Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Chuẩn bị cho buổi đánh giá cuối năm pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.06 KB, 3 trang )

Chuẩn bị cho buổi đánh giá cuối năm
Cuối năm là thời điểm công ty đánh giá nhân viên để quyết định
mức thưởng Tết cũng như tăng lương cho năm tới. Nhưng trước
khi bàn bạc với sếp, bạn nên tự đánh giá hiệu quả công việc của
mình trong năm qua.
Bạn đã tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho công ty? Tiết kiệm được
bao nhiêu cho họ? Bạn có thêm bao nhiêu khách hàng mới? Các
sản phẩm/ dịch vụ bạn phụ trách đã tạo tiếng vang ra sao? Bạn
có đạt và thỏa mãn vượt trội hơn các mục tiêu của bản thân cũng
như công ty hay không? Bạn cần nắm được khái quát
những thành công của mình trong năm qua và tận dụng chúng
làm lợi thế để “mặc cả” với sếp về những cơ hội phát triển sự
nghiệp năm tiếp theo.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn tự chuẩn bị cho mình một
bản đánh giá hiệu quả công việc hoàn hảo nhất:
“Số hoá” những thành công
Dù là doanh số bán hàng, đánh giá của khách hàng hay những
tài khoản mới được thành lập, hãy cố gắng chuyển hoá chúng
thành những con số ấn tượng. Thu thập những số liệu này chứng
tỏ bạn thực sự quan tâm tới việc đánh giá năng suất và mục tiêu
của mình. Hơn nữa, những con số sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho
sếp và dễ ghi nhớ hơn những câu chuyện giải thích dài dòng.

Lập danh sách những việc hoàn thành xuất sắc

Hãy đánh giá những dự án lớn bạn đã hoàn thành trong năm qua
và chọn ra một số ví dụ điển hình cho năng suất, hiệu quả làm
việc của bạn. Nói cách khác, hãy lập một danh sách cụ thể những
công việc bạn tự hào mình đã làm được trong năm qua. Những ví
dụ đó phải thể hiện giá trị của nhiều kỹ năng, khả năng khác
nhau của bạn để sếp thấy được sự đa dạng, linh động của bạn


trong công việc.

Thành thật với những sai lầm trong năm

Không ai là người hoàn hảo và bạn cũng không phải ngoại lệ. Bạn
còn nhiều hối tiếc rằng mình đã bỏ lỡ nhiều việc quan trọng hay
không làm tốt như dự tính của bản thân. Luôn luôn có một dự án
bạn ước gì mình đã làm tốt hơn, một khách hàng bạn muốn dành
nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về anh/ cô ấy hay một sản phẩm
bạn sẽ “trau chuốt” kỹ lưỡng hơn nếu được làm lại…

Cuộc đời là vậy, luôn có nhiều điều khiến ta phải nuối tiếc. Và
bạn cần trung thực với chúng. Nếu sếp hỏi điểm yếu, lỗi lầm của
bạn trong năm qua, bạn không nên tỏ ra uỷ mị rằng “Tôi đã làm
việc quá sức mình…”. Sếp sẽ đánh giá cao hơn nếu bạn thẳng
thắn thừa nhận sai lầm của mình.

Lên kế hoạch cải thiện vấn đề

Một khi đã xác định được điểm yếu của mình, hãy nhanh chóng
lên kế hoạch để cải thiện tình hình. Các sếp thích nghe về giải
pháp hơn là vấn đề. Hãy chứng tỏ rằng bạn hiểu rõ bản thân
mình và có trách nhiệm. Chắn chắn sếp sẽ không đánh mất niềm
tin ở bạn trong năm tới.


×