Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Đề tài: "Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH quốc tế AN PHA NAM" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.42 KB, 74 trang )

Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG- XÃ HỘI
KHOA KẾ TOÁN
…………………
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ AN PHA NAM
Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Tất Thành
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Kim Quy
Lớp : T46.KT2Lớp :
T46. KT2
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
1
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
MỤC LỤC
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
2
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
Danh mục các chữ viết tắt
Chữ cái viết tắt Nội dung chữ cái viết tắt
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
ĐVT Đơn vị tính
VNĐ Việt Nam đồng
GTGT Gía trị gia tăng
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ Kinh phí công đoàn
STT Số thứ tự


TK Tài khoản
LĐTL Lao động tiền lương
QĐ Quyết định
BTC Bộ tài chính
TP Thành phố
ĐT Điện thoại
NCTT Nhân công trực tiếp
SXC Sản xuất chung
QLDN Quản lý doanh nghiệp
CNV Công nhân viên
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
3
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
Lời Nói ĐầuLỜI NÓI ĐẦU
Với cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay thì tiền lương là một trong những vấn
đề rất quan trọng vì đó chính là khoản thù lao cho công lao động của người lao động.
Lao động chính là hoạt động tay chân và trí óc của con người nhằm tác động
biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích đáp ứng nhu cầu của con người.
Trong doanh nghiệp lao động là yếu tố cơ bản quyết định quá trình sản xuất kinh doanh
được diễn ra liên tục, thường xuyên thì chúng ta phải tái tạo sức lao động hay ta phải trả
thù lao cho người lao động trong thời gian họ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động
tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Tiền lương
chính là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài ra người lao động còn được
hưởng một số thu nhập khác như: BHXH, trợ cấp, tiền thưởng. Đối với doanh nghiệp thì
chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do
doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động, thanh toán tiền lương và các khoản
trích đúng thù lao của người lao động, thanh toán tiền lương và các khoản trích theo
lương kịp thời sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian và chất lượng lao
động từ đó nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi

nhuận cho doanh nghiệp.
Sau khi thấy được tầm quan trọng của tiền lương và các khoản trích theo lương
em đã chọn đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
TNHH Thương mại và sản xuất Hồng Thủyquốc tế AN PHA NAM” để làm chuyên
đề báo cáo thực tập dưới sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn thực tập thầy Đoàn
Tất Thành.
Chuyên đề báo cáo của em gồm 3 chương:
- Chương 1: Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý ảnh hưởng đến kế
toán tiền lương tại công ty.
- Chương 2: Thực trạng công tác hạch toán tại công ty TNHH Thương mại và sản
xuấtquốc tế AN PHA NAM Hồng Thủy.
- Chương 3: Các giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán tại công ty TNHH
Thươngquốc tế AN PHA NAM mại và sản xuất Hồng Thủy.
Do trình độ và thời gian có hạn nên trong báo cáo thực tập này không thể tránh
khỏi những sai sót và hạn chế vì vậy em mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy Đoàn
Tất Thành
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
4
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
Em xin chân thành cảm ơn!

Chương 1CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY
1. Qúa trình hình thành và phát triển công ty.
Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Hồng Thủyquốc tế AN PHA NAM được
thành lập từ ngày 03/04/2007 do sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp giấy phép kinh
doanh số: 0102201594.
- Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Hồng Thủyquốc tế AN PHA
NAM.

- Địa chỉ trụ sở chính: Số 3, ngách 31/7 Phan Đình Giót- Phương Liệt- Thanh Xuân20
tổ 14 phường Bồ Đề - Long Biên - Hà Nội.
- ĐT: 043.7920557
- Fax: 043.7920558
- Vốn điều lệ: 1.800.000.000 VNĐ
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
5
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
- Mã số thuế: 0102201594
1.1. Lĩnh vực kinh doanh.
- Sản xuất trang thiết bị nội, ngoại thất văn phòng, dịch vụ trang trí.
- Sản xuất, gia công và chế tạo các mặt hàng cơ khí.
- Bán buôn hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.
- Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng.
- Bán buôn thiết bị âm thanh, các mặt hàng điện máy và thiết bị văn phòng.
- Sản xuất lắp ráp, sửa chữa bảo hành hàng điện, điện tử, dân dụng.
1.2. Thành tích đạt được của công ty trong những năm gần đây.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty trong bối cảnh thị trường phức tạp của
nước ta, ban lãnh đạo của công ty đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý, các phương
thức quản lý mà công ty đã áp dụng từ những năm trước, mặc dù đã có kết quả khả quan
nhưng thị trường mỗi ngày một thay đổi bất buộc công ty phải thực hiện một sự thay đổi
tương tự. Điều đó đã được chứng minh qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh sau:
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
6
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐVT: VNĐ
Stt Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2011 và 2010
Số tuyệt đối
(+/-)

Số tương
đối (%)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(5)-(4) (7)=[(6)x1
00%]/(4)
1 Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
5.492.881.024 8.696.777.725 11.711.441.521 3.014.663.795 34
2 Các khoản giảm trừ
doanh thu
8.272.364 4.185.600 -4.086.764 -49
3 Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
5.492.881.024 8.688.505.361 11.707.255.921 3.018.750.559 35
4 Gía vốn hàng bán
5.259.484.553 8.365.439.862 11.139.953.874 2.774.514.008 33
5 Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
233.396.472 323.006.499 567.302.047 244.295.584 75
6 Chi phí quản lý kinh
doanh
325.903.365 558.549.107 927.986.372 369.437.265 66
7 Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
92.506.894 233.738.785 360.089.882 126.351.097 54
8 Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
31.994.194 52.526.272 88.272.391 35.746.119 68
9 Chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp
5.598.984 13.131.568 15.447.668 2.316.100 17
10 Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
26.395.210 39.394.704 72.824.723 33.430.019 84
Qua số liệu trên cho thấy:
Doanh thu: Năm 2010 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là
8.696.777.725 đồng, năm 2011 đạt được tăng hơn năm 2010 là 3.014.663.795(tăng 34%).
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2011 tăng hơn so với năm
2010 là 3.018.750.559(tăng 35%). Điều đó cho thấy công ty sản xuất và tiêu thụ các mặt
hàng với số lượng lớn, ngày càng được thị trường trong và ngoài nước tin dùng.
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
7
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
Chi phí: Thông thường trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có doanh
thu, nhưng để đạt được số lượng doanh thu tốt thì công ty cũng phải chi ra các khoản
tương ứng. Như chi phí năm 2011 tăng so với năm 2010 là 17% do giá vốn bán hàng tăng
2.774.514.008 đồng(tăng 33%).
Lợi nhuận sau thuế: Như đã phân tích ở trên ta thấy tốc độ tăng của doanh thu
lớn hơn tốc độ tăng của chi phí dẫn tới lợi nhuận tăng. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế tăng
33.430.019(tăng 84%) so với năm 2010. Điều đó chứng tỏ công ty đang hoạt động kinh
doanh phát triển tốt.
2.Đặc điểm công tác kế toán.
2.1.Tổ chức bộ máy kế toán.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Phòng tài chính- Kế toán của công ty có 7 người, đảm
nhiệm các phần hành kế toán khác nhau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
8
Kế toán trưởng

Kế toán
tổng
hợp(phó
phòng)
Kế toán
vật tư, tài
sản cố
định
Kế toán
thanh
toán
Kế toán
vốn bằng
tiền
Kế toán
thanh
toán tiền
lương
Thủ quỹ
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
* Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán đơn gỉaniarn, gọn nhẹ phù
hợp với yêu cầu quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra công việc do kế toán viên thực hiện
và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và cấp trên về thông tin tài chính kế toán.
* Kế toán tổng hợp: Tổng hợp chi phí, tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh.
* Kế toán vật tư, TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn của vật liệu, xác định chi phí
nguyên vật liệu công trình.
* Kế toán thanh toán: Thực hiện thanh toán khối lượng công trình hạng mục công trình
và theo dõi các khoản công nợ.
* Kế toán vốn bằng tiền: Thực hiện các phần liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng,
cùng thủ quỹ đi rút tiền, chuyển tiền, vay vốn tín dụng, lập các kế hoạch vay vốn tín dụng

và lập các phiếu thu, phiếu chi.
* Kế toán lương và các khoản trích theo lương: Thanh toán số lương phải trả trên cơ sở
tiền lương cơ bản và tiền lương thực tế với tỷ lệ % quy định hiện hành, kế toán tiền lương
tính ra số tiền BHXH, BHYT,BHTN.
* Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi tại công ty căn cứ vào các chứng từ thu, chi đã được phê
duyệt, hàng ngày cân đối các khoản thu, chi vào cuối ngày, lập báo cáo quỹ, cuối tháng
báo cáo tồn quỹ tiền mặt.
2.2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty.
- Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số: 15/2006/QĐ- BTC ngày
20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/N kết thúc vào ngày 31/12/N dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ kế toán: Việt Nam Đồng.
- Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu hao.
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Ghi theo giá gốc.
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Nhập trước xuất trước.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ.
Công thức:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
9
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
Tại công ty TNHH quốc tế AN PHA NAM hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên. Tài khoản sử dụng để phản ánh tình hình Nhập- Xuất- Tồn là:
151,152,153,155,157 trong các trường hợp Nhập- Xuất phải có phiếu Nhập kho, Xuất
kho. Ngay tại thời điểm đó giá trị vật liệu tồn được xác định ngay mà không cần chờ tới
khi kiểm kê.
2.3.Hình thức kế toán.

Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: Công ty thực hiện công tác kế toán bằng
thủ công và áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Nhưng trong quá trình áp dụng
hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, công ty không sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
2.4.Tình hình sử dụng máy tính.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phòng kế toán nói riêng và của công ty nói chung được
trang bị đầy đủ, phục vụ công việc của phòng kế toán, với trang thiết bị như: Máy vi tính,
máy photo, máy in… giúp cho công nhân viên trong phòng thuận tiện trong quá trình làm
việc. Tuy nhiên công ty vẫn chưa có chủ trương áp dụng phầm mềm kế toán máy và hệ
thống kế toán nên công việc của kế toán được thực hiện trên phần mềm Excel.
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất tại
công ty TNHH Thương mại và sản xuất Hồng Thủy.quốc tế AN PHA NAM.
3.1. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty.
Sau khi trúng thầu thì công ty giao thầu cho phòng kỹ thuật của công ty căn cứ vào thiết
kế sẽ có một phương án thi công. Sau khi được bên A duyệt, phòng kế hoạch đầu tư lập
dự toán, các phòng kỹ thuật dựa vào dự toán xác định khối lượng vật tư và máy móc thiết
bị cần dùng để từ đó từng phòng có nhiệm vụ mua sắm thiết bị, vật tư, tập kết máy móc
và giao cho các đơn vị sản xuất tiến hành thi công. Sau khi hoàn thành phòng kỹ thuật
nghiệm thu nội bộ rồi bàn giao cho bên A.
Sơ đồ quy trình công nghệ và sản xuất của công ty TNHH Thương mại và sản
xuấtquốc tế AN PHA NAM Hồng Thủy
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
10
Trúng thầu Thiết kế Lập dự toán
Tập kết
vật liệu,
máy móc
thiết bị
Giao cho các đơn vịCông trình hàn thành bàn giao
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
3.2.Đặc điểm tổ chức và tổ chức kinh doanh của công ty.

Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, của đời sống xã hội vì thế
việc thiết kế sản xuất nội thất văn phòng cũng cần phong phú và hiện đại. Sản phẩm là
những công trình có kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất kéo dài và thời gian sử dụng
lâu dài nên đòi hỏi trình độ cao. Do đặc thù của ngành nên cần có bộ máy quản lý sản
xuất kinh doanh hoàn thiện đáp ứng nhu cầu quản lý điều hành của công ty. Sau đây là
sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
11
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
12
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM
SOÁT
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
PHÓ
GIÁM
ĐỐC 1
PHÓ
GIÁM
ĐỐC 2
PHÓ
GIÁM
ĐỐC 3
PHÒNG

TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG
KỸ
THUẬT
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
ĐẦU TƯ
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
13
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành

* Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định các vấn
đề có liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty.
* Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, thực hiện chức
năng lãnh đạo, quản lý công ty thông qua các nghị quyết, quyết định bằng văn bản.
Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trình đại hội
đồng cổ đông các báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, báo cáo
quyết toán tài chính hàng năm.
* Ban giám đốc công ty: Vừa đại diện cho hội đồng quản trị, vừa đại diện cho công

nhân viên chức tại công ty, quyết định chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
* Ban kiểm soát: Là cơ quan giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và báo cáo ở các
cuộc họp đại hội cổ đông, số lượng, quyền hạn trách nhiệm và lợi ích ban kiểm soát quy
định tại luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty sau khi cổ phần hóa.
* Phó giám đốc 1: Là người phụ trách về kỹ thuật sản xuất và trực tiếp theo dõi các
phòng vật tư kế hoạch, thiết kế, kỹ thuật thiết bị.
* Phó giám đốc 2: Là người công tác tham mưu cho giám đốc về hoạt động sản xuất
kinh doanh, trực tiếp theo dõi phòng tài chính- kế toán, phòng kinh doanh.
* Phó giám đốc 3: Là người điều hành nội chính phụ trách đời sống vật chất cho cán bộ
công nhân viên, trực tiếp theo dõi các phòng tổ chức cán bộ và lao động, phòng hành
chính bảo vệ.
+ Phòng kế hoạch đầu tư: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển trong tương lai
của công ty.
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
14
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
+ Phòng kỹ thuật: Phụ trách vấn đề thiết kế và quản lý các quy trình trong sản xuất,
nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, mẫu mã mới để đưa vào sản xuất, tổ chức hướng
dẫn nhằm tăng khả năng nghiệp vụ cho các kỹ thuật viên.
+ Phòng tài chính- kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán tài vụ trong quá trình sản xuất kinh
doanh của công ty.
+ Phòng kinh doanh: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trước, trong và sau khi
sản xuất, thiết lập mối quan hệ với các cấp, định giá và lập phiếu giá thanh toán, làm
tham mưu đảm bảo tính pháp lý của mọi hoạt động kinh doanh, bám sát kế hoạch, biện
pháp sản xuất và tham mưu nghiệm thu.
+ Phòng tổ chức hành chính: Đảm bảo công tác quản lý lao động, theo dõi thi đua, công
tác văn thư, tiếp khách và bảo vệ tài sản.
Chương CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG

VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÔNG TY
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
15
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
1. Chứng từ và tài khoảnHạch toán tổng hợp và các khoản trích
theo lương kế toán sử dụng trong công ty.
1.1. Các chứng từ kế toán hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN.sử
dụng.
Bảng chấm công: Mẫu số 01- LĐTL
Bảng thanh toán tiền lương: Mẫu số 02- LĐTL
Phiếu nghỉ ốm hưởng BHXH: Mẫu số 03- LĐTL
Danh sách người lao động hưởng BHXH: Mẫu 04- LĐTL
Bảng thanh toán tiền thưởng: Mẫu 05- LĐTL
1.2. Hệ thống sổ kế toán được áp dụng tại công ty.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết các tài khoản
Sổ cái TK 334, 338
Bảng tổng hợp chi tiết
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
16
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
Quy trình hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại công ty được thể
hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Hàng ngày:
Cuối tháng:
Đối chiếu:
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
17

Chứng từ ghi
sổ
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ thẻ kế
toán chi
tiết
Chứng từ ghi
sổ
Sổ cái
Sổ đăng
ký chứng
từ ghi sổ
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Bảng cân
đối số phát
sinh
Báo cáo tài
chính
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
1.3. Quy trình kế toán trong công ty được tổ chức theo các bước sau:
- Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ kế toán: Kiểm tra, xác minh chứng từ xem có
trung thực, có hợp lệ, có đúng chế độ thể lệ kế toán hay không để dùng làm chứng từ
kế toán.
- Cập nhật chứng từ: Các kế toán viên có nhiệm vụ ghi chép nội dung thuộc phần công
việc mình được giao như số vật tư, hàng hóa nhập, xuất, tồn, số tiền thu, chi, các khoản
phải trả cán bộ công nhân viên, các khoản BHYT, BHXH, BHTN trích nộp theo lương

tổng hợp số liệu và định khoản kế toán.
- Luân chuyển chứng từ: Các chứng từ sẽ được luân chuyển về các bộ phận được quy
định tùy theo tính chất và nội dung của từng loại để các bộ phận đó vào sổ kế toán chi
tiết và sổ tổng hợp đồng thời vào máy, nhằm đáp ứng yêu cầu về các thông tin kịp thời,
đầy đủ và chính xác.
- Lưu giữ chứng từ: Bộ phận kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm về quản lý và bảo quản
hồ sơ tài liệu phòng mình và các chứng từ kế toán một cách khoa học , có hệ thống và
đầy đủ theo đúng quy định, dễ tìm khi cần sử dụng.
1.24. Tài khoản kế toán sử dụng tại công ty.
Tài khoản sử dụng: TK 334- Phải trả công nhân viên
TK 338- Phải trả, phải nộp khác
* TK 334: Tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên trong
doanh nghiệp.
Kết cấu TK 334:
Bên Nợ: Phản ánh các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương công nhân viên.
Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho công nhân viên.
Kết chuyển tiền lương công nhân viên chưa lĩnh.
Bên Có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả công nhân viên.
Dư Nợ( nếu có): Số thừa đã trả cho công nhân viên.
Dư Có: Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả công nhân viên.
* TK 338: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả nộp cho cơ
quan
pháp luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về BHXH, các khoản
khấu trừ vào lương theo quyết định.
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng loại: - TK 338.3: BHXH
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
18
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
- TK 338.4: BHYT
- TK 338.9: BHTN

Kết cấu TK 338:
Bên Nợ: Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ.
Xử lý giá trị tài sản thừa.
Kết chuyển doanh thu nhận trước vào doanh thu bán hàng tương ứng từng
kỳ.
Cấc khoản đã trả đã nộp khác.
Bên Có: Trích BHXH, BHTN, BHYT theo tỷ lệ quy định.
Tổng số doanh thu nhận trước phát sinh trong kỳ.
Gía trị tài sản thừa chờ sử lý.
Dư Nợ( nếu có): Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán.
Dư Có: Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
* Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như: TK 335, TK 622, TK 627,
TK 111, TK 112, TK 138, TK 641, TK 642…….

* Sơ đồ hạch toán các khoản phải trả công nhân viên.
TK 141,138,338,333 TK 334 TK 622

Các khoản khấu trừ vào lương Tiền lương phải trả CNV

CNV sản xuất

TK 111 TK 627
Thanh toán tiền lương và các Tiền lương phải trả CNV
khác cho CNV bằng tiền mặt phân xưởng
TK 512 TK 641,642
Thanh toán lương bằng sản Tiền lương phải trả nhân viên
phẩm bán hàng, quản lý doanh nghiệp
TK 3331 TK 3383
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
19

Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
BHXH phải trả

* TK 338: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả nộp cho cơ quan pháp
luật, cho các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về BHXH, các khoản khấu trừ vào
lương theo quyết định.
Tài khoản này được mở chi tiết theo từng loại: - TK 338.3: BHXH
- TK 338.4: BHYT
- TK 338.9: BHTN
Kết cấu TK 338:
Bên Nợ: Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ.
Xử lý giá trị tài sản thừa.
Kết chuyển doanh thu nhận trước vào doanh thu bán hàng tương ứng từng
kỳ.
Cấc khoản đã trả đã nộp khác.
Bên Có: Trích BHXH, BHTN, BHYT theo tỷ lệ quy định.
Tổng số doanh thu nhận trước phát sinh trong kỳ.
Gía trị tài sản thừa chờ sử lý.
Dư Nợ( nếu có): Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán.
Dư Có: Số tiền còn phải trả, phải nộp và giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
* Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương.
TK 334 TK 338 TK 622,627,641,642
BHXH trả thay lương công Trích BHXH, BHYT,BHTN

nhân viên 2021% tính vào chi phí SXKD
TK 111,112 TK 334
Nộp BHXH, BHYT, BHTN BHXH, BHYT, BHTN trừ vào
lương công nhân viên 89,5%
1.5. Các khoản trích theo lương áp dụng tại công ty.
Công ty TNHH quốc tế AN PHA NAM áp dụng tỷ lệ trích BHXB, BHYT, BHTN cho

CNV trực tiếp sản xuất trên lương cơ bản theo tỷ lệ quy định như sau:
- BHXH là 24% trong đó 17% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 7% khấu trừ vào
lương của cán bộ, công nhân viên.
- BHYT là 4,5% trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1,5% khấu trừ vào
lương của cán bộ, công nhân viên.
- BHTN là 2% trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1% khấu trừ vào
lương của cán bộ, công nhân viên.
1.6. Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
20
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ liên quan khác kế
toán tổng hợp số tiền lương phải trả công nhân viên và phân bổ vào chi phí sản xuất kinh
doanh theo từng đối tượng sử dụng lao động, việc phân bổ thực hiện trên “Bảng phân bổ
tiền lương và BHXH”, Kế toán ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 241 – XDCB dở dang
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên trong tháng, kế toán ghi:
+ Trường hợp cuối năm thưởng thường kỳ:
Nợ TK 431 – Qũy khen thưởng phúc lợi
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
+ Trường hợp thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng năng
suất lao động:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
Tiền ăn ca phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp:
Nợ TK 622, 627, 641, 641……
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
Các khoản khấu trừ vào lương của CNV: Khoản tạm ứng chi không hết; khoản bồi
thường vật chất; BHXH, BHYT, BHTN công nhân viên phải nộp; thuế thu nhập phải nộp
ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 141 – Tạm ứng
Có TK 138 – Phải thu khác
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước
Hàng tháng căn cứ vào tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong tháng kế toán
trích BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của
các bộ phận sử dụng lao động:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
21
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào tiền lương công nhân viên:
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Tính trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên khi CNV bị ốm đau, thai sản:
Nợ TK 338(3383) – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
Nộp BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan chuyên trách.
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Có TK 111, 112
Thanh toán tiền lương và các khoản khác cho công nhan viên.
Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên
Có TK 111 – Tiền mặt
2. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty.Thực
trạng thực hiện công tác hạch toán kế toán tiền lương.
2.1. Phương pháp xây dựng quỹ lương tại công ty.
Qũy lương của công ty là toàn bộ số tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên của công
ty. Hiện nay công ty AN PHA NAM xây dựng quỹ lương trên tổng doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ là 22%. Hàng tháng phòng kế toán tổng hợp toàn bộ doanh số bán
hàng và cung cấp dịch vụ của tất cả các văn phòng đại diện sau đó nhân với 22%. Đó là
quỹ lương của công ty tháng đó.
Ví dụ: Doanh thu của công ty tháng 1 năm 2012 đạt 441.089.000 đồng thì quỹ lương
của công ty sẽ là 441.089.000 x 22% = 97.039.581 đồng.
2.1.1. Xác định đơn giá tiền lương.
Quy định về đơn giá tiền lương tính cho sản phẩm, công việc của công ty được tính như
sau: Ví dụ, Ở văn phòng Hà Nội tiền lương khoán cho tháng 1 của 3 người Hùng, Thuận,
Sơn là 9.500.000 đồng. Tháng 1 Hùng làm 24 công, Thuận làm 26 công, Sơn làm 26
công. Vậy đơn giá lương ngày của 3 người sẽ là:
9.500.000 / (24 + 26 + 26) = 125.000 đồng
2.1.2. Nguyên tắc trả lương và phương pháp trả lương.
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
22
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
Việc chi trả lương ở công ty do thủ quỹ thực hiện, thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ:
“Bảng thanh toán tiền lương”, “Bảng thanh toán BHXH” để chi trả lương và các khoản
khác cho công nhân viên. Công nhân viên khi nhận tiền phải ký tên vào bảng thanh toán
tiền lương. Nếu trong một tháng mà công nhân viên chưa nhận lương thì thủ quỹ lập danh
sách chuyển họ tên, số tiền của công nhân viên đó từ bảng thanh toán tiền lương sang
bảng kê thanh toán với công nhân viên chưa nhận lương.

Hình thức tính lương của công ty.
Tổng lương = 22% doanh thu
2.2. Hạch toán các khoản trích theo lương tại công ty TNHH quốc tế AN PHA
NAM.
2.2.1. Qũy bảo hiểm xã hội (BHXH):
Dùng để chi trả cho người lao động trong thời gian nghỉ do ốm đau theo chế độ hiện
hành BHXH phải được tính là 24% BHXH tính trên tổng quỹ lương trong đó 17% tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty, 7% do người lao động đóng góp tính trừ vào
lương, công ty nộp hết 24% cho cơ quan bảo hiểm.
Tổng quỹ lương tháng 1năm 2012 là 97.039.581 đồng.
Theo quy định công ty sẽ nộp BHXH với số tiền là:
97.039.581 x 24% =19.407.916 đồng
Trong đó người lao động sẽ chịu là: 97.039.581 x 7% = 4.852.980 đồng. Còn lại 17%
công ty sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là: 14.555.937 đồng
Cụ thể với CBCNV thì kế toán chỉ tính và trừ 7%. Nguyễn Văn Sỹ số lương nộp bảo
hiểm là: 986.700 đồng vậy số tiền nộp BHXH sẽ là 986.700 x 7% = 49.335 đồng
Số tiền mà công ty phải chịu tính vào chi phí sản xuất kinh doanh sẽ là:
986.700 x 17% = 148.005 đồng
2.2.2. Qũy bảo hiểm y tế (BHYT):
Dùng để chi trả cho người tham gia đóng góp trong thời gian khám chữa bệnh 4,5%
BHYT tính trên tổng quỹ lương, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của
công ty, còn 1,5% người lao động chịu trừ vào lương.
Theo quy định công ty sẽ nộp BHYT với số tiền là: 97.039.581 x 4,5% = 2.911.187
đồng
Trong đó người lao động sẽ chịu là: 97.039.581 x 1,5% = 970.369 đồng. Còn lại 3%
công ty sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là 1.940.791 đồng.
Nguyễn Văn Sỹ số lương nộp bảo hiểm là: 986.700 đồng vậy số tiền nộp BHYT sẽ là:
986.700 x 1,5% = 14.800 đồng. Và công ty phải chịu 3% tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh là 986.700 x 3% = 19.734 đồng.
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2

23
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
2.2.3. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN):
Dùng để chi trả cho người lao động trong thời gian không có việc làm, theo chế độ hiện
hành BHTN phải được tính là 2% BHTN tính trên tổng quỹ lương trong đó 1% tính vào
chi phí sản xuất kinh daonh của công ty, 1% do người lao động đóng góp tính trừ vào
lương.
Theo quy định công ty sẽ nộp BHTN với số tiền là:
97.039.581 x 2% = 1.940.791 đồng
Trong đó người lao động sẽ chịu là 97.039.581 x 1% = 970.396 đồng. Còn lại 1% công
ty sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh là: 970.396 đồng.
Nguyễn Văn Sỹ số lương nộp bảo hiểm là: 986.700 đồng vậy số tiền nộp BHTN sẽ là
986.700 x 1% = 9.867 đồng. Và công ty phải chịu 1% tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh là: 986.700 x 1% = 9.867 đồng.
2.3. Các kỳ trả lương của công ty TNHH quốc tế AN PHA NAM.
Tại công ty AN PHA NAM hàng tháng công ty có 2 kỳ trả lương vào ngày 15 và ngày
30 hàng tháng.
Kỳ I: Tạm ứng cho CNV đối với những người có tham gia lao động trong tháng.
Kỳ II: Sau khi tính lương và các khoản phải trả cho CNV trong tháng, doanh nghiệp
thanh toán nốt số tiền còn được lĩnh trong tháng đó cho CNV sau khi trừ đi các khoản
khấu trừ.
2.4. Thực tế hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty.
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo doanh thu và theo thời gian và lương theo sản
phẩm.
Hình thức trả lương theo doanh thu là hình thức tính lương theo tổng doanh thu
của toàn công ty.
Lương theo doanh thu = 22% trên tổng doanh thu
* Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian làm
việc của công nhân viên. Có nghĩa là căn cứ vào số lượng làm việc, ngày công, giờ công
và tiêu chuẩn thang lương theo cấp bậc nhà nước quy định hoặc công ty quy định để

thanh toán lương trả lương theo thời gian làm việc trong tháng, bảng chấm công do cán
bộ phụ trách hoặc do các trưởng phòng ghi theo quyết định về chấm công. Cuối tháng
căn cứ vào thời gian làm việc thực tế quy ra công và những ngày nghỉ được hưởng theo
chế độ để tính lương phải trả. Hình thức này áp dụng cho các bộ phận không trực tiếp sản
xuất như: Bộ phận hành chính, kỹ thuật, kế toán……….
Công thức tính:
Lương tháng = (Lương cơ bản + Lương hiệu quả) x Số ngày làm việc trong tháng
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
24
Trường Đại học Lao động – Xã hội GVHD: Đoàn Tất Thành
Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu
Lương hiệu quả = Lương cơ bản x Hệ số trách nhiệm
* Hình thức trả lương theo sản phẩm: Áp dụng cho công nhân viên trực tiếp sản xuất
kinh doanh.
Công thức tính:
Tiền lương thực tế Lương Sản lượng đã hoàn Đơn giá theo
phải trả trong tháng cơ bản thành trong tháng quy định
SVTH: Lê Thị Kim Quy Lớp: T46.KT2
25
=
+
x

×