Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài nghiên cứu Phân tích những yếu tố môi trường ảnh hưởng tới hoạt động quản trị của ngân hàng thương mại, trong đó phân tích chính vào yếu tố văn hóa, xã hội pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.05 KB, 11 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
*Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu:
Trong điều kiện biến động của tình hình kinh tế và môi trường kinh doanh
hiện nay, cần có một người điều hành, dẫn dắt doanh nghiệp đi đúng hướng. Chỉ
cần một sai lầm cũng có thể khiến cả doanh nghiệp bị nhấn chìm.
Quản trị là hoạt động nhằm đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả bằng sự
phối hợp các hoạt động của những người khác thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh
đạo và nguồn lực của tổ chức. Quá trình quản trị chiến lược như là một hướng đi,
một hướng đi giúp các tổ chức vượt qua sóng gió trên thương trường, vươn tới một
tương lai bằng chính nỗ lực và khả năng của mình. Đây là kết quả của sự nghiên
cứu khoa học, sự nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn kinh doanh của rất nhiều công
ty. Quản trị chiến lược giúp cho một tổ chức có thể chủ động hơn thay vì bị động
trong việc vạch rõ tương lai của mình, nó cho phép tổ chức có thể đi tiên phong và
gây ảnh hưởng trong môi trường nó hoạt động.
Khi mà nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới
thì ngân hàng thương mại là một trung gian có vai trò quan trọng trong việc liên kết
các thành phần kinh tế của quốc gia với nhau. Hoạt động của hệ thống ngân hàng
thương mại có khả năng tác động rất lớn tới nền kinh tế nước nhà, mà trong đó vai
trò điều tiết, hỗ trợ từ phía ngân hàng nhà nước là vô cùng quan trọng. Hiện nay,
trong bối cảnh nền kinh tế đang cạnh tranh khốc liệt, để đứng vững và phát triển
ngay tại thị trường tài chính trong nước đã là một thách thức không nhỏ đối với ban
quản trị của mỗi ngân hàng thương mại. Trước tình hình này, một tầm nhìn chiến
lược cùng với sự nhạy bén, thích nghi với sự thay đổi liên tục của nền kinh tế của
ban quản trị là vô cùng cần thiết.
Tất cả các tổ chức cho dù là một ngân hàng, một doanh nghiệp, một cơ quan
Nhà nước, một tổ chức từ thiện hay một trường Đại học đều chịu sự ảnh hưởng với
những mức độ khác nhau từ các yếu tố cấu thành nên tổ chức ấy và các lực lượng
của môi trường xung quanh. Văn hóa, xã hội là một trong những nhân tố ảnh hưởng
rất lớn tới hoạt động của các ngân hàng. Vì vậy, nhóm 1 chọn đề tài: “Phân tích
những yếu tố môi trường ảnh hưởng tới hoạt động quản trị của ngân hàng thương
mại”, trong đó phân tích chính vào yếu tố văn hóa, xã hội. Nghiên cứu về đề tài này


sẽ giúp làm rõ về môi trường quản trị và có cái nhìn tổng quát về sự tác động của
yếu tố văn hóa xã hội tới hoạt động quản trị của ngân hàng. Bên cạnh đó, thông qua
việc phân tích, làm rõ yếu tố này giúp nắm vững được thực trạng của môi trường vĩ
mô, qua đó đưa ra chiến lược kinh doanh thích hợp giúp tận dụng một cách hiệu
quả mọi nguồn tài nguyên để đưa ngân hàng thương mại đến những thành công và
lợi ích cao nhất. Ngoài ra, khi nắm vững đặc trưng của các yếu tố vi mô có thể hoàn
thiện khả năng thích nghi với môi trường kinh doanh, giúp các ngân hàng thương
mại có những kế hoạch quan trọng, làm cơ sở cho việc thực hiện chức năng quản trị
của mình.
Để hoàn thành bài nghiên cứu, nhóm chúng tôi quyết định chọn ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank để nghiên cứu.
*Những nội dung chính sẽ có trong bài:
Để tiện cho người đọc theo dõi, sau đây chúng tôi xin nêu tóm tắt những ý chính sẽ
được đề cập đến trong bài:
Phần I: Cơ sở lý thuyết
Trong phần này chúng tôi sẽ nêu tóm lược về những lý thuyết có liên quan
đến đề tài. Đan xem vào đó sẽ có một vài dẫn chứng sinh động
Phần II: Chúng tôi chọn ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(Agribank) để nghiên cứu và chỉ ra một cách rõ ràng hơn ảnh hưởng của yếu tố văn
hóa xã hội tới hoạt động của các ngân hàng nói chung. Trong phần này có nêu
những hoạt động thực tế của ngân hàng tại Việt nam để các bạn dễ hiểu hơn. Ngoài
ra, chúng tôi có nêu ra một số đề xuất cho ngân hàng trong thời gian tới nhằm giúp
cho ngân hàng hoạt động tốt hơn.
Phần III: Thu hoạch
Phần này sẽ nêu những bài học được mỗi thành viên trong nhóm rút ra sau
bài nghiên cứu, những điều đã được môn Quản trị học mang lại…
Phần này tóm tắt ở mục lục thôi chứ, còn phần diễn giải này của người
thuyết trình, còn thiếu phần danh mục tài liệu tham khảo, chưa căn chỉnh lề, phông
chữ nữa nhé!
I, Cơ sở lý thuyết

Một doanh nghiệp khi hoạt động sẽ chịu sự tác động của các nhân tố môi trường
(Môi trường chỉ những định chế hay lực lượng bên trong và bên ngoài tác động đến
hoạt động quản trị của tổ chức – giáo trình Quản trị học căn bản). Môi trường được
chia thành:
- Môi trường bên ngoài gồm: Môi trường chung và môi trường đặc thù
- Môi trường bên trong.
• Môi trường chung:
+ Các yếu tố kinh tế vĩ mô
+ Các yếu tố chính trị, luật pháp
+ Các yếu tố xã hội
+ Các yếu tố tự nhiên
+ Các yếu tố công nghệ
• Môi trường đặc thù:
+ Khách hàng
+ Nhà cung cấp
+ Đối thủ cạnh tranh
+ Sản phẩm thay thế
• Môi trường bên trong ổ chức (nội bộ).
Đề tài của nhóm 1 là: “Nghiên cứu ảnh hưởng của cá yếu tố bên ngoài chung
đến các ngân hàng thương mại của Việt Nam. Chọn một trong 6 yếu tố. Nhóm em
tập chọn yếu tố xã hội nên sau đây em xin đề cập rõ hơn ảnh hưởng của các yếu tố
xã hội tới hoạt động của doanh nghiệp (có tham khảo lý thuyết của Michael Porter).
Mỗi tổ chức kinh doanh đều hoạt động trong môi trường văn hóa - xã hội
nhất định. Doanh nghiệp và môi trường văn hóa xã hội đều có mối liên hệ chặt chẽ,
có sự tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội cung cấp những nguồn lực mà doanh
nghiệp cần, tiêu thụ những hàng hóa – dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra.
Các giá trị chung của xã hội, tập tục truyền thống, lối sống của doanh nghiệp,
các hệ tư tưởng tôn giáo và cơ cấu dân số, thu nhập của dân cư đều có tác động
nhiều mặt đến hoạt động của tổ chức kinh doanh.
1) Dân cư

Dân số và mật độ dân số là một trong những yếu tố sẽ được nhà quản
trị tính đến đầu tiên trước khi muốn kinh doanh hay sản xuất tại bất kì một
khu vực hay một quốc gia nào.
Những dữ liệu này rất cần thiết để các nhà quản trị hoạch định kế hoạch
định vị nhà máy, sản xuất hay phân phối một sản phẩm nào đó, phục vụ để hoạch
định kế hoạch kinh doanh và quyết định có nên đầu tư, thâm nhập vào thị trường đó
hay không.
2) Văn hóa xã hội
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã
hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực
đó.
Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho
xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được
bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các yếu tố văn hóa tinh thần. Rõ rang
chúng ta không thể humbeger tại các nước Hồi Giáo được. Tuy vậy chúng ta cũng
không thể phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác nhau vào
các quốc gia. Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triển
vọng phát triển với các ngành.
Ngay tại Việt Nam chúng ta có thể nhận ra ngay sự giao thoa của các nền văn
hóa đặc biệt thời gian gần đây là văn hòa Hàn Quốc. Ra đường thấy một nửa thế
giới thay phiên nhau đi ép tóc, giày Hàn Quốc, son môi Hàn Quốc, xe máy Hàn
Quốc, ca nhạc Hàn Quốc,… tất cả đều xuất phát từ những bộ phim Hàn Quốc.
Bên cạnh văn hóa, các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan
tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các
nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập khác nhau:
+ Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống
+ Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập
+ Lối sống, học thức, các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống
+ Điều kiện sống
Ở Đức trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều người có thu nhập cao, điều kiện

sống tốt, có khả năng trình độ và làm tại những vị trí ổn định của xã hội nhưng họ
thích sống độc thân, không muốn phải có trách nhiệm về gia đình, công việc sinh
con đẻ cái… Những yếu tố này đã khiến các doanh nghiệp của Đức nảy sinh các
dịch vụ, các câu lạc bộ, các hàng hóa cho người độc thân.
II) Sự tác động của các nhân tố văn hóa, xã hội tới ngân hàng thương mại.
Dẫn chứng cụ thể vào ngân hàng Agribank
*Đôi nét về ngân hàng Agribank:
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo
Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát
triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng
Nhà nước: tất cả các chi nhành Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông
nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhành Ngân hàn Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng
Nông nghiệp Ngân hàn Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương
nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)
ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân
hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,
là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt
dộng của mình trước pháp luật.
1) Dân số và phân bố dân cư
Dân cư là điều mà tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực
dịch vụ đều phải nghĩ đến trước khi bắt đầu kinh doanh. Dân chúng chính là khách
hàng, người tiêu dùng sản phẩm của họ đồng thời trả tiền cho doanh nghiệp để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Đối với mỗi ngân hàng cũng vậy.
- Ban đầu, khi Agribank mới được thành lập, mục tiêu chính là hộ trợ
nông dân phát triển sản xuất. Khi đó điều kiện kinh tế còn chưa cho phép nên

ngân hàng chỉ có thể thành lập được 3 cơ sở tại trung tâm của 3 miền đó là
văn phòng đại diện tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Quy
Nhơn. Qua thời gian, hệ thống của ngân hàng Agribank liên tục được mở
rộng ra tới các vùng, các tỉnh để người dân có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn
một cách dễ dàng nhất.
- Ngày nay, theo xu thế phát triển chung của xã hội, là một ngân hàng
thương mại, Agribank đã đẩy mạnh phát triển và mở rộng tầm ảnh hưởng
của mình theo nhiều hướng khác nhau. Điều này được thể hiện một cách rất
rõ rang qua việc thành lập những chi nhánh mới. Để làm rõ điều này, sau đây
chúng tôi xin nêu một vài ví dụ để minh chứng:
+ Ngày 22/09/2011, Phòng giao dịch huyện Tuy Đức trực thuộc
Agribank tỉnh Đăk Nông chính thức khai trương và đi vào hoạt động
tại địa chỉ tại thôn 2, xã Đăk Buk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông.
Xã Đăk Buk So là nơi có địa hình hiểm trở, có tới 95% dân số là
người dân tộc thiểu số (chủ yếu là người M’Nông).
Tuy tình hình kinh tế của những năm trước đây còn gặp nhiều khó
khăn, nền kinh tế mới chỉ dừng lại ở khu vực nông thôn song trong
những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến, nền kinh tế ngày càng
đi lên, đời sống của người dân ngày càng đựơc cải thiện, nhận thức
của người dân ngày càng được tăng cao, hiện tượng mù chữ giảm
sút. Mục tiêu trong các năm tới là, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm đạt 15%, mức thu nhập bình quân đầu người là 18,96 triệu
đồng/người. Hiện nay, thì xã đang có dự án xây dựng trung tâm
thương mại huyện Tuy Đức để đáp ứng các nhu cầu của người dân,
nhằm phát triển kinh tế của khu vực. Ngoài ra, khu vực này là nơi có
điều kiện thuận lợi để phát triển những loại hình du lịch sinh thái –
văn hóa lịch sử.
Thành lập chi nhánh tại đây là Agribank hướng đến đâu tư lâu
dài để phát triển bền vững. Hiện tại có thể chưa mang lại lợi nhuận
nhưng lại giúp doanh nghiệp nắm được lợi thế trong tương lai đó là

người đi tiên phong.
+ Ví dụ thứ 2 mà chúng tôi muốn nêu ra ở đây là chi nhánh Agribank
Côn Đảo (được thành lập ngày 11/8/2012 tại huyện Côn Đảo)
Côn đảo có vị trí địa lí thuận lợi, là nơi có di tích lịch sử đặc biệt
mang tàm cỡ quốc tế và quốc gia. Với những lợi thế về tự nhiên Côn
Đảo có rất nhiều đặc điểm và lợi thế để phát triển kinh tế trên nhiều
lĩnh vực ngành nghề, đặc biệt là du lịch sinh thái, các dịch vụ chất
lượng cao. Với dân số khoảng 6500 người, có 10 khu đô thị dân cư,
diện tích là 75,2km2. Kinh tế ở Côn Đảo ngày càng phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt là nghỉ dưỡng du lịch Côn đảo đang thực hiện mục tiêu
xây dựng côn đảo trở thành khu du lịch, dịch vụ chất lượng cao tầm
cỡ quốc gia và quốc tế.
Khi đất nước không còn trong thời kì bao cấp, xu hướng phát triển của cả
quốc gia là phát triển công nghiệp và dịch vụ thì vấn đề của một doanh nghiệp là
lợi nhuận và phát triển bền vững. Điều này cũng có tác động rất lớn tới định hướng
và những quyết định của Agribank. Trong tình thế đó, Agribank vừa tập trung đầu
tư vào những khu vực có kinh tế phát triển mạnh (thành lập chi nhánh Agribank
Côn Đảo) để thu lợi nhuận nhanh, đồng thời đầu tư vào những khu vực có tiềm
năng phát triển như huyện Tuy Đức nhằm hướng tới những mục tiêu lâu dài cho
doanh nghiệp.
2) Văn hóa, lối sống và chuẩn mực đạo đức
"Văn hóa, lối sống chuẩn mực đạo đức" ảnh hưởng như thế nào tới các
dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
* Văn hóa:
Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa riêng, văn hóa chính là yếu tố tạo nên
bản sắc của các dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm lý. Đối với ngân hàng
hoạt động chủ yếu là huy động vốn sẽ chịu ảnh hưởng lớn của môi trường
văn hóa:
- Ở các nước phát triển, người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để
hưởng những tiện ích trong thanh toán, hưởng lãi. Trong tiềm thức họ, ngân

hàng là một phần không thể thiếu được, là một phần tất yếu của nền kinh tế.
Do vậy, ngân hàng gặp không mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn
dỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế Ngược lại, ở các nước đang phát triển
như Việt Nam, việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Vì
người dân hiện nay vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Măt
khác, ngân hàng chưa thực sự tạo được lòng tin đối với người dân sau hàng
loạt các sự kiện xảy ra như: đổi tiền 1985-1986, tỷ lệ lạm phát 600%-700%
làm nhiều người dân mất trắng, sự sụp đổ của 7500 quỹ tín dụng nhân dân và
hàng loạt sự kiện khác có liên quan đến ngân hàng làm cho các ngân hàng bị
thiệt hại lớn.
- Người dân còn thiếu hiểu biết về chủ trương chính sách của nhà nước, hoạt
động của ngân hàng vì vậy cho đến nay vẫn còn tình trạng người dân có tiền
nhưng không muốn gửi vào ngân hàng do không biết phải làm những thủ tục
nào, người dân sợ mất nhiều thời gian cho những thủ tục rườm rà
*Lối sống, chuẩn mực đạo đức
Lối sống và chuẩn mực đạo đức của con người dần được hình thành trong
tiềm thức và trở thành 1 thói quen:
- Người dân ở khu vực thành thị có trình độ hiểu biết cao hơn, được va
chạm nhiều hơn so vời những người ở nông thôn và với họ, ngân hàng đã
quá quen thuộc, một khi có khoản tiền nhàn dỗi, họ sẽ nghĩ ngay việc gửi tiết
kiệm ngân hàng hoặc đầu tư, trong khi người dân ở nông thôn đa số họ để dự
phòng, giữ lại bên mình.
- Người dân ở nông thôn, họ ít được tiếp cận với các ngân hàng, không biết
đến cũng như không hiểu rõ các chính sách ưu tiên, khuyến mãi đặc biệt của
ngân hàng nên khi có khoản tiền nhàn dỗi họ thường tích giữ bên mình. Họ
thường tìm đến các ngân hàng không phải với mục đích là gửi tiết kiệm mà
họ tới để vay vốn làm nhà, mở rộng chăn nuôi, sản xuất,
Chính từ những điều trên đã làm cho dịch vụ mà ngân hàng đầu tư tại mỗi
khu vực nông thôn hay thành thị lại khác nhau. Agribank cung cấp 190 sản phẩm
dịch vụ khác nhau. Trong đó:

Tại khu vực nông thôn, chủ yếu là phát triển các hình thức cho vay linh hoạt
như: cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân; cho vay
mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình; Đặc biệt, gần đây Agribank còn
cung cấp dịch vụ cho vay với thế chấp là vật nuôi và phải đi kèm bảo lãnh của
chính phủ. Chính sách này đã giúp hỗ trợ rất nhiều cho người chăn nuôi có thể tiếp
tục sản xuất, nhất là trong bổi cảnh giá các chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất
tăng quá nhanh.
Tại khu vực thành thị, Agribank lại hướng tới việc kiếm lời từ các dịch vụ
khác nhiều hơn là cho vay. Bằng việc cung cấp rất nhiều dịch vụ tiền gửi như: tiền
gửi có kỳ hạn trả lãi sau toàn bộ; tiền gửi có kì hãn trả lãi định kì; tiền gửi có kỳ
hạn trả lãi trước toàn bộ và tiền gửi có kỳ hạn lãi suất tăng theo thời gian. Sẽ không
nhiều ngân hàng trả trước lãi suất cho khách hàng như vậy. Có thể nói đây là chính
sách thu hút vồn rất hay của Agribank trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, người
dân không muốn gửi tiền vào các ngân hàng.
Tiểu kết:
Nhận thấy tầm quan trọng của các yếu tố văn hóa xã hội, Agribank đã đầu tư
một cách hợp lý để phát triển hệ thống một cách toàn diện nhất. Từ những dịch vụ
cho vay ở nông thôn cho đến việc thu hút đầu tư ở các thành phố lớn, Agribank đã
và đang đi rất đúng hướng. Các ngân hàng nói chung cũng như các doanh nghiệp
sản xuất dịch vụ nói riêng nên học tập Agribank trong việc quản lý doanh nghiệp
cho phù hợp với môi trường văn hóa xã hội tại Việt Nam.
3) Một số tồn tại chưa tốt của ngân hàng và đề suất phương án giải
quyết.
- Kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình rõ rệt trong
những năm gần đây. Việc có nhiều người khu vực nông thôn nắm
trong tay hàng tỉ đồng hiện nay không còn là điều gì đó quá bất ngờ.
Vậy mà việc quảng cáo về những chương trình tiền gửi hấp dẫn thì
hầu như không hề có. Tại các khu vực nông thôn mới ngày nay đang
có những khách hàng rất tiềm năng, cần được quan tâm, chăm sóc
ngay từ bây giờ. Thế nên cần có những chiến lược để thu hút lượng

khách hàng này và khiến học trở thành một khách hàng trung thành
của ngân hàng.
- Agribank nên mở thêm các cây rút tiền để phục vụ tốt hơn nhu cầu
của khách hàng.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài, không tránh khỏi những thiểu xót
khuyết điểm. Mong thầy và các bạn sau khi đọc xong bài sẽ đóng góp cho bài được
đầy đủ và hoàn thiện hơn!
- Nhóm 1
-
III, Thu hoạch
- Hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của các yếu tố đặc thù tới hoạt động quản
trị của doanh nghiệp. Đặc biệt là sự tác động của nhân tố văn hóa xã
hội tới hoạt động của một ngân hàng thương mại.
- Mỗi thành viên đều có thêm những kinh nghiệm trong việc định
hướng, lên kế hoạch, phối hợp nhóm để hoàn thành bài thảo luận.
Ngoài ra, một số thành viên trong nhóm còn được chau dồi thêm kĩ
năng quản trị nhóm, giúp thực hành ngay những kĩ năng đã học được
trong môn học.

×