Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.66 KB, 3 trang )
Dạy trẻ biết ơn và biết nói lời cám ơn
Mặc dù nghe có vẻ dễ dàng nhưng trên thực tế trẻ hiếm khi nói những lời này nếu
không được rèn luyện, chỉ bảo. Những từ ngữ này được coi là bình thường, nhưng
lời cảm ơn lại có một ý nghĩa sâu sắc và có tính nhân văn cao. Đây là một số cách
bạn có thể làm để khuyến khích con không ngần ngại nói lời cảm ơn:
1. Hãy trở thành gương tốt cho con
Trẻ là những đối tượng rất thích bắt chước, do đó bạn nên trở thành tấm gương tốt
cho con trong việc nói lời cảm ơn này. Một nghiên cứu cho rằng trẻ em bắt chước
ít nhất 25% những lời của người lớn mà trẻ thường nghe. Dạy trẻ bằng cách cho
trẻ thường xuyên nghe những từ như "xin", “xin lỗi” và "cảm ơn" mỗi ngày trong
mọi điều kiện.
2. Giải thích ý nghĩa của những từ ngữ đó
Hầu hết trẻ em chỉ biết nói lời "cảm ơn" một cách hình thức sau khi được giúp đỡ
hoặc với điều kiện nhất định. Nên giúp trẻ hiểu về ý nghĩa của những từ này và
ảnh hưởng của những từ ngữ đó đối với người được nghe. Có hiểu được ý nghĩa
của từ này thì trẻ mới có thể tôn trọng người khác hơn và nói ra lời cám ơn bằng
sự chân thành.
3. Mô tả những cảm xúc của người nghe
Khuyến khích trẻ tưởng tượng và tự trải nghiệm một số cảm xúc khác nhau có thể
đem lại kết quả là những lời cám ơn đó. Hãy bảo trẻ thử tưởng tượng xem trẻ sẽ
hài lòng như thế nào và hạnh phúc như thế nào khi nghe ai đó nói rằng hành động
của trẻ được đánh giá cao.
4. Biểu hiện của lòng biết ơn
Giải thích cho con trẻ rằng bằng cách nói lời cám ơn, trẻ em cũng gián tiếp thể
hiện lòng biết ơn những gì mà bố mẹ và những người xung quanh giành cho trẻ
Trẻ em cần được dạy dỗ về tính quảng đại và chia sẻ, nhưng điều không kém quan
trọng là để chỉ cho họ thấy làm thế nào để thiết lập ranh giới đối với bản thân họ.
Chẳng hạn, nếu bạn quá ngoan ngoãn và tuân theo mệnh lệnh của người khác, đứa
trẻ sẽ học theo tính cách này của bạn. Từ thái độ của bạn, đứa trẻ có thể phát triển