CHỦ ĐỀ A. Bài 1. DỮ LIỆU, THÔNG TIN VÀ XỬ LÝ THƠNG TIN
Câu 1: Thơng tin là gì?
A. Các văn bản và số liệu
B. Hiểu biết của con người về một thực thể, sự vật, khái niệm, hiện tượng nào đó
C. Văn bản, Hình ảnh, âm thanh
D. Hình ảnh, âm thanh
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dữ liệu chỉ có ở trong máy tính
B. Dữ liệu là những giá trị số do con người nghĩ ra
C. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh
D. Dữ liệu chỉ có thể được hiểu bởi những người có trình độ cao
Câu 3: Thơng tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:
A. Hình ảnh
B. Văn bản
C. Dãy bit
D. Âm thanh
Câu 4: Giả sử em là lớp trưởng của lớp. Theo em, thông tin nào không phải là thơng tin cần xử lí
(thơng tin vào) để xếp loại các tổ cuối tuần?
A. Số lượng bạn ăn bán trú
B. Số các bạn bị ghi tên vì đi muộn
C. Số bạn không mặc áo đồng phục
D. Số bạn bị cô giáo nhắc nhở
Câu 5: Hãy chọn phương án ghép đúng: mã hóa thơng tin thành dữ liệu là q trình
A. Chuyển thơng tin bên ngồi thành thơng tin bên trong máy tính
B. Chuyển thơng tin về dạng mà máy tính có thể xử lí được
C. Chuyển thơng tin về dạng mã ASCII
D. Thay đổi hình thức biểu diễn để người khác không hiểu được
Câu 6: Mắt thường không thể tiếp nhận những thông tin nào dưới đây?
A. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học
B. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu
C. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp
D. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ
Câu 7: Thơng tin có thể giúp con người:
A. Nắm được quy luật của tự nhiên và do đó trở nên mạnh mẽ hơn
B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh
C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội
D. Tất cả các khẳng định trên đều đúng
Câu 8: Cho tình huống: Em đang ngồi trong lớp chờ giờ học bắt đầu, em thấy thầy giáo (cô giáo) bước
vào lớp. Hãy cho biết thơng tin em vừa nhận được là gì?
A. Thầy giáo (cô giáo) bước vào lớp
B. Đứng dậy chào thầy giáo (cô giáo)
C. Em đang ngồi trong lớp
D. Giờ học bắt đầu
Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng về lợi ích của thơng tin?
A. Có độ tin cậy cao, khơng phụ thuộc vào dữ liệu
B. Đem lại hiểu biết và giúp con người có những lựa chọn tốt
C. Có độ tin cậy cao, đem lại hiểu biết cho con người
D. Đem lại hiểu biết cho con người, không phụ thuộc vào dữ liệu
Câu 10: Tai người bình thường có thể tiếp nhận thông tin nào dưới đây:
A. Đi học mang theo áo mưa
B. Tiếng chim hót
C. Ăn sáng trước khi đến trường
D. Hẹn bạn Hương cùng đi học
Câu 11: Trong lưu trữ và trao đổi thông tin của con người, thì “thơng tin” là
A. Nội dung
B. Hình thức thể hiện
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 12: Trong lưu trữ và trao đổi thơng tin của con người, thì “dữ liệu” là
A. Nội dung
B. Hình thức thể hiện
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 13: Đâu là đầu vào trong bài tốn xử lý thơng tin?
A. Thơng tin hữu ích
B. Dữ liệu (nguồn thơng tin)
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 14: Đâu là đầu ra trong bài tốn xử lý thơng tin?
A. Thơng tin hữu ích
B. Dữ liệu (nguồn thơng tin)
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 15: Các bước xử lý thơng tin trong máy tính gồm
1. Nhận dữ liệu vào
2. Xử lý dữ liệu
3. Chuyển thành dữ liệu số
4. Đưa kết quả xử lý ra cho con người
Hỏi, trình tự nào đúng?
A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 3, 2, 4
C. 2, 1, 3, 4
D. 3, 1, 2, 4
Câu thông hiểu
Câu 16: Cho bảng xếp hạng và điều An nói khẳng định nào sau đây đúng
A. Bảng xếp hạng là thơng tin, điều An nói là dữ liệu,
B. Bảng xếp hạng là dữ liệu, Điều An nói là thơng tin,
C. Điều An nói và bảng xếp hạng là thơng tin
D. Điều An nói và bảng xếp hạng là dữ liệu
CHỦ ĐỀ A- BÀI 2. SỰ ƯU VIỆT CỦA MÁY TÍNH VÀ NHỮNG THÀNH TỰU CỦA TIN HỌC
Câu 1: Khi nói về thành tựu của ngành tin học, khẳng định nào sau đây là sai:
A. Thành tựu của trí tuệ nhân tạo là sự ra đời của Robot
B. Internet là một thành tự làm thay đổi xã hội loài người
C. Ngày nay con người có thể lướt web bằng đầu ngón tay, ra lênh cho máy bằng lời nói.
D. Ngơn ngữ lập trình mới bắt đầu được phát triển trong 2 năm gần đây.
Câu 2: Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về máy tính?
A. Máy tính có tốc độ xử lí nhanh
B. Máy tính có khả năng lưu trữ lượng thơng tin lớn
C. Máy tính ngày càng nhỏ gọn
D. Máy tính khơng thể kết nối được với nhau
Câu 3: Những ưu việt của máy tính điện tử là gì?
A. Máy tính có thể làm việc đến 24 giờ trong một ngày và nhiều ngày liên tiếp
B. Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thơng tin
C. Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng và các mạng máy tính tạo ra khả năng thu thập và
xử lí thơng tin rất tốt
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 4: Phát biểu nào dưới đây về khả năng của máy tính là phù hợp nhất?
A. Giải trí
B. Cơng cụ xử lí thơng tin
C. Lập trình và soạn thảo văn bản
D. A, B, C đều đúng
Câu 5: Đặc điểm nổi bật của xã hội hiện nay là gì?
A. Sự ra đời của các phương tiện giao thông
B. Sự ra đời của máy bay
C. Sự ra đời của máy tính điện tử
D. Sự ra đời của máy cơ khí
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là sai? Vì sao?
A. Giá thành máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của máy tính ngày càng cao
B. Các chương trình trên máy tính ngày càng đáp ứng được nhiều ứng dụng thực tế và dễ sử dụng hơn
C. Máy tính ra đời làm thay đổi phương thức quản lí và giao tiếp trong xã hội
D. Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp
Câu 7: Hãy chọn phương án ghép đúng nhất: Máy tính trở thành công cụ lao động không thể thiếu
được trong xã hội hiện đại vì:
A. Máy tính cho ta khả năng lưu trữ và xử lý thơng tin
B. Máy tính giúp cho con người giải tất cả các bài tốn khó
C. Máy tính là cơng cụ soạn thảo văn bản và cho ta truy cập vào Internet để tìm kiếm thơng tin
D. Máy tính tính tốn cực kì nhanh và chính xác
Câu 8: Máy tính là một cơng cụ dùng để:
A. Xử lý thơng tin
B. Chơi trị chơi
C. Học tập
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 9: Nền văn minh thông tin gắn liền với loại công cụ nào?
A. Động cơ hơi nước
B. Máy điện thoại
C. Máy tính điện tử
D. Máy phát điện
Câu 10: Chọn nhóm từ thích hợp điền vào đoạn sau: Ngành tin học gắn liền với…… và ……máy tính
điện tử.
A. Sự phát triển, sử dụng
B. Sử dụng, tiêu thụ
C. Sự phát triển, tiêu thụ
D. Tiêu thụ, sự phát triển
Câu 11: Đơn vị nhỏ nhất để đo lượng thông tin là đơn vị nào trong các đơn vị sau?
A. Byte
B. Megabyte
C. Kilobyte
D. Yottabyte
Câu 12: Ở Việt Nam, internet chính thức được cung cấp cho người dân cả nước sử dụng vào năm nào?
A. 1997
B. 1998
C. 1999
D. 2000
Câu 13: Người máy ASIMO 2000 của Honda, hệ thống máy tính Watson của IBM, phần mềm
AlphaGo của Google, cô người máy Grace…Là những thành tựu nổi bật của lĩnh vực nào là chính xác
nhất?
A. Trí tuệ nhân tạo
B. Kinh tế
C. Chính trị
D. Xã hội
Câu 14: Người ta có thể lướt web bằng đầu ngón tay, ra lệnh cho máy tìm kiếm bằng giọng nói…là các
thành tựu của tin học nổi bật ở thời kỳ nào là chính xác nhất?
A. Năm 1936
B. Cuối những năm 50 thế kỷ XX
C. Cuối những năm 60 thế kỷ XX
D. Hiện nay
Câu thông hiểu
Câu 15: Khi xem thơng tin về cấu hình máy tính như hình sau, em sẽ biết được tốc độ của bộ xử lí là
bao nhiêu?
A. i5
B. 400 GHZ
C. 2.7 GHZ
D. 11
CHỦ ĐỀ A - BÀI 3 - THỰC HÀNH SỬ DỤNG THIẾT BỊ SỐ
Câu 1: Đâu là cách tắt máy tính đúng cách?
A. Rút ổ cắm điện
B. Nhấn nút nguồn
C. Nháy chuột vào nút lệnh Shutdown
D. Khơng có đáp án đúng
Câu 2: Đâu là cách bảo đảm an toàn dữ liệu cá nhân?
A. Dùng mật khẩu và thay đổi mật khẩu thường xuyên
B. Nên chủ động khóa máy nếu tạm dừng trong thời gian ngắn, cho máy “ngủ” nếu dừng lâu hơn, tránh
người khác xem, sao chép hoặc phá hỏng dữ liệu trên máy
C. Đăng xuất khi chuyển cho người khác dùng, không cần phải tắt máy
D. Cả A, B, C đều đúng
CHỦ ĐỀ A- BÀI 4- TIN HỌC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Câu 1: Thiết bị nào trong những thiết bị sau là thiết bị thông minh?
A. Máy hút bụi
B. Robot lau nhà
C. Chổi quét nhà
D. Máy hút mùi
Câu 2: Thiết bị nào dưới đây là thiết bị thông minh?
A. Đồng hồ kết nối với điện thoại qua Bluetooth.
B. Cân
C. Ổ cắm
D. Khóa đa năng
Câu 3: Đồ dùng được gọi là thông minh khi:
A. Có khả năng xử lí thơng tin, kết nối với người dùng hoặc kết nối với các thiết bị khác, có thể hoạt động
tương tác và tự chủ ở một mức độ nào đó
B. Có thể tính tốn
C. Hoạt động theo một quy trình giống nhau
D. Có sạc pin
Câu 4: Lợi ích của Tin học là gì?
A. Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội
B. Sự phát triển của các mạng máy tính, đặc biệt là Internet, làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ
biến
C. Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí
D. Cả A, B và C
Câu 5: Tác động của tin học đối với xã hội là?
A. Sự phát triển của tin học cũng làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành các hoạt động xã hội
B. Những thiết bị hiện đại và tiện ích do tin học mang lại cũng góp phần thay đổi phong các sống của con
người
C. Góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như khoa
học xã hội
D. Cả A, B và C
Câu 6: Tin học và máy tính ngày nay đã thực sự trở thành động lực và lực lượng sản xuất, góp phần
phát triển?
A. Kinh tế
B. Xã hội
C. Kinh tế xã hội
D. Game online
Câu 7: Những hành vi nào vi phạm pháp luật trong sử dụng Tin học?
A. Tung những hình ảnh, phim đồi trị lên mạng
B. Xâm phạm thơng tin cá nhân hoặc của tập thể nào đó. Sao chép bản quyền không hợp pháp
C. Lây lan virus qua mạng
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8: Tin học và máy tính là cơ sở của sự ra đời và phát triển của?
A. Xã hội tin học hóa
B. Mạng máy tính
C. Nền kinh tế tri thức
D. Internet
Câu 9: Những khó khăn gì khi Tin học phát triển?
A. Mất nhiều thời gian để học hỏi tìm hiểu
B. Kinh tế khác nhau nên việc áp dụng tin học còn hạn chế
C. Lợi dụng Internet để thực hiện những hành vi xấu
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 10: Tiền đề quyết định cho sự phát triển nền kinh tế tri thức là?
A. Tin học
B. Máy tính
C. Internet
D. Xã hội tin học hóa
Câu 11: Những hoạt động nào được gọi là xã hội hóa?
A. Bán hàng qua mạng
B. Học trực tuyến
C. Xem truyền hình trực tuyến, nói chuyện điện thoại qua mạng
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 12: Những hành vi nào thiếu văn hóa của học sinh khi thực hành tin học?
A. Chưa được phép của giáo viên khi thực hành
B. Chơi game trong giờ thực hành
C. Cả câu A, câu B đều đúng
D. Câu A đúng, B sai
Câu 13: Kỹ thuật số, công nghệ sinh học, vật lý là 3 trụ cột chính được phát triển của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ mấy?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14: Theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 15/9/2021 đưa tin: Ngân hàng thế giới đưa
ra chiến lược phát triển bốn lĩnh vực (gọi là 4 trụ cột) để chuyển sang kinh tế tri thức. Đó là?
A. Thể chế và mơi trường kinh doanh. Khoa học và công nghệ. Giáo dục và đào tạo. Công nghệ thông tin và
truyền thông
B. Thể chế và môi trường kinh doanh. Khoa học và công nghệ. Giáo dục và đào tạo. Y tế
C. Thể chế và môi trường kinh doanh. Marketing. Giáo dục và đào tạo. Công nghệ thông tin và truyền thông
D. Thể chế và môi trường kinh doanh. Khoa học và công nghệ. Giáo dục và đào tạo. Marketing
Câu 15: Ngân hàng thế giới đưa ra 4 trụ cột để chuyển sang kinh tế tri thức, vậy dưới đây đâu là hai
trong bốn trụ cột đó?
A. Doanh nghiệp và nhà đầu tư
B. Giáo dục, đào tạo và công nghệ thông tin, truyền thông
C. Công nghệ thông tin và nhà nước
D. Công nghệ thông tin và doanh nghiệp
Câu 16: Đồ dùng, thiết bị có khả năng xử lý thơng tin, kết nối với người dùng hoặc kết nối với các thiết
bị khác, có thể hoạt động tương tác và tự chủ ở 1 mức độ nào đó. Được gọi là gì?
A. Đồ dùng, thiết bị thơng minh
B. Đồ dùng, thiết bị đời mới
C. Đồ dùng, thiết bị hiện đại
D. Đồ dùng, thiết bị đẳng cấp
Câu 17: Khi nói về đồ dùng thơng minh thì khẳng định nào là sai?
A. Đồ dùng được gọi là thơng minh khi có khả năng kết nối với người dùng
B. Đồ dùng được gọi là thơng minh khi có khả năng xử lí thơng tin
C. Đồ dùng được gọi là thơng minh khi có khả năng kết nối thiết bị khác
D. Đồ dùng được gọi là thơng minh khi có khả năng kết nối với chỉ riêng máy tính để bàn
01 thơng hiểu
Câu 18: Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các dịch vụ Ngân hàng số (Digital Banking) trong đó có
dịch vụ E - Banking, vậy E - Banking là dịch vụ gì?
A. Dịch vụ ngân hàng điện tử
B. Dịch vụ ngân hàng số
C. Dịch vụ chính phủ điện tử
D. Dịch vụ ví điện tử
CHỦ ĐỀ B BÀI 1- MẠNG MÁY TÍNH VỚI CUỘC SỐNG
Câu 1: Trước kia một dịch vụ văn bản hoặc lời nói từ một ngơn ngữ này sang một ngơn ngữ khác là
điều khó khăn. Ngày nay, với sự giúp đỡ của phần mềm dịch tự động có thể dễ dàng thực hiện việc đó.
Em xếp phần mềm đó vào nhóm nào sau đây?
A. Nâng cao chất lượng cuộc sống
B. Mở rộng phương thức làm việc và nâng cao chất lượng công việc
C. Mở rộng phương thức học tập
D. Không thuộc nhóm nào
Câu 2: Chọn phản ánh tác động tích cực của mạng máy tính?
A. Khi làm bài tập về nhà, đầu tiên An vào mạng để tìm kiếm đáp án hoặc gợi ý có sẵn
B. Nhờ học trực tuyến một cách có phương pháp, học lực của Bình được cài thiện rõ rệt
C. Nháy chuột vào một quảng cáo hấp dẫn rồi được chuyển tới một trang web lạ
dễ dẫn đến bị lây nhiễm virut
D. Người bị lộ thông tin cá nhân rất có thể bị đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng
Câu thông hiểu
Câu 3: Để tránh cho máy tính bị lây nhiễm phần mềm độc hại ta thực hiện?
A. Tải về phần mềm tại trang web không đáng tin cậy
B. Dùng USB để sao chép tệp từ máy tính lại mà khơng kiểm tra bằng phần mềm diệt virus
C. Nháy chuột vào một quảng cáo hấp dẫn rồi được chuyển tới một trang web lạ
D. Sử dụng phần mềm diệt virus
Câu 4: Chúng ta nên làm gì để tự bảo vệ bản thân khi sử dụng mạng xã hội?
A. Cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội
B. Luôn đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng
C. Cân nhắc trước khi chia sẻ hình ảnh, video clip hay thông tin trên mạng xã hội
D. Tất cả các phương án trên
Câu 5: Muốn bảo vệ dữ liệu trên máy tính khi dùng internet, em cần làm gì?
A. Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus
B. Tải các phần mềm ứng dụng không rõ nguồn gốc về máy tính
C. Cung cấp thơng tin cá nhân trên mạng xã hội
D. Truy cập vào các liên kết lạ
Câu 6: Khi sử dụng mạng máy tính ta sẽ được các lợi ích:
A. Chia sẻ tài nguyên (ổ cứng, cơ sở dữ liệu, máy in, các phần mềm tiện ích, …)
B. Quản lý tập trung, bảo mật và backup tốt
C. sử dụng các dịch vụ mạng
D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Mạng Internet là sự phát triển của:
A. Các hệ thống mạng LAN
B. Các hệ thống mạng WAN
C. Các hệ thống mạng Intranet
D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Đâu là hiện tượng bắt nạt qua mạng?
A. Gửi những thông điệp hoặc tin nhắn có nội dung xấu tới email hoặc điện thoại di động tới một ai đó
B. Phát tán những tin đồn nhảm, có tính chất xúc phạm và làm nhục qua mạng
C. Gửi những tin nhắn gây tổn thương hoặc đe dọa lên các trang mạng xã hội hoặc các trang web/blog
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 9: Biện pháp nào bảo vệ thông tin cá nhân không đúng khi truy cập mạng?
A. Không ghi chép thơng tin cá nhân ở nơi người khác có thể đọc
B. Giữ máy tính khơng nhiễm phần mềm gián điệp
C. Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng
D. Đăng tải tất cả thông tin cá nhân lên mạng cho mọi người cùng biết
Câu 10: Biện pháp nào phòng chống hành vi bắt nạt trên mạng?
A. Không kết bạn dễ dãi trên mạng.
B. Không trả lời thư từ với kẻ bắt nạt trên diễn đàn.
C. Chia sẻ với bố mẹ, thầy cô.
D. Tất cả đều đúng
Câu 11: Tác động của virus đối với người dùng và máy tính?
A. Gây khó chịu với người dùng.
B. Làm hỏng phần mềm khác trong máy.
C. Xóa dữ liệu, làm tê liệt máy tính.
D. Tất cả đều đúng
Câu 12: Phần mềm độc hại viết ra có tác dụng gì?
A. Dùng để hỗ trợ các ứng dụng
B. Dùng với ý đồ xấu, gây ra tác động khơng mong muốn
C. Cải thiện khả năng xử lí của máy tính
D. Tất cả đều đúng
Câu 13: Đâu là hiện tượng bắt nạt qua mạng?
A. Lấy trộm thông tin cá nhân của ai đó rồi lẻn vào tài khoản của họ để phá hoại hoặc gửi những thông điệp
gây hại.
B. Làm giả một ai đó khác trên mạng để làm tổn thương người khác
C. Lấy những bức hình/clip riêng tư hoặc khơng được đẹp của một ai đó rồi lan truyền qua Internet và mạng
xã hội
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 14: Đâu là 1 trong những tác hại của Internet?
A. Bị lừa đảo qua mạng
B. Tìm tài liệu học tập
C. Giải trí sau giờ làm việc, học tập
D. Mua bán online dễ dàng hơn
Câu 15: Một số công việc đặc thù có thể cho phép nhân viên làm việc tại nhà thay vì phải tới cơng sở
là?
A. Lập trình, viết app, thiết kế bài giảng, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử,…
B. Thi cơng cơng trình xây dựng, cầu cống, đường xá…
C. Lắp đặt hệ thống điện nước trong siêu thị
D. Thăm qua thực địa các khu rừng sinh thái
Câu 16: Để tránh các phần mềm độc hại, chúng ta cần
A. Sử dụng phần mềm diệt virut
B. Khơng tị mị, truy cập các đường Link lạ
C. Sử dụng mật khẩu mạnh (gồm chữ, số, kí hiệu đặc biệt…)
D. Cả A, B, C
Câu 17: Để bảo vệ dữ liệu, chúng ta cần
A. Không nên gửi các thông tin cá nhân quan trọng qua thư điện tử
B. Không nên đăng nhập máy tính cơng cộng, dùng Wifi cơng cộng
C. Nên dùng phương pháp bảo mật “Xác thực 2 bước”.
D. Cả A, B, C
Câu 18: Nếu so sánh về khía cạnh chi phí, thì các kênh liên lạc qua Internet như: email, chat, mạng xã
hội (Gọi chung là phương thức A) với việc gửi thư qua bưu điện (Gọi chung là phương thức B) thì
A. A thấp hơn B
B. A bằng B
C. A cao hơn B
D. Không xác định được
Câu 19: Nếu so sánh về khía cạnh thời gian vận chuyển, thì các kênh liên lạc qua Internet như: email,
chat, mạng xã hội (Gọi chung là phương thức A) với việc gửi thư qua bưu điện (Gọi chung là phương
thức B) thì
A. A ngắn hơn B
B. A bằng B
C. A lâu hơn B
D. Không xác định được
Câu 20: Nếu so sánh về khía cạnh mức độ thuận tiện cho người dùng, thì các kênh liên lạc qua
Internet như: email, chat, mạng xã hội (Gọi chung là phương thức A) với việc gửi thư qua bưu điện
(Gọi chung là phương thức B) thì
A. A thuận tiện hơn B
B. A và B như nhau
C. A không thuận tiện bằng B
D. Không xác định được
CHỦ ĐỀ B BÀI 2- ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ INTERNET VẠN VẬT
Câu 1: Chọn phát biểu sai:
A. Iot là hệ thống liên mạng bao gồm các phương tiện và vật dụng, các thiết bị thông minh
B. Cảm biến là thiết bị điện tử có khả năng tự động cảm nhận và giám sát những trạng thái của môi trường
như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
C. Mạng LAN kết nối với các máy tính ở phạm vi tồn thế giới
D. Máy chủ là loại máy tính đặc biệt có khả năng lưu trữ và tính tốn rất mạnh, cung cấp dịch vụ lưu trữ và
xử lí cho nhiều máy tính khác
Câu 2: Trường hợp nào khơng thích hợp để sử dụng mạng LAN?
A. Tòa nhà
B. Cơ quan
C. Nhà riêng
D. Quận/huyện
Câu 3: Phát biểu nào sau đây khơng chính xác?
A. Mạng không dây thuận tiện cho những người di chuyển nhiều
B. Mạng khơng dây dễ dàng lắp đặt hơn vì không cần khoan đục và lắp đặt đường dây
C. Mạng không dây thường được sử dụng cho các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại…
D. Mạng khơng dây nhanh và ổn định hơn mạng có dây
Câu 4: Đâu không phải là ưu điểm của mạng không dây?
A. Kết nối nhanh chóng, tiện lợi, dễ dàng thêm thiết bị mới
B. Tín hiệu mạng ổn định, khơng bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết
C. Không cần dây cáp
D. Không hạn chế số lượng thiết bị kết nối
Câu 5: Phát biểu đúng về điện tốn đám mây?
A. Nó sẽ ln rẻ hơn và an tồn hơn so với máy tính cục bộ
B. Bạn có thể truy cập dữ liệu của mình từ bất kỳ máy tính nào trên thế giới, miễn là bạn có kết nối Internet
C. Chỉ có một vài công ty nhỏ đang đầu tư vào công nghệ, làm cho nó trở thành một cơng việc mạo hiểm
D. Bạn có thể truy cập dữ liệu của mình từ bất kỳ máy tính nào trên thế giới
Câu 6: Đâu không phải là đặc điểm của Internet?
A. Phủ khắp thế giới
B. Tạo nhánh từ các mạng nhỏ
C. Chỉ mang lại lợi ích cho con người trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội
D. Khơng thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức nào
Câu 7: Đâu không phải ưu điểm của điện toán đám mây?
A. Giảm chi phí
B. Dễ sử dụng, tiện lợi
C. Tận dụng tối đa tài nguyên
D. An toàn dữ liệu
Câu 8: Tên tiếng anh của điện tốn đám mây là gì?
A. Gmail
B. Zoom Cloud Meeting
C. Cloud Computing
D. Google Meet
Câu 9: Điện toán đám mây không thể cung cấp những dịch vụ nào trong các dịch vụ sau:
A. Dịch vụ lưu trữ
B. Dịch vụ thư tín điện tử
C. Dịch vụ bảo trì phần cứng và phần mềm tại gia đình
D. Dịch vụ cung cấp máy chủ
Câu 10: Mạng LAN là viết tắt của cụm từ nào?
A. Local Arian Network
B. Lomal Area Network
C. Local Area
D. Local Area Network
Câu 11: Đâu không phải là dịch vụ lưu trữ qua điện toán đám mây?
A. Dropbox
B. Google Drive
C. iCoud
D. Paint
Câu 12: Mơ tả nào sau đây nói về Internet là sai?
A. Là một mạng máy tính
B. Có phạm vi bao phủ khắp thế giới
C. Hàng tỉ người truy cập và sử dụng
D. Là tài sản và hoạt động dưới sự quản lí của một cơng ty tin học lớn nhất thế giới
Câu 13: Máy tính kết nối với nhau để:
A. Chia sẻ các thiết bị
B. Tiết kiệm điện
C. Trao đổi dữ liệu
D. Cả A và C đều đúng
Câu 14: Mạng LAN là mạng kết nối dùng trong phạm vi:
A. Lớn
B. Vừa
C. Nhỏ
D. Trên toàn thế giới
Câu 15: Việc chia sẻ tài nguyên mạng theo nhu cầu qua internet miễn phí hoặc trả phí theo hạn mức
sử dụng được gọi là
A. Thuê phần cứng
B. Thuê ứng dụng C. Thuê phần mềm
D. Dịch vụ điện toán đám mây
Câu 16: Dịch vụ lưu trữ đám mây của Microsoft là gì?
A. Mediafire
B. Google Driver
C. OneDriver
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 17: Sau một lần Nam tranh cãi với bạn trong lớp, đã xuất hiện nhiều bình luận ác ý về Nam trên
mạng xã hội. Ngày nào cũng có những tin nhắn chê bai, miệt thị gửi tới điện thoại của nam. Bị khủng
hoảng tinh thần, Nam khơng cịn muốn tới trường. Vậy Nam sẽ phải làm gì để giải quyết vấn đề này
và ngăn ngừa nó tái diễn?
A. Nam nên thơng báo cho thầy cô giáo và người thân trong gia đình và bạn bè để có được sự ngăn chặn kịp
thời. Nếu sự việc cịn tiếp diễn thì có thể trình báo cơng an, cơ quan địa phương có thẩm quyền.
B. Nam nhắn tin lên mạng đe dọa lại
C. Rủ bạn bè tìm đến nhà từng người để chửi mắng.
D. Bỏ học
Câu 18: Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm năm
2009) quy định "Quyền tác giả” là
A. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
B. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình đi sưu tầm không rõ nguồn gốc về
C. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình đi mượn về và sao chép lại
D. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình thấy hay thì mình đặt tên mình vào
Câu 19: Tháng 3/2020, một chủ tài khoản Facebook chia sẻ lại trên trang Facebook của mình thông
tin sai sự thật về dịch COVID – 19 từ một tài khoản Facebook khác với nội dung: “Bắt đầu từ ngày
28/3/2020, tồn Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phong tỏa trong 14 ngày”. Theo Luật An ninh mạng, hành
vi của chủ tài khoản Facebook nói trên bị nghiêm cấm. Em hãy tìm hiểu điểm a khoản 1 Điều 101 của
Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ và cho biết, chủ tài khoản đó bị xử phạt bằng hình thức
nào?
A. Phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 20 000 000 đồng. Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật.
A. Phạt tiền từ 20 000 000 đồng đến 30 000 000 đồng. Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật.
A. Phạt tiền từ 30 000 000 đồng đến 40 000 000 đồng. Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật.
A. Không có quyền phạt tiền. Buộc gỡ bỏ thơng tin sai sự thật.
Câu 20: Qua mạng xã hội, An thông báo rủ các bạn tới chúc mừng sinh nhật Bình tại nhà, trong thơng
báo có họ tên và địa chỉ nhà của Bình. An và các bạn khơng hỏi ý kiến Bình về việc này để tạo sự bất
ngờ. Theo em, An có vi phạm Luật An tồn thơng tin mạng khơng? Vì sao?
A. Có, vì chưa được sự đồng ý của Bình
B. Khơng, vì An chỉ giúp Bình chỉ nhà Bình để các bạn đến
C. Khơng, vì là bạn bè thì khơng nhất thiết phải hỏi ý kiến
D. Khơng, vì để nhanh chóng biết địa chỉ để cùng nhau đến sinh nhật cho kịp giờ
CHỦ ĐỀ D- BÀI 1:TUÂN THỦ PHÁP LUẬT TRONG MƠI TRƯỜNG SỐ
Câu 1: Tại sao khơng nên sao chép một trò chơi trên đĩa CD Rom mà bạn khơng có giấy đăng ký bản
quyền?
A. Bởi vì đó là q trình phức tạp
B. Bởi vì đó là vi phạm bản quyền
C. Bởi vì những tệp tin trên đĩa CD gốc sẽ bị hỏng
D. Bởi vì máy tính có thể bị hư hại
Câu 2: Việc làm nào chia sẻ thơng tin khơng an tồn và hợp pháp?
A. Tránh đưa những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng (tin đồn, tin truyền miệng, tin do một cá nhân
đưa lên mạng xã hội, ...)
B. Chia sẻ bất kì thơng tin nào mà mình thích
C. Khơng đăng những thơng tin sai sự thật hoặc những điều làm tổn thương người khác
D. Không đăng những thông tin vi phạm pháp luật, trái với chủ trương của Nhà nước
Câu 3:Vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh khi tham gia hoạt động nào trên mạng?
A. Tranh luận trên facebook
B. Gửi thư điện tử
C. Đăng bài viết, ảnh không đúng về cá nhân khác
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Hành vi nào sau đây không là hành vi vi phạm pháp luật về chia sẻ thông tin?
A. Chia sẻ tin tức của trang báo Lao Động lên trang cá nhân Facebook
B. Chia sẻ văn hoá phẩm đồi truỵ trên mạng
C. Đăng tin sai sự thật về người khác lên Zalo
D. Phát tán video độc hại lên mạng
Câu 5: Quyền tác giả là gì?
A. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
B. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm mình khơng sáng tạo ra hoặc không sở hữu
C. Quyền của tất cả mọi người đối với tác phẩm mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
D. Khơng có quyền tác giả
Câu 6: Hoạt động nào dưới đây vi phạm bản quyền?
A. Mạo danh tác giả
B. Sửa chữa, chuyển thể phần mềm mà không được phép của tác giả
C. Sử dụng phần mềm lậu D. Cả A, B, C đều đúng
TỰ LUẬN
Câu hỏi 1: Em hiểu thế nào là bị bắt nạt qua mạng? Hãy nêu ví dụ?
Lời giải :
Bắt nạt qua mạng là khi bất cứ một cá nhân nào bị đe dọa, xâm hại, làm nhục, làm mất mặt/xấu hổ
hoặc tra tấn bằng tinh thần qua tin nhắn, mạng Internet, các trang mạng xã hội và qua các thiết bị điện tử
được thực hiện bởi một người hoặc một nhóm người nào đó lặp đi lặp lại qua thời gian lên một cá nhân khác
mà cá nhân đó thường khơng thể dễ dàng tự vệ được.
Ví dụ:
- Gửi những thơng điệp hoặc tin nhắn có nội dung xấu tới email hoặc điện thoại di động tới một ai đó.
- Phát tán những tin đồn nhảm, có tính chất xúc phạm và làm nhục qua mạng.
- Gửi những tin nhắn gây tổn thương hoặc đe dọa lên các trang mạng xã hội hoặc các trang web/blog.
- Lấy trộm thơng tin cá nhân của ai đó rồi lẻn vào tài khoản của họ để phá hoại hoặc gửi những thông điệp
gây hại.
- Làm giả một ai đó khác trên mạng để làm tổn thương người khác.
- Lấy những bức hình/clip riêng tư hoặc khơng được đẹp của một ai đó rồi lan truyền qua Internet và mạng
xã hội.
Câu hỏi 2: Cổng thông tin điện tử – Portal là gì?
Là điểm truy cập tập trung và duy nhất; tích hợp các kênh thơng tin dịch vụ, ứng dụng; là một sản
phẩm hệ thống phần mềm được phát triển dựa trên một sản phẩm phần mềm cổng lõi (Portal core), thực hiện
trao đổi thông tin, dữ liệu với các hệ thống thông tin, đồng thời thực hiện cung cấp và trao đổi với người sử
dụng thông qua một phương thức thống nhất trên nền tảng web tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu.
Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc
trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
(khoản 20 Điều 3 Luật Báo chí 2016).
Câu hỏi 3: Báo điện tử là gì?
Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên mơi
trường
mạng,
gồm
báo
điện
tử
và
tạp
chí
điện
tử.
(khoản 6 Điều 3 Luật Báo chí 2016).
Câu hỏi 4: Cho biết nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ của Điện tốn đám mây thơng dụng hiện nay Google
Drive có dung lượng miễn phí, cách tính chi phí như thế nào?
Lời giải:
Google Drive - dịch vụ lưu trữ và đồng bộ hóa tập tin được tạo bởi Google giúp người dùng có
thể lưu trữ tập tin trên đám mây, chia sẻ tập tin, và chỉnh sửa tài liệu, văn bản, bảng tính, và bài thuyết trình
với cộng tác viên.
Google Drive bao gồm Google Docs, Sheets, và Slides, một bộ phần mềm văn phòng cho phép chỉnh
sửa tài liệu, bảng tính, thuyết trình, bản vẽ, biểu mẫu,...
Khi bắt đầu sử dụng tài khoản Google drive, sẽ có sẵn 15 GB miễn phí để lưu trữ. Ta có thể lưu trữ
qua Google Drive, Gmail, và Google Photos cùng 1 lúc (nếu người dùng muốn giữ dung lượng gốc để khơng
ảnh hưởng chất lượng của hình ảnh).
Giá cước Google Drive như sau:
100GB: 2$ / tháng
200GB: 3$ / tháng (gói mới)
2TB: 10$ / tháng (giảm từ mức 20$ trước đây)
10TB: 100$ / tháng
20TB: 200$ / tháng
30TB: 300$ / tháng
Câu hỏi 5: Nêu nguyên tắc hoạt động của Drive?
Người dùng Google Drive sẽ lưu trữ tệp (hình ảnh, tài liệu, video, file nhạc,…) trực tuyến và có thể
truy cập chúng bất kỳ lúc nào, bằng các thiết bị di động được kết nối internet như điện thoại thơng
minh, máy tính bảng, laptop,… trên nhiều hệ điều hành như Android, iOS, Windows,…
Câu hỏi 6: Lưu ý khi dùng Drive là gì?
+ Cần có kiến thức về công nghệ, tạo tài khoản và bảo mật tài khoản Google đúng cách để đảm bảo an tồn
bảo mật thơng tin.
+ Google Drive giới hạn độ tuổi được sử dụng là từ 13 tuổi trở lên.
+ Không được sử dụng Google Drive sai mục đích, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Nếu người
dùng vi phạm Google Drive có quyền cảnh cáo hoặc ngưng cung cấp dịch vụ.
Câu hỏi 7: Em hãy tìm kiếm thơng tin về những công ty ở Việt Nam đang cung cấp dịch vụ điện tốn đám
mây
Lời giải :
Những cơng ty ở Việt Nam đang cung cấp dịch vụ điện toán đám mây: Viettel Cloud, VNG Cloud,
CMC Cloud, VNPT Cloud, BizFly, FPT Smart Cloud, BKAV,…
Câu hỏi 8: Kể tên một số ứng dụng của mơ hình điện tốn đám mây ngày nay?
+ Icloud của Apple: Iphone hay Ipad là hai loại thiết bị công nghệ cao mà chúng ta thường sử dụng nhất
hiện nay. Trong các loại thiết bị này, Apple thường hay cung cấp cho các bạn một tài khoản gọi là Icloud. Tài
khoản này giúp các bạn lưu trữ mọi dữ liệu cá nhân để sử dụng cho thiết bị trên. Icloud chính là một trong
những sản phẩm ra đời từ nền tảng điện toán đám mây mà chúng ta sử dụng thường xuyên nhất.
+ Google Driver: Google Driver là không gian lưu trữ mà Google cung cấp cho các tài khoản người dùng
của mình. Khơng gian lưu trữ mà chúng ta sử dụng trên Google driver để lưu trữ dữ liệu hằng ngày này cũng
chính là một trong các ứng dụng của nền tảng điện toán đám mây đấy.
Ngồi hai ví dụ thơng dụng trên, ngày nay điện tốn đám mây cịn được ứng dụng rất rộng rãi để
phục vụ cho sự phát triển của công nghệ thông tin.
Câu hỏi 9: Những tác động của đe doạ trực tuyến là gì?
Khi bắt nạt xảy ra trực tuyến, bạn có thể cảm thấy như thể bạn đang bị tấn công ở khắp mọi nơi, ngay
cả trong nhà riêng của bạn. Có vẻ như khơng có lối thốt. Các tác động có thể kéo dài một thời gian dài và
ảnh hưởng đến một người theo nhiều cách:
Về mặt tinh thần - cảm thấy khó chịu, xấu hổ, ngu ngốc, thậm chí tức giận
Về mặt tình cảm - cảm thấy xấu hổ hoặc mất hứng thú với những điều bạn yêu thích
Về thể chất - mệt mỏi (mất ngủ) hoặc gặp các triệu chứng như đau bụng và đau đầu
Cảm giác bị người khác cười nhạo hoặc quấy rối có thể khiến mọi người không thể lên tiếng hoặc cố gắng
giải quyết vấn đề. Trong những trường hợp nghiêm trọng, đe dọa trực tuyến thậm chí có thể dẫn đến việc
mọi người tự kết liễu mạng sống của mình.
Đe doạ trực tuyến có thể ảnh hưởng đến chúng ta theo nhiều cách. Nhưng những điều này có thể được khắc
phục và mọi người có thể lấy lại sự tự tin và sức khỏe của mình.
Câu hỏi 10: Trang web của một công ty kinh doanh trị chơi trực tuyến có đăng bài giới thiệu và các video
minh họa được dịch và lấy từ trang web của nhà sản xuất game nước ngồi. Cơng ty chưa liên hệ để xin
phép nhà sản xuất đó. Em hãy tham khảo các khoản 7, 8, 10 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ và cho biết cơng ty
có vi phạm quyền tác giả khơng. Nếu có vi phạm thì theo em cơng ty sẽ bị xử phạt ra sao?
Lời giải:
Công ty sẽ bị xử phạt về hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh:
- Phạt tiền từ 5 000 000 đồng đến 10 000 000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới mọi hình thức điện tử, trên mơi trường internet và kĩ thuật
số.
Câu hỏi 11: Nội dung quyền tác giả theo căn cứ Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác
giả bao gồm quyền cụ thể nào?
- Quyền nhân thân:
+ Đặt tên cho tác phẩm;
+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố,
sử dụng;
+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác cơng bố tác phẩm;
+ Bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới
bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Quyền tài sản:
+ Làm tác phẩm phái sinh;
+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
+ Sao chép tác phẩm;
+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc
bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Câu 12: Nêu phạm vi của luật An ninh mạng?
Luật An ninh mạng áp dụng cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến bảo vệ an ninh
mạng, được định nghĩa rộng rãi là đảm bảo rằng các hoạt động trong không gian mạng không gây tổn hại
đến an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Đặc biệt, Luật An ninh mạng sẽ áp dụng cho các tổ chức ở nước ngồi, có người dùng cư trú tại Việt Nam
như Google hoặc Facebook.
Luật An ninh mạng bao gồm tất cả các mạng về cơ sở hạ tầng CNTT, viễn thơng, Internet, hệ thống
máy tính, cơ sở dữ liệu, xử lý thông tin, hệ thống lưu trữ và kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động của mọi
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong không gian mạng và người dùng Internet bao gồm thương mại điện tử,
trang web, diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội và blog.
Câu 13: Nêu những điều bị cấm trong Luật An ninh mạng?
- Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hịa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam
- Kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng
- Đăng tải thơng tin có nội dung làm nhục, vu khống người khác
- Đăng tải thơng tin có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
- Chiếm đoạt tài sản
- Tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng internet,...
- Luật cũng qua định rõ việc thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây
sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại
hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, nằm trong danh mục các hành vi bị nghiêm cấm thực
hiện.
Câu 14: Đánh cắp thông tin trên mạng là gì?
Hacker có thể tạo ra các đường link, mã độc, các ứng dụng có cài cắm tính năng do thám,… Khi
người dùng truy cập hoặc cài đặt ứng dụng trên điện thoại thơng minh, máy tính thì hacker có thể xâm nhập
vào dữ liệu lưu trữ trên điện thoại, máy tính thu thập thơng tin cá nhân của người dùng rồi tiến hành sao chép
đánh cắp thông tin.
Thơng tin cá nhân bị đánh cắp có thể là: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ,
địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu, hình ảnh cá nhân, thông tin về công
việc,… Những thơng tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số
thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.
Câu 15: Em hãy nêu tên một vài thiết bị số thơng dụng khác ngồi máy tính để bàn và máy tính xách tay và
giải thích tại sao các thiết bị đó cũng là những hệ thống xử lí thơng tin.
Lời giải:
- Một vài thiết bị số thơng dụng khác ngồi máy tính để bàn và máy tính xách tay: Tivi, đài phát sóng, Đài
radio, Đầu kĩ thuật số, ….
- Các thiết bị này cũng là những hệ thống xử lí thơng tin bởi chúng được sử dụng để sản xuất, truyền đưa,
thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.