Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tháo lồng bằng hơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.58 KB, 4 trang )

THÁO LỒNG BẰNG HƠI
1. MỤC TIÊU
- Nắm được chống chỉ định của tháo lồng không mổ trong điều trị lồng ruột cấp ở trẻ

em.
Thực hiện tháo lồng bằng hơi đúng cách.
Theo dõi bệnh nhi sau tháo lồng bằng hơi.
2. PHÂN BỐ THỜI GIAN
- Giới thiệu mục tiêu bài: 1 phút
- Giới thiệu nội dung: 14 phút
- Sinh viên thực hành trên mơ hình và xem video: 75 phút
- Đánh giá: 10 phút
3. NỘI DUNG
3.1.
Nhắc lại về định nghĩa và các phương pháp điều trị lồng ruột cấp ở trẻ em:
 Lồng ruột là một trạng thái bệnh lý được tạo nên do một đoạn ruột chui vào lòng của
đoạn ruột kế cận, gây nên một hội chứng tắc ruột cơ học mà cơ chế vừa là bít nút vừa
là thắt nghẽn (Hình 1). Trạng thái này sẽ gây ra một chuỗi các biến chứng nguy kịch
nếu không được điều trị kịp thời.
-

Hình 1. Lồng ruột.
 Các phương pháp điều trị lồng ruột:
• Tháo lồng khơng mổ: bằng hơi, nước muối sinh lý, baryt; nguyên tắc tháo

3.2.

lồng không mổ là tăng áp lực đoạn dưới đại tràng, dùng áp lực này để đẩy
đầu lồng thoát khỏi cổ lồng. Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất tại Việt
Nam là tháo lồng bằng hơi áp lực chuẩn có van an tồn.
• Mổ tháo lồng.


Chống chỉ định của tháo lồng không mổ:

 Tuyệt đối:
o Có biểu hiện viêm phúc mạc
o Tràn khí phúc mạc


 Tương đối:
o Nhập viện trễ sau 48 giờ
o Tắc ruột hồn tồn trên lâm sàng và Xquang bụng khơng sửa soạn
o Tràn dịch phúc mạc lượng nhiều
o Mất tưới máu khối lồng trên siêu âm doppler
o Bệnh nhi ngoài tuổi thường gặp của lồng ruột (< 2 tháng, > 2 tuổi)
o Lồng ruột tái phát nhiều lần.
3.3.

Dụng cụ tháo lồng bằng hơi
Máy tháo lồng bằng hơi áp lực chuẩn có van an tồn (Hình 2).

Hình 2. Máy tháo lồng bằng hơi áp lực chuẩn có van an tồn

Mơ tả: Dụng cụ bơm hơi tự động có đồng hồ theo dõi áp lực. Máy gồm các bộ
phận:
 Bộ phận bơm khơng khí
 Một manometre
 Một ống thơng bằng nhựa để gắn với thơng hậu mơn
 Van an tồn
 Các nút chỉnh áp lực bơm gồm các mức: 60 – 80 – 90 – 100 – 110 –
120 (mmHg)
3.4.

Chuẩn bị dụng cụ:
- Máy tháo lồng bằng hơi áp lực chuẩn có van an tồn.
- 01 ống thơng Foley có bóng (18 F – 22F)
- 01 túi nylon
- 01 ống xilanh 50 cc
- 01 tấm vải quấn chân bệnh nhi
- Chất bôi trơn
- Băng dán y tế
3.5.
Chuẩn bị bệnh nhi:
- Giải thích cho thân nhân bệnh nhi về bệnh và cách điều trị, những tai biến có thể gặp
khi tiến hành tháo lồng bằng hơi.


- Lập đường truyền tĩnh mạch.
- Tiền mê/ Gây mê tồn thân.
- Đặt thơng dạ dày.
- Kháng sinh tĩnh mạch.
- Tư thế bệnh nhi: nằm ngửa.
3.6.
Nhân sự:
- 01 bác sĩ gây mê
- 01 bác sĩ ngoại
- 01 điều dưỡng dụng cụ
3.7.
Thực hiện tháo lồng bằng hơi
- Nơi thực hiện là phịng mổ hoặc phịng thủ thuật có trang bị đầy đủ phương tiện hồi

sức.
Người thực hiện thủ thuật đứng bên tay phải và ngang bụng bệnh nhi. Người phụ/

điều dưỡng đứng bên đối diện.
- Bôi chất bôi trơn vào đầu tận của ống thông Foley và tiến hành đặt ống thơng vào
lịng trực tràng.
- Dùng ống xi lanh bơm bóng để cố định ống thơng Foley trong lịng trực tràng.
- Dùng tấm vải quấn khép sát phần mông và hai đùi bệnh nhi lại để tránh thoát hơi và
tụt ống thơng trong q trình tháo lồng.
- Nối đầu của ống thông Foley với ống bơm hơi của máy tháo lồng.
- Chọn áp lực bơm hơi từ áp lực thấp nhất (60-80 mmHg) và bật công tắc máy.
- Thông thường tháo với áp lực chuẩn khoảng 90-110 mmHg, sau đó duy trì một áp lực
cao nhất khơng q 3-4 phút một lần.
- Không tháo quá 3 lần, mỗi lần tháo nghỉ 5 phút.
- Khi có dấu hiệu tháo lồng thành cơng, ngắt đầu nối ống thông Foley với ống bơm hơi
của máy, dùng xilanh xả bóng sau đó dùng băng keo cố định ống thông với trực tràng,
dùng túi nylon bọc đầu dưới ống thơng. Mục đích cố định ống thơng sau tháo lồng:
giúp xả bớt hơi trong khung đại tràng và theo dõi tính chất phân.
- Chuyển bệnh nhi ra phịng hồi tỉnh.
3.8.
Dấu hiệu tháo lồng thành cơng:
-

-

Cột áp lực không lên cao được khi tiếp tục tiến hành bơm hơi vào ruột.

-

Bụng chướng tròn đều, đặc biệt là bụng giữa.

-


Bụng không xẹp đi nhiều, đặc biệt là bụng giữa sau khi đã ngưng tháo và lưu thông trực
tràng.

-

Hơi qua thông dạ dày.

-

Không sờ thấy u lồng và các triệu chứng của lồng ruột được cải thiện nhanh chóng.

-

X-quang hay siêu âm kiểm tra khơng cịn hình ảnh lồng ruột và hơi tràn đầy vào các quai ruột
non trên phim chụp bụng không sửa soạn.
3.9.

Theo dõi sau tháo lồng:

Rút ống thông dạ dày khi trẻ tỉnh táo.
Rút thông trực tràng khi bụng trẻ hết chướng.


Cho trẻ nằm viện từ 12 đến 24 giờ sau tháo lồng tùy theo từng bệnh nhân. Việc nằm viện
này nhằm chắc chắn là khơng có lồng ruột tái phát sớm: lâm sàng cải thiện, trẻ bú/ăn lại tốt, đi
cầu được phân vàng.
3.10.

Tai biến và kết quả của phương pháp tháo lồng bằng hơi:


 Tai biến:
-

Hít chất nơn vào đường thở gây tử vong.

-

Vỡ đại tràng: 0,1 – 1,1% (trong khi tháo bằng baryte 0,39 – 0,70%).

 Kết quả: Không có những nghiên cứu ngẫu nhiên đa trung tâm, do đó khó xác định ưu thế

của các phương pháp tháo lồng khác nhau. Kết quả tháo lồng thành công tùy thuộc vào kinh
nghiệm của ê-kíp hơn là phương pháp sử dụng.
Kết quả thành công chung của tháo lồng không mổ vào khoảng 70- 90%.
Tỉ lệ tái phát: 8-10%
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Nguyễn Uy Linh. Lồng ruột, Bệnh học và điều trị học ngoại khoa (Ngoại

nhi), NXB Y học, 2002, trang 91-110.
Carachi R., Agarwala S, Bradnock T. J. Intussusception. Basic
techniques in Pediatric Surgery: An Operative Manual, Springer-Verlag Berlin
Heidelberg , 2013, pp 303 – 304.
3. Thomas RJ, Rakhesh S. An air insufflation device for reduction of intussusception in
children: J Indian Assoc Pediatr Surg. 2008 Jul-Sep;13(3): 94-96.
2.

BẢNG KIỂM
STT
1
2

3
4
5
6
7
8

NỘI DUNG
Nắm được chống chỉ định của phương pháp tháo lồng khơng mổ
Giải thích cho thân nhân bệnh nhi
Chuẩn bị dụng cụ
Chuẩn bị bệnh nhi
Thực hiện tháo lồng bằng hơi
Nhận biết các dấu hiệu tháo lồng bằng hơi thành công
Biết được các tai biến do phương pháp tháo lồng bằng hơi
Theo dõi bệnh nhi sau tháo lồng
Tổng

ĐIỂM
2
1
1
1
2
1
1
1
10




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×