Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP rèn KỸ NĂNG đọc ĐÚNG, đọc DIỄN cảm CHO học SINH lớp 5 TRONG GIỜ tập đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.4 KB, 5 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
“MỢT SỚ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC ĐÚNG, ĐỌC DIỄN CẢM CHO
HỌC SINH LỚP 5 TRONG GIỜ TẬP ĐỌC TẠI TRƯỜNG TH XUÂN LA”
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên biện pháp “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho
học sinh lớp 5 trong giờ Tập đọc tại trường TH Xuân La”.
2. Người viết:
- Họ và tên: Hoàng Hương Giang
- Chức vụ: Giáo viên.
- Đơn vị: Trường Tiểu học Xuân La.
- Trình độ chuyên mơn nghiệp vụ: ĐHSP Tiểu học
II. NỢI DUNG BIỆN PHÁP
1. Lý do chọn biện pháp:
Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết của mỗi người đi học. Biết đọc con người đã
nhân khả năng tiếp thu lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống,
nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội. Nhờ đọc mà con người bày tỏ ý kiến của
mình. Từ đó con người có điều kiện tự học và hiểu biết các mơn học khác. Như vậy
có thể khẳng định rằng đọc là cầu nối của mọi tri thức, của mọi môn học. Bởi vậy,
dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là một việc làm cần
thiết và có ý nghĩa rất quan trọng.
Với mong muốn nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh, nâng cao chất lượng phân
môn Tập đọc giúp các em thuận lợi trong q trình học tập mơn Tiếng Việt cũng như
các môn học khác, tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn
cảm cho học sinh lớp 5 trong giờ Tập đọc tại trường TH Xuân La”
2. Thực trạng
Năm học 2019 – 2020 tôi được phân cơng giảng dạy lớp 5A điểm chính, tổng số
học sinh 21 em. Ngay từ đầu năm học tôi khảo sát về vấn đề đọc đúng, đọc diễn cảm
của học sinh lớp 5A tôi thấy kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của
việc hình thành kĩ năng đọc. Hầu hết học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trôi chảy,
số lượng học sinh đọc diễn cảm còn rất hữu hạn, các em thường hay mắc các lỗi khi
đọc như sau:


* Lỗi phát âm:
+ Tiếng có phụ âm đầu: Học sinh rất hay đọc nhầm các tiếng có phụ âm đầu
như: ch -tr; s - x; d - r - gi.
+ Các lỗi về vần.
+ Các lỗi về thanh điệu: Các em còn đọc nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh sắc.
* Học sinh đọc ê a, ngắc ngứ chưa lưu loát:
* Học sinh đọc thiếu từ hoặc thêm từ khơng có trong văn bản.
* Học sinh ngắt, nghỉ hơi khi đọc câu chưa hợp lí


* Học sinh đọc vẹt, không hiểu nội dung
* Học sinh đọc đúng văn bản nhưng chưa hay, chưa diễn cảm
Kết quả điều tra khảo sát đầu tháng 9. Thông qua kiểm tra đọc, kết quả thu được
như sau:
- Tổng số HS được khảo sát: 21 HS
Đọc phát âm sai
Tỷ lệ
Số HS
%
4
19,1

Đọc ngắt, nghỉ sai
Tỷ lệ
Số HS
%
5
23,8

Đọc đúng

Tỷ lệ
Số HS
%
7
33,3

Đọc diễn cảm
Tỷ lệ
Số HS
%
5
23,8

3. Biệp pháp thực hiện:
3.1. Biện pháp 1: Luyện đọc đúng.
Trước khi tiến hành luyện đọc, giáo viên hướng dẫn chia văn bản thành các
đoạn đọc phù hợp với trình độ đọc của học sinh, khơng phải bao giờ cũng đồng nhất
với cách chia đoạn theo bố cục văn bản. Dựa vào số đoạn, nhóm trưởng cho các bạn
đọc nối tiếp. Khi học sinh đọc, giáo viên theo dõi và phát hiện những hạn chế về cách
phát âm, ngắt nghỉ hơi về ngữ điệu câu để từ đó có biện pháp hướng dẫn cho cả lớp,
giúp các em đọc đúng và rành mạch. Đồng thời kết hợp giải nghĩa những từ khó để
góp phần nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
Ở bước này tôi hướng dẫn học sinh đọc theo đoạn như sau:
+ Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm và được tiến hành ở tất cả các nhóm. Như vậy
tất cả các em đều được đọc và theo dõi bạn đọc để sửa giúp bạn. Giáo viên quan sát
và hướng dẫn, nếu nhiều em còn đọc sai từ mà bạn vẫn khơng sửa được thì giáo viên
đưa từ đó lên bảng để các em luyện đọc.
+ Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 2 tiến hành luyện đọc tương tự và kết hợp
tìm hiểu từ ngữ (từ chú giải).
+ Thi đọc để tạo khơng khí thi đua sơi nổi.

a) Đọc đúng các phụ âm đầu.
Ví dụ: Các em hay đọc sai tiếng có âm tr thành ch hay s đọc thành x.
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển.
Các em đọc: Trái thành chái hay sóng đọc là xóng.
Khi nhận thấy các học sinh trong lớp thường hay mắc lỗi phát âm phụ âm đầu là
ch/tr, x/s tơi ghi những từ có các phụ âm này lên bảng, giúp các em phân biệt hai phụ
âm này và hướng dẫn khi phát âm “tr” đầu lưỡi thụt vào. “ch” lưỡi để thẳng …
b) Đọc đúng thanh điệu.
Học sinh ở trường tôi hay mắc các lỗi về thanh điệu như: thanh sắc và thanh ngã
Ví dụ: Các em đọc nghĩa thành nghía


Đối với những trường hợp này ngoài việc rèn đọc trên lớp, thường xun nhắc
nhở, tơi cịn u cầu các em luyện đọc ở nhà để rèn cho các em ý thức tự sửa những
lỗi mà các em hay mắc phải.
c) Đọc ngắt, nghỉ hơi đúng, đọc đúng ngữ điệu câu.
Đọc đúng trong bài thơ không những phát âm đúng phải biết ngắt nghỉ theo
nhịp thơ, nhấn giọng các từ ngữ. Khi đọc cần ngắt nhịp 2/3 hay 3/4 hay 4/4 ...
Gọi học sinh đọc các khổ thơ cho các em nhận xét ngắt nhịp đúng chưa, ngắt
nhịp ở những tiếng nào. Giáo viên ghi khổ thơ vào bảng, giấy để học sinh nói cách
ngắt nhịp, nhận xét bổ sung, giáo viên thống nhất.
Để đọc đúng cần dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để
ngắt hơi cho đúng:
+ Không tách một từ ra làm hai
VD: Không ngắt hơi
Trong mưa thường nổi cơn / giông.
+ Không đọc tách từ chỉ loại với danh từ mà nó đi kèm:

VD: Không đọc
Đàn / dê soi đáy suối
Luyện cho học sinh đọc đúng cũng đã rèn cho học sinh kỹ năng đọc diễn cảm.
Mỗi giờ lên lớp tôi đều phải dự tính trước để ngăn ngừa các lỗi khi đọc cho học sinh.
Khi lên lớp tôi kết hợp nhiều biện pháp để rèn đọc đúng: đọc mẫu, phân tích sự khác
biệt, cho đọc cá nhân, đọc nhóm… Với những câu tơi dự tính học sinh đọc ngắt nghỉ
khơng đúng, tơi cũng tìm hiểu và áp dụng những biện pháp khắc phục. Cuối cùng
mới luyện cho các em đọc đoạn, đọc cả bài.
3.2. Biện pháp 2: Luyện đọc diễn cảm.
Yêu cầu học sinh đọc đúng, diễn cảm là yêu cầu trọng tâm, nên phải dành thời
gian thích hợp. Để giúp học sinh luyện đọc diễn cảm tốt giáo viên cần:
- Sau khi tìm hiểu bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt đọc một đoạn “
thăm dò” khả năng thể hiện cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh.
- Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy ưu
điểm, khắc phục những hạn chế và tìm ra cách đọc hợp lí.
Để các em đọc tốt giáo viên cần tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh.
Thông qua hiểu được nội dung bài đọc, phải hiểu được cảm xúc của tác giả trong văn
bản đó. Đối với nhân vật thể hiện được tính cách của nhân vật đó.
VD: Đoạn văn này đọc với giọng vui hay buồn? Lời nói của nhân vật cần đọc
với thái độ như thế nào?
- Giáo viên đọc mẫu diễn cảm nhằm minh họa, gợi ý cho học sinh nhận xét, giải
thích, tự tìm ra cách đọc.
- Tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm trước lớp
để các em học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên, tuyên dương hay uốn nắn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở
để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc
trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn (Bước đầu biết làm chủ được


giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội

dung bài. Đọc diễn cảm phù hợp với sự cảm nhận riêng của từng cá nhân. Giáo viên
có thể viết khổ thơ ra bảng, giấy gắn trên bảng để học sinh tìm ra cách đọc). Giọng
đọc thay đổi ở từng đoạn. Khi đọc câu đối thoại đọc như thế nào? Đọc thế nào + thể
hiện đọc giọng của từng nhân vật.
- Biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh hay với giọng niềm nở hồ
hởi... Để thể hiện được tính cách, cảm xúc của các nhân vật người đọc cần hồ mình
vào từng nhân vật để tìm được cách đọc. Khi đọc diễn cảm tôi hướng dẫn các em biết
nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm (tặc lưỡi, ngạc nhiên, giận dữ, thủng thẳng,
giả bộ) và biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
Đối với những bài mà nội dung và cách đọc của từng đoạn trong bài có sự
khác biệt. Tơi giúp học sinh hệ thống lại bài bằng cách lập dàn ý cho bài đọc. Dựa
vào dàn ý các em tìm ra những điểm cần lưu ý để lựa chọn cách đọc cho phù hợp.
Một điều rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới thính giác của các em đó là việc
đọc mẫu của giáo viên. Giọng đọc mẫu của giáo viên chính là cái đích, là hình mẫu
kỹ năng mà học sinh cần đạt được. Chính vì thế tơi ln chú trọng việc rèn đọc của
bản thân để đem đến cho các em một hình mẫu chuẩn.
3.3. Biện pháp 3: Luyện đọc cá nhân.
Đối với thời gian một tiết tập đọc chỉ trong vòng 35- 40 phút mà nhiều đối
tượng học sinh, tôi thường tổ chức cho các em đọc cá nhân, bình chọn người đọc hay
nhất. Sau mỗi giờ học bao giờ tôi cũng yêu cầu các em luyện đọc thêm ở nhà. Giờ học
sau tôi kiểm tra việc rèn đọc, tập trung vào các em đọc chưa tốt để các em ln có ý thức
phấn đấu, rèn luyện. Ngồi việc học trên lớp, tôi thường tổ chức cho học sinh đọc
sách báo, truyện trong giờ ra chơi để đến giờ sinh hoạt có thể kể hoặc đọc cho các cả
lớp cùng nghe.
3.4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ học.
Bản thân tôi nhận thấy công nghệ thông tin giúp bài giảng thêm sinh động, cung
cấp được nhiều thông tin cho học sinh đồng thời gây được hứng thú cho các em. Tôi
thường xuyên lên mạng internet để tìm kiếm những thơng tin phù hợp với giảng dạy.
4. Hiệu quả của biện pháp.
Bằng tâm huyết của mình tôi đã thực hiện tốt các biện pháp đã đề ra, qua thời

gian thực hiện kết quả đạt được rất khả quan. Hầu hết học sinh trong lớp đều đọc trôi
chảy, to, rõ ràng, đúng nhịp.
Kết quả cuối năm học 2019 – 2020 cụ thể như sau:
Đọc phát âm sai Đọc ngắt, nghỉ sai
Đọc đúng
Đọc diễn cảm
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số HS
Số HS
Số HS
Số HS
%
%
%
%
1
4,7
2
9,5
9
42,9
9
42,9
5. Phạm vi ảnh hưởng, nhân rộng của biện pháp.


Với kết quả và ý nghĩa đạt được của biện pháp tơi nhận thấy biện pháp này có

thể áp dụng và nhân rộng ra toàn khối trong trường.
Trên đây là “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học
sinh lớp 5 trong giờ Tập đọc” thực tế đã áp dụng có hiệu quả. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của Ban giám khảo và các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VI

Xuân La, ngày 5 tháng 11 năm 2020
Người viết

Hoàng Hương Giang



×