Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp tại công ty phát triển khoáng sản pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.79 KB, 33 trang )

TIỂU LUẬN:

Báo cáo tổng hợp tại cơng ty
phát triển khống sản


Phần I
Tổng quan về cơng ty phát triển khống sản

I. quá trình hình thành và phát triển

1. Quá trình hình thành
Cơng ty Phát triển khống sản có tên giao dịch quốc tế là Mineral Development
Company – Viết tắt là MIDECO, được thành lập theo quyết định số 24/QĐ-MĐC ngày
10-2-1989 của Tổng cục trưởng Tổng cục mỏ địa chất và hoạt động dưới sụ chỉ đạo trực
tiếp của Tổng cục trưởng Tổng cục mỏ địa chất (kiêm chủ tịch hội đồng quản trị Cơng
ty).
Sau khi có nghị định của Chính phủ về việc ban hành qui chế thành lập và giải thể
doanh nghiệp Nhà nước, công ty MIDECO hoạt động theo quyết định thành lập số
225/QĐ-TCNĐT ngày 20-5-1993 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng (cũ), nay là bộ
công nghiệp.
Từ tháng 4-1991 khi thành lập Tổng cơng ty Phát triển khống sản trên cơ sở tách
một số đơn vị thành viên của Tổng cục mỏ và địa chất thì cơng ty MIDECO đặt dưới sự
kiểm sốt của Tổng cơng ty này cho đến hết tháng 10-1995.
Từ tháng 10-1995 đến nay, sau khi thành lập Tổng Cơng ty khống sản Việt Nam
trên cơ sở nhập 2 tổng Cơng ty khống sản q hiếm và Tổng cơng ty Phát triển khống
sản thì cơng ty MIDECO lại đặt dưới quyền quản lý của Tổng Cơng ty khống sản Việt
Nam, nay trực thuộc Bộ Cơng nghiệp.
Cơng ty MIDECO có trụ sở chính tại 183 đường Trường Chinh, Hà Nội và có một
số mỏ, nhà máy sản xuất đá tấm tại các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Bình
Định, Hà Nội. Trong những năm đầu hoạt động, cơng ty hoạt động dưới hình thức của


một cơng ty cổ phần theo vốn góp của Tổng cục mỏ địa chất và Tổng cơng ty xuất nhập
khẩu khống sản thuộc Bộ thương mại và vố của các cổ đơng trong nước và nước ngồi.


Cơng ty có hội đồng Quản trị đại diện cho các bên góp vốn, giám đốc và các phó giám
đốc do Tổng cục mỏ địa chất bổ nhiệm.
Cho đến năm 1994, tuy đặt dưới quyền quản lý của tổng công ty Phát triển khống
sản thuộc Bộ cơng nghiệp, nhưng hội đồng quản trị của công ty hàng quý vẫn họp để
thơng qua kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính của cơng ty. Từ năm 1994 trở đi thì
hội đồng quản trị tự giải tán khi một số uỷ viên của hội đồng quản trị nghỉ hưu. Khi
chuyển sang Tổng cơng ty thì cơng ty hoạt động như một doanh nghiệp Nhà nước bình
thường.
Cơng ty MIDECO là tổ chức sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, hạch tốn
đọc lập, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng.
Ngày 10-11-1993, công ty được Bộ thương mại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực
tiếp số 1011024, được phép nhập khẩu máy móc thiết bị cho khai thác chế biến quặng,
vật tư thiết bị cho các máy móc trên.
Những ngành nghề công ty được phép kinh doanh bao gồm:
- Thăm dị, khai thác, chế biến và kinh doanh khống sản.
- Xây lắp các cơng trình mỏ, dân dụng, ốp lát các cơng trình xây dựng.
- Xuất khẩu các loại sản phẩm kim loại đen, kim loại màu và quặng phi kim loại.
- Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư thiết bị phục vụ khai thác tuyển khoáng và tinh
luyện kim loại và phi kim loại.
- Gia công, tuyển luyện và chế biến khống sản.
- Gia cơng cơ khí, chế tạo và dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ ngành khai
thác chế biến khống sản.

2. Q trình phát triển của công ty MIDECO
Khi mới thành lập (tháng 2 năm 1989), cơng ty chỉ có trên 10 người. Đó là những
cán bộ có nhiều thành cơng trong lĩnh vực nghiên cứu về địa chất, thạch học như tiến sỹ

Lê Thạc Xinh, Đỗ Hải Dũng, Trần Quốc Hải,... Mục đích ban đầu của công ty là giới


thiệu cho các đối tượng, đối tác nước ngoài biết về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú và đa dạng của Việt Nam, hướng dẫn các đoàn khách du lịch đi thăm quan các mỏ
khoáng sản, kêu gọi vốn đầu tư vào các lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản. Với số
vốn ban đầu 32 triệu đồng bao gồm cả một xe U-oat, hai phòng làm việc. Qua một năm
làm việc tổng số vốn của công ty đã lên tới 450 triệu đồng. Đối với các công ty lớn đã có
q trình hình thành và phát triển lâu dài thì số vốn trên quả là khiêm tốn, song đối với
cơng ty Phát triển khống sản thì đó là thành cơng bước đầu rất đáng khích lệ.
Bước sang năm 1990, ngoài nhiệm vụ hướng dẫn các đoàn khách nước ngoài đi
tham quan để kêu gọi đầu tư nước ngồi, cơng ty con mạnh dạn kêu gọi các doanh nghiệp
trong nước cùng góp vốn để cùng chung khai thác các mỏ khoáng sản trong nước như mỏ
vàng Suối Nhâu (Bắc Thái), mỏ vàng Cà Na (Nghệ An) và thu gom quặng để tinh luyện
xuất khẩu. Biên chế chính thức gồm 26 người, bao gồm 1 giám đốc phụ trách chung, 1
phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, 1 phó giám đốc phụ trách kinh doanh và các chuyên
viên phục vụ như lễ tân, lái xe,... Với tổ chức gọn nhẹ như vậy và lịng nhiệt tình trong
cơng việc, sự chỉ đạo kịp thời, nhạy bén của ban giám đốc công ty, cộng với tinh thần lao
động có trách nhiệm, sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên nên đến tháng 3-1993,
cơng ty đã có:
- Vốn cố định: 613.153.115 đồng
- Vốn lưu động: 2.141.681.000 đồng
Trong năm 1991-1992, ngoài kết quả trên cơng ty cịn đi sâu tìm hiểu, học hỏi cơng
nghệ chế biến đá Granite và Marble ở nước ngồi. Năm 1993, do giá thiếc và Vonfram
trong nước có nhiều tổ chức và cá nhân thu gom nên lợi nhuận từ các nguồn kinh doanh
kim loại không cao. Xét thấy sản xuất đá ốp lát để phục vụ các công trình xây dựng trong
nước và cho xuất khẩu là một ngành mới sẽ mong đem lại lợi nhuận cao, dễ dàng trong
khâu quản lý, bảo vệ, lại tận dụng được nguồn lao động thủ cơng và lao động có tay nghề
cao. Đội ngũ cán bộ của công ty lại am hiểu về địa chất, chất lượng của từng mỏ nên việc
chuyển hướng kinh doanh của ban giám đốc là hoàn toàn phù hợp.

Từ năm 1993 trở đi, bên cạnh những mặt hàng và sản phẩm nói trên, cơng ty đã xác
định mặt hàng đá ốp lát (gồm đá Granite và Marble) có một thị trường phong phú và giàu


tiềm năng. Công ty đã tập trung vào điều tra địa chất và tổ chức khai thác, quản lý các
mỏ đá Granite và Marble từ Bắc đến Nam Trung bộ nhằm cung cấp nguyên liệu cho các
nhà máy sản xuất đá tấm ở Hà Nội và xuất khẩu. Gần đâu công ty đã tập trung đầu tư
nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị để tập trung phát triển mặt hàng đá ốp lát. Cơng ty
chuyển hướng hoạt động chính của mình vào việc khai thác đá khối xuất khẩu, thành lập
các nhà máy sản xuất đá ốp lát Granite và Marble chất lượng cao để cung cấp cho các
công trình quan trọng ở thủ đơ và để xuất khẩu. Thời gian qua, nhiều cơng trình xây dựng
quan trọng ở Hà Nội đã được công ty MIDECO cung cấp đá ốp lát chất lượng cao như
khách sạn Metropol, đại sứ quán Bỉ.
Sang năm 1995, công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá ốp lát. Đây là một
nhà máy lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam, có vốn đầu tư tới 35 tỷ đơng với các thiết bị
hiện đại nhập từ Italia, một dây chuyền sản xuất đá gồm 4 máy 120 lưỡi, một dây chuyền
mài băng tự động, máy cắt cầu tự động và một số máy bổ đá, cắt cạnh đá với công suất
nhà máy 120.000 m3 đá Granite và 600.000 m3 đá Marble, sản phẩm đá của nhà máy
được cung cấp cho các cơng trình xây dựng trong nước và xuất khẩu. Ngồi ra cơng ty
cịn một số xí nghiệp xây dựng ốp lát chun thi cơng ốp lát các cơng trình xây dựng lơn,
nhỏ ở miền Bắc, góp phần tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.
Cơng ty có giấy phép về điều tra thăm dò địa chất, khai thác mỏ, chế biến khống
sản, thi cơng xây dựng mỏ, làm đường, ốp lát cơng trình xây dựng.


II. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Sơ đồ tổ chức quản lý của cơng ty MIDECO

Giám đốc


Phó giám
đốc kinh
doanh

Phịn
g
kinh
doan
h

Phịn
g
tài
chín
h kế
tốn

Phó giám
đốc kỹ
thuật

Phịn
g
hành
chín
h

Phịn
g kỹ

thuậ
t

Các

nghi
ệp
sản

- Cơng ty phát triển khống sản (MIDECO) gồm có 7 đơn vị thành viên:
1. Xí nghiệp đá ốp lát MIDECO Hà Nội
2. Xí nghiệp xây dựng - ốp lát
3. Cửa hàng số 2 Hoàng Hoa Thám

Các
chi
nhán
h


4. Văn phịng MIDECO Thanh Hố
5. Xí nghiệp MIDECO Đà Nẵng
6. Chi nhánh MIDECO Bình Định
7. Xí nghiệp MIDECO Quỳ hợp.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo kiểu phân cấp quản lý. Đứng đầu là
giám đốc, giám đốc công ty do Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng (cũ) bổ nhiệm, phụ trách
chung về đối nội và đối ngoại, tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ
thủ trưởng và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng (cũ)
cũng như tồn thể cán bộ cơng nhân viên cơng ty. Giúp việc cho giám đốc là các phó
giám đốc và các trưởng phong, ban do giám đốc đề nghị, được cấp trên bổ nhiệm theo sự

phân cấp của Bộ trưởng Bộ cơng nghiệp.
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy tổ chức của cơng ty gồm có:
- Bộ máy quản lý: gồm giám đốc và các phó giám đốc, các phịng ban trực thuộc
- Các xí nghiệp trực thuộc.

 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Phòng kinh doanh: Với chức năng chính là cơng tác tiếp thị, chuẩn bị các hợp
đồng xuất khẩu sản phẩm, các hợp đồng tiêu thụ trong nước, các hợp đồng nhập các loại
máy móc, vật tư cho sản xuất kinh doanh của cơng ty. Phịng kinh doanh là đầu mối tạo
ra các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm, các hợp đồng tiêu thụ trong nước, cho nên tại đây
đã tập hợp được các cán bộ kinh doanh có nămg lực trình độ, có khả năng giao tiếp,
ngoại ngữ tốt. Do vậy, các cán bộ nhân viên văn phòng này đã tạo được sự thuận lợi cho
hoạt động xuất khẩu sản phẩm của cơng ty. Ngồi ra phịng kinh doanh cịn có nhiệm vụ:
+ Nghiệm thu chất lượng hàng xuất khẩu.
+ Lập thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, vật tư.
+ Làm các đề án đầu tư mở rộng, nâng cấp, đổi mới thiết bị nhà xưởng.


+ Nghiên cứu áp dụng cải tiến qui trình cơng nghệ sản xuất.
Trong thời gian qua, phòng kinh doanh là bộ phận không thể thiếu trong bộ máy
quản lý của cơng ty. Phịng kinh doanh đã hồn thành chức năng của mình và tạo ra được
những thuận lợi khơng nhỏ trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty, nhập các máy
móc thiết bị phục vụ cho sản xuất.

- Phịng tài chính kế tốn:
Với các chức năng chủ yếu là:
+ Quản lý thu chi trong tồn cơng ty, lập kế hoạch báo cáo tài chính định kỳ.
+ Tìm nguồn vố dể đầu tư đổi mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
khai tác nguồn vốn để cung cấp vốn lưu động cho các đơn vị hoạt động.
+ Theo dõi kiểm tra hiệu quả về sản xuất kinh doanh của các cơ sở trong công ty.

Với chức năng đó, phong tài chính kế tốn là nơi chủ yếu quản lý các hoạt động thu
chi trong xuất nhập khẩu, bán hàng. sau khi các hợp đồng dược ký kết, hàng hố được
chuyển cho khách hàng thì đội ngũ cán bộ cơng nhân viên của phịng cũng đồng thời
nhanh chóng hồn tất thủ tục nhận tiền vào tài khoản của cơng ty tại Ngân hàng. Do vậy
đã góp phần làm cho lượng tiền mặt cũng như tiền gửi Ngân hàng ln được chủ động
trong chi tiêu.
- Phịng hành chính:
+ Quản lý trụ sở nơi làm việc của công ty, quản lý các loại máy móc thiết bị vật tư
cho văn phòng.
+ Soạn thảo các loại văn bản về hành chính, các loại văn bản báo cáo của cơng ty.
+ Tiếp đón các đồn khách hội nghị do cơng ty tổ chức.
+ Xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự cho công ty.
+ Lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của công ty về sản xuất kinh doanh.
+ Dựa trên các hợp đồng đã ký, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.


+ Theo dõi số lượng, tình trạng, khả năng sử dụng các loại vật tư máy móc.
+Lập dịnh mức sản lượng cho các loại sản phẩm chính và mức tiêu hao vật tư cho
các sản phẩm.
Về xây dựng cơ bản, phịng hành chính cịn có chức năng lập kế hoạch xây dựng cơ
bản, cải tạo mở rộng sửa chữa, xây dựng mới các xí nghiệp, văn phịng cơng ty.

- Phịng kỹ thuật:
+ Là nơi điều tra nghiên cứu địa chất các mỏ phục vụ sản xuất kinh doanh và làm dự
án khả thi các mỏ.
+ Chuẩn bị thiết kê, khai thác mỏ, giải quyết các thủ tục có liên quan.
+ Phụ trách an tồn vệ sinh mơi trường mỏ.
Thời gian qua, phòng kỹ thuật đã điều tra và làm dự án khả thi được một số mỏ, là
những mỏ quan trọng cung cấp nguồn nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm đá
Granite và Marble có màu sắc đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho việc chào hàng,

xuất khẩu đá được thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.


Phần ii
đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của công ty mideco
I. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của công ty

1. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là đá được khai thác từ các mỏ đá Granite, đá
Marble ở Nghệ An và Bình Định. Do được thiên nhiên ưu đãi nên trữ lượng đá ở các mỏ
này là rất lớn. Trong những năm qua, cơng ty đã phát huy tinh thần tích cực chủ động
trong việc thăm dò, xin giấy phép và tiến hành khai thác. Các loại đá sau khi khai thác
được qua sơ chế một số cơng đoạn, sau đó được chun chở về xí nghiệp đá ốp lát
MIDECO Hà Nội. Với đặc điểm về nguyên vật liệu và bán thành phẩm có khối lượng lớn
như vậy, lại phải chuyên chở đi xa cho nên chi phí tồn bộ cho khai thác sơ chế, chuyên
chở là rất lớn. Để làm giảm chi phí này, cơng ty đã tổ chức ra mọt đội vận tải riêng phục
vụ cho nhu cầu chuyên chở của công ty. Hệ thống vận tải nội bộ này sẽ góp phần giảm
thiểu chi phí và cũng làm giảm chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Ngồi ra hệ thống
kho tàng để lưu kho, sản xuất rất lớn, vận chuyển thì xa. Điều này dẫn đến chi phí kinh
doanh về kho tàngcao, việc giám sát, kiểm tra và ra các quyết định kịp thời của các cán
bộ quản trị sẽ bị hạn chế do không gian sản xuất rộng lớn. Vì vậy, việc phối hợp ăn khớp
nhịp nhàng giữa các đơn vị thành viên trong công ty chưa cao. Khi mà xí nghiệp sản xuất
đá ốp lát MIDECO Hà Nội phải nghỉ việc do thiếu nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất thì
lượng đá khai thác tồn trong kho của các mỏ ở Bình Định, Nghệ An lại vẫn còn rất lớn.
Đây là sự bất hợp lý cần được cơng ty chú ý. Với những đặc điểm tính chất kể trên về
nguyên vật liệu, đã làm cho chi phí về nguyên vật liệu trước khi đem vào sản xuất đá


chiếm 40% giá thành sản xuất sản phẩm. Vì vậy, nếu cơng ty có thể tổ chức tốt hơn hoạt
động trong khâu khai thác chuyên chở thì lợi nhuận sẽ tăng lên rất nhiều.


2. Đặc điểm về công nghệ thiết bị
Khi lựa chọn thiết kế hoặc cải tiến một quy trình cơng nghệ phải thoản mãn các u
cầu cơ bản như đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra, đảm bảo tính chất tiên tiến của
cơng nghệ, giảm lao động chân tay nặng nhọc, cải thiện điều kiện lao động, nhưng quan
trọng hơn phải có hiệu quả kinh tế-xã hội cao. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ
thuật cho phép ngày càng sáng tạo đưa và áp dụng nhiều loại công nghệ khác nhau để sản
xuất ra những sản phẩm khác nhau. Vì thế, chúng ta cần lựa chọn cơng nghệ nào đó để
tối đa hố lợi nhuận doanh nghiệp. Hiện tại công ty MIDECO đang sử dụng công nghệ
khoan tách cơ giới kết hợp với thủ công. Với khối lượng khai thác lớn, nên việc sử dụng
lao động thủ công trong khâu này làm giảm năng suất khai thác đi rất nhiều. Khi cơng ty
có những hợp đồng lớn cần phải hoàn thành trong một thời gian ngắn thì rất khó nâng
năng suất khai thác cho kịp với tiến độ sản xuất kinh doanh. Đôi khi việc sử dụng lao
động thủ công sẽ gây ra chi phí lớn trên một đơn vị sản lượng khai thác, khi mà sản
lượng khai thác tăng lên. Việc lựa chọn công nghệ thiết bị phù hợp là rất quan trọng có ý
nghĩa tạo ra tiềm năng, nâng cao hiệu quả sử dụng lâu dài cho doanh nghiệp và ngược lại,
nếu lựa chọn sai sẽ dẫn đến hiệu quản thấp, thậm chí khơng hiệu quả mà khơng thể sửa
chữa được. Với dây chuyền sản xuất đá tấm hiện đại được đặt tại xí nghiệp sản xuất đá
MIDECO Hà Nội, được đầu tư máy móc thiết bị đồng bộ của Italia – Hàn Quốc với năng
lực sản xuất 100.000 m2 – 160.000m2 sản phẩm đá các loại /1 năm. Chi phí cho việc mua
sắm dây chuyền này rất lớn trong khi việc sử dụng lại không triệt để, hiện tại công ty chỉ
mới sử dụng 50% công suất thiết kế của dây chuyền. Đây là sự lãng phí rất lớn cần được
khắc phục kịp thời. Sở dĩ công ty chưa thể phát huy tối đa cơng suất của day chuyền vì sự
yếu kém trong khâu tiêu thụ, làm cho sản phẩm tồn kho nhiều, lượng vốn bị nằm chết
trong sản phẩm tồn kho tăng lên.


Biểu 1: Tình hình tiêu thụ và tồn kho sản phẩm của cơng ty MIDECO
Đơn vị tính: m3
Sản phẩm tiêu thụ


Năm 2000

Năm 2001

Đá khối Granite

226

181,2

Đá tấm Granite

11.506

15.753

Đá tấm Marble

3.873

1.654,61

Đá Đục

5.276

2.792

Năm 2000


Năm 2001

Đá khối Granite

547

498,71

Đá tấm Granite

8.416

9.079

Đá tấm Marble

2.050

2.252,53

Đá Đục

2.746

2.500

Sản phẩm tồn kho

Qua bảng trên, ta thấy tỉ trọng sản phẩm tồn kho/sản phẩm tiêu thụ rất cao, năm

2001 tăng so với năm 2000. Do sản phẩm tồn kho tăng lên cho nên khối lượng sản phẩm


sản xuất ra có xu hướng giảm đi vì nhu cầu thị trường không biến động lớn và việc sản
xuất ở mức độ cầm chừng, như vậy công ty sẽ khơng thể có ưu thế của qui mơ sản xuất
lớn. Cơng ty phải trích chi phí khấu hao nhiều trên 1 đơn vị sản phẩm, dẫn đến giá thành
sản xuất sản phẩm cao. Vì vậy muốn làm ăn có lãi, cơng ty phải tăng giá bán, mà điều
này thì rất khó.
Cơng nghệ thiết bị của cơng ty bên cạnh yếu tố hiênj đại, đắt tiền, cho sản phẩm
chất lượng cao thì cịn được chun mơn hố để sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu của
công ty. Việc chuyên môn hoá sản xuất này bên cạnh những ưu điểm của nó thì cũng có
hạn chế nhất định, doa khơng thể đa dạng sản phẩm sản xuất ra, kết quả năm 2001 công
ty đã không thể đáp ứng nhu cầu khác nhau về các loại màu sắc, kích cơ của đá. Nói
chung, cơng nghệ thiết bị của cơng ty sẽ phát huy thế mạnh khi mà nhu cầu của thị
trường tăng lên.

3. Đặc điểm về lao động
Cơng ty có một đội ngũ lao động có trình độ và tay nghề cao. Nếu có các biện pháp
khuyến khích thì mọi người có thể sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lao động thêm giờ, thêm ca,
trong trường hợp cơng ty có hợp đồng lớn mà phải đáp ứng trong một thời gian ngắn. Lao
động với tư cách là con người, có nhu càu về sự bình đẳng trong lao động cũng như thoả
mãn nhu cầu cá nhân, nhu cầu về các hoạt động của xã hội. Lao động là một bộ phận cấu
thành cơ bản của tổ chức cho nên phục vụ lợi ích con người là mục tiêu mà các doanh
nghiệp không thể bỏ qua. Trong những năm gần đây, do quá trình kinh doanh khơng
dược thuận lợi cho nên lượng sản phẩm sản xuất ra ít đi, người lao động nhiều lúc thiếu
việc làm và mức lương bình quân lao động trong cơng ty chỉ có 600.000 đ/tháng. Với
mức lương như vậy thì nhiều lao động có kinh nghiệm, có trình độ sẽ khơng n tâm gắn
bó với cơng ty. Họ đã bỏ đi làm bên ngồi để có một mức lương như ở xi nghiệp sản xuất
đá ốp lát MIDECO Hà Nội. Vào giai đoạn cuối 2000, xí nghiệp đang rất bận rộn thì lại
thiếu lao động thiếu tay nghề, cán bộ kỹ thuật quản lý chỉ đạo sản xuất có tâm huyết để

quản lý theo dõi, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và khắc phục sự cố. Do đó, đã xẩy ra tình
trạng thiếu máy móc cho sản xuất, thiếu những công nhân lành nghề để vận hành máy


móc. Kết quả là chất lượng gia cơng sản phẩm kém và số lượng sản phẩm ít. Nhân tố con
người có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với việc khai thác tiềm năng lao động, nó khơng chỉ
đem lại hiệuquả và sức cạnh tranh cao, mà còn đem lại lợi ích kinh tế và tinh thần to lớn
cho người lao động. Ngược lại, sẽ làm kìm hãm năng lực của người lao động. Trong số
250 lao động bình quân của cơng ty thì có tới 50 người chưa có sổ bảo hiểm xã hội, số
người này chủ yếu là công nhân. Điều này sẽ khiến cho người lao động khơng gắn bó với
cơng việc. Do những khó khăn riêng về tài chính mà các đơn vị thành viên đã không thực
hiện đầy đủ, không mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Do là ngành khai thác sản xuất
đá, một ngành lao động nặng nhọc, dễ xẩy ra tai nạn lao động cùng với môi trường làm
việc độc hại. Vì thế, với những hạn chế kể trên khiến cho người lao động khơng nhiệt
tình với cơng việc, dẫn đến năng suất lao động thấp, rất khó hồn thành các hợp đồng lớn
trong thời gian ngắn. Ngoài ra, việc trả lương công bằng cũng rất quan trọng. Hiện tại
nhiều đơn vị thành viên của công ty chưa xây dựng được định mức lao động trong một số
công việc, những cơng việc khác tuy có định mức nhưng chưa đảm bảo tính khoa học và
đi sát với thực tế. Nếu làm được việc này thì nó sẽ là cơ sở tốt để thực hiện phân công lao
động trong từng bộ phận và trong phạm vi toàn doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng kế
hoạch hành động và các kế hoạch khác của doanh nghiệp. Định mức lao động là cơ sở
đánh giá kết quả lao động trả lương hợp lý, khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách
nhiệm vật chất đối với từng cá nhân và từng bộ phận. Do chưa thực hiện được định mức
lao động sát với thực tế nên mức lương lao động có tay nghề cao cũng khơng hơn nhiều
so với lao động bình thường. Đây có thể là nguyên nhân khiến lao động có tay nghề bỏ
việc ở xí nghiệp sản xuất đá ốp lát MIDECO Hà Nội.
Lao động là yếu tố quyết định đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
quyết định đến việc sáng tạo và sử dụng các yếu tố khác của quá trình sản xuất.

4. Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty

Mặt hàng chủ yếu mà Công ty MIDECO tiến hành khai thác, chế biến và kinh
doanh trong những năm qua là thiếc, vonfram, đá Granite, đá Marble... nhưng trong
những năm gần đây Công ty đã xác định mặt hàng đá ốp lát là một thị trường phong phú,


có nhiều tiềm năng, triển vọng. Hơn nữa, Cơng ty đang được phép quản lý một số mỏ từ
miền Bắc đến miền Nam Trung Bộ nên Công ty đã tập trung đầu tư nâng cấp nhà xưởng,
máy móc để phát triển mặt hàng đá ốp lát.
- Các mặt hàng mà Công ty đang nhập khẩu chủ yếu là các thiết bị phục vụ khai thác
mỏ như: máy ủi, máy khoan, các máy móc phục vụ gia cơng chế biến đá như: máy xẻ,
máy đánh bóng, máy mài... cùng với một số vật tư đi kèm.
- Các mặt hàng mà Công ty xuất khẩu là mặt hàng đá ốp lát, đá khối xây dựng và
một số khống sản khác.
- Cơng ty trực tiếp giao dịch với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước để ký kết
các hợp đồng kinh tế, chuyển giao công nghệ, liên doanh liên kết, đầu tư phát triển các
hợp đồng dịch vụ vận tải, giao nhận bảo hiểm.
- Kết hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên, các xí nghiệp trực thuộc để cùng xây
dựng và thực hiện chiến lược thị trường, chiến lược sản xuất kinh doanh của Cơng ty.
Trong q trình hoạt động của mình, Cơng ty có thể mở rộng hoạt động không giới hạn
địa bàn cũng như thành phần kinh tế.

II. xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty

Căn cứ vào chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước, vào kết quả điều tra nghiên
cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại khống sản trên thị trường, xác định đúng đắn
khả năng, tiềm năng, nhu cầu của các tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh khoáng sản ở
trong nước để xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Dựa vào kết quả nghiên cứu thị
trường về các sản phẩm khoáng sản và tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng phục vụ sản xuất
kinh doanh khoáng sản để xây dựng kế hoạch tiêu thụ hàng năm. Công ty xác định được
một số nhiệm vụ chính sau:

- Xây dựng và thực hiện các chính sách về tài chính, tín dụng, giá cả và đầu tư phát
triển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.


- Nghiên cứu luật pháp, quy định, các thông lệ kinh doanh, nghiên cứu thị hiếu, giá
cả các loại sản phẩm khoáng sản trong nước, nghiên cứu mẫu mã chất lượng các sản
phẩm đó để phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty được thuận lợi hơn.
- Nghiên cứu đối tượng cạnh tranh để đưa ra các phương án cạnh tranh phù hợp về
các mặt: giá cả, chất lượng sản phẩm, thời hạn, phương thức giao hàng.
- Thực hiện tốt nhất các chính sách cán bộ, các chế độ quản lý tài sản, lao động, tiền
lương, quản lý và thực hiện phân phối theo lao động, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao nghiệp vụ, trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Trên cơ sở đó, hàng năm cơng ty đã lập ra các kế hoạch về sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm,...
Theo báo cáo phương hướng kế hoạch năm 2000, mục tiêu mà công ty phải đạt
dược là:
- Tổng doanh thu: 16,38 tỷ đồng, trong đó:
+ Doanh thu SXCN: 11,88 tỷ đồng.
+ Doanh thu dịch vụ khác: 4,5 tỷ đồng.
- Sản phẩm sản xuất chủ yếu:
+ Đá khối Granite:

350 m3

+ Đá tấm Granite:

20.000 m2

+ Đá tấm Marble:


6.000 m2

+ Đá Đục:

2.000 m2

+ Đá rửa:

3.000 tấn

- Trong năm 2000 sẽ hoàn thành việc đầu tư tại mỏ MIDECO Quỳ Hợp để đưa mỏ
và khai thác ổn định.
- Dự kiến đầu tư máy móc thiết bị cho trung tâm điều hành sản xuất và nghiên cứu
công nghệ vật liệu để sản xuất đá ốp lát với nguồn vốn huy động khoảng 322 triệu đồng.


- Xin trình duyệt mở nhiệm vụ và lập dự án nghiên cứu khả thi về sản xuất kim
cương nhân tạo với vốn đầu tư 3 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2000, kết quả đạt được là:
- Tổng doanh thu: 12,143 tỷ đồng, hoàn thành 74,13% kế hoạch, đạt 74% kế hoạch
của Tổng công ty giao (16,349 tỷ đồng).
- Sản phẩm sản xuất:
+ Đá khối Granite: 175 m3, hoàn thành 50% kế hoạch.
+ Đá tấm Granite: 14.681 m2, hoàn thành 49% kế hoạch.
+ Đá tấm Marble: 1.098 m2, hoàn thành 18,3% kế hoạch
+ Đá đục: 2.760 m3, hoàn thành 138% kế hoạch.
Năm 2000, trong điều kiện cực kỳ khó khăn về tài chínhvà thị trường, cơng ty chỉ
đạt kế hoạch 74% là do những tồn tại:
- Mặc dù hậu quả của khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực vẫn còn tiếp tục
ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu sản phẩm đá khối và đá tấm của công ty MIDECO,

nhưng công tác tiếp thị chào hàng của công ty và các đơn vị thành viên vẫn còn yếu kém
đang rất hạn chế trong tiếp thị ở các tỉnh lân cận và trong cả nước.
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật điều hành ở những cơng trình ốp lát xây dựng yếu kém về
năng lực, trì trệ, khơng đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và tiến độ của chủ công trình,
khơng hồn thành nhiệm vụ cơng ty giao nhưng lại có cơng trình nhà dân tự chạy để làm
ngồi.
- Trình độ quản lý của một số đơn vị thành viên yếu kém về năng lực và cả về phẩm
chất như xí nghiệp mỏ MIDECO Bình Định. Hầu hết cán bộ điều hành các đơn vị chưa
được qua các trường lớp đào tạo bồi dưỡng cơ bản về quản lý doanh nghiệp, chưa có đủ
tố chất để làm Giám đốc điều hành cơng việc ở xí nghiệp và xử lý các mối quan hệ, làm
việc tuỳ tiện không theo nguyên tắc quản lý kinh tế Nhà nước.


- Một số CBCNV có biểu hiện cơ hội, phân hố, gây bè cánh tới các xí nghiệp làm
cho nội bộ mất đồn kết, khơng chấp hành sự phân cơng công tác của thủ trưởng đơn vị
làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh chung của công ty.
- Việc chỉ đạo của các phòng ban chức năng nghiệp vụ chuyên môn của công ty đối
các đơn vị thành viên chưa sát sao và kèmtheo các giải pháp xử lý tồn tại.
- Các đơn vị thành viên thực hiện các báo cáo hiện các báo cáo định kỳ về kế hoạch,
về tài chính kế tốn và lao động tiền lương cịn yếu và chậm trễ.
Trên là những tồn tại khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của cơng ty MIDECO trong năm 2000.
Năm 2000 có thể nói là một năm khó khăn của cơng ty MIDECO, nhất là về mặt tài
chính. Trong năm 2000, cơng ty đã có đề nghị với Nhà nước giải quyết khó khăn về tài
chính, nhưng trong cơng ty xảy ra lục đục, từ những vấn đề nội bộ chưa đến mức sai
phạm, nhưng có người đã phát ngơn ra ngồi và lên Tổng Công ty một cách không trung
thực, gây nên sự hiểu lầm và dẫn tới quan hệ có lúc căng thẳng với cấp trên, cơ quan
pháp luật, làm ảnh hưởng tới quá trình xin ngân sách của Nhà nước, khó khăn đó khơng
dược giải quyết.
Sang năm 2001, tình hình có khá hơn, nhưng sản xuất vẫn khơng có gì là khả quan.

Với kế hoạch giá trị tổng sản lượng là 20,59 tỷ đồng, cơng ty chỉ hồn thành được 53,2%
(10,952 tỷ đồng), tổng doanh thu theo kế hoạch là 18,51 tỷ đồng, nhưng chỉ thực hiện
được 12,166 tỷ đồng, hồn thành 65,73% kế hoạch. Năm 2002, tình hình có vẻ khả quan
hơn. Với kế hoạch giá trị tổng sản lượng là 24,020 tỷ đồng, cơng ty đã hồn thành được
90% kế hoạch với giá trị tổng sản lượng đạt21,618 tỷ đồng, tồng doanh thu năm 2002 là
15,472 tỷ đồng, hoàn thành 80% so với kế hoạch đề ra (19,340 tỷ đồng). Sau đây bảng
tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch qua một số năm của công ty (bảng 2).
Bảng 2: Kết quả thực hiện kế hoạch qua các năm
Thực
Đơn vị

Thực

Thực

Thực

hiện

hiện

hiện

hiện

1999

2000

2001


2002

Kế
ạch 2003


tính

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Đá khối Granite

m3

131

175

266

585


400

2

Đá khối Marble

m3

-

-

-

174

750

3

Đá tấm Granite

m2

12.691

14.681

24.454


29.124

35.000

4

Đá tấm Marble

m2

2.797

1.098

1.601

5.888

6.000

5

Đá đục

m2

4.970

2.760


5.307

553

2.000

Triệu

8.688

10.852

10,952

21.618

25.340

10.866

12.143

12,166

15.478

22.494

TT


Tên sản phẩm chính

1

Giá trị TSL

đồng
Tổng doanh thu

Triệu
đồng

Bảng 3: Tỉ lệ % kế hoạch 2003 so với thực hiện các năm (tiếp bảng 2)

Tỉ lệ % kế hoạch 2003 so với thực hiện các năm
(5)/(1)

(5)/(2)

(5)/(3)

(5)/(4)

TT

(6)

(7)


(8)

(9)

1

305,34

228,57

150,37

68,37

2

-

-

-

431,03

3

275,78

238,4


143,13

120,18

4

214,51

546,45

374,76

102


5

40,24

72,46

37,68

361,66

Một số kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4: Kết quả hoạt động qua các năm

TT


Chỉ tiêu

Đơnvị tính

2000

2001

2002

1

Kim ngạch xuất khẩu

1.000 USD

164,3

183,8

216,8

2

Các khoản nộp ngân sách

Triệu đồng

380


430,6

536,5

3

Lao động sử dụng

Người

270

274

281

4

Tổng quỹ lương

Triệu đồng

1.800

2.049

2.245

5


Tiền lương bình quân

Đồng/ tháng

710.000

730.000

780.000

III. Tình hình cơng nghệ marketing bán bn ở cơng ty MIDECO

1. Nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường bán buôn trọng điểm
Đối vối tất cả mọi công ty kinh doang để kinh doanh có hiệu quả việc làm cần thiết
là phải nghiên cứu thị trường để phân đoạn thị trường trọng điểm và xác định nhu cầu thị
trường của mình. Đó là nội hoạt động của cơng ty thu được hiệu quả cao nhất. Lý do phải
nghiên cứu thị trường và xác lập thị trường trọng điểm rất đơn giản vì thị trường tổng thể
ln gồm một số lượng rất lớn khách hàng vốn có nhu cầu đặc tính mua và khả năng tài
chính khác nhau sẽ khơng có một doanh nghiệp nào có thể với tới tất cả khách hàng tiềm
năng.


Các mặt hàng của cơng ty khơng chỉ có riêng mỗi cơng ty cung cấp mà cịn rất nhiều
cơng ty, cửa hàng,... kinh doanh như xí nghiệp đá ốp lát Đơng Anh hay xí nghiệp đá ốp
lát An Dương,...
Hiện nay thi trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đã có mạng lướii tiêu thụ khá tốt
ở trong nước, các sản phẩm của công ty đã bắt đầu quen với lớp người tiêu dùng Việt
Nam. Ngày nay khi nói đến đá ốp lát thì người ta nghĩ ngay đến sản phẩm đá ốp lát của
cơng ty Phát trỉển khống sản. Những cơng trình địi hỏi chất lượng sản phẩm xây dựng
cao như là các cơng trình có vốn đầu tư nước ngoài như METROL, HITC,DAEWO,...

đều sử dụng sản phẩm đá ốp lát của cơng ty.
Đối với thị trường nước ngồi, cơng ty đã quan hệ với nhiều bạn hàng có tiềm năng
lớn, công ty luôn cố gắng giữ mối quan hệ bán buôn tốt. Sản phẩm của công ty bước đầu
đã tạo được uy tín đối với nhà nhập khẩu. Giá sản phẩm của cơng ty nhìn chung tương
đối rẻ, hiện nay nhu cầu của thị trường nước ngoài đối với sản phẩm đá ốp lát của công ty
tăng, nhưng khả năng đáp ứng còn hạn chế. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế mức sống
của nhân dân cũng được nâng cao nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đá ốp lát ở các hộ gia đình
trong nước ngày càng mở rộng. Nhiều mẫu mã, màu sắc sản phẩm mà khách nước ngồi
ưa thích, cơng ty chưa đáp ứng được. Hiện nay sản phẩm của cơng ty đã có mặt trên
nhiều nước trên thế giới.
Thị trường bán buôn trọng điểm của cơng ty là các thành phố lớn có mức thu nhập
cao như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế,… Công ty không những chỉ
xác định thị trường trọng điểm ở trong nước mà còn xác địng cả ở thị trường nước ngoài
như Nhật bản, Thái Lan, Malaysia,...

2. Xác lập marketing –mix bán bn hàng hóa

2.1. Quyết định mặt hàng kinh doanh
Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của marketing –mix .chiến lược sản phẩm
đòi hỏi phải đưa ra dược những quyết định hài hoà về danh mục sản phẩm, chủng lại sản


phẩm, nắm bắt được tầm quan trọng trong việc quyết định mặt hàng kinh doanh, công ty
MIDECO luôn quan trọng mặt hàng sản xuất kinh doanh của mình, ln thay đổi mẫu mã
sản phẩm các mặt hàng để phù hợp các loại nhu cầu của khách hàng. Mặt khác công ty
khơng thể kinh doanh tồn bộ những mặt hàng về đá được vì vậy nó sẽ khơng đảm bảo
mục tiêu kinh doanh, lợi và thế lực của công ty. Do đó cơng ty đã tiến hành lựa chọn mặt
hàng cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đảm bảo môi trường chung của chiến
lược marketing. Đối với mặt hàng đá granite thì nguyên liệu được khai thác từ các mỏ
như mỏ hịn chà (Bình Định), mỏ Thung Dược (Thanh Hố),…


2.2. Quyết định về giá kinh doanh
Cơng ty MIDECO áp dụng qui trình tính giá giá dựa trên việc phân tích và tính tốn
chi phí xác định giá của đối thủ cạnh tranh và giá thị trường, phân tích điểm hồ vốn,
phân tích mức giá dự kiến bán. Lúc này, tuỳ thuộc vào môi trường của công ty để công ty
lựa chọn mức giá phù hợp. Hiện tại công ty chọn mức giá dự kiến để tối thiểu hoá lợi
nhuận.
Pdk = Psx + CFql + CFbh+LN
Trong đó: Pdk: giá dự kiến
Pm: giá mua
CFql: chi phí quản lý
CFbh: chi phí bảo hiểm
Mặt hàng của công ty thường bán buôn cho các cửa hàng kinh doanh và xuất khẩu.
Đối với khách hàng mua khối lượng lớn sẽ chiết khấu theo khối lượng hàng hóa mà
khách hàng đã mua.

2.3. Quyết định kênh phân phối
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của các công ty kinh doanh là lợi nhuận. Lợi
nnhuận càng cao càng tốt.


Kênh phân phối có ảnh hưởng một phần tới mục tiêu lợi nhuận của công ty. Vậy
làm thế nào để giảm được chi phí trong kênh phân phối?. Trong kinh doanh bán bn,
kênh phân phối rất quan trọng, nó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty và
tăng khả năng khối lượng hàng hóa. Biết được tầm quan trọng của kênh phân phối, công
ty MIDECO quyết định kênh phân phối ngắn để phân phối các mặt hàng.
Với kênh phân phối đó, số khâu lưu chuyển hàng hóa giảm. Đây chính là hệ thống
kênh phân phối mà các nhà bán bn thường sử dụng. Nó tạo điều kiện cho khách hàng
không phải qua nhiều khâu trung gian nữa mà trực tiếp lấy hàng ngay. Do điều kiện bán
buôn, công ty MIDECO đã thiết lập một số kho hàng và một số đội xe chuyên vận

chuyển nhanh, kịp tời, đáp ứng nhu cầu khách hàng về thời gian, đây cũng là một lợi thế
nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
2.4. Quyết định xúc tiến hỗn hợp
Quyết định phối thức xúc tiến hỗn hợp là quyết định những hoạt động khác nhau
mà công ty tiến hành để thơng tin và cổ động cho hàng hóa của mình đối với thị trường
mục tiêu.
Ngày nay, hệ thống Cơng nghệ thơng tin hiện đại đã góp phần khơng nhỏ cho hoạt
động phối thức, xúc tiến hỗn hợp. Việc mua bán trên mạng internet, qua thư điện tử và
điện thoại ngày càng trở lên phổ biến với các công ty kinh doanh. Nắm bắt được xu
hướng đó cơng ty đã nối mạng và đăng quảng cáo trên mạng. Tuy nhiên nội dung quảng
cáo chỉ rất đơn giản và chỉ phù hợp với khách hàng quốc tế. Công ty chỉ giới thiệu tình
hình kinh doanh chủ yếu như:
- Tên và địa chỉ công ty.
- Số điện thoại, số fax.
- Số tài khoản.
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của cơng ty như cơng ty có những mỏ
nào để khai thác, sử dụng các máy móc nào,…
- Giới thiệu các mặt hàng mà công ty sản xuất kinh doanh như các loại đá granite,
đá slab, đá marble,…


Ngoầi ra trong quan hệ công chúng, công ty thường tổ chức các buổi hội thảo và
đóng góp từ thiện.
Ngân sách xúc tiến hỗn hợp: chi phí cho các hoạt động xúc tiến hỗn hợp phụ thuộc
vào lợi huận hàng năm. Nếu năm nào lợi nhuận cao thì ngân sách dùng cho quảng cáo
cao và ngược lại,...

3. Lựa chọn công nghệ bán buôn
Công ty MIDECO bán buôn mặt hàng đá granite chủ yếu dựa vào công nghệ
marketing bán buôn của đơn đặt hàng, bán buôn qua hiệp thương và ký kết hợp đồng.


3.1.Công nghệ marketing bán buôn mặt hàng đá granite qua đơn dặt hàng
Đây là công nghệ bán buôn chủ yếu và quan trọng đối với công ty. Do sản phẩm của
cơng ty có chất lượng cao, giá cả là cao so với thị trường trong nước nhưng lại là thấp so
với thị trường nước ngoài. Nên khách hàng thường gửi đơn đặt hàng đến cơng ty. Phịng
kinh doanh sẽ tiếp nhận đơn đặt hàng sau đó cơng ty sẽ liên hệ với xí nghiệp sản xuất, và
chuẩn bị lô hàng để chuyển vào kho hay chuyển đến cho khách hàng. Ưu điểm của Công
nghệ này là tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để công ty có điều kiện chuẩn bị tốt
về mặt hàng.
Nhưng với Cơng nghệ này, công ty sẽ không thể tránh khỏi rủi ro đó là kém linh
hoạt về giá cả và bỏ lỡ những cơ hội kinh doanh hấp dẫn khác do tập trung hoàn thiện các
hợp đồng hiện tại. Dưới đây là mơ hình Cơng nghệ marketing bán bn mặt hàng đá
granite qua đơn đặt hàng của cơng ty MIDECO (hình 2).

Hình 2: Cơng nghệ marketing bán bn

Tiếp nhận đơn đặt hàng và ký hợp
đồng mua bán

Tập trung đơn đặt
hàng


Các bên tiến hành thương lượng và
ký kết hợp đồng
Doanh nghiệp chuẩn bị hàng hoá và
giấy tờ liên quan
Giao cho khách
hàng
Thanh lý hợp đồng


3.2.Công nghệ marketing bán buôn qua hiệp thương thương mại và ký kết hợp
đồng mua bán
Trong kinh doanh bán buôn, hiệp thương thương mại và ký kết hợp đồng mua bán
có vai trị quan trọng và nó là mục tiêu cuối cùng của một Công nghệ bán hàng nào. Vì
vậy, cơng ty phải thực hiện tốt các Cơng nghệ bán của mình thì mới mong đi đến mục
tiêu cuối cùnglà hiệp thương thương mại và ký kết hợp đồng mua bán.
Đối với công ty MIDECO hiệp thương thương mại là một nghệ thuật giao tiếp
không ai giống ai nhưng đều dựa trên nguyên tắc:
- Tự do đòi hỏi đối tác.
- Bình đẳng ngang nhau.
- Hai bên cùng thảo luận.


×