Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Dự báo của các yếu tố trường học đến sự hài lòng nghề nghiệp của giáo viên phổ thông = prediction of school factors on teachers job satisfation

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 12 trang )

Dự BÁO CỦ A CÁC YẾU TỐ
TRƯỜNG HỌC ĐẾN sự HÀI LỊNG
NGHỀ NGHIỆP CỦA
GIÁO VIÊN PHỔ THƠNG
Phan Thị Mai Hương
Viện Tâm lý học.

Trần Hoàng Thị Diễm Ngọc
Trường Đại học Thăng Long.

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm chỉ ra khả năng dự bảo của các yếu tố trường
học đến hài lòng nghề nghiệp của giáo viên. Mau nghiên cứu gồm 656 giáo viên phố
thông các trường công lập. Bảng hỏi gồm thang đo Hài lòng nghề nghiệp, các yếu tổ
trường học và các thông tin cá nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yểu tố lãnh đạo
quản lý, đồng nghiệp, tố chức khỏa bồi dưỡng chuyên môn và học sinh cũng như cha
mẹ có khả năng ảnh hưởng đến sự hài lòng nghề nghiệp của giáo viên. Nghiên cứu
cũng chỉ ra 4 yếu tố mạnh nhất trong dự bảo cho hài lòng nghề nghiệp của giáo viên
là sự quan tâm của phụ huynh đến việc học của con, đồng nghiệp nhiệt huyết với đối
mới giáo dục, học sinh cỏ thái độ học tập tốt và tính hiệu quả cùa các khỏa bồi dưỡng
chuyên môn. Ỷ nghĩa của kết quả nghiên cứu và hạn chế của nghiên cứu cũng được bàn
luận trong bài viết.

Từ khóa: Giảo viên phổ thơng; Hài lòng nghề nghiệp; Yểu tổ trường học.
Ngày nhận bài: 18/6/2021; Ngày duyệt đăng bài: 25/3/2022.

1. Mở đầu

Phạm vi khái niệm về sự hài lịng trong cơng việc khá rộng, nó bao gồm
tất cả các đặc điểm của công việc và mơi trường làm việc mà người lao động
thấy có ích và thỏa mãn (Churchill và cộng sự, 1974; Snipes và cộng sự, 2005).


Từ góc độ này có thể đánh giá sự hài lịng nghề nghiệp được hình thành khi
người lao động thỏa mãn với các chiều cạnh khác nhau của nghề. O góc độ khác,
nhiều nhà nghiên cứu lại xem xét hài lịng cơng việc xuất phát từ q trình nhận
thức của người lao động về vai trò nghề nghiệp mà mình đảm nhiệm. Chẳng hạn
như, Ho và Au (2006) cho rằng sự hài lòng trong giảng dạy bao gồm một q
trình nhận thức, phán đốn được đo lường bằng trạng thái cảm xúc của giáo viên.
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022

3


Hay nói cách khác, sự hài lịng đối với cơng việc của một giáo viên phụ thuộc rất
nhiều vào mức độ cảm nhận về các vai trò do người sử dụng lao động quy định.
Một khi các vai trò được nhận thức, giáo viên sẽ có những kỳ vọng của riêng mình
đối với cơng việc từ các cơ quan quản lý có liên quan (Wangai, 2012).

Nghiên cứu về sự hài lòng nghề nghiệp của giáo viên được quan tâm bởi vai
trị của chính sự hài lịng đó với hiệu quả làm việc của họ. Sự hài lịng trong cơng
việc ảnh hưởng đến nhiệt tình trong cơng việc và sức khỏe tâm thần, góp phần
cải thiện sức khỏe tống thế của giáo viên (Cherrington, 1994), thậm chí là “yếu tố
quyết định” thái độ và hiệu quả làm việc của giáo viên (Caprara và cộng sự, 2003).
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã xác nhận các nhóm yếu tố liên quan đến
sự hài lịng của giáo viên phổ thơng. Một mặt, đó là cảcyểu tổ động lực, ví dụ như
nhu cầu và động lực bên trong (Ellis, 1984), tính chủ động, kỳ năng, tự do và độc
lập, sự sáng tạo (Pastor, 1982). Bên cạnh đó, các yểu to mơi trường cũng có góp
phần quan trọng đến sự hài lịng của giáo viên, ví dụ: năng lực và tính cơng bằng
của người lãnh đạo (Flippo, 1984); các vai trò do người sử dụng lao động quy định
(Wangai, 2012), kinh nghiệm tổ chức của lãnh đạo, tạo khơng khí làm việc, tạo
cơ hội cho giáo viên, cung cấp nhiều nguồn tài nguyên giảng dạy và khuyến khích
giáo viên (Demirtas, 2010; Sargent và cộng sự, 2005); sự tương tác với đồng nghiệp

và học sinh, với phụ huynh (Huang và Van de Vliert, 2004; Yetim và Yetim, 2006;
Demirtas, 2010); điều kiện làm việc, đồng nghiệp, thu nhập và năng lực chuyên
môn (George và cộng sự, 2008). Kyriacou (2001) đã nhận định giáo viên trong các
trưởng học có sự giao tiếp tốt vói đồng nghiệp và tinh thần tập thể cao sẽ có mức
độ căng thẳng thấp hơn và mức độ cam kết làm việc tốt cũng như sự hài lịng trong
cơng việc cao hơn.

Có thể thấy sự hài lịng nghề nghiệp của người lao động nói chung, giáo
viên nói riêng phụ thuộc vào đa dạng các yếu tố tổ chức và cá nhân, trong đó có cả
các yếu tố mang đặc trưng của hoạt động nghề. Trong đổi mới giáo dục, giáo viên
là người phải truyền tải các thông điệp giáo dục mang tinh thần đổi mới đến học
sinh. Vì thế, họ sẽ chịu rất nhiều áp lực khác nhau. Trong bối cảnh đó, việc quan
tâm đến sự hài lịng nghề nghiệp của các thầy cơ là điều cần thiết. Nghiên cứu này
được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi: (1) Các yếu tố trường học có liên quan
như thế nào với sự hài lịng nghề nghiệp của giáo viên phổ thông; (2) Trong số đó,
yếu tố nào có thể dự báo mạnh nhất cho sự hài lòng nghề lòng nghề nghiệp của họ?
2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Mau nghiên cứu
Mầu nghiên cứu gồm 656 giáo viên các trường tiểu học, THCS và THPT
công lập được chọn theo cách thuận tiện tại các lóp tập huấn nghiệp vụ mùa hè
4

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, Số 4 (277), 4 - 2022


năm 2019 cho giáo viên tổ chức tại Thành phố Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nằng, Bn
Ma Thuột (Đắk Lắk) và tại một số trường học tại Thừa Thiên - Huế và Thành phố
Hồ Chí Minh. Họ là những giáo viên đang trực tiếp dạy học, tuổi trung bình là 37,
độ lệch chuẩn (SD) là 7 năm; nam chiếm 22,3%; nừ chiếm 77,7%; giáo viên tiều

học: 20,6%; THCS: 24,6% và THPT: 54,9%.

2.2. Cơng cụ nghiên cứu
Thang Hài lịng nghề nghiệp của giáo viên gồm 8 mục (item) liên quan đến
nghề nghiệp của giáo viên (nghề giáo nói chung, đồng nghiệp, mơi trường văn
hóa nhà trường, thu nhập, năng lực chun môn, cơ hội thăng tiến, học sinh, phụ
huynh). Người trả lời được đề nghị đánh giá mức độ hài lòng của mình về những
khía cạnh đó trên thang điêm tù’ 0 đến 10, trong đó, 0 là hồn tồn khơng hài lòng
và 10 là hài lòng mỹ mãn.

10 item là các yếu tố mơi trường học đo lường 4 nhóm yếu tố: lãnh đạo quản lý, đồng nghiệp, học tập chuyên môn và đối tượng làm việc của giáo viên phổ
thông là học sinh và cha mẹ học sinh. Các câu có dạng như: “Ớ trường tơi, những
giảo viên tốt đều được khen một cách xứng dang", “Nội dung các khóa tập hn
nghiệp vụ khơng hấp dẫn". Thang điểm nhị phân (1/0) trong đó 1 là “có” và 0 là

“khơng” để đo lường các yếu tố này.

2.3. Phân tích
Cách tính điểm: mức độ hài lịng nghề nghiệp chung được tính bằng trung
bình cộng của sự hài lịng về từng khía cạnh nghề nghiệp. Các tham số thống kê mô
tả được sử dụng trong giới thiệu biến phụ thuộc và các biến độc lập trong nghiên cứu.
Hồi quy tuyến tính được áp dụng để phân tích dự báo của các yếu tố trường
học đối với hài lịng nghề nghiệp. Có 5 mơ hình hồi quy bội được xây dựng, trong
đó 4 mơ hình xem xét khả năng dự báo của 4 nhóm yếu tố: đặc điểm người quản
lý, thái độ học tập chuyên môn của đồng nghiệp, cách thức tổ chức học tập nghiệp
vụ, đặc điểm học sinh và phụ huynh và một mơ hình tống họp đế xác định mức độ
dự báo của các yếu tố trường học có ý nghĩa nhất đối với sự hài lòng nghề. Kiềm
định các giả định cần thiết của phép phân tích hồi quy bội đã xác nhận khơng có
hiện tượng đa cộng tuyến (với hệ số phóng đại phương sai dao động trong khoảng
từ 1,013 đến 1,600 trong các mơ hình) và khơng có hiện tượng tự tương quan (Hệ

số Dubin-Watson từ 1,823 đến 1,828).

3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

3.1. Thống kê mô tả các biến phụ thuộc và biến độc lập
Điểm trung bình của biến phụ thuộc (sự hài lịng chung về nghề nghiệp của
giáo viên phổ thong) là 6,79 - một mức điểm trên trung vị, với độ lệch chuẩn là
1,44. Với độ nghiêng -0,25 cho thấy dừ liệu dù có chút nghiêng nhẹ về bên trái
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022

5


nhưng có xu hướng gần với điểm 0. Điểm thấp nhất của phân bố là 3,63 và cao nhất
là 10 cho thấy bên cạnh những giáo viên rất hài lòng cũng có những giáo viên ít hài
lịng với nghề của mình. Phân bố tập trung xung quanh điểm 7 và dốc đều sang hai
bên cho thấy phân bố tiệm cận chuẩn.

Các yếu trường học trong nghiên cứu này được tập trung nhiều hom vào hoạt
động nghề nghiệp của giáo viên trong bối cảnh đoi mới giáo dục: hành vi liên quan
công tác quản lý của người lãnh đạo, các yếu tố đồng nghiệp liên quan đến thái
độ làm việc/học tập, các yếu tố liên quan đen công tác tô chức học tập nghiệp vụ
của giáo viên đe đáp ứng yêu cầu đôi mới giáo dục và các đối tượng mà nghề giáo
cần quan tâm là học sinh và phụ huynh. Tỷ lệ cho các câu trả lời “có” của các yếu
tố trường học được xem xét trong nghiên cứu này dao động từ 30,8% (Ở trường
tơi, giáo viên ít hào hứng với việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn) đến 88,7%
(Ở trường tơi, giáo viên ln được khuyến khích học tập chuyên môn). Chi tiết ở
bảng 1.
Bảng 1: Phân bố của các yếu tổ trường học (tỷ lệ %) (N = 680)
Yếu tố lãnh đạo - quản lý




Khơng

Trong trường, giáo viên ln được khuyến khích đi học nâng cao trình độ
nghề nghiệp.

88,7

11,3

Hiệu trưởng thường có yêu cầu cao đối với giáo viên.

78,9

21,1

Trong trường, những giáo viên tốt đều được khen một cách xứng đáng.

85,4

14,6

Ban giám hiệu thể hiện rõ quyết tâm phải đôi mới việc dạy và học trong
nhà trường theo tinh thần của đổi mới giáo dục.

87,3

12,7


Nhìn chung, giáo viên trong trường ít hào hứng với việc bồi dường
nghiệp vụ.

30,8

69,2

Các đồng nghiệp trong trường tôi đều trong trạng thái nhiệt huyết thực
hiện các yêu cầu mà đối mới giáo dục đặt ra.

59,2

40,8

Nội dung các khóa tập huấn thường khơng hấp dẫn đối với giáo viên.

39,8

60,2

Các khóa bồi dưỡng chuyên môn thường không hiệu quả như giáo viên
mong muốn.

43,6

56,4

Học sinh lớp tôi dạy phần lớn là những học sinh ngoan, có thái độ học
tập tốt.


67,2

32.8

Phụ huynh lớp tơi dạy, phần lớn, quan tâm đến việc học hành của con cái

73,0

27,0

Yếu tố đồng nghiệp

Yêu tô tô chức học tập chuyên môn

Yêu tố học sinh và cha mẹ học sinh

6

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022


3.2. Dự bảo của yếu tố trường học đối với sự hài lịng nghề nghiệp của
giáo viên phố thơng
3.2.1. Dự báo của các yếu tổ lãnh đạo - quản lý

Vai trò của người lãnh đạo - quản lý trong trường phổ thơng góp phần quan
trọng trong việc xây dựng mơi trường giáo dục tồn diện thế hiện qua tầm nhìn,
phong cách lãnh đạo cũng như cách ứng xử, giải quyết công việc trong trường học.
Ở đây chúng tôi xem xét một số đặc điểm người lãnh đạo - quản lý có liên quan

đến sự hài lịng nghề nghiệp của người dưới quyền hay khơng.

Bảng 2: Mơ hình hồi quy nhỏm yểu tố quản lỷ đến hài lòng nghề nghiệp
của giáo viên phơ thơng
Mơ hình 1

B

Beta

t

p

Hằng số

60,122

-

29,173

< 0,001

Trong trường, giáo viên ln được khuyến khích
đi học nâng cao trình độ nghề.

0,496

0,114


2,758

0,006

Hiệu trưởng thường có yêu cầu cao đối với giáo
viên.

-0,266

-0,095

-2,396

0,017

Trong trường, những giáo viên tốt đều được khen
một cách xứng đáng.

0,317

0,099

2,356

0,019

Ban giám hiệu thể hiện rõ quyết tâm đổi mới việc
dạy và học trong nhà trường theo tinh thần của đổi
mới giáo dục.


0,170

0,050

1,218

0,224

R2 hiệu chỉnh = 0,037; F = 6.972; p < 0,001

Kết quả phân tích hồi quy được hiển thị ở bảng 2 cho thấy, mơ hình các
yếu tố lãnh đạo - quản lý có ý nghĩa thống kê trong việc dự báo cho hài lòng
nghề nghiệp của giáo viên (p < 0,001). Tập hợp các biến số trong mô hình có thể
giải thích được 3,7% cho biến phụ thuộc, tức là biên độ tác động của mơ hình
này đến biến phụ thuộc là khá nhỏ. Trong mơ hình, biến số “Ban Giảm hiệu thể
hiện rõ quyết tâm đoi mới việc dạy và học trong nhà trường theo tỉnh thần của
đổi mới giáo dục" khơng có ý nghĩa đáng kể đối với sự hài lòng nghề nghiệp của

giáo viên (p = 0,224 > 0,05). Các biến số cịn lại có ý nghĩa thống kê trong dự
báo cho biến phụ thuộc với p < 0,05, trong đó, việc người hiệu trưởng có yêu cầu
cao đối với giáo viên có khả năng khiến mức độ hài lòng của giáo viên giảm đi
(B = -0,266; p = 0,017) so với người khơng có u cầu cao, cịn việc giáo viên
được khuyến khích học tập hoặc được khen xứng đáng có khả năng làm cho giáo
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022

7


viên hài lịng hơn với nghề của mình (B = 0,496 và 0,317 tương ứng p < 0,05) so

với người khơng được khen/khơng được khuyến khích học tập. Trong mơ hình, khi
bị kiếm sốt bởi các biến số khác, việc người lãnh đạo khuyến khích giáo viên học
tập chun mơn có vai trị tác động mạnh hơn cả đến sự hài lòng nghề nghiệp của
họ (0 = 0,114; p = 0,006).
Có thể thấy, yếu tố lãnh đạo - quản lý, cụ thể là các đặc điểm của người
lãnh đạo như khuyến khích, khen khi giáo viên xứng đáng, có u cầu cao với giáo
viên có thê khiến người dưới quyền hài lòng hơn hoặc kém hài lòng hơn với nghề
nghiệp của mình.

Leithwood và Jantzi (2000) đã xác định sáu đặc diêm chính của các nhà
lãnh đạo giáo dục mang tính chuyển đơi: xây dựng tầm nhìn và mục tiêu cùa nhà
trường, thúc đẩy giáo viên nâng cao nghiệp vụ, duy trì khen thưởng, đổi mới các
hoạt động chun nghiệp có ý nghía, thể hiện kỳ vọng hồn thành và phát triển
kế hoạch để đáp ứng và tham gia vào các quyết định của trường. Nếu người quản
lý làm tốt các vai trị này có thế mang đến sự hài lịng nghề nghiệp cho giáo viên.
Nghiên cứu này cũng xác nhận việc người lãnh đạo - quản lý nhà trường có cách
thức thích hợp thúc đay giáo viên sẽ làm cho giáo viên hài lòng với nghề hơn,
nhưng đưa ra các u cầu cao cho giáo viên thì có tác động theo hướng ngược lại.
Dường như, hài lòng hơn khi được khen, được khích lệ là đặc điểm chung cùa mọi
người, dù đó là người Việt hay người nước ngồi, nhưng với giáo viên trên mẫu
nghiên cứu này, trước những yêu cầu cao trong cơng việc, hay có thể hiểu là bị rơi
vào tình huống phải nồ lực hơn để thực hiện u cầu thì sự hài lịng nghề nghiệp có
the bị giảm sút. Neu như được khen/ được khuyến khích và thực hiện yêu cầu cao
là hai vế cần tương đương nhau thì rõ ràng người lãnh đạo sẽ gặp khó trong trường
họp này để người dưới quyền hài lịng hơn.
Vai trò của lãnh đạo cũng như các đổi tượng nghề nghiệp khác của giáo viên
đối với sự hài lòng nghề cũng xuất hiện trong nghiên cứu của Greenglass và Burke
(2003). Ket quả cho thấy việc giảng dạy có thể mang lại sự hài lịng cho giáo viên,
nhưng nó cũng mang lại căng thăng với những yêu cầu từ ban giám hiệu, đồng
nghiệp, học sinh và phụ huynh cộng với tình trạng q tải cơng việc, hành vi sai

trái của học sinh và sự thiểu công nhận đối với thành tích. Từ đây, nhiều nghiên
cứu cần được tiến hành để xác định sâu sắc hơn vai trò của yếu tố lãnh đạo - quản
lý đối với sự hài lòng nghề của giáo viên.
3.2.2. Dự báo của các yêu tô đông nghiệp

Đồng nghiệp là một yếu tố đa chiều trong một tổ chức. Đó có thể là quan
hệ giữa đồng nghiệp trong đời sống nói chung, hoặc/và trong cơng việc nói
riêng. Đó cũng có thể là tấm gương về nhiều mặt trong tập thể: thái độ làm việc,
năng suất lao dộng. Đó cũng có thể là những người tạo nên mơi trường làm việc,

8

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022


khơng khí làm việc. Ở đây, trong bối cảnh đổi mới giáo dục, chúng tôi quan tâm
đến thái độ học tập và làm việc theo tinh thần đổi mới của đồng nghiệp ảnh hưởng
như thế nào đến sự hài lòng nghề nghiệp của giáo viên.

Dữ liệu ở bảng 3 cho thấy mơ hình các yếu tố đồng nghiệp có ý nghĩa
thống kê trong dự báo cho sự hài lòng nghề nghiệp của giáo viên phổ thơng và
giải thích được 4,9% cho biến phụ thuộc (p < 0,001). Kết quả cho thấy, được làm
việc với các đồng nghiệp nhiệt huyết với đổi mới có thể tăng cường mức độ hài
lịng (B = 0,341; p < 0,001) nhưng làm việc với những đồng nghiệp ít hào hứng
với việc nâng cao nghiệp vụ có thế làm giảm sự hài lịng nghề nghiệp của giáo
viên (B =-0,353; p - 0,001).
Bảng 3: Dự báo của yếu tố đồng nghiệp cho hài lòng nghề nghiệp
của giảo viên phố thơng
B


Beta

t

p

Hằng số

6,699

-

80,483

<0,001

Giáo viên ít hào hứng với việc bồi dưỡng nghiệp vụ

-0,353

-0,141

-3,494

0,001

Các đồng nghiệp nhiệt huyết với đổi mới

0,341


0,146

3,615

< 0,001

Mơ hình 2

R2 hiệu chỉnh = 0,049; F = 17,048; p< 0,001

Có thể thấy, đối với sự hài lịng nghề nghiệp của giáo viên, thái độ học tập
nghề nghiệp của đồng nghiệp có vai trị khá quan trọng.
3.2.3. Dự bảo của yểu tố tố chức học tập nghề nghiệp

Trong hoạt động giảng dạy, dù có dạy theo phương pháp truyền thống hay
đổi mới thì việc giáo viên hiểu sâu kiến thức, nắm vững kỹ năng ln giữ vai trị
chủ đạo, quyết định đến thành cơng của q trình dạy học, từ đó khiến họ hài lịng
với nghề nghiệp của mình. Một đặc trưng của khối phố thơng là giáo viên thường
xuyên được bồi dường kiến thức chuyên môn. Đây là cách để giáo viên được cập
nhật kiến thức, bổ sung những nội dung mới. Nhất là trước yêu cầu của đổi mới
giáo dục, được tập huấn phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức lớp học lấy
người học làm trung tâm, cách thức soạn bài giảng theo chương trình mới... là
điều rất quan trọng để giáo viên nắm vững về chuyên môn, tự tin hơn khi lên lớp.
Ở đây chúng tơi xem xét vai trị của cách thức tổ chức các khóa bồi dưỡng này có
liên quan đến sự hài lịng nghề nghiệp của giáo viên hay khơng.

Kết quả bảng 4 cho thấy, mơ hình có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy
99,9% (p < 0,001). Biên độ giải thích cho biến phụ thuộc của mơ hình này là
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022


9


5,1% là một tỷ lệ khá khiêm tốn cho cả mơ hình. Cả hai biến số trong mơ hình
đều có thế khiến sự hài lòng nghề nghiệp của giáo viên giảm đi, trong đó tính
kém hiệu quả của khóa tập huấn có khả năng làm giảm sự hài lịng mạnh hơn
(Beta =-0,162).

Bảng 4: Dự báo của yên tô liên quan tơ chức học tập nghê nghiệp cho hài lịng
nghê nghiệp của giảo viên phơ thơng
Mơ hình 3

B

Beta

t

p

Hằng số

7,061

-

113,454

<0,001


Nội dung các khóa tập huấn nghiệp vụ khơng hấp
dẫn với giáo viên

-0,245

-0,105

-2,348

0,019

Các khóa bồi dưỡng chun mơn khơng hiệu quả
như mong muốn

-0,371

-0,162

-3,612

<0,001

R2 hiệu chỉnh = 0,051; F = 17.649; p < 0,001

3.2.4. Dự báo của yếu tố học sinh và cha mẹ học sinh

Học sinh và cha mẹ học sinh là hai đối tượng làm việc của giáo viên. Nếu như
học sinh là đối tượng giáo dục mà giáo viên cần làm việc hàng ngày thì cha mẹ học
sinh là đối tượng phối hợp. Dù ít gặp trực tiếp hơn, nhưng giáo viên vẫn liên lạc với
cha mẹ học sinh khi cần thiết. Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của 2 đối tượng

này đến sự hài lòng nghề nghiệp của giáo viên.
Bảng 5: Dự báo của yếu tổ học sinh và phụ huynh
cho hài lịng nghê nghiệp cùa giáo viên phơ thơng
Mơ hình 4

B

Beta

t

p

Hằng số

6,215

-

70,514

<0,001

Học sinh phần lớn ngoan, có thái độ học tập tốt

0,404

0,166

3,545


<0,001

Phụ huynh quan tâm đến việc học hành của con cái

0,428

0,166

3,534

<0,001

R2 hiệu chinh = 0,084; F = 29.676; p < 0,001

Khả năng tác động của nhóm yếu tố học sinh và phụ huynh đến hài lòng
nghề nghiệp của giáo viên phổ thông được quan tâm thể hiện qua các biến số
10

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022


gồm: Học sinh phần lớn ngoan, có thái độ học tập tốt và Phụ huynh quan tàm đến
việc học hành của con cái.

Kết quả ở bảng 5 cho thấy nhóm yếu tố học sinh và phụ huynh có khả
năng dự báo hài lòng nghề nghiệp của giáo viên (p < 0,001), với tỷ lệ giải thích
là 8,4%. Như thế, khi học sinh ngoan, có thái độ học tập tốt và phụ huynh quan
tâm đen việc học hành cùa con cái thì giáo viên sẽ thêm hài lịng với nghề dạy
học của mình. Kết quả này gần với phát hiện của Sulak và cộng sự (2018), trong

đó, tác giả chỉ ra rằng, sự hài lòng với nghề nghiệp của giáo viên có liên quan
đến sự hài lịng của học sinh và cha mẹ với nhà trường. Trên một bình diện khác,
kết quả của Klassen và Chiu (2010) cũng cho thấy, thái độ tiêu cực của học sinh
trong giờ học có thể khiến giáo viên tăng căng thẳng và có thể làm cho hiệu quả
giảng dạy bị giảm sút.
3.2.5. Dự báo của các yếu tổ mạnh nhât cho hài lòng nghề nghiệp

Tổng hợp các yếu tố có khả năng dự báo có ý nghĩa thống kê cho hài lòng
nghề nghiệp của giáo viên qua 4 mơ hình trên vào mơ hình tổng họp cho thấy, khi
bị kiểm soát bởi các yếu tố khác thì các yếu tố quản lý, một yếu tố đồng nghiệp và
một yếu tố tổ chức việc học tập nghiệp vụ, chun mơn khơng cịn khả năng tác
động có ý nghĩa thống kê đến sự hài lòng nghề nghiệp của giáo viên. Bốn yếu tố
còn lại được tổng họp vào mơ hình 5.
Bảng 6: Dự báo của các yếu tố mạnh nhất cho hài lòng nghề nghiệp
của giáo viên phô thông
B

Beta

t

p

Hằng số

6,280

-

55,886


< 0,001

Các đồng nghiệp nhiệt huyết với đổi mới

0,299

0,129

30,325

0,001

Các khóa bồi dưỡng chun mơn khơng hiệu quả như
mong muốn

-0,344

-0,149

-3,761

<0,001

Học sinh phần ỉớn ngoan, có thái độ học tập tốt

0,261

0,108


2,250

0,025

Phụ huynh quan tâm đến việc học hành của con cái

0,436

0,169

3,616

< 0,001

Mơ hình 5

R2 hiệu chinh = 0,127; F = 23.250; p < 0,001

Kết quả cho thấy, mơ hình có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) và giải thích
được 12,7% cho sự biến thiên của hài lòng nghề nghiệp. Trong mơ hình, khi
các biến số khác khơng thay đổi, sự nhiệt huyết với đoi mới giáo dục của đồng
nghiệp (B = 0,299; p = 0,001), học sinh có thái độ học tập tốt (B = 0,108; p = 0,261),
phụ huynh quan tâm đến việc học của con (B = 0,436; p < 0,001) có thể làm cho
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022

11


giáo viên hài lịng với nghề của mình hơn, cịn tính khơng hiệu quả của các khóa
tập huấn chun mơn cho giáo viên có thể khiến mức độ hài lịng nghề nghiệp của

họ bị giảm đi (B = -0,344). Đây chính là những yếu tố có khả năng tác động mạnh
nhất đến sự hài lòng của giáo viên với nghề dạy học của mình. Mơ hình 4 cũng cho
thấy, vai trị nơi trội hơn cả của sự đồng hành của phụ huynh với học hành của con
cái, phối họp với nhà trường cùng dạy dỗ con (P = 0,169; p < 0,001). Điều này cũng
cho thấy, yếu tố cha mẹ học sinh thực sự quan trọng, góp phần nâng đờ trạng thái
tinh thần tích cực của người giáo viên trong bối cảnh hiện nay dù họ khơng là đói
tượng trực tiếp của hoạt động giáo dục của giáo viên.
4. Kết luận
*
Tổng họp kết quả nghiên cứu, có thể thấy một số điểm sau đây:

Thứ nhất, các yếu tố lãnh đạo - quán lý, đồng nghiệp, tổ chức học tập
chuyên môn và đối tượng làm việc (học sinh và phụ huynh) đều có khả năng có thể
tác động đến mức độ hài lòng nghề nghiệp của giáo viên. Tuy nhiên, biên độ tác
động của các nhóm yếu tố này đến hài lòng nghề nghiệp là tương đối nhỏ.
Thứ hai, nghiên cứu chỉ ra mơ hình các yểu tố trường học có khả năng tác
động mạnh nhất đến sự hài lòng nghề nghiệp của giáo viên. Cụ thể, được làm việc
trong môi trường mà ở đó có các đồng nghiệp ủng hộ đổi mới giáo dục bằng các
hành động nhiệt huyết của mình, được dạy dỗ những học sinh ngoan, có thái độ
học tập tốt, được phối họp làm việc với những phụ huynh quan tâm đến việc học
của con, giáo viên sẽ có mức độ hài lịng với nghề nghiệp cao hơn. Ngược lại, việc
tố chức các khóa bồi dưỡng chuyên mơn khơng hiệu quả sẽ làm giảm mức độ hài
lịng nghề nghiệp của thầy cô.
Thứ ba, trong bối cảnh đôi mới giáo dục, yếu tổ có khả năng tác động mạnh
nhất đến mức độ hài lòng cùa giáo viên với nghề là cha mẹ học sinh.
Ket quả nghiên cứu đã góp phần cung cấp những hiểu biết sâu hơn về các
yếu tố có thể khiến giáo viên hài lịng hơn hoặc suy giảm sự hài lòng với nghề. Đây
là cơ sở khoa học đê các nhà quản lý giáo dục xem xét khi đưa ra những quyết định
trong trường học, góp phần làm chất lượng cuộc sống nghề nghiệp của giáo viên
ngày càng được nâng cao trước áp lực của những yêu cầu cần thay đổi đối với giáo

viên trong công cuộc đổi mới giáo dục.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, nghiên cứu cũng có một số hạn chế
về mẫu chọn. Nghiên cứu sử dụng mầu thuận tiện chứ không phải mầu đại diện,
nên khả năng khái quát hóa kết quả cịn hạn chế. Bên cạnh đó, các yếu tố trường
học trong nghiên cứu này cũng chỉ giới hạn trong những khía cạnh có liên quan
đến đổi mới giáo dục chứ chưa bao quát toàn bộ các yếu tố trường học nói chung.
12

TẠP CHÍ TẢM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022


Nghiên cứu cũng phát hiện ra một số vấn đề nhưng chưa đầy đủ để hiểu trọn vẹn về
khả năng tác động của các yếu tố trường học đến sự hài lòng nghề nghiệp của giáo
viên như yếu tố lãnh đạo - quản lý, yếu tố phụ huynh. Đó cũng là những hướng cần
tiếp tục tìm hiểu trong các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này.

Tài liệu tham khảo
1. Caprara G.V., Barbaranelli c., Borgogni L. and Steca p. (2003). Efficacy beliefs as
determinants of teachers’ job satisfaction. Journal of Educational Psychology. Vol. 95.
p. 821 - 832.

2. Cherrington D.J. (1994). Organizational behavior: The management of individual and
organizational performance. Prentice Hall.
3. Churchill G.A., Ford N.M. and Walker Jr.o.c. (1974). Measuring the job satisfaction of
industrial salesmen. Journal of Marketing Research. Vol. 11. p. 254 - 260.

4. Demirtas z. (2010). Teachers’job satisfaction levels. Procedia Social and Behavioral
Sciences. Vol. 9. p. 1.069 - 1.073.
5. Ellis R. (1984). Classroom second language development: A study of classroom

interaction and language acquisition. Pergamon.
6. Flippo R.F., Foster C.R. (1984). Teacher competency testing and its impact on educators.
Journal of Teacher Education. Vol. 35 (2). p. 10 - 13.
7. George E, Louw D. and Badenhorst G. (2008). Job satisfaction among urban secondary­
school teachers in Namibia. South African Journal of Education. Vol. 28. p. 135 - 154.
8. Greenglass E.R. and Burke R.J. (2003). Teacher stress. In M.F. Dollard, A.H. Winefield
and H.R. Winefield (eds.). Occupational stress in the service professions. New York. NY:
Taylor and Francis, p. 213 - 236.
9. Ho C.L. and Au W.T. (2006). Teaching satisfaction scale: Measuring job satisfaction of
teachers. Educational and Psychological Measurement. Vol. 66. p. 172 - 185.

10. Huang X. and Van de Vliert E. (2004). Job levels and national culture as joint roots of
job satisfaction. Applied Psychology: An International Review. Vol. 53. p. 329 - 348.
11. Klassen R.M. and Chiu M.M. (2010). Effects on teachers’ self-efficacy and job
satisfaction: Teacher gender, years of experience, and job stress. Journal of Educational
Psychology. Vol. 102 (3). p. 741.

12. Kyriacou c. (2001). Teacher stress: directions for future research. Educational
Review. Vol. 53. p. 27 - 35.
13. Leithwood K. and Jantzi D. (2000). The effects of transformational leadership on
organizational conditions and student engagement with school. Journal of Educational
Administration. Vol. 38 (2). p. 112 - 129.

TẠP CHÍ TẨM LÝ HỌC, SỐ 4 (277), 4 - 2022

13


14. Pastor M.c. (1982). A study of higher order need strength and job satisfaction in
secondary public school teachers. Journal of Educational Administration. Vol. 20 (2).

p. 172 - 183.

15. Sargent T., Hannum E. (2005). Keeping teachers happy: Job satisfaction among
primary school teachers in rural Northwest China. Comparative Education Review.
49/2. p. 173 - 204.
16. Snipes R.L., Oswald S.L., LaTour M. and Armenakis A.A. (2005). The effects of
specific job satisfaction facets on customer perceptions of service quality: An employee­
level analysis. Journal of Business Research. Vol. 58. p. 1.330 - 1.339.
17. Sulak S.A., Tutuncu K. and Koklu M. (2018). An investigation of students, parents
and teachers ’ satisfaction in science high schools in Konva Province in terms of some
variabilities. Science. Vol. 5 (2). p. 47 - 62.

18. Wangai M.M. (2012). Factors affecting job satisfaction among secondary school
teachers of Mwatate district, Kenya, />project_smc__ 212012 final.pdf.
19. Yetim N. and Yetim u. (2006). The cultural orientations of entrepreneurs and
employees ’job satis- faction: The Turkish small and medium sized enterprises (SMEs)
case. Social Indicators Research. Vol. 77. p. 257 - 286.

14

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, SỐ 4 (277), 4 - 2022



×