góc, dùng
bình xịt, xịt nước vào chỗ tiếp
giáp với mặt tường đã trát và xoa
cho nhẵn.

Hình 26-30: Xoa nhẵn góc lõm
2.4.4. Thao tác sửa góc:
Tại giao tuyến giữa hai mặt phẳng, chỗ nào cán gợn vết do góc bàn xoa,
dùng bay cắt sửa lại cho phẳng và nét. Để cạnh góc lõm được sắc nét, dùng mũi
bay miết một đường bên mặt tường trái và một đường bên mặt tường phải ta
được góc lõm sắc nét.


25
ĐỀ LUYỆN TẬP ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG THỰC HÀNH
Bài 1: Thao tác trát tường phẳng
A. Yêu cầu đề thi: Đọc bản vẽ, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, hiện trường để trát
tường phẳng theo yêu cầu của đề bài.

1500

1. Câu hỏi: Mỗi nhóm (3 học sinh) trát tường phẳng. Có hình dáng, kích thước
như hình vẽ.

3000

2. u cầu kỹ thuật (mô tả công việc):
- Làm dải mốc đảm bảo đúng vị trí, hình dáng và kích thước theo thiết kế.
- Một nhóm (3 học sinh) thực hiện 1 bài.

- Thời gian thực hiện công việc: 120 phút.
- Địa điểm thực hiện: Tại xưởng thực hành.
B. Trình tự thực hiện cơng việc:
- Thao tác lên vữa.
- Thao tác cán vữa.
- Thao tác xoa nhẵn.
C. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tư dùng cho đề thi:
- Chuẩn bị vật liệu: Mỗi nhóm (3 học sinh) chuẩn bị 10 lít vữa vơi.
- Chuẩn bị dụng cụ: Bay, bàn xoa, thước tầm, nivô, xô, hộc đựng vữa, quả
dọi, dây ni lông.
- Chuẩn bị hiện trường: Mỗi nhóm (3 học sinh) vệ sinh, tạo ẩm cho bức
tường như hình vẽ (Nếu cần). Tại xưởng trường theo sơ đồ vị trí đã phân cơng.
D. Tiêu chí đánh giá, thang điểm:


×