Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BỘ đề ôn tập KTTX số 1 văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.36 KB, 4 trang )

ÔN TẬP KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN - BÀI SỐ 1
* Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc
nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, thường ở dưới
nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vơ địch, có nhiều phép lạ. Thần giúp dân diệt
trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành. Thần dạy
dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Xong việc, thần về thủy cung với mẹ, khi có việc
cần, thần mới hiện lên.
(Trích truyện dân gian “Con Rồng cháu Tiên”)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?
Câu 2: Xác định nhân vật chính trong đoạn trích và nêu ít nhất một đặc điểm của nhân
vật thể hiện đặc trưng của thể loại.
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4: Tìm 1 chi tiết kì ảo có trong đoạn trích.
Câu 5: Chỉ ra thành phần trạng ngữ trong câu: “Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như
bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nịi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc
Long Quân.”
Câu 6: Tìm 1 từ đơn, 1 từ ghép, 1 từ láy có trong câu: “Thần dạy dân cách trồng trọt,
chăn ni và cách ăn ở”.
* Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi
“Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem đầy đủ lễ vật đến trước và được phép đưa dâu
về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đã đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo,
một hai đòi cướp lại Mỵ Nương. Thủy Tinh hơ mưa, gọi gió, làm thành dơng bão đùng đùng
rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn tiến đến đánh Sơn Tinh. Nước ngập
lúa, ngập đồng rồi ngập nhà, ngập cửa. Sơn Tinh lúc đó khơng hề nao núng Thần dùng phép
màu bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn đứng dòng nước lũ. Nước dâng lên cao bao
nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy
tháng trời liền, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về.”
(Trích truyện dân gian “Sơn Tinh, Thủy Tinh”)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?
Câu 2: Xác định nhân vật chính trong đoạn trích và nêu ít nhất một đặc điểm của nhân


vật thể hiện đặc trưng của thể loại.
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4: Tìm 1 chi tiết kì ảo có trong đoạn trích.
Câu 5: Chỉ ra thành phần trạng ngữ trong câu: “Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đã đem
đầy đủ lễ vật đến trước và được phép đưa dâu về núi.”
Câu 6: Tìm 1 từ đơn, 1 từ ghép, 1 từ láy có trong câu: “Hai bên đánh nhau ròng rã mấy
tháng trời liền, cuối cùng Thủy Tinh đuối sức phải rút quân về.”
* Đề 3: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
1


“Nửa đêm, Thạch Sanh đang lim dim mắt thì chằn tinh sau miếu hiện ra, nhe nanh, giơ
vuốt, định vồ lấy chàng. Thạch Sanh với lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến
thoắt hiện. Thạch Sanh khơng núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Chỉ một lúc, lưỡi
búa của chàng đã xả xác nó làm hai. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ,
nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Thạch Sanh chặt đầu quái vật và nhặt bộ
cung tên xách về. Mẹ con Lý Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa, ngỡ là hồn oan của
Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho
nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hồn hồn [...]”
(Trích truyện dân gian “Thạch Sanh”)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?
Câu 2: Xác định nhân vật chính trong đoạn trích và dựa vào hành động của nhân vật để
nêu ít nhất một phẩm chất của nhân vật?
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4: Tìm 1 chi tiết kì ảo có trong đoạn trích.
Câu 5: Tìm 1 từ đơn và 1 từ ghép có trong câu: “Thạch Sanh chặt đầu quái vật và nhặt
bộ cung tên xách về”.
Câu 6: Chỉ ra thành phần trạng ngữ có trong câu: “Nửa đêm, Thạch Sanh đang lim dim
mắt thì chằn tinh sau miếu hiện ra, nhe nanh, giơ vuốt, định vồ lấy chàng”.
* Đề 4: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Ngày xưa, có một cơ bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một
bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà
nghèo nên khơng có tiền mua thuốc chữa. Cơ bé vô cùng buồn bã.
Một lần, cô bé đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ơng lão đi qua thấy lạ bèn dừng
lại hỏi. Khi biết sự tình, ơng già nói với cơ bé:
- Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bơng
hoa duy nhất trên đó. Bơng hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy
ngày.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bơng hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm
cơ mới trèo lên được để lấy bơng hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh,
bốn cánh,… Chỉ có bấy nhiêu cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng
đấy ngày thơi sao? Khơng đành lịng, cơ liền dùng tay xé nhẹ dần dần từng cánh hoa lớn
thành những cánh hoa nhỏ và bơng hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức
khơng cịn đếm được nữa. Từ đó, người đời gọi bơng hoa ấy là bơng hoa cúc trắng để nói về
lịng hiếu thảo của cơ bé đó dành cho mẹ mình.”
(Trích truyện dân gian “Bơng hoa cúc
trắng”)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?
Câu 2: Xác định nhân vật chính trong đoạn trích và dựa vào hành động của nhân vật để
nêu ít nhất một phẩm chất của nhân vật?
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4: Tìm 1 chi tiết kì ảo có trong đoạn trích.
Câu 5: Nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo vừa tìm được ở câu 4.
Câu 6: Chỉ ra thành phần trạng ngữ có trong câu: “Từ đó, người đời gọi bơng hoa ấy là
bơng hoa cúc trắng để nói về lịng hiếu thảo của cơ bé đó dành cho mẹ mình.”
2


* Đề 5: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám.

Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà
mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nề từ việc nhà đến việc chăn
trâu cắt cỏ. Trong khi đó, Cám được nng chiều khơng phải làm gì cả.
Một hơm, bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa:
“Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”. Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt
được đầy giỏ, cịn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị:
- Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng.
Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của
Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ cịn giỏ khơng,
bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt liền hiện lên hỏi :
- Làm sao con khóc?
Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe,…”
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào? Vì sao em biết?
Câu 2: Xác định nhân vật chính trong đoạn trích và dựa vào hành động của nhân vật để
nêu ít nhất một phẩm chất của nhân vật?
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4: Tìm 1 chi tiết kì ảo có trong đoạn trích.
Câu 5: Tìm 1 từ đơn, 1 từ ghép có trong câu: “Trong khi đó, Cám được nng chiều
khơng phải làm gì cả.”
Câu 6: Chỉ ra và nêu tác dụng của thành phần trạng ngữ trong câu: “Một hôm, bà ta cho
hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa: “Hễ đứa nào bắt được đầy
giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.
* Đề 6: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Vua An Dương Vương nước Âu Lạc, họ Thục tên Phán […] xây thành ở đất Việt.
Thường hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy. Vua bèn lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần. Ngày
mồng bảy tháng ba, bỗng thấy một cụ già từ phương đông tới trước cửa thành mà than rằng:
“Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được!”. Vua mừng rỡ đón vào trong điện, thi lễ,
hỏi rằng: “Ta đắp thành này đã nhiều lần băng lở, tốn nhiều công sức mà không thành, thế
là cớ làm sao?”. Cụ già đáp: “Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thành mới

thành cơng”. Nói rồi từ biệt ra về.
Hôm sau, vua ra cửa đông chờ đợi, chợt thấy con Rùa Vàng từ phương đông lại, nổi
trên mặt nước, nói sõi tiếng người, tự xưng là sứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, âm
dương, quỷ thần. Vua mừng rỡ nói: “Điều đó chính cụ già đã báo cho ta biết trước”. Bèn
dùng xe bằng vàng rước vào trong thành […].
Thành xây nửa tháng thì xong. Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trơn ốc,
cho nên gọi là Loa Thành, còn gọi là Quỷ Long Thành, người thời Đường gọi là Cơn Lơn
Thành, lấy lẽ rằng nó cao lắm.”
(Trích “Truyện An Dương Vương - Mị Châu - Trọng Thủy)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?
Câu 2: Xác định nhân vật chính trong đoạn trích và nêu ít nhất một đặc điểm của nhân
vật thể hiện đặc trưng của thể loại.
3


Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4: Tìm 1 chi tiết kì ảo có trong đoạn trích.
Câu 5: Tìm 1 từ đơn, 1 từ ghép có trong câu: “Cụ già đáp: “Sẽ có sứ Thanh Giang tới
cùng nhà vua xây dựng thành mới thành công”.
Câu 6: Chỉ ra và nêu chức năng của một trạng ngữ có trong câu: “Hôm sau, vua ra cửa
đông chờ đợi, chợt thấy con Rùa Vàng từ phương đông lại, nổi trên mặt nước, nói sõi tiếng
người, tự xưng là sứ Thanh Giang, thông tỏ việc trời đất, âm dương, quỷ thần”.

4



×