Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân thương mại ở việt nam trong 10 năm qua và cho nhận xét của bạn về mối quan hệ này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÀI THẢO LUẬN
KINH TẾ VĨ MƠ 2
ĐỀ TÀI

“Phân tích mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân
thương mại ở Việt Nam trong 10 năm qua và cho nhận xét của
bạn về mối quan hệ này”
NHÓM: 4
LỚP: 2254MAEC0311
GIẢNG VIÊN: Lê Mai Trang

Hà Nội – 2022


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận chung về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân
thương mại ở Việt Nam trong 10 năm qua ( 2011-2021 )...............................................5
1.1

Cán cân ngân sách...............................................................................................5

1.1.1

Khái niệm......................................................................................................5

1.1.2


Đặc điểm........................................................................................................5

1.1.3

Vai trò............................................................................................................6

1.2

Cán cân thương mại............................................................................................7

1.2.1

Khái niệm......................................................................................................7

1.2.2

Đặc điểm........................................................................................................7

1.2.3

Vai trò............................................................................................................8

1.3

Mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân thương mại..........................9

CHƯƠNG 2: Thực trạng mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân thương
mại ở Việt Nam trong 10 năm qua..................................................................................9
2.1 Thực trạng cán cân ngân sách................................................................................9
2.1.1 Thực trạng cán cân ngân sách giai đoạn 2011 – 2015.....................................9

2.2 Thực trạng cán cân thương mại...........................................................................21
2.2.1 Cán cân thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015.................................22
2.2.2 Cán cân thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020..................................27
2.3 Thực trạng mối quan hệ cán cân ngân sách và cán cân thương mại.................34
CHƯƠNG 3: Giải pháp về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân thương
mại ở Việt Nam trong 10 năm qua................................................................................36
KẾT LUẬN.....................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................41


LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cán cân ngân sách và cán cân thương mại là một trong những nhân tố quyết định
đến sự ổn định trong ngắn hạn cũng như tăng trưởng bền vững trong dài hạn của một
quốc gia. Đặc biệt, đối với những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam
thì hai nhân tố này lại càng quan trọng. Những tác động từ chính sách tài khóa sẽ làm cho
q trình phát triển tiến nhanh hơn hoặc sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách là do hậu quả của những chính sách kích thích
kinh tế kéo dài thơng qua chi tiêu cơng, đang tiếp tục là những nguy cơ tiềm ẩn làm xấu
thêm các chỉ số kinh tế vĩ mô và đe dọa sự ổn định của nền kinh tế trong tương lai. Nhưng
ngược lại thâm hụt thương mại hay hiện tượng nhập siêu khơng hồn tồn tiêu cực đối với
các nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu quy mô thâm hụt thương mại tăng cao và kéo dài mà
khơng có bất kỳ dấu hiệu cải thiện nào thì lại đồng nghĩa với q trình tích lũy tư bản,
cơng nghệ từ nước ngồi trước đó đã chuyển hóa khơng hiệu quả để có thể nâng cao được
năng lực sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế. Trong một quốc gia, tình trạng thâm hụt
ngân sách và thâm hụt thương mại thường xuyên xảy ra trong cùng một khoảng thời gian.
Hơn thế nữa, khi xuất hiện tình trạng thâm hụt thương mại hoặc thâm hụt ngân sách thì
câu hỏi đặt ra là những điều chỉnh từ yếu tố này có tác động đến yếu tố kia hay không, sự
điều chỉnh từ yếu tố này có làm cho yếu tố kia tích cực hơn không. Như vậy, nếu mối
quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân thương mại không được quan tâm phân tích và

đánh giá thì nền kinh tế của một quốc gia khó mà đạt được trạng thái phát triển ổn định và
bền vững. Vậy, liệu có mối quan hệ nào giữa cán cân ngân sách và cán cân thương mại
khơng? Nếu tồn tại quan hệ thì mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân thương
mại là gì?
2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân thương mại
 Phạm vi nghiên cứu
Trong 10 năm qua từ 2012 – 2022
3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
 Mục tiêu


Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân thương mại để biết
được vai trò của chúng trong nền kinh tế.
Đưa ra thực trạng và giải pháp về mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân thương
mại
 Câu hỏi nghiên cứu
Cán cân ngân sách và cán cân thương mại có mối liên hệ với nhau không?
4 Phương pháp nghiên cứu
Bài phân tích này sử dụng phương pháp nghiên cứu ...


CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận chung về mối quan hệ giữa cán
cân ngân sách và cán cân thương mại ở Việt Nam trong 10
năm qua ( 2011-2021 )
1.1 Cán cân ngân sách
1.1.1 Khái niệm
Cán cân ngân sách là sự cân đối giữa thu và chi ngân sách nhà nước nhằm đạt được
các mục tiêu kinh tế - xã hội mà nhà nước đã đề ra ở tầm vĩ mô.

Cân đối ngân sách thường được coi là một chỉ báo về chính sách tài khóa. Nó được
tính bằng chênh lệch giữa tổng thu nhập mà chính phủ nhận được trừ đi tất cả các khoản
mục chi tiêu mà chính phủ thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Khi thu nhập lớn hơn
chi tiêu, chính phủ có thặng dư ngân sách và ngược lại khi thu nhập nhỏ hơn chi tiêu sẽ
dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách.
Gọi B là trạng thái của cán cân ngân sách.
B=T–G
B = 0 (T = G) => Ngân sách cân bằng
B > 0 (T > G) => Ngân sách thặng dư
B < 0 (T < G) => Ngân sách thâm hụt
1.1.2 Đặc điểm
Thứ nhất, cân đối ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ tương tác giữa thu và
chi ngân sách nhà nước trong năm nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nó vừa là cơng
cụ thực hiện các chính sách xã hội của nhà nước, vừa bị ảnh hưởng bởi những chỉ tiêu
kinh tế-xã hội.
Thứ hai, cân đối ngân sách nhà nước là cân đối giữa tổng thu và tổng chi, giữa các
khoản thu và khoản chi, cân đối về phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp trong
hệ thống ngân sách nhà nước, đồng thời kiểm sốt được tình trạng ngân sách nhà nước,
đặc biệt là tình trạng bội chi ngân sách nhà nước. Cân bằng thu chi ngân sách nhà nước
chỉ là tương đối chứ không thể đạt được mức tuyệt đối được vì hoạt động kinh tế ln ở
trạng thái biến động Nhà nước phải điều chỉnh hoạt động thu, chi cho phù hợp. Bên cạnh


đó, cần phân bổ nguồn thu hợp lý để đảm bảo sự ổn định về kinh tế – xã hội giữa các địa
phương. Mặt khác, nếu ngân sách không cân bằng mà rơi vào tình trạng bội chi thì cần
đưa ra những giải quyết kịp thời để ổn định ngân sách nhà nước.
Thứ ba, cân đối ngân sách nhà nước mang tính định lượng và tiên liệu. Trong q
trình cân đối ngân sách nhà nước, người quản lý phải xác định các con số thu, chi ngân
sách nhà nước so với tình hình thu nhập trong nước, chi tiết hóa từng khoản thu, chi nhằm
đưa ra cơ chế sử dụng và quản lý nguồn thu phù hợp với hoạt động chi, từ đó để làm cơ

sở phân bổ và chuyển giao nguồn lực giữa các cấp ngân sách. Cân đối ngân sách nhà
nước phải dự toán được các khoản thu, chi ngân sách một cách tổng thể để đảm bảo thực
hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.
1.1.3 Vai trò
Cân đối ngân sách nhà nước là một công cụ quan trọng để Nhà nước để can thiệp
vào hoạt động kinh tế xã hội của đất nước, với vai trò quyết định đó thì cân đối ngân sách
nhà nước trong nền kinh tế thị trường có những vai trị sau:
Một là, cân đối ngân sách nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Nhà nước
thực hiện cân đối ngân sách nhà nước thơng qua chính sách thuế, chính sách chi tiêu hằng
năm và quyết định mức bội chi cụ thể nên có nhiều tác động đến hoạt động kinh tế cũng
như cán cân thương mại quốc tế. Từ đó, góp phần ổn định việc thực hiện các mục tiêu của
chính sách kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng mức thu nhập bình quân trong nền kinh tế,
giảm tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát được duy trì ở mức ổn định và có thể dự tốn được.
Hai là, cân đối ngân sách nhà nước góp phần phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính
có hiệu quả, để đảm bảo được vai trị này ngay từ khi lập dự toán nhà nước đã lựa chọn
trình bày ưu tiên hợp lý trong phân bổ ngân sách nhà nước và sự gắn kết chặt chẽ giữa
chiến lược phát triển kinh tế xã hội với công tác lập kế hoạch ngân sách. Trong phân cấp
quản lý ngân sách, nếu cân đối ngân sách nhà nước phân định nguồn thu một cách hợp lý
giữa trung ương với địa phương và giữa các địa phương với nhau thì sẽ đảm bảo thực hiện
các mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra.
Ba là, cân đối ngân sách nhà nước góp phần đảm bảo công bằng xã hội, giảm thiểu sự
bất bình đẳng giữa các địa phương. Nước ta với mỗi một vùng lại có một điều kiện kinh tế
xã hội khác nhau, có những vùng có điều kiện kinh tế xã hội rất khó khăn làm ảnh hưởng
đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân, có những vùng điều kiện kinh tế xã
hội rất thuận lợi, phát triển làm cho thu nhập và cuộc sống của người dân được cải thiện.


Vì vậy, cân đối ngân sách nhà nước sẽ đảm bảo được sự cơng bằng, giảm thiểu sự bất
bình đẳng giữa các người dân và các vùng miền. Nhà nước có thể huy động nguồn lực từ
những người có thu nhập cao, những vùng kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, cân đối ngân

sách nhà nước góp phần phát huy lợi thế của từng địa phương, tạo nên thế mạnh kinh tế
cho địa phương đó dựa trên tiềm năng có sẵn của địa phương.
1.2 Cán cân thương mại
1.2.1 Khái niệm
Cán cân thương mại là một bộ phận trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh
toán quốc tế. Cán cân thương mại thể hiện sự chênh lệch giữa giá trị hàng hóa xuất khẩu
của một quốc gia và giá trị hàng hóa nhập khẩu của một quốc gia trong một thời kỳ nhất
định.
Cơng thức tính cán cân thương mại:
Cán cân thương mại = Tổng giá trị hàng hóa XK– Tổng giá trị hàng hóa NK
Khi xuất khẩu > nhập khẩu, cán cân thương mại > 0=> thặng dư thương mại
Khi xuất khẩu < nhập khẩu, cán cân thương mại < 0=> thâm hụt thương mại
Khi xuất khẩu = nhập khẩu, cán cân thương mại = 0=> cán cân thương mại cân
bằng
1.2.2 Đặc điểm
Cán cân thương mại phần nào thể hiện được cung cầu tiền tệ của một quốc gia, thể
hiện được sự thay đổi hối đoái của đồng nội tệ trên đồng ngoại tệ, tức là nó sẽ nói lên
được khả năng cạnh tranh của một quốc gia trên thị trường quốc tế.
Giúp chúng ta đưa ra được những kết luận về tình trạng cán cân vãng lai, đồng thời
nó cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô, điều này rất quan trọng, bởi nó có tầm ảnh
hưởng đến cán cân thương mại quốc tế.
Thặng dư thương mại thường được cho là một chỉ báo tốt về tình hình kinh tế của
một quốc gia – vì nó có thể làm cho việc mua hàng nhập khẩu rẻ hơn và ngăn việc mua
hàng trở nên đắt hơn.
Trong nhiều tình huống, thặng dư thương mại có xu hướng thúc đẩy đồng tiền của
một quốc gia so với các đồng tiền khác, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, điều


này phụ thuộc vào tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia so với các quốc gia
khác, cũng như các yếu tố thị trường khác.

Vì vậy, quốc gia nào cũng cần sử dụng đến cán cân thương mại để có thể dễ dàng
đưa ra những chính sách cũng như phương án có thể điều chỉnh kịp thời và hiệu quả nhất
đảm bảo được nền kinh tế vĩ mơ của quốc gia.
1.2.3 Vai trị
Tác động đến tỷ giá hối đoái
Khi cán cân thương mại thặng dư, lượng hàng hóa xuất khẩu lớn, dịng ngoại tệ
chảy vào quốc gia nhiều sẽ làm tăng nhu cầu chuyển đổi tiền tệ. Việc trao đổi giao thương
bắt buộc phải dùng đồng nội tệ. Từ đó, nhu cầu đối với đồng nội tệ sẽ tăng lên, khiến tiền
tăng giá trị. Lúc này, một đồng nội tệ đổi được nhiều ngoại tệ hơn.
Ngược lại, khi cán cân thương mại thâm hụt, số lượng hàng hóa nhập khẩu lớn hơn
xuất khẩu. Để mua hàng hóa từ các quốc gia khác, doanh nghiệp buộc phải sử dụng ngoại
tệ đất nước đó. Các hoạt động nhập khẩu khiến nhu cầu về ngoại tệ tăng. Theo đó, đồng
ngoại tệ cũng tăng giá. Dựa vào những thay đổi này, chính phủ có thể điều chỉnh các
chính sách liên quan một cách kịp thời để kiểm sốt dịng tiền.
Khi cán cân thương mại thâm hụt tạo ra áp lực giảm giá đối với đồng tiền của một
quốc gia theo chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Với đồng nội tệ rẻ hơn, hàng nhập khẩu trở
nên đắt hơn ở quốc gia có thâm hụt thương mại. Người tiêu dùng phản ứng bằng cách
giảm tiêu thụ hàng nhập khẩu và chuyển sang các sản phẩm thay thế được sản xuất trong
nước. Đồng nội tệ giảm giá cũng làm cho hàng hóa xuất khẩu của nước này trở nên ít tốn
kém hơn và cạnh tranh hơn trên thị trường nước ngoài. Như vậy, cán cân thương mại liên
quan trực tiếp đến vòng xoay tiền tệ của một quốc gia.
Tác động đến nền kinh tế vĩ mô
Cán cân thương mại cũng tạo ra tác động tới nền kinh tế vĩ mô. Cán cân thương
mại dương phản ánh sự phát triển nền kinh tế. Lúc này, quốc gia đang thu hút một lượng
lớn FDI, giúp gia tăng vị thế quốc gia trên thị trường quốc tế.
Trường hợp cán cân thương mại âm cho thấy trình độ sản xuất kinh doanh của
quốc gia đang kém cạnh tranh. Các doanh nghiệp cần tìm giải pháp để nâng cao chất
lượng để đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế.



Thâm hụt thương mại có thể tạo ra những vấn đề nghiêm trọng về lâu dài. Vấn đề
tồi tệ nhất và rõ ràng nhất là thâm hụt thương mại có thể tạo điều kiện cho một kiểu thực
dân hóa kinh tế. Nếu một quốc gia liên tục thâm hụt thương mại, cơng dân của các quốc
gia khác sẽ có quỹ để mua lại vốn tại quốc gia đó. Điều đó có thể có nghĩa là đầu tư mới
để tăng năng suất và tạo việc làm. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ liên quan đến việc mua
lại các doanh nghiệp hiện có, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản khác. Nếu hoạt động
mua này tiếp tục, các nhà đầu tư nước ngoài cuối cùng sẽ sở hữu gần như tất cả mọi thứ
trong nước.
1.3 Mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và cán cân thương mại
Cán cân ngân sách và cán cân thương mại là hai nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định
trong ngắn hạn cũng như tăng trưởng bền vững trong dài hạn của một nền kinh tế. Vì vậy
giữa cán cân ngân sách và cán cân thương mại ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nghiên cứu của Baharumshah and Lau (2007) hay Salvatore (2006) cũng đã chỉ ra rằng
tồn tại mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại (thâm hụt thương
mại tác động một chiều đến thâm hụt ngân sách hoặc thâm hụt ngân sách tác động một
chiều đến thâm hụt thương mại ). Theo các nhà kinh tế học, thâm hụt ngân sách có thể
dẫn đến thâm hụt thương mại theo hai mơ hình là Keynes và Mundell - Fleming (1963).
Khi Chính phủ tăng chi tiêu cơng (thâm hụt ngân sách ), sẽ dẫn đến làm tăng thu nhập nội
địa và tăng tiêu dùng nội địa cho các hàng hóa nhập khẩu và do đó làm tăng thâm hụt
thương mại. Khi thâm hụt ngân sách tăng lên sẽ dẫn đến áp lực tăng lãi suất, do đó thu hút
dòng vốn vào, gây ra áp lực tăng giá nội tệ và vì vậy thúc đẩy nhập khẩu và hạn chế xuất
khẩu, do đó làm tăng thâm hụt thương mại. Và ngược lại khi ngân sách thặng dư, thu của
chính phủ nhiều hơn chi, sẽ dẫn đến làm giảm thu nhập nội địa và giảm tiêu dùng nội địa
cho các hàng hóa nhập khẩu. Khi thặng dư ngân sách sẽ khiến lãi suất giảm, tiết kiệm lớn
hơn đầu tư vì vậy dịng vốn đi ra sẽ nhiều hơn đi vào, giá nội tệ sẽ giảm và như vậy sẽ
thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu do đó sẽ dẫn đến tình trạng thặng dư thương
mại.

CHƯƠNG 2: Thực trạng mối quan hệ giữa cán cân ngân sách và
cán cân thương mại ở Việt Nam trong 10 năm qua

2.1 Thực trạng cán cân ngân sách
2.1.1 Thực trạng cán cân ngân sách giai đoạn 2011 – 2015
*Tình hình thu – chi NSNN năm 2011.


 Dự toán thu cân đối NSNN năm 2011 là 595.000 tỷ đồng; ước cả năm đạt 674.500
tỷ đồng, vượt 13,4% so với dự toán, tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010, tỷ lệ
động viên từ thuế và phí đạt 20,3%GDP.Thu nội địa:Dự toán thu 382.000 tỷ
đồng, ước cả năm đạt 425.000 tỷ đồng, vượt 11,3% so dự toán, tăng 19,9% so thực
hiện năm 2010. Thu từ dầu thô: vượt 30.700 tỷ đồng so dự toán, tăng 44,6% so với
thực hiện năm 2010. Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu: Dự toán thu
138.700 tỷ đồng, trên cơ sở dự toán tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là
180.700 tỷ đồng, dự kiến thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu năm
2011 đạt 144.000 tỷ đồng, tăng 3,8% so dự toán. Thu viện trợ: Dự toán 5.000 tỷ
đồng, ước cả năm đạt 5.500 tỷ đồng, vượt 10% so dự toán.
 Tổng chi NSNN năm 2011 ước đạt 796.000 tỷ đồng, tăng 9,7% so với dự toán,
tăng 18,6% so với thực hiện năm 2010. Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi 152.000
tỷ đồng ước thực hiện cả năm, trên cơ sở dự toán đầu năm, cộng thêm vốn dự kiến
bổ sung từ nguồn dự phòng và nguồn vượt thu NSNN, đạt 175.000 tỷ đồng, tăng
15,1% so với dự toán, tăng 9% so với thực hiện năm 2010, bằng 22% tổng chi
NSNN.
 Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán chi 86.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 101.000 tỷ
đồng, tăng 17,4% so với dự toán, tăng 25,9% so với thực hiện năm 2010 đảm bảo
thanh toán kịp thời các khoản nợ đã cam kết và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của
nhà nước.
 Cân đối ngân sách nhà nước: Bội chi NSNN năm 2011 Quốc hội quyết định là
120.600 tỷ đồng, bằng 5,3% GDP. Ước cả năm, trên cơ sở đánh giá kết quả thu,
chi và dự kiến sử dụng tăng thu NSNN báo cáo trên, giảm bội chi NSNN năm
2011 xuống 4,9%GDP. Số bội chi tuyệt đối là 111.500 tỷ đồng, giảm 9.100 tỷ
đồng so với Quốc hội quyết định.

 Đến hết năm 2011, dư nợ cơng bằng 54,6%GDP, dư nợ Chính phủ 43,6%GDP và
dư nợ quốc gia 41,5%GDP, nằm trong giới hạn an toàn an ninh tài chính quốc gia.


* Tình hình thu – chi NSNN năm 2012.
 Trong giai đoạn 2010-2012 tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) giảm liên tục từ
27,27% xuống còn 22,9% GDP. Điều đáng nói ở đây là hầu như tất cả các khoản
thu thành phần đều trong xu thế giảm (trừ dầu thô). Khu vực ngoại gồm các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mặc dù có sự
tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua nhưng đóng góp vào ngân sách cũng
giảm mạnh. Điều này được giải thích là do kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng
chịu thuế giảm.
 Dự toán thu NSNN năm 2012 là 740.500 tỷ đồng, lũy kế thu cả năm ước đạt
742.380 tỷ đồng, đạt 100,3% dự tốn, trong đó: Thu nội địa đạt 459.480 tỷ đồng,
bằng 92,9% dự toán; Thu từ dầu thơ đạt 144.400 tỷ đồng, bằng 166% dự tốn; Thu
cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 131.500 tỷ đồng, bằng 85,4%
dự toán; Thu viện trợ đạt 7.000 tỷ đồng, bằng 140% dự toán.
 Dự toán chi NSNN năm 2012 là 903.100 tỷ đồng, lũy kế cả năm ước đạt 905.250
tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán.

Nguồn: TCTC tổng hợp.
 Trong năm 2012 đã huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua
phát hành trái phiếu chính phủ đạt 140.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra, bằng


177% so với năm 2011. Trong năm 2012, công tác tổ chức điều hành NSNN đã
được triển khai tích cực, chủ động; trong điều kiện thu khó khăn, cơng tác quản lý
chi NSNN được tăng cường, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả.
*Tình hình thu – chi NSNN năm 2013.
 Tổng số thu là 816.000 tỷ đồng; tổng số chi là 978.000 tỷ đồng và bội chi 162.000

tỷ đồng, tương đương 4,8% GDP, sau được điều chỉnh là 195.500 tỷ đồng, tương
đương 5,3% GDP.
 Bên cạnh đó nhờ kiểm soát chặt chẽ và tiết kiệm chi ngân sách từ nguồn vốn trong
nước giảm 1.343 tỷ đồng nên mức tăng bội chi là 41.269 tỷ đồng.
 Theo Tổng cục Thống kê trong tám tháng đầu năm 2013 các khoản thu tăng
10,16% so với cùng kỳ năm 2012 trong đó thu nội địa tăng 11,54%, thu từ hoạt
động xuất nhập khẩu tăng 20,4%, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi
(FIE) tăng 35,27% và thu thuế từ khu vực ngoài quốc doanh tăng 18,36%; trong
khi đó thu từ dầu thơ giảm 4,94% và thu từ các doanh nghiệp nhà nước giảm
0,22%. Cần lưu ý rằng tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa của Việt Nam luôn cao
hơn hai con số (năm 2012 là 16,75%, năm 2011 là 28,83% và năm 2010 là
19,27%).
 Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách Nhà
nước năm 2013 với tổng số thu cân đối là 1.084.064 tỷ đồng, tổng số chi cân đối là
1.277.710 tỷ đồng và bội chi 236.769 tỷ đồng, bằng 6,6% GDP (vượt 41.269 tỷ
đồng).


Với kết quả thực hiện dự toán thu, chi, bội chi NSNN nêu trên, tính đến
31/12/2013, so với GDP thực tế, dư nợ Chính phủ bằng 42,6%, dư nợ ngồi nước của
quốc gia bằng 37,3%, nợ công bằng 54,5%; trong giới hạn theo quy định của Quốc hội.
*Tình hình thu – chi NSNN năm 2014.
 Dự toán bội chi NSNN năm 2014 Bộ Tài chính đưa ra là 224 nghìn tỉ đồng, bằng
5,3% GDP, tăng 10,3% so với cùng kỳ, bằng 24,8% dự toán. Theo dự toán, tổng
thu cân đối NSNN năm 2014 là 782,7 nghìn tỉ đồng. Trong đó, thu nội địa chiếm
539 nghìn tỉ, từ dầu thơ 85,2 nghìn tỉ, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 154
nghìn tỉ và thu viện trợ là 4,5 nghìn tỉ.


 Bên cạnh đó, mức chi dự tốn được đưa ra là 1.006,7 nghìn tỉ đồng. Trong đó, chi

đầu tư phát triển là 163 nghìn tỉ đồng, chi trả nợ và viện trợ là 120 nghìn tỉ đồng,
chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính
là 704,4 nghìn tỉ đồng, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 tỉ đồng và dự phịng là
19,2 nghìn tỉ đồng.
 Về cân đối thu chi dự toán ngân sách Trung ương: thu ngân sách TW là 495,189
nghìn tỉ đồng; Chi ngân sách TW là 719,189 nghìn tỉ đồng. Vay bù đắp bội chi
NSNN là 224 nghìn tỉ đồng.
 Dự kiến đến 31/12/2014, dư nợ cơng khoảng 59,8% GDP, dư nợ Chính phủ
khoảng 46,2% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,4% GDP. Các
chỉ số nợ trong ngưỡng an tồn, khơng ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu vĩ mô, đầu
tư cơng và lạm phát.

- Tình hình thu – chi NSNN năm 2015:
 Dự toán thu NSNN là 911.100 tỷ đồng, thực hiện cả năm đạt 996.870 tỷ đồng
vượt 9,4% so với dự toán, tăng 15,4% so với thực hiện nam 2014.
 Dự toán chi cân đối NSNN năm 2015 là 1.147.100 tỷ đồng. Ước thực hiện chi
NSNN cả năm đạt 1.262.870 tỷ đồng, tăng 10,1% so dự toán.
 Dự toán bội chi NSNN năm 2015 Quốc hội quyết định là 226.000 tỷ đồng (5,0%
GDP). Với kết quả thu chi NSNN năm 2015 nêu trên, bội chi NSNN năm 2015 là
256.000 tỷ đồng, bằng 5,71% GDP kế hoạch.


 Đánh giá chung về tình hình thu – chi và cán cân NSNN giai đoạn 2011 – 2015:
 Trong giai đoạn 2011-2015 tuy nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự
nỗ lực của Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương thu ngân sách Nhà nước đã đạt
được kết quả đáng khích lệ, số thu năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2011 đạt
721,8 nghìn tỷ đồng thì năm 2014 đạt 846,4 nghìn tỷ đồng và dự tốn năm 2015 là
911,1 nghìn tỷ đồng. Số thu thực tế đều vượt so với dự toán thu ban đầu. Thu ngân
sách Nhà nước so với GDP bình quân năm thời kỳ 2006- 2010 chiếm 25,5%, thời
kỳ 2011-2014 chiếm 23,24%.

 Mặc dù cịn nhiều khó khăn, nhưng chi ngân sách Nhà nước luôn ưu tiên phát triển
sự nghiệp kinh tế - xã hội. Trong 5 năm qua tỷ lệ chi này đều tăng qua các năm.
Năm 2011 chiếm 59,3% trong tổng chi thì năm 2014 chiếm 69,06% và năm 2015
ước tính chiếm 66,86%. Chi ngân sách Nhà nước so với GDP bình quân năm thời
kỳ 2006-2010 chiếm 35,09% và thời kỳ 2011-2014 chiếm 28,90%. Bình quân mỗi
năm thời kỳ 2006-2010 chiếm 54,65% và thời kỳ 2011-2014 chiếm 64,04%.


 Nền kinh tế nước ta hiện nay vẫn chịu sức ép lớn về bội chi ngân sách. Tỷ lệ bội
chi ngân sách Nhà nước so với tổng sản phẩm trong nước tăng từ mức bình quân
mỗi năm trong những năm 2006-2010 là 5,52% lên 5,7% trong những năm 20112015. Riêng năm 2015, ước tính 20 bội chi ngân sách Nhà nước bằng 6,1% GDP,
cao hơn mức bình quân hằng năm và không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là dưới
4,5%. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng đến cuối năm 2015 còn 2,55%, nhưng số nợ
xấu VAMC đã mua vẫn chưa xử lý được do thủ tục xử lý phức tạp và thị trường
mua bán nợ thứ cấp ở nước ta chưa hình thành. Tỷ lệ nợ Chính phủ năm 2015 bằng
50,3% GDP, không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là không vượt quá 50% GDP, nợ
công, nợ nước ngoài của quốc gia tuy thấp hơn mức Quốc hội cho phép, nhưng đã
cao hơn tỷ lệ nợ phổ biến của các nước đang phát triển và đang tăng qua các năm.
Ngân sách Nhà nước hằng năm thường phải dành trên 10% để trả nợ. Mặt khác,
theo nguyên tắc, nợ công hôm nay phải được bảo đảm bằng thặng dư ngân sách
Nhà nước ngày mai. Trong trường hợp của nước ta, nợ công không ngừng tăng lên
trong khi ngân sách Nhà nước vẫn thâm hụt lớn và đầu tư vẫn kém hiệu quả là rất
đáng lo ngại.
2.1.2 Thực trạng cán cân ngân sách giai đoạn 2016 – 2020
* Tình hình thu – chi NSNN giai đoạn 2016 – 2020
- Năm 2016:
 Dự toán thu NSNN Quốc hội quyết định là 1.014,5 nghìn tỷ đồng; kết quả thực
hiện đạt 1.101,38 nghìn tỷ đồng, vượt 8,6% so với dự tốn
 Dự tốn chi NSNN là 1.273,2 nghìn tỷ đồng. Thực hiện chi NSNN năm 2016 đạt
1.360 nghìn tỷ đồng, bằng 106,8% so dự toán.

 Dự toán bội chi NSNN năm 2016 Quốc hội quyết định là 254 nghìn tỷ đồng, bằng
4,95% GDP. Với kết quả thu chi NSNN năm 2016 nêu trên. bội chi NSNN năm
2016 giữ ở mức dự tốn là 254 nghìn tỷ đồng, bằng 195% GDP kế hoạch.


Biểu đồ thể hiện mức độ thu – chi NSNN năm 2016 ( Nguồn: Báo tài chính Việt Nam)
-Năm 2017:
 Dự toán thu cân đối NSNN Quốc hội quyết định là 1.212,18 nghìn tỷ ẳng; thực
hiện 9 tháng đạt 69,5% dự toán, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2016. Ước tính cả
năm, với những dự báo tích cực về tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm,
quyết liệt trong công tác quản lý thu, thực hiện thu NSNN đạt khoảng 1.239,5
nghìn tỷ đồng: vượt 27,3 nghìn tỷ đồng (2,3%) so với dự toán, tăng 10,1% so với
thực hiện năm 2016; tỷ lệ huy động vào NSNN đạt 24,8% GDP, riêng từ thuế, phí
đạt 20,1% GDP.

 Ước tính thực hiện chi cả năm đạt 1.413,8 nghìn tỷ đồng, tăng 23,32 nghìn tỷ đồng
(1,7%) dự tốn, tăng 9,3% so với ước thực hiện năm 2016, phù hợp với mức tăng
thu ngân sách.
 Dự toán bội chi NSNN năm 2017 là 178,3 nghìn tỷ đồng, bằng 3,5% GDP trong đó
bội chi NSTW là 172,3 nghìn tỷ đồng, bằng 3,38% GDP, bội chi NSĐP là 6 nghìn


tỷ đồng bằng 0,12% GDP. Thực hiện 9 tháng NSTW bội chi khoảng 119 nghìn tỷ
đồng, bằng 69% dự tốn.
 Trên cơ sở đánh giá thu, chi NSNN như trên, bội chi NSNN cả năm ước khoảng
174,3 nghìn tỷ đồng, giảm 4 nghìn tỷ đồng so dự tốn Quốc hội quyết định, bằng
3,42% GDP kế hoạch, bằng khoảng 3,5% GDP ước thực hiện.

-Năm 2018:
 Dự toán thu cân đối NSNN là 1319,2 nghìn tỷ đồng, thực hiện 9 tháng đạt 73% dự

toán, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2017; ước tính thu NSNN cả năm đạt 1.358,4
nghìn tỷ đồng vượt 3% so với dự toán, tăng 5,5% so với thực hiện năm 2017, tỷ lệ
huy động vào NSNN đạt 24,5% GDI riêng từ thuế phi đạt 20,7% GDP.
 Dự tốn chi cân đối NSNN là 1.523,2 nghìn tỷ đồng, thực hiện 9 tháng đạt 64,9%
dự toán; ước chi NSNN cả năm đạt 1.562,4 nghìn tỷ đồng tăng 2,6% so dự tốn.
 Bội chi NSNN dự tốn là 204 nghìn tỷ đồng, bằng 3,7% GDP. Trên cơ sở đánh giá
thu, chi NSNN như trên, bội chi NSNN cả năm ước trong phạm vi dự tốn là 204
nghìn tỷ đồng bằng 3,7% GDP kế hoạch (bằng 3,67% GDP ước thực hiện).


-Năm 2019:
 Dự toán thu cân đối NSNN là 1.411,3 nghìn tỷ đồng; thực hiện 9 tháng đạt 77,5%
dự tốn. Ước thực hiện thu NSNN cả năm đạt 1.457,3 nghìn tỷ đồng, vượt 3,3%
(46 nghìn tỷ đồng) so dự tốn, tăng 2,3% so với năm 2018, trong đó thu ngân sách
trung ương (NSTW) ước vượt 8-11 nghìn tỷ đồng, là năm thứ hai liên tiếp vượt dự
toán.
 Dự toán chi cân đối NSNN là 1.633,3 nghìn tỷ đồng. Thực hiện 9 tháng đạt 63,1%
dự toán; ước chi NSNN cả năm đạt 1.666,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so dự tốn.
Ước chi cả năm đạt 1.005,9 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so dự toán, chủ yếu là tăng
chỉ của ngân sách địa phương do được bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách trung
ương, dự phòng và tăng thu của ngân sách địa phương để xử lý kịp thời các nhiệm
vụ chính trị, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ giống khôi phục sản
xuất, đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, đã xuất cấp gần 102,6 nghìn tấn gạo dự
trữ quốc gia để cứu trợ cho nhân dân và hỗ trợ học sinh vùng khó khăn.
 Dự tốn bội chi NSNN năm 2019 là 222 nghìn tỷ đồng, bằng 3,6% GDP; ước thực
hiện bội chi NSNN là 209,5 nghìn tỷ đồng bằng 3,4% GDP.


-Năm 2020:
 Dự kiến dự toán thu cân đối NSNN năm 2020 là 1.512,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8%

so với ước thực hiện năm 2019, tăng 7,2% so với dự tốn năm 2019. Dự tốn chi là
1.747,1 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ bội chi NSNN năm 2020 dự kiến là 3,44%GDP
(tương ứng 234,8 nghìn tỷ đồng), giảm dần qua các năm; trong đó bội chi NSTW
là 3,2%GDP và bội chi NSĐP là 0,24%GDP.
 Về công tác thu NSNN năm 2020, ngành tài chính được Quốc hội giao dự tốn thu
là 1512,3 nghìn tỷ đồng. Một trong những mục tiêu được ngành tài chính đặt ra
trong năm 2020 là tăng thu NSNN khoảng 3% so với dự toán Quốc hội giao. Tuy
nhiên, theo Tư lệnh ngành tài chính, để hồn thành mục tiêu trên là không hề dễ
dàng. Bởi lẽ, ngành tài chính đang gặp phải thách thức khơng nhỏ trong bối cảnh
nền kinh tế đối mặt với khó khăn từ bên ngoài cũng như nội tại, như thiên tai, dịch
bệnh, bất ổn trong quan hệ thương mại khu vực và thế giới.
 Đến thời điểm này, nhiều địa phương trên cả nước cho biết đang gặp khó khăn về
thu ngân sách nhà nước (NSNN) do tác động của dịch Covid-19. Nguyên nhân


giảm thu NSNN chủ yếu do doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh
doanh, hoạt động xuất nhập khẩu chững lại và một phần chịu tác động từ giả dầu
sụt giảm.

Biểu đồ thống kê về thu – chi NSNN năm 2020
Kết cấu thu NSNN giai đoạn 2015 – 2020 ( Tỷ đồng)
Chỉ tiêu

Quyết toán
2015

Tổng thu cân
đối NSNN

Dự toán

2016

2017

2018

2019

2020

1.291.342 1.407.572 1.293.627 1.358.400 1.457.300 1.512.300

Thu nội địa

749.560

Thu từ dầu
thô

67.510

40.186

49.583

55.000

46.800

35.200


Thu cân đối
từ hoạt động
XNK

169.303

172.026

197.272

189.000

211.000

208.000

Thu viện trợ

11.844

8.378

7.580

5.000

4.000

5.000


293.125

300.191

Thu khác

886.791 1.039.192 1.109.400 1.195.500 1.264.100


Kết cấu chi NSNN giai đoạn 2015 – 2020 ( tỷ đồng).
Chỉ tiêu

Quyết toán
2015

Tổng chi cân
đối NSNN

Dự toán
2016

2017

2018

2019

2020


1.502.189 1.574.448 1.355.034 1.562.400 1.666.800 1.747.100

Chi đầu tư
phát triển

308.853

296.451

372.792

418.360

443.400

470.600

Chi trả nợ
viện trợ

167.970

175.784

97.727

112.500

124.880


118.200

Chi thường
xuyên

788.500

822.343

881.688

302

483

236.564

279.387

Chi bổ sung
quỹ dự trữ tài
chính
Chi khác

2.827

953.000 1.005.900 1.118.000

78.540


92.620

40.300

 Nhận xét và đánh giá tình hình thu – chi và NSNN giai đoạn 2016 – 2020.
 Tỷ trọng thu nội địa tăng dần, từ mức khoảng 68% bình quân giai đoạn 2011 – 2015
lên trên 82% năm 2019, tỷ trọng thu dầu thơ giảm dần, từ mức bình qn khoảng 13%
giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn khoảng 3,6% năm 2019, tỷ trọng thu cân đối từ hoạt
động xuất nhập khẩu đã giảm từ mức 18,2% bình quân giai đoạn 2011 – 2015 xuống
còn 13,9% năm 2019.
 Từ đầu nhiệm kỳ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, năm
2016, nợ cơng duy trì mức rất cao (63,7% GDP). Thời điểm đó, Quốc hội đã ban
hành nhiều nghị quyết cơ cấu lại nền kinh tế, kiểm sốt bội chi ngân sách, nợ cơng
và thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính. Trong đó, Bộ Tài chính đã trình
Chính phủ trình Quốc hội Nghị quyết số 07 - NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ
cấu lại NSNN, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an tồn, bền
vững. Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 25/2016/QH14 về kế hoạch tài
chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 – 2020.
 Chính vì vậy, trong những năm qua, cơ cấu trong chi NSNN đã có cải thiện đáng
kể. Cụ thể, chi cho đầu tư phát triển đã tăng từ 24% lên đến gần 27% trong tổng
chi NSNN.


 Đặc biệt hơn, chi thường xuyên đang chiếm từ 65% trong tổng chi ngân sách, đã
được kéo giảm còn 61% trong tổng chi, từ đó có nguồn để đảm bảo chi cho cải
cách tiền lương, tăng bình quân khoảng 7%/năm. Đây là nỗ lực trong cả hệ thống
chính trị của chúng ta trong đó có Bộ Tài chính trong kéo giảm bội chi NSNN và
nợ công. Đến năm 2019 nợ cơng chỉ cịn ở mức 56.1% GDP.

2.2 Thực trạng cán cân thương mại

Việt Nam đã trải qua 10 năm tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá thần tốc, đạt được
những kỳ tích ấn tượng. Nói tới kết quả đạt được trong Xuất, Nhập khẩu hàng hố thời kỳ
2011-2020 có rất nhiều điểm sáng mà ta có thể đề cập tới.
Giai đoạn năm 1986 đến năm 2011, Việt Nam là quốc gia nhập siêu kinh niên.
Không thể không nhắc tới giai đoạn 2007-2011, nhập siêu của Việt Nam đều vượt 10 tỷ
USD/năm. Tuy nhiên, ngay sau đó điểm nổi bật đánh dấu sự khác biệt hoàn toàn so với
giai đoạn trước chính là màn xoay chuyển ngoạn mục cán cân thương mại từ thâm hụt
sang thặng dư. Từ năm 2011, xuất siêu của Việt Nam năm sau tăng cao hơn năm trước,
vượt xa mục tiêu Chiến lược đã đề ra đó là tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm
2020 và phấn đấu xuất siêu từ năm 2021.

300

Cán Cân Thương Mại Việt Nam Trong Giai Đoạn
2011 - 2020

250
200
150
100
50
0
-50

2011

2012

2013
Xuất Khẩu

(Tỷ USD)

2014

2015

Nhập Khẩu
(Tỷ USD)

2016

2017

2018

2019

2020

Cán Cân Thương Mại
(Tỷ USD)

Nguồn: Theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê


2.2.1 Cán cân thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
Trong giai đoạn 2011-2015, cán cân thương mại được cải thiện góp phần tích cực
vào tăng trưởng kinh tế và cũng là một trong những tác nhân quan trọng giúp giảm áp lực
tăng tỷ giá và cải thiện cán cân tổng thể. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập siêu giảm chủ yếu do sự
suy giảm của sản xuất trong nước (bao gồm giảm kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng

nguyên phụ liệu sản xuất , máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng).

Giai đoạn 2011-2015, xuất khẩu hàng hóa đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, gấp hơn 3
lần tốc độ tăng trưởng GDP. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân
17,5%/năm giai đoạn 2011-2015 (cao hơn so với chỉ tiêu đặt ra là 12%/năm). Tỷ trọng
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
thế giới đã tăng hơn gấp 3 lần trong 15 năm từ mức 0,25% năm 2001 lên tới 0,8% năm
2015, đặc biệt là nhóm hàng nơng sản Việt Nam. Mặc dù tỷ trọng đóng góp cịn ở mức
thấp song điều này cho thấy mức độ tham gia ngày càng sâu và rộng của Việt Nam trong
chuỗi giá trị thế giới, cải thiện đáng kể vị thế của Việt Nam nói chung và hàng hóa Việt
Nam nói riêng. Tỷ trọng nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm
dần, góp phần cải thiện cán cân thương mại Việt Nam. Giai đoạn 2011-2015, nhập khẩu
Việt Nam trung bình tăng trên 14,36%/ năm, thấp hơn hẳn 2 giai đoạn (2001-2010) .
 Năm 2011:
Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt 96,9 tỷ USD, tăng 34,2% (24,7 tỷ USD) so với
năm 2010. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng cao được coi là điểm sáng trong một
năm đầy khó khăn của nền kinh tế 2011. Kết thúc năm 2011, nhập siêu được kiềm
chế ở mức ấn tượng đạt 9,5 tỷ USD, bằng 9,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu,


Kim ngạch nhập khẩu đạt 106,7 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2010. Theo đánh giá của
Tổng Cục Thống kê, mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vịng 5 năm qua
và là năm có tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu thấp nhất kể từ năm 2002. Kim
ngạch xuất khẩu năm 2011 tăng mạnh chủ yếu do đơn giá của nhiều mặt hàng trên thị
trường thế giới tăng, trong đó giá nhiều mặt hàng đã tăng mạnh so với năm 2010 như: giá
hạt tiêu tăng 65%; giá hạt điều tăng 42%; giá cà phê tăng 44%; ... Nhờ sự tăng mạnh về
giá đã góp phần tạo nên giá trị lớn cho lĩnh vực xuất khẩu. Do giá cả nhiều mặt hàng tăng,
phát triển thị trường tốt, đồng thời dưới sự chỉ đạo quyết liệt, với nhiều giải pháp mạnh
của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, nhờ đó đã ứng phó kịp thời với những biến
động của thị trường xuất khẩu. Cụ thể, trong năm 2011, nhiều thị trường xuất khẩu có

mức tăng trưởng tốt như Hoa Kỳ là thị trường có kim ngạch cao nhất trong năm 2011 với
16,7 tỷ USD, chiếm 17,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của nước ta và tăng
17,5% so với năm 2010.
Đặc biệt, trong năm 2011, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD là
dệt may, dầu thô, điện thoại các loại và linh kiện, máy tính, đá quý, kim loại quý, xăng
dầu... Về đích xuất sắc nhất và cũng là mặt hàng chiếm vị trí số một trong bức tranh xuất
khẩu 2011 vẫn là dệt may với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 13,5 tỷ USD. Nhiều mặt hàng
có mức tăng trưởng xuất khẩu cao đã tạo động lực cho tăng trưởng chung của nền kinh tế,
góp phần ổn kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Kim ngạch nhập khẩu đạt 106,7 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2010. Tỷ trọng
nhập khẩu tư liệu sản xuất không thay đổi nhiều so với năm 2010, tỷ trọng tương ứng
của năm 2011 và năm 2010 tương ứng là là 88,6% và 89%, tuy nhiên kim ngạch nhập
khẩu tăng 25,2%, trong đó máy móc thiết bị và phụ tùng tăng 25,6%, nguyên nhiên vật
liệu tăng 25%. Nhìn chung hầu hết các mặt hàng đều tăng cả về lượng và trị giá so với
năm 2010. Xăng dầu, vẫn là mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch cao nhất, tỷ trọng nhập
khẩu mặt hàng này chiếm 9,3% tổng kim ngạch.

 Năm 2012:
Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu đạt 114,5 tỷ USD, tăng 18,2% (17,6 tỷ USD) so
với năm 2011. Tỷ trọng nhóm hàng chế biến hay đã tinh chế có xu hướng tăng lên chiếm
69,2% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 (năm 2011 là 65,1%), tỷ trọng nhóm hàng thô
hay mới sơ chế giảm 4,1 điểm % (từ 34,8% năm 2011 xuống 30,7% năm 2012). Trong
đó, tỷ trọng nhóm hàng máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng chiếm 26,8%, tăng 7,4
điểm % so với năm 2011 và kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 30,7 tỷ USD tăng
63% (11,9 tỷ USD). Xuất khẩu năm 2012 khởi sắc với sự đóng góp đáng kể của các mặt


×