Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Can thiệp rối loạn lo âu lan tỏa bằng liệu pháp nhận thức hành vi kết hợp thuốc hóa dược tại bệnh viện tâm thần tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 20 trang )

CAN THIẸP ROI LOẠN
LO ÂU LAN TỎA BẰNG LIỆU PHÁP
NHẬN THỨC - HÀNH VI KẾT HỢP
THUỐC HÓA DUỢC tại bệnh viện
TÂM THẦN TỈNH QUẢNG NGÃI
Trần Văn Minh1
Nguyễn Thị Minh Hằng2
Đặng Trong1
Trần Thu Hương2
Nguyễn Thị Minh Truyền1
'Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi; 2Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội.

TÓM TẮT
Rối loạn lo âu là một vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp, bao gồm nhiều dạng
khác nhau, trong đó rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là một trong những chẩn đốn phổ
biến nhất, về can thiệp GAD, có hai phương pháp chính gồm can thiệp tám lý và can
thiệp thuốc hỏa dược. Tuy nhiên ờ Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về mơ hình và
hiệu quả của can thiệp phổi hợp tâm lý trị liệu và thuổc hóa dược đổi với GAD. Nghiên
cứu được thực hiện nhằm xây dựng mơ hình trị liệu kết hợp và đánh giả hiệu quả can
thiệp GAD ở người lớn bằng liệu pháp Nhận thức - hành vi kết hợp thuốc hóa dược tại
Bệnh viện Tâm thân tình Quảng Ngãi. Kêt quả nghiên cứu cho thây, mơ hình điêu trị
kêt hợp kéo dài trong 6 tháng với 12 phiên tâm lý trị liệu là có hiệu q đối với bệnh
nhãn GAD ở nhiều khía cạnh: giảm thời gian lo âu, giảm triệu chứng khó kiểm soát
lo âu, giảm các triệu chứng phổi hợp, giảm mức độ lo âu, giảm biêu hiện/triệu chứng
trầm cảm kèm theo.

Từ khóa: Rối loạn lo âu; Rối loạn lo âu lan tỏa; Can thiệp tâm lý; Can thiệp
thuốc hóa dược; Trị liệu nhận thức - hành vi.
Ngày nhận bài: 17/3/2022; Ngày duyệt đăng bài: 25/3/2022.


1. Đặt vấn đề

Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder - GAD) là một dạng
rối loạn lo âu phổ biến ở mọi cộng đồng, quốc gia và nền văn hóa. Các nghiên
cứu cho thấy, tỷ lệ mắc GAD ở Hoa Kỳ khoảng 5,7% (Kessler và Wang, 2008).
40

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022


Có 3% dân số Anh mắc GAD trên cơ sở các tiêu chí sàng lọc và chỉ 8% trong số đó
được chẩn đốn và được điều trị (Bebbington và cộng sự, 2000). Tại Canada, tỷ lệ
mắc GAD trong cuộc đời là 8,7% và tỷ lệ mắc trong 12 tháng là 2,6% (Watterson
và cộng sự, 2017). Một nghiên cứu ở các vùng đơ thị Trung Quốc cho thấy, có
5,3% người trưởng thành có GAD (tỷ lệ này thay đổi từ 2,4% đến 8,9% của mỗi
vùng đơ thị trên tồn Trung Quốc) (Yu và cộng sự, 2018). Đặc biệt, trong bối cảnh
dịch bệnh hiện nay, tỷ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung và GAD nói riêng
đều gia tăng so với trước đại dịch Covid-19 ở các nhóm cộng đồng cũng như nhóm
lâm sàng người lớn (Bendau và cộng sự, 2021; Cordaro và cộng sự, 2021; Hyland
và cộng sự, 2020; Li và cộng sự, 2020; Vahratian và cộng sự, 2021) và cả ở trẻ em
và vị thành niên (Akgũl và Ergin, 2021; Hawes và cộng sự, 2021; Jiao và cộng sự,
2020; Qin và cộng sự, 2021; Smimi và cộng sự, 2020).
Ở Việt Nam, rối loạn lo âu được báo cáo với những tỷ lệ khác nhau trên các
nhóm mẫu khác nhau: 5 - 8% dân số trong suốt cuộc đời (Bùi Quang Huy, 2017),
19% ở nhóm đồng tính nam bán dâm có biểu hiện lo âu từ mức độ trung bình đến
nặng (Goldsamt và cộng sự, 2015), 4,3% ở nhóm nam giới bị lệ thuộc vào rượu
(Fisher và cộng sự, 2012). Trong đại dịch Covid-19, tỷ lệ những người mắc rối loạn
lo âu gia tăng đáng kể: 7% (Le và cộng sự, 2020) và 8,5% (Nam và cộng sự, 2021)
tại các nhóm mẫu cộng đồng. Đặc biệt, các nghiên cứu trên nhóm mẫu là nhân viên
y tế đưa ra tỷ lệ mắc rối loạn lo âu rất báo động: 26,84% (Tuan và cộng sự, 2021),

33,1% (Quang và cộng sự, 2021) và 33,5% (Than và cộng sự, 2020).
Khái niệm

Rối loạn lo âu lan tỏa đặc trưng bởi những mối lo lắng dai dẳng, lan tỏa, tản
mạn, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có
liên quan với những sự kiện đã qua khơng cịn tính thời sự nữa, tiến triển thay đổi
nhưng có xu hướng mạn tính (WHO, 1992). Các triệu chứng lo lắng quá mức luôn
phối hợp với các triệu chứng cơ thể như căng cơ, dễ bị kích thích, khó vào giấc
ngủ và bồn chồn. Người bệnh không thể kiểm soát được các lo lắng này, giảm khả
năng lao động, sinh hoạt và các chức năng khác (Bùi Quang Huy, 2017). Nỗi sợ hãi
hoặc lo lắng của người bệnh không tương xứng với tình huống thực tế hoặc khơng
phù họp với độ tuổi và cản trở rõ rệt khả năng hoạt động bình thường của chủ thể
(APA, 2013; Philip, 2021).
về rối loạn kèm theo, ở nữ giới phần lớn chỉ giới hạn trong các rối loạn lo
âu và trầm cảm đơn cực, trong khi ở nam giới, rối loạn đi kèm phổ biến nhất là
nghiện chất (APA, 2013). Rối loạn lo âu cũng có mối liên hệ với sự gia tăng tỷ lệ
mắc bệnh và tử vong, đặc biệt liên quan đến bệnh tim mạch và suy giảm nhận thức
(Andreescu và cộng sự, 2020).
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022

41


Đặc điểm giới tỉnh và tuổi
Rối loạn lo âu lan tỏa phổ biến ở nữ giới hơn ở nam giới với tỷ lệ gấp đơi,
sự ghi nhận chẩn đốn đỉnh điểm vào độ tuổi trung niên và giảm dần theo những
năm cuối đời (APA, 2013). Rối loạn lo âu lan tỏa thường gặp hơn ở nữ giới và độ
tuối trung niên, từ 35 - 54 tuổi (Watterson và cộng sự, 2017). Người bệnh thường
đến khám lần đầu ở độ tuổi 20 và chỉ có 1/3 số người bệnh đến khám và điều trị
đúng chuyên khoa (Bùi Quang Huy, 2017). Trong gánh nặng bệnh tật năm 2008

tại Việt Nam, rối loạn lo âu là gánh nặng cao thứ 7 ở nữ giới (Bộ Y tế, 2011). Một
nghiên cứu khác báo cáo tỷ lệ nừ/nam là 2/1, độ ti trung bình là 43,2 tuổi và lứa
tuổi 46 đến 55 chiếm tỷ lệ cao nhất (Trần Nguyền Ngọc, 2018).

Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng
Yeu tổ sang chấn tâm lý và môi trường giữ vai trò là nguyên nhân trực tiếp

hoặc là nhân tố thúc đẩy gây ra GAD. Sự xuất hiện của một hoặc nhiều sự kiện,
tình huống bất lợi làm tăng nguy cơ xuất hiện GAD (Blazer và cộng sự, 1987).
Các đối tượng sống trong môi trường khắc nghiệt, căng thẳng, nhiều trải nghiệm
đau thương có tỷ lệ mắc GAD, trầm cảm cao hơn (Hoge và cộng sự, 2004).
Ngoài ra, nguyên nhân khởi phát và duy trì tình trạng mạn tính của GAD là do
sự gia tăng các yếu tố gây căng thẳng như các vấn đề gia đình, nhà ở, tài chính,
cơng việc, học tập, bệnh tật và sức khỏe (Brantley và cộng sự, 1999). GAD có
liên quan đến các yếu tố như độc thân, góa bụa hoặc ly hôn, thu nhập thấp, thất
nghiệp (Watterson và cộng sự, 2017). Ngồi ra, nguy cơ mắc GAD tăng cao ở
những mơi trường gia đình mà cha mẹ, họ hàng có các vấn đề bệnh lý như GAD,
trầm cảm hoặc môi trường bố mẹ sử dụng rượu và lạm dụng chất gây nghiện, bất
hịa, ly hơn, trẻ bị bỏ bê và ngược đãi, bị bạo hành, bị mồ côi sớm (McLaughlin
và cộng sự, 2008; Moffitt và cộng sự, 2007).
Yếu tổ sinh học và nhân cách đóng vai trị quyết định hình thành GAD.
Rối loạn lo âu lan tỏa thường xuất hiện ở những người có loại hình thần kinh
khơng on định (Bourgeois và Brown, 2015; Hettema và cộng sự, 2004). Nghiên
cứu của Trần Nguyễn Ngọc (2018) cho thấy đa số người bệnh GAD có kiểu hình
thần kinh hướng nội và khơng ổn định (tỷ lệ 77,2%). Nhiều bằng chứng cho
thấy yếu tố di truyền có tác động đáng kế đến GAD. Khoảng 1/3 nguy cơ mắc
GAD là do di truyền và những yếu tố di truyền này trùng lặp với nguy cơ mắc
các rối loạn cảm xúc và lo âu khác, đặc biệt là rối loạn trầm cảm chủ yếu (APA,
2013). Nghiên cứu phả hệ trên từng cá nhân trong gia đình và trên các cặp sinh
đôi cho tỷ lệ di truyền GAD lần lượt là 19,5% và 30% (Stein và cộng sự, 2009).

Theo Duval (2015), sự suy giảm tín hiệu vùng vỏ não trước trán trước những
“sợ hãi bình thường” dần tới thiếu hụt khả năng ức chế của vỏ não trước trán
với các vùng não cảm xúc. Người bệnh ít có khả năng phán đốn giữa thơng tin

42

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022


về mối nguy hiểm và sự an toàn (Duval và cộng sự, 2015). Nghĩa là, giảm khả
năng nhận thức đối với các “kích thích an tồn” từ các tình huống hay vấn đề
bình thường trong cuộc sống hàng ngày (Aldao và cộng sự, 2010; Cha và cộng
sự, 2014; Duval và cộng sự, 2015). Vì vậy, sự suy giảm khả năng kiểm sốt của
vỏ não trước trán có thể là ngun nhân xuất hiện và duy trì GAD (Duval và cộng
sự, 2015; Etkin và cộng sự, 2010).
Đánh giá và can thiệp
Trong lâm sàng, để đánh giá GAD các bác sỳ tâm thần và các nhà tâm lý
lâm sàng thường sử dụng kết hợp đánh giá bằng các tiêu chuẩn chẩn đoán của
ICD-10 (WHO, 1992) hoặc DSM-V (APA, 2013) kết hợp với các trắc nghiệm/
thang đo tâm lý. Thang Đánh giá lo âu Zung (The Zung Self Rating Axiety
Scale - SAS) do William Zung xây dựng vào năm 1971, là thang lượng giá mức
độ lo âu ở người trưởng thành, có thể sử dụng để hỗ trợ chẩn đoán. Theo Zung
(1980), SAS nhạy cảm ở mức 89% ở các nhóm mầu lâm sàng, do vậy, SAS cũng
được sử dụng để theo dõi sự thay đổi của bệnh nhân trong quá trình can thiệp.
Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã đưa SAS vào danh mục kỹ thuật trắc nghiệm tâm lý từ
năm 2013 (Bộ Y tế, 2013).
Trong đánh giá GAD, các nhà chuyên môn cũng thường sử dụng thêm các
công cụ để sàng lọc các biểu hiện lâm sàng của trầm cảm, stress có thế kèm theo ở
bệnh nhân GAD. Với mục đích đó, thang đo Trầm cảm, Lo âu, Stress (DASS) của
Lovibond và Lovibond (1995) được sử dụng khá phổ biến do có độ tin cậy cao và ổn

định trên hầu hết các nhóm mẫu (Nguyền Thị Minh Hằng và cộng sự, 2021).

Các phương pháp can thiệp chủ yếu đối với GAD bao gồm tâm lý trị liệu,
can thiệp hóa dược hoặc kết hợp cả hai (Bandelow, 2017). Đối với GAD, can thiệp
hóa dược thường được khuyến cáo khơng nên là lựa chọn đầu tiên, chỉ cân nhắc sử
dụng cho trường hợp rối loạn lo âu nặng, có nhiều triệu chứng cơ thể, kết họp với
can thiệp tâm lý (Trần Diệp Tuấn và Phạm Thị Minh Châu, 2017). Thông thường
bác sỹ chọn một số nhóm thuốc thế hệ mới, được sử dụng phổ biến hiện nay như:
nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vịng; nhóm thuốc ức chế tái hấp thụ chọn lọc
serotonin và nhóm thuốc benzodiazepin (Nguyễn Văn Ni, 2005).
Tâm thần học và tâm lý học lâm sàng hiện nay tương đối thống nhất trong
việc cơng nhận điều trị kết họp hóa dược và tâm lý trị liệu là phương pháp có hiệu
quả đối với GAD (Bandelow và cộng sự, 2007; Wetherell và cộng sự, 2013). Tuy
vậy, các bằng chứng vẫn còn ít và thiếu nhất quán do còn ít các nghiên cứu về lĩnh
vực này (Bandelow và cộng sự, 2007). Riêng về can thiệp tâm lý cho rối loạn lo
âu nói chung, tiếp cận Nhận thức - Hành vi (CBT) thường có hiệu quả hơn các tiếp
cận khác và được khuyến nghị áp dụng trước tiên (Kaplan, 2013; Trần Diệp Tuấn
và Phạm Thị Minh Châu, 2017). CBT được sử dụng nhằm giúp người bệnh nhận
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, Số 4 (277), 4 - 2022

43


diện những ý nghĩ tự động của mình, tìm các bằng chứng ủng hộ và bác bỏ các giả
định phi chức năng, thách thức các niềm tin phi lý, trải nghiệm hành vi mới và cuối
cùng là lựa chọn để thay đối. CBT có hiệu quả với GAD khi chúng có cả 3 chiến
lược chủ chốt gồm: (1) cải tổ nhận thức những ý nghĩ gây lo âu, (2) luyện tập thư
giãn và (3) huấn luyện để đối mặt và vượt qua lo âu (Paul Bennet, 2010).
Chỉ dẫn hiện nay của can thiệp hóa dược đối với rối loạn lo âu là duy
trì ít nhất 6 tháng sau khi các triệu chứng ổn định (Nguyễn Văn Nuôi, 2005;

Bandelow và cộng sự, 2017). về can thiệp tâm lý, một liệu trình CBT thông
thường kéo dài từ 5 đến đến 20 phiên (NHS England, 2019). Trong các nghiên
cứu sử dụng CBT cho rối loạn trầm cảm và lo âu có thời lượng trung bình từ
12 đến 16 phiên, cách tuần hoặc mồi tuần 1 phiên (Rygh và Sanderson, 2004).
Tại Việt Nam, việc can thiệp rối loạn lo âu phần lớn vẫn bằng thuốc hóa
dược là chủ yếu. Những nghiên cứu đánh giá hiệu quả của can thiệp tâm lý hoặc
phối hợp bằng can thiệp thuốc hóa dược và tâm lý trị liệu cho người bệnh GAD
cịn rất ít. Tác giả Trần Nguyễn Ngọc thực hiện nghiên cứu can thiệp GAD tại Viện
Sức khỏe tâm thần Bạch Mai với 20 buối can thiệp bằng liệu pháp thư giãn trong
thời gian 4 tuần (Trần Nguyễn Ngọc, 2018). Tác giả Nguyễn Thị Kim Tiến (2016)
nghiên cứu về can thiệp rối loạn lo âu bằng thuốc chổng trầm cảm Amitriptylin kết
hợp 12 phiên can thiệp bằng CBT diễn ra trong 12 tuần. Kết quả của hai nghiên cứu
trên đều cho thấy các phương pháp can thiệp như vậy làm giảm triệu chứng lâm
sàng trên bệnh nhân. Tuy nhiên, hai nghiên cứu này cũng có những hạn chế nhất
định. Cụ thế, nghiên cứu của Trần Nguyễn Ngọc tiến hành trong thời gian ngắn
(chi 4 tuần) và chỉ sử dụng liệu pháp thư giãn mà không vận dụng đầy đủ các bước
và các kỹ thuật của CBT. Nghiên cứu của Nguyền Thị Kim Tiến có tiến hành can
thiệp hóa dược nhưng lại chỉ dừng lại ở mức 12 tuần so với khuyến nghị là 6 tháng
(24 tuần); nghiên cứu cũng chỉ đưa ra nhận xét chung về hiệu quả can thiệp mà
chưa trình bày rõ độ tin cậy cùa các kết quả bằng các chỉ số thống kê.

Trên cơ sở những luận điểm lý thuyết và bối cảnh thực tiền trong điều trị
GAD như đã trình bày trên đây cũng như tỷ lệ GAD có xu hướng ngày càng gia
tăng và có liên quan đặc biệt với đại dịch Covid-19, chúng tôi đã thực hiện nghiên
cứu can thiệp kết hợp hóa dược và tâm lý trị liệu (CBT) cho nhóm bệnh nhân người
lớn được chẩn đốn GAD.
2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu
2.1. Khách thê nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành trên 30 người bệnh trưởng thành, từ 18-79 tuổi

(M = 52,23; SD = 15,02), đã được chẩn đoán mắc GAD theo DSM-V, đang điều
trị ngoại trú tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi. Trong số khách thể nghiên
44

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022


cứu có 8 người mắc thêm các rối loạn đồng diễn khác như trầm cảm, lo âu khác,
rối loạn nhân cách và có hành vi sử dụng chất. Tuy nhiên, các triệu chứng GAD ở
tất cả khách thể nghiên cứu nổi trội nhất và ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động chức
năng của họ. Vì vậy, chúng tơi lựa chọn can thiệp GAD trước hết cho bệnh nhân,
điều này cũng đảm bảo các nguyên tắc đạo đức trong can thiệp trị liệu theo hướng
dẫn của APA (2013).

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu khảo sát triệu chứng lâm sàng bằng thăm khám lâm sàng và các
tiêu chuẩn chấn đoán của DSM-V. Can thiệp lâm sàng, theo dõi điều trị trong thời
gian 6 tháng, so sánh trước, trong và sau điều trị bằng phương pháp nghiên cứu can
thiệp tiến cứu. Thời gian nghiên cứu là 6 tháng, từ tháng 3/2021 đến tháng 9/2021.
Địa điểm nghiên cứu là Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi.
2.2.2. Quy trình và đạo đức nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, việc can thiệp GAD bằng CBT kết hợp thuốc
Fluoxetin kéo dài trong 24 tuần, với thời lượng can thiệp tâm lý là 12 phiên. Khách
thể được bác sỹ chuyên khoa tâm thần khám và điều trị bàng thuốc và được can
thiệp tâm lý cá nhân bởi chuyên viên tâm lý lâm sàng. Liệu trình can thiệp tâm lý
gồm 12 phiên cách tuần (2 tuần một buổi), thời lượng một phiên kéo dài 60 phút.


Các chuyên gia thuộc nhóm nghiên cứu đã tập huấn cho bác sỹ điều trị và
cán bộ tâm lý (thành viên tham gia nghiên cứu) để tiến hành can thiệp cho người
bệnh. Đe đảm bảo đạo đức nghiên cứu, các nhà nghiên cứu khơng trực tiếp tham
gia vào q trình can thiệp mà chỉ tiến hành đánh giá khách quan hiệu quả can
thiệp. Tiêu chí để đánh giá hiệu quả can thiệp là mức độ cải thiện triệu chứng lâm
sàng và hoạt động chức năng.
Nghiên cứu được thực hiện theo 4 bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn người bệnh mắc GAD và mời tham gia vào nghiên cứu.
Bước 2: Thăm khám và mô tả đặc điểm lâm sàng GAD (tại thời điểm TO).
Khách thể được thăm khám bởi bác sỹ chuyên khoa tâm thần và chuyên viên tâm
lý. Các công cụ được sử dụng gồm DSM-V, SAS, DASS-42 và bệnh án nghiên cứu.

Bước 3: Can thiệp tâm lý bằng CBT kết hợp điều trị hóa dược bang Fluoxetin
trong thời gian 24 tuần;
Bước 4: Đánh giá hiệu quả can thiệp thông qua: a) sự đáp ứng các tiêu
chuẩn chẩn đoán và đánh giá các triệu chứng lâm sàng; b) đánh giá điểm số và
mức độ lo âu bằng SAS và c) đánh giá các biểu hiện stress - trầm cảm kèm theo
bàng DASS-42.
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022

45


Đánh giá lần 1 trong khi can thiệp (T1): sau khi tiến hành can thiệp được 2

tuần, khách thê được đánh giá triệu chứng lâm sàng và thang SAS, DASS-42, căn
cứ bởi nhóm thuốc chống trầm cảm thường có hiệu quả sau 2 tuần điều trị.
Đánh giá lần 2 trong khi can thiệp (T2): sau khi tiến hành can thiệp được


12 tuần, khách thế được đánh giá triệu chứng lâm sàng và thang SAS, DASS-42.
Đảnh giả lần 3 trong khi can thiệp (T3): sau khi tiến hành can thiệp được

24 tuần, khách the được đánh giá triệu chứng lâm sàng và khảo sát lại bàng SAS,
DASS-42. Đây là thời điểm mà điều trị hóa dược đã được 6 tháng, đạt thời gian
khuyến cáo điều trị tối thiểu đối với GAD, đồng thời khách thể đã trải qua 12 phiên
trị liệu CBT.
Các giai đoạn can thiệp tâm lý bang CBT:

- Giai đoạn 1: Xây dựng mối quan hệ lâm sàng, đánh giá ban đầu, định hình
trường hợp (2 buổi trị liệu).

- Giai đoạn 2: Can thiệp tâm lý nhằm giảm các triệu chứng lo âu (7 buổi trị
liệu). Các kỹ thuật được sử dụng gồm: thư giãn tĩnh có tưởng tượng, căng chùng
cơ tuần tự, tập luyện thể dục thể thao, tái cấu trúc nhận thức, giáo dục sức khỏe, tập
luyện các kỳ năng cần thiết về nhận diện và quản lý cảm xúc, kỹ năng làm việc và
giải quyết vấn đề, kỳ năng giao tiếp và kích hoạt các hành vi thích ứng khác trong
cơng việc, cuộc sống, giao tiếp và gia đình.
-

Giai đoạn 3: Kết thúc can thiệp và theo dõi sau can thiệp (3 buổi trị liệu).

Can thiệp hóa dược: Bệnh nhân tham gia nghiên cứu được điều trị bằng

Fluoxetin. Bác sỳ chuyên khoa tâm thần tiến hành điều trị và điều chỉnh liều lượng
cho từng bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị tại Bệnh viện.
2.2.3. Các cơng cụ đo lường

- Tiêu chuẩn chấn đốn GAD theo DSM-V, chẩn đoán và đánh giá vào các
thời điếm TO, Tl, T2, T3 để chẩn đoán xác định GAD, đánh giá sự có mặt/vắng

mặt của các triệu chứng lâm sàng.

- Thang đánh giá lo âu Zung (SAS): Thực hiện đánh giá 4 lần vào các thời
điếm TO, Tl, T2, T3, nhằm đánh giá tình trạng roi loạn lo âu và biệt định mức độ lo âu.
- Thang đánh giá Trầm cảm - Lo âu - Stress của Lovibond và Lovibond
(1995) phiên bản đầy đủ (DASS-42): Thực hiện đánh giá 4 lần vào các thời điểm
TO, Tl, T2, T3, nhằm đánh giá tình trạng các biểu hiện trầm cảm và stress kèm theo
các triệu chứng GAD.
2.2.4. Phân tích dừ liệu nghiên cứu

Dừ liệu nghiên cứu được xử lý bàng phần mềm IBM SPSS Statistics 20.
46

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, Số 4 (277), 4 - 2022


- Mô tả đặc điếm nhân khâu học, đặc điểm lâm sàng: Áp dụng các phương

pháp thống kê mô tả: tính tần số và tỷ lệ phần trăm, tính điếm trung bình, độ lệch
chuẩn (SD), xác định giá trị nhỏ nhất, lớn nhất.
- Đánh giá hiệu quả can thiệp: Áp dụng các phương pháp thống kê mơ tả:

tính tần số và tỷ lệ phần trăm của một số biến số, tính điểm trung bình, độ lệch
chuẩn, xác định giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, sử dụng các thuật tốn thống kê
phân tích.
- Kiểm định so sánh: Với các biến định tỉnh: phép so sánh khi bình phương

(Chi-squared test) được sử dụng với mức ý nghĩa p < 0,05. Trong trường hợp giá trị
mong đợi nhỏ hơn 5 sử dụng test Fisher exact. Với các biển định lượng: xác định
giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Sử dụng Paired Sample T-test để đánh giá sự

khác biệt về hiệu quả can thiệp giữa các thời điểm đánh giá so với thời điểm ban
đầu (TO) trên nhóm nghiên cứu.
3. Ket quả nghiên cứu

3.1. Đặc điểm chung của khách thể nghiên cứu
Chúng tôi khảo sát một số đặc điểm của khách thể nghiên cứu như giới tính,
tuổi, tình trạng hơn nhân, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế để thấy bức tranh chung
về mẫu nghiên cứu (bảng 1). Tuy nhiên, vì cỡ mẫu nhỏ nên các biến số này không
được xem là các tiêu chí để phân tích và so sánh kết quả nghiên cứu, mặc dù vậy,
những thông tin này cũng có giá trị nhất định để so sánh với các nghiên cứu khác.
Bảng 1: Các đặc điểm nhân khẩu - xã hội của khách thể nghiên cứu (n = 30)

N

%

Nam

14

46,7

Nữ

16

53,3

Giới tính


1,14/1

Tỷ lệ nữ/nam

Tuổi

N

%

Chưa kết hơn

3

10,0

Đã kết hơn

25

83,3

Ly thân, ly hơn

2

6,7

Tình trạng hơn nhân


Nghề nghiệp

Từ 18 đến 25

1

3,3

Có nghề ổn định

20

66,7

Từ 26 đến 35

4

13,3

Nội trợ - Hưu trí

3

10,0

Từ 36 đến 45

2


6,7

Khơng có nghề ổn định

7

23,3

Từ 46 đến 55

10

33,3

Điều kiện kinh tế

Từ 56 đến 65

7

23,3

Nghèo - cận nghèo

7

23,3

Trên 65 tuổi


6

20,0

Không phải nghèo - cận nghèo

23

76,7

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022

47


3.2. Một số đặc điếm tiền sử, bệnh sử của khách thể nghiên cứu
Bảng 2: Một sổ vấn đề sức khỏe tâm thần đồng diễn

Nam
(n = 14)

Nữ
(n = 16)

Chung
(N = 30)

n

%


n

%

n

%

Trầm cảm

1

7,1

2

12,5

3

10,0

Lo âu khác

0

0

1


6,3

1

3,3

Rối loạn nhân cách kết hợp

1

7,1

0

0

1

3,3

Thuốc lá

2

14,3

0

0


2

6,7

Rượu bia

1

7,1

0

0

1

3,3

Cà phê

4

28,6

2

12,5

6


20,0

Một số vấn đề tâm thần kết hợp

Rối loạn tâm
thần kết hợp

Sử dụng
thường
xuyên chất
gây nghiện

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sụ liên quan giũa sang chấn tâm lý đối
với sự khởi phát và duy trì GAD và người bệnh GAD cũng thường gặp các vấn
đề/rối loạn đồng diễn như trầm cảm, lo âu khác, rối loạn hành vi, nghiện và lạm
dụng chất.

Cụ the, có 19 bệnh nhân (chiếm 63,3%) có sang chấn tâm lý. Trong số đó chỉ
có một người có sang chấn cấp tính, 17 người có sang chấn trường diễn và 1 người
có cả hai loại sang chấn này. Chủ đề sang chấn của bệnh nhân liên quan nhiều nhất
đến gia đình (43,3%), đến cơng việc/học tập (20%), tai nạn bệnh tật (13,3%) và ít
nhất là chủ đề xã hội (3,3%). Dữ liệu trong bảng 2 cho thấy, nếu như bệnh nhân
nữ có các rối loạn cảm xúc kèm theo nhiều hon bệnh nhân nam thì bệnh nhân nam
lại gặp các vấn đề hành vi liên quan đến chất gây nghiện nhiều hon bệnh nhân nữ.
3.3. Kết quả thăm khám lâm sàng và kết quả sàng lọc bằng các thang đo
Thăm khám lâm sàng và đối chiếu với các tiêu chuẩn chẩn đốn trong
DSM-V chúng tơi thấy ràng, 100% bệnh nhân có các triệu chứng lo âu quá mức và
tất cả họ đều có các dấu hiệu mất kiểm soát lo âu.


Các triệu chứng khác kèm theo GAD bao gồm: rối loạn giấc ngủ (90%)
(trong đó, khó vào giấc ngủ - 76,7%, khó giữ giấc ngỉi - 56,7%, khó chịu khi thức
giấc - 30%); mất thư giãn hoặc cảm giác kích động, bực bội (70%); dễ bị mệt mỏi
(63,3%); khó tập trung chú ý hoặc đầu óc trống rồng (56,7%); dễ cáu gắt (43,3%);
căng cứng cơ bắp (40%).
48

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022


Điểm trung bình lo âu đo bằng thang SAS của cả mẫu nghiên cứu là 57,3
(SD = 4,36). Các mức độ rối loạn lo âu được phân chia theo SAS như sau: 2
người (chiếm 6,7%) mức độ nhẹ, 20 người (chiếm 66,7%) mức độ trung bình và
8 người (chiếm 26,7%) mức độ nặng. Kết quả đánh giá bằng thang DASS-42 cho
thấy có 10 người (chiếm 33,3%) có biểu hiện trầm cảm và 6 người (chiếm 20%)
có biểu hiện stress.

3.4. Đánh giá hiệu quả can thiệp

Đánh giá hiệu quả can thiệp cho thấy, điều trị kết họp thuốc và tâm lý trị liệu
đã mang lại hiệu quả ở cả ba khía cạnh: (1) giảm số lượng bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán theo DSM-V và giảm các triệu chứng cụ thể; (2) giảm điểm số và
mức độ lo âu đo lường bằng SAS và (3) giảm các biểu hiện triệu chứng trầm cảm
và stress đo lường bang DASS. Sau đây là kết quả cụ thể.
3.4.1. Đánh giá hiệu quả can thiệp theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-V
Tỷ lệ khách thể nghiên cứu đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoản:

Ở khía cạnh thứ nhất, trước hết chúng tơi đánh giá số lượng khách thể
nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đốn theo DSM-V, sau đó đánh giá sự thun
giảm các triệu chứng cụ thể qua các thời điểm. Theo dữ liệu nghiên cứu, số lượng

bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán GAD giảm dần qua các lần đo. Theo đó,
tại thời điểm kết thúc 12 phiên trị liệu (T3) chỉ còn 3 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn
chẩn đoán G AD theo DSM-V (bảng 3).
Bảng 3: Tỷ lệ bệnh nhản đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán GAD tại các thời điểm

Đáp ứng
GAD theo
DSM-V



T2

TI

TO

T3
p
p
p
(T0 -Tl) (T0 -T2) (T0 -T3)

N

%

n

%


n

%

N

%

30

100

23

76,7

4

13,3

3

10,0
0,011

Khơng

0


0

7

23,3

26

86,7

27

<0,001 < 0,001

90,0

Dữ liệu trên cũng ghi nhận một kết quả thú vị là tốc độ giảm số lượng bệnh
nhân đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán nhanh nhất trong khoảng TI đến T2, nghĩa là
từ sau 2 tuần sử dụng thuốc cộng với ít nhất một phiên tâm lý trị liệu đến sau 12
tuần sử dụng thuốc và ít nhất 6 phiên tâm lý trị liệu.
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022

49


Thời gian xảy ra lo âu:

Ket quả nghiên cứu ở trên cho thấy, số lượng khách thể nghiên cứu đáp ứng
tiêu chuẩn chẩn đoán giảm dần qua các thời điểm đánh giá. Tuy nhiên, triệu chứng
lo âu ở họ vần cịn biểu hiện lâm sàng, vì vậy cần đánh giá cả sự thuyên giảm các

triệu chứng ở các tiêu chuẩn cụ thê như thế nào, trong đó có tiêu chuẩn về mặt thời
gian ‘7ơ âu xảy ra trong nhiều ngày” (tiêu chuẩn A trong DSM-V).
Bảng 4: Hiệu quả điều trị triệu chứng lo âu về mặt thời gian
Lo âu
xảy ra
nhiều
ngày



TI

T0

T2

T3

p
p
p
(T0-T1) (T0-T2) (T0-T3)

n

%

n

%


n

%

N

%

30

100

27

90,0

20

66,7

8

26,7

0,001

0,235
Không


0

0

10,0

3

10

33,3

22

<0,001

73,3

Dữ liệu trong bảng 4 cho thấy, sự thuyên giảm triệu chứng từ thời điểm TO
sang T1 khơng có ý nghĩa thống kê (p = 0,235); trong khi đó, từ thời điểm TO sang
T2 có 10 người giảm triệu chứng có ý nghĩa thong kê (p = 0,001). Đen thời điểm
kết thúc can thiêp (T3) có đến 22 người khơng cịn triệu chứng lo âu xảy ra trong
nhiều ngày (p < 0,001).

Hiệu quả kiêm soát lo âu: Tiêu chuẩn B trong DSM-V là “Người bệnh khó
kiêm sốt lo âu”, do vậy, chúng tôi đã đánh giá hiệu quả kiểm soát lo âu ở khách
the nghiên cún qua các thời điểm. Theo đó, sự giảm triệu chứng khó kiểm sốt lo
âu được ghi nhận từ thời điểm T0 (tỷ lệ 100%) qua TI, T2 đến T3. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê ở thời điểm T2 và T3 (bảng 5).
Bảng 5: Hiệu quả điêu trị triệu chứng khó kiêm sốt lo âu

Khó
kiểm
sốt lo
âu


Khơng

50

T0

TI

T3

T2

n

%

n

%

n

%


N

%

30

100

28

93,3

24

80,0

9

30,0

0

0

2

6,7

6


20,0

21

p

p

p

(T0-T1)

(T0-T2)

(T0-T3)

0,492

0,024

< 0,001

70,0

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022


Hiệu quả điều trị các triệu chứng phối họp: Nội dung đánh giá ở đây tập
trung vào các triệu chứng phối họp ở bệnh nhân GAD theo tiêu chuẩn c trong
DSM-V. So sánh hiệu quả điều trị triệu chứng kèm theo từ thời điểm TO đến T3 cho

thấy ở thời điểm T2 tất cả các triệu chứng có sự thuyên giảm (p < 0,05), trừ “Khó
tập trung chú ý hoặc đầu óc trống rỗng” (p > 0,05). Trong khi đó, tại thời điểm T3
tất cả các triệu chứng đều thuyên giảm (bảng 6).
Bảng 6: Hiệu quả điêu trị các triệu chứng phổi hợp
T0

Triệu chứng
kèm theo
Mất thư
giãn, kích
động, bực
bội

Dễ bị mệt
mỏi
Khó tập
trung chú
ý, đầu
trống rỗng

T2

TI

T3

p

n


%

n

%

n

%

n

%



21

70,0

19

63,3

5

16,7

2


6,7

Khơng

9

30,0

11

36,7

25

83,3

28

93,3



19

63,3

17

56,7


7

23,3

5

16,7

Khơng

11

36,7

13

43,3

23

76,7

25

83,3



17


56,7

14

46,7

9

30,0

5

16,7

Khơng

13

43,3

16

53,3

21

70,0

25


83,3



13

43,3

11

36,7

5

16,7

3

10,0

Khơng

17

56,7

19

63,3


25

83,3

27

90,0



12

40,0

10

33,3

3

10,0

2

6,7

Khơng

18


60,0

20

66,7

29

90,0

28

93,3



27

90,0

22

73,3

11

36,7

7


23,3

p

p

(T0-T1) (T0-T2) (T0-T3)

0,785

<0,001 <0,001

0,792

0,004

<0,001

0,606

0,067

0,003

0,792

0,047

0,007


0,789

0,015

0,005

Dễ cáu gắt

Căng cứng
cơ bắp

Rối loạn
giấc ngủ

Không

3

10,0 8

26,7

19

63,3 23

76,7

0,181


<0,001 <0,001

3.4.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng thang SAS

Trước hết, kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, điểm trung bình thang SAS
cải thiện qua các thời điểm đánh giá: tăng dần từ TI (M = 1,47; SD = 0,73) đến
T2 (M = 8,40; SD = 3,17) và thời điểm T3 (M = 18,0; SD = 4,15). Tất cả sự khác
biệt qua các thời điểm đo lường đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Kết quả đánh
giá cũng cho thấy, tỷ lệ khách thể nghiên cứu ở mức độ nặng và trung bình giảm
dần, trong khi tỷ lệ ở mức độ nhẹ và mức độ không đủ triệu chứng thỏa mãn GAD
tăng dần lên qua các thời điểm đánh giá, từ T0 đến T3 (bảng 7).
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022

51


Bảng 7: Mức độ lo áu được đo lường bằng SAS
T0
Mức độ lo âu

T2

TI

T3

n

%


n

%

N

%

n

%

Khơng có

0

0,0

0

0,0

6

20,0

15

50,0


Nhẹ

2

6,7

3

10,0

9

30,0

14

46,7

Trung bình

20

66,7

20

66,7

14


46,7

1

3,3

Nặng

8

26,7

7

23,3

1

3,3

0

0,0

Đáng lưu ý là đển thời điểm T3 có 15 bệnh nhân khơng cịn đủ điều kiện
thỏa mãn rối loạn lo âu theo SAS, mức độ trung bình chỉ cịn 1 người và khơng cịn
ai ở mức độ nặng. Đồng thời, kết quả đánh giá cũng ghi nhận có sự thuyên giảm
mức độ lo âu qua các thời điểm đánh giá. Cụ thể: ở thời điểm TI chỉ có 2 người
giảm mức độ nhưng ở thời điểm T2 có 22 người giảm và ở thời điểm T3 tất cả 30
người đều giảm mức độ lo âu. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ghi nhận được tại

thời điểm T2 và T3 (đều có p < 0,001).
Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng thang DASS-42: Kết quả đánh giá biểu
hiện trầm cảm và stress kèm theo ở bệnh nhân GAD được mô tả trong bảng 8.

Bảng 8: Hiệu quả can thiệp các biểu hiện kèm theo đo lường bằng DASS-42
Biểu hiện trầm
cảm, stress

Trầm
cảm


Khơng



TO

T2

TI

T3

p

n

%


N

%

n

%

N

%

10

33,3

9

30,0

5

16,7

2

6,7

20 66,7


21

70,0

25

83,3

28

93,3

6

5

16,7

2

6,7

1

3,3

20,0

Stress
Khơng


24

80,0

25

83,3

28

93,3

29

p

p

(T0 -Tl) (T0 -T2) (T0 -T3)

1,000

0,233

0,021

1,000

0,254


0,103

96,7

Dữ liệu trong bảng 8 phản ánh sự thuyên giảm các trường hợp có biểu hiện
trầm cảm, stress từ thời điểm TO qua Tl, T2 đến T3. Ở thời điểm TO có 10 người có
triệu chứng ưầm cảm và 6 người có triệu chứng stress, đến thời điểm T3 giảm xuống
lần lượt chỉ còn hai và một người (bảng 8). Tuy vậy, chỉ có sự thuyên giảm triệu chứng
trầm cảm có ý nghĩa thống kê tại thời điểm T3 (p - 0,021).
52

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022


4. Bàn luận
4.1. về đặc điếm nhân khấu - xã hội của khách thể nghiên cứu
Mặc dù theo các tài liệu học thuật và các nghiên cứu cụ thể trên thế giới,
tỷ lệ bệnh nhân GAD là nữ cao gấp đơi nam (APA, 2013), tuy nhiên, trong nhóm
mẫu của chúng tôi, tỷ lệ nữ và nam gần tương đương nhau (nữ/nam = 1,14/1).
Nhóm tuổi mắc GAD phổ biến nhất là từ 46 - 55, tiếp theo là từ 56 - 65 tuổi Theo
nhận định của APA (2013) thì số người được phát hiện mắc GAD tập trung nhiều
nhất ở nhóm tuổi trung niên, từ 35 - 54. Như vậy, nhóm tuổi mắc nhiều nhất trong
mẫu nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nhận định của APA và cũng cao hơn
so với mẫu trong nghiên cứu của Watterson và cộng sự (2017), nhưng lại tương
đương với nhóm tuổi phổ biến trong mẫu nghiên cứu của Trần Nguyễn Ngọc
(2018). Điều này có thể là do triệu chứng GAD thường ở mức không quá nghiêm
trọng và nội dung lo âu dường như là hợp lý nên bản thân bệnh nhân và cán bộ y
tế ban đầu khó nhận diện. Thêm vào đó, so với thế giới thì ở Việt Nam nhận thức
của cộng đồng về sức khỏe tâm thần còn hạn chế, điều kiện kinh tế khó khăn và

các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần chưa thực sự phổ biến, do đó, người bệnh
chưa đến thăm khám ở giai đoạn sớm.

Tỷ lệ đối tượng khách thể có nghề nghiệp không ổn định khá cao (23,3%),
điều này thể hiện mối liên hệ luẩn quẩn giữa gánh nặng việc làm và tình trạng rối
loạn lo âu của bệnh nhân GAD. Đáng chú ý, cũng có khoảng 1/4 số bệnh nhân
GAD có điều kiện kinh tế rất khó khăn, thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo. Như vậy,
rất có thể có mối liên hệ giữa việc làm không ổn định với điều kiện kiện kinh tế
khó khăn có thể làm tăng nặng tình trạng lo âu ở bệnh nhân GAD.
4.2. về đặc điểm sang chẩn tâm lý và một số rối loạn tâm thần kết họp

Ket quả cho thấy có 63,3% khách thể nghiên cứu có sang chấn tâm lý cao hơn kết quả trong nghiên cứu của Trần Nguyễn Ngọc (2018) là 45,3%. Ket
quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận định của các chuyên gia rằng
môi trường khắc nghiệt, cùng với nhiều trải nghiệm đau thương làm tăng nguy
cơ mắc GAD (Hoge và cộng sự, 2004; McLaughlin và cộng sự, 2008; Moffitt và
cộng sự, 2007).
Tỷ lệ gặp sang chấn tâm lý trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn có
thể lý giải do nghiên cứu tiến hành trong thời gian dài hơn nên khả năng khai
thác thông tin đầy đủ hơn, ngồi ra sự chênh lệch cịn do sự tích lũy sang chấn
trong cuộc đời khi mà độ tuổi trung bình của khách thể nghiên cứu của chúng
tơi cao hơn 9 tuổi so với nghiên cứu của tác giả Trần Nguyễn Ngọc (52,23 tuổi
so với 43,2 tuổi). Các sang chấn của khách thể nghiên cứu mang tính trường
diễn và chủ yếu liên quan đến gia đình, kinh tế, cơng việc/học tập, sức khỏe
nhiều hơn là các chủ đề xã hội.
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022

53


vấn đề rối loạn tâm thần kết họfp thường gặp ở khách thể nghiên cứu gồm có

rối loạn trầm cảm, lo âu khác và rối loạn nhân cách kết hợp, trong đó rối loạn trầm
cảm thường gặp nhất. Tỷ lệ thường xuyên sử dụng các chất gây nghiện như cà phê,
thuốc lá, rượu bia lần lượt chiếm 20%, 6,7% và 3,3%. Nữ giới thường gặp các triệu
chứng trầm cảm, lo âu khác, trong khi đó nam giới thường gặp vấn đề rối loạn hành
vi bao gồm cả sử dụng chất gây nghiện. Ket quả này cũng phù họp với nhận định
của APA (2013) rằng có sự phổ biến các rối loạn kèm theo như trầm cảm, rối loạn
hành vi, sử dụng chất gây nghiện ở nhóm bệnh nhân GAD.
4.3. về đặc điểm lâm sàng của rối loạn lo âu lan tỏa
Mức độ lo âu nhẹ chiếm 6,7%, mức độ lo âu trung bình chiếm 66,7%, mức
độ nặng chiếm 26,7%. Ket quả nghiên cứu của chúng tơi có phần khác biệt với
nghiên cứu của Trần Nguyễn Ngọc (với tỷ lệ lần lượt là 33,5%, 29,4% và 37,1%
tương ứng với các mức độ nhẹ, trung bình và nặng) có thể kết luận mức độ lo âu
của khách thế nghiên cứu của chúng tơi là nhẹ hơn. Đe giải thích cho điều này
chúng tôi giả định rằng, bệnh nhân GAD trong nghiên cứu của tác giả Trần Nguyễn
Ngọc (2018) phần lớn là ở giai đoạn triệu chứng nặng, có thể chưa/khơng đáp ứng
điều trị tại các cơ sở tuyến dưới nên cần chuyển lên tuyến trung ương để điều trị
(tại Viện sức khỏe Tâm thần Bạch Mai, Hà Nội). Trong khi đó, nghiên cứu của
chúng tôi thực hiện tại bệnh viện tâm thần tuyến tỉnh - nơi mà các bệnh nhân GAD
thường ở giai đoạn nhẹ và trung bình, do đó, khả năng đáp ứng điều trị của bệnh
nhân thông thường là tốt hơn.

4.4. về hiệu quả can thiệp
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, hiệu quả can thiệp thể hiện ở việc (1)
giảm tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán GAD trước và sau điều trị; (2)
giảm triệu chứng lo âu, khó kiếm sốt lo âu và các triệu chứng phối họp; (3) giảm
điếm trung bình và mức độ lo âu đo lường bằng SAS và giảm biểu hiện triệu chứng
trầm cảm kèm theo khi đo lường bằng DASS-42. Khi xem xét chi tiết, chúng tôi
nhận thấy vào thời điểm sau 12 tuần can thiệp (thời điểm T2), hiệu quả lâm sàng đã
có sự thay đối mang ý nghĩa thống kê, phù hợp với kết quả của nghiên cứu tác giả
Nguyễn Thị Kim Tiến (2016). Tuy vậy, trong khi tác giả Tiến kết thúc nghiên cứu

sau 12 tuần can thiệp thì chúng tơi tiếp tục can thiệp và theo dõi đến 24 tuần (thời
điếm T3) và nhận thấy hiệu quả tiếp tục tăng lên với mức ý nghĩa thống kê chặt chẽ
hơn. GAD là một rối loạn mạn tính, nếu khơng được can thiệp sẽ có tỷ lệ hồi phục
thấp và nguy cơ tái phát trung bình, vì thế kết quả nghiên cứu của chúng tơi gợi ý
rằng, có thể tăng hiệu quả can thiệp cũng như giảm khả năng tái phát GAD bằng
những chương trình can thiệp đủ dài về thời gian.
Trong q trình can thiệp, chúng tơi nhận thấy phần lớn bệnh nhân GAD có
vẻ có nhận thức tốt, điều này vừa là thuận lợi nhưng đôi khi cũng là yếu tố cản trở
tính cam kết trị liệu. Nhận thức tốt ở bệnh nhân là điều kiện thuận lợi khi thực hiện
54

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022


các kỹ thuật nhận thức trong CBT, tuy nhiên, do nhận thức tốt nên bệnh nhân GAD
thường mải suy nghĩ và thích tranh luận hơn mà ít tập trung vào thực hiện hành
động. Đặc điểm này ít nhiều ảnh hưởng đến tính cam kết đối với các bài tập trị liệu
mang tính hành động thực tế. Đe nâng cao tính cam kết của bệnh nhân GAD, nhà
trị liệu cần giải thích rõ với bệnh nhân về đặc điểm bất lợi này và thiết kế các bài
tập hành động đơn giản trong giai đoạn đầu của trị liệu, đồng thời thường xun
khích lệ bệnh nhân thực hiện các bài tập đó, củng cố liên tục dù là những thành
tích nhỏ nhất của họ.

5. Kết luận
Ket quả nghiên cứu cho thấy can thiệp GAD bằng liệu pháp tâm lý Nhận
thức - Hành vi kết họp thuốc hóa dược Fluoxetin kéo dài trong 24 tuần có hiệu
quả điều trị, đặc biệt đạt hiệu quả rõ ràng tại hai thời điểm đánh giá ở tuần 12 (T2)
và tuần 24 (T3). Hiệu quả được thể hiện rõ về sự thuyên giảm (1) triệu chứng lo
âu, (2) triệu chứng khó kiểm sốt lo âu, (3) các triệu chứng phối họp, cũng như (4)
giảm mức độ rối loạn lo âu theo thang đánh giá lo âu Zung. Kết quả chung là sau

24 tuần can thiệp, số lượng bệnh nhân đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán chỉ còn
10%. Như vậy, nghiên cứu đã chứng minh rằng, thời gian can thiệp là 6 tháng với 24
phiên tâm lý trị liệu là phù hợp, đủ độ dài tối thiểu để sự kết họp giữa thuốc và tâm
lý trị liệu phát huy tác dụng. Mơ hình trị liệu kết hợp trị liệu bằng thuốc hóa dược
Fluoxetin và Trị liệu Nhận thức - hành vi có thể ứng dụng để điều trị cho bệnh nhân
GAD ở Việt Nam.

6. Hạn chế của nghiên cứu
Thứ nhất, mặc dù trong nghiên cứu dạng áp dụng và đánh giá hiệu quả điều

trị bằng sự kết họp phương pháp hóa dược và tâm lý trị liệu thì cỡ mẫu 30 người
khơng phải là nhỏ, tuy nhiên nếu cỡ mẫu lớn hơn thì kết quả nghiên cứu sẽ có độ
tin cậy cao hơn. Thứ hai, việc đánh giá hiệu quả can thiệp sẽ đầy đủ hơn và tồn
diện hơn nếu có thêm khảo sát định lượng về mức độ cải thiện hoạt động chức
năng của bệnh nhân. Thứ ba, nghiên cứu này chưa có điều kiện để có thể thiết kế
và thực hiện theo dạng thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (Randomized
controlled clinical trials - RCT) để CÓ the so sánh hiệu quả điều trị kết hợp thuốc
với CBT trên một nhóm với hiệu quả điều trị trên một nhóm khác - nhóm chứng
(chỉ điều trị bằng thuốc hóa dược) hoặc nhóm chờ (được điều trị bằng thuốc hóa
dược trong khi chờ điều trị kết họp thêm CBT). Hạn chế này nên được khắc phục
trong các nghiên cứu tương lai để kết quả đánh giá sự điều trị kết họp giữa thuốc
và CBT có thêm bằng chứng khoa học chắc chắn hơn. Thứ tư, các bệnh nhân trong
nghiên cứu này đang trong quá trình được theo dõi sau điều trị, chưa được đánh giá
lại, do đó chưa có kết quả đế báo cáo trong bài viết này.
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, số 4 (277), 4 - 2022

55


Chú thích:


Lời cảm ơn: Chúng tơi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của người bệnh GAD
khi tham gia vào nghiên cứu, cảm ơn cán bộ và nhân viên Bệnh viện Tâm thần tỉnh
Quảng Ngãi đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện nghiên
cứu này.
Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2011). Gánh nặng bệnh tật và chẩn thương ở Việt Nam 2008.
2. Bộ Y tế (2013). Thông tư so 43/2013/TT-BYT quy định chỉ tiết phân tuyến chuyên môn
kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Nguyễn Thị Minh Hằng, Nguyễn Thanh Ly, Đào Thị Hoa (2021). Ảnh hưởng của chấp
nhận đến trầm cảm, lo âu và stress: Những gợi ỷ cho tâm lý trị liệu ở Việt Nam. Tạp chí
Tâm lý học. số 9. Tr. 3 - 21.

4. Bùi Quang Huy (2017). Rối loạn lo âu. NXB Y học. Hà Nội.
5. Trần Nguyễn Ngọc (2018). Đảnh giá hiệu quả điều trị roi loạn lo âu lan tỏa bằng liệu
pháp thư giãn luyện tập. Luận án tiến sỳ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Nuôi (2005). Các roi loạn lo âu. Tâm thần học. Trường Đại học Y dược
Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Y học. Tr. 78 - 105.
7. Paul Bennet (Nguyễn Sinh Phúc biên dịch) (2010). Tâm lý học lâm sàng và dị thường.
8. Sadock Kaplan (Nguyễn Kim Việt biên dịch) (2013). Tóm lược tâm thần học trẻ em và
thanh thiếu niên. NXB Y học. Tr. 296.

9. Nguyễn Thị Kim Tiến (2016). Điều trị roi loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành
vi tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương II. Luận văn thạc sỹ Tâm lý học. Học viện Khoa
học Xã hội. Hà Nội.
10. Trần Diệp Tuấn, Phạm Thị Minh Châu (2017). Rối loạn lo âu ở trẻ em và vị thành
niên: Các bệnh lý tâm thần kinh thường gặp ở trẻ em.


Tài liệu tiếng Anh
11. Akgíil G. and Ergin D.A. (2021). Adolescents ’and parents’ anxiety’ during Covid-19: is
there a role of cyberchondriasis and emotion regulation through the internet?. Current
Psychology. Vol. 40. p. 4.750 - 4.759.
12. Aldao A., Mennin D.S., Linardatos E. and Fresco D.M. (2010). Differential patterns of
physical symptoms and subjective processes in generalized anxiety disorder and unipolar
depression. Journal of Anxiety Disorders. Vol. 24 (2). p. 250 - 259.
13. American Psychiatric Association (APA) (2013). The Diagnostic and Statistical
Manual of Mental Disorders, Fifth Edition (DSM-V). American Psychiatric Publishing.

14. Bandelow B., Michaelis s. and Wedekind D. (2017). Treatment of anxiety disorders.
Dialogues in Clinical Neuroscience. Vol. 19 (2). p. 93.

15. Bandelow B., Seidler-Brandler u., Becker A., Wedekind D. and Rtither E. (2007).
Meta-analysis of randomized controlled comparisons of psychopharmacological

56

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, SỐ 4 (277), 4 - 2022


and psychological treatments for anxiety disorders. The World Journal of Biological
Psychiatry. Vol. 8 (3). p. 175 - 187.

16. Bebbington P.E., Brugha T.S., Meltzer H., Jenkins R., Ceresa c., Farrell M. and Lewis
G. (2000). Neurotic disorders and the receipt of psychiatric treatment. Psychological
Medicine. Vol. 30 (6). p. 1.369 - 1.376.
17. Bendau A., Kunas S.L., Wyka s., PetzoldM.B., Plag J., Asselmann E. and Strohle A.
(2021). Longitudinal changes of anxiety and depressive symptoms during the Covid-19

pandemic in Germany: The role of pre-existing anxiety, depressive, and other mental
disorders. Journal of Anxiety Disorders. Vol. 79. 102377.

18. Blazer D., Hughes D. and George L. K. (1987). Stressful life events and the onset
of a generalized anxiety syndrome. The American Journal of Psychiatry. Vol. 144 (9).
p. 1.178 - 1.183.
19. Bourgeois M.L. and Brown T.A. (2015). Perceived emotion control moderates the
relationship between neuroticism and generalized anxiety disorder. Cognitive Therapy
and Research. Vol. 39 (4). p. 531 - 541.

20. Brantley p., Mehan Jr.D.J., Ames s.c. and Jones G.N. (1999). Minor stressors and
generalized anxiety disorder among low-income patients attending primary care clinics. The
Journal of Nervous and Mental Ddisease. Vol. 187 (7). p. 435 - 440.
21. Cha J., Greenberg T., Carlson J.M., DeDora D.J., Hajcak G. and Mujica-Parodi L.R.
(2014). Circuit-wide structural andfunctional measures predict ventromedial prefrontal
cortex fear generalization: implications for generalized anxiety disorder. Journal of
Neuroscience. Vol. 34 (11). p. 4.043 - 4.053.
22. Cordaro M., Grigsby T.J., Howard J.T., Deason R.G., Haskard-Zolnierek K. and
Howard K. (2021). Pandemic-specific factors related to generalized anxiety disorder
during the initial Covid-19 protocols in the United States. Issues in Mental Health
Nursing. Vol. 42 (8). p. 747 - 757.

23. Duval E.R., Javanbakht A. and Liberzon I. (2015). Neural circuits in anxiety and
stress disorders: Aa focused review. Therapeutics and Clinical Risk Management.
Vol. 11. p. 115.
24. Etkin A., Prater K.E., Hoeft F., Menon V. and Schatzberg A.F. (2010). Failure of
anterior cingulate activation and connectivity with the amygdala during implicit
regulation of emotional processing in generalized anxiety disorder. American Journal of
Psychiatry. Vol. 167 (5). p. 545 - 554.
25. Fisher J., Tran T.D., Nguyen T.T. and Tran T. (2012). Common perinatal mental

disorders and alcohol dependence in men in northern Vietnam. Journal of Affective
Ddisorders. Vol. 140 (1). p. 97 - 101.

26. Goldsamt L.A., Clatts M.C., Giang L.M. and Yu G. (2015). Prevalence and behavioral
correlates of depression and anxiety among male sex workers in Vietnam. International
Journal of Sexual Health. Vol. 27 (2). p. 145 - 155.
27. Hawes M., Szenczy A., Klein D., Hajcak G. and Nelson B. (2021). Increases in
depression and anxiety symptoms in adolescents and young adults during the Covid-19
pandemic. Psychological Medicine, p. 1 - 9.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, SỐ 4 (277), 4 - 2022

57


28. Hettema J.M., Prescott C.A. and Kendler K.s. (2004). Genetic and environmental
sources of covariation between generalized anxiety disorder and neuroticism. American
Journal of Psychiatry. Vol. 161 (9). p. 1.581 - 1.587.
29. Hoge C.W., Castro C.A., Messer S.C., McGurk D., Cotting D.I. and Koffman R.L.
(2004). Combat duty in Iraq and Afghanistan, mental health problems, and barriers to
care. New England Journal of Medicine. Vol. 351 (1). p. 13-22.
30. Hyland p., Shevlin M., McBride o., Murphy J., Karatzias T., Bentall R.p.,... and
Vallières F. (2020). Anxiety and depression in the Republic ofIreland during the Covid-19
pandemic. Acta Psychiatrica Scandinavica. Vol. 142 (3). p. 249 - 256.
31. Jiao W.Y., Wang L.N., Liu J., Fang S.F., Jiao F.Y., Pettoello-Mantovani M. and Somekh
E. (2020). Behavioral and emotional disorders in children during the Covid-19 epidemic.
The Journal of Pediatrics. Vol. 221. p. 264 - 266.
32. Kessler R.c. and Wang p.s. (2008). The descriptive epidemiology of commonly
occurring mental disorders in the United States. Annu. Rev. Public Health. Vol. 29.
p. 119.

33. Le H.T., Lai A.J.X., Sun J., Hoang M.T., Vu L.G., Pham H.Q.,... and Ho c.s.
(2020). Anxiety and depression among people under the nationwide partial lockdown in
Vietnam. Frontiers in Public Health. Vol. 8. p. 656.
34. Li J., Yang z., Qiu H., Wang Y, Jian L., Ji J. and Li K. (2020). Anxiety and depression
among general population in China at the peak ofthe Covid-19 epidemic. World Psychiatry.
Vol. 19 (2). p. 249.
35. Lovibond P.F. and Lovibond S.H. (1995). The structure of negative emotional states:
Comparison of the Depression Anxiety Stress Scales (DASS) with the Beck Depression
and Anxiety Inventories. Behaviour Research and Therapy. Vol. 33 (3). p. 335 - 343.
36. McLaughlin K.A., Behar E. and Borkovec T.D. (2008). Family history ofpsychological
problems in generalized anxiety disorder. Journal of Clinical Psychology. Vol. 64 (7).
p. 905 - 918.

37. Moffitt T.E., Caspi A., Harrington H., Milne B.J., Melchior M., Goldberg D. and
Poulton R. (2007). Generalized anxiety disorder and depression: childhood riskfactors
in a birth cohort followed to age 32. Psychological Medicine. Vol. 37 (3). p. 441 - 452.
38. Nam P.T., Dung N.H., Liem N.K., Hung N.T., Ly D.K. and Van Minh H. (2021).
Anxiety among the Vietnamese Population during the Covid-19 pandemic: Implications for
social work practice. Social Work in Public Health. Vol. 36 (2). p. 142 - 149.
39. NHS England (2019). Overview -Cognitive behavioural therapy (CBT).
Truy cập ngày 16/06/2020 tại: />40. Philip R.M. (2021). What are anxiety disorders?. Truy cập ngày 16/03/2022 tại:
/>41. Qin J., Ding Y, Gao J., Wu Y, Lv H. and Wu J. (2021). Effects of Covid-19 on
mental health and anxiety of adolescents aged 13-16 years: A comparative analysis of
Longitudinal data from China. Frontiers in Psychiatry. Vol. 12. Article 695556.

58

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, SỐ 4 (277), 4 - 2022



42. Quang L.N., Kien N.T., Anh P.N., Anh D.T.V., Nghi T.D.B., Lan p.p.,... and Lieu
N.T.T. (2021). The level of expression of anxiety and depression in clinical health care
workers during the Covid-19 outbreak in 2 hospitals in Hanoi, Vietnam. Health Services
Insights. Vol. 14. 11786329211033245.
43. Smimi p., Lavanco G. and Smimi D. (2020). Anxiety in older adolescents at the time
of Covid-19. Journal of Clinical Medicine. Vol. 9(10). 3064.
44. Stein D.J., Hollander E. and Rothbaum B.o. (2009). Textbook of anxiety disorders, 2nd
Eds. American Psychiatric Pub.
45. Than H.M., Nong V.M., Nguyen C.T., Dong K.P., Ngo H.T., Doan T.T.,... and Do C.D.
(2020). Mental health and health-related quality-of-life outcomes among frontline health
workers during the peak of COVID-19 outbreak in Vietnam: A cross-sectional study. Risk
Management and Healthcare Policy. Vol. 13. p. 2.927.
46. Tuan N.Q., Phuong N.D., Co D.X., Son D.N., Chinh L.Q., Dung N.H.,... and Tuan
N.v. (2021). Prevalence andfactors associated with psychologicalproblems ofhealthcare
workforce in Vietnam: findings from Covid-19 hotspots in the national second wave.
In Healthcare. Vol. 9. No. 6. P? 718. MDPI.
47. Vahratian A., Blumberg S.J., Terlizzi E.p. and Schiller J.s. (2021). Symptoms of
anxiety or depressive disorder and use of mental health care among adults during the
Covid-19pandemic-United States, August 2020 - February 2021. Morbidity and Mortality
Weekly Report. Vol. 70 (13). p. 490.
48. Watterson R.A., Williams J.v, Lavorato D.H. and Patten S.B. (2017). Descriptive
epidemiology ofgeneralized anxiety disorder in Canada. The Canadian Journal of Psychiatry.
Vol. 62 (1). p. 24 - 29.
49. Wetherell J.L., Petkus A.J., White K.S., Nguyen H., Komblith s., Andreescu c.,...
and Lenze E.J. (2013). Antidepressant medication augmented with cognitive-behavioral
therapy for generalized anxiety disorder in older adults. American Journal of Psychiatry.
Vol. 170 (7)? P. 782-789.
50. WHO (1992). ICD-10 International Classification of Diseases and Health Related
Problems; 10th Revision.


51. Yu w, Singh S.S., Calhoun s., Zhang H., Zhao X. and Yang F. (2018). Generalized
anxiety disorder in urban China: prevalence, awareness, and disease burden. Journal of
Affective Disorders. Vol. 234. p. 89 - 96.
52. Zung w.w. (1971). A rating instrumentfor anxiety disorders. Psychosomatics: Journal
of Consultation and Liaison Psychiatry. Vol. 12 (6). p. 371 - 379.

53. Zung W.W.K. (1980). How normal is anxiety?. Durham: Upjohn.

TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, So 4 (277), 4 - 2022

59



×