sự THỂ HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA THANH NIÊN
Nguyễn T ừu Long
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân viện miền Nam.
TÓM TẮT
Ng 'liên cứu được thực hiện trên 207 khách thể là cán bộ cơng tác trong lĩnh vực
có liên quan đến thanh niên, thanh niên ở 5 tỉnh/thành pho, bằng phương pháp khảo sát
bảng hỏi ị à phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trách nhiệm xã hội của thanh
niên ở mức cao (mức có biêu hiện trách nhiệm xã hội phù hợp với các quy định của nhà
nước về qiyền và nghĩa vụ của thanh niên). Trong 4 nhóm trách nhiệm được nghiên cứu
(trách nhiệm với Tố quốc, với xã hội, với gia đình, với bản thân) thì nhỏm trách nhiệm
với bân thân có điếm trung bình cao nhất, khơng có bất cứ biểu hiện trách nhiệm nào của
4 nhóm ở mức trung bình và 4 nhóm trách nhiệm này có tương quan chặt chẽ với nhau.
Từ khóa: Trách nhiệm xã hội của thanh niên; Trách nhiệm với xã hội; Trách
nhiệm với Tô
' quôc; Trách nhiệm với gia đình.
Ngày nhận bài: 29/4/2022; Ngày duyệt đăng bài: 25/5/2022.
1. iỉặt Vấn đề
Ngày nay, với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và yêu cầu đổi mới
xã hội diễn ra trên quy mơ tồn cầu đã và đang làm cho trách nhiệm của con người
được nâng cao hơn bao giờ hết. Mặt khác, những nhân tố cơ bản nhất quy định q
trình hiện đại hóa xã hội, như kinh tế thị trường, khoa học - công nghệ, tồn cầu
hóa..., đar g tạo ra những điều kiện, những đảm bảo ngày một tốt hơn cả về vật chất
lẫn tinh ti an cho sự phát triển trách nhiệm xã hội của mồi cá nhân (Trương Hoàng
Đức, 2020). Những nhân tố này đang thúc đẩy mạnh mẽ, nhưng cũng đặt ra những
thách thức to lớn đối với sự phát triển trách nhiệm xã hội nói chung, trách nhiệm
của cá nhàn nói riêng.
Việc thực hiện trách nhiệm có liên quan mật thiết đến vấn đề phát triển bền
vừng của đất nước nói chung, của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp nói
riêng tron g điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ln địi Lỏi mỗi cá nhân khơng chỉ năng động hon, có trình độ học vấn cao hơn,
mà trách nhiệm trước xã hội cũng phải cao hơn.
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022
39
Trách nhiệm của mồi người đóng vai trị quan trọng trong việc tăng cường
sự gắn kết giữa các cá nhân và sự gắn kết trong xã hội. Trách nhiệm cũng là một
biếu hiện của việc cá nhân gắn bó mật thiết như thế nào với một cộng đồng và nhà
nước của họ cũng như ý thức thuộc về gia đình, xã hội, đất nước và chính bản thân
mình. Riêng với thanh niên là rường cột của nước nhà, có vai trò quan trọng, là chủ
nhân trong hiện tại và tưcmg lai của đất nước. Vì thế, trách nhiệm xã hội của thanh
niên đóng vai trị quan trọng cho sự phát triển của bản thân, gia đình, xã hội. Trách
nhiệm xã hội của thanh niên chính là việc thể hiện vừa bắt buộc vừa tự nguyện ý
thức, bổn phận của bản thân trước xã hội. Thể hiện rõ, đúng trách nhiệm xã hội
là góp một phần cơng sức vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ hội
đế phát triến bản thân và là chung tay xây dựng xã hội phồn vinh, vững mạnh, gia
đình hạnh phúc.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln dành sự quan tâm đặc biệt đối với
thanh niên. Khi đánh giá về thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thanh
niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh,
một phần lớn là do các thanh niên” (Hồ Chí Minh Tồn tập, tập 5, tr. 275). Ke thừa
tư tưởng Hồ Chí Minh, tại Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2008
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta khẳng định: “Thanh niên là lực lượng xã
hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân
tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi
hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về
thế chất và phát triển trí tuệ, ln năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình”
(Nghị quyết số 25-NQ/TW, tr. 1). Chính vì vậy, thanh niên Việt Nam phải khẳng
định được trách nhiệm của bản thân để góp phần phát triển bản thân, giúp ích cho
gia đình, xã hội và dựng xây đất nước.
Đồn Văn Thái ở cơng trình nghiên cứu có chủ đề “Nhiệm vụ cơ bản của
thanh niên Việt Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã
cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình thanh niên, u cầu của sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và kinh tế tri thức đối với thanh niên,
quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam về vai trò của thanh niên trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và các giải pháp giúp thanh niên thực hiện nhiệm vụ cơ bản của
mình (Đồn Văn Thái, 2004).
Trong tài liệu tập họp các cơng trình nghiên cứu tại Hội thảo Cơng bằng xã
hội, trách nhiệm xã hội và đồn kết xã hội của tác giả Phạm Văn Đức có rất nhiều
bài viết về những biểu hiện và ý nghĩa của những vấn đề này đối với sự phát triển
của xã hội hiện đại cũng như hiểu được những vấn đề lý luận trong quan hệ giữa
chúng đối với vận mệnh mỗi quốc gia, dân tộc và cộng đồng thế giới trong việc
40
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022
cần phải làm gì để thực hiện cơng bằng xã hội, phát huy trách nhiệm xã hội và xây
dựng khố í đoàn kết xã hội một cách hiệu quả trong điều kiện hiện nay. Ngồi ra,
các tác gia cịn đề cập đến những vấn đề nóng bỏng của xã hội thuộc lĩnh vực cơng
bằng, trách nhiệm và đồn kết xã hội tại Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế (Phạm Văn Đức, 2008).
Tác giả Kris M.Y. Law tập trung phân tích trách nhiệm xã hội của thanh
niên trong các tổ chức phi lợi nhuận và thục tiễn tại Hong Kong. Trong đó, đề cập
đến các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển trách nhiệm xã hội của thanh
niên trong các tố chức phi lợi nhuận, đồng thời cơ quan quản lý tại Hong Kong
cũng đánh giá cao tầm quan trọng của việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của thanh
niên trong các tố chức phi lợi nhuận. Tuy nhiên, tác giả còn chưa nghiên cứu trách
nhiệm xã hội đối với thanh niên nông thôn trong bối cảnh hội nhập hiện nay (dẫn
theo Trưong Hoàng Đức, 2020).
Xét tổng thể, trách nhiệm xã hội của thanh niên nói chung được quy định tại
Điều 12, 3, 14, 15 - Luật Thanh niên (2020), cụ thể bao gồm:
(1) Trách nhiệm đối với Tố quốc, với một số biểu hiện cụ thể như: phát huy
truyền thong dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong
công cuộc đoi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sẵn
sàng bảo vệ Tố quốc, bảo vệ độc lập, giữ gìn chủ quyền, an ninh quốc gia, thống
nhất và tc àn vẹn lãnh thổ; đảm nhận cơng việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi
Tô quốc } êu cầu. Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích
quốc gia, dân tộc;
(2) Trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội, với một số biểu hiện cụ thể
như: Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân.
Tham gia giữ gìn trật tự, an tồn xã hội, quốc phịng, an ninh quốc gia. Chủ động
đề xuất ý ưởng, sáng kiến trong q trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia
quản lý Ml à nước và xã hội. Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân
thực hiện Hiến pháp và pháp luật. Xây dựng các mơ hình sản xuất, kinh doanh tạo
việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng,
xã hội. Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em;
(3) Trách nhiệm đối với gia đình, với một số biểu hiện cụ thể như: Chăm
lo hạnh p lúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt
Nam. Kính trọng, hiếu thảo với ơng bà, cha mẹ và tơn trọng các thành viên khác
trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình. Tích cực phịng, chống
bạo lực gi a đình, xóa bỏ phong tục, tập qn lạc hậu về hơn nhân và gia đình;
(4) Trách nhiệm đối với bản thân, với một số biểu hiện cụ thể như: Rèn
luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có trách nhiệm cơng
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022
41
dân, ý thức chấp hành pháp luật; phòng, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái
pháp luật và đạo đức xã hội. Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ
năng; tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn. Chủ
động tìm hiểu về thị trường lao động; lựa chọn nghề nghiệp, làm việc phù họp; rèn
luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và tác phong chuyên nghiệp; sáng tạo,
cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Rèn luyện, bảo vệ, chăm sóc, nâng
cao sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần; trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỳ
năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phịng, chống bệnh tật; khơng
lạm dụng rượu, bia; hạn chế sử dụng thuốc lá; không sử dụng chất ma túy, chất gây
nghiện và chất kích thích khác mà pháp luật cấm; phòng, chống tác hại từ khơng
gian mạng. Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục thể thao
lành mạnh; bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại (Luật Thanh niên, 2020).
Bài viết này tập trung làm rõ thực trạng trách nhiệm xã hội của thanh niên
thông qua việc các khách thể tham gia nghiên cứu đánh giá trách nhiệm xã hội của
thanh niên nói chung.
2. Khách thể và phưoiìg pháp nghiên cứu
2.1. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát 207 thanh niên, ngoài ra nghiên cứu tiến hành phỏng
vấn thêm một số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về thanh niên, công tác
thanh niên, thanh niên từ 5 tỉnh/thành (Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi,
Đà Nằng, Kiên Giang và Hà Nội). Mau nghiên cứu được phân bố gần như đồng
đều giữa 5 tỉnh/thành phố, mồi nhóm có từ 40 - 50 khách thể, chiếm 20%.
Việc lựa chọn khách thể nghiên cứu ở các tỉnh/thành trên vừa mang tính đại
diện vùng miền vừa gắn liền với đặc điểm thanh niên địa phưong.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phưong pháp khảo sát bằng bảng
hỏi và phỏng vấn sâu. Bảng hỏi gồm thang đo được xây dựng dựa trên lý luận về
trách nhiệm xã hội của thanh niên, gồm 24 mệnh đề (item), thể hiện qua 4 nhóm
trách nhiệm: trách nhiệm với Tổ quốc, trách nhiệm với xã hội, trách nhiệm với gia
đình và trách nhiệm với bản thân. Mồi item có 4 phưong án trả lời: 1 điểm - Không
được thể hiện, 2 điểm - Có thể hiện nhưng chưa rõ, 3 điểm - Có biểu hiện và 4 điểm
- Có biểu hiện rõ ràng. Như vậy, điếm trung bình (M) càng lớn khách thể thể hiện
trách nhiệm xã hội càng cao và điểm trung bình càng nhỏ thì thể hiện trách nhiệm
xã hội càng thấp. Dựa trên cơng thức tính khoảng điểm trung bình: (n -l)/n, được
lấy từ điểm cao nhất của thang đo (là 4) trừ đi điểm thấp nhất của thang đo (là 1)
42
TẠP CHÍ TÁM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022
và chia cho 4 mức. Điểm chênh lệch của mồi mức độ là 0,75. Thang đánh giá được
phân chia dựa trên các mức điểm sau đây: Điểm trung bình từ 1,0 đến 1,75 - thể
hiện ở múc thấp; Điểm trung bình từ 1,76 đến 2,50: thể hiện ở mức trung bình;
Điểm trung bình từ 2,51 đến 3,25: thể hiện ở mức tương đối tốt (khá); Điểm trung
bình từ 3,26 đến 4,00: thể hiện ở mức tốt.
Sử dụng phép kiềm nghiệm độ tin cậy cho thấy, thang đo Biếu hiện trách
nhiệm xã lội của thanh niên có hệ số Alpha của Cronbach là 0,94.
Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với một số khách thể là các
chuyên gi ì, giảng viên chuyên ngành Công tác thanh thiếu niên, cán bộ công tác
trong lĩnh vực liên quan đến thanh niên, nhằm tìm hiểu đánh giá của họ về biểu
hiện trách nhiệm xã hội của thanh niên với mục đích đảm bảo tính khách quan
trong đánh giá.
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1 Đánh giá khái quát biểu hiện trách nhiệm xã hội của thanh niên
Ke: quả ở bảng 1 cho thấy, điểm trung bình chung cho 4 nhóm trách nhiệm
xã hội của thanh niên ở mức khá (M = 2,78; SD = 0,66). Với mức điểm này cho
thấy bước đầu thanh niên trong mầu khảo sát đã có biểu hiện tương đối tốt về trách
nhiệm xã hội của bản thân. Thanh niên biết vị trí, vai trị, nghĩa vụ của mình đối
với sự phat triển của đất nước, sự ổn định của xã hội, hạnh phúc của người thân và
của chính mình.
Bảng 1: Trách nhiệm xã hội của thanh niên
TT
Nhóm trách nhiệm
M
SD
Thứ hạng
1
1 rách nhiệm với Tổ quốc
2,69
0,61
4
2
1 'rách nhiệm với xã hội
2,79
0,66
3
3
'rách nhiệm với gia đình
2,80
0,70
2
4
1 'rách nhiệm với bản thân
2,83
0,68
1
2,78
0,66
Trung bình
3.1. Biếu hiện cụ thế theo các nhóm trách nhiệm xã hội của thanh niên
3.1.1. Trách nhiệm với Tổ quốc
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, với nhóm trách nhiệm của thanh niên với Tố
quốc có đ|iểm trung bình là 2,69 và độ lệch chuẩn là 0,61, đây là mức biểu hiện khá
trong thang đánh giá. Với mức biểu hiện này cho thấy, thanh niên đã có ý thức về
trách nhiém của bản thân đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phù hợp
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022
43
với những quy định của Đảng, của Nhà nước, của Chính phủ và của chính bản thân
mồi thanh niên. Trong 5 biểu hiện trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc thì
biêu hiện Phát huy truyền thống dân tộc có biêu hiện cao nhất (M = 2,94, mức khá
và tiệm cận với mức biểu hiện tốt trong thang đánh giá). Kết quả này cho thấy,
thanh niên được khảo sát đã có nhận thức tốt về việc phát huy các giá trị truyền
thống của dân tộc, những nét văn hóa đặc trưng của con người Việt Nam. Với biểu
hiện Săn sàng tham gia bảo vệ Tố quốc với điểm trung bình thấp hơn các biểu hiện
cịn lại (M = 2,46).
Bảng 2: Biêu hiện trách nhiệm với Tô quôc của thanh niên
Mức độ (%)
TT
Biểu hiện
Thấp
Trung
bình
Khá
Tốt
M
SD
1
Phát huy truyền thống dân tộc
0
29,0
47,8
23,2
2,94
0,72
2
Xung kích, đi đầu trong mọi hoạt động
0
38,6
54,6
6,8
2,68
0,60
3
sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc
0
57,0
39,6
3,4
2,46
0,56
4
sẵn sàng đảm nhiệm những nhiệm vụ
khó khăn
0
46,9
46,9
6,3
2,59
0,61
5
Đấu tranh phịng chống lực lượng phá
hoại đất nước
0
36,7
59,9
3,4
2,67
0,54
2,69
0,61
Trung bình
Kết hợp với phương pháp phỏng vấn để lý giải thêm cho vấn đề nghiên cứu,
với câu hỏi “ Trong các biêu hiện liên quan đến trách nhiệm của thanh niên đối với
Tơ qc, theo anh/chị thì thanh niên có biêu hiện nào rõ nét nhất và biếu hiện nào
chưa thê hiện rõ? Vỉ sao?”, bạn N.V.H. - thanh niên tỉnh đoàn Quảng Ngãi cho
biêt: “Với thanh niên hiện nay, tôi nhận thấy thanh niên tham gia các hoạt động xã
hội, xung kích cho các phong trào đê phát triến xã hội rất tích cực, có nhiều đóng
góp cho sự phát triên của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay cũng cịn có một bộ phận
thanh niên chưa tuân thủ các quy tắc xã hội, thiểu tơn trọng các giá trị văn hóa
truyền thơng mà chạy theo các văn hóa ngoại lai...”. Bạn T.T.T.H. - cán bộ Đoàn
Thanh niên Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh nhận định: “Sở dĩ biểu
hiện “săn sàng tham gia bảo vệ Tơ quốc ” ít được các bạn thanh niên quan tâm vĩ
đây là công việc đặc thù, không phảỉ thanh niên nào muốn là thực hiện được. Có
lẽ vì thê mà ít bạn trẻ có biêu hiện cao về vấn đề này”.
3.2.2. Trách nhiệm với xã hội
Kết quả ở bảng 3 cho thấy, với nhóm trách nhiệm của thanh niên với xã
hội có điếm trung bình là 2,79 và độ lệch chuẩn là 0,66, đây là mức biểu hiện
khá trong thang đánh giá. Với mức biểu hiện này cho thấy, thanh niên đã có ý
44
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022
thức và sự hiểu biết cùng với hành động tích cực với trách nhiệm của một cơng
dân trong việc góp phần xây dựng xã hội phồn vinh, hạnh phúc. So với biểu hiện
trách nhiệim của thanh niên với gia đình và với bản thân thì đây cũng chưa phải
là biếu hiên có trách nhiệm cao nhưng với kết quả này cũng là mức điểm khá cao
trong thang đánh giá. Trách nhiệm xã hội với 7 biểu hiện thì biểu hiện có điểm
trung bình cao là Thực hiện quyền và nghía vụ của bản thân với điểm trung bình
là 3,00 - mức điểm tiệm cận với mức biểu hiện rất cao trong thang đánh giá. Bên
cạnh đó, biểu hiện có điểm trung bình đến 3,10 - điểm cao nhất trong 7 biểu hiện
là biêu hiên Thanh niên tham gia phát trỉến kinh tế. Ket quả này cho thấy, thanh
niên hiện nay đã rất chú tâm đến việc tham gia vào hoạt động phát triển kinh tế
của đất nước, điều này hoàn tồn phù hợp với tình hình thực tế của đất nước ta.
Mặt khác, kết quả này cũng hoàn toàn trùng khớp với một số nhận định của các
nhà tâm 1. ý, các nhà nghiên cứu và định hướng chiến lược phát triển thanh niên
Việt Nam
Bảng 3: Biểu hiện trách nhiệm với xã hội của thanh niên
TT
Mức độ (%)
Biếu hiện
1
2
3
4
M
SD
1
Gươt Ig mẫu, chấp hành chính sách, pháp luật
0
40,6
41,1
18,4
2,78
0,74
2
Thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân
0
26,1
48,3
25,6
3,00
0,72
3
Than 1 gia giữ gìn, an ninh, trật tự xã hội
0
39,1
35,7
25,1
2,86
0,79
4
Thar 1 gia quản lý nhà nước
0
59,9
34,8
5,3
2,45
0,60
5
Thar 1 gia tuyên truyền, vận động người khác
thực hiện Hiến pháp và pháp luật
0
36,2
51,7
12,1
2,76
0,65
6
Thar 1 gia phát triển kinh tế
0
25,6
38,6
35,7
3,10
0,78
7
Thar 1 gia các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ
gin a n ninh trật tự
0
54,6
35,3
10,1
2,56
0,67
2,79
0,66
Trung bình
Ghi chú: 1- Thấp; 2- Trung bĩnh; 3- Khá; 4- Tốt.
Kết họp với phưong pháp phỏng vấn, với câu hỏi: “Thanh niên có nên tham
gia vào cịng tác quản lỷ nhà nước khơng?”, bạn N.T.N.Q. - thanh niên tỉnh Quảng
Ngãi cho biết: “Việc khuyến khích thanh niên tham gia vào cơng tác quản lý nhà
nước lading hoan nghênh của chỉnh sách thu hút người trẻ. Tuy nhiên, do tuốỉ đời
và kỉnh nghiệm công tác còn hạn chê nên việc giao nhiệm vụ chỉ là đê thử thách,
những nhiệm vụ được giao không nên quả sức với thanh niên. Giao nhiệm vụ đê
thanh niêi làm quen thôi...”. Thầy N.Q.T. - giảng viên trẻ của một trường đại học
dân lập tụi Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thêm: “Tôi và một số bạn trẻ cùng
tuôỉ đêu Ci'ảm thấy rằng: đôi lúc môi trường nhà nước cịn có nhiều ràng buộc mà
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, Số 6 (279), 6 - 2022
45
chúng tơi cảm thây như thế sẽ khó trụ vững lâu dài nên tơi chọn phương án là ra
ngồi nhà nước làm đế phù hợp hơn với bản thân. Mặt khác, tơi nghĩ việc quản lý
nhà nước thì nên đê những người có kinh nghiệm đảm nhiệm sẽ tốt hơn”. Ket quả
này phân nào lý giải cho biêu hiện Thanh niên tham gia quản lỷ nhà nước có kết
quả thấp nhất trong các biếu hiện trách nhiệm của thanh niên với xã hội.
3.2.3. Trách nhiệm với gia đình
Bảng 4: Biêu hiện trách nhiệm với gia đình của thanh niên
TT
Mức độ (%)
Biếu hiện
1
2
3
4
M
SD
1
Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình
0
59,4
35,7
4,8
2,45
0,71
2
Chăm lo cho gia đình, người thân
0
26,6
46,9
26,6
3,00
0,76
3
Tơn trọng và u q các thành viên
trong gia đình
0
35,3
50,2
14,5
2,79
0,74
4
Chống lại các biếu hiện làm hại gia đình:
bạo lực...
0
25,6
53,1
21,3
2,96
0,57
2,80
0,70
Trung bình
Ghi chú: 1- Thấp; 2- Trung bình; 3- Khá; 4- Tốt.
Kết quả ở bảng 4 cho thấy, với nhóm trách nhiệm của thanh niên với gia
đình có điểm trung bình là 2,80 và độ lệch chuẩn là 0,70, đây là mức biểu hiện khá
cao trong thang đánh giá. Với mức biểu hiện này cho thấy, thanh niên Việt Nam
ln quan tâm đến gia đình và vai trị của bản thân trong việc giữ gìn, xây dựng gia
đình hạnh phúc. Ket quả này chứng minh cho một số nhận định thục tế thiếu tích
cực về giới trẻ khi nói đến gia đình. Để làm rõ và tăng tính khách quan cho kết quả
khảo sát, nghiên cứu đặt câu hỏi: “Theo anh, chị thì thanh niên ngày nay có quan
tâm đến gia đình khơng? Mức độ quan tâm như thế nào?”. Đồng chí T.V.B. - cán
bộ làm cơng tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Là một
người công tác trong lĩnh vực giáo dục và cơng việc của tơi có liên quan nhiều
đên giới trẻ. Vì thế tơi thường xun quan tâm đến tâm tư, tình cảm... của ngườỉ
trẻ. Tơi nhận thấy rằng: giới trẻ ngày nay tuy cịn một so ít bạn trẻ chưa có ý thức
trách nhiệm với bản thân, với gia đình thì phần đơng các bạn có những quan điểm
rất rõ ràng, rành mạch và phù hợp với chuẩn mực văn hóa xã hội Việt Nam. Nếu
nói các bạn khơng quan tâm đến gia đình là hơi thiển cận, bởi tơi thấy ngồi việc
các bạn quan tâm và có trách nhiệm với bản thân thì gia đình là mối quan tâm thứ
hai của các bạn... Vì thế, chúng ta cần có cải nhìn tích cực hơn về giới trẻ và việc
đảnh giá các bạn ây trong vấn đề thê hiện trách nhiệm với xã hội, với gia đình và
với bản thân...”.
46
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022
3.2. 4. Trách nhiệm với bản thân
Kết quả ở bảng 5 cho thấy, với nhóm trách nhiệm của thanh niên với bản
thân có điém trung bình là 2,83 và độ lệch chuẩn là 0,68, đây là mức biểu hiện khá
cao trong thang đánh giá. Với mức biếu hiện này cho thấy, thanh niên Việt Nam có
ý thức cao về trách nhiệm đối với bản thân. Trong đó, biểu hiện Chủ động tìm kiểm
việc làm, c'uy trì thu nhập thường xuyên, ổn định có mức điểm cao nhất (M = 3,31)
hay biếu hiện Tích cực học tập nâng cao trình độ cũng là biểu hiện ở mức rất cao
(M = 3,22; . Kết quả này một lần nữa khẳng định sự suy nghĩ chín chắn, thực tế của
nhóm thanh niên được khảo sát. Mặt khác, kết quả này cũng cho thấy một số nét
tâm lý thanh niên ngày nay có những điểm mới hon so với thanh niên thời kỳ trước.
Bảng 5: Biếu hiện trách nhiệm với bản thần của thanh niên
TT
Mức độ (%)
Biểu hiện
1
2
3
4
M
SD
1
Rèn uyện đạo đức, tự giáo dục ý thức...
0
26,6
49,3
24,2
2,98
0,71
2
Tích cực học tập nâng cao trình độ
0
20,3
37,7
42,0
3,22
0,76
3
Chủ ỉộng tìm kiếm việc làm, duy trì thu
nhập thường xuyên, ổn định
0
16,4
36,2
47,3
3,31
0,74
4
Tác Ị •hong làm việc kỷ luật, sáng tạo...
0
58,0
38,2
3,9
2,46
0,57
5
Rèn uyện sức khỏe, tham gia hoạt động
thể d ỊC, thể thao
0
58,0
34,3
7,7
2,50
0,64
6
Chủ lộng phòng tránh các bệnh tật
0
44,0
44,4
11,6
2,68
0,67
7
Lên ,n các hành vi tự làm hại bản thân
0
25,1
49,3
25,6
3,00
0,71
8
Than 1 gia tích cực các hoạt động, phong
trào lành cho giới trẻ...
0
57,0
37,2
5,8
2,49
0,61
2,83
0,68
Trung bình
Ghi chú: 1- Thấp; 2- Trung bĩnh; 3- Khá; 4- Tốt.
Nghiên cứu cũng tiến hành phỏng vấn một số thanh niên tại tỉnh Quảng
Ngãi và Thành phố Hồ Chí Minh để bổ trợ cho kết quả khảo sát. Với câu hỏi: “Bạn
nghĩ gì về nhận định: thanh niên Việt Nam ngày nay chỉ biết lo cho bản thân mà
quên trảcl nhiệm với gia đình, xã hội, Tơ quốc...
bạn T.T.L. - đang cơng tác tại
một dự án phi chính phủ ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “New nói thanh niên
hiện nay chỉ biết quan tâm đến bản thân mà chưa nghĩ đến những vấn đề của xã
hội ở góc ! ĩộ nào đó có thể tạm chấp nhận nhưng chưa phù hợp. Vĩ riêng với bản
thân tơi, tịi nghĩ rằng nếu mình khơng có trách nhiệm với bản thân mình thì làm
TẠP CHÍ r'ÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022
47
sao có trách nhiệm với người khác, với gia đình chứ khoan nói trách nhiệm với Tổ
quốc...”. Cũng có câu trả lời tương đồng, bạn H.T.K.V. - thanh niên ở tỉnh Quảng
Ngãi cho biết: “Là một người được sinh ra và ỉớn lên trong thời kỳ hội nhập. Trước
hêt, tôi thây mình phải có trách nhỉệm với bản thân và gia đình mình trước. Một
khỉ tơi đã lo cho bản thân và gia đình mình được thì tơi mới có điều kiện để thể
hiện trách nhiệm với đất nước. Mặt khác, có trách nhỉệm với đất nước khơng có
nghía là phải tham gia tất cả mọi hoạt động của nhà nước mà bằng hình thức này
hay hình thức khác mình cũng có thê góp chút trách nhiệm của mình vào công cuộc
dựng xây và bảo vệ Tô quốc”. Bạn H.V.Q. - đang cơng tác tại đồn phường của
Thành phố Hồ Chí Minh nói thêm: “Rất may mắn là từ khi ra trường đến nay thì
cơng việc của tơi gắn liền với thanh niên và hoạt động thanh niên. Neu nói thanh
niên ngày nay chỉ quan tâm đến bản thân mình là chưa đúng. Bởi lẽ trong các hoạt
động vì cộng đồng, các chiến dịch hay các đợt ra quân vì cộng đồng, vì người
dân như Mùa hè xanh, làm sạch phổ phường hay hoạt động hỗ trợ trong đợt dịch
Covid-19 vừa qua tại tất cả các tỉnh, thành đều có hình ảnh các bạn thanh niên...
Các bạn tham gia hồn tồn tự nguyện, chưa bao giờ địi hỏi quyền lợi hay bất cứ
lợi ích gì...”.
Mối quan hệ giữa các nhóm trách nhiệm trong biểu hiện trách nhiệm của
thanh niên trong bối cảnh hiện nay được thể hiện qua sơ đồ 1.
Sơ đồ 1: Tương quan giữa các nhóm trách nhiệm
Kết quả ở sơ đồ 1 cho thấy, 4 nhóm trách nhiệm của thanh niên có tương
quan thuận, chặt chẽ (r dao động từ 0,70 đến 0,92 và p < 0,01). Kết quả này
nói lên rằng khi một nhóm trách nhiệm nào đó thay đổi theo chiều hướng tốt
hơn thì 3 nhóm cịn lại cũng sẽ thay đổi tốt hơn và ngược lại, nếu một nhóm
trách nhiệm nào đó chưa tốt thì sẽ kéo theo 3 nhóm trách nhiệm cịn lại cũng
sẽ ở mức biểu hiện kém. Mặt khác, với hệ số r như ở sơ đồ 1 cho thấy sự tương
quan này khá chặt chẽ, các nhóm trách nhiệm đều có mối liên hệ nhất định và
có ảnh hưởng cùng nhau.
48
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022
4. hết luận
Ket quả nghiên cứu biểu hiện trách nhiệm xã hội của thanh niên cho thấy:
thanh niên có ý thức rất cao về trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Ý thức
trách nhiệm đối với Tổ quốc của thanh niên cũng ở mức cao. Ket quả này mang
lại giá trị ti ch cực trong việc nhìn nhận, đánh giá về thanh niên trong bối cảnh hiện
nay. Cái nhìn khách quan, đánh giá tích cực về thanh niên sẽ giúp thanh niên cảm
thấy tự tin lạc quan cho những dự tính của bản thân.
Tro Ig 4 nhóm trách nhiệm, dù nhóm trách nhiệm với bản thân có kết quả
cao nhất, dồng nghĩa với việc thanh niên có trách nhiệm với bản thân cao hơn 3
nhóm cịn lại (trách nhiệm với gia đình, trách nhiệm với xã hội, trách nhiệm với
Tơ quốc). Tuy nhiên, khơng có nghĩa là thanh niên chỉ quan tâm đến bản thân
mà chính suy nghĩ tươi mới, hiện đại của thanh niên về trách nhiệm đã cho thấy
chúng ta C ang có một lớp thanh niên đầy hứa hẹn, thực tể và sẵn sàng hội nhập
với thế giơi. Mặt khác, 4 nhóm trách nhiệm của thanh niên có mối quan hệ chặt
chẽ, có sự tác động qua lại mạnh mẽ cùng nhau. Vì thế, đế phát huy trách nhiệm
của thanh niên trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, mồi cấp, mồi
cán bộ ban ngành có liên quan đến thanh niên cần huy động thanh niên trong các
hoạt động nhằm phát huy năng lực của thanh niên, đồng thời nâng cao ý thức
trách nhiệ u của họ.
Tài liệu tham khảo
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 10 (2008). Nghị quyết sổ 25-NQ/TW.
2. Phạm Vỉ n Đức (Chủ biên, 2008). Công bằng xã hội, trách nhiệm xã hội và đoàn kết xã
hội. NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.
3. Trương Hoàng Đức (2020). Trách nhiệm xã hội của thanh niên nông thôn tỉnh
Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay. Đe tài cấp Học viện, Học viện Chính trị khu vực II.
4. Quốc hộ (2020). Luật Thanh niên năm 2020.
5. Hồ Chí Minh Tồn tập (2002). Tập 5. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
6. Đoàn Vàn Thái (2004). Nhiệm vụ cơ bân của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ cơng
nghiệp hóc,, hiện đại hóa đất nước. NXB Thanh niên. Hà Nội.
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 6 (279), 6 - 2022
49