Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.13 KB, 79 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Tính cấp thiết của đề tài:
Xã hội ngày càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở
rộng, sự đa dạng, phức tạp và nhu cầu thông tin ngày càng được nâng cao thu hút sự quan
tâm của đông đảo những người đã, đang và sẽ hoạt động trong các ngành kinh tế. Đặc biệt
cơng việc phân tích tài chính - kế tốn với chức năng thơng tin và kiểm tra các hoạt động
kinh tế - tài chính của một tổ chức để phục vụ cho nhu cầu quản lý của các đối tượng bên
trong và bên ngoài tổ chức, có vai trị cực kỳ quan trọng trong cung cấp thơng tin kinh tế,
tài chính cho nhà quản lý. Với nguồn thơng tin hữu ích đó thì nhà quản lý có thể đánh giá
chính xác, trung thực, khách quan về thực trạng tài chính, khả năng sinh lãi, hiệu quả kinh
doanh, những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp.
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra môi trường cạnh tranh khắc
nghiệt giữa những doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một chỗ đứng
vững chắc trên thương trường bằng uy tín, bằng sức mạnh tài chính, bằng chất lượng sản
phẩm,… Trong đó, vấn đề tài chính là quan trọng nhất và nó chi phối tất cả các mặt cịn lại
của doanh nghiệp. Để biết tình hình tài chính thực tiễn cũng như tình hình sử dụng vốn,
quản lý nguồn nhân lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng thanh tốn, khả
năng xoay vịng vốn,…địi hỏi doanh nghiệp phải đi sâu phân tích các bảng số liệu, phân
tích các chỉ số tài chính và các cơng cụ khác để có thể rút ra những kết luận phù hợp với
nhu cầu hiện tại. Từ kết quả phân tích kế tốn tài chính đó doanh nghiệp có thể nhận ra
những ưu khuyết điểm của mình mà định hướng, lập kế hoạch sản xuất và quản lý nguồn
vốn, nguồn nhân lực trong tương lai. Nhằm mong muốn hiểu rõ hơn về tình hình tài chính
hiện tại ở Xí nghiệp in Tổng hợp Cần Thơ và qua đó học hỏi phong cách làm việc chuyên
nghiệp chính là lý do mà em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp
In Tổng Hợp Cần Thơ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Rất mong nhận được sự chỉ bảo, hỗ trợ đóng góp của quý thầy cơ ở trường cùng các


cơ chú trong xí nghiệp và các bạn nhiệt tình góp ý để luận văn thêm phần hoàn thiện.

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

1

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

II. Mục tiêu nghiên cứu:
Trong khoảng thời gian ngắn ngủi thâm nhập thực tế tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp
Cần Thơ, em đi sâu tìm hiểu và hồn thành các mục tiêu sau:
- Phân tích tình hình tài chính mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính đặc
trưng và sử dụng các cơng cụ phân tích để có cái nhìn khách quan từ các góc độ khác nhau,
vừa đánh giá kết quả bảng số liệu vừa phân tích các chỉ số tài chính để tìm hiểu một cách
chính xác tình hình sản xuất, tình hình sử dụng vốn, khả năng thanh tốn,… thực tiễn tại xí
nghiệp.
- Thơng qua các kết quả phân tích vừa tổng hợp được để đề xuất với nhà quản lý
những phương pháp, những định hướng có thể sẽ được thực hiện trong thời gian tới nhằm
giúp xí nghiệp cải thiện những hạn chế cịn tồn đọng và đóng góp những ý kiến góp phần
cải thiện tình hình tài chính, thúc đẩy cơng việc sản xuất kinh doanh ngày càng đi lên.
III. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu thông qua việc tham khảo các báo
cáo tài chính các năm trước như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh báo cáo tài chính và một số bảng
khác.

- Phương pháp phân tích số liệu: áp dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích như
phương pháp so sánh, phân tích tỷ lệ, phương pháp cân đối, phân tích chi tiết,… trong đó
phương pháp được sử dụng chủ yếu trong chuyên đề nay là phương pháp so sánh và nghiên
cứu mối quan hệ giữa các con số.
- Tham khảo sách báo, nghe đài, lên mạng internet,… để thu thập những thơng tin
có liên quan đến ngành in trong khu vực.
IV. Giới hạn đề tài:
i. Giới hạn về thời gian:
- Thu thập số liệu trong khoản thời gian 3 năm 2003, 2004, 2005.
- Trực tiếp thâm nhập thực tế tại đơn vị trong khoản thời gian ngắn bắt đầu từ ngày
06/03/06 và kết thúc vào ngày 17/06/06.

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

2

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

ii. Giới hạn về không gian:
Do thời gian thực tế tại đơn vị khá ngắn và hạn chế về kiến thức nên chỉ phân tích
số liệu báo cáo tài chính chủ yếu trong phạm vi Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ.
iii. Giới hạn về nội dung:
- Tập hợp hệ thống lý thuyết, khái niệm có liên quan đến vấn đề báo cáo tài chính
doanh nghiệp, được thu thập từ quá trình tìm hiểu, học tập trong 4 năm học bao gồm: hệ
thống khái niệm bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển

tiền tệ,….và lý thuyết phân tích các chỉ số tài chính.
- Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, bộ máy kế tốn,…của Xí
nghiệp in Tổng hợp Cần Thơ giai đoạn 2003 – 2005.
- Đánh giá khái quát bức tranh tài chính thực tế tại xí nghiệp thơng qua các báo cáo
tài chính chủ yếu trong các năm qua, đồng thời thực hiện xem xét tình hình cơng nợ và khả
năng thanh tốn để xác định doanh nghiệp hiện có khả năng thanh tốn các khoản nợ vay
hay khơng.Tiếp theo đó là phân tích tình hình ln chuyển vốn trong ngắn hạn lẫn trong dài
hạn nhằm thấy được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về lâu dài có tốt khơng, và cuối
cùng là phân tích khả năng sinh lời qua các năm có tăng trưởng đều đặn hay khơng. Từ các
kết quả đó rút ra kết luận chính xác về thực trạng tài chính của Xí nghiệp in Tổng hợp Cần
Thơ và đề xuất những kiến nghị phù hợp.

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

3

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Khái niệm, mục đích và tác dụng của phân tích Báo cáo tài chính:
1. Khái niệm:
Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm những biểu mẫu do Bộ tài chính ban hành, được
lập theo những chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành nhằm phản ảnh một cách tổng qt và

tồn diện tình hình tài sản, cơng nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
Hệ thống báo cáo tài chính hiện hành bao gồm 4 báo cáo:
-

Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B01 - DN

-

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Mẫu số B02 - DN

-

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

-

Thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu số B03 - DN
Mẫu số B09 - DN

Phân tích báo cáo tài chính: là q trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số
liệu về tình hình tài chính hiện hành và q khứ. Tình hình tài chính của đơn vị với những
chỉ tiêu trung bình của ngành, thơng qua đó các nhà phân tích có thể thấy được thực trạng
tài chính hiện tại và những dự tốn cho tương lai.

2. Mục đích:
Mỗi báo cáo phản ảnh một số chỉ tiêu về tình hình tài chính. Do vậy, khi phân tích
từng báo cáo chỉ có thể đánh giá một khía cạnh tài chính nào đó. Sự liên kết phân tích số
liệu trên các báo cáo tài chính đánh giá được một cách tồn diện về bức tranh tài chính của
doanh nghiệp. Do vậy, thơng qua phân tích báo cáo tài chính, nhà phân tích có thể đánh giá
một cách chính xác, trung thực, khách quan về thực trạng tài chính, khả năng sinh lãi, hiệu
quả kinh doanh, những triển vọng cũng như rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp. Từ kết
quả phân tích đó nhà phân tích sẽ đưa ra những lựa chọn, những biện pháp, quyết định
thích hợp với từng thời điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho doanh
nghiệp sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo sản xuất kinh doanh bình thường và mang lại hiệu quả
cao.
GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

4

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

3. Tác dụng:
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đựoc nhiều nhóm ngời khác nhau quan tâm như
nhà quản lý, chủ sở hữu, người cho vay,… Mỗi nhóm người này phân tích có xu hướng
tập trung váo các khía cạnh khác nhau về bức tranh tài chính của doanh nghiệp.
-

Đối với nhà quản lý: mối quan tâm của họ là điều hành quá trình sản xuất kinh


doanh sao cho có hiệu quả, tìm được lợi nhuận tối đa và khả năng trả nợ. Dựa trên cơ sở
phân tích, các nhà quản lý có thể định hướng họat động, lập kế hoạch, kiểm tra tình hình
thực hiện và điều chỉnh quá trình hoạt động sao cho có lợi nhất.
-

Đối với chủ sở hữu: họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an

tồn của tiền vốn bỏ ra. Thơng qua phân tích sẽ giúp họ đánh giá hiệu quả điều hành hoạt
động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hay bãi miễn nhà quản trị cũng như quyết định
phân phối kết quả kinh doanh.
-

Đối với chủ nợ: (ngân hàng, các nhà cho vay, nhà cung cấp) mối quan tâm của

họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó, họ cần chú ý tình hình và khả năng
thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời
để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không trước khi quyết định cho vay hay
bán chịu sản phẩm cho đơn vị.
-

Đối với nhà đầu tư trong tương lai: điều mà họ quan tâm đầu tiên đó là sự an

tồn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lãi, thời gian hồn vốn. Vì vậy, họ cần
những thơng tin về tài chính, tình hình hoạt động kết quả kinh doanh, tiềm năng, sự tăng
trưởng của doanh nghiệp. Do đó, họ thường phân tích qua các thời kỳ để có cơ sở quyết
định nên đầu tư vào đơn vị hay khơng, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vực
nào.
-

Đối với cơ quan chức năng: như cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo cáo


tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đối với nhà nước; cơ quan thống kê tổng hợp phân
tích hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê,…
Báo cáo tài chính của đơn vị dược nhiều nhóm người khác nhau quan tâm và phân
tích trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng thường liên quan với nhau. Do vậy các nhóm
người này thường sử dụng các phương pháp và kỹ thuật cơ bản để phân tích báo cáo tài
chính có hiệu quả.
GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

5

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

II. Phương pháp phân tích và nội dung phân tích:
1. Phương pháp phân tích:
Hiện nay có nhiều phương pháp đựoc các nhà phân tích sử dụng trong việc phân tích
báo cáo tài chính như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích theo chiều dọc, chiều
ngang, phương pháp phân tích dãy số theo thời gian,…Có thể sử dụng một hay kết hợp một
số phương pháp. Tuy nhiên, để xác định việc sử dụng phương pháp nào cần phải xem xét
đến tính để vận dụng, tính hợp lý, tính nhất quán, tính so sánh và tính đơn giản của nó và
cần lưu ý rằng trước khi phân tích cần phải giải quyết vấn đề về điều kỉện có thể so sánh
được và tiêu chuẩn so sánh.
1.1 Thiết lập Báo cáo tài chính dạng so sánh:
Các báo cáo tài chính đưa ra các số liệu tài chính của hai hay nhiều kỳ được gọi là
các báo cáo so sánh. Các báo cáo này sẽ cung cấp cho các nhà phân tích những thơng tin

quan trọng về sự biến động của các đối tượng, về xu hướng biến động và mối quan hệ của
các đối tượng trong hai hay nhiều năm.
● Điều kiện có thể so sánh được:
Để phép so sánh có ý nghĩa thì diều kiện tiên quyết là cácchỉ tiêu được sử dụng phải
đồng nhất cả về thời gian và không gian.
-

Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khỏan thời gian hạch toán

và phải thống nhất về cả 3 mặt sau:
+ Cùng phản ảnh một nội dung kinh tế.
+ Cùng một phương pháp tính.
+ Cùng một đơn vị đo lường.
-

Về mặt không gian: các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng qui mô và điều kiện

kinh doanh tương tự nhau.
● Tiêu chuẩn so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh là tiêu chuẩn của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, được
gọi là gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chon gốc so sánh thích hợp.
Cụ thể gốc so sánh có thể là:
+ Tài liệu kỳ trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
+ Các mục tiêu đã dự kiến nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kỳ kế hoạch.
GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

6

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền



Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

+ Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là
kết quả của doanh nghiệp đạt được.
Các báo cáo tài chính so sánh được thực hiện theo chiều ngang, chiều dọc.
-

Phân tích theo chiều ngang:

Phân tích theo chiều ngang là sự phân tích các chỉ tiêu trên cùng một dòng của báo
cáo so sánh. Thơng qua sự phân tích này làm nổi bật các xu thế và tạo nên những mối quan
hệ giữa các mục xuất hiện trên cùng một dòng của báo cáo so sánh.
-

Phân tích theo chiều dọc:

Phân tích theo ciều dọc là xác định quan hệ tỷ lệ của các khoản mục xất hiện trên
cùng một cột của báo cáo so sánh với một chỉ tiêu tổng thể tương ứng nào đó. Thơng qua
sự so sánh này cho thấy được tỷ lệ, vai trò của các khoản mục trong chỉ tiêu tổng thể.
1.2 Phân tích tỷ lệ:
Quan hệ tỷ lệ biều hiện mối quan hệ thương số giữa một đại lượng này và một đại
lượng khác. Nếu các yếu tố cấu thành tỷ lệ thể hiện một quan hệ có nghĩa thì số tỷ lệ của nó
có một lợi ích nào đó trong sự đánh giá. Phân tích số tỷ lệ có thể cho thấy được các mối
quan hệ làm bộc lộ ra các điều kiện và các xu thế mà các xu thế này thường không thể được
ghi lại bắng sự kiểm tra các bộ phận cấu thành riêng rẽ của tỷ số. Các số tỷ lệ nói chung tự
nó khơng có ý nghĩa nhưng nó sẽ có ý nghĩa khi được so sánh với các ỷ lệ thực tế trước
đây, các tỷ lệ chuẩn mực đã được định ra trước đó, các số tỷ lệ bình qn của ngành.

1.3 Phân tích dãy số theo thời gian:
Phân tích dãy số theo thời gian là sự phân tích một chỉ tiêu hay một số các chỉ tiêu
có mối quan hệ với nhau qua các khoản thời gian khác nhau dựa trên cơ sở một kỳ cố định
nào đó. Thơng qua sự phân tích này có thể thấy được mối quan hệ và xu hướng của các chỉ
tiêu kinh tế.
1.4 Phương pháp đồ thị:
Phương pháp đồ thị mang tính khái quát cao nhưng lại trừu tượng, dùng để phân tích
hay đánh giá tổng quát từng vấn đề kinh tế hay hiện tượng kinh tế. Do mang tính khái quát
nên muốn sử dụng phải được biểu diễn dưới dạng một hàm số hay một phương trình cụ thể.
Nó cịn được sử dụng để phân tích điểm hịa vốn, cung cầu, phân tích chi phí sản xuất và
qui mơ sản xuất.
GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

7

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

1.5 Phương pháp cân đối:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan
hệ cân đối. Cân đối là sự cân bằng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh doanh.
Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và ngay cả
trong cơng tác hạch tốn để nghiên cứu các mối quan hệ cân đối về lượng của yếu tố với
lượng của các mặt yếu tố và quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng
của các nhân tố.
1.6 Phương pháp phân tích chi tiết:

- Chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu: giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu
thành của các chỉ tiêu phân tích.
- Chi tiết theo thời gian: các kết quả kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình trong
từng khoảng thời gian nhất định. Mỗi khoảng thời gian khác nhau có những ngun nhân
tác động khơng giống nhau. Việc phân tích này giúp ta đánh giá chính xác và đúng đắn kết
quả kinh doanh, từ đó có các giải pháp hiệu lực trong từng khoảng thời gian nhất định.
- Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh: việc phân tích này giúp ta đánh giá
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau
nhằm khai thác các mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu kém của các bộ phận.
Việc nắm vững các phương pháp phân tích kinh tế giúp chúng ta có thể đánh giá
một cách khách quan các kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó
nhà quản lý có những giải pháp kịp thời trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
2. Nội dung phân tích:
Phân tích tình hình tài chình bao gồm các nội dung sau:
-

Đánh giá thường xun và khái qt tình hình tài chính.

-

Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn.

-

Phân tích tình hình ln chuyển vốn và tình hình vật tư.

-

Phân tích khả năng sinh lời.


-

Dự đốn nhu cầu tài chính.

III. Đánh giá khái qt tình hình tài chính:

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

8

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính thường được thực hiện thơng qua sự so
sánh các số liệu, chỉ tiêu tổng thể trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.
Đầu tiên so sánh tổng tài sản cuối kỳ và đầu năm. Sự so sánh này có thể cho thấy sự thay
đổi về quy mô hoạt động cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Tiếp theo là
sự so sánh về doanh thu, chi phí, lợi nhuận các hoạt động trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Sự so sánh này có thể cho thấy quy mơ của các hoạt động đồng thời có thể đ ưa ra những
nhận xét ban đầu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tài sản, nguồn vốn,
doanh thu, chi phí, lợi nhuận tăng giảm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau; do vậy cần
thiết phải đi sâu vào để xem xét, phân tích mối quan hệ và sự biến động của các khoản mục
trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.
Tình hình tài chính của đơn vị thể hiện rõ nét thông qua khả năng thanh tốn, đó là
khả năng mà doanh nghiệp trả được các khoản nợ phải trả khi nó đến thời hạn thanh tốn.

Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh tốn cao cho thấy tình hình tài chính khả quan và
ngược lại khả năng thanh tốn thấp thể hiện tình hình tài chính đang gặp khó khăn. Do vậy
cần phải xem xét các tỷ lệ thanh toán như: tỷ lệ thanh toán hiện hành, tỷ lệ thanh toán
nhanh, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt, tỷ lệ tự tài trợ, cũng như xem xét nguồn vốn lưu
động thuần để đánh giá khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1 Phân tích mối quan hệ và sự biến động của các khoản mục trong Bảng Cân Đối
Kế Toán:
1.1 Khái niệm Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là nguồn thơng tin tài chính hết sức quan trọng trong cơng tác
quản lý của bản thân doanh nghiệp cũng như cho nhiều đối tượng khác ở bên ngồi, trong
đó có các cơ quan chức năng của Nhà nước. Đây là bảng báo cáo trình bày bức tranh tài
chính đơn vị tại một thời điểm nhất định, ngày 31/12. Tại thời điểm này, các hoạt động của
công ty bị coi như tạm thời dừng lại. Bản cân đối kế tốn của cơng ty điển hình khơng chỉ
bao gồm hầu hết năm đã qua mà cịn bao gồm năm trước đó nữa. Điều này cho phép so
sánh phương thức thu chi của công ty trong những năm đã qua.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính có các đặc điểm sau:
-

Phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo một hệ thống

các chỉ tiêu đã được quy định thống nhất.
GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

9

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp


-

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

Phản ánh tình hình tài sản theo 2 cách phân loại: kết cấu của tài sản và nguồn

hình thành tài sản.
-

Phản ánh tài sản dưới hình thức giá trị (dùng thước đo bằng tiền).

-

Phản ánh tình hình tài tại một thời điểm được quy định (cuối tháng, cuối quý,

cuối năm).
1.2 Kết cấu:
Bảng cân đối kế tốn có kết cấu tổng thể như sau:
_ Nếu chia thành 2 bên thì bên trái phản ánh kết cấu của tài sản, gọi là bên tài sản;
bên phải phản ánh nguồn hình thành tài sản, gọi là bên nguồn vốn.
_ Nếu chia thành 2 phần thì phần trên phản ánh tài sản, phần dưới phản ánh nguồn
vốn.
Kết cấu từng bên như sau:
Bên tài sản được chia thành 2 loại:
Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Loại B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Bên nguồn vốn được chia thành 2 loại:
Loại A: Nợ phải trả.
Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu.
Mối quan hệ giữa hai bên và các loại được thể hiện qua sơ đồ tổng quát:

Tài sản

Nguồn vốn

Loại A

Loại A

Loại B

Loại B

Tính chất cơ bản của Bảng cân đối kế tốn là tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn,
biểu hiện:
Tổng cộng tài sản = Tổng cộng nguồn vốn
Hoặc

(A+B) tài sản = (A+B) nguồn vốn
1.3 Phân tích mối quan hệ:
Để thấy được một cách đầy đủ thực trạng tài chính của đơn vị, những người phân

tích báo cáo tài chính cần phải đi sâu vào xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản, nguồn
vốn, cũng như sự biến động của từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán để đánh giá sự
GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

10

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền



Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

phân bổ tài sản, nguồn vốn có hợp lý hay khơng và xu hướng biến động của nó như thế
nào. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà sự phân bổ tỷ trọng của từng loại tài sản,
nguồn vốn trong tổng số tài sản cao hay thấp. Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì tỷ trọng tài
sản cố định trong tổng số tài sản là cao, nhưng nếu là doanh nghiệp thương mại thì tỷ trọng
tài sản lưu động trong tổng tài sản là cao. Do đó tiêu chuẩn được đưa ra là so sánh với mức
độ bình quân chung của ngành.
Đối với tài sản cố định, cần phải tính tốn và so sánh các tỷ suất sau:
* Tỷ suất đầu tư tài sản cố định:
Tỷ suất này phản ảnh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị tài sản cố
định hiện tại của doanh nghiệp, cho thấy tỷ trọng tài sản cố định đơn vị đang quản lý sử
dụng so với toàn bộ tài sản. Tỷ suất này tăng cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng phát
triển lâu dài của doanh nghiệp.
Tỷ suất đầu tư tài sản cố định

Giá trị hiện có TSCĐ
Tổng tài sản

=

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định tùy thuộc vào từng ngành kinh doanh, thông thường tỷ
suất này được coi là hợp lý đối với một số ngành như sau:
- Ngành công nghiệp khai thác: 0,9
- Ngành luyện kim: 0,7
- Ngành công nghiệp thực phẩm: 0,1
- Ngành ngân hàng: 0,01
* Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định:

Tỷ suất này cho thấy tỷ lệ về vốn chủ sở hữu dùng để trang bị cho tài sản cố định.
Doanh nghiệp có khả năng về tài chính vững vàng và lành mạnh thì tỷ suất này thường lớn
hơn 1. Sẽ mạo hiểm khi doanh nghiệp phải đi vay ngắn hạn để mua sắm tài sản cố định, vì
tài sản cố định thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh lâu dài nên không thể thu hồi nhanh
chóng được.
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

Vốn chủ sở hữu
Giá trị TSCĐ

=

11

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

2. Phân tích mối quan hệ và sự biến động của các khoản mục trong Bảng Báo cáo
kết quả kinh doanh:
2.1 Khái niệm:
Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ảnh tình hình và
kết quả kinh doanh của đơn vị qua một kỳ kế tốn, nó phản ảnh toàn bộ phần giá trị về sản
phẩm, lao vụ, dịch vụ đơn vị đã thực hiện được trong kỳ và phần chi phí tương xứng tạo ra
để tạo nên kết quả đó. Kết quả kinh doanh của đơn vị là chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả của tồn

bộ q trình hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố, nên nó được quan
tâm rất nhiều của các nhà phân tích. Khi phân tích, trước tiên cần so sánh một cách tổng
quát kết quả kinh doanh giữa các kỳ, sau đó đi vào phân tích các nội dung cấu thành nên
kết quả kinh doanh để đánh giá xu hướng biến động của nó như thế nào.
2.2 Kết cấu:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần:
- Phần I – Lãi, lỗ:
Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm
hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình
bày: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo; Số liệu của kỳ trước (để so sánh). Số lũy kế từ
đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
- Phần II – Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước:
Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về: Thuế, phí, lệ phí và các
khoản phải nộp khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày: Số còn phải
nộp đầu kỳ; Số phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo; Số đã nộp trong kỳ báo cáo; Số phải
nộp lũy kế từ đầu năm và số đã nộp lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo; Số còn phải
nộp đến cuối kỳ báo cáo.
- Phần III – Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được
giảm, thuế GTGT, hàng bán nội địa:
Phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, cịn được khấu trừ; Thuế
GTGT được hồn lại, đã hồn lại, cịn được hồn lại cuối kỳ; Thuế GTGT được giảm, đã
giảm, còn được giảm cuối kỳ; Thuế GTGT hàng bán nội địa còn phải nộp đầu kỳ, thuế

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

12

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền



Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

GTGT đầu ra phát sinh, thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào NSNN và cịn phải nộp
cuối kỳ.
3. Phân tích mối quan hệ và sự biến động của các khoản mục trong Bảng Lưu
chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài cính tổng hợp phản ảnh sự hình thành
và sử dụng tiền tệ phát sinh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo này phản ảnh
lưu chuyển tiền tệ, đó là chênh lệch các dịng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của từng hoạt
động sản xuất kinh doanh, đầu tư và tài chính. Do thể hiện các quá trình lưu chuyển về tiền
liên quan qua các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, nên báo cáo này có thể cung cấp
những thơng tin được rõ ràng, cụ thể thì việc báo cáo các dịng tiền cần phải được cụ thể
cho từng hoạt động trong doanh nghiệp. Mặc khác trên cơ sở phân loại theo các hoạt động
sẽ giúp cho việc sánh, đánh giá các chỉ tiêu giữa các kỳ. Thường thì nội dung các báo cáo
lưu chuyển tiền gồm 3 phần như sau:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
* Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh: phản ảnh tồn bộ dịng tiền
thu vào và chi ra liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như thu tiền bán
hàng, thu từ các khoản nợ phải thu, chi trả nợ cho nhà cung cấp, chi trả lương công nhân
viên,…Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu nhằm mang lại khả năng sinh lời cơ bản
của doanh nghiệp. Bởi vậy nhìn chung các sự kiện và giao dịch của hoạt động này sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến việc xác định lãi lỗ ròng trong doanh nghiệp. Giá trị các luồng tiền phát
sinh từ hoạt động kinh doanh sẽ là chỉ số cơ bản để đánh giá phạm vi hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp tạo ra lượng tiền đủ để trả nợ và duy trì khả năng hoạt động của doanh
nghiệp, tiến hành về những đầu tư mới mà không cần nguồn đầu tư tài chính bên ngồi.
* Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: phản ảnh tồn bộ dịng tiền thu vào và chi

ra liên quan đến hoạt động đầu tư như thu do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu hồi
các khoản đầu tư,… và chi ra do mua tài sản cố định, xây dựng cơ bản, chi đầu tư vào đơn
vị khác,…Việc trình bày tách biệt dòng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là cực kỳ quan

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

13

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

trọng bởi vì các luồng tiền này thể hiện phạm vi mà các chi phí đã được thực hiện cho các
nguồn dự định sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận và các luồng tiền trong tương lai.
* Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: phản ảnh tồn bộ dịng tiền thu vào và chi
ra liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp như thu từ các chủ sở hữu
góp vốn, thu do đi vay, thu lãi tiền gửi,…và chi trả nợ vay, chi hoàn vốn, chi trả lãi cho các
nhà đầu tư,…Việc trình bày tách rời luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài trợ cũng có ý
nghĩa và nội dung rất quan trọng bởi vì chúng rất hữu dụng trong việc dự toán các khoản
tiền từ những người cung cấp vốn cho doanh nghiệp trong tương lai.
Thơng qua các dịng tiền thu vào và chi ra liên quan đến từng hoạt động chúng ta có
sự nhìn nhận thấu đáo hơn về hoạt động của doanh nghiệp, về khả năng tạo ra tiền, khả
năng thanh toán cũng như dự đoán sự phát sinh của các dòng tiền ở các kỳ tiếp theo.
Trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính, nếu xét trong khoản thời gian
dài thì hoạt động kinh doanh phải là hoạt động chủ yếu tạo ra dịng tiền cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có thể tùy thuộc vào việc thực hiện một chiến lược nào đó trong một thời kỳ
nhất định, dòng tiền từ hoạt động đầu tư hoặc tài chính có thể tăng lên. Dịng tiền thu vào

của từng hoạt động là cơ sở cho việc chi tiêu; vì thế khi phân tích báo cáo lưu chuyển tiền
tệ người ta thường xem xét tỷ trọng các dòng tiền thu vào của từng hoạt động và lưu
chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh dùng để trang trải cho các hoạt động khác.
Các chỉ tiêu phân tích sau đây thường được sử dụng:
* Tỷ lệ dịng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền thu
vào:
Tỷ lệ dòng tiền vào từ
hoạt động kinh doanh

=

Dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh
Tổng dòng tiền thu vào từ các hoạt động

Hoạt động kinh doanh la hoạt động chủ yếu nên dòng tiền thu vào từ hoạt động này
chiếm tỷ trọng lớn, dòng tiền thu vào từ hoạt động này là nguồn chủ yếu để trang trải cho
hoạt động đầu tư cũng như hoạt động tài chính. Do vậy mà lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt
động kinh doanh phải tạo ra dòng lưu chuyển tiền tệ dương.
* Tỷ lệ dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền thu vào:
Tỷ lệ dòng tiền thu vào từ =
hoạt động đầu tư
GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

Dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư
Tổng dòng tiền vào từ các hoạt động
14

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền



Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

Tỷ lệ dòng tiền này tăng gắn liền với các nghiệp vụ như thu lãi từ hoạt động đầu tư,
thu hồi các khoản vốn góp đến hạn, từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định để thu hồi vốn
đầu tư mới tài sản cố định,…
* Tỷ lệ dòng tiền thu vào từ hoạt động tài chính so với tổng dịng tiền thu
vào:
Tỷ lệ dịng tiền thu vào
từ hoạt động tài chính

=

Dịng tiền thu vào từ hoạt động tài chính
Tổng dịng tiền vào từ các hoạt động

Tỷ lệ các dòng tiền này gắn liền với phát sinh các nghiệp vụ như đi vay, phát hành
trái phiếu, cổ phiếu,…Khi lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh không đủ bù đắp cho
hoạt động đầu tư, hoặc thậm chí cả trong trường hợp lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động
kinh doanh âm nên phải điều phối từ hoạt động tài chính.
* Tỷ lệ thanh tốn nợ ngắn hạn từ lưu chuyển tiền tệ thuần hoạt động kinh
doanh:
Tỷ lệ thanh toán
nợ ngắn hạn

=

Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh
Nợ ngắn hạn


Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ lưu chuyển tiền tệ thuần của
hoạt động kinh doanh, tỷ lệ này càng cao hco thấy khả năng trả được các khoản nợ ngắn
hạn càng cao.
* Tỷ lệ thanh toán nợ phải trả từ lưu chuyển tiền tệ thuần hoạt động kinh
doanh:
Tỷ lệ thanh toán nợ phải trả =

Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh
Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả

Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn phải rả từ
lưu chuyển tiền tệ thuần của hoạt động kinh doanh. Nếu giả định lưu chuyển tiền tệ từ hoạt
động kinh doanh chỉ dùng để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn phải trả, thì
tỷ lệ này cịn cho thấy khoản thời gian cần thiết để doanh nghiệp trả hết các khoản nợ phải
trả.
IV. Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn:
1 Phân tích tình hình cơng nợ:
GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

15

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

1.1 Phân tích tình hình cơng nợ phải thu, phải trả trong ngắn hạn:

Khi tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp sẽ ít cơng nợ, khả năng
thanh tốn dồi dào ít đi chiếm dụng vốn và cũng ít bị chiếm dụng vốn. Điều đó tạo cho
doanh nghiệp chủ động về vốn bảo đảm cho quá trình kinh doanh thuận lợi. Ngược lại, tình
hình tài chính gặp khó khăn sẽ đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau dây dưa kéo dài,
đơn vị mất đi tính chủ động trong kinh doanh và khi khơng cịn khả năng thanh tốn các
khoản nợ đến hạn, sẽ dẫn đến tình trạng phá sản.
1.2 Vịng ln chuyển các khoản phải thu:
Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ảnh tốc độ biến đổi các khoản phải thu
thành tiền mặt của doanh nghiệp, được xác định bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu bán
hàng và số dư bình qn các khoản phải thu.
Doanh thu thuần
Vịng quay các
=
Số dư bình quân các khoản phải thu
khoản phải thu
- Doanh thu thuần bao gồm doanh thu thuần bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính
và thu nhập bất thường.
- Số dư bình quân các khoản phải thu thường được tính bằng số dư đầu kỳ cộng cuối
kỳ chia đơi, trường hợp khơng có số liệu so sánh có thể sử dụng số liệu cuối kỳ thay cho số
dư bình quân.
1.3 Kỳ thu tiền bình quân:
Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu
được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu.
Thời gian của kỳ phân tích
Kì thu tiền bình qn
= Số vịng quay các khoản phải thu
Số ngày ngày qui ước: Một tháng là 30 ngày; một quý là 90 ngày; và một năm là
360 ngày.
2 Phân tích khả năng thanh tốn:
2.1 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn:

2.1.1 Tỷ lệ thanh toán hiện hành:
Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và
các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ lệ thanh toán hiện hành

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

16

Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

=
Tỷ lệ này cho thấy khả năng có thể thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn (là các khoản
nợ phải thanh tốn trong vịng một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường).
Nguyên tắc cơ bản cho rằng tỷ lệ này là 2:1, thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh tốn
các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính bình thường. Tuy nhiên tỷ lệ này cịn tùy thuộc
vào loại hình kinh doanh và chu kỳ hoạt động của từng đơn vị. Một tỷ lệ thanh toán hiện
hành quá thấp sẽ trở thành nguyên nhân lo âu, vì các vấn đề rắc rối về dòng tiền mặt chắc
chắn sẽ xuất hiện. Một tỷ lệ thanh tốn hiện hành q cao có thể nói rằng đơn vị khơng
quản lý được các tài sản lưu động của mình.
2.1.2 Tỷ lệ thanh tốn nhanh:
Tỷ lệ thanh toán nhanh thể hiện giá trị của các khoản vốn bằng tiền, khoản đầu tư
ngắn hạn và khoản phải thu khách hàng có thể thanh tốn được bao nhiêu phần trăm các

khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ lệ thanh toán nhanh

=

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh tốn nhanh > 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp khả quan và
ngược lại, nếu hệ số thanh tốn < 1 thì tình hình thanh tốn của doanh nghiệp gặp khó
khăn.
2.1.3 Tỷ lệ thanh tốn bằng tiền mặt:
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so sánh mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và các khoản
nợ ngắn hạn.
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt

=

Vốn bằng tiền
Nợ ngắn hạn

Tử số trong chỉ tiêu này có thể bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn,
nếu sự chuyển hóa các khoản đầu tư chứng khốn trở thành tiền một cách nhanh chóng.
Tỷ lệ này là một tiêu chuẩn cịn khắc khe hơn tỷ lệ thanh tốn nhanh, nó địi hỏi cần
phải có sẵn tiền để thanh tốn. Nguyên tắc cơ bản của tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt được
đưa ra là 0,5:1.
2.1.4

Nguồn vốn lưu động thuần (nguồn vốn lưu động thường


xuyên):
GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

17

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

Toàn bộ tài sản đơn vị đang sử dụng căn cứ vào thời gian quay vòng được chia làm
các loại như sau:
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, đây là những tài sản có thời gian quay vịng
dưới một năm, nên được gọi là tài sản ngắn hạn.
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn, là những tài sản có thời gian hoàn vốn trên một
năm, nên được gọi là tài sản dài hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn dài hạn. Các
khoản nợ dài hạn có thời gian đáo nợ trên một năm nên cũng được coi là nguồn vốn dài
hạn. Các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ khác là các khoản nợ có thời gian đáo hạn
dưới một năm nên được gọi nguồn vốn ngắn hạn.
- Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn, phần dư ra
(nếu còn) và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư để hình thành tài sản ngắn hạn. Chênh lệch
giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn gọi là nguồn vốn lưu động thuần.
Ta có:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên

=

Nguồn vốn lưu động thường xuyên


=

Hoặc:

Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn
hạn
Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Trong trường hợp nguồn vốn lưu động thường xuyên <0, đẳng thức trên nghĩa là tài
sản ngắn hạn < nguồn vốn ngắn hạn (hay nguồn vốn dài hạn < tài sản dài hạn). Điều đó cho
thấy đơn vị đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để hình thành tài sản ngắn hạn, biểu
hiện sự khó khăn về tài chính. Khi nguồn vốn lưu động thường xuyên < 0 càng nhiều, cán
cân thanh toán sẽ mất thăng bằng, là dấu hiệu của nguy cơ phá sản.

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

18

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

2.2 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn:
2.2.1 Hệ số thanh toán lãi nợ vay:
Chỉ tiêu này so sánh giữa lợi nhuận trước thuế và lãi nợ vay.
Hệ số thanh toán lãi nợ vay


=

Lợi nhuận trước thuế + Lãi nợ vay
Lãi nợ vay

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng đảm bảo chi trả lãi nợ vay đối với các khoản
nợ dài hạn và mức độ an tồn có thể có của người cung cấp tín dụng. Thơng thường hệ số
này lớn hơn 2 được xem là đảm bảo cho các khoản nợ dài hạn. Tuy nhiên, vấn đề này còn
phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp.
2.2.2 Tỷ lệ nợ và tỷ lệ tự tài trợ:
Tỷ lệ tự tài trợ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng
nguồn vốn đơn vị đang sử dụng.
Tỷ lệ tự tài trợ

=

Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng số nguồn vốn

Tỷ lệ nợ

=

Nợ phải trả
Tổng số nguồn vốn

Tỷ lệ nợ + Tỷ lệ tự tài trợ = 1
Cả hai tỷ lệ này đều cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Khi tỷ
lệ tự tài trợ càng cao (thì tỷ lệ nợ càng thấp), cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của doanh

nghiệp càng cao, ít bị ràng buộc bởi các chủ nợ, hầu hết mọi tài sản của đơn vị đều được
đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu.
V. Phân tích tình hình ln chuyển vốn:
1 Vịng quay hàng tồn kho:
Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho q trình sản xuất
bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại
hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm, thời vụ trong năm,
…Để tiến hành sản xuất liên tục và đáp ứng sản phẩm cho nhu cầu khách hàng, mỗi doanh
nghiệp cần xác lập một mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý. Sự luân chuyển của hàng tồn kho

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

19

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

thiết lập nên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau thường khác
nhau và ngay cả trong nội bộ các ngành cũng có thể khác nhau.
Vịng quay của hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân

=


Thời gian của một vịng ln chuyển

Thời gian của kỳ phân tích
Số vịng ln chuyển hàng tồn kho

=

2 Vòng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, được tính bằng quan hệ so
sánh giữa doanh thu thuần và vốn lưu động bình qn trong kỳ.
Doanh thu thuần
=
Vịng quay vốn lưu động
Vốn lưu động bình quân
Thời gian của một vòng
luân quay vốn lưu động

=

Thời gian của kỳ phân tích
Số vịng quay vốn lưu động

3. Vịng quay vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn cố định, được tính bằng quan hệ so
sánh giữa doanh thu thuần và vốn cố định bình qn trong kỳ.
Vịng quay vốn cố định
= Doanh thu thuần
Vốn cố định bình qn
4. Vịng quay tồn bộ tài sản:
Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả của việc sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có

của đơn vị, nó được tính bằng tỷ lệ so sánh giữa doanh thu thuần và tồn bộ tài sản.
Vịng quay của
= Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình qn
tồn bộ tài sản
5 Vịng quay vốn chủ sở hữu:
Phản ảnh hiệu quả của việc sử dụng toàn bộ vốn chủ sở hữu, được xác định bằng
quan hệ so sánh giữa doanh thu thuần và vốn chủ sở hữu.
Vòng quay vốn
= Doanh thu thuần
chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

20

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

VI. Phân tích khả năng sinh lời:
1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận
(trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu được tính trên cơ sở so sánh
tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp với tổng doanh thu thuần cộng thu nhập

hoạt động tài chính và thu nhập bất thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu được tính trên cơ sở so sánh tổng
lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp với tổng doanh thu thuần cộng thu nhập hoạt
động tài chính cộng thu nhập bất thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
2. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận (trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp) trong kỳ báo cáo.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánh
tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp với tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời
điểm báo cáo.
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánh
tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp với tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời
điểm báo cáo.
3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp với tổng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

21

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ


CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU XÍ NGHIỆP
IN TỔNG HỢP CẦN THƠ
I. Sơ lược về Xí nghiệp in Tổng hợp Cần Thơ:
1 Lịch sử hình thành và phát triển:
1.1 Lịch sử hình thành:
Từ trước năm 1930 các đồng chí cách mạng hoạt động ở Cần Thơ đã vận động được
bà con nhận và phổ biến tới các cơ sở cách mạng trong tỉnh tờ “Người cùng khổ”, “Việt
Nam hồn” từ Pháp chuyển về.
Ngày 7 tháng 10 năm 1936 Cần Thơ thành lập Cơng ty Văn hóa Thư được làm nhà
in bí mật của Đảng. Sau khi giành được chính quyền ở Cần Thơ (năm 1945) ta chủ trương
tách một bộ phận nhà in An Hà cho Cần Thơ đặt tên là Nhà In Châu Văn Liêm.
1.2 Quá trình phát triển:
Tháng 6 năm 1960 chuẩn bị cho Đồng Khởi, Khu Ủy miền Tây cho lệnh chuyển cơ
sở khu trực thuộc Ban tuyên huấn Khu Ủy Tây Nam Bộ. Cuối 1960 nhà in in tờ Giải phóng
Khu Tây Nam Bộ.
Tháng 11 năm 1963 bè lũ Ngơ Đình Nhiệm bị đảo chánh, nhà in bề bộn công việc
cho cao trào kháng chiến, ngồi việc in báo Giải phóng và Nhân Dân Miền Tây nhà in còn
phải in rất nhiều truyền đơn tiếng Anh, tiếng Pháp, sách giáo khoa, bích chương, khẩu hiệu,
giấy tờ tùy thân cho cán bộ ta sống trong lòng địch.
Để tăng thêm thiết bị, cuối năm 1965 Ban Tuyên Huấn Miền Tây thành lập một đội
chuyên sửa chữa cơ khí để đảm bảo các loại thiết bị máy móc chung của Ban.
Năm 1966 thành lập xưởng giấy để chủ động in giấy và tài liệu.
Ngày 31/01/1977 UBND tỉnh Hậu Giang ra quyết định số 02/QĐ – UBT/77 sáp
nhập ba đơn vị: Nhà in Giải Phóng Khu Tây Nam Bộ, Nhà in Cần Thơ và Nhà in Sóc Trăng
thành Xí nghiệp Quốc Doanh Ấn phẩm Hậu Giang được Bộ Văn Hóa Thơng Tin quyết
định là một trong bốn trọng điểm in của nhà nước.

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng


22

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

Đến ngày 9 tháng 1 năm 1993 Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ ra quyết định số
71/QĐ – UBT về việc đổi tên Xí nghiệp Quốc Doanh Ấn phẩm Hậu Giang thành thành
doanh nghiệp nhà nước có tên là Xí Nghiệp in Tổng hợp Cần Thơ. Có:
* Trụ sở chính của Xí nghiệp in Tổng hợp Cần Thơ hiện nay đặt tại: Số 218 đường
30/4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
* Điện thoại: 071 838553 – 825112 – 838852, Fax: 071 825112 – 738160
* E – mail:
* Trung tâm quảng cáo MeKong đặt tại: số 20, đường Phan Đình Phùng – TP Cần
Thơ – Điện thoại: 071 824188.
Nhìn lại các chặng đường đã qua Xí nghiệp in thật xứng đáng nhận các danh hiệu
cao quý:
- Năm 1984 được Hội đồng Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng ba.
- Năm 1991, 1992, 1993, 1995 được Bộ Văn hóa Thơng tin tặng bằng khen.
- Năm 1994 Bộ Văn hóa khen tặng cờ Đơn vị dẫn đầu ngành in toàn quốc.
- Năm 1996 Chủ tịch nước Lê Đức Anh thưởng Huân chương Lao động hạng nhì.
- Tháng 06/2001 phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình ký quyết định số 366/2001/Q
Đ/CTN về việc tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất cho tập thể cán bộ cơng
nhân viên Xí nghiệp in đã đạt thành tích xuất sắc trong giai đoạn 1999 – 2001.
Khơng dừng lại ở những thành quả đó, xí nghiệp sẽ luôn cố gắng phát triển mạnh
mẽ hơn nữa và luôn luôn rèn luyện bồi dưỡng truyền thống phục vụ Đảng và Nhà nước.
2 Nội dung hoạt động và các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu:

2.1 Nội dung hoạt động:
- Không ngừng tăng thêm sản lượng, mở rộng mặt hàng, nâng cao chất lượng sản
phẩm in có mẫu mã đẹp với mục đích đa dạng hóa sản phẩm, tăng nhanh khối lượng, nâng
cao chất lượng kỹ thuật, đáp ứng được thời gian làm cho khách hàng mến chuộng hài lòng.
- Khai thác hết cơng suất máy móc thiết bị sẵn có để đạt được số lượng sản phẩm
tiếp cận theo công suất thiết kế, mở rộng dây chuyền sản xuất, nắm bắt kịp thời kinh
nghiệm quản lý, tổ chức nhân sự, tiếp cận thị trường và quy trình cơng nghệ tiên tiến, điều
hành và nhất là giám định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tiết kiệm trong tiêu dùng mua sắm,
từng bước đào tạo huấn luyện kỹ năng tay nghề cho công nhân.
GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

23

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ

- Tăng cường công tác quản lý, thường xuyên giáo dục tư tưởng, nhận thức, nâng
cao trình độ cho cán bộ cơng nhân viên, tập trung cho sản xuất kinh doanh. Củng cố bộ
máy kế hoạch tài vụ đủ sức để làm tròn nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo, theo dõi tham
gia quản lý các hoạt động của từng bộ phận để phản ánh tình hình sản xuất cho lãnh đạo.
- Căn cứ vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp từng bước cải
thiện đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, thực hiện các mục tiêu kinh tế
xã hội của tỉnh nhà.
2.2 Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu:
Sản phẩm chính của Xí nghiệp in Tổng hợp Cần Thơ là sản xuất kinh doanh nguyên
vật liệu phục vụ in ấn như sau:

* In ấn các loại nhãn hiệu bao bì, sách báo, tạp chí,…đặc biệt là in vé số trong và
ngoài tỉnh.
* Mua bán trao đổi nguyên vật liệu ngành in như: giấy mực, bản kẽm in,…
* Nhận thiết kế, thực hiện tạo mẫu và các dịch vụ phục vụ ngành in.
2.3 Qui trình cơng nghệ:
- Cơng đoạn 1: Chế bản – vi tính
Bản thảo của khách hàng sau khi được ký hợp đồng, có lệnh sản xuất của phòng
điều độ sẽ được đưa vào bộ phận sắp chữ vi tính – phân màu theo yêu cầu của khách hàng.
Sau đó đưa sang Montage phơi bản lên bản kẽm thơng qua các loại hóa chất như: Ozalic,
PVA, phẩm tím,… Tiếp đó là các bản kẽm có in phim, in chữ,… được chuyển sang phân
xưởng máy in Offsette.
- Công đoạn 2: In máy
Bản kẽm được lắp vào các loại máy in Offsette (máy in cuồn 4/4 CROMONMAN,
máy in 2 màu tờ rời ROLAND,…) in các đơn đặt hàng với số lượng lớn. Nếu in lụa thì sẽ
in thủ cơng hình thức tạm thời khơng đẹp bằng in Offsette nhưng nó tiện lợi hơn, giá thành
đảm bảo được các đơn đạt hàng ít và đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận của công ty.
- Công đoạn 3: Thành phẩm
Sản phẩm dịch vụ từ phân xưởng máy in Offsette được chuyển qua phân xưởng
thành phẩm để xếp, cắt và đóng gói theo yêu cầu của khách hàng.
3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ mỗi phòng ban:
GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

24

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


Luận văn tốt nghiệp

Phân tích tình hình tài chính tại XN In Tổng Hợp Cần Thơ


3.1 Cơ cấu tổ chức:

Hình 1: Tỷ trọng trình độ học vấn Xí nghiệp in Tổng hợp Cần Thơ:
Cơ cấu tổ chức:
- Tổng số cán bộ cơng nhân viên hiện nay: 332 người
Trong đó:
+ Khối quản lý: 27 người
+ Nhân viên văn phòng và lao động phân xưởng: 305 người.
- Trình độ chun mơn:
+ Đại học chuyên ngành kinh tế: 50 người.
+ Cao đẳng kinh tế đối ngoại:
+ Trung học chuyên nghiệp:

3 người.
47 người.

+ Số nhân viên còn lại từ bậc 0 đến bậc 3.

GVHD: Nguyễn Thị Kim Phượng

25

SVTH: Dương Thị Minh Tuyền


×