Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Giải pháp phát triển ngành công nghiệp sữa trong điều kiện VN là thành viên của WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.03 KB, 65 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh
mẽ với tốc độ “thần tốc” kéo theo mức thu nhập, mức sống của người dân
cũng được cải thiện rõ rệt. Nếu trước đây thành ngữ “ăn no mặc ấm” là ước
mơ của nhiều người thì hôm nay, khi đất nước đã gia nhập WTO lại là “ăn
ngon mặc đẹp”. Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân,
nếu trước những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là
sữa đặc và sữa bột ( nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa Việt Nam đã có gần
20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia nhau một thị
trường tiềm năng với 80 triệu dân.Nhưng làm thế nào để phát huy những lợi
thế sẵn có lại là vấn đề không hề đơn giản .Bởi Việt Nam đã là một thành viên
của tổ chức thương mại thế giới WTO, có nghĩa là các doanh nghiệp sản xuất
sữa trong nước gặp phải sự cạnh tranh rất lớn của các doanh nghiệp nước
ngoài.Trong bối cảnh của sự cạnh tranh khốc liệt đó,các doanh nghiệp chế
biến sữa Việt Nam cũng đang rất nỗ lực để đứng vững trên thị trường.Mặc dù
có nhiều lợi thế nhất định như quy mô thị trường rộng lớn và còn nhiều tiềm
năng, nhu cầu về sữa của người dân ngày càng tăng cao do đời sống ngày
càng được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế đang ở mức cao nhưng bên
cạnh đó thách thức đạt ra cho các doanh nghiệp nước nhà cũng không hề
nhỏ.Việt Nam la một nước nằm trong vùng khí hậu ôn đới nên việc chăn nuôi
bò sữa gặp nhiều khó khăn,việc đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu là vấn đề nan
giải.Không những vậy người dân còn chưa có thói quen tiêu dùng sữa hàng
ngày và còn ít hiểu biết về mặt hàng sữa cũng là những trở ngại.Với những
khó khăn, thách thức đó việc có giải pháp phát triển ngành sữa phù hợp là rất
quan trọng.
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
1
Chuyên đề tốt nghiệp
Chính vì vậy,em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển ngành công
nghiệp sữa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO ” làm đề tài


cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.Bài chuyên đề của em có bố cục gồm 3
phần như sau :
Chương 1 :Một số vấn đề lý luận về sữa và ngành công nghiệp sữa
Chương 2 :Thực trạng phát triển của ngành sữa Việt Nam giai đoạn
2000-2008.
Chương 3 :Định hướng và giải pháp phát triển ngành sữa Việt Nam thời
kỳ hậu WTO.
Trong suốt quá trình làm chuyên đề em đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn
của các thầy cô giáo trong khoa, đăc biệt là thầy giáo hướng dẫn trực tiếp: TS
Nguyễn Ngọc Sơn.Bên cạnh đó cón có các cô, chú ,anh, chị của Vụ Kinh tế
Công nghiệp, đặc biệt là chuyên viên hướng dẫn Vũ Đình Đoàn đã giúp em
hoàn thành đề tài này.Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
MAI TUẤN ANH
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
2
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỮA VÀ
NGÀNH CÔNG NGHIỆP SỮA
I/ Ngành công nghiệp sữa Việt Nam
1.Một số vấn đề về ngành sữa
Công nghiệp chế biến sữa là một trong ít ngành công nghiệp ở Việt Nam
có trình độ công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại với trình độ tự động hóa
cao- phần lớn được trang bị từ các công ty nổi tiếng trên Thế giới.
Thị trường tiêu thụ trong nước đối với ngành sữa hiện nay là một thị
trường tiềm năng và rộng lớn.Các sản phẩm sữa sản xuất tại Việt Nam có thể
hướng tới xuất khẩu và vươn ra thị trường khu vực và thế giới, có thể cạnh
tranh với sản phẩm các nước ASEAN sau khi gia nhập AFTA. Điều này đã
được chứng tỏ khi thời gian qua các sản phẩm xuất khẩu của công ty sữa

Vinamilk đã tăng mạnh và dành được sự ưu ái của người dân các nước khác.
Một vấn đề còn tồn tại hiện nay là ngành sữa vẫn chưa đảm bảo được
một nguồn nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất.Ngành công nghiệp sữa có một
đặc trưng là nguồn nguyên liệu phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, đặc
biệt là khí hậu. Việt nam chúng ta không có được điều kiện khí hậu thuận lợi
như ở các nước xứ lạnh khác nên việc chăn nuôi bò sữa gặp khó khăn, đây là
nguyên nhân gây ra tình trạng nguồn cung nguyên liệu trong nước bị thiếu hụt
trầm trọng. Cho đến cuối năm 2006, nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào
trong nước chỉ đảm bảo khoảng 20%, những dự án nuôi bò thất bại đã khiến
nguồn cung đầu vào đã ít còn thêm khan hiếm (hai trung tâm nghiên cứu,
nuôi bò với quy mô lớn là Ba Vì – Hà Tây, Mộc Châu – Sơn La và một số
trung tâm nuôi bò sữa ở ven TP. HCM, các tỉnh lân cận), các nhà máy sữa chỉ
còn trông chờ vào 80% nguồn nguyên liệu nhập ngoại từ các nước Úc,
Newziland, Mỹ, Ấn Độ… và nguồn này hoàn toàn là sữa bột nguyên liệu
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
3
Chuyên đề tốt nghiệp
Như vậy có thể nói, tuy còn nhiều khó khăn những ngành công nghiệp
chế biến sữa Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng, và là hướng đi có
tính chiến lược của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
2.Đặc trưng của ngành sữa Việt Nam
Ngành công nghiệp chế biến sữa là ngành công nghiệp thực phẩm thiết
yếu phục vụ đời sống nhân dân. Các sản phẩm của ngành được chế biến từ
nguồn nguyên liệu chính là sữa động vật ( sữa bò, sữa dê) . Chính vì thế, sản
phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao thực sự cần thiết cho con người trong
suốt quá trình tồn tại từ khi sinh ra, trưởng thành và cho tới khi già yếu.
Ngành công nghiệp sữa cũng là một trong số các ngành có sự đòi hỏi cao
về công nghiệp chế biến cũng như về máy móc, thiết bị hiện đại nhằm tạo ra
một sản phẩm sữa có chất lượng và đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực

phẩm.
Trong khi ngành sữa là một ngành công nghiệp có lịch sử hành thành và
phát triển từ lâu đời thì ở Việt Nam đây lại là một ngành rất mới.Do đó, hàng
năm ngành công nghiệp sữa phải nhập khẩu một khối lượng nguyên liệu khá
lớn ( 80-85%) để phục vụ cho chế biến cũng nhu cung cấp nguyên liệu cho
một số ngành công nghiệp khác như công nghiệp bánh kẹo.
Ngành công nghiệp sữa cũng là một trong số các ngành có sự đòi hỏi cao
về công nghiệp chế biến cũng như vè máy móc, thiết bị hiện đại nhằm tạo ra
một sản phẩm sữa có chất lượng và đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Như vậy có thể nói, tuy còn nhiều khó khăn những ngành công nghiệp
chế biến sữa Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng, và là hướng đi có
tính chiến lược của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
4
Chuyên đề tốt nghiệp
quốc tế.Sản phẩm của ngành công nghiệp sữa có xu hướng tăng dần tỷ trọng
trong tổng giá trị sản phẩm toàn ngành công nghiệp chế biến.
3.Vai trò của ngành sữa :
3.1. Đối với đời sống
Đối với đời sống người dân ở các nước phát triển thì các sản phẩm sữa là
một trong những sản phẩm thiết yếu nhất không thể thiếu được trong khẩu
phần dinh dưỡng hàng ngày, vì thế mức tiêu thụ sữa ở đây là rất lớn.Các sản
phẩm chế biến từ sữa là nguồn dinh dưỡng cao cần thiết cho quá trình phát
triển của con người từ khi sinh ra cho tới khi lớn lên.Nguồn dinh dưỡng này
sẽ cho con người đầy đủ sức khỏe, sự thông minh sáng suốt và cả việc cải tạo
giống nòi.Sữa giúp người Việt Nam cao hơn, thông minh hơn.
Việt Nam dù đã chấm dứt chiến tranh từ lâu, hòa bình đã lập lại nhưng
xã hội chúng ta vẫn còn tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân còn
thấp ,thể chất người Việt Nam còn yếu, tuổi thọ trung bình chưa cao.Nguyên

nhân chính là do vấn đề dinh dưỡng chưa được đảm bảo và chưa được phân
bố đều trên mọi nơi.Mới chỉ một bộ phận dân cư thành thị có đủ điều kiện để
đảm bảo dinh dưỡng hằng ngày,còn phần lớn dân cư nông thôn còn phải lo
từng bữa ăn nên vấn đề đảm bảo chất dinh dưỡng là một khái niệm xa lạ.
Hiện nay, khi xã hội đã phát triển, đời sống người dân được cải thiện,
ngành công nghiệp sữa đã được nhìn nhận với vai trò ngày càng quan trọng
trong việc góp phần nâng cao thể lực và tuổi thọ người dân.
Bảng 1 : Tuổi thọ trung bình người dân Việt Nam
Năm Tuổi thọ trung bình
2005 71 tuổi
2006 71,3 tuổi
2008 71,8 tuổi
Nguồn : Bộ Y tế
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
5
Chuyên đề tốt nghiệp
Quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, đến nguồn sữa cung cấp hàng ngày
cho mỗi người dân đã góp phần gia tăng tuổi thọ trung bình người dân từ 71
tuổi năm 2005 lên 71,8 tuổi năm 2008.Bên cạnh đó, một điều đáng kể là chiều
cao trung bình của thanh niên và người trưởng thành đã được cải thiện đáng
kể, trong đó chiều cao trung bình của thanh niên từ 18-19 tuổi tăng 4,5 cm so
với lứa tuổi này cách đây 25 năm.Chính vấn đề cung cấp đủ nguồn sữa một
phần cho người dân đã tạo nên những kết quả tích cực này đối với đời sống
dân Việt Nam.
Thái Lan là quốc gia có chính sách vận động người dân uống sữa tươi
nên lượng sữa tiêu thụ bình quân đầu người ở nước này đạt tới 22
lít/người/năm, trong khi ở Việt Nam chỉ có 6 lít/người/năm. Nhiều nước trên
thế giới đã có cách thức hay giải quyết tình trạng đói sữa, khát sữa dẫn đến
SDD ở trẻ em. Ví như, người Nhật chăm sóc thế hệ tương lai bằng chương
trình uống sữa tại trường học; nước Mỹ có hàng chục triệu bữa ăn trưa, ăn

sáng miễn phí; ở Anh nhiều tổ chức sức khỏe và trường học giúp đỡ những
gia đình có thu nhập thấp đăng ký vào chương trình uống sữa miễn phí... Ở
nước ta, những chương trình tương tự chưa nhiều nên ngoài việc tuyên truyền
giáo dục và tổ chức uống sữa giữa giờ ở trường học để uống sữa trở thành
thói quen của cộng đồng, rất cần thiết phải kêu gọi sự đóng góp của cộng
đồng. Đi tiên phong trong việc này là Quỹ một triệu ly sữa cho trẻ em nghèo
Việt Nam được Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Công ty sữa Vinamilk sáng
lập từ tháng 7 năm 2008, với số tiền tối thiểu là 3 tỷ do công ty này hỗ trợ và
mỗi người khi mua một hộp sữa Vinamilk đã đóng góp cho Qũy 60 đồng.
Mục tiêu của Quỹ là giúp khoảng 50 nghìn trẻ em nghèo có sữa uống miễn
phí trong 10 ngày, mỗi em được nhận trung bình 20 hộp. Trong tháng 7, Quỹ
đã tặng sữa cho 16 nghìn trẻ ở Đà Nẵng, Đắc Lắc, Cần Thơ, Bến Tre, TP Hồ
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Chí Minh, trong tháng 8 Quỹ sẽ mang 1 triệu hộp sữa đến với trẻ em ở Hà
Nội, Hải Phòng, Cao Bằng.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là không bị đói sữa-khát sữa, là
điều kiện tiên quyết để đảm bảo những yếu tố phát triển về chiều cao và tăng
tuổi thọ người dân.Bởi thế, vai trò của ngành sữa đối với đời sống là rất cần
thiết và quan trọng.
3.2.Đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Công nghiệp chế biến sữa là một trong những ngành thuộc công nghiệp
chế biến có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế Việt Nam.
Phát triển công nghiệp chế biến sữa sẽ góp phần thúc đẩy một số ngành
nghề khác phát triển như ngành chăn nuôi, mía đường… thông qua mối liên
kết ngược xuôi, gián tiếp.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp sữa nếu phát triển tốt cũng góp phần
tăng việc làm cho hàng vạn lao động ở khu vực nông thôn.Việt Nam là một
nước thuần nông nên lao động nông nghiệp là chủ yếu và luôn trong tình

trạng dư thừa lao động.Khi ngành công nghiệp sữa phát triển tạo điều kiện
cho chăn nuôi phát triển,những mô hình phát triển trang trại chăn nuôi bò sữa
có nhiều điều kiện thuận lợi , từ đó giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động
trong nông nghiệp chăn nuôi bò sữa.Như vậy, sự phát triển ngành chăn nuôi,
tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn sẽ góp phần tăng thu nhập
cho người nông dân, làm tăng cầu hàng công nghiệp cũng như các nhu cầu về
hàng hóa khác. Khi đó tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành chế
biến sữa và một số ngành khác, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây
chính là tác động ngược khi chúng ta phát triển ngành công nghiệp chế biến
sữa.
Không những thế phát triển công nghiệp sữa góp phần xóa đói giảm
nghèo ở nông thôn,thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
7
Chuyên đề tốt nghiệp
nghiệp.Một yếu tố tích cực nữa mở ra khi các doanh nghiệp chế biến sữa
trong nước phát triển, đó là có thể thay thế được hoạt động nhập khẩu một
cách hiệu quả cũng như tăng cường khả năng xuất khẩu,đem về một lượng
ngoại tệ lớn phục vụ các hoạt động khác của xã hội.
II. Các nhân tố tác động đến phát triển ngành sữa.
1.Dự báo thị trường
Dự báo thị trường là một nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của
ngành sữa nói riêng và của nền kinh tế nói chung.Dự báo được thị trường sẽ
tạo điều kiện cho sự phát triển các sản phẩm sữa cũng như mức sản xuất sữa
đáp ứng nhu cầu trong hiện tại và tương lai.Kể từ năm 1990, nhu cầu tiêu
dùng các sản phẩm sữa có xu hướng gia tăng nhanh chóng, tạo cơ hội cho
ngành sữa mở rộng quy mô sản xuất cũng như cho ra đời nhiều chủng loại,
mẫu mã sản phẩm mới đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường.
Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sữa giai đoạn 2000-2010 được dự
báo như sau :

Chỉ số Đơn vị Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Tốc độ
tăng bình
quân
( % năm)
Dân số Người 77.685.500 83.352.000 88.758.000 1,34
Nhu cầu tiêu
thụ sữa (quy ra
sữa tươi)
Tấn 460.000 644.000 901.600 6,9
Mức tiêu thụ
bình
quân/người
Kg(lít)/ng 5,9 7,73 10,16
Nguồn : Vụ Công Nghiệp- Bộ Kế hoạch và đầu tư
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Hiện tại mức tiêu dùng sữa bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp
so với các nước trên thế giới và khu vực.Trong 10 năm tới, tiêu dùng sữa của
thị trường nội địa gia tăng theo đà phát triển của nền kinh tế.Dự báo GDP
bình quân đầu người năm 2010 sẽ gấp đôi năm 2000, mức tiêu dùng sữa năm
2010 sẽ là 10 lít/người .Nhu cầu sữa cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
năm 2010 khoảng 1,3 tỷ lít sữa.Và dự báo đến năm 2020 mức tiêu thụ sữa
theo đầu người sẽ tăng gấp 2 lần năm 2010, đạt khoảng 20 lít/ người.
2.Về giống:
Trong chăn nuôi bò sữa cũng như các loại gia súc khác giống là tiền đề.
Đối với chăn nuôi bò sữa ở nước ta thì con giống càng đặc biệt quan trọng.
Việt Nam vốn không có giống bò sữa bản địa nào. Chăn nuôi bò sữa đang là
vấn đề thời sự hiện nay. Liệu chúng ta có thể hay có nên nuôi thuần chủng

những giống bò sữa cao sản có nguồn gốc ôn đới hay không? Liệu chúng ta
có thể hay có nên tạo ra được những loại bò sữa phù hợp với hoàn cảnh của
Việt Nam không? Con giống nào có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho
người nông dân Việt Nam? Với mục tiêu có được 200 000 con bò sữa vào
năm 2010 nhằm thoả mãn khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ sữa trong nước, hiện
nay Việt Nam đang có xu hướng nhập ồ ạt các loại bò sữa gốc ôn đới có năng
suất cao vào nuôi ở các địa phương khác nhau trong nước. Điều này liệu có
bền vững về mặt kỹ thuật và kinh tế không? Trả lời những câu hỏi này không
hề đơn giản, nhưng những bài học và kinh nghiệm nuôi thích nghi bò sữa ở
nước ta và các nước nhiệt đới khác trong thời gian qua là hết sức quan trọng,
rất đáng để chúng ta xem xét nghiêm túc lúc này nhằm tránh duy ý chí, phiêu
lưu, mạo hiểm và trả giá đắt trong công tác giống bò sữa.
Hiện nay ở Việt Nam có những giống bò sữa:
Giống bò sữa Hà Lan thuần (HF): trên 30 năm nay, bò Hà Lan thuần đã
được nuôi ở hai cao nguyên Mộc Châu và Lâm Đồng, nơi có nhiệt độ BQ
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
9
Chuyên đề tốt nghiệp
trong năm trên dưới 20
o
C. Năng suất sữa bò HF nuôi tại Việt Nam hiện nay
khoảng 4000 - 5000 kg/ck. Gần đây, do nhu cầu phát triển nhanh đàn bò sữa,
một số tỉnh như Tuyên Quang, Sơn La, Tp. HCM, Cần Thơ, An Giang, Nghệ
An, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Hà Nam... đã nhập bò HF thuần từ Australia về
nuôi. Việc nuôi bò HF thuần ở những vùng thấp đang được tiếp tục theo dõi
để đánh giá sự thích nghi và rút ra những điều kiện cần thiết cho việc nuôi bò
HF thuần ở vùng nóng, ẩm. Bò HF hiện nay là giống chủ lực để lai tạo bò sữa
ở nước ta.
- Giống bò Jersey thuần: Bò Jersey thuần mới được nhập từ Mỹ về Việt
Nam cuối tháng 12/2001, đang trong giai đoạn nuôi thích nghi. Tuy nhiên

việc dùng tinh bò Jersey trong lai tạo bò sữa đã được thực hiện trước đây ở
một số nơi.
- Các loại hình bò sữa lai giữa bò HF với bò lai Zebu: Hiện nay đã có
nhiều thế hệ lai F1, F2, F3, F4... giữa bò HF với bò lai Zêbu.
+ Bò lai F1 1/2 máu HF: năng suât sữa BQ trên 1 bò vắt sữa 3000 - 3500
kg/ck, tỷ lệ bơ 3,9 - 4,0%.
+ Bò lai F2 3/4 máu HF: năng suất sữa BQ 3800 - 4200 kg/con/ck.
+ Bò lai F3 7/8 máu HF: năng suất sữa có thể cao hơn F1, F2 nếu điều
kiện chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý, phòng trừ dịch bệnh... phù hợp và tạo môi
trường thuận lợi cho bò có tỷ lệ máu HF cao (chống nóng, ẩm).
- Ngoài các giống ngoại thuần và các loại hình bò sữa lai HF nói trên,
hiện ở một số nơi vẫn còn sử dụng bò lai Sind, lai Sahiwal để lấy sữa
nhưng số lượng rất ít vì năng suất sữa những loại bò này thấp, dùng
làm bò sữa hiệu quả không cao.
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
10
Chuyên đề tốt nghiệp
3. Xu hướng hội nhập quốc tế và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của
ngành:
Theo lịch trình thực hiện AFTA, và cam kết khi ra nhập WTO, đối với
ngành sữa,Chính phủ thực hiện cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu xuống còn
20% năm 2003,15% năm 2004, và 5% năm 2006.Như vậy ngành sản xuất sữa
trong nước sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh rất mạnh bởi hàng nhập khẩu của
các nước trong khu vực.Tuy nhiên Việt Nam và các nước khu vưc Đông Nam
Á thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, không co truyền thống chăn nuôi bò sữa
thuàn máu cho năng xuất cao.Trong tương lai Việt Nam và các nước trong
khu vực phải nhập sữa bột nguyên liệu về chế biến.Do đó xét về lợi thế
nguyên liệu, Việt Nam và các nước ASEAN không có nước nào có khả năng
vượt trội.
Nét đặc trưng nhất của quá trình toàn cầu hóa là sự lien kết ngày càng

chặt chẽ giữa các loại hình thị trường (thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ,
thị trường vốn cà thị trường lao động…). Thông qua việc cắt giảm, tiến tới
xóa bỏ các rào cản đang tồn tại giữa các nước( bao gồm hàng rào thuế quan
và phi thuế quan) để tạo điều kiện cho hàng hóa được giao lưu tự do giữa các
nước, tiến dần tới các thị trường khu vực thống nhất và thị trường thế giới vận
hành theo quy chế WTO.
Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào
cũng chịu sự tác động của hai mặt: tích cực và tiêu cực.
- Những tác động tích cực là:
+ Khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử, tạo dựng được thế và lực
trong thương mại quốc tế.
+ Được hưởng những ưu đãi thương mại, tạo dựng được môi trường phát
triển kinh tế.
+ Mở rộng thị trường và thu hút vốn đầu tư
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
11
Chuyên đề tốt nghiệp
+ Thúc đẩy cải cách trong nước do sức ép về cạnh tranh và cam kết quốc
tế làm phải đẩy nhanh tiến trình cải cách tgrong nước nhằm tránh nguy cơ tụt
hậu
+ Về phía người tiêu dùng có thể được lợi do giá cả rẻ hơn và chủng loại
sản phẩm đa dạng hơn.
- Những tác động tiêu cực:
+ Hàng hóa và dịch vụ trong nước chịu áp lực cạnh tranh của hàng hóa
và dịch vụ nước ngoài có thể làm điêu đứng và phá sản hàng loạt các doanh
nghiệp trong nước, nếu các doanh nghiệp này không sẵn sang các biện pháp
ứng phó.
+ Lợi ích trực tiếp của nhà nước là nguồn thu thuế nhập khẩu sẽ bị giảm
do giảm thuế xuất nhập khẩu.
+ Toàn cầu hóa sẽ dẫn tới sự kệ thuộc ngày càng tăng của nền kinh tế đất

nước vào sự ổn định của nền kinh tế thế giới và tầm ảnh hưởng của các nước
phát triển.
+ Tạo nhiều biến động về hệ thống chính sách kinh tế thương mại, tập
trung lớn nhất là các chính sách thuế và phi thuế quan ( bao gồm chính sách
thuế và phi thuế theo đãi ngộ tối huệ quốc MFN, đãi ngộ quốc gia NT, chế độ
hạn ngạch thuế quan, biện pháp cán cân thanh toán, quyền tự vệ và quy chế
xuất xứ, quy chế chông bán phá giá, các rào can kỳ thuật…)
III. Những cam kết của Việt Nam về ngành sữa trong khuôn khổ WTO.
1. Quy định
Việc gia nhập WTO sẽ đưa ngành chế biến sữa vào cuộc cạnh tranh mới
quyết liệt hơn. Nguyên nhân chủ yếu do nhiều nước trong cộng đồng tổ chức
WTO đang sản xuất sữa với giá thành cực rẻ. Đây là những nước được thiên
nhiên ưu đãi phù hợp với qui mô chăn nuôi bò sữa công nghiệp, chi phí rất
thấp.
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
12
Chuyên đề tốt nghiệp
Họ có những cánh đồng cỏ mênh mông, không phải đầu tư nhiều, việc
chăn thả không tốn nhiều công sức và thu hoạch cũng như bảo quản theo
hướng công nghiệp. Như vậy, không chỉ chi phí sản xuất thấp, năng suất cao,
mà chất lượng sản phẩm của họ đảm bảo tuyệt hảo, nếu không có lộ trình
giảm thuế nhập khẩu thỏa đáng thì sản xuất trong nước sẽ khó cạnh tranh.
2. Chính sách về thuế.
Cam kết với WTO
TT Ngành hàng/Mức thuế suất
Thuế
suất
MFN
Thuế suất
khi gia nhập

Thuế suất
cuối cùng
Thời gian
thực hiện
- Sữa nguyên liệu 20 20 18 2 năm
- Sữa thành phẩm 30 30 25 5 năm

Bảng4: Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu sữa
Theo lộ trình cam kết với WTO, VN chỉ cắt giảm thuế nhập khẩu các
loại sữa thành phẩm 5% trong vòng năm năm tới, mức thuế còn lại vẫn khá
cao với 25%. Riêng nguyên liệu sữa bột, hiện VN phải nhập khẩu khoảng
80%, tuy thuế nhập khẩu sẽ giảm ngay trong hai năm tới nhưng cũng chỉ giảm
có 2%, còn 18%.
Đặc biệt từ ngày 9/3/2009 mức thuế suất mới thuế nhập khẩu ưu đãi
của một số nhóm mặt hàng sữa thuộc nhóm 0401 và 0402 sẽ là sữa và kem
chưa cô đặc, chưa pha thêm đường hoặc các chất ngọt khác tăng từ mức 5%
hiện hành lên 15%.
Sữa dạng bột, hạt hoặc các thể rắn khác, loại chưa pha thêm đường hoặc
chất ngọt khác tăng từ 3% lên 10%; loại khác tăng từ 7% lên 20%
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
13
Chuyên đề tốt nghiệp
3. Những chính sách ưu đãi của Nhà nước
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến sữa thời gian qua đã
nhận được sự quan tâm rất lớn của Nhà nước, nhất là sau khi Việt Nam ra
nhập WTO,có thế thấy những chính sách đó là:
3.1.Chính sách khuyến khích đầu tư
Khuyến khích đầu tư cho vùng chăn nuôi bò sữa như cho vay ưu đãi, bảo
hiểm cho nông dân vùng chăn nuôi bò sữa , lấy lãi công nghiệp bù đắp cho
nông nghiệp để khuyến khích chăn nuôi bò sữa.Chủ trang trại được thuê đất

lâu dài để trồng cỏ, cho nông dân chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả
sang trồng cỏ như miễn thuế đất nông nghiệp từ 5-7 năm.
Đối với người lập trang trại nuôi bò, đầu tư không thu hồi 1 bò đực
giống, cấp 1 kg hạt cỏ giống cho trang trại quy mô 15 bò cái sinh sản trở lên ;
chi phí xây dựng chuồng trại ban đầu được hỗ trợ 100% lãi suất 3 năm đầu.
3.2. Chính sách huy động vốn
Chính sách huy động vốn khuyến khích được vay vốn tín dụng đầu tư
cho các nhà máy chế biến sữa mới. Các thủ tục vay cần được cải tiến mạnh
mẽ hơn để giúp các doanh nghiệp phát huy quyền chủ động, tự chủ về tài
chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng trong việc huy động và sử
dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển.Ngoài ra còn tạo điều kiện đầu tư
vốn ngân sách cho công tác đào tạo và khuyến nông.
Nguồn vốn được huy động từ vốn ngân sách và vốn của các doanh
nghiệp.Nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư vào xây dựng các trung tâm
giống, các trung tâm nghiên cứu sản xuất tinh, các viện nghiên cứu và đào tạo
đội ngũ gieo tinh viên, các trường để đạo tạo nguồn nhân lực cho ngành
sữa.Nguồn vốn của các doanh nghiệp tập trung vào việc đầu tư phát triển
năng lực chế biến, ứng vốn hỗ trợ một phần vốn cho người chăn nuôi, đầu tư
xây dựng các trạm thu mua sữa tại các khu vực, xây dựng đội ngũ cán bộ phát
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
14
Chuyên đề tốt nghiệp
triển nguồn nguyên liệu.
Cũng trong chính sách huy động vốn sẽ nhằm huy động tối đa mọi
nguồn vốn trong xã hội như vốn tín dụng, vốn thuộc các chương trình của nhà
nước, huy động từ việc bán trái phiếu, cổ phiếu, vốn FDI, ODA cho việc đầu
tư các dự án chế biến sữa cũng như các dự án đầu tư phát triển vùng nguyên
liệu.Dự kiến nguồn vốn từ ngân sách và các chương trình của Nhà nước cho
phát triển vùng đàn bò sữa khoảng 10%;vốn tín dụng để xây dựng các nhà
máy chế biến và phát triển vùng nguyên liệu tập trung: 50%;vốn đầu tư từ các

thành phần kinh tế và doanh nghiệp: 40%.
Bảng 4:Tổng hợp vốn đầu tư cho phát triển ngành sữa đến năm 2010:
TT Hạng mục
Đến năm 2005 (tỷ
đồng)
Đến năm 2010
(tỷ đồng)
1 Phát triển nguyên liệu làm thức ăn
chăn nuôi bò
45 100
2 Vốn cho phát triển đàn bò 1.000 1.000
3 Vốn cho các trạm thu mua sữa 51,2 101,6
4 Vốn đầu tư xây dựng các nhà máy
sữa
901,25 993,75
Tổng cộng 1997,45 2195,35
3.3. Chính sách công nghệ
Đối với ngành sữa, để phát triển và có thể hướng ra sản phẩm xuất khẩu
thì việc cải tiến và không ngừng nâng cao công nghệ thiết bị máy móc là một
điều tiên quyết. Theo đó sẽ khuyến khích áp dụng công nghệ mới, tiên tiến
vào ngành sữa nhằm mục đích tiến kịp với các nước trong khu vực và thế
giới, tránh nguy cơ tụt hậu. Áp dụng công nghệ mới tiên tiến trong sản xuất
sữa, đảm bảo cho quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm được an toàn khi mở
rộng công nghệ sản xuất của các nhà máy.
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
15
Chuyên đề tốt nghiệp
Bên cạnh đó cũng ưu tiên cho các công trình nghiên cứu ứng dụng công
nghệ mới vào sản xuất sữa ( bằng vốn vay ưu đãi, trả chậm hoặc kéo dài thời
gian vay với lãi suất thấp, miễn thuế trong thời gian thử nghiệm và bắt đầu áp

dụng vào sản xuất…) Xây dựng mỗi địa phương một cơ sở sản xuất, cung cấp
giống F1 và một trang trại kiểu mẫu để làm nơi huấn luyện, chuyển giao kỹ
thuật, tham quan, trình diễn cho người chăn nuôi bò sữa.
Ngành công nghiệp sữa là một trong những ngành được Nhà nước đầu tư
nhiều vốn vào đổi mới trang thiết bị máy móc nhất trong ngành công nghiệp
và vấn đề này sẽ luôn là một chính sách ưu tiên trong bất kỳ thời điểm nào
trong những chính sách của Nhà nước.
III/ Sự cần thiết thúc đấy phát triển ngành sữa trong điều kiện Việt Nam
là thành viên của WTO.
1. Do tầm quan trọngcủa ngành sữa đối với kinh tế - xã hội
Ngành công nghiệp chế biến sữa là một ngành có vai trò quan trọng
trong cuộc sống, nhằm nâng cao khả năng dinh dưỡng cho từng đối tượng, lứa
tuổi khác nhau cũng như có tác động mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế
nói chung và thúc đấy các ngành khác cùng phát triển theo.Có thể nói ngành
công nghiệp sữa là đòn bẩy thúc đẩy cho sự phát triển của người Việt
Nam,đồng thời góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Tình trạng thể lực của người dân Việt Nam còn khá thấp so với các nước
trong khu vực và trên Thế giới. Chú trọng phát triển ngành công nghiệp chế
biến sữa trong nước sẽ đưa người dân tiếp cận gần hơn với nguồn dinh dưỡng
đảm bảo, góp phần nâng cao thể trạng nòi giống người Việt Nam.
Bên cạnh ý nghĩa đối với xã hội, việc thúc đẩy phát triển ngành sữa sẽ
tạo nên hiệu ứng tích cực đối với các ngành khác như tạo điều kiện ngành
chăn nuôi bò sữa phát triển, làm chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ thuần canh
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
16
Chuyên đề tốt nghiệp
sang đa canh, góp phần tích cực vào chương trình xóa đói giảm nghèo của
khu vực nông thôn, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp.
2. Do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ bên ngoài
Sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN năm 1995, tham gia

AFTA và gần đây nhất là gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt
Nam chịu sự canh tranh rất lớn của các doanh nghiệp nước ngoài và ngành
công nghiệp sữa cũng vấp phải nhũng sự cạnh tranh như vậy.Giai đoạn hậu
WTO có khả năng các công ty nước ngoài sẽ đầu tư nhà máy mới, hoặc gia
công ngay tại các nhà máy trong nước, do vậy xu hướng giảm giá sẽ là rất
lớn.Trong khi đó, nguồn cung cấp sữa tươi trong nước hiện còn mang tính cá
thể của các hộ nông dân , chưa được đầu tư sâu về kỹ thuật ( chăn nuôi, bảo
quản, vệ sinh,phòng bệnh, thức ăn…), những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến giá
thành sản phẩm.Điều này dẫn đến những bất lợi trong cạnh tranh giữa nguồn
cung ứng sữa tươi trong nước với nguyên liệu sữa ngoại nhập.Khi đó, áp lực
sẽ đè nặng nhà sản xuất nội địa khi người tiêu dùng có thể lựa chọn những sản
phẩm ngoại nhập khác hấp dẫn hơn.Vì thế tìm ra giải pháp để khắc phục
những khó khăn này là việc cần làm ngay đối với các doanh nghiệp sữa Việt
Nam.
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
17
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
SỮA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2008
I/ Quy trình hình thành và phát triển ngành sữa Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển
Việt Nam vốn không có ngành chăn nuôi trâu bò sữa truyền thống nên
không có các giống trâu bò sữa chuyên dụng đặc thù nào. Chăn nuôi bò sữa
xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ XX. Trải qua những năm
tháng khó khăn của đất nước, ngành chăn nuôi bò sữa đã đóng góp đáng kể
trong việc đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cho sự phát triển của đất
nước. Tuy nhiên ngành chăn nuôi bò sữa mới chỉ thực sự trở thành ngành sản
xuất hàng hóa từ những năm 1990 trở lại đây.
Dưới đây là những mốc lịch sử đáng nhớ của ngành chăn nuôi bò sữa
Việt Nam:

* 1920-1923
Người Pháp đã đưa các giống bò chịu nóng như bò Red Sindhi (thường
gọi là bò Sin) và bò Ongle (thường gọi là bò Bô) vào Tân Sơn Nhất, Sài Gòn
và Hà Nội để nuôi thử và lấy sữa phục vụ người Pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên
số lượng bò sữa thời đó còn ít (khoảng 300 con) và năng xuất sữa thấp (2-3
kg/con/ngày).
*1937-1942
Lúc này miền Nam đã hình thành một số trại chăn nuôi bò sữa ở Sài
Gòn-Chợ Lớn, mỗi ngày sản xuất được hàng nghìn lít sữa và tổng sản lượng
sữa đạt trên 360 tấn/năm. Có 6 giống bò sữa đã được nhập vào miền Nam là
Jersey, Ongole, Red Sindhi, Tharpara, Sahiwal và Haryana. Cũng ở miền
Nam trong giai đoạn này, Chính phủ Australia đã giúp đỡ xây dựng Trung
tâm bò sữa thuần Jersey tại Bến Cát với số lượng 80 bò cái, nhưng do điều
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
18
Chuyên đề tốt nghiệp
kiện chiến tranh Trung tâm này sau đó đã giải thể. Bò lai hướng sữa và bò sữa
nhiệt đới về sau được nuôi tại Tân Bình, Gò Vấp, Thủ Đức tại những trại bò
sữa do tư nhân quản lý với qui mô nhỏ từ 10-20 con, sản xuất sữa tươi cung
cấp cho các nhà hàng và trực tiếp cho người tiêu dùng là chính.
*1954-1960
Ở miền Bắc, Nhà nước bắt đầu quan tâm đến phát triển chăn nuôi, trong
đó có bò sữa. Các Nông trường quốc doanh được xây dựng như Ba Vì (Hà
Tây), Mộc Châu (Sơn La), Than Uyên (Nghĩa Lộ), Tam Đường (Lào Cai),
Hữu Nghị (Quảng Ninh), Hà Trung (Thanh Hoá)... cùng với các trạm trại
nghiên cứu về giống và kỹ thuật chăn nuôi bò sữa. Năm 1960, giống bò sữa
lang trắng đen Bắc Kinh lần đầu tiên đã được đưa vào Việt Nam nuôi thử
nghiệm tại Ba Vì, Sa Pa và Mộc Châu. Đến thập kỷ 70, Việt Nam đã được
Chính phủ Cu Ba viện trợ 1000 con bò sữa Holstein Friesian (HF) về nuôi thử
nghiệm tại Mộc Châu. Đồng thời chính phủ Cu Ba cũng đã giúp ta xây dựng

Trung tâm bò đực giống Moncada để sản xuất tinh bò đông lạnh.
*Những năm 70
Miền Nam cũng đã nhập một số trâu sữa Murrah từ Ấn Độ. Số trâu
này được nuôi ở Phùng Thượng, Sông Bé và một số nới khác. Tuy nhiên,
chăn nuôi trâu sữa tỏ ra chưa phù hợp với điều kiện của Việt Nam và vì thế
đến nay số lượng trâu Murrah còn lại không nhiều. Từ năm 1976 một số bò
sữa HF được chuyển vào nuôi tại Đức Trọng (Lâm Đồng). Bên cạnh đó
phong trào lai tạo và chăn nuôi bò sữa cũng được phát triển mạnh thêm ở các
tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, cho đến những năm
đầu thập kỷ 1980, đàn bò sữa của Việt Nam chỉ được nuôi tại các nông trường
quốc doanh và các cơ sở trực thuộc sở hữu Nhà nước. Quy mô các nông
trường quốc doanh thời đó phổ biến là vài trăm con, quy mô lớn nhất là Nông
trường Mộc Châu với khoảng 1000 con. Do còn nhiều hạn chế về kinh
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
19
Chuyên đề tốt nghiệp
nghiệm chăn nuôi, cơ chế quản lý không phù hợp, điều kiện chế biến và tiêu
thụ sữa khó khăn nên nhiều nông trường đã phải giải thể do chăn nuôi bò sữa
không có hiệu quả. Đàn bò sữa cũng vì thế mà giảm sút nhanh chóng.
*1985-1987
Đồng thời với việc nuôi bò thuần nhập nội, chương trình lai tạo bò sữa
Hà-Ấn (HFx Lai Sin) cũng được triển khai song song với chương trình Sin
hoá đàn bò Vàng nội. Trong thời gian 1985-1987 Việt Nam nhập bò Sin (cả
bò đực và bò cái) từ Pakistan về nuôi ở nông trường Hữu nghị Việt Nam-
Mông Cổ và Trung tâm tinh đông lạnh Moncada (Ba Vì, Hà Tây). Đồng thời
năm 1987, bò Sahiwal cũng đã được nhập từ Pakistan về nuôi tại Trung tâm
tinh đông lạnh Moncada và Nông trường bò giống miền Trung (Ninh Hoà,
Khánh Hoà). Những bò Sin và Sahiwal này đã được dùng để tham gia chương
trình Sin hoá đàn bò Vàng Việt Nam nhằm tạo ra đàn bò Lai Sin làm nền cho
việc gây HF khác nhau tuỳ theo thế hệ lai: F1 (1/2 HF), F2 (3/4 HF), F3 (7/8

HF) hay F2 (5/8 HF).
Trong thời gian trên Việt Nam cũng đã nhập tinh đông lạnh bò Jersey và
Nâu Thuỵ Sĩ dùng để lai với bò cái Lai Sin (LS), bò Vàng và bò cái lai F1, F2
(HF x LS). Tuy nhiên do năng suất sữa của con lai kém xa so với bò lai với bò
Holstein, hơn nữa do màu lông không hợp với thị hiếu của người nuôi, nên
việc lai tạo với bò này không có hướng phát triển thêm.
* 1986-1999
Từ năm 1986 Việt Nam bắt đầu phong trào Đổi mới và chỉ sau 3 năm từ
một nước thiếu lương thực Việt Nam đã có lương thực xuất khẩu. Kinh tế
phát triển đã tạo ra nhu cầu dùng sữa ngày càng tăng. Do vậy, đàn bò sữa ở
TP HCM, các tỉnh phụ cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, ngoại
thành Hà Nội và các tỉnh phụ cận cũng tăng nhanh về số lượng. Từ năm 1986
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
20
Chuyên đề tốt nghiệp
đến 1999 đàn bò sữa tăng trưởng trung bình 11%/năm. Phong trào chăn nuôi
bò sữa tư nhân đã hình thành và tỏ ra có hiệu quả.
*Năm 2001
Chính phủ đã có chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành sữa của Việt
Nam với việc thông qua Quyết định 167/2001/QĐ/TTg về chính sách phát
triển chăn nuôi bò sữa trong giai đoạn 2001-2010. Theo chủ trương này từ
năm 2001 đến 2004 một số địa phương (TP Hồ Chí Minh, An Giang, Bình
Dương, Thanh Hoá, Tuyên Quang, Sơn La, Hoà Bình, Hà Nam, …) đã nhập
một số lượng khá lớn (trên 10 nghìn con) bò HF thuần từ Australia, Mỹ, New
Zealand về nuôi. Một số bò Jersey cũng được nhập từ Mỹ và New Zealand
trong dịp này.
Nguồn: Cục Nông nghiệp (2005), Cục Chăn nuôi (2006)
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
21
Chuyên đề tốt nghiệp

Trong tổng đàn bò sữa trong cả nước hiện có, trên 75% tập trung ở TP
Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận như Đồng Nai, Bình Dương và Long An
v.v..., khoảng 20% ở các tỉnh phía Bắc, dưới 2% ở các tỉnh miền Trung và
trên 2% ở Tây Nguyên. Hiện tại, trong cơ cấu giống đàn bò sữa cả nước bò
HF thuần chiếm khoảng 10% và bò lai chiếm khoảng 90%. Chăn nuôi bò sữa
hiện tại chủ yếu là các hộ gia đình (95%), ngoài ra có một số ít cơ sở chăn
nuôi Nhà nước và liên doanh.
Nhìn chung, ngành chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh từ đầu những năm
1990 đến 2004, nhất là từ sau khi có Quyết định 167 nói trên. Tuy nhiên, hiện
tại tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng
20-25% lượng sữa tiêu dùng, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Sau một
số năm phát triển quá nóng, từ năm 2005 sự phát triển của ngành chăn nuôi
bò sữa cũng đã chững lại và bộc lộ một số khó khăn, yếu kém mới, nhất là
trong vấn đề tổ chức quản lý vĩ mô ngành hàng và tổ chức quản lý sản xuất
các cơ sở chăn nuôi “hiện đại” có quy mô lớn.
Nhìn chung, Việt Nam phát triển ngành sữa từ những năm 1970, nhưng
tốc độ phát triển chậm.Tới năm 1980, mức tiêu thụ sữa chỉ đạt ,
3kg/người/năm ; đối với thị trường sữa thế giới thì mức tiêu thụ này xem như
con số 0.Tuy nhiên, từ 0,5kg/người/năm vào năm 1990 và tăng dần cho đến
hiện nay, mức tiêu thụ sữa của người Việt ước đạt 7kg/người/năm, dù tháp
hơn so với thế giới và khu vực nhưng lại có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng.
2.Các điều kiện phát triển ngành sữa Việt Nam
Để phát triển ngành sữa, Việt Nam chúng ta cũng cần phải có những
điều kiện phát triển riêng gắn với tình hình thực tế , khí hậu cũng như nguồn
nguyên liệu ở nước ta.
Đó là phát triển công nghiệp sữa cần gắn chặt với việc phát triển đàn bò
sữa nhằm tăng dần tỷ lệ tự túc nguyên liệu trong nước, giảm tỷ lệ sữa bột
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
22
Chuyên đề tốt nghiệp

nguyên liệu nhập khẩu.Do đó, các cơ sở sản xuất sữa phải có chương trình
đầu tư cụ thể vào việc phát triển đàn bò sữa.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục đổi mới công nghệ và thiết bị ở một số khâu
trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo tính đồng bộ và trình độ hiện đại của thế
giới.
Một điều kiện để phát triển nữa không thể không nhắc đến là cần coi
trọng chất lượng sản phẩm, phấn đấu giảm chi phí sản xuất , không ngừng đa
dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh và tính cạnh tranh trên thị trường.
- Chính sách của nhà nước về sữa nhập khẩu trong những năm qua
chưa thúc đẩy được phát triển sữa nội địa. Cần có chính sách thích đáng
khuyến khích các công ty chế biến sữa Việt Nam giảm dần lượng sữa bột
nhập khẩu tái chế, tăng dần tỷ trọng sữa tươi sản xuất trong nước. Tuy nhiên,
Việt Nam đã ra nhập WTO, từ 2010 nếu dùng chính sách thuế để khuyến
khích hay hạn chế nhập sữa bột sẽ không khả thi, vì vậy cần có những chính
sách thích hợp cho lộ trình đến năm 2015 trở đi nguồn nguyên liệu từ sữa
tươi sản xuất trong nước tối thiểu phải đáp ứng được trên 40% nhu cầu sữa
nguyên liệu.
Hơn một năm qua giá sữa bột trên thị trường thế giới tăng gấp 2 lần và
luôn biến động. Các Công ty chế biến sữa như Vinamilk, Dutchlady đã quan
tâm hơn đến phát triển nguồn sữa nguyên liệu tại chỗ. Tuy vậy vẫn chưa có gì
đảm bảo chắc chắn chương trình tăng tỷ lệ sữa nội địa của họ cho những năm
tiếp theo.
- Hệ thống thu mua sữa tươi hiện nay do các nhà máy tổ chức thông qua
các đại lý trung chuyển sữa. Vì mục đích lợi nhuận, các điểm thu mua chỉ
được thiết lập khi có đủ số lượng bò, đủ lượng sữa để đặt bồn và không quá
xa nhà máy để giảm chi phí vận chuyển và an toàn vệ sinh sữa. Đây là khó
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
23
Chuyên đề tốt nghiệp

khăn để mở rộng địa bàn chăn nuôi đến những vùng có tiềm năng đất đai và
lao động.
- Để đạt 350 ngàn bò sữa vào năm 2015 chúng ta phải cần đến 35.000
ha cỏ trồng (tính 10 con bò/ha). Nhà nước cần có chính sách thật cụ thể về
quy hoạch vùng chăn nuôi, đất trồng cỏ. Làm gì để đàn bò sữa, nhà máy chế
biến sữa chuyển dần đến những vùng chăn nuôi có tiềm năng như Lâm đồng,
Mộc Châu và một vài nơi trong cả nước?
- Phương thức thu mua sữa giữa các Công ty với người chăn nuôi chưa
thật bình đẳng và rõ ràng, khiến người chăn nuôi luôn có cảm giác phần thiệt
thuộc về mình. Tiêu chuẩn chất lượng sữa mua vào do các nhà máy đưa ra
không cao (chất khô 12%; chất béo 3,5%; thời gian mất màu xanh methylen
4giờ). Mặc dầu vậy vẫn có từ 20-50% số sữa không đạt một trong các tiêu
chuẩn chất lượng (theo thống kê của vinamilk 6 tháng đầu năm 2008). Người
chăn nuôi hoài nghi kết quả đánh giá sữa của họ vì nhà máy thu mua tự kiểm
tra chất lượng không có sự chứng kiến của họ. Thật ra đây là “mâu thuẫn tiềm
tàng” giữa bên mua và bên bán. Người chăn nuôi nhỏ cần được tổ chức lại,
nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mình cùng với nhà máy sản xuất ra
sữa chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm cho xã hội. Cải thiện và nâng
cao sự hiểu biết, đồng thuận với nhau giữa người chăn nuôi và nhà máy chế
biến.
- Lợi nhuận từ chăn nuôi bò sữa thấp bởi vì giá thức ăn cao. Hiếm thấy
nước nào giá 1kg bắp hạt (5000-5500đ) cao gần bằng một lít sữa
(6000-6500đ) như ở nước ta. Tại Thái Lan người dân bán 1 lít sữa mua được
2kg bắp hạt. Tại Mỹ 4,6 kg; Hà Lan 2,6kg; Úc 2,0. Người chăn nuôi bò sữa
Việt Nam bán 1 lít sữa (trung bình thực nhận 6000đ) chỉ mua được 1,1kg thức
ăn tinh (tỷ giá là 1,1). Tại Thái Lan tỷ giá này là 1,5; Mỹ 3,3 Hà Lan 2,1; Úc
1,6 (nguồn IFCN, 2007).
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
24
Chuyên đề tốt nghiệp

Giá bò giống, công lao động và mọi chi phí khác đều tăng cao. Thời gian
khai thác ngắn, bò bị loại thải sớm do bệnh tật, những rối loạn sinh sản, viêm
vú… làm cho tổng lượng sữa trong một đời bò thấp dẫn đến khấu hao giống
tính trên kg sữa rất cao, làm giảm lợi nhuận.
Với giá thức ăn như hiện nay và giá sữa 6000đ/lít thì chỉ những con bò
nào có năng suất từ 4000kg/năm hay 4500kg/chu kì mới không bị lỗ. Số bò
cái đạt năng suất sữa này không nhiều. Năng suất bình quân đàn bò cả nước
năm 2007 chỉ đạt 3800kg/năm (nguồn Tổng Cục thống kê, 2007). Số liệu này
cho thấy nhiều người chăn nuôi đang bị lỗ. Họ ráng giữ đàn bò vì đó là công
việc, là nguồn sống, họ chờ đợi và hy vọng vào thiện chí của các Công ty chế
biến thức ăn, Công ty thu mua sữa và sự quan tâm sắp tới của nhà nước. Mặt
khác người chăn nuôi phải chủ động nâng cao kiến thức và kỹ năng chăn nuôi
để sản xuất ra sữa chất lượng cao với chi phí thấp nhất.
- Người chăn nuôi bò sữa nếu tính đủ chi phí thì lợi nhuận rất thấp
3-4% hoặc không có lời, chủ yếu là lấy công làm lãi. Người chăn nuôi mua
thức ăn tinh của các công ty lớn và cũng bán sữa tươi cho các công ty lớn, sự
phụ thuộc này càng làm giảm đi lợi nhuận của họ. Nhà máy mua vào sữa tươi
với giá ước 7.500đ/kg sau khi tiệt trùng giá bán 20000đ/kg, có thể thấy tỷ suất
lợi nhuận của khâu chế biến cao hơn nhiều so với người chăn nuôi.
Làm thế nào để một phần nhỏ lợi nhuận của các công ty sản xuất thức ăn
tinh, công ty chế biến sữa hỗ trợ người chăn nuôi dưới hình thức này hoặc
hình thức khác? Nhà nước có thể giảm thuế hay trích một phần thuế từ các
Công ty chế biến thức ăn, Công ty chế biến sữa hàng năm để hỗ trợ trực tiếp
cho nông dân nuôi bò sữa.
Kế hoạch 2006-2010 đã đi được nửa chặng đường, có quá nhiều việc
phải làm để đến năm 2010 cả nước đạt được mục tiêu 200 ngàn con bò sữa và
377 ngàn tấn sữa.
Mai TuÊn Anh Líp KTPT 47AQN
25

×