Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Dự báo sự phát triển của pháp luật về khoáng sản. Nêu các cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý là căn cứ cho các dự báo đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.87 KB, 11 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
So với các nước trong khu vực, Việt Nam được coi là nước có nguồn tài nguyên
khoáng sản khá phong phú, trong đó một số loại có trữ lượng lớn như than đá, quặng
kim loại, vật liệu xây dựng như cát, vôi, đất sét. Tuy nhiên là một nước đang phát triển,
Việt nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan, không có
quy hoạch, gây lãng phí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi sinh. Hơn thế nữa cùng với
tiến trình hội nhập tình trang khai thác khoáng sản để xuất khẩu thô, thu lợi nhuận mà
không tính đến việc bảo vệ môi trường và tài nguyên cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Dự báo sự phát triển của pháp luật về khoáng sản.
Nêu các cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý là căn cứ cho các dự báo
đó.” Cho bài tiểu luận của mình.
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề liên quan tới tài nguyên khoáng sản
1. Khoáng sản là những dạng vật chất rất gần gũi và đóng vai trò to lớn trong đời
sống con người. Theo khoản 1 Điều 3 Luật khoáng sản 1996 (sửa đổi, bổ sung năm
2005) có quy định: “Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng
những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện
tại hoặc sau này có thể được khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà
sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản.”
Kết quả điều tra thăm dò địa chất khoáng sản từ trước đến nay đã phát hiện ở
Việt Nam có trên 5000 mỏ và điểm khoáng sản với hơn 60 loại khoáng sản khác nhau.
Kết quả nghiên cứu, điều tra ban đầu có thể đưa đến những nhận định chủ yếu như sau:
• Đặc điểm chung của TNKS Việt Nam phần lớn là tụ khoáng có quy mô vừa và
nhỏ, phân bố rải rác; các loại khoáng sản có quy mô công nghiệp không nhiều. Phần lớn
các mỏ đều nằm ở vùng sâu vùng xa không thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật yếu kém, nên khả năng khai thác gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế không cao;
• Có thể chia ra khoáng sản nước ta thành 3 nhóm như sau:
Nhóm khoáng sản năng lượng (dầu, khí, than..): Việt Nam có tiềm năng trung bình,
nhưng do đặc điểm đã khai thác trong nhiều năm qua nên có nguy cơ bị cạn kiệt trong
thời gian tới. Theo tính toán trữ lượng dầu khí đã được thăm dò cho đến nay của Việt
Nam chỉ đảm bảo khai thác trong vòng 30 năm nữa. Theo số liệu của Tổ chức năng


lượng quốc tế, trong tổng số khoảng 929 tỷ tấn trữ lượng than tin cậy của thế giới tính
đến tháng 1/2006, Việt Nam chỉ được gộp trong số các nước còn lại của châu Á không
nằm trong khối OECD với tổng trữ lượng chung chỉ có 9,7 tỷ tấn;
Nhóm khoáng sản không kim loại và vật liệu xây dựng: có nhiều và có thể đáp ứng
và phần lớn chỉ để phục vụ cho xây dựng và phát triển đất nước;
Nhóm các loại khoáng sản kim loại quý hiếm: mà thế giới đang rất cần như vàng,
bạc, đồng, chì, kẽm, thiếc… nhu cầu thế giới cần rất nhiều nhưng trữ lượng của Việt
Nam lại ít và chỉ khai thác mấy chục năm nữa sẽ cạn kiệt. Việt Nam chưa phát hiện
được kim cương; các loại đá quý như ruby, saphia, peridot tuy có nhưng chưa rõ trữ
lượng.
• Một số loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể như bô xít, đất hiếm, ilmenit…
nhưng chủ yếu vẫn đang ở dạng tiềm năng dự báo.
• Đánh giá chung: Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đa dạng về chủng loại
nhưng tiềm năng hạn chế. Các loại khoáng sản có giá trị, được thị trường thế giới ưa
chuộng thì Việt Nam không có nhiều (như vàng, bạc…) hoặc đã khai thác gần như cạn
1
kiệt (như dầu mỏ, than). Những loại khoáng sản chúng ta có nhiều (như bauxite,
ilminite, đất hiếm…) một mặt chưa được đánh giá một cách đầy đủ, mặt khác các loại
khoáng sản này trên thế giới cũng có nhiều, nhu cầu tiêu thụ lại không cao, còn có thể
sử dụng hàng trăm năm tới. [9]
2. Khoáng sản mang lại gía trị lớn về cả mặt kinh tế, chính trị và môi trường
Về kinh tế: Khoáng sản là nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp then
chốt, ví dụ như: Quặng sắt phục vụ cho công nghiệp luyện kim; Đá vôi phục vụ cho
công nghiệp xi măng,…Hơn nữa công nghiệp khoáng sản là ngành công nghiệp chiếm
tỷ trọng cao trong nền kinh tế nhiều nước trong dó có Việt Nam, đóng góp một phần lớn
cho việc tăng thu ngân sách quốc gia.
Về chính trị: Khoáng sản tạo ra tầm quan trọng của các quốc gia trong giao lưu kinh
tế, tăng sự lệ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia
Về môi trường: khoáng sản có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp với thành phần
môi trường và các tài nguyên khác nên việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản là thực sự cần

thiết.
3. Hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản (gọi chung là hoạt
động khoáng sản - HĐKS) thường gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, đòi hỏi pháp
luật phải kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khoáng sản
II. Cơ sở thực tiễn
1. Thực trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường trong HĐKS
HĐKS gây ra nhiều hậu quả môi trường khó khắc phục: HĐKS, kể cả khai thác quy
mô nhỏ cũng có thể gây suy thoái môi trường những khu vực rộng lớn. Các tác nhân gây
tác hại và ô nhiễm đến môi trường trong HĐKS ở các mức độ khác nhau như làm xuất
hiện khối lượng chất thải lớn, trong đó có một số chất thải nguy hiểm; gây ô nhiễm
không khí và nguồn nước; phá vỡ chu kỳ thuỷ văn; làm mất đa dạng sinh học; tàn phá
rừng; làm sa mạc hoá và nghèo hoá nhiều vùng đất, phá hoại 2 quan thiên nhiên, di tích
lịch sử, văn hoá
a. Ảnh hưởng môi trường nước
HĐKS đã gây những tác động tiêu cực tới nguồn nước sản xuất nông nghiệp ở khu
vực xung quanh khai trường. Biểu hiện:
Tác động cơ học của HĐKS tới nguồn nước: Do quá trình đào xới, vận chuyển đất,
đá, quặng làm địa hình khu khai trường bị hạ thấp, ngược lại, quá trình đổ chất thải rắn
lằm địa hình bãi thải được nâng cao. Từ đó dẫn đến những thay dổi về điều kiện thủy
văn, các yếu tố của dòng chảy khu mỏ như: Thay đổi khả năng thu, thoát nước, hướng
và vận tốc dòng chảy như mực nước, lưu lượng, …Sự tích tụ chất thải rắn do tuyển rửa
quặng trong các long hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng
chảy, dung tích chứa nước, biến đổi chất lượng nguồn nước và làm suy giảm công năng
của các công trình thủy lợi nằm liền kề với các khu khai thác mỏ.
Ở khu mỏ thiếc Sơn Dương (Tuyên Quang) tổng lượng thải công nghiệp gồm bùn,
cát và nước khoảng 2000m3/ngày được xả ra các đập lắng với tổng dung tích >74000
m3. Các đập lắng nước này đã tăng đáng kể diện tích mặt nước,thay đổi chế độ thủy văn
của suối. Sau một thời gian đổ thải hầu hết các hồ và nhiều đoạn suối đã bị lấp đầy bùn
cát. Đáy hồ cao hơn cốt cao tự nhiên từ 5 – 10m làm thay đổi dung tích lưu lượng và
hướng dòng chảy tự nhiên. Làm cho các hồ và sưới quanh khu vực đó trước đây là

nguồn sản xuất nông nghiệp, hiện nay hoàn tàn không thể sử dụng được.[9]
Ngoài ra những tác động về mặt hóa học cũng làm thay đổi tính chất vật lý và thành
phần hóa học của nguồn nước xung quanh các khu mở. Biểu hiện sự phá vỡ cấu trúc của
đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới hay khoan nổ sẽ thức đẩy quá trình làm tan, rửa
2
lũa các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải
vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào
thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên, … Do đó
nước ở các mỏ than thường có hàm lượng cao các ion kim loại nặng, á kim, các chất
hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ… cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực đối
chứng và cao hơn TCVN từ 1-3 lần. Kết quả quan trắc quí I,II năm 2009 tại Quảng
Ninh cho thấy độ pH của nước thải mỏ than giao động từ 3,1 – 6,5, hàm lượng chất rắn
lơ lửng (TSS) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 – 2,4 lần, cá biệt có nơi vượt hơn 8 lần…
Nước thải mỏ phần lớn chưa qua xử lý (trước năm 2009 các công ty than của TKV ở
Quảng Ninh mới chỉ có 1 đơn vị có hệ thống xử lý nước thải mỏ) và thải trực tiếp ra hệ
thống sông suối gây ô nhiễm nguồn nước, bồi lấp sông suối...[9] Đây là một vòng tròn
dẫn đến bệnh tật do ô nhiễm môi trường do không xử lý được nguồn chất thải một cách
đúng mức.
b. Ảnh hưởng tới hoạt động khoáng sản
Hoạt động khai thác khoáng sản đã làm cho không khí bị ô nhiễm do khí thải và bụi
từ các hoạt động khoan nổ mìn, xúc bốc, vận tải và chế biến gây ra… Theo kết quả kiểm
tra hoạt động khai thác khoáng sản thì tại tất cả các khâu sản suất của dây chuyền công
nghệ khai thác và chế biến đều gây ra hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt
ở các mỏ than, mỏ đá. Kết quả kiểm tả ở một số mỏ cho thấy nồng độ bui lớn hơn giới
hạn cho phép từ 30 đến 100 lần; riêng tỷ lệ hạt bụi <5m chiếm từ 41,6 – 83,3mg/m
3
không khí và có hàm lượng SiO
2
từ 3% - 12%. Môi trường lao động bị ô nhiễm nghiêm
trọng nhất là tại các vùng nhà sàng than, trạm nghiền đá, trong các lò chợ và các đường

lò độc đạo, tại các vùng khoan nổ mìn, xúc bốc, dọc đường vận tải quặng, đất đá[32].
Do đó HĐKS đã ảnh hưởng tới sức khỏe người dân nhất là những người lao động trong
các hầm,lò, khu vực khai thác, chế biến. Tỷ lệ số công nhân mỏ mắc bệnh hô hấp chiếm
tỷ lệ khá cao so với toàn quốc. gần một nửa số người mắc bụi phổi silic trong toàn quốc
tập trung tại các vùng khai thác mỏ. Ngoài ra, các bệnh kahs như viêm phế quản mãn
tinhschieems tới 60%, lao 4 – 5%. Kết quả kiểm tra cho thấy, tiếng ồn ở nhiều mỏ lên
cao từ 97 – 106 dBA, vượt tiêu chuẩn cho phép khiến nhiều công nhân bị điếc nghè
nghiệp [9]
c. Ảnh hưởng tới môi trường đất
Đất canh tác nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng dân cư đặc biệt là
đồng bào miền núi. Các HĐKS không làm giảm diện tích đất để sử dụng cho mục đích
khác mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường đất. Trong quá
trình khai thác, một số chủ mỏ đã dùng hóa chất độc hại để làm giàu hàm lượng khoáng
chất khi thu hồi quặng, làm cho đất bị ô nhiễm nghiêm trọng trong thời gian hết sức lâu
dài.
Trong khai thác khoáng sản khối lượng đất đá, cát thải có thể chiếm đến 95-99%
được đổ ngay vào các diện tích đất bằng là nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường
đất khu vực. Ở sườn núi, nơi khai thác khoáng sản gốc, lượng đất đổ thải tạo nên các bãi
đất khá rộng. Diện tích đất sạt lở, trôi trượt từ các khai trường rất lớn. Diện tích bị ảnh
hưởng thường gấp 5-6 lần diện tích bị thiệt hại trực tiếp. Ngoài ra việc khai thác khoáng
sản ở các bãi bồi và theo dòng chảy làm cản trở, thay đổi dòng chảy sông, gây nên sự
xói lở đất bờ sông.
d. Ảnh hưởng tới môi trường rừng và đa dạng sinh học
Diện tích đất rừng bị thu hẹp. Rừng ở những nơi diễn ra HĐKS cũng bị suy thoái
trầm trọng. Tại Quảng Ninh, ở khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả theo thống kê mỗi năm mất
khoảng 100-110ha đất rừng các loại. Độ che phủ rừng tự nhiên từ 33,7% năm 1970
3
giảm xuống 6,7% năm 1985 và 4,7% năm 1997[14]. Nguyên nhân chủ yếu là do lấy đất
phục vụ HĐKS, thêm vào đó, HĐKS còn làm giảm mực nước ngầm khiến cây bị héo,
khi mưa xuống cây dễ bị đổ dẫn tới suy thoái rừng, hệ sinh thái rừng và cảnh quan rừng

cũng biến đổi sâu sắc. Việc ô nhiễm bụi khói, tiếng ồn với mức độ liên tục kéo dài cũng
đẩy các loài chim thú ra khỏi vung sinh sống, ảnh hưởng tới đa dạng sinh học.
Ngoài ra còn hiện tương ô nhiễm phóng xạ từ các khu vực khai thác khoáng sản. Sở
dĩ có hiện tượng này là do trong quặng ilmenit (quặng titan có màu đen), nhất là khoáng
vật monazit, có một số nguyên tố phóng xạ khá cao, khi tuyển rửa, thu gom thì lượng
phóng xạ này có thể vượt ngưỡng cho phép. Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học
Mỏ địa chất và Liên đoàn Địa chất Việt Nam có cảnh báo về sự ô nhiễm phóng xạ tại
một mỏ khai thác titan của một tỉnh miền Trung. Báo cáo này nêu rõ, tại khu mỏ khai
thác đó có hiện tượng ô nhiễm phóng xạ với giá trị tổng liều tương đương bức xạ 2
mSv/năm < H < 6 mSv/năm (vượt quá tiêu chuẩn an toàn cho phép đối với con người).
[12]
2. Thực trạng thi hành pháp luật trong HĐKS
a. Ý thức chấp hành pháp luật của cơ sở khai thác
Một số đơn vị khai thác và chế biến khoáng sản đã có ý thức bảo vệ môi trường, chú
ý trồng cây xanh tại các khu vực khai thác và xung quanh khia trường. Đối với các tầng
khai thác xong có biện pháp giảm dốc sườn tầng tránh sạt lở, xây hồ lắng để giảm thiểu
các chất thả rắn ra các dòng suối và khu dân cư.
Tuy vậy, thực tế là rất nhiều tổ chức, cá nhân chưa coi trọng các quy định về bảo vệ
môi trường trong HĐKS. Nhiều đơn vị chưa tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường (ĐTM) trong khi khai thác khoáng sản. Một số đơn vị tiến hành lập báo cáo
ĐTM và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng lại chưa tiến hành thực hiện
đứng các nội dung của báo cáo như: không thực hiện hoặc thực hiện không đủ chương
trình giám sát môi trường và các biện pháp giảm thiểu, phòng chống, khắc phục suy
thoái môi trường, ô nhiễm môi trường.Việc kí quỹ bảo vệ môi trường vẫn chưa được
thực hiện. Một số đơn vị đã kết thức khai thác nhưng chưa thực hiện việc đóng của mỏ,
phục hồi môi trường.
Nhiều doanh nghiệp do lợi nhuận mà cố tình vi phạm nhuwngxquy định của pháp
luật về BVMT và chịu phạt vì thực tế lợi nhuận từ việc khai khoáng rất cao
Hơn nữa, công nghệ khai thác chế biến chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn là
những cơ sở khai thác chế biến quy mô nhỏ, khai thác và sản xuất manh mún như chì,

kẽm, thiếc, antimoan, titan, crôm... và một số nguyên liệu khoáng như đá vôi, đá trắng,
cao lanh… nên mức độ thu hồi thấp, không thu hồi được các khoáng sản đi kèm gây
thất thoát tài nguyên lớn. do năng lực có hạn, khai thác phần lớn là thủ công, nên đa số
các mỏ nhỏ hiện nay chỉ lấy được những phần giàu nhất, bỏ đi toàn bộ các quặng nghèo
và khoáng sản đi cùng, dẫn đến không thể tận thu được.[9]
Một thực tế khác là việc thực thi công tác hoàn thổ theo các đề án đóng cửa mỏ còn
chưa triệt để dẫn đến hầu hết các diện tích đất đã sử dụng cho khai thác khoáng sản của
các cơ sở này khi ngừng hoạt động đến nay vẫn còn để hoang hóa. Công tác tổ chức để
ổn định và phát triển môi trường kinh tế xã hội ở nhiều khu vực mỏ sau giai đoạn
khoáng sản còn nhiều bất cạp gây không ít khó khăn cho dịa phương trong công tác
quản lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như: đất, nước, rừng, hệ sinh
thái.
Ngoài ra một vấn đề cũng gây khó khăn cho các cấp ngành đó là nạn khai thác trái
phép khoáng sản còn diễn ra khá phổ biến và là một thách thức cho hoạt động BVMT
4
như: khia thác trái phép than ở Quảng Ninh; khai thác vàng ở Quảng Nam, Lào Cai,
Lâm Đồng, Đà Nẵng; khai thác chì, kẽm, thiếc ở các tỉnh miền núi phía Bắc;…
b. Sự quan tâm của cơ quan nhà nước tới BVMT trong lĩnh vực khoáng sản
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tiến hành nhiều hoạt động để quản lý
HĐKS theo quy định của pháp luật nhằm BVMT một các tốt nhất như:
• Thực hiện hoạt động đánh giá hiện trạng môi trường trong lĩnh vục
khoáng sản một cách thường xuyên và công bố định kỳ hàng năm, thể hiện trong Báo
cáo hiện trạng môi trường quốc gia hàng năm do Bộ tài nguyên và môi trường công bố.
• Thẩm định hồ sơ kiểm tra thực địa để tham mưu cho các cấp có thẩm
quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho các tổ chức cá nhân đúng pháp luật
• Kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất đối với hoạt động khai thác, chế biến
khoáng sản của các tổ chức cá nhân nhằm phát hiện và xử lý các hiện tượng gây ảnh
hưởng đến môi trường; phát hiện và đề xuất với chính quyền các cấp ngăn chặn, giải tỏa
triệt để các hiện tượng khai thác, chế biến khoáng sản trái phép.
• Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trao đổi thông tin, chuyên môn nghiệp

vụ về công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản liên quan đến
BVMT giữa các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương và địa phương.
Tuy vậy công tác quản lý của các cơ quan chức năng vẫn còn nhiều yếu kém chưa
được quan tâm đứng mức dẫn tới những hậu quả lớn về môi trường như đã phân tích ở
trên. Hơn thế nữa do công tác quản lý còn hạn chế nên việc vi phạm của các cá nhân tổ
chức trong HĐKS vẫn chưa được xử lý đúng mức.
III. Cơ sở pháp lý
Nội dung các quy phạm pháp luật BVMT trong HĐKS rất đa dạng và được thể hiện
ở nhiều văn bản pháp luật..
1. Ban hành và thực hiện quy chuẩn kỹ thuật môi trường làm cơ sở cho BVMT
trong HĐKS
Trước đây theo Luật BVMT 2005 thì trong lĩnh vực BVMT các tiêu chuẩn kỹ
thuật áp dụng ghi nhận là Tiêu chuẩn môi trường. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về sủa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP về hưỡng dẫn thi hành một số
điều của Luật BVMT đã quy đinh việc chuyển tiếp, rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn môi
trường thành quy chuẩn kỹ thuật một trường cho phù hợp với luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn và thuận tiện trong việc áp dụng.
Hệ thống QCKTMT ở Việt Nam đã được quan tâm xây dựng trong đó TCMT,
QCKT về môi trường liên quan đến HĐKS có thể kể đến đó là TCVN 5939:2005 - Chất
lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các bụi và các chất vô cơ;
TCVN 5940:2005 - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp với một số chất hữu cơ; TCVN
5945:2005 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải, các QCVN - Quy chuẩn về chất
lượng nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ, nước thải sinh hoạt va dư lượng hóa
chất trong đất. Những tiêu chuẩn quy chuẩn này được ban hàh bởi quyết định số
1696/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ và được
quy định nằm trong danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc được quy
định tại Điều 1 Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường và Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường.

Ngoài những QCKTMT trên đây thì HĐKS còn phải tuân theo những quy chuẩn,
tiêu chuẩn môi trường khác có các thông số lien quan tùy từng lĩnh vự, khu vực tiến
hành. Ví dụ như tiêu chuẩn, QCKT, nhãn hàng hóa
5

×