Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NHỰA binh minh tong hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.71 KB, 49 trang )

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Họ và tên Nhiệm vụ
1. Nguyễn Thị Hoa -Tổng hợp thông tin
-Thiết kế PowerPoint, Word
-Soạn phần III. Phân tích
3.Phân tích các tỷ số tài chính
-Phần IV. Kết luận chung về tình hình của
công ty cổ phần nhựa bình minh

2. Nguyền Thị Kiều Oanh -Tổng hợp thông tin
-Soạn phần III. Phân tích
2.Phân tích báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh:
3.Phân tích các tỷ số tài chính
-Phần IV. Kết luận chung về tình hình của
công ty cổ phần nhựa bình minh
3. Hồ Mai Khôi -Soạn phần I. Giới thiệu tổng quan về công
ty
-Soạn phần III. Phân tích
2.Phân tích báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh.
-Phần IV. Kết luận chung về tình hình của
công ty cổ phần nhựa bình minh
4. Trần Thị Mai Nhi -Soạn phần II.Giới thiệu tổng quan về ngành
nhựa
-Soạn phần III. Phân tích
1.Bảng cân đối kế toán tổng hợp 3
năm qua của công ty Bình Minh
-Phần IV. Kết luận chung về tình hình của
công ty cổ phần nhựa bình minh
5. Huỳnh Thị Thu Hồng -Soạn phần II.Giới thiệu tổng quan về ngành


nhựa:
-Phần III. Phân Tích
3.Phân tích các tỷ số tài chính
-Phần IV. Kết luận chung về tình hình của
công ty cổ phần nhựa bình minh
6. Phạm Thị Mỹ Thi
7. Nguyễn Thu Thảo -Soạn phần I. Giới thiệu tổng quan về công
ty
-Phần IV. Kết luận chung về tình hình của
công ty cổ phần nhựa bình minh
NHÓM 3_C10KD07 Page 1
BẢNG ĐIỀM
TÊN ĐIỂM ĐIỂM CỘNG
1. Nguyễn Thị Hoa
2. Nguyễn Thị Kiều Oanh
3. Hồ Mai Khôi
4. Huỳnh Thị Thu Hồng
5. Trần Thị Mai Nhi
6. Phạm THị Mỹ Thi
7. Nguyễn Thu Thảo
NHÓM 3_C10KD07 Page 2
PHỤ LỤC
NHÓM 3_C10KD07 Page 3
NHÓM 3_C10KD07 Page 4
CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA BÌNH MINH
I.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY:
 Nhóm ngành: Ngành nhựa
 Vốn điều lệ: 139,334,000,000
• Địa chỉ: 240 Hậu Giang, Phường 09, Quận 6, Thành Phố Hồ Chí Minh
• Giám đốc/Đại diện pháp luật: Lê Quang Doanh

• Giấy phép kinh doanh: 0301464823 | Ngày cấp: 02/01/2004
• Mã số thuế: 0301464823
• Ngày hoạt động: 02/01/2004
• Hoạt động chính: SX các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất
dẻo và cao su. Thiết kế, chế tạo, kinh doanh khuôn mẫu nghành nhựa,
nghành đúc. SX, kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh
1.Lịch sử hình thành và phát triển:
a.Lịch sử hình thành:
- Theo Quyết định số 1488/QĐ-UB ngày 16 tháng 11 năm 1977 của Uỷ
Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận hai Công ty ống nhựa hoá
học Việt Nam (Kepivi) và Công ty Nhựa Kiều Tinh công tư hợp doanh với Nhà
nước lấy tên là “Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh” trực thuộc
Tổng Công ty Công nghệ phẩm - Bộ Công nghiệp nhẹ.
- Ngày 08 tháng 02 năm 1990 Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số
86/CNn-TCLĐ về việc thành lập “Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình
Minh” trên cơ sở thành lập lại “Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh”.
“Xí nghiệp Khoa học Sản xuất Nhựa Bình Minh” là đơn vị thành viên trực thuộc
Liên hiệp Sản xuất - Xuất Nhập khẩu Nhựa - Bộ Công nghiệp nhẹ (tiền thân của
Tổng Công ty Nhựa Việt Nam - VINAPLAST) với nhiệm vụ chủ yếu là nghiên
cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào ngành gia công chất dẻo,
tổ chức sản xuất thực nghiệm các loại sản phẩm mới.
- Ngày 24 tháng 03 năm 1994 Uỷ Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
ra quyết định số 842/QĐ-UB-CN về việc quốc hữu hoá Xí nghiệp Khoa học Sản
xuất Nhựa Bình Minh và chuyển đổi thành Doanh nghiệp Nhà nước.
- Ngày 03 tháng 11 năm 1994 Bộ Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số
1434/CNn-TCLĐ về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Nhựa
Bình Minh, tên giao dịch là BMPLASCO trực thuộc Tổng Công ty Nhựa Việt
Nam với ngành nghề kinh doanh là sản xuất các sản phẩm chính là ống nhựa,
bình phun thuốc trừ sâu, dụng cụ y tế, các sản phẩm nhựa kỹ thuật.
- Ngày 28 tháng 01 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số

125/QĐ-TTg về việc giải thể Tổng Công ty Nhựa Việt Nam (VINAPLAST) và
chuyển Công ty Nhựa Bình Minh về trực thuộc Bộ Công nghiệp, đồng thời tiến
hành cổ phần hoá Công ty Nhựa Bình Minh trong năm 2003.
NHÓM 3_C10KD07 Page 5
- Ngày 04 tháng 12 năm 2003 Bộ Công nghiệp ra Quyết định số
209/2003/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nhựa Bình Minh thành Công ty Cổ
phần Nhựa Bình Minh.
- Đến ngày 02 tháng 01 năm 2004 Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh đã
chính thức đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ
phần
- Công ty niêm yết tại TTGDCK TP. HCM ngày 11/07/2006. Đến tháng
11/2006 Công ty tăng vốn điều lệ từ 107.180.000.000 đồng lên 139.334.000.000
đồng
b.Những chặng đường phát triển
- 1980 - 1989: Định hướng phát triển
Đầu thập niên 80, trong bối cảnh kinh tế đất nước bị cấm vận, Nhà máy
sản xuất cầm chừng từ nguồn nguyên liệu tồn kho từ trước ngày giải phóng, Ban
Lãnh đạo đã xác định tập trung sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật đáp ứng cho
nhu cầu thiết yếu của xã hội với chi phí nguyên liệu thấp nhất. Các sản phẩm
như dây truyền dịch, bộ điều kinh Karman cho y tế, phụ tùng nhựa cho ngành
dệt, bình xịt phục vụ nông nghiệp, nón bảo hộ lao động cho công nhân hầm mỏ
đã ra đời trong giai đoạn này.
Năm 1986 đánh dấu bước chuyển mình lịch sử của Xí nghiệp khoa
học sản xuất Nhựa Bình Minh. Bằng hợp đồng gia công ống nhựa cho Unicef
phục vụ chương trình nước sạch nông thôn, lần đầu tiên ống nhựa sản xuất tại
Việt Nam thay thế ống nhập khẩu ra đời, chi phí gia công được khách hàng trả
bằng nguyên liệu đã tạo tiền đề cho ngành ống nhựaViệt Nam phát triển.
- 1990 -1999: Đầu tư khoa học kỹ thuật - Định hướng sản xuất
Công ty Nhựa Bình Minh đã chuyển đổi hoàn toàn từ một nhà máy
chuyên sản xuất hàng gia dụng sang sản xuất nhựa công nghiệp, chủ yếu là ống

nhựa theo tiêu chuẩn quốc tế. Công ty tập trung đầu tư máy móc thiết bị hiện đại
trở thành đơn vị đầu tiên ứng dụng công nghệ Dry-Blend sản xuất ống nhựa
đường kính đến 400mm - lớn nhất Việt Nam.
Đầu tư mở rộng mặt bằng Nhà máy tại TP.HCM, đầu tư mới Nhà máy 2
với tổng diện tích 20.000m2 tại khu Công nghiệp Sóng Thần 1, tỉnh Bình
Dương, trang bị hoàn toàn máy móc hiện đại của các nước Châu Âu.
Thương hiệu Nhựa Bình Minh được đăng ký bảo hộ độc quyền, khởi
đầu cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
- 2000 đến nay: Đổi mới để phát triển toàn diện
Xác định tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng, năm 2000
Công ty đã đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9002-1994, đến nay đã được chuyển đổi sang phiên bản ISO 9001-2008.
Ngày 02/01/2004, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh chính thức hoạt
động với tên giao dịch là Bình Minh Plastics Joint-Stock Company, viết tắt là
BMPLASCO.
NHÓM 3_C10KD07 Page 6
Ngày 11/7/2006 đã trở thành ngày có ý nghĩa quan trọng khi cổ phiếu
của Công ty chính thức giao dịch trên Thị trường chứng khoán Việt Nam với mã
chứng khoán BMP.
Với chủ trương “Đổi mới để phát triển”, Công ty đã liên tục đầu tư
máy móc thiết bị hiện đại bằng nguồn vốn tự có để nâng cao chất lượng và đa
dạng hóa sản phẩm. Những sản phẩm ống có đường kính lớn nhất Việt Nam
hiện nay như ống uPVC 630mm, ống HDPE 1200mm đã được Công ty liên tục
đưa ra thị trường bên cạnh ống gân PE thành đôi, ống PP-R, tạo thêm nhiều lựa
chọn cho khách hàng và đưa sản phẩm đạt chất lượng quốc tế đến với người tiêu
dùng Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế nước nhà.
Công ty mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát
triển của thị trường: Mở rộng Nhà máy 2 lên 50.000m2, năm 2007 Công ty
TNHH MTV Nhựa Bình Minh miền Bắc với diện tích 40.000m2 chính thức đi
vào hoạt động, đưa sản phẩm của Nhựa Bình Minh đến với người tiêu dùng phía

Bắc, dự án Nhà máy 4 với diện tích trên 150.000m2. đang trong giai đoạn phê
duyệt thiết kế hoàn chỉnh, khi đưa vào hoạt động sẽ nâng tổng công suất toàn
Công ty lên gấp 3 lần hiện nay.
Năm 2008 đánh dấu bước phát triển của Công ty khi doanh thu vượt
qua ngưỡng 1.000 tỷ đồng.
Hướng tới sự phát triển bền vững, thực hiện cam kết trách nhiệm với
cộng đồng và xã hội, năm 2011 Công ty được cấp chứng nhận Hệ thống Quản lý
môi trường ISO 14001: 2004.
Việc xây dựng và phát triển hệ thống phân phối một lần nữa khẳng
định hướng đi đúng đắn của Công ty trong việc phát triển thị phần. Từ 3 cửa
hàng đầu tiên của những năm 90, đến nay hệ thống phân phối của Công ty đã có
hơn 600 cửa hàng, đưa sản phẩm mang thương hiệu Nhựa Bình Minh có mặt
khắp mọi miền đất nước và xuất khẩu sang các nước láng giềng.
Hoạt động marketing được đẩy mạnh. Hiện nay thương hiệu Nhựa Bình
Minh được đánh giá là thương hiệu dẫn đầu ngành nhựa Việt Nam.
2.Sơ đồ tổ chức:
NHÓM 3_C10KD07 Page 7
3.Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo
và cao su
- Thiết kế, chế tạo, kinh doanh khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc
- Sản xuất, kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành
xây dựng, trang trí nội thất
- Tư vấn và thi công các công trình cấp thoát nước, sân bãi, kho tàng
- Dịch vụ giám định, phân tích, kiểm nghiệm ngành hóa chất
- Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất ( trừ hóa chất có tính
độc hại mạnh ), vật tư máy móc thiết bị ngành nhựa, cơ khí, xây dựng, cấp thoát
nước, thiết bị thí nghiệm.
- Quản cáo.
- Vận tải hàng hóa bằng ôtô loại khác.

4.Vị thế công ty
Sản phẩm chủ lực của Công ty là sản phẩm ống nhựa. Với ưu thế về bề
dày thương hiệu trên 25 năm, tên tuổi đã được khẳng định, chất lượng sản phẩm
cao, máy móc thiết bị hiện đại luôn đáp ứng nhu cầu thị trường về số lượng lẫn
chất lượng, Nhựa Bình Minh hầu như đã chiếm vị thế độc tôn trong thị trường
ống nhựa từ khu vực Miền Trung trở vào.
Hiện tại có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa tương tự
như Bình Minh nhưng chỉ có không quá 10 doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh
với Bình Minh. Nhựa Bình Minh là một thương hiệu lớn, được nhiều người tiêu
dùng biết đến, hệ thống công nghệ sản xuất vào loại hiện đại nhất thị trường Việt
Nam hiện nay, chất lượng sản phẩm thuộc loại tốt nhất trên thị trường theo các
tiêu chuẩn ISO, JIS, ASTM nên khả năng cạnh tranh của Công ty là tương đối
cao.
5.Chiến lược Phát triển và Đầu tư
NHÓM 3_C10KD07 Page 8
Củng cố thị trường phía Nam và từng bước phát triển thị trường phía Bắc
thông qua việc thành lập Chi nhánh, nhà xưởng sản xuất tại miền Bắc. Mục tiêu
trong tương lai xây dựng thương hiệu nhựa Bình Minh được tất cả người tiêu
dùng VN biết đến.
Bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh như xây dựng, cho thuê văn
phòng nhằm khai thác tối đa tiềm năng về những bất động sản mà Công ty hiện
đang quản lý và phân tán ngành nghề kinh doanh để chia sẻ rủi ro.
BMP dự tính đầu tư 30 - 50 để mở rộng sản xuất trong năm 2010. BMP
cũng xây dựng kế hoạch đầu tư 10-15 ha vào đất và nhà xưởng cho đến năm
2020. Tổng giá trị đầu tư ước tính khoảng 20 triệu USD. (theo báo cáo phân tích
của Công ty CP Chứng khoán Bản Việt số 4/2010)
Chiến lược phát triển trung và dài hạn của Công ty là trở thành nhà sản
xuất ống nhựa hàng đầu tại Việt Nam thông qua việc phát triển ổn định và bền
vững, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong cả nước. Các mục tiêu chủ yếu của
Công ty là duy trì tốc độ tăng trưởng trên 10% hàng năm, phấn đấu bảo đảm hài

hòa lợi ích của cổ đông, người lao động trong Công ty, lợi ích của khách hàng và
trách nhiệm đối với nhà nước.
6.Các dự án lớn
Ngày 25/7/2008 Công Ty Cổ Phần Nhựa Bình Minh đã hoàn tất việc lắp
đặt thêm 4 dây chuyền đùn ống của hãng KRAUSS MAFFEI, Cộng Hoà Liên
Bang Đức với tống giá trị trên 30 tỷ đồng, bao gồm 2 dây chuyền sản xuất ống
uPVC từ 21-90 với năng suất 300kg/h/dây chuyền; 1 dây chuyền sản xuất ống
uPVC từ 60-114 với năng suất 490 kg/h và 1 dây chuyền sản xuất ống HDPE từ
16-63 với năng suất 240 kg/h. Việc đưa vào vận hành 4 dây chuyền mới này sẽ
nâng tổng sản lượng sản xuất của Công ty lên thêm 20%, đồng thời đáp ứng được
nhu cầu của thị trường hiện nay.
Trong quý I năm 2009 Bình Minh sẽ tiếp tục lắp đặt thêm 4 dây chuyền
đùn ống mới nữa từ 2 nhà sản xuất máy đùn ống hàng đầu Châu Âu là KRAUSS
MAFFEI của Cộng Hoà Liên Bang Đức và CINCINNATI của Cộng Hoà Áo,
trong đó gồm 2 dây chuyền sản xuất ống uPVC từ 21-90 với năng suất
300kg/h/dây chuyền, 1 dây chuyền sản xuất ống uPVC từ 60-114 với năng suất
490 kg/h và 1 dây chuyền sản xuất ống uPVC từ 200-630 với năng suất 2500
kg/h. Tổng giá trị đầu tư 80 tỷ đồng.
7.Triển vọng Công ty
Khi nền kinh tế Việt nam phát triển thì nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng,
công trình công cộng, đô thị, khu dân cư là rất lớn đã kéo theo sự tăng trưởng
trong nhu cầu về ống nhựa. Hiện nay ống nhựa Bình minh đã thay thế cho các
loại vật liệu truyền thống như kim loại, bê tông
NHÓM 3_C10KD07 Page 9
Sản phẩm của Công ty ngày càng cải tiến chất lượng và mẫu mã, đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Trang thiết bị của Công ty hiện đại nên Công ty luôn yên tâm về chất
lượng, số lượng của sản phẩm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của thị trường và
cung ứng kịp thời các đơn hàng lớn.
Về tài chính Công ty có thể chủ động trong việc dự trữ nguyên vật liệu, đề

phòng biến động giá cả, đầu tư trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu và chất
lượng của sản phẩm.
8.Rủi ro Kinh doanh chính
Giá cả nguyên vật liệu: Do nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá
thành sản phẩm (khoảng 75%) và phần lớn nguyên vật liệu của Công ty đều nhập
khẩu nên việc giá cả nguyên vật liệu nhựa nhập khẩu biến động mạnh đã gây ảnh
hưởng lớn đến kết quả hoạt động của Công ty do giá bán sản phẩm chưa thể điều
chỉnh tương ứng.
Cạnh tranh không lành mạnh: Công ty có được thị trường tiêu thụ rộng
lớn nhưng vẫn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với quy mô lớn, nhỏ khác nhau.
Ngoài ra Công ty còn phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh, hàng giả,
hàng nhái và hàng từ Trung quốc
9.Định hướng phát triển bền vững:
Lãnh đạo Công ty Nhựa Bình Minh và định hướng “Phát triển bền vững”
Nếu như thương hiệu Nhựa Bình Minh được gọi là “Vua giải thưởng của
ngành xây dựng” thì người “Vén bức màn” cho thương hiệu tỏa sáng chính là
Chủ Tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty - Ông Lê Quang
Doanh.
Trên cương vị vừa là Chủ tịch Hội đồng quản trị vừa là Tổng Giám đốc
Công ty, việc giữ được hài hòa lợi ích giữa cổ đông, người lao động và khách
hàng là điều rất khó khăn nhất là trong thời điểm kinh tế Việt Nam cũng như thế
giới đang có nhiều biến động như hiện nay.Trong công tác điều hành doanh
nghiệp, Ông mạnh dạn thực hiện những giải pháp như cải tổ cơ cấu tổ chức, cải
tiến nâng cao năng suất, ổn định chất lượng, triệt để tiết kiệm để tiết giảm chi
phí, tăng cường công tác tiếp thị, đẩy mạnh việc bán hàng và dịch vụ chăm sóc
khách hàng…. Những giải pháp trên đã giúp Công ty luôn hoàn thành vượt mức
kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm với mức tăng trưởng bình quân năm sau
cao hơn năm trước, BMP (Nhựa Bình Minh) nằm trong Top những cổ phiếu có
uy tín và được chọn là 1 trong những “Cổ phiếu Vàng”, là Doanh nghiệp tiêu
biểu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

NHÓM 3_C10KD07 Page 10
Doanh nghiệp phát triển với tốc độ nhanh là mong muốn và tự hào của
người quản lý, nhưng chưa đủ, với Tổng Giám đốc Lê Quang Doanh luôn có sự
trăn trở: Làm cách nào để Công ty thực sự “phát triển bền vững”. Biến suy nghĩ
thành hành động cụ thể, Ông và HĐQT đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ:
 Định hướng, chiến lược rõ ràng
“Định hướng rõ ràng, chiến lược xuyên suốt, mục tiêu cụ thể”. Trên cơ sở
đó HĐQT đã hoạch định Chiến lược phát triển 2015 – Tầm nhìn 2020 của Công
ty để làm căn cứ chuẩn bị mọi nguồn lực đáp ứng yêu cầu của hiện tại và tương
lai.
 Công tác nhân sự
Trong công tác nhân sự, Ông mạnh dạn sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ,
đề bạt cán bộ trẻ, áp dụng chính sách đào tạo, quy hoạch và đãi ngộ một cách hợp
lý. Đặc biệt trong năm 2010, việc thực hiện quy chế “Cán bộ quản lý tập sự” và
luân chuyển cán bộ đã giúp Công ty có một lực lượng cán bộ cấp trung có năng
lực, sức khoẻ, trình độ và tinh thần đoàn kết sẵn sàng để bổ sung, kế thừa. Ông
coi đây là chiến lược quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kế cận trong
tương lai.
 Phát triển thương hiệu
Xây dựng và phát triển thương hiệu là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả
CBCNV Nhựa Bình Minh. Thương hiệu NHỰA BÌNH MINH 15 năm liền được
Người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, 7 lần liên tiếp
đạt giải Sao Vàng Đất Việt và đặc biệt được Chính phủ chọn là Thương hiệu
Quốc gia từ năm 2008 đến nay. Công ty vinh dự được Nhà nước tặng thưởng 4
Huân chương Lao động và Huân chương Độc lập, nhiều lần được nhận Cờ thi
đua của Chính phủ, được các tổ chức có uy tín đánh giá là Doanh nghiệp có tốc
độ phát triển nhanh. Trên nền tảng đó, việc tiếp tục phát triển thương hiệu
NHỰA BÌNH MINH gắn liền với sản phẩm chất lượng cao và ổn định, dịch vụ
kịp thời, chu đáo là định hướng chiến lược của Lãnh đạo Công ty.
 Liên tục Đầu tư để phát triển

Quyết định đúng trong công tác đầu tư với quan điểm đầu tư thích hợp, đi
từ thấp đến cao, phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, nhờ đó Công ty đã đạt
được những bước tăng trưởng vượt bậc trên thị trường ống nhựa cả nước. Năm
2010, Công ty đã đầu tư thêm trên 94 tỷ đồng mua thiết bị công nghệ hiện đại để
trở thành doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước sản xuất ống HDPE có đường kính
1200mm, lớn nhất Việt Nam để kịp đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường.
Việc đầu tư dàn máy lớn vào thời điểm này được đánh giá là 1 trong những quyết
định táo bạo của Lãnh đạo Công ty, đây là một trong những dự án “đón đầu” thị
trường của Nhựa Bình Minh. Bên cạnh đó để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển
mới, Công ty thực hiện dự án đầu tư nhà máy 4 tại KCN Vĩnh Lộc 2 tại Tỉnh
Long An với diện tích 15,6ha, vốn đầu tư trên 1000 tỷ đồng, dự tính trong tương
lai đây sẽ là nhà máy lớn nhất và hiện đại nhất, đáp ứng được nhu cầu tăng
trưởng ổn định 20 % cho hàng chục năm sau.
NHÓM 3_C10KD07 Page 11
 Môi trường lao động
Môi trường lao động xanh – sạch – đẹp luôn được Ông và lãnh đạo Công
ty quan tâm. Dưới sự chỉ đạo của Ông, Công ty đầu tư liên tục cho việc cải tạo
môi trường làm việc, giảm thiểu tối đa mức độ bụi, tăng cường chiếu sáng, vệ
sinh công nghiệp… Công tác chăm sóc sức khỏe tại chỗ và tổ chức khám sức
khỏe định kỳ hàng năm cho người lao động được duy trì thường xuyên. Năm
2011 Công ty phấn đấu đạt chứng nhận hệ thống quản lý môi trường theo ISO
14000.
 Công tác xã hội
Bản thân là Bí thư Đảng bộ Công ty nhiều nhiệm kỳ (1994 – 2010), Ông
đã cùng Cấp Ủy đưa Đảng bộ phát triển và giữ vững danh hiệu Đảng bộ trong
sạch vững mạnh liên tục từ năm 1994 đến nay. Cá nhân Ông được Đảng ủy Bộ
Công thương biểu dương, khen thưởng do đạt thành tích xuất sắc nhiều năm liền.
Ông đã chủ động trong việc vạch ra lộ trình cho công tác đào tạo cán bộ và
chuyển giao nhiệm vụ về công tác Đảng cho lớp trẻ. Ông luôn tạo điều kiện để
các đoàn thể hoạt động và hoạt động có hiệu quả: Công đoàn Công ty được tặng

Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 6 năm liền (2004 – 2010),
Đoàn Thanh niên Công ty đạt cơ sở Đoàn vững mạnh liên tục từ năm 2005 đến
nay… Năm 2010 cả 3 tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên cùng tổ chức
đại hội các cấp thành công, tạo được niềm tin với toàn thể CBCNV Công ty.
Bên cạnh đó Ông còn chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động công tác xã hội.
Nhựa Bình Minh luôn đi đầu trong việc thực hiện chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước, nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ thuế, nhiều năm liền được cục
thuế Tp. HCM tuyên dương. Ngoài việc đóng góp đầy đủ cho ngân sách Nhà
nước, Công ty còn chú trọng đến công tác xã hội như đóng góp cứu trợ thiên tai,
bão lụt trong và ngoài nước, chương trình “góp đá cho Trường Sa” Đặc biệt từ
10 năm nay Công ty vẫn duy trì phụng dưỡng 05 Mẹ Việt Nam Anh Hùng, 3 Mẹ
Liệt sĩ, 01 gia đình thương binh, 01 con em công nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Phong trào hiến máu nhân đạo được Công ty phát động và duy trì từ 6
năm nay với tổng cộng hơn 700 lượt người hiến máu. Hằng năm Công ty tham
gia xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa với số lượng bình quân 3 căn nhà
mỗi năm. Bên cạnh đó, Công ty còn đóng góp hỗ trợ xây dựng tại địa phương,
cấp học bổng cho các cháu thiếu nhi nghèo … Chính từ những công tác xã hội
này mà Công ty luôn được chính quyền, Đảng và các đoàn thể từ địa phương đến
Thành phố tin tưởng và khen ngợi.
Sự phát triển của Nhựa Bình Minh không tách rời với sự lao động cống
hiến không ngừng nghỉ của Ông. Năm 2012, kỷ niệm 35 năm thành lập Công ty,
cũng là thời điểm chuyển giao công tác điều hành, như Ông đã chia sẻ: “Việc đào
tạo và chuyển giao công việc cho đội ngũ kế thừa có năng lực, kinh nghiệm và
tận tâm với sự nghiệp của Công ty là trách nhiệm của người Lãnh đạo cao nhất.
Với chiến lược đúng đắn, năng lực nội tại và truyền thống đoàn kết là nền tảng
NHÓM 3_C10KD07 Page 12
của văn hóa Bình Minh, tôi tin rằng thế hệ sau chắc chắn sẽ tiếp tục đưa thương
hiệu NHỰA BÌNH MINH tỏa sáng”.
“Tận tụy với công việc, hết lòng với thế hệ sau” là phương châm sống của
Ông, người Đảng viên Đảng CSVN, vị Tổng Giám đốc đời thứ ba của Công ty

CP Nhựa Bình Minh.
10.Bản lĩnh nhựa Bình Minh:
Những diễn biến bất lợi từ khó khăn chung của nền kinh tế đã tác động
không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhóm doanh nghiệp ngành nhựa
nói chung và Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh nói riêng. Tuy nhiên, đi lên bằng
nội lực để đạt được những thành tựu vững chắc như hôm nay, bản lĩnh Nhựa
Bình Minh đã được khẳng định qua gian khó.
Khởi đầu là một doanh nghiệp nhà nước được tiếp quản từ hai cơ sở tư
nhân nhỏ chuyên sản xuất hàng nhựa gia dụng, đến nay với chiến lược “ Định vị
các sản phảm cốt lõi, ứngdụng công nghệ tiên tiến , nâng cao chất lượng sản
phẩm và dịch vụ” đã khẳng định tầm nhìn của Lãnh đạo Nhựa Bình Minh. Hàng
loạt các công nghệ tiên tiến trên thế giới được Công ty tiên phong đưa vào áp
dụng tại Việt Nam như nghiên cứu sản xuất bình bơm thuốc trừ sâu bằng nhựa
năm 1984,nghiên cứu sản xuất các loại ống chống,ống lọc PVC thay thế sản
phẩm ngoại nhập dùng trong việc khai thác nước ngầm năm 1990,công nghệ
DRYBLEND trong sản xuất ống nhựa uPVC năm 1995, … đã góp phần làm cho
năng suất, chất lượng sản phẩm mang thương hiệu Nhựa Bình Minh được nâng
lên, tạo được chỗ đứng trên thị trường ống nhựa Việt Nam.
Sau khi tiến hành cổ phần hoá năm 2004, Công ty gặp không ít thách thức.
Nhưng, khó khăn không làm chùn bước tập thể Lãnh đạo và cán bộ nhân viên nơi
đây. Nhựa Bình Minh đã liên tục đầu tư máy móc thiết bị hiện đại của các hãng
nổi tiếng như KraussMaffei, Cincinnati, Corma, với công nghệ tiên tiến nhất để
bắt kịp với trình độ sản xuất của thế giới, Công ty đã sớm áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, sản xuất sản phẩm đúng tiêu chuẩn Việt
Nam và quốc tế: TCVN 6151, TCVN 7305:2003, ISO 4427:1996, BS 3505:1968,
AS/NZS 1477:1996…Vì thế, sản phẩm mang thương hiệu Nhựa Bình Minh đã
đạt được sự tín nhiệm cao của khách hàng trong và ngoài nước.
Với quan điểm nhất quán: “Luôn đi trước, đón đầu, chấp nhận rủi ro, nắm
bắt công nghệ mới để không chỉ phục vụ, mà còn định hướng cho người tiêu
dùng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận với sản phẩm kỹ thuật cao, đạt chất

lượng quốc tế”. Quan điểm này đã được minh chứng bằng thực tế. Thời điểm
Nhựa Bình Minh đang ở đỉnh cao của sản phẩm nhựa gia dụng, lãnh đạo Công ty
đã tiếp tục đi tìm “sản phẩm mà thị trường cần”, mạnh dạn chuyển hướng sản
xuất để trở thành doanh nghiệp đầu tiên sản xuất ống nhựa tại Việt Nam theo tiêu
chuẩn quốc tế. Đến nay, Nhựa Bình Minh sở hữu nhiều cái nhất trong ngành sản
xuất ống nhựa tại Việt Nam: Có hệ thống thiết bị hiện đại, sản xuất ống đường
NHÓM 3_C10KD07 Page 13
kính lớn nhất: DN630mm cho ống uPVC, DN1200mm cho ống HDPE, doanh
nghiệp có hệ thống phân phối sản phẩm nội địa rộng nhất …
Bên cạnh đó, đội ngũ góp phần giúp thương hiệu Nhựa Bình Minh giữ
được vị thế chính là nguồn nhân lực. Công ty không vì khó khăn mà sử dụng
nhân công giá rẻ mà ngược lại, tập trung đào tạo, nâng cao tay nghề và tuyển
dụng những nhân lực có chuyên môn và tay nghề cao.
Song, để quy tụ và giữ được người tài, điều quan trọng nhất là phải xây
dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa Bình Minh được xây dựng từ những việc
nhỏ nhất như: trang phục, cách cư xử với khách hàng, quan hệ ,xử lý các vấn đề
nội bộ. Văn hóa đó không phải được thực hiện theo mệnh lệnh, mà là phải làm
sao để mọi nhân viên xem đó là lợi ích thiết thực,tự thân họ thực hiện hào
hứng,tự giác. Chính vì vậy, nhiều năm qua, “mái nhà chung” Nhựa Bình Minh
rất ấm êm, mọi người sống hòa thuận như trong một gia đình thật sự.Hình ảnh
Công tyđược khảng định tốt trên thương trường.
Những năm gần đây, đặc biệt năm 2011, tình hình kinh tế thế giới có
nhiều biến động phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế nước ta. Trong
bối cảnh đó, Nhựa Bình Minh không tránh khỏi những khó khăn khách quan. Các
công trình xây dựng bị ngừng trệ, tâm lý cổ đông dao động do sự xuống dốc của
thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, Công ty còn phải đối phó với những vụ
việc xâm phạm thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, “lửa thử vàng, gian nan
thử sức”, bản lĩnh Nhựa Bình Minh tiếp tục được khẳng định. Nhờ chiến lược
đầu tư bài bản, nội lực hùng hậu, sự tâm huyết và đồng lòng của Lãnh đạo và
toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty, Nhựa Bình Minh đã và chắc chắc sẽ

vững vàng vượt qua sóng gió để tiếp tục phát triển - Dự kiến doanh thu của Nhựa
Bình Minh sẽ tăng khỏang 25 % so với năm 2010.
Năm 2012, kỷ niệm 35 năm thành lập Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh,
một chặng đường với các thế hệ nối tiếp nhau đã vượt qua khó khăn thử thách,
lập nên thành tích rực rỡ: Bốn lần được Nhà nước trao tặng huân chương Lao
Động và huân chương Độc Lập, hai lần được Chính phủ chọn tham gia chương
trình Thương Hiệu Quốc Gia, bảy lần được Hội doanh nghiệp Trẻ tặng giải
thưởng Sao Vàng Đất Việt, liên tục được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn là
Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao từ năm 1997, nhiều lần được Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước lựa chọn là Thương hiệu Vàng, Doanh nghiệp tiêu biểu trên thị
trường chứng khoán Việt Nam và nhiều thành tích khác, là nền tảng vững chắc
để thương hiệu NHỰA BÌNH MINH tiếp tục tỏa sáng .
11. Sản phẩm:
- Ống uPVC
NHÓM 3_C10KD07 Page 14
- Phụ tùng uPVC
- Phụ tùng uPVC
- Ống và phụ tùng cho tuyến cáp ngầm (uPVC
- Ống HDPE Trơn:
- Phụ tùng HDPE trơn
- Gioăng cao su dung cho sản phẩm uPVC
- Phụ tùng HDPE Gân & gioăng cho ống HDPE gân
- Ống HDPE Gân
- Keo dán sản phẩm uPVC
- Ống PP-R
- Phụ tùng PP-R
- Bình xịt & mũ bảo hộ lao độ
12.Hệ thống phân phối rộng:
260 đại lý tại khắp các tỉnh miền Nam, 40 đại lý tại miền Bắc. Kênh phân
phối chính là bán hàng qua đại lý (90% doanh số bán hàng) cho phép công ty

quản lý tốt luồng tiền và thu tiền nhanh hơn so với bán hàng thông qua dự án.
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUẬN 1 QUẬN 2 QUẬN 3
QUẬN 4 QUẬN 5 QUẬN 6
QUẬN 7 QUẬN 8 QUẬN 9
QUẬN 10 QUẬN 11 QUẬN 12
QUÂN PHÚ
NHUẬN
QUẬN TÂN
BÌNH
QUẬN BÌNH
TÂN
QUẬN GÒ VẤP QUẬN THỦ
ĐỨC
QUẬN TÂN
PHÚ
QUẬN BÌNH
THẠNH
HUYỆN CẦN
GiỜ
HUYỆN HÓC
MÔN
HUYỆN CỦ CHI
HUYỆN NHÀ BÈ

MIỀN TRUNG
BÌNH ĐỊNH PHÚ YÊN KHÁNH HÒA
ĐÀ NẴNG
BÌNH THUẬN
NINH THUẬN

NHÓM 3_C10KD07 Page 15
QUÃNG NGÃI QUẢNG NAM
THỪA THIÊN
HUẾ


CAO NGUYÊN
KOM TUM GIA LAI ĐẮK LẮK
ĐẮK NÔNG LÂM ĐỒNG

MIỀN ĐÔNG
ĐỒNG NAI VŨNG TÀU BÌNH DƯƠNG
TÂY NINH BÌNH PHƯỚC

MIỀN TÂY
BẠC LIÊU KIÊN GIANG CÀ MAU
SÓC TRĂNG HẬU GIANG CẦN THƠ
VĨNH LONG BẾN TRE TRÀ VINH
AN GIANG TIỀN GIANG ĐỒNG THÁP
LONG AN
II.GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NHỰA:
1.Tổng quan về ngành nhựa Việt Nam:
Các phân tích và số liệu thực tế về nhu cầu thị trừong, số liệu thị
trường, sản lượng nhựa, công nghệ sản xuất nhựa, số lượng doanh nghiệp
nhựa, kế hoạch phát triển ngành nhựa, các nhà cung cấp chính của các công
ty nhựa tại Việt Nam.
VPG - Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công
nghiệp đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình
trong 10 năm trở lại đây là 15 – 20%. Tổng doanh thu của ngành năm 2008 đạt 5
tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng

loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng,
NHÓM 3_C10KD07 Page 16
thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho
ngành viễn thông và giao thông vận tải.
Tiêu dùng trong và ngoài nước tăng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản
xuất nhựa Việt Nam tăng trưởng nhanh trong nhiều năm tới. Chính phủ đã đặt ra
kế hoạch tăng trưởng ngành giai đoạn 2006 – 2010 là 15%/năm. Hiệp hội Nhựa
ước tính rằng năm 2009 ngành sản xuất nhựa trong nước sẽ đạt sản lượng là 3,2
triệu tấn, tăng từ 2,3 triệu tấn năm 2008; và kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ
đạt 1 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2008.
Việt Nam là nước nhập khẩu ròng nguyên liệu nhựa, các chất phụ gia,
máy móc và thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất nhựa. Trung bình hàng năm,
Việt Nam nhập khẩu từ 70 đến 80% nguyên liệu nhựa, trong đó có hơn 40 loại
nguyên liệu khác nhau và hàng trăm loại chất phụ gia. Việt Nam nhập khẩu hầu
như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết cho ngành sản xuất nhựa, chủ yếu là
từ các nước châu Á và châu Âu.
a.Nhu cầu thị trường
Kể từ năm 2000 trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất nhựa của Việt
Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
khẩu tăng mạnh. Tiêu thụ nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam năm 1975
chỉ ở mức 1kg/năm và không có dấu hiệu tăng trưởng cho đến năm 1990. Tuy
nhiên, kể từ năm 2000 trở đi, tiêu thụ bình quân đầu người đã tăng trưởng đều
đặn và đạt ở mức 12kg/năm và đỉnh cao là năm 2008 là 34kg/người. Chính phủ
hy vọng đến năm 2010 sức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ là 40kg/năm. Tiêu
thụ sản phẩm nhựa tăng đã tạo ra một làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xây dựng, giao thông vận tải và các
ngành sản xuất khác phát triển.
Hình 1: Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam (đơn
vị: kg/người)
Nguồn: Bộ Công Thương

NHÓM 3_C10KD07 Page 17
Trong khi đó, xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng cũng kích thích sự tăng
trưởng của ngành sản xuất nhựa tại Việt Nam. Nhựa là một trong những mặt
hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam trong 5 năm trở
lại đây. Theo một số báo cáo, dự báo năm 2009 kim ngạch xuất khẩu nhựa tăng
15,9%.
Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn để tạo được vị
thế vững chắc trên thị trường quốc tế. Năm 2008, tổng doanh thu mặt hàng nhựa
toàn cầu khoảng 400 tỷ USD trong số đó, nhựa vật liệu chiếm 50%, nhựa bán
thành phẩm chiếm 25% và 25% là nhựa hoàn chỉnh. Doanh thu nhựa hoàn chỉnh
đạt khoảng 100 tỷ USD sẽ tiếp tục mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm
nhựa của Việt Nam. Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị thế khá cạnh tranh trên
trường quốc tế nhờ vào (1) việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến; (2)
được hưởng những ưu đãi về thuế quan và (3) có khả năng thâm nhập thị trường
tốt.
Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu nhựa của Việt Nam từ năm 2004 đến
năm 2009 (đơn vị: triệu USD)
Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam
Sản phẩm nhựa Việt Nam hiện có mặt tại hơn 55 nước trên thế giới, bao
gồm các nước ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Trung Đông. 10 thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức,
Anh, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Và hiện có 530 công ty
nhựa tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.
Tham khảo một số thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt kim ngạch
cao
Thị trường
Tháng 3/2010
(USD)
SoT2/2010 So T3/2010
Nhật Bản 21,807,579 64% 43%

NHÓM 3_C10KD07 Page 18
Mỹ 8,584,888 64% -45%
Hà Lan 4,848,555 51% 61%
Đức 6,001,882 90% 93%
Anh 3,839,701 48% 34%
Campuchia 4,999,245 113% 34%
Malaysia 2,921,517 36% 181%
Philippin 3,136,487 70% 142%
Indonesia 4,409,497 182% 418%
Pháp 2,571,649 117% 39%
Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam
Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nhựa ngày càng tăng do sự gia tăng mạnh
trong tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước, Việt Nam đã phải nhập khẩu nhiều hơn
nhựa nguyên liệu cũng như thiết bị và máy móc sản xuất.
Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu từ 70-80% nhựa nguyên liệu cần thiết
cho hoạt động sản xuất. Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, chỉ có 300 nghìn tấn
nguyên liệu nhựa, chủ yếu là polyvinyl clorua (PVC) và Polyethylene
Telephthalete (PET) được sản xuất trong nước, trong khi toàn ngành cần phải
nhập khẩu lên đến 1,6-1,7 tấn nguyên liệu nhựa mỗi năm cộng với hàng trăm các
phụ gia để phục vụ nhu cầu sản xuất. Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu của
Việt Nam đã tăng 16%/năm từ năm 2000. Trong năm 2008, các công ty nhựa tại
Việt Nam nhập khẩu 1,7 tấn nhựa nguyên liệu trị giá khoảng 3 tỷ USD; trong đó,
Polypropylene (PP), nhựa polyetylen (PE) và Polystyrene (PS) chiếm tương ứng
khoảng 39%, 27% và 8%.
Hình 3: Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam (đơn
vị:triệu USD)
Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam
NHÓM 3_C10KD07 Page 19
Việt Nam nhập khẩu nhựa nguyên liệu chủ yếu từ Đài Loan, Hàn Quốc,
Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ả Rập Xê-út.

Ngoài việc nhập khẩu 70% - 80% nguyên liệu nhựa đầu vào mỗi năm,
Việt Nam nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết để sản xuất
các sản phẩm nhựa. Phần lớn các thiết bị và các loại máy sản xuất nhựa được
nhập khẩu từ một số nước châu Á bao gồm Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, và
Nhật Bản. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu một số lượng các thiết bị sản xuất
nhựa và máy móc từ Đức và Ý. Năm 2008, nhập khẩu thiết bị sản xuất nhựa và
máy móc từ Hoa Kỳ ước tính đạt 2,5% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Hình 4: Nhập khẩu thiết bị và máy móc sản xuất nhựa của Việt Nam
(đơn vị: triệu USD)
Thị trường nhập khẩu 2005 2006 2007 2008
Đài Loan 44,1 44,2 68,8 72,24
Trung Quốc 25,8 38 66,9 70,25
Hàn Quốc 12,7 14,3 61,8 64,89
Nhật Bản 32,9 34,2 44,8 47,04
Đức 7 10,5 12,8 13,44
Ý 6,5 4,8 11,5 12,08
Hoa Kỳ 3,64 4,34 7,92 8,32
Các quốc gia khác 12,96 23,26 42,35 49,53
Tổng 145,6 173,6 316,8 363,76
VPG- Số liệu thị trường
(a) Sản lượng nhựa:
10 năm trở lại đây, sản lượng nhựa của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh và
đều đặn với tốc độ trung bình là 15%/năm. Bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu và
biến động giá vật liệu nhựa trong năm 2008, sản lượng nhựa Việt Nam vẫn đạt
2,3 triệu tấn, tăng 22% so với năm 2007. Dự kiến tổng sản lượng của cả nước sẽ
tiếp tục tăng trong nhiều năm tới.
Hình 5: Sản lượng nhựa Việt Nam giai đoạn 2000-2010 (đơn vị: nghìn
tấn)
NHÓM 3_C10KD07 Page 20
Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam

Trong tổng sản lượng nhựa hàng năm, sản phẩm nhựa bao bì chiếm
khoảng 36% trong khi nhựa vật liệu xây dựng, đồ gia dụng và các loại dành cho
các ngành công nghiệp khác như điện tử, điện, giao thông vận tải lần lượt chiếm
khoảng 16%, 36% và 12% tương ứng.
b. Công nghệ sản xuất nhựa
Các công nghệ mà Việt Nam sử dụng để sản xuất các sản phẩm nhựa bao
gồm:
- Công nghệ phun ép (Injection technology) : công nghệ này được sử dụng để
làm cho các thành phần nhựa và phụ tùng cho các thiết bị điện tử, điện lực,
xe máy và ngành công nghiệp ô tô. Theo các chuyên gia công nghiệp, có
khoảng 3.000 loại thiết bị phun ép tại Việt Nam.
- Công nghệ đùn-thổi (Blow-Extrusion technology): Ðây là công nghệ thổi
màng, sản xuất ra các loại vật liệu bao bì nhựa từ màng, dùng trong các
công nghệ thổi túi PE, PP và màng (cán màng PVC). Hiện nay nhiều doanh
nghiệp nhựa sử dụng công nghệ đùn thổi bằng nhiều thiết bị nhập từ các
nước, nhiều thế hệ để sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa.
- Công nghệ sản xuất nhựa sử dụng thanh Profile (Profile Technology): Ở
Việt Nam, công nghệ này được sử dụng để làm các sản phẩm như ống thoát
nước PVC, ống cấp nước PE, ống nhôm nhựa, cáp quang, cửa ra vào PVC,
khung hình, tấm lợp, phủ tường, v.v…
Nói chung, rất nhiều công nghệ sản xuất nhựa tiên tiến đang được áp dụng
tại Việt Nam, tuy nhiên chưa được phổ biến. Từ năm 2005, nhiều nhà sản xuất
nhựa tại Việt Nam đã đầu tư đáng kể vào việc nâng cấp trang thiết bị sản xuất và
NHÓM 3_C10KD07 Page 21
máy móc của họ để cải thiện sản phẩm nhựa của họ về chất lượng và thiết kế, từ
đó nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và quốc tế. Ví dụ, một
vài công ty lớn đang sản xuất sản phẩm nhựa chất lượng và công nghệ cao sử
dụng thiết bị tiên tiến và máy móc nhập khẩu từ Đức, Italy và Nhật Bản. Xu
hướng này sẽ tiếp tục khi mà ngành công nghiệp nhựa Việt Nam phấn đấu để duy
trì khả năng cạnh tranh của mình và mở rộng năng lực thâm nhập trên thị trường

thế giới.
c. Các doanh nghiệp nhựa
Đến nay, có khoảng 2.000 doanh nghiệp nhựa, chủ yếu ở miền Nam. Số
lượng doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Đồng
Nai, Bình Dương và Long An chiếm 80% tổng số lượng DN nhựa trên cả nước
trong khi số lượng DN ở miền Bắc và miền Trung chỉ chiếm 15% và 5%.
d. Kế hoạch phát triển ngành nhựa năm 2011
- Áp dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo sản phẩm nhựa Việt Nam đáp
ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn, vệ sinh và tác động môi trường theo quy định
của Việt Nam và quốc tế, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh ở trong và ngoài
nước;
- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu nhựa, bán thành phẩm, hóa
chất, phụ gia, và khuôn mẫu;
- Sản xuất các sản phẩm nhựa công nghệ cao và sản phẩm nhựa dành cho
xuất khẩu
- Phát triển ngành chế biến các chất thải từ sản phẩm nhựa và nhựa
nguyên liệu
Dưới đây là một số mục tiêu đặt ra trong năm 2011:
- Tốc độ tăng trưởng hàng năm: 15%
- Tiêu thụ sản phẩm nhựa theo đầu người: 40kg/năm
- Nhựa vật liệu sản xuất trong nước đáp ứng được 50% nhu cầu thị trường
- 132,000 bộ khuôn mẫu/năm
- Xây dựng một cơ sở chế biến chất thải nhựa với công suất 200.000 tấn /
năm
 Triển vọng
NHÓM 3_C10KD07 Page 22
Nhìn lại năm 2010 Ngành nhựa là một trong những ngành có tốc độ tăng
trưởng nhanh trong số các ngành công nghiệp tại Việt Nam. Dự kiến cả năm
2010, tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng nhựa của Việt Nam vào khoảng 18.5%
so với năm 2009.

Công ty
Doanh thu Lợi nhuận trước
thuế
3 Quý
2009
3 Quý
2010
Tăng
trưởng
(%)
3 Quý
2009
3 Quý
2010
Tăng
trưởng
(%)
NTP 1092.17 1,423.89 30% 141.36 302.44 114%
BMP 809.93 1,028.86 27% 233.61 223.2 -4%
RDP 351.95 442.38 26% 10.09 11.07 10%
Nguồn : TLS Research
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam trong 10 tháng
đầu năm 2010 là 841.95 triệu USD, chiếm khoảng 1.46% tổng kim ngạch xuất
khẩu cả nước và tăng 28.21% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, các thị trường
nhập khẩu sản phẩm nhựa nhiều nhất của Việt Nam là Nhật Bản (24.82%), Hoa
Kỳ (10.65%), Đức (6.58%) và Hà Lan (6.04%). Dự kiến tổng kim ngạch xuất
khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam năm 2010 sẽ đạt mức kỷ lục trên 1 tỷ USD.
Triển vọng 2011 Ngành nhựa Việt Nam trong năm 2011 dự báo sẽ vẫn
giữ được mức tăng trưởng tổng sản lượng khoảng 15-20%. Những yếu tố được
xem là sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành

nhựa trong năm 2011 là (i) mức tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân đầu người của
Việt Nam vẫn ở mức rất thấp và đang có xu hướng tăng mạnh và (ii) thị trường
xuất khẩu lớn và thuận lợi (tăng trưởng bình quân 30% trong những năm qua) do
không bị áp thuế chống bán phá giá tại EU và Mỹ. Hiện nay đang có một số nhà
máy sản xuất nguyên liệu nhựa lớn đang được triển khai hoặc đã đi vào hoạt
động như Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất (150,000 tấn nhựa PP), dự án lọc dầu
Nghi Sơn (300,000 tấn PP và 60,000 tấn nhựa PS)…sẽ góp phần làm giảm đáng
kể lượng nguyên liệu nhựa nhập khẩu trong năm 2011, giúp doanh nghiệp hạ giá
thành sản phẩm và giảm được rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, trong năm 2011, đồng
VND được dự đoán sẽ tiếp tục mất giá so với USD do đó rủi ro biến động tỷ giá
đối với các doanh nghiệp ngành nhựa của Việt Nam là rất lớn. Mặt khác, giá
nguyên liệu nhựa phụ thuộc chủ yếu vào biến động giá dầu thô, trong khi đó giá
dầu thô thường biến động khó lường nên rủi ro biến động giá đầu vào đối với các
doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2011 là không thể chủ quan nếu chúng ta nhớ
tới bài học của năm 2008-2009.
Do nhu cầu cấp thiết cần phải nâng cấp công nghệ sản xuất và đa dạng hóa
sản phẩm để duy trì và tăng khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước, Việt Nam
NHÓM 3_C10KD07 Page 23
đã nhập khẩu nhiều trang thiết bị và máy móc sản xuất nhựa tiên tiến hơn cũng
vật liệu nhựa chất lượng cao hơn.
Chính Phủ đã phê duyệt về quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt
Nam đến năm 2010; trong đó tập trung vào các dự án sản xuất nguyên liệu nhựa.
Hiện nay, nhiều dự án nguyên vật liệu cho ngành nhựa được đầu tư xây dựng
như: nhà máy sản xuất PP1, PP2, nhà máy sản xuất P E… Nếu các dự án mới này
đuợc thực hiện đúng tiến độ thì đến hết năm 2010 thì các nhà máy mới này có thể
nâng tổng công suất sản xuất thêm 1.2 triệu tấn/năm. Do đó có thể giúp các
doanh nghiệp chủ động hơn trong nguồn cung nguyên liệu đầu vào và giảm rủi ro
biến động giá nguyên liệu và rủi ro về tỷ giá. (theo báo cáo của SBBS).
 Mục tiêu sản lượng nguyên vật liệu trong nước năm 2011 (tấn/năm)
Nguyên liệu 2011

Bột PVC 5 00.000
Hạt PP 4 50.000
Hạt PE 4 50.000
Màng BOPP 4 0.000
Hoá dẻo DO P 6 0.000
Hạt PS 6 0.000
Tổng cộng 1.560.000
Nguồn: Bộ Công Thương
 Các nhà cung cấp chính
Hiện nay, vật liệu nhựa PVC và PET có thể được đáp ứng trong nước. Có
hai nhà sản xuất PVC với công suất tổng hợp 200.000 tấn/năm, trong đó 30% là
dành cho xuất khẩu và 70% là dành cho thị trường trong nước. Đó là Công ty
TPC Vina và Công ty Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ. Ngoài ra, còn có Công ty
Formusa Việt Nam, công ty 100% vốn của Đài Loan với công suất sản xuất
nguyên liệu nhựa PET là 145.000 tấn/năm.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 70 - 80% nguyên liệu nhựa, chủ
yếu là PP, PE, PS và Polyester và hầu hết các thiết bị và máy móc cần thiết cho
sản xuất sản phẩm nhựa.
NHÓM 3_C10KD07 Page 24
Hình 6: Các nước cung cấp chính nguyên liệu nhựa cho Việt Nam
Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam
Việt Nam nhập khẩu khoảng 95% các loại thiết bị và máy móc sản xuất
nhựa. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu máy móc và thiết bị sản xuất nhựa
khoảng 363,760 triệu US$. Các nước mà Việt Nam nhập khẩu chính các loại
thiết bị và máy móc sản xuất nhựa năm 2008 là Đài Loan, Trung Quốc, Hàn
Quốc và Nhật Bản.
Hình 7: Các nhà cung cấp chính máy móc và thiết bị sản xuất nhựa cho
Việt Nam
Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam
2.Xu hướng ngành nhựa việt nam 2011

Cũng giống như ngành nhựa thế giới, ngành Nhựa Việt Nam cũng đang
phục hồi tốt sau khủng hoảng. Các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xu
hướng chung của ngành Nhựa trong năm 2011 và các năm sau đó gồm có tốc độ
hồi phục của nền kinh tế thế giới, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu, tăng
NHÓM 3_C10KD07 Page 25

×