Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Mạng xã hội và mối liên hệ giữa hành vi sử dụng mạng xã hội tới áp lực đồng trang lứa của học sinh, sinh viên độ tuổi 16-19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 38 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC
Đề tài:
Mạng xã hội và mối liên hệ giữa hành vi sử dụng mạng xã hội tới
áp lực đồng trang lứa của học sinh, sinh viên độ tuổi 16-19
Giáo viên hướng dẫn:

Lớp: XHH(4)

PGS.TS Nguyễn Thị Như Trang

Ngày nộp: 23/12/2021

Sinh viên thực hiện (5 thành viên):

Số trang: 19 (Khơng tính phụ lục)

Bùi Xn Nhật, QHQT48C1-1069
Bùi Tường Minh, QHQT48C1-1022
Bùi Nguyễn Uyên Thư, QHQT48C1-1136
Cao Lê Quỳnh Anh, QHQT48C1-0773
Phạm Vũ Quỳnh Mai, QHQT48C1-1016

Hà Nội - 2021

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Mục lục


Báo cáo cuối kỳ học phần Xã hội học trình bày về nghiên cứu về “Mạng xã hội và mối liên hệ
giữa hành vi sử dụng mạng xã hội tới áp lực đồng trang lứa của các bạn trẻ thuộc độ tuổi
16-19”. Tiểu luận bao gồm các phần nội dung như sau:
Chương I. Lời mở đầu……………………………….……….…………………………...…2
Chương II. Kết quả nghiên cứu……………………………………………………………..3
A. Tìm hiểu mức độ tham gia mạng xã hội của HSSV
1. Tìm hiểu các mạng xã hội và mức độ tham gia mạng xã hội của HSSV
2. Tìm hiểu quan hệ bạn bè trên mạng xã hội
B. Đánh giá sự thay đổi hành vi, sức khỏe tinh thần của học sinh, sinh viên sau khi đối mặt
với áp lực đồng trang lứa trên mạng xã hội.
1. Đánh giá tầm quan trọng của các phản ứng của bạn bè trên MXH tới việc thể hiện bản
thân và các phản ứng của HSSV trên MXH
2. Đánh giá ảnh hưởng của các phản ứng của bạn bè trên mạng xã hội tới cảm xúc và sức
khỏe tinh thần của HSSV
C. Kết luận
D. Tài liệu tham khảo
Phụ lục nghiên cứu…………………………………………………………………………20
A. Bảng hỏi và kết quả khảo sát
B. Biên bản phỏng vấn sâu

1

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


CHƯƠNG I. LỜI MỞ ĐẦU
Đề tài của nhóm nghiên cứu về mạng xã hội và mối liên hệ giữa hành vi sử dụng mạng xã hội
tới áp lực đồng trang lứa của học sinh, sinh viên độ tuổi 16-19. Chúng tôi nhận thấy rằng việc
sử dụng mạng xã hội hiện nay đang rất phổ biến với thanh thiếu niên dẫn đến sự quan tâm rất
lớn của họ dành cho những tương tác trên mạng xã hội. Trong 50 trang điện tử được xem

nhiều nhất năm 2021 tại Việt Nam theo khảo sát của Alexa.com, 3 trang điện tử đứng đầu đều
thuộc về nền tảng mạng xã hội Google, Youtube và Facebook 1 và điều đó đã cho chúng ta
thấy mạng xã hội hiện đang là phương tiện liên lạc và cập nhật tin tức phổ biến nhất tại Việt
Nam. Bởi sức nóng của việc sử dụng mạng xã hội gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt vào thời điểm
sau khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, chúng tôi quyết định muốn nghiên cứu về chủ đề mạng
xã hội và cách nó tác động tới đời sống của các bạn trẻ, đặc biệt trong độ tuổi 16-19, mà theo
chúng tôi, đây là độ tuổi sinh viên dễ bị xã hội hóa bởi bạn bè đồng trang lứa và có sự tham
gia vào mạng xã hội cao vì nhu cầu giao tiếp với bạn bè và cộng đồng mạng.
Nghiên cứu của chúng tơi có hai mục đích chính để tìm hiểu về thực trạng của việc sử dụng
mạng xã hội ở thanh thiếu niên và ảnh hưởng của nó. Mục đích 1 của nhóm nghiên cứu là tìm
hiểu mức độ tham gia mạng xã hội, quan hệ bạn bè của học sinh, sinh viên trên mạng xã hội
để nhận biết các hình thái tương tác và phân tích tại sao những tương tác, phản ứng của bạn
bè với người dùng lại trở nên quan trọng. Mục đích 2 sẽ đánh giá sức nặng của phản ứng bạn
bè với người dùng và phân tích những thay đổi về hành vi, sức khỏe tinh thần của họ sau khi
đối mặt với những áp lực, phản ứng của bạn bè trên mạng xã hội.
Để phục vụ cho nghiên cứu này, chúng tôi đã thực hiện một khảo sát nhỏ về mối liên hệ giữa
hành vi sử dụng mạng xã hội tới áp lực đồng trang lứa của các bạn trẻ thuộc độ tuổi 16-19 và
ghi nhận 124 câu trả lời của người tham gia khảo sát. Chúng tôi nhận thấy đối tượng tham gia
khảo sát đang học tập tại 48 trường học, cơ sở giáo dục khác nhau trên cả nước và thuộc về
hai bậc học chính là Trung học Phổ thông và Đại học. Đồng thời, nhóm nghiên cứu đã thực
hiện phỏng vấn sâu với 5 đối tượng khác để tìm hiểu những thơng tin chi tiết về lý do họ đưa
ra những lựa chọn trong bảng khảo sát và các chia sẻ, suy nghĩ cá nhân của họ về vấn đề
nghiên cứu đề ra. Trong Chương II của báo cáo này, chúng tôi sẽ đưa ra những phân tích,
nhận định về mối liên hệ giữa hành vi sử dụng mạng xã hội và áp lực đồng trang lứa dựa trên
kết quả thu được bảng khảo sát và phỏng vấn sâu.

Nguyễn Văn Minh, “Thấy gì qua bảng xếp hạng 50 tờ báo, trang điện tử nhiều người xem
nhất Việt Nam năm 2021?,” Báo Quân đội nhân dân, ngày 16/10/2021,
/>hieu-nguoi-xem-nhat-viet-nam-nam-2021-674421
1


2

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
A. Tìm hiểu mức độ tham gia mạng xã hội của HSSV
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các mạng xã hội và mức độ tham gia mạng xã hội của HSSV
Sau khi thực hiện khảo sát, chúng tôi ghi nhận 124 câu trả lời tới từ rất nhiều đối tượng khác
nhau, trong đó đối tượng khảo sát tiếp cận được nhiều nhất là sinh viên năm nhất Đại học
(74,2%), theo sau là học sinh lớp 12 (15,3%) và học sinh lớp 11 (6.5%) ở nhiều khu vực trên
cả nước. Chỉ một số ít người trả lời khảo sát (4%) khơng thuộc về nhóm độ tuổi theo yêu cầu
là từ 16-19 tuổi.

Kết quả này đã đáp ứng được đối tượng nghiên cứu đã đặt ra ban đầu của đề tài nghiên cứu là
học sinh, sinh viên có độ tuổi từ 16-19. Theo kết quả thu được, 73,4% người tham gia điền
khảo sát là nữ, 24,2% là nam và 2,4% cịn lại khơng muốn nêu cụ thể giới tính.

Trong năm nền tảng mạng xã hội được đưa ra: Facebook, Instagram, Youtube, Zalo, Tiktok,
Facebook là nền tảng được dùng nhiều nhất (75%), sau đó lần lượt là Instagram (13,7%) và
Youtube (8,1%), hai nền tảng còn lại chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ với 2,4% và 0,8%. Facebook trở
thành mạng xã hội phổ biến nhất được các bạn học sinh 16-19 tuổi sử dụng là một điều dễ
hiểu và hợp lý với thực tế sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam khi tính đến ngày 14/10/2021,
3

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Facebook vẫn đang là 1 trong 3 trang website phổ biến nhất bên cạnh Google và Youtube 2 và

có lượng người dùng tại Việt Nam tính đến tháng 10 năm 2021 lên đến gần 81 triệu người3.

Khi được hỏi về thời gian dành cho truy cập mạng xã hội mỗi ngày, nhóm người dành ra hơn
3 tiếng sử dụng chiếm nhiều nhất với 50,8%, chênh lệch không quá nhiều ở vị trí theo sau là
nhóm đối tượng dành ra 1-3 tiếng, còn lại 3,2% là tỉ lệ những người chỉ dành ra 1 tiếng.
Em nghĩ mình phải dùng 3-4 tiếng. Em không chỉ dùng để xem trang cá nhân mà em
cịn dùng để chạy page nữa nên nó cũng phải rơi vào tầm đấy. (Nữ, 17 tuổi, THPT
Chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội)
Một ngày thì mình sử dụng mạng xã hội rất nhiều, một phần là để học còn phần lớn là
để nhắn tin với bạn bè, xem video, nên là khoảng 6-7 tiếng một ngày. (Nữ, 18 tuổi, Hà
Tĩnh)
Em dành hơn 3 tiếng mỗi ngày để sử dụng các mạng xã hội. Trước đây em chưa vạch rõ
mục tiêu sử dụng mạng xã hội của bản thân nên tiêu tốn nhiều thời gian cho mạng xã
hội và cảm thấy rất lãng phí. Hiện tại, bạn hiểu được mục đích sử dụng mạng xã hội của
bản thân nên có thể tự kiểm soát trong việc sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả.
(Nữ, 17 tuổi, THPT Chuyên Bảo Lộc, Lâm Đồng)

Nguyễn Văn Minh, “Thấy gì qua bảng xếp hạng 50 tờ báo, trang điện tử nhiều người xem
nhất Việt Nam năm 2021?,” Báo Quân đội nhân dân, ngày 16/10/2021,
/>hieu-nguoi-xem-nhat-viet-nam-nam-2021-674421
3
“Facebook users in Viet Nam, October 2021,” NapoleonCat, truy cập ngày 22/12/2021,
/>2

4

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Con số này cho thấy việc truy cập mạng xã hội chiếm một phần không nhỏ trong quỹ thời

gian của các bạn trẻ và dường như đang có xu hướng tăng lên. Nhờ vào đặc điểm là tính kết
nối nhanh, chỉ cần một chiếc smartphone nhỏ gọn có kết nối với Internet mà việc truy cập
mạng xã hội ngày càng trở nên thiết yếu đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh như hiện tại.
Tuy nhiên, mỗi người tham gia khảo sát đều có mục đích, cách thức, mức độ tham gia các
hoạt động trên các trang mạng xã hội khác nhau. Kết quả khảo sát thu được 64.5% các bạn
chủ yếu sử dụng mạng xã hội để xem ảnh, tương tác với bài viết của bạn bè, sau đó là đăng
story 6.5%, còn lại phân bố ở các hoạt động như: nhắn tin, chia sẻ bài viết, học tập, đọc tin,
tìm hiểu thơng tin…

Mạng xã hội mình sử dụng nhiều nhất là Facebook và Youtube. Mình dành khoảng 5
tiếng rải rác các thời gian trong ngày để truy cập mạng xã hội, có thể là nói chuyện trao
đổi với bạn bè qua Facebook đặc biệt là trong giai đoạn phải học online như bây giờ hay
chia sẻ những bài viết hay ho thú vị để kết nối với mọi người có chung sở thích và mối
quan tâm. Mình cũng hay lên Youtube xem các videos của các Youtubers, influencers
nổi tiếng để giải trí sau khi chạy thành cơng những chuỗi deadlines nối tiếp dập dìu.
(Nữ, 18 tuổi, Đại học Quốc gia Hà Nội)
Đa số thời gian hoạt động của bạn trên mạng xã hội là dành cho việc học. Bạn phân chia
mục đích sử dụng của các nền tảng mạng xã hội: Facebook để giao lưu, kết nối với bạn
bè, Youtube để trau dồi kiến thức và xem thêm về hoạt động, cuộc sống hàng ngày của
những người bạn quan tâm, Instagram chỉ mới được lập vài tháng và được dùng riêng tư
hơn để viết lách, chia sẻ về cuộc sống cá nhân và giới hạn người có thể xem được
những bài đăng đó. (Nữ, 17 tuổi, THPT Chuyên Bảo Lộc, Lâm Đồng)
Trước khi COVID, thời gian em dành nhiều nhất trên Facebook thì để chạy page, nói
chuyện về các vấn đề liên quan đến các thể loại câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa. Sau
khi COVID, em nghĩ là cái thời gian đấy nó ít hơn một chút vì bọn em cũng khơng tổ
chức được nhiều sự kiện và các hoạt động. Nên là em đã tăng cái thời gian để em lên
5

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



đấy nói chuyện với mọi người nhiều hơn vì mình khơng được gặp nhau ở ngồi đời nữa.
(Nữ, 17 tuổi, THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội)
Khi được đặt trong tình huống 1 ngày khơng dùng Facebook trong COVID thì có 40% các
bạn tham gia cảm thấy bình thường khơng có ảnh hưởng gì, trong khi tỷ lệ các bạn tham gia
cảm thấy bồn chồn, thiếu thốn và các bạn cảm thấy mất kết nối với bạn bè gần như tương
đương nhau với 26,6% với 25,8%, và chỉ 8,1% các bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn.

Thật vậy, việc truy cập mạng xã hội mỗi ngày trở thành một thói quen và thậm chí có trường
hợp bị nghiện, nên nếu buộc phải bỏ sẽ cảm thấy bứt rứt hay trống vắng, khơng thể chịu được.
Trước đây mình khơng có thói quen sử dụng mạng xã hội quá thường xuyên và cảm
thấy vẫn rất thoải mái và bình thường. Nhưng hiện tại nhất là trong thời kỳ dịch
COVID-19, 1 ngày của mình trơi qua khơng thể khơng lên mạng xã hội. Nếu khơng
dùng mạng xã hội mình sẽ khó có thể cập nhật kịp thời những thơng tin về lịch học trên
group lớp, khơng thể hồn thành bài nhóm cũng như mất mối liên hệ với bạn bè. (Nữ,
18 tuổi, Đại học Quốc gia Hà Nội)
Tuy nhiên, đối với nhiều bạn học sinh, sinh viên, việc được rời xa mạng xã hội - nơi tin tức
ngập ngụa từng giây cũng khiến các bạn cảm thấy được giải thoát và thoải mái hơn nhiều. Các
bạn cảm thấy không bị ảnh hưởng và thậm chí cịn tìm ra các hoạt động khác thay thế cho
việc truy cập mạng xã hội.
Thực ra bình thường thì em có sợ cái cảm giác mình bỏ lỡ những tin nhắn trên mạng xã
hội nhưng cũng có một số ngày em khơng muốn cập nhật thêm một cái gì nữa vì mọi
thứ quá đáng sợ ạ. Vì kiểu đơi lúc mình chỉ ngủ dậy thơi ý mà nó có q nhiều thơng tin
đổ ập lên và kiểu mình chưa thể tiêu hóa hết được á. Xong rồi có những hơm có q
nhiều chuyện xảy ra xong mình bỏ lỡ hết nên cái cảm giác đấy nó cũng dễ chịu chút
nào. Đôi lúc kiểm tra mạng xã hội có gì cũng là một thứ khá là đáng sợ ấy ạ...Nếu hôm
6

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



nào em khơng sử dụng mạng xã hội, thì em sẽ chọn ngồi đọc sách cả ngày. Em cũng
cảm thấy khá là bình thường vì cũng từng có những hơm em làm như thế, em thấy nó
cũng khá là thư giãn nếu một hơm mình khơng phải lo về việc là có ai đang định nói
chuyện gì với mình khơng mà mình bỏ lỡ á. (Nữ, 17 tuổi, THPT Chuyên Khoa học Tự
nhiên, Hà Nội)
Mặc dù mình sử dụng mạng xã hội rất nhiều nhưng nếu mình khơng sử dụng mạng xã
hội trong 1 ngày thì mình vẫn thấy rất bình thường, chắc là do mình cũng khơng bị
FOMO (fear of missing out) hay gì đấy. (Nữ, 18 tuổi, Hà Tĩnh)
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu quan hệ bạn bè trên mạng xã hội
Khi được hỏi về loại tương tác các bạn trẻ được nhận nhiều nhất thì đa phần câu trả lời hướng
tới lượt thích (44,4%) và yêu thích-thương thương (30,6%) trong khi số lượng các loại tương
tác khác là tương đối thấp, đều dưới 10%: buồn (8,1%), haha (5,1%), buồn (4%), giận (2,1%),
bình luận bằng lời (8,1%), bình luận bằng emoji, nhãn dán (6,5%).

Các loại lượt tương tác cũng phản ánh cảm xúc của người đọc, những mối quan hệ, tình cảm
gắn bó giữa người đăng và người đọc cũng như để lại cảm xúc khác nhau cho người đăng bài.
Lượt like thông thường là một ám thị thể hiện một mối quan tâm ít thiện cảm, có phần hơi
lạnh lùng, nhiều khi là hời hợt đối với người đăng bài trong khi lượt yêu thích hay thương
thương lại thể hiện sắc thái thân thiết, gắn bó, nhiều thiện cảm hơn. Các loại lượt tương tác
như haha, buồn, giận thể hiện những sắc thái đặc biệt của cảm xúc cũng như hồn cảnh. Bình
luận bằng lời thể hiện mối quan tâm sâu sắc hơn bình luận bằng nhãn dán hay emoji nhưng
một số trường hợp, nó lại dễ gây những hiểu lầm, tổn thương hoặc ngượng ngùng cho người
đọc.
Mình thì mình thường thả like cho các bài viết của những người không quá thân thiết
hoặc những nội dung mà mình quan tâm ở mức độ vừa phải, thả yêu thích và thương
thương với những người mình u q, cịn haha, buồn hay giận dữ mình chỉ thả trong
các trường hợp cụ thể đặc biệt. (Nữ, 18 tuổi, Học viện Tài chính, Hà Nội)
7


TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Em thấy reaction chỉ là một cái một người núp bóng thơi, mọi người lướt qua thơi, nó
cũng rất là nhỏ, mọi người thật sự không suy nghĩ nhiều vậy khi bấm nút reaction
nhưng khi để mọi người viết được ra một câu comment gì đấy gây sát thương thì chắc
chắn mọi người phải có suy nghĩ, mọi người phải gõ. Và nhất là khi người ấy chịu khó
viết một đoạn cơng kích dài ra thì em biết thừa là con người ấy cố tình gây sát thương
cho mình. Nên em thấy rằng nó có nhiều mục đích hơn, làm cho mình kiểu đau đớn
hơn. (Nữ, 17 tuổi, THPT Chuyên KHTN, Hà Nội)
Xem xét kỹ hơn về sự khác biệt giữa các tương tác, có thể đưa ra một số lý do giải thích cho
các số liệu trên như sau. Phần lớn bạn bè trên mạng xã hội đến từ nhiều mối quan hệ với mức
độ thân-sơ khác nhau thậm chí cịn là những người hồn tồn xa lạ (bạn, người quen của bạn
bè ngoài đời thực hay một người vơ tình lướt qua) vậy nên có sự đa dạng trong loại tương tác.
Lượt thích là nhiều nhất bởi thực tế nhiều các mối quan hệ trên mạng xã hội khơng có sự gắn
kết như ngồi đời thực nên họ cũng khơng muốn để lại kí hiệu gì đặc biệt và có thể chỉ là hời
hợt vơ tình lướt qua rồi “like dạo”. Và thực tế, nút thích cũng là nút đặt đầu tiên trong các loại
lượt tương tác vì vậy, mọi người sẽ có xu hướng ấn vào nút thích nhiều hơn, đặc biệt với
những người đứng tuổi- những người thường khơng thích thể hiện hay bộc lộ rõ ràng một cảm
xúc cụ thể.
Bài đăng của mình thì hay nhận được lượt like nhiều nhất bởi có lẽ là do có những
người chỉ lướt qua vơ tình thấy bài của mình và cũng có những người khơng phải là bạn
bè thân thiết nên họ khơng muốn để lại kí hiệu đặc biệt. (Nữ, 18 tuổi, Học viện Tài
chính, Hà Nội)
Lượt yêu thích, thương thương là nhiều thứ hai bởi trong xã hội hiện đại, các mối quan hệ
thân thiết ngồi đời thực cũng gắn bó sâu sắc với các tương tác trên không gian mạng, đồng
thời giao tiếp trên không gian ảo cũng đang trở thành một xu hướng đặc biệt giữa đại dịch
COVID-19 đang hoành hành, vậy nên chắc chắn sẽ có những mối quan hệ gần gũi với bạn bè
trên mạng xã hội, việc để lại những tương tác có phần nhiều thiện cảm hơn một chút như
thương thương hay yêu thích là một điều dễ hiểu.

Hơn thế nữa, phần lớn mọi người đều mong muốn nhận được những lượt tương tác có nhiều
hảo cảm hơn như thương thương, yêu thích nên việc thả các lượt tương tác này cho bạn bè
như cách để người đăng có thể có cảm xúc thoải mái, vui vẻ, ấm lịng hơn cũng như thể hiện
tình cảm có phần gần gũi hơn của người đọc.
Mình thì mong muốn nhận được yêu thích và thương thương nhất và thường thường
mình chỉ chú tâm đến lượt tương tác của bạn thân mình. (Nữ, 18 tuổi, Học viện Tài
chính, Hà Nội)
Cịn các loại lượt tương tác khác như haha, buồn hoặc giận dữ thường xuất hiện trong những
tình huống đặc biệt như: các câu chuyện tình huống hài hước, tình huống bi thảm như báo
tang hay tai nạn, bệnh tật hay một hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.

8

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Cịn bình luận thường chỉ xuất hiện trong những vấn đề, tình huống có mối quan tâm đặc biệt
tuy nhiên, khơng thể phủ nhận có những bình luận dạo hay bình luận quảng cáo sản phẩm lan
tràn khắp các bài viết trên mạng xã hội đặc biệt là bài đăng của sinh viên trong hội nhóm.
Những bài đăng của mình thường được nhận nhiều nhất là các tương tác như like, tim,
thương thương, haha. Còn những người bạn thân thiết hơn với mình thì sẽ hay bình luận
bằng lời kèm emoji nhãn dán để có thể tương tác và chia sẻ với mình.
Bình luận thì mình chỉ bình luận ở bài viết của bạn thân nhưng trước đây, thi thoảng
mình cũng hay comment dạo ở các page, các hội nhóm. (Nữ, 18 tuổi, Học viện Tài
chính, Hà Nội)
Thực tế cho thấy tương tác trên mạng xã hội ngày càng quan trọng hơn đối với các bạn trẻ là
bởi mạng xã hội là giống như một thế giới thu nhỏ ở đó diễn ra sự tác động qua lại giữa các
mối quan hệ trong xã hội, cùng với đó, dịch COVID-19 khiến mọi hoạt động tương tác ngoài
đời thực trở nên khó khăn hơn. Việc có tương tác thường xuyên trên mạng xã hội như là một
biểu hiện của một mối quan hệ gắn bó và sự cơng nhận của bạn bè, người thân với tồn tại xã

hội của một con người. Hơn thế nữa, mạng xã hội cịn là khơng gian để các bạn thể hiện mình,
thể hiện cái tơi với khao khát nhận được sự công nhận của mọi người.
Tại vì trên mạng xã hội có những người quan trọng với mình như bạn bè người thân hay
người mà mình thích, mình muốn những người đó chú ý tới mình, muốn để lại ấn tượng
nên những tương tác trên mạng xã hội trở nên quan trọng với mình...Các bài viết trên
mạng xã hội phải có một ý nghĩa nhất định với thì mình mới đăng lên mạng xã hội đó
có thể là một bức ảnh rất đẹp hay một kỉ niệm sâu sắc,... nên là mình vẫn mong muốn
được bạn bè tương tác lại với những bài viết ấy. (Nữ, 18 tuổi, Học viện Tài chính, Hà
Nội)
Trước đây, cứ cách một khoảng thời gian ngắn sau khi đăng một story hay post hình
ảnh, bài viết trên mạng xã hội, em thường xuyên vào kiểm tra xem đã có bao nhiêu
người đã tương tác với bài đăng đó. Dần về sau, em bớt đặt nặng vấn đề hình ảnh, bài
viết về bản thân nhận được bao nhiêu tương tác. Tuy nhiên, khi đăng bài cho các tổ
chức mà em tham gia, em vẫn bị ảnh hưởng nhiều trong việc phải chạy KPI số người
quan tâm, tiếp cận đến các bài viết. (Nữ, 17 tuổi, THPT Chuyên Bảo Lộc, Lâm Đồng)
Mỗi khi phải kiểu chạy page, đạt được cái KPI mình đề ra cho bài đăng đấy, mình đã
phải bỏ rất là nhiều công sức về design, về ảnh, về bài viết nên em có sự mong chờ cho
cho bài viết đấy có một lượng tương tác nhất định. Em biết đấy là một cái khiến em khá
là áp lực khi em đăng cịn đâu bình thường khi em đăng thì em chỉ cảm thấy là nó nhiều
lượt tương tác thì tốt cịn khơng thì thơi. (Nữ, 17 tuổi, THPT Chun KHTN, Hà Nội)
Tuy nhiên, ở một chiều cạnh khác, tương tác xã hội không phản ánh nhiều mối quan hệ giữa
các cá nhân cũng như sự công nhận của mọi người với cá nhân đó bởi nhiều yếu tố khác nhau
như: tâm lý ngại giao tiếp thực, không dùng, không để ý đến mạng xã hội, tính cách trầm ổn
nên khơng có nhiều tương tác, để các chế độ riêng tư hay công khai,…

9

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



Có rất nhiều bạn mà em nói chuyện và tương tác trên mạng xã hội nhưng khơng thể nói
chuyện với bạn đó ngồi đời thật, đó là điều em chưa tìm ra lý do và rất tiếc. (Nữ, 17
tuổi, THPT Chuyên Bảo Lộc, Lâm Đồng)
Không thể phủ nhận được tương tác trên mạng xã hội đã gây nên áp lực đồng trang lứa. Phần
lớn người được hỏi đều cho rằng mình bị áp lực bởi các yếu tố như: thành tích học tập
(51,6%), nhan sắc ngoại hình (46%), đời sống xã hội (37,1%), lượt theo dõi, tương tác
(20,2%),... Tuy nhiên, có một phần nhỏ (2,4%) cho rằng mình khơng chịu áp lực gì từ mạng
xã hội.

Dễ thấy thành tích học tập là yếu tố gây nên nhiều áp lực nhất cho các bạn trẻ bởi ở độ tuổi
16-19 là độ tuổi mà đại đa số các bạn đều là học sinh, sinh viên, trách nhiệm nặng nề nhất là
phải cố gắng học tập để chuẩn bị cho tương lai. Hơn thế nữa, mạng xã hội là nơi mà mọi
người thể hiện, khoe khoang kết quả, thành tích của bản thân hoặc con cái để nhận những lời
khen, sự tự hào, điều đó vơ hình chung gây nên một tự so sánh - một tác nhân gây nên căng
thẳng trên mạng xã hội cho các bạn trẻ. Thực tế, tâm lý so sánh với hình mẫu lý tưởng “con
nhà người ta” đã trở thành một hiện tượng ăn sâu vào tư duy của các bậc phụ huynh nên rất
khó tránh sự so sánh, phán xét, gây áp lực lại lên con của mình khi xem những bài viết về
thành tích của “con nhà người ta” tràn lan trên mạng xã hội
Thành tích học tập là yếu tố gây nhiều áp lực cho mình nhất bởi hai lí do. Thứ nhất
mình vẫn đang là sinh viên, mình vẫn đang đi học khi thấy những bạn bằng mình mà
có thành tích vượt trội mình cũng cảm thấy hơi căng thẳng. Thứ hai, thực tế trong xã
hội, mọi người vẫn thường coi trọng kết quả nhiều hơn là quá trình cố gắng. (Nữ, 18
tuổi, Học viện Tài chính, Hà Nội)
Nhưng mà kiểu nói chung là nhà em khá là áp lực trong cái chuyện con nhà người ta
các thứ. Em sống cả tuổi thơ trong cái việc có một cái hình mẫu con nhà người ta nào
đó nên những tổn thương trong quá khứ khiến em cảm thấy áp lực với những người
hơn mình ấy. Em cảm thấy là liệu bố mẹ, ông bà đọc được thì mình có lại bị so sánh
hay khơng, mình đã rất là cố gắng rồi mình khơng muốn có thêm con nhà người ta nào
xuất hiện nữa. (Nữ, 17 tuổi, THPT Chuyên KHTN, Hà Nội)
Về các yếu tố khác, có một sự khác biệt nhỏ giữa Nam và Nữ trong khảo sát. Các bạn nam có

xu hướng quan tâm nhiều đến các yếu tố như đời sống xã hội hơn là nhan sắc, trong số các
bạn nam được hỏi, có 23,3% các bạn cho rằng yếu tố nhan sắc ngoại hình là một trong những
yếu tố gây nên áp lực. Tuy nhiên, chỉ có 6% cho rằng yếu tố nhan sắc là yếu tố duy nhất gây
áp lực, nhưng có tới 67% số bạn nữ coi nhan sắc là một yếu tố gây nên áp lực trên mạng xã
10

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


hội. Thực tế, phái nữ vốn được coi là phái đẹp, các bạn nữ có xu hướng quan tâm đến nhan
sắc, chau chuốt ngoại hình nhiều hơn và ánh nhìn đầu tiên mà xã hội nhìn vào người các cơ
gái là sự soi xét ngoại hình. Với các bạn nam, nhan sắc không phải là yếu tố được xã hội xem
xét kỹ và đề cao như nữ giới mà là các yếu tố khác như thành tích, đời sống xã hội…
Em sẽ thấy hơi áp lực nếu mà có 1 bạn nào đó kết bạn với em và đột nhiên vào profile
của bạn đó thì bạn đó q xinh, ơi trời ơi em cảm thấy hơi hơi áp lực một chút vì bạn đó
q xinh, trong q là fancy. Em rất là ngại khi nói chuyện với các bạn fancy một chút
ý. (Nữ, 17 tuổi, THPT Chuyên KHTN, Hà Nội)
B. Đánh giá sự thay đổi hành vi, sức khỏe tinh thần của học sinh, sinh viên sau khi đối
mặt với áp lực đồng trang lứa trên mạng xã hội.
Nhiệm vụ 1: Đánh giá tầm quan trọng của các phản ứng của bạn bè trên MXH tới việc
thể hiện bản thân và các phản ứng của HSSV trên MXH
Trong câu hỏi về sự ảnh hưởng đến bản thân khi thấy một bài đăng của bạn bè với lượt tương
tác cao và khi thấy bài đăng của bản thân có lượt tương tác thấp, 60,5% người được hỏi thấy
rằng việc bài đăng của bản thân có lượt tương tác thấp sẽ ảnh hưởng nhiều hơn là việc bài
đăng của bạn bè có lượt tương tác cao. 31,5% người được hỏi cho rằng bài viết của bạn bè có
lượt tương tác cao sẽ ảnh hưởng đến họ nhiều hơn. Các câu trả lời cịn lại đều rất thấp, chỉ
dưới 1%, như là “khơng ảnh hưởng bởi tương tác”(0.8%), “không quan tâm”(0.8%),...

Và với số lượng rất nhỏ chọn khơng quan tâm, chúng ta có thể thấy rằng lượt tương tác trong
các bài viết trên các trang mạng xã hội ít nhiều có ảnh hưởng đến sự công nhận giữa bản thân

với bạn bè đồng trang lứa. Tuy nhiên, phần lớn người được hỏi để tâm nhiều hơn tới tương tác
thấp của chính bản thân mình, bởi vì điều đó khiến họ dễ dàng rơi vào phép so sánh với tương
tác của bạn bè khác trên mạng xã hội.
Em nghĩ là em bị ảnh hưởng hơn nếu mà bài đăng của em bị tương tác nó hơi thấp quá,
thấp hơn so với lượt follow mà mình đạt được, thì em sẽ hơi hơi đặt câu hỏi một xíu:
11

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Liệu mình có đang bị bóp tương tác khơng? Chắc nó khơng ảnh hưởng nhiều lắm đâu vì
lượt like cao đó là việc của mọi người thơi, em cũng khơng cảm thấy gì quá là lạ lùng cả
ấy. (Nữ, 17 tuổi, THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội)

Trong một câu hỏi khác về kỳ vọng của người dùng với tương tác họ nhận được cho mỗi bài
bài đăng, 54% người được hỏi trả lời rằng họ có mong chờ một lượt tương tác nhất định khi
đăng bài. Chình vì lượt tương tác đã đóng có một tầm quan trọng nhất định đối với người
dùng, bởi vậy sự mong chờ số lượt tương tác nhất định là sẽ có, tuy nhiên được thể hiện ở
những mức độ khác nhau.
Tất nhiên là mình có bởi các bài viết trên mạng xã hội phải có một ý nghĩa nhất định với
thì mình mới đăng lên mạng xã hội đó có thể là một bức ảnh rất đẹp hay một kỉ niệm
sâu sắc,... nên là mình vẫn mong muốn được bạn bè tương tác lại với những bài viết ấy.
Nhưng mà mình khơng quan tâm cụ thể tới lượt tương tác cao hay thấp chỉ cần ổn định
và những người bạn bè thân thiết ln duy trì tương tác với mình. (Nữ, 18 tuổi, Học
viện Tài chính, Hà Nội)
Tuy nhiên, một số lượng người không nhỏ với 41,1% người trả lời khảo sát nói rằng họ khơng
mong chờ gì về lượt tương tác mình sẽ nhận được khi đăng bài. Trong khi việc mong chờ lượt
tương tác nhất định khi đăng bài là một điều hợp lý, những người không mong chờ lượt tương
tác cũng có những lý do riêng của họ. Những người như vậy thường ít đặt nặng việc thể hiện
bản thân trên mạng xã hội, bởi vì họ khơng khao khát quá lớn sự công nhận từ người dùng

khác trên mạng xã hội.
Em khơng có mong chờ gì nhiều lắm tại vì những hoạt động đó chỉ là những bước để
xây dựng một trang Facebook khơng bị q là ít để mà mọi người khơng biết mình là
một người như thế nào nên thi thoảng em cũng mới đăng ảnh, chứ bình thường em chỉ
đăng status các thứ thơi. Em khơng có áp lực gì nhiều về tương tác như kiểu các bạn mà
thay ảnh đại diện xong rồi nhắc tất cả mọi người like cho mình. Em khơng quan tâm
đến thế, lên được bao nhiêu thì lên, nhưng cũng có những lần lên được khá là nhiều nên
em cũng khá là sốc. (Nữ, 17 tuổi, THPT Chuyên KHTN, Hà Nội)
12

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Trước đây, cứ cách một khoảng thời gian ngắn sau khi đăng một story hay post hình
ảnh, bài viết trên mạng xã hội, em thường xuyên vào kiểm tra xem đã có bao nhiêu
người đã tương tác với bài đăng đó. Dần về sau, em bớt đặt nặng vấn đề hình ảnh, bài
viết về bản thân nhận được bao nhiêu tương tác. Tuy nhiên, khi đăng bài cho các tổ
chức mà em tham gia, em vẫn bị ảnh hưởng nhiều trong việc phải chạy KPI số người
quan tâm, tiếp cận đến các bài viết. (Nữ, 17 tuổi, THPT Chuyên Bảo Lộc, Lâm Đồng)
Thực ra mình cũng ít đăng bài lên MXH mà hầu như chỉ là các story trên Instagram, nên
hầu như mình cũng ít mong chờ các lượt tương tác. Trên Facebook mình chỉ thỉnh
thoảng đăng, ví dụ như khi về trường cấp 3 tham gia sự kiện kỷ niệm 30 năm mình mới
đăng ảnh với thầy cơ và bạn bè. Ngồi ra mình cũng đăng các bài viết cho CLB, nhưng
khi đó thì lại chắc chắn sẽ có các lượt tương tác của các thành viên trong CLB thơi chứ
ít có tương tác của người ngồi. (Nữ, 18 tuổi, Hà Tĩnh)
Không thể phủ nhận rằng số lượng lượt tương tác có ảnh hưởng đến tâm lý người dùng mạng
xã hội, nhất là ở độ tuổi học sinh-sinh viên này. Do đó, khi được hỏi rằng đã bao giờ xóa bài
đăng hoặc ẩn thành chế độ chỉ mình tơi bởi bài đăng nhận được ít tương tác sau khi đăng, hơn
một nửa số lượng người được hỏi trả lời là đã từng (55.6%), gần một nửa trả lời chưa từng
(41.9%), và các câu trả lời khác chiếm phần còn lại.


Lý do của việc xóa bài đăng trên mạng xã hội do lượt tương tác thấp là chưa rõ ràng, vì mặc
dù số lượng người trả lời đã từng xóa bài chiếm số đông, nhưng trong số những người được
phỏng vấn sâu, thì câu trả lời có sự khác biệt rõ ràng.
Em có chủ đích để bài viết ở chế độ chỉ mình tơi ngay từ ban đầu chứ khơng phải khi
bài viết có lượt tương tác thấp mới để. Nếu đã có chủ ích đăng bài ở chế độ “bạn bè”
hay “cơng khai” thì dù có nhận được lượt tương tác thấp em cũng khơng xố. Về việc
đăng bài cho hoạt động của tổ chức em tham gia thì đến hiện tại có đủ lượt tiếp cận tổ
chức yêu cầu và em chưa phải điều chỉnh hay xóa đi bài nào. (Nữ, 17 tuổi, THPT
Chuyên Bảo Lộc, Lâm Đồng)

13

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Tiếp theo khi được hỏi về việc có xu hướng dành nhiều sự xem xét nội dung hơn cho một bài
viết của bạn bè có lượt tương tác cao khơng, 58.1% số lượng người trả lời có, chỉ 37.1% số
người trả lời không, và các câu trả lời khác chiếm phần còn lại.

Xu hướng chung này cũng là điều dễ hiểu, vì con người, đặc biệt là ở độ tuổi này có một sự tị
mị nhất định đến các sự kiện hay sự việc mà thu hút được nhiều sự quan tâm trên mạng xã
hội. Các bài viết trên các trang như ‘Kênh 14’, hay ‘Yan News’ ở trên nền tảng Facebook, cho
dù có thể khơng hồn tồn chính xác nhưng vẫn có lượt tương tác rất cao, với hàng nghìn lời
bình luận và lượt chia sẻ. Và xu hướng chung là lượt tương tác càng cao thì sẽ càng thu hút
nhiều sự chú ý, mọi người sẽ truy cập bài viết để xem có gì mà lại thu hút sự chú ý của mọi
người và lại có lượt tương tác khủng đến như vậy. Bệnh FOMO (Fear of missing out) hay còn
gọi là hội chứng sợ bị bỏ rơi khiến việc bỏ lỡ một thơng tin gì đó nổi bật hay thú vị sẽ làm cho
học sinh, sinh viên cảm thấy bị bỏ rơi, không tham gia được vào cuộc trò chuyện chung hay
còn gọi là bị “quê”.

Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc các bài viết nhiều tương tác xuất hiện nhiều trên các
newsfeed của người dùng là thuật tốn. Các trang mạng xã hội có các thuật tốn khác nhau,
nhưng nó đều phục vụ mục đích gần giống nhau, đó là gỡ các bài đăng spam ra khỏi newsfeed
người dùng và đưa các bài đăng có nhiều lượt tương tác, like, chia sẻ, bình luận càng nhiều thì
càng có khả năng xuất hiện trên newsfeed người dùng.
Khi được hỏi: “Khi thấy một bài đăng của bạn bè có lượt tương tác cao, điều đó có thúc đẩy
bạn tương tác (like, share, comment) bài viết đó khơng?” thì 48% câu trả lời nói có. Những
người trả lời có ở câu hỏi sau rằng khi thấy bài viết của bạn bè có lượt tương tác cao thì bạn
cảm thấy như thế nào, họ cũng trả lời rằng sẽ cảm thấy vui cho bạn bè. Những người này có
một thái độ khá tích cực với mạng xã hội và không cảm thấy thua kém bạn bè hay ghen tị khi
bạn bè được lượt tương tác cao trên các bài viết.
Mình thấy có nhiều người cũng có bị áp lực và hay ghen tị nhưng bản thân mình thì
khơng, mình cịn thấy vui lây cho các bạn và mình cũng có động lực tích cực để cố
gắng hơn. (Nữ, 18 tuổi, Hà Tĩnh)
14

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Khi em like, tương tác với bài viết nào em sẽ xem xét kĩ xem bài đó có hay và ý nghĩa
thật sự với mình khơng mới tương tác chứ khơng có thói quen “like dạo". (Nữ, 17 tuổi,
Lâm Đồng)
Nhiệm vụ 2: Đánh giá ảnh hưởng của các phản ứng của bạn bè trên mạng xã hội tới cảm
xúc và sức khỏe tinh thần của HSSV
Một trong những mục đích quan trọng nhất của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của các
phản ứng đến từ bạn bè trên những nền tảng mạng xã hội tớ cảm xúc và sức khỏe tinh thần
của học sinh, sinh viên. Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, các bạn trẻ thường có nhu cầu khẳng định
mình, thể hiện cái “tơi” nhưng đây là giai đoạn tâm lý còn chưa vững vàng, khi học sinh, sinh
viên đang trên hành trình tìm bản ngã. Biểu tượng về “cái tôi” trong giai đoạn đầu của lứa tuổi
thanh thiếu niên thường chưa thật rõ nét, tự đánh giá về bản thân khơng ổn định và có tính

mâu thuẫn. Thanh thiếu niên cũng dễ rơi vào trạng thái nghi ngờ bản thân từ những hành động
của bạn bè đồng trang lứa. Nhu cầu giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè đồng lứa phát
triển mạnh ở lứa tuổi này đã thực hiện một chức năng quan trọng là giúp thanh niên dần hiểu
mình rõ hơn, đánh giá bản thân chính xác hơn thơng qua những cuộc trao đổi thông tin, trao
đổi các đánh giá về các hiện tượng mà họ quan tâm. Chính vì vậy, đây là lứa tuổi bị ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất từ bạn bè, đặc biệt là qua các nền tảng mạng xã hội.

Khi được khảo sát về cảm xúc và suy nghĩ của mình ảnh hưởng từ lượt tương tác trên các
trang mạng xã hội, 46.8% số học sinh, sinh viên cho rằng mình khơng bị ảnh hưởng. Trái lại,
48.4% lại nhận thấy mình bị ảnh hưởng nhiều chiều cả tích cực lẫn tiêu cực. Khi được phỏng
vấn về vấn đề này, một nữ sinh 17 tuổi trường THPT chuyên Bảo Lộc đã trả lời:
Lượt tương tác trên mạng xã hội ảnh hưởng đến em cả về mặt tích cực và tiêu cực. Về
mặt tích cực, khi một bài viết có lượt tương tác cao thì sẽ có nội dung bổ ích hoặc đang
đánh đúng vào trào lưu nào đó, em có thể học hỏi góc nhìn nào đó từ đó. Về mặt tiêu
cực, một số bài đăng có nội dung chưa lành mạnh nhưng có lượng tương tác cao thì lại
hiện lên newfeed của em và điều này làm em hơi khó chịu. (Nữ, 17 tuổi, Lâm Đồng)

15

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Về việc bài đăng bị tương tác thấp trên mạng xã hội, phần lớn các em học sinh, sinh viên đều
nhận thấy rằng mình khơng cảm thấy bị tác động lớn, khơng cảm thấy mình thua kém bạn bè
hay cảm thấy bản thân mất đi giá trị. Đây là một kết quả khá bất ngờ và tích cực. Tuy nhiên,
cũng có một số ít cho rằng mình cảm thấy ghen tị (14,5 %), thấy thua kém bạn bè (12,9 %) và
áp lực (6,5 %) khi đọc các bài viết có lượt tương tác cao của bạn bè. Được phỏng vấn về lượt
tương tác trên mạng xã hội, một học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên đã
trả lời:
Em nghĩ là em bị ảnh hưởng hơn nếu mà bài đăng của em bị tương tác nó hơi thấp quá,

thấp hơn so với lượt follow mà mình đạt được, thì em sẽ hơi hơi đặt câu hỏi một xíu:
Liệu mình có đang bị bóp tương tác khơng? Chắc nó khơng ảnh hưởng nhiều lắm đâu vì
lượt like cao đó là việc của mọi người thôi, em cũng không cảm thấy gì quá bất ngờ.
(Nữ, 17 tuổi, THPT Chuyên KHTN, Hà Nội)
Tuy nhiên, phần lớn các em được phỏng vấn đều cho rằng mình hầu như khơng có cảm xúc
đặc biệt, khơng bị q ảnh hưởng (52,4%) Thậm chí, một số đơng học sinh, sinh viên cịn
cảm thấy vui lây (33,9%) và có động lực tích cực để cố gắng, được truyền cảm hứng từ bạn bè
(31,5%).
Nếu mà một người họ có một cái vịng bạn bè rộng ấy, những bạn mà bạn ấy có kiểu 4,5
nghìn bạn trên Facebook mà kiểu các bạn phải xóa bớt bạn đi chẳng hạn, những bạn
như thế cũng là những bạn em cảm thấy rất là ngưỡng mộ, cũng không phải ghen tỵ mà
khiến em ngưỡng mộ vì các bạn đã xây dựng được một trang Facebook rất là thành
công trong cái việc là xây dựng thương hiệu cá nhân là một và có những vịng quan hệ
rất là rộng. Đó là những bạn khiến em thi thoảng sẽ cảm thấy là: Ôi, ngưỡng mộ thế,
cịn đâu em cũng khơng có gì ghen tỵ cả. Cịn về lượt tương tác thì em cũng biết là lượt
tương tác trang của mình cũng khơng nhiều và có nhiều bạn hot hơn các thứ nhưng em
cũng không bao giờ ghen tị ý. (Nữ, 17 tuổi, THPT Chuyên KHTN, Hà Nội)

16

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Một kết quả khá bất ngờ của nghiên cứu này đó là sau tất cả những yếu tố tạo áp lực cho học
sinh sinh viên từ bạn bè trên mạnh xã hội, phần đông đảo các em được hỏi (62,1%) cho rằng
sự công nhận thấp trên mạng xã hội không khiến mình hồi nghi về sự cơng nhận ngồi đời
của cộng đồng về bản thân. Khi được phỏng vấn sâu về sự công nhận từ mạng xã hội, chúng
tôi ghi nhận được một câu trả lời:
Đối với em thì cái việc trên mạng xã hội khơng được cơng nhận thì sẽ làm các bạn hơi
thiệt thiệt một chút, mọi người sẽ khơng biết các bạn có tiềm năng gì. Nếu các bạn chọn

sống ẩn dật một chút, không cố gắng thể hiện bản thân thì các bạn cũng chấp nhận cái
việc là mọi người không biết đến các bạn ấy giỏi hay là các bạn ấy có thành tích ABC
và em khơng biết bạn nào như thế mà lại có vấn đề về việc hồi nghi bản thân mình cả.
Em sợ nhất là những bạn đang có kiểu hồ sơ khủng, được cơng nhận trên mạng xã hội
và vì một cái lý do gì đấy mà mọi người tẩy chay bạn ấy, suy sụp trong một khoảng thời
gian rất là lâu thì những bạn ấy rất là khủng hoảng với sự tồn tại của bản thân có ý nghĩa
gì. (Nữ, 17 tuổi, THPT Chuyên KHTN, Hà Nội)
Những người cảm thấy khơng hồi nghi về sự cơng nhận ngồi đời thật bởi những ảnh hưởng
trên mạng xã hội thường là những người vững tin vào bản sắc và hệ giá trị cá nhân của mình.
Họ chấp nhận rằng những suy nghĩ và giá trị đó của bản thân có người yêu, ghét nên ít bị ảnh
hưởng bởi cách nhìn nhận của người khác về mình hơn. Hơn nữa, đa phần những người phản
ứng trên mạng xã hội thường là những người chưa hiểu quá rõ về người dùng như những
người thân quen ngoài đời, bởi vậy những đánh giá của người trên mạng xã hội khá là tách
biệt với cuộc sống đời thật của người dùng. Tuy nhiên, đối với những bạn khơng có mối quan
hệ lành mạnh và khăng khít với những người thân quen ở ngoài cuộc đời thật, các bạn đó
thường dễ đánh đồng những phản ứng của vòng bạn bè trên mạng xã hội với phản ứng của
bạn bè ở ngồi đời, từ đó dễ dàng hồi nghi hơn về sự cơng nhận ở ngồi đời thật.

17

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


C. Kết luận
Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook với học sinh, sinh viên ngày nay là một công cụ giao tiếp
rất phổ biến bởi vậy chúng tôi ghi nhận được rằng thanh thiếu niên dành một lượng thời gian
khá lớn cho mạng xã hội để giao tiếp, tương tác với bạn bè và cộng đồng mạng. Nhóm nghiên
cứu khơng tính tốn con số chính xác nhưng hơn một nửa số người trả lời khảo sát nói rằng
họ dành trên 3 tiếng cho việc sử dụng và thao tác trên mạng xã hội. Những nút like, tương tác,
bình luận đã trở thành một biểu lộ cảm xúc của người tương tác với chủ nhân của các bài

đăng nhưng chính nó cũng trở thành những thứ gây sát thương cho người dùng nếu như đó là
các tương tác tiêu cực. Số lượng tương tác trong một bài đăng như lượt like, lượt chia sẻ cũng
thể hiện sự công nhận định lượng từ xã hội và nó có gây những áp lực nhất định tới học sinh,
sinh viên. Tuy nhiên trong khảo sát của chúng tôi, chỉ 1 trên 5 người được hỏi cho rằng sự
công nhận định lượng này là yếu tố gây áp lực nhất với họ. Chúng tôi ghi nhận được rằng
thành tích học tập mới là yếu tố có sức ảnh hưởng nhất tới các bạn trẻ thuộc độ tuổi 16-19 và
kế tiếp là yếu tố ngoại hình.
Chúng tôi cũng củng cố thêm một nhận định khác thông qua kết quả khảo sát khi 3 trên 5
người cho rằng họ thường bị ảnh hưởng hơn nếu bài đăng của bản thân bị lượt tương tác thấp.
Chính vì sự lo lắng nhất định về lượt tương tác thấp của bản thân, người dùng phần lớn đều có
kỳ vọng với lượt tương tác mình nhận được sau khi đăng bài và thậm chí một số người đồng ý
rằng họ đã từng có những hành vi như xóa bài đăng hoặc chỉnh sửa quyền riêng tư thành chỉ
mình tơi vì bài viết đó nhận được lượt tương tác kém. Và khi xét đến sự ảnh hưởng của người
dùng bởi các bài đăng của bạn bè họ, phần lớn người được khảo sát đồng tình rằng họ đã được
điều hướng về hành vi vì họ có xu hướng dành nhiều sự xem xét hơn cho một bài đăng có
lượt tương tác cao trên mạng xã hội. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tinh thần
của người dùng mạng xã hội được ghi nhận là khá tích cực hoặc gần như khơng có ảnh hưởng
gì q lớn. Phần lớn người tham gia khảo sát nói rằng họ khơng hồi nghi về sự cơng nhận
ngồi đời bởi những sự cơng nhận thấp trên mạng xã hội và đây là một dấu hiệu tốt khi học
sinh, sinh viên đã có năng lực tin tưởng vào hệ giá trị và bản sắc cá nhân của mình cũng như
có ý thức phân tách rõ ràng giữa đời sống thực và đời sống ảo.
D. Tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Minh. “Thấy gì qua bảng xếp hạng 50 tờ báo, trang điện tử nhiều người xem
nhất Việt Nam năm 2021?.” Báo Quân đội nhân dân, ngày 16/10/2021.
/>ien-tu-nhieu-nguoi-xem-nhat-viet-nam-nam-2021-674421.
NapoleonCat. “Facebook users in Viet Nam, October 2021.” truy cập ngày 22/12/2021.
/>
18

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



Lauren, Hambrick. “The Factors of Peer Pressure among College Students.” Marshall Digital
Scholar. />Kalpidou, M., Costin, D., & Morris, J. “The relationship between Facebook and the
well-being of undergraduate college students.” Cyberpsychology, Behavior & Social
Networking
https://doi: 10.1089/cyber.2010.0061.
Sherman, L. E. (2016). Social Media Use and Peer Influence in Adolescence: Perspectives
from Neuroimaging. UCLA. ProQuest ID: Sherman_ucla_0031D_14845. Merritt ID:
ark:/13030/m59p7pdc. Retrieved from />
19

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Phụ lục nghiên cứu
A. Bảng hỏi và kết quả khảo sát
Bảng hỏi và kết quả khảo sát
B. Biên bản phỏng vấn sâu
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU (1)
Người phỏng vấn: Cao Lê Quỳnh Anh
I. Thông tin nhân khẩu xã hội:
Đối tượng phỏng vấn: Lớp 12, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên
Độ tuổi: 17
Nơi ở: Hà Nội
Học lực: Học sinh xuất sắc
II. Nội dung phỏng vấn (45 phút):
1. Trong những mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Youtube, Tiktok thì mạng
xã hội nào là mạng xã hội em thường xuyên sử dụng nhất?
Em dùng Facebook.

2. Một ngày em dành thời gian bao nhiêu cho việc sử dụng Facebook?
Em nghĩ mình phải dùng 3-4 tiếng. Em không chỉ dùng để xem trang cá nhân mà em còn
dùng để chạy page nữa nên nó cũng phải rơi vào tầm đấy.
3. Em có thể cho chị biết là 3-4 tiếng sử dụng Facebook của em do tính chất cơng việc
hay tính chất cá nhân nhiều hơn?
Thường thì em lên đó khoảng 50% thời gian em dùng để chạy page hoặc làm việc với các
bạn, câu lạc bộ các thứ nên em vẫn phải lên để nói chuyện với mọi người về cơng việc. Thứ
hai là kiểu đơi lúc mà kiểu mình cơ đơn q trong mùa online ở nhà, khơng nói chuyện với ai
thì mình sẽ lên trên đấy để tương tác thêm với các bạn.
4. Theo em thì em thường dành thời gian tương tác nhiều nhất trong hoạt động nào
trong những hoạt động nêu trên?
Trước khi COVID, thời gian em dành nhiều nhất trên Facebook thì để chạy page, nói chuyện
về các vấn đề liên quan đến các thể loại câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa. Sau khi COVID,
em nghĩ là cái thời gian đấy nó ít hơn một chút vì bọn em cũng không tổ chức được nhiều sự
kiện và các hoạt động. Nên là em đã tăng cái thời gian để em lên đấy nói chuyện với mọi
người nhiều hơn vì mình khơng được gặp nhau ở ngồi đời nữa.
5. Trong thời kỳ COVID, nếu em không sử dụng mạng xã hội một ngày thì em có cảm
thấy như thế nào?

20

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Nếu hôm nào em không sử dụng mạng xã hội, thì em sẽ chọn ngồi đọc sách cả ngày. Em cũng
cảm thấy khá là bình thường vì cũng từng có những hơm em làm như thế, em thấy nó cũng
khá là thư giãn nếu một hơm mình khơng phải lo về việc là có ai đang định nói chuyện gì với
mình khơng mà mình bỏ lỡ á.
6. Thế thì bình thường em có sợ cái cảm giác mình bỏ lỡ những tin nhắn trên mạng xã
hội hay khơng?

Thực ra bình thường thì em có sợ cái cảm giác mình bỏ lỡ những tin nhắn trên mạng xã hội
nhưng cũng có một số ngày em không muốn cập nhật thêm một cái gì nữa vì mọi thứ quá
đáng sợ ạ. [Tại sao nó lại q đáng sợ?] Vì kiểu đơi lúc mình chỉ ngủ dậy thơi ý mà nó có q
nhiều thơng tin đổ ập lên và kiểu mình chưa thể tiêu hóa hết được á. Xong rồi có những hơm
có quá nhiều chuyện xảy ra xong mình bỏ lỡ hết nên cái cảm giác đấy nó cũng dễ chịu chút
nào. Đơi lúc kiểm tra mạng xã hội có gì cũng là một thứ khá là đáng sợ ấy ạ.
7. Em có hay đăng bài đăng trên mạng xã hội khơng?
Em nghĩ là đợt trước thì có nhưng bây giờ em kiểu q q bận nên là em khơng có đăng
nhiều ấy. Em dành nhiều thời gian để đăng lên page hơn là đăng lên trang cá nhân của em ấy.
8. Em có nhu cầu, mục đích bản thân trên mạng xã hội không? Em thường thể hiện bản
thân trên mạng xã hội như thế nào?
Em nghĩ là có. Ngồi Linkedin là nơi mình có thể thể hiện cái profile của mình một cách
chuyên nghiệp ra thì cách để mà thể hiện mình bằng đời sống xã hội cũng là một cách để phát
triển trang Facebook. Em thường hay đăng những cái đơn làm việc, hoạt động em làm với ảnh
và bài viết, đôi lúc thể hiện quan điểm và thái độ của mình trên đó , cũng là một cách để thể
hiện bản thân mình là một con người như thế nào trên Mạng xã hội . Ví dụ như em hay đi hội
thảo các thứ, mọi người sẽ biết em qua Facebook và em sẽ tạo được ấn tượng với người ta em
là người như thế nào một cách rất là nhanh mà họ khơng cần với nói chuyện với mình rất là
lâu để nhận ra được ấy. Đấy cũng là một cách để em xây dựng thương hiệu cá nhân trên
Facebook.
9. Khi em xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook, em có mong chờ gì vào sự
tương tác của mọi người với hình ảnh đó khơng?
Em khơng có mong chờ gì nhiều lắm tại vì những hoạt động đó chỉ là những bước để xây
dựng một trang Facebook khơng bị q là ít để mà mọi người khơng biết mình là một người
như thế nào nên thi thoảng em cũng mới đăng ảnh, chứ bình thường em chỉ đăng status các
thứ thơi. Em khơng có áp lực gì nhiều về tương tác như kiểu các bạn mà thay ảnh đại diện
xong rồi nhắc tất cả mọi người like cho mình. Em khơng quan tâm đến thế, lên được bao
nhiêu thì lên, nhưng cũng có những lần lên được khá là nhiều nên em cũng khá là sốc.

21


TIEU LUAN MOI download : moi nhat


10. Nếu lượt tương tác không phải điều khiến em áp lực như vậy thì điều gì mới khiến
em áp lực trên mạng xã hội?
Mỗi khi phải kiểu chạy page, đạt được cái KPI mình đề ra cho bài đăng đấy, mình đã phải bỏ
rất là nhiều cơng sức về design, về ảnh, về bài viết nên em có sự mong chờ cho cho bài viết
đấy có một lượng tương tác nhất định. Em biết đấy là một cái khiến em khá là áp lực khi em
đăng cịn đâu bình thường khi em đăng thì em chỉ cảm thấy là nó nhiều lượt tương tác thì tốt
cịn khơng thì thơi.
11. Theo em, những yếu tố nào là yếu tố tạo nên sự ghen tỵ cho em ghi nhìn vào người
khác và cuộc sống của họ?
Em sẽ thấy hơi áp lực nếu mà có 1 bạn nào đó kết bạn với em và đột nhiên vào profile của bạn
đó thì bạn đó q xinh, ơi trời ơi em cảm thấy hơi hơi áp lực một chút vì bạn đó q xinh,
trơng quá là fancy. Em rất là ngại khi nói chuyện với các bạn fancy một chút ý. Cịn nói về áp
lực thì em nói thật ln, có một thứ khiến em áp lực cực kỳ đó là lên những group kiểu như
Scholarship Hunters (TG: Group tìm kiếm học bổng lớn nhất Việt Nam với khoảng 200.000
thành viên) để ngồi đọc profile của các bạn khủng quá. Trong quá trình apply em ln cảm
thấy rằng mình chưa đủ, có làm cái gì cũng khơng đủ để thấy mình viết luận hay hay điểm
SAT mình có bao nhiêu cũng khơng đủ. Xong khi lên mấy group đấy, bình thường em cũng
thấy nó giải trí lắm, mọi người kiểu hỏi mấy thứ cũng buồn cười, nhưng cũng có một số bài
đăng làm cho em cảm thấy hơi ghen tị một chút và cảm thấy là ơi mình thật là kém cỏi, thật là
áp lực.
[Ngồi ra thì cịn yếu tố nào gây áp lực tới em khơng?] Nếu mà một người họ có một cái vòng
bạn bè rộng ấy, những bạn mà bạn ấy có kiểu 4,5 nghìn bạn trên Facebook mà kiểu các bạn
phải xóa bớt bạn đi chẳng hạn, những bạn như thế cũng là những bạn em cảm thấy rất là
ngưỡng mộ, cũng không phải ghen tỵ mà khiến em ngưỡng mộ vì các bạn đã xây dựng được
một trang Facebook rất là thành công trong cái việc là xây dựng thương hiệu cá nhân là một
và có những vịng quan hệ rất là rộng. Đó là những bạn khiến em thi thoảng sẽ cảm thấy là:

Ơi, ngưỡng mộ thế, cịn đâu em cũng khơng có gì ghen tỵ cả. Cịn về lượt tương tác thì em
cũng biết là lượt tương tác trang của mình cũng khơng nhiều và có nhiều bạn hot hơn các thứ
nhưng em cũng không bao giờ ghen tị ý.
12. Em có thể lý giải là giữa yếu tố nhan sắc & ngoại hình và yếu tố thành tích học tập
thì em nghĩ là yếu tố nào thường xuyên khiến em bị áp lực nhiều hơn?
Em nghĩ là thành tích học tập cịn ngoại hình thì thi thoảng thơi.
13. Theo em thì vì lý do nào mà em cảm thấy ghen tị nhất với thành tích học tập, có phải
những yếu tố như tần suất dày đặc của nó trên mạng xã hội khơng?

22

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Thực ra em không nghĩ là tần suất của một cái profile khiến em thấy: ối giời ơi sao mình kém
thế, sao nó nhiều đến mức độ đấy. Nhưng mà kiểu nói chung là nhà em khá là áp lực trong cái
chuyện con nhà người ta các thứ. Em sống cả tuổi thơ trong cái việc có một cái hình mẫu con
nhà người ta nào đó nên những tổn thương trong quá khứ khiến em cảm thấy áp lực với
những người hơn mình ấy. Em cảm thấy là liệu bố mẹ, ơng bà đọc được thì mình có lại bị so
sánh hay khơng, mình đã rất là cố gắng rồi mình khơng muốn có thêm con nhà người ta nào
xuất hiện nữa. Đôi lúc em cảm thấy như thế nên em mới cảm thấy áp lực, chứ khơng hẳn vì
nó xuất hiện nhiều quá.
14. Theo em đánh giá thì hiện tại em có phải là một con nhà người ta không?
Em đã từng nghe về một số bạn rằng em là con nhà người ta các thứ nhưng em không cảm
thấy như thế lắm vì…nói như nào nhỉ, em khơng cố gắng thể hiện những cái đấy ra , em chỉ
đơn giản là em thể hiện những cái đấy ra, coi nó như một phần của mục nhận diện về mình.
Em đã từng quen rất nhiều người hay được biết đến những anh chị có profile rất là khủng ý
mà em muốn tiếp cận ấy, em đọc rất nhiều thứ trên Facebook các anh chị ấy và cảm thấy rằng
đây là con người năng nổ và mình có thể kết nối với người ta nên em cảm thấy đấy không
phải cái gì sai cả. Nhưng tình cờ thì đã làm cho bố mẹ một số bạn cảm thấy mình là con nhà

người ta.
15. Em có thấy những bài đăng về thành tích học tập thu hút được nhiều lượt tương tác
hay khơng? Và em từng có suy nghĩ nào về việc đăng thành tích của bản thân và mong
chờ lượt tương tác tương tự khơng?
Em thấy những bài đó thu hút được nhiều lượt tương tác, comment các thứ, khen giỏi nọ kia,
thì em cũng biết là những bài như thế thu hút được nhiều lượt tương tác. Đối với em thì kiểu
lượt tương tác nó khơng quan trọng đến thế và em chưa từng có ý định đăng profile của mình
lên đâu cả. Vì khi em muốn tìm lời khuyên cho profile của em, thì em sẽ tìm những người thật
sự có cái khả năng chun mơn, đủ nhận thức đánh giá cái profile đấy trên nhiều phương diện
và góp ý cho em thay vì đăng lên những group như Scholarship Hunters (TG: Group tìm kiếm
học bổng lớn nhất Việt Nam, có 200.000 thành viên) chưa chắc mình đã nhận được lời
khun có tính xây dựng từ ai cả, sẽ chỉ nhận được tương tác, được khen giỏi, thế thơi ý,
khơng có giá trị gì cả. Em nhìn những bài đăng đó và em chưa từng có ý định đăng.
16. Em nghĩ tại sao người ta đăng những bài đăng về thành tích học tập của họ lên mạng
xã hội như vậy?
Em nghĩ là có hai lý do. Một là kiểu họ thành thật không biết hồ sơ của họ đang như thế nào
và họ muốn hỏi xem họ có cơ hội học bổng hay khơng thì em nghĩ đó cùng là động cơ thuần
khuyết từ rất nhiều bạn và em khơng cảm thấy điều đấy có gì sai nhưng em cảm giác như một
số bạn lên trên đấy để tìm kiếm sự cơng nhận, để mọi người khen mình và được tương tác các
thứ, nó khá là ảo ý Em đã từng nhìn thấy một bạn làm giả điểm SAT, em nhìn là đã biết edit
23

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


rồi ý, nhét tên mình vào và đăng facebook chỉ vì muốn có tương tác và được khen giỏi thế
thơi ý. [Em nghĩ tại sao các bạn làm vậy, các bạn ấy nghĩ gì?] Em nghĩ nó khá là trẻ con, hơi
giống như kiểu trẻ con khoe xem đứa nào nhiều kẹo hơn, váy đẹp hơn, và em cảm giác mấy
cái đấy khơng có gì hay ho và em phát hiện ra một điều. Em cảm giác mấy bạn ấy trong cuộc
sống gia đình hoặc cuộc sống riêng tư của họ có rất là nhiều áp lực đến mức mà họ cần phải

tìm kiếm sự cơng nhận từ những nơi khác mà không phải nơi họ thân quen. Nên em nghĩ là
phần nào em cũng hiểu, họ cùng hơi hơi bị áp lực thái quá trong những vấn đề đấy ý.
17. Vậy em có cho rằng sự cơng nhận trên mạng xã hội có ảnh hưởng thế nào tới sự cơng
nhận ngồi đời thật khơng?
Em nghĩ là phần nào nó cũng ảnh hưởng khá lớn vì cái sống ảo này nó bắt đầu dấn sang thế
giới thật rồi ấy, kiểu như mình đăng điểm hay thành tích gì đấy lên trên mạng xã hội thì những
người quen mình ở ngồi đời thật và trên mạng xã hội sẽ kiểu hỏi han các thứ, đấy cũng là
tiếp nối ảnh hưởng từ mạng xã hội ra. Nếu mà mình nói cái gì đấy khơng hay ở trên mạng xã
hội thì nó sẽ ảnh hưởng đến thế giới thật của mình. Bản thân em đã từng nhìn rất nhiều người
phỏng vấn visa hay là bị từ chối bởi một trường nào đấy chỉ đơn giản là… phát ngơn một cái
gì đấy hoặc một cái quan điểm gì đấy sai trái, tệ hại trên mạng xã hội thì nó có thể ảnh hưởng
đến chính những cái kết quả thật ngồi đời của mình ln ấy. Thế nên em rất là cẩn trọng với
việc em sẽ nói gì trên mạng xã hội.
18. Theo em, sự cơng nhận thấp trên mạng xã hội có khiến chúng ta hồi nghi về sự cơng
nhận thật khơng?
Đối với em thì cái việc trên mạng xã hội khơng được cơng nhận thì sẽ làm các bạn hơi thiệt
thiệt một chút, mọi người sẽ khơng biết các bạn có tiềm năng gì. Nếu các bạn chọn sống ẩn
dật một chút, khơng cố gắng thể hiện bản thân thì các bạn cũng chấp nhận cái việc là mọi
người không biết đến các bạn ấy giỏi hay là các bạn ấy có thành tích ABC và em khơng biết
bạn nào như thế mà lại có vấn đề về việc hồi nghi bản thân mình cả. Em sợ nhất là những
bạn đang có kiểu hồ sơ khủng, được công nhận trên mạng xã hội và vì một cái lý do gì đấy mà
mọi người tẩy chay bạn ấy, suy sụp trong một khoảng thời gian rất là lâu thì những bạn ấy rất
là khủng hoảng với sự tồn tại của bản thân có ý nghĩa gì. [Thế thì sự tẩy chay em vừa nhắc
đến là sự tẩy chay ở ngoài đời thật hay trên mạng xã hội?] Thường thì nó là trên mạng xã hội
cịn những người ở ngồi đời thật họ q mình thì vẫn quý mình á.
19. Những cái phản ứng dữ dội quá của mạng xã hội khiến cho chúng ta nghi ngờ về bản
thân, vậy theo em những tương tác (reaction) như u thích, haha, buồn có ảnh hưởng
tới mọi người khơng, dù là nhỏ?
Em nghĩ là có, em nhìn thấy rất nhiều người tag một ai đấy vào comment chỉ vì người đấy phá
haha streak (TG: một loạt lượt người liên tục thả haha). Em cảm thấy điều ấy đối với nhiều

người rất quan trọng, đặc biệt là những bạn làm page thì rất là nhạy cảm vì các bạn ấy tạo một
24

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


×