1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa từng được công
bố trong bất kì một công trình nào khác.
Đồng Hới, tháng 05 năm 2015
Tác giả
Tô Thu Thành
2
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Quảng
Bình và các thầy cô trong khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non đã truyền đạt cho em
những kiến thức cơ bản trong suốt ba năm học tại trường. Đó là hành trang quý giá để
em tự tin, vững vàng hơn trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp sau này của mình.
Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Trương Thị Thanh Thoài
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, và động viên để em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các em
học sinh Trường Tiểu học Bắc Nghĩa – Đồng Hới – Quảng Bình. Cảm ơn các bạn
trong tập thể lớp CĐGD Tiểu học B, những người thân yêu trong gia đình đã động
viên khích lệ và tạo điều kiện cho em rất nhiều trong thời gian học tập và thực hiện
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn !
Quảng Bình, tháng 5 năm 2015
Tô Thu Thành
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. SGK : Sách giáo khoa
2. SGV : Sách giáo viên
3. TLV : Tập làm văn
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
Lời cảm ơn ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
7. Giả thiết khoa học 6
8. Đóng góp mới của khóa luận 6
9. Cấu trúc của đề tài 6
Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC SINH LỚP 5
VIẾT VĂN TẢ NGƯỜI 8
1.1.1. Đặc trưng văn tả người và việc dạy văn tả người 8
1.1.2. Cơ chế của hoạt động tạo lập văn bản và việc dạy học sinh lớp 5 viết văn tả
người. 13
1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý, năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh lớp 5 với việc
dạy văn tả người 17
1.2.Cơ sở thực tiễn của việc dạy học sinh lớp 5 viết văn tả người 24
1.2.1. Về mục tiêu, chương trình dạy học văn tả người ở lớp 5 22
1.2.2. Về việc dạy học văn tả người cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học 24
1.2.3. Định hướng về việc dạy học sinh lớp 5 viết văn tả người 29
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾTVĂN TẢ NGƯỜI CHO HỌC
SINH LỚP 5 33
2.1. Các biện pháp giúp học sinh nắm bắt những đặc trưng của văn tả người. 32
2
2.2. Các biện pháp phát triển nhận thức, hình thành tình cảm, cảm xúc cho học sinh
trong quá trình viết văn tả người 37
2.3. Ra đề văn phù hợp với học sinh lớp 5 43
2.4. Các biện pháp giúp học sinh sử dụng từ ngữ trong viết văn tả người 46
2.5. Dạy học sinh tạo lập văn bản khi viết văn tả người 53
2.6. Khích lệ sự sáng tạo của học sinh thông qua hoạt động chấm bài và trả bài 64
Chương 3 : THỰC NGHIỆM DẠY HỌC 75
3.1. Mục đích thực nghiệm 71
3.2. Đối tượng , địa bàn và thời gian thực nghiệm 71
3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm 72
3.4. Nội dung thực nghiệm 73
3.5. Kết quả thực nghiệm 73
3.6. Kết luận chung về thực nghiệm 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Bước vào thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển của CNH – HĐH trong thời
đại ngày nay, trên thế giới có biết bao sự thay đổi lớn lao và mạnh mẽ .Với Việt Nam,
thời kỳ CNH - HĐH vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với đất nước và con người
thời đại mới. Quá trình này đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong cơ cấu kinh tế,
trình độ phát triển sản xuất, khoa học kỹ thuật và đã tác động vào giáo dục, đòi hỏi
giáo dục phải có những đổi mới tư duy giáo dục, phải thực hiện cải cách giáo dục,
giáo dục phải “đi tắt đón đầu” nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, nhu
cầu đào tạo ra những con người có trình độ, năng động sáng tạo trong thời đại đổi mới.
Nước ta cũng đã và đang tiếp tục đổi mới giáo dục và đổi mới theo tinh thần của
đại hội VI, Nghị quyết Trung ương V (khóa 7), Nghị quyết Hội nghị Trung ương II
(khóa 8), cũng như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX theo phương châm “giáo dục
là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục là nhân tố quan trọng nhất, là động lực, mục tiêu cho
sự phát triển bền vững của xã hội.
Theo điều 28, Luật giáo dục 2005: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo cho học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng
lớp, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại
niềm vui, hứng thú cho học sinh”. Do đó, đổi mới giáo dục là vấn đề có tính cấp
bách và cần thiết trong sự nghiệp giảng dạy và học tập nhằm nâng cao trình độ dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc Tiểu học đóng vai trò là tiền đề, nền tảng.
Vì vậy, phải chú trọng chăm lo hình thành cho các em những tri thức ban đầu đúng
đắn, vững chắc để làm cơ sở cho những bậc học cao hơn, góp phần phát triển đạo
đức, trí tuệ, hình thành nhân cách con người mới.
Trong chương trình Tiểu học, môn tiếng Việt là một trong hai môn chính có
vai trò rất quan trọng. Dạy tiếng Việt ở Tiểu học tạo cho học sinh kỹ năng sử dụng
tiếng Việt thành thạo để sử dụng trong học tập, giao tiếp; cung cấp cho học sinh
những hiểu biết phong phú về tiếng Việt, mở mang kiến thức về tự nhiên, xã hội,
văn hóa của dân tộc Việt Nam và nước ngoài. Môn tiếng Việt gồm có bảy phân
2
môn, mỗi phân môn có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ
chặt chẽ, tích hợp với nhau.
1.2. Phân môn Tập Làm Văn (TLV) có nhiệm vụ rèn cho học sinh các kỹ năng
sản sinh ngôn bản; sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ
năng tiếng Việt mà các phân môn tiếng Việt khác đã hình thành. Phân môn này còn
hình thành và phát triển hệ thống kỹ năng riêng: kỹ năng định hướng hoạt động giao
tiếp, kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp.
Học các tiết tập làm văn, học sinh cũng được tiếp cận với với vẻ đẹp của con
người qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề học sinh lại có dịp hướng
tới cái chân thiện mỹ được hướng đến trong các đề bài. Mỗi đề văn là một cơ hội để
học sinh thể hiện mối quan hệ, tình cảm của mình đối với đối tượng, nhân vật mà mình
miêu tả.
Khi nói đến phân môn tập làm văn, thì viết văn, hành văn chính là cái đích cuối
cùng, cái đích cao nhất của việc học môn tiếng Việt. Đối với học sinh Tiểu học, biết
nói đúng, viết đúng diễn đạt mạch lạc đã khó, để nói hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại
càng khó hơn. Cái khó ấy chính là cái đích của phân môn TLV đòi hỏi mỗi học sinh
cần đạt tới.
1.3. Chương trình TLV ở Tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả bao gồm : văn tả
người, văn tả cảnh, văn tả cây cối ,văn tả đồ vật, văn tả con vật. Trong đó văn tả người
là thể loại khó nhất đối với học sinh . Ở văn tả người, học sinh khó có thể diễn đạt sự
khác biệt rõ giữa mắt, mũi, miệng, tóc của người này và người khác. Vậy nên các em
thường diễn đạt trùng lặp từ ngữ, ý và cả câu. Chính vì thế, tiết học văn tả người
thường thiếu sự sinh động, hấp dẫn học sinh bởi các em thường thụ động nghe thầy cô
cung cấp vốn từ ngữ, ý và cả cách diễn đạt câu sao cho hay, trôi chảy, biểu cảm hơn.
Vì vậy, việc đổi mới trong dạy văn tả người để thu hút học sinh nhằm giúp cho tiết
học sinh động hơn là điều hết sức cần thiết trong giảng dạy.
Từ việc tìm hiểu nội dung chương trình TLV lớp 5 chúng tôi nhận thấy văn tả
người là một dạng văn gần gũi và chiếm khối lượng lớn trong phân phối chương trình
TLV lớp 5, điều này chứng tỏ đây là một dạng bài khá là quen thuộc đối với các em
nhưng không phải vì thế mà tất cả các em đều viết hay. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy,
kết quả viết văn tả người ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng còn nhiều vấn đề
3
bất cập so với yêu cầu đặt ra của một bài văn tả người, các em còn nhiều sự lúng túng
trước một đề văn, còn thiếu hiểu biết về đối tượng miêu tả và chưa biết cách để diễn
đạt điều mà mình muốn tả. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là người giáo viên
chưa truyền thụ được cho học sinh những yêu cầu cần thiết, đặc trưng nhất của một bài
văn tả người. Mặt khác một số giáo viên chưa có được cái “tâm” trong cách truyền thụ
bài bởi văn tả người là một dạng văn đòi hỏi phải có tình cảm thì bài viết mới chân
thực được.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Một số biện
pháp rèn kỹ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5” làm đề tài nghiên cứu với
mong muốn cụ thể hóa một phần nội dung dạy học vào thực tế, góp phần thực hiện yêu
cầu đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học phân môn TLV nói chung và văn
tả người trong chương trình TLV lớp 5 nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phân môn TLV được chia thành nhiều kiểu bài khác nhau, mỗi kiểu bài có vị trí và
vai trò nhất định trong việc cung cấp kiến thức cho các em. Đối với phân môn TLV ở
Tiểu học, văn miêu tả và đặc biệt văn tả người có vị trí đặc biệt quan trọng. Thực tế,
hiện nay có rất nhiều nhà giáo dục đã tiến hành các công trình nghiên cứu rèn kĩ năng
làm văn trong đó có văn miêu tả, để nâng cao chất lượng bài văn cho HS.
Trong các tài liệu “Bồi dưỡng giáo viên” (NXB GD – 2004, 2005, 2006), đã đề
cập đến một số yêu cầu cơ cơ bản về kiến thức, kĩ năng mà HS cần phải nắm được
trong phân môn TLV. Qua đó đề xuất các biện pháp dạy học TLV theo nội dung
khá đa dạng và phong phú cho GV tiểu học.
Cuốn “Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt” (giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học
hệ cao đẳng sư phạm và sư phạm 12/2) của Tác giả Đào Ngọc – Nguyễn Đăng Ninh
đã đưa ra cách cảm thụ văn bản cho HS.
Cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học” (tài liệu đào tạo giáo viên -
2007 của Bộ GD và ĐT), dự án phát triển GV tiểu học đã tổ chức biên soạn các môđun
đào tạo giáo dục trong đó có nêu ra các phương pháp dạy học cũng như quy trình dạy
học phân môn TLV theo chương trình sách giáo khoa ở tiểu học.
Cuốn “Dạy văn cho học sinh tiểu học” (NXB GD-1997), tác giả Hoàng Bình
4
đã có những đề xuất giúp GV tiểu học để hướng dẫn HS cảm nhận được cái hay, cái
đẹp của tác phẩm văn học.
Cuốn Văn miêu tả và phương pháp dạy học văn miêu tả ở tiểu học (Nhà xuất
bản Giáo dục - 1996) , tác giả Nguyễn Trí đã đề cập đến cách dạy văn miêu tả trong
chương trình Tiểu học.
Trong các tài liệu trên đây, các tác giả đã đề cập đến vấn đề dạy học phân môn
TLV trên phương diện vị trí, nhiệm vụ, nội dung chương trình, phương pháp dạy
học nói chung và văn miêu tả, cũng như văn tả người nói riêng nhưng chưa đi sâu
nghiên cứu việc rèn kỹ năng viết văn tả người ở một khối lớp cụ thể.
Những công trình nghiên cứu trên là những tiền đề quan trọng để chúng tôi lựa
chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5”
làm vấn đề nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Văn tả người là một dạng bài văn khó nhất trong tất cả các kiểu bài thuộc thể
loại văn miêu tả, đồng thời kiểu bài này trong thực tế ở các trường Tiểu học vẫn
chưa được các em chú trọng nên chất lượng bài viết chưa cao, biểu hiện cụ thể đó
là các em còn thụ thuộc nhiều vào các tài liệu tham khảo, tình trạng viết văn khô
khan, kém hấp dẫn. Nhất là ở trường Tiểu học vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, miền
núi.
Thực hiện đề tài, chúng tôi mong đề xuất được các biện pháp từ đó rèn luyện kỹ
năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5.
Phạm vi nghiên cứu:
Các dạng văn tả người ở lớp 5:
+ Tả người thân trong gia đình
+ Tả những người ngoài xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến HS
5
Trong đó tập trung chú ý miêu tả về ngoại hình và tính tình thông qua các hoạt
động của đối tượng được tả.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các tài liệu liên quan để tìm ra cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của
vấn đề nghiên cứu.
Tìm hiểu và phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu từ đó để đưa ra các biện
pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay của vấn đề nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong khóa luận, chúng tôi đã kết hợp sử dụng
các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
6.1. Phương pháp phân tích
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong quá trình xem xét, lý giải các vấn
đề có tính chất lý luận và thực tiễn, từ đó rút ra những kết luận xác đáng làm tiền đề
cho việc đưa ra các biện pháp rèn luyện kỹ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5
một cách phù hợp nhất
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Thực tiễn phương pháp dạy học liên quan đến đề tài này bao gồm:
+ Về mục tiêu, chương trình dạy học văn tả người ở lớp 5.
+ Về việc dạy học văn tả người cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học hiện nay.
+ Định hướng về việc dạy học sinh lớp 5 viết văn tả người.
Để nắm được tình hình thực tiễn, ngoài việc dự giờ, quan sát hoạt động dạy học
chúng tôi còn khảo sát kết quả viết văn tả người của học sinh, soạn phiếu điều tra dành
cho giáo viên và học sinh gồm các câu hỏi về những vấn đề mà chúng tôi quan tâm
nghiên cứu, rồi xử lý kết quả điều tra đó.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được sử dụng trong khâu hoàn tất quá trình nghiên cứu nhằm
xem xét, xác nhận tính đúng đắn , hợp lý, tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đề
xuất trong đề tài. Loại thực nghiệm cơ bản được tác giả sử dụng là :
6
+ Thực nghiệm kiểm tra, đánh giá (thực nghiệm dạy học) nhằm kiểm chứng, đánh
giá việc ứng dụng các biện pháp của khóa luận vào các tiết dạy cụ thể trong giờ TLV
lớp 5.
7. Giả thiết khoa học
Đề tài đưa ra các biện pháp với mục đích rèn kỹ năng viết văn tả người cho HS
lớp 5 dựa trên việc phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Nếu các biện pháp chúng
tôi đưa ra chúng minh được tính khả thi sẽ góp phần rèn luyện và nâng cao kỹ năng
làm văn tả người cho HS lớp 5 nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phân
môn TLV nói chung.
8. Đóng góp mới của khóa luận
Những đóng góp mới của khóa luận thể hiện ở mấy điểm cơ bản sau:
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn tiếng Việt nói chung, góp
phần làm phong phú thêm lý luận dạy học phân môn TLV và văn tả người trong nhà
trường tiểu học nói riêng, qua việc xây dựng cơ sở khoa học của các biện pháp rèn kỹ
năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5.
- Đề xuất các biện pháp rèn kỹ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5 mang
tính chiến lược giúp học sinh có cơ hội luyện tập kỹ năng quan sát, kỹ năng phân tích
đề, tìm hiểu đề, kỹ năng viết câu đoạn, bài văn hoàn chỉnh, kỹ năng truyền tải được
những tình cảm của bản thân dành cho đối tượng vào bài viết của mình, làm cho bài
viết mang đậm tính chân thực, giàu xúc cảm và lôi cuốn trái tim người đọc.
Như vậy những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng
dạy học môn tiếng Việt , đặc biệt là văn tả người, đồng thời đề tài có thể dùng làm tài
liệu tham khảo cho sinh viên khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non trong quá trình
nghiên cứu, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Mặt khác giáo viên Tiểu học có thể dùng
làm tài liệu cho bản thân trong quá trình dạy học văn tả người ở Tiểu học.
9. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm những phần cơ bản sau :
Phần mở đầu: lý do chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu đề tài, mục đích nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, giả
thiết khoa học, đóng góp mới của đề tài, bố cục của đề tài.
7
Phần nội dung : gồm 3 chương
+ Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học sinh lớp 5 viết văn tả
người
+ Chương 2: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5
+ Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần kết luận: Những kết quả đạt được của đề tài
Tài liệu tham khảo: Thống kê tài liệu mà chúng tôi đã sử dụng trong quá trình
nghiên cứu.
Ở phần phụ lục giới thiệu phiếu điều tra về thực trạng dạy học văn tả người ở lớp
5, phiếu bài tập dùng trong thực nghiệm, giáo án thực nghiệm, đề bài kiểm tra dùng
trong thực nghiệm kiểm tra đánh giá (thực nghiệm dạy học).
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
DẠY HỌC SINH LỚP 5 VIẾT VĂN TẢ NGƯỜI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Đặc trưng văn tả người và việc dạy văn tả người
1.1.1.1. Đặc trưng của văn tả người
a, Khái niệm văn miêu tả
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Miêu tả là dùng ngôn
ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung
được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người.”
Như vậy, miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm
cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật,
sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể
hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng
tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết với đối tượng được miêu tả. Bởi vì trong
thực tế, không ai tả mà để tả, mà thường tả để gửi gắm suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh
giá, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình. Các bài văn miêu tả ở Tiểu học chỉ yêu
cầu tả những đối tượng mà học sinh yêu mến, thích thú. Vì vậy, qua bài làm của mình,
các em phải gửi gắm tình yêu thương với những gì mình miêu tả.
b, Khái niệm văn tả người
Tả người là dạng bài TLV yêu cầu học sinh dùng từ ngữ để tái hiện lại hình ảnh,
tính cách của một con người với các trạng thái và tính cách của người đó, nhằm giúp
người đọc, người nghe như đang được tận mắt nhìn thấy đối tượng được tả dần hiện ra
qua từng con chữ.
Vì vậy khi làm văn tả người điều quan trọng là phải biết quan sát và dẫn ra được
những nét tính cách đặc trưng, những hoạt động tiêu biểu nhất của đối tượng được
miêu tả.
Để làm nổi bật đặc điểm của một bài văn tả người, người viết cần:
9
+ Cụ thể hóa (tả ai) : tả người thì phải làm cho người đọc, người nghe hình dung
được đây là một con người sống thực sự.
+ Cá biệt hóa ( tả như thế nào): khi tả người phải làm cho người đọc, người nghe
hình dung ra được một con người cụ thể chứ không phải chung chung.
+ Mục đích hóa ( tả với mục đích gì): tả người phải xác định được mục đích là để
làm gì: ca ngợi, phê phán, châm biếm.
c, Đặc điểm của bài văn tả người
Văn tả người trong văn chương nói chung
Xét trên bình diện của một tác phẩm văn chương thì nhân vật con người trong các
tác phẩm luôn được các nhà văn xây dựng một cách có chủ định, đó chính là “đứa con
tinh thần” của họ, họ trân trọng và nâng niu như một báu vật, bởi đó chính là tất cả tâm
tư, tình cảm và cách nhìn nhận, đánh giá của họ về con người của xã hội đương thời,
đọc tác phẩm văn chương ta nhận ra mình qua mỗi nhân vật ở từng ngõ ngách nội tâm,
hiểu đúng hơn và hiểu nhiều hơn về cái thế giới tinh thần phong phú bí ẩn bị bề ngoài
bao phủ. Bởi vậy nên khi miêu tả diện mạo, tính cách và hoạt động của một con người
cụ thể trong tác phẩm của mình các nhà văn không đơn thuẩn chỉ là miêu tả để tả mà
thông qua việc miêu tả diện mạo bên ngoài của nhân vật, nhà văn làm nổi bật được
những nét đẹp ẩn chứa bên trong tâm hồn họ, từ đó làm nổi bật nét tính cách đặc trưng
tiêu biểu của nhân vật mình xây dựng. Đồng thời từ đó các nhà văn miêu tả những
hành động cụ thể phù hợp gắn liền với nét ngoại hình và tính tình của các nhân vật.
Mặt khác thông qua việc miêu tả hình ảnh của con người trong các tác phẩm của
mình, các nhà văn khái quát những quy luật cuộc sống của con người, thể hiện những
hiểu biết, những ước ao và kì vọng về con người. Nhà văn sáng tạo ra con người trong
tác phẩm của họ là để thể hiện những đối tượng nhất định trong xã hội và quan niệm về
các đối tượng đó. Từ đó thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử của con người qua các
đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lí của con người.
Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta cùng thưởng thức đoạn văn sau:
Trong bài văn tả “Hạng A Cháng” ( SGK Tiếng Việt lớp 5 – tập 1 – trang 119).
Khi tả một thanh niên Mèo khỏe mạnh, nhà văn Ma Văn Kháng viết:
10
“A Cháng người đẹp thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp
tay bắp chân rắn như trác gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cột đá trời
trồng”.
Như vậy chỉ qua việc miêu tả một vài chi tiết về ngoại hình mang tính lựa chọn
tinh tế, tác giả đã đem đến cho chúng ta một ấn tượng riêng về vẻ đẹp rắn chắc của một
thanh niên miền núi.
Hay cô Chấm trong tác phẩm của nhà văn Đào Vũ:
Trong bài văn tả “Cô Chấm” (sách Tiếng Việt 5- tập 1- trang 156) nhà văn Đào
Vũ đã viết: “Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì
không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.”
“Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ
cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm
và lao động để sống .”
“Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây
lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác ”
“ Chấm có một thân thể nở nang rất cân đối, hai cánh tay béo rắn và chắc nịch,
hai vai tròn và cái cổ cao. Chấm ao ước có một mái tóc cho thật dài. Đôi lông mày
Chấm không tỉa bao giờ, nó mọc lòa xòa tự nhiên, chính lại làm cho đôi mắt sắc sảo
của Chấm lại dịu dàng đi”.
Đọc đoạn văn tả người con gái tên Chấm của nhà văn Đào Vũ, người đọc chúng
ta cảm nhận được vẻ đẹp rất riêng, có cái gì đó rất đặc biệt bởi theo nhà văn thì “Chấm
không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với
bất cứ một người nào khác”, rồi người đọc lại bắt gặp cái riêng của cô Chấm từ mái tóc
đỏ quạnh và không bao giờ dài được, từ đôi lông mày không tỉa bao giờ, từ hình ảnh
một cô gái khỏe mạnh, rắn chắc “như một cây xương rồng” , bắt gặp bản chất mộc mạc
của một cô gái nông thôn “Chấm mộc mạc như hòn đất” Đúng là những chi tiết miêu
tả ấy không thể nào dùng được nếu tả như đó là tả vẻ đẹp của người con gái thị thành.
Như vậy để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của con người qua ngôn ngữ của các
nhà văn trong văn tả người từ các tác phẩm, người giáo viên đóng một vai trò hết sức
quan trọng đó là: Giúp học sinh tiếp cận với những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật
11
của văn mẫu. Tìm hiểu được ngôn ngữ nghệ thuật qua sự chuyển hoá các lớp nghĩa tinh
tế. Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ, vẻ đẹp của hình ảnh, có được những
hiểu biết về con người cũng như cuộc sống xung quanh các em. Từ đó, các em chuyển
kiến thức đã tiếp nhận thành năng lực sử dụng tiếng Việt. Sau đó đưa vốn tiếng Việt áp
dụng vào thực tiễn khi viết văn tả người. Vì kiến thức Tiếng Việt chỉ thực sự có ích với
HS khi nó được vận dụng vào thực tế tiếp nhận và tạo lập văn bản.
Văn tả người trong bài văn của học sinh Tiểu học
Đối với học sinh Tiểu học khi viết một bài văn tả người thì hình ảnh con người
mà các em xây dựng khác xa so với hình ảnh con người trong các tác phẩm văn
chương, bởi các em còn nhỏ chưa suy nghĩ nhiều và chưa thể có được những cái nhìn
sâu sắc về đối tượng miêu tả như các nhà văn. Văn tả người ở Tiểu học chỉ dừng lại ở
mức độ khái quát về ngoại hình, tính tình và hoạt động của “một con người”. Đối
tượng miêu tả của các em luôn gần gũi, gắn liền với cuộc sống hằng ngày của các em,
có ảnh hưởng trực tiếp tới các em, ngôn ngữ miêu tả mà các em sử dụng là đơn gản, dễ
hiểu và không yêu cầu quá cao. Các em chỉ cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản và
đặc trưng nhất của một bài văn tả người, đồng thời thể hiện được những cái nhìn ban
đầu của mình về đối tượng, thể hiện được những tình cảm, bộc lộ xúc cảm của mình
dành cho đối tượng vào bài văn làm cho bài văn đậm chất “chân thực”. Làm được như
vậy xem như các em đã đạt được yêu cầu của một bài văn tả người.
Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đến với một bài văn tả bác nông dân của một học
sinh để thấy được những đặc trưng nêu trên :
“Em sinh ra ở một miền quê yêu dấu. Ở đó có biết bao người nông dân đã phải
một nắng hai sương hăng say lao động, song người mà cả xóm phải nể phục về tài cày
ruộng đó chính là bác Hải. Rất may cho emvào sáng chủ nhật vừa rồi em đã được xem
bác cày ruộng.
Chao ôi, bác Hải cày ruộng mới giỏi làm sao! Em phải thốt lên như vậy khi vừa
nhìn thấy bác. Bác quả xứng đáng với lời khen của mọi người. Trông cách bác cày
ruộng, em nghĩ khó ai có thể làm được như bác.
Hôm ấy, một mình bác cày một cái ruộng to ơi là to. Công việc bác làm khá vất
vả song em thấy bác làm thật đơn giản và dẽ dàng làm sao!
12
Bác Hải vẫn đang hăng say cày, thấy hai mẹ con đứng trên bờ bác vừa nói vừa
cười chào :"Hai mẹ con đi đâu đấy?" rồi lại xăm xăm cày. Bác Hải năm nay ngót năm
mươi tuổi. "Cái tuổi làm hùng hục như trâu bò". Bác có thân hình to khỏe, người lực
lưỡng. Quần nâu sắn cao, áo lính bạc mầu. Bắp chân bắp tay quần quật, nước da màu
nâu sẫm đúng là vóc dáng của một con người quanh năm chân lấm tay bùn quen giầm
mưa dãi nắng. Con trâu mộng to béo, da đen nhánh kéo cày đi trước. Bác Hải nắm dây
thường điều khiển , tay phải cầm đốc cày theo sau. Đường cày thẳng tăm tắp. Bác
nhoai người ra phía trước, đến đầu bờ, bác nhấc cày lên cho trâu quay lại rồi cày tiếp.
Ôi, bác nhấc cày nhẹ nhàng như không. Vừa cày bác vừa cất tiếng "Vắt, diệt, họ" để
"bảo" trâu. Bác chia ruộng thành nhiều luống. Những luống cày úp sát vào nhau
trông thật đẹp. Ôi, bác cày trông thật thiện nghệ, trâu và người mải miết cặm cụi làm
việc. Chẳng mấy chốc những luống cày màu nâu óng ánh dưới nắng tháng mười. Mặt
trời lên cao dần, lưng bác ướt đẫm mồ hôi mà vẫn say sưa làm việc. Không biết mệt
mỏi.
Em thật cảm ơn những người nông dân như bác. Với sự khéo léo và cần mẫn đã
làm nên những mùa màng bội thu, mang lại sự ấm no ,niềm vui hạnh phúc cho con
người”.
Như vậy qua việc miêu tả hình ảnh bác nông dân đang cày ruộng ta các em đã
làm nổi bật được nét tiêu biểu về ngoại hình cũng như tính cần cù, bản chất mộc mạc
của một người nông dân ngày đêm chân lấm tay bùn gắn bó với công việc cày cấy.
1.1.1.2. Kết luận sư phạm
Từ việc tìm hiểu các khái niệm liên quan và việc phân tích các đặc trưng của văn
tả ngưởi có thể thấy việc nắm vững được khái niệm, đặc trưng của một bài văn tả
người là rất cần thiết. Nắm được đặc điểm cơ bản sẽ tránh được việc viết văn lạc đề,
tránh được việc lấy râu ông nọ chắp cằm bà kia. Văn miêu tả trong chương trình lớp 5
gồm nhiều kiểu bài khác nhau, nếu không nắm chắc được từng loại thì sẽ dẫn đến tình
trạng lạc đề. Là một giáo viên Tiểu học, chúng tôi tin rằng không một ai chưa từng một
lần nghe qua bài văn tả ông nội, trong đó có câu: “ nhà em có nuôi một ông nội, ông
nội em có tứ chi” Như vậy học sinh đã không xác định được những chi tiết nào là
dùng để tả người những chi tiết nào là tả con vật, các em dễ bị lẫn lộn giữa các kiểu bài
văn với nhau. Điều này sẽ trở thành một thảm họa cho ngành giáo dục. Yêu cầu đặt ra
13
ở đây là giáo viên phải làm sao để học sinh xác định và nắm chắc được điều đó và vận
dụng vào bài viết của mình một cách hợp lý nhất. Muốn vậy người giáo viên cần giúp
cho học sinh có một cái nhìn toàn diện về việc nắm đặc trưng cơ bản của văn tả người
để không bị nhầm lẫn một cách đáng tiếc.
1.1.2. Cơ chế của hoạt động tạo lập văn bản và việc dạy học sinh lớp 5 viết
văn tả người.
1.1.2.1. Cơ chế của hoạt động tạo lập văn bản
TLV được hiểu là tập sản sinh ngôn bản, dạy TLV là dạy các kiến thức và kỹ
năng giúp học sinh tạo lập, sản sinh ra ngôn bản. Nhiệm vụ cơ bản của phân môn TLV
là giúp học sinh tạo ra được các ngôn bản nói và viết theo các phong cách chức năng
ngôn ngữ, hình thành và phát triển năng lực tạo lập ngôn bản – một năng lực được tổng
hợp từ các kỹ năng bộ phận như : xác định mục đích nói, lập ý, triển khai ý thành lời (
dạng nói, viết bằng câu, đoạn, bài).
Để làm rõ hơn về vấn đề này, trước hết, cần khẳng định :
* Dạy TLV là dạy một hoạt động
Công việc đầu tiên của dạy học TLV cho học sinh nói chung và học sinh lớp 5
nói riêng là tạo ra động cơ, nhu cầu nói năng, kích thích học sinh tham gia vào hoạt
động giao tiếp ( nói, viết). Vì cũng như các hoạt động tâm lý khác, hoạt động lời nói
chỉ chỉ nảy sinh khi có động cơ nói năng.
Các giai đoạn của hoạt động lời nói và kỹ năng làm văn
Theo A.N.Lê-ôn-chép “để giao tiếp được trọn vẹn về mặt nguyên tắc thì con
người phải nắm được hàng loạt các kỹ năng:
Một là: phải định hướng nhanh chóng và đúng đắn trong các điều kiện giao tiếp.
Hai là: phải biết lập đúng chương trình lời nói của mình, lựa chọn nội
dung giao tiếp một cách đúng đắn.
Ba là: phải tìm được phương tiện hợp lý để truyền đạt những nội dung đó.
Bốn là: phải đảm bảo mối liên hệ qua lại.
Nếu như một mắt xích của hoạt động giao tiếp bị phá huỷ thì người nói không thể
14
đạt được kết quả giao tiếp như mong đợi, kết quả đó sẽ không hiệu quả”
Như vậy, theo A.N.Lê-ôn-chép, hoạt động lời nói là một cấu trúc động bao gồm
bốn giai đoạn:định hướng, lập chương trình, hiện thực hóa chương trình và kiểm tra.
Cấu trúc này đã được vận dụng triệt để khi xây dựng hệ thống kỹ năng làm văn. Theo
đó, các kỹ năng làm văn tương ứng được hình thành là :
+ Ứng với giai đoạn định hướng là kỹ năng xác định đề bài, giới hạn đề bài và kỹ
năng xác định tư tưởng cơ bản của bài viết.
+ Ứng với giai đoạn lập chương trình là kỹ năng lập ý, tìm ý, xây dựng dàn ý.
Việc làm này sẽ giúp học sinh trình bày bài nói (viết) một cách đầy đủ, mạch lạc, có
lôgic. Khi lập dàn ý, phải sắp xếp được ý chủ đạo và sắp sếp ý theo một trình tự nhất
định.
+ Ứng với giai đoạn hiện thực hoá chương trình là kỹ năng nói (viết) thành
bài, bao gồm các kỹ năng bộ phận như: dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viết bài.
+ Ứng với giai đoạn kiểm tra kết quả là nhóm kỹ năng phát hiện lỗi - lỗi chính
tả, lỗi dùng từ, lỗi dựng câu và kỹ năng chữa lỗi.
Các nhân tố của hoạt động lời nói và dạy học tập làm văn
Các nhân tố của hoạt động lời nói và các dạng lời nói cũng tác động tích cực đến
quá trình tổ chức dạy học các kiểu bài TLV.
Việc chỉ ra các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp có ý nghĩa lớn trong
việc dạy học TLV. Hoạt động nói năng không thể có hiệu quả nếu không tính đến
những nhân tố này. Đây là những căn cứ để đánh giá chất lượng một ngôn bản: Có
lựa chọn với vai nói không ? Có lựa chọn đúng phương tiện giao tiếp không ? Có đạt
được mục đích giao tiếp không…?
Sự hiểu biết về hoạt động lời nói đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được các đề
bài gắn với tình huống giao tiếp, tổ chức các giờ học TLV làm sao để cho học sinh có
nhu cầu giao tiếp.
Khi nghiên cứu hoạt động lời nói, người ta thấy rằng cái kích thích hành vi nói là
cái gì đó nằm ngoài ngôn ngữ. Chính vì vậy, xét đến tận cùng, dạy TLV không phải
bắt đầu từ hoạt động ngôn ngữ, từ sự tổ chức hoạt động ngôn ngữ mà phải bắt đầu
15
từ sự hoạt động khác của học sinh. Nói cách khác, những kích thích nói năng không
thể tách rời những kỹ năng sống khác.
Vì vậy, để dạy tốt TLV trước hết phải trau dồi vốn sống của học sinh, phải dạy
cho các em biết suy nghĩ, tạo cho các em cảm xúc, tình cảm rồi mới dạy cho các em
cách thể hiện những suy nghĩ, tình cảm đó bằng ngôn ngữ nói và viết.
Các dạng thức của lời nói
Lời nói được chia thành hai dạng đó là : lời nói miệng ( khẩu ngữ) và lời nói viết
(bút ngữ). Tương ứng với hai dạng thức cơ bản của lời nói, kỹ năng tập làm văn được
chia thành kỹ năng nói và kỹ năng viết
+ Dạy kỹ năng nói trong phân môn TLV : luyện nói là một nội dung quan trọng
của phân môn TLV. Các giờ TLV nói có nhiệm vụ luyện cho học sinh khả năng độc
thoại để trình bày ý tưởng về các vấn đề khác nhau trong các thể loại văn. Hoạt động
luyện nói được sử dụng trong các bài dạy giúp học sinh tìm ý, triển khai ý thành lời.
Bằng cách trả lời các câu hỏi, học sinh đề xuất những ý kiến chính, chọn lựa ngôn từ để
diễn đạt các ý. Loại bài tập luyện nói theo dàn bài cũng là một đặc trưng của phân môn
TLV.
+ Căn cứ vào hoạt động giao tiếp hai dạng nói được xác lập là đối thoại và độc
thoại . Trong dạy học TLV cho học sinh kỹ năng nói đối thoại cũng được chú trọng
trong quá trình tổ chức và lựa chọn hình thức học tập tích cực. Học sinh có thể trao đổi,
làm việc theo nhóm để hoạch định một nội dung mà giáo viên đề xuất hay tranh luận
về một tình huống dạy học được nêu ra trong đề bài.
+ Dạy kỹ năng viết văn trong phân môn TLV: Kỹ năng viết trong phân môn TLV
cần được so sánh với kỹ năng viết trong phân môn tập viết. Viết trong phân môn TLV
là viết ở mức độ cao, cần nắm vững một hệ thống kỹ năng đa dạng :
+ Kỹ năng xác định yêu cầu đề bài
+ Kỹ năng tìm ý, lập ý
+ Kỹ năng phát triển ý
+ Kỹ năng diễn ý thành câu, đoạn, bài.
+ Kỹ năng liên kết văn bản
16
+ Kỹ năng hiệu chỉnh văn bản
Đồng thời học sinh cũng cần nắm được đặc trưng các phong cách chức năng ngôn
ngữ, vốn hiểu biết của mình về đề tài bài viết.
+ Kỹ năng viết trong phân môn TLV cũng được hình thành và phát triển theo
từng giai đoạn. Lớp 2,3 chủ yếu luyện các kỹ năng bộ phận; lớp 4,5 luyện kỹ năng làm
bài văn theo các thể tài gắn bó và cần thiết trong hoạt động giao tiếp của học sinh,
tương ứng với các mức độ kỹ năng này là các dạng bài tập căn bản:
Bài tập tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý gắn với từng loại văn bản
Bài tập xây dựng đoạn, viết bài theo các loại văn bản.
Ngữ pháp văn bản và việc ứng dụng vào dạy học TLV
Những yếu tố và đặc trưng cơ bản của văn bản ảnh hưởng rất lớn đến dạy học
TLV nói chung và văn tả người nói riêng.
+ Tính thống nhất của văn bản : thể hiện trên hai phương diện là liên kết nội dung
và liên kết hình thức ảnh hưởng rất lớn đến việc tìm hiểu, định hướng và rèn kỹ năng
tìm ý, lập dàn ý
+ Đặc trưng về nghĩa, cấu trúc đoạn văn cũng là yếu tố được khai thác, vận dụng
vào dạy học TLV
+ Trong chương trình tiếng Việt hiện hành, đoạn có thể xem là đơn vị trung tâm
của dạy học TLV. Về chức năng, có các kiểu dạng : đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn
kết bài. Để tăng cường rèn luyện kỹ năng tạo lập, sản sinh ngôn bản cho học sinh, nội
dung dạy học TLV còn đề cập đến các dạng thức đoạn : mở bài trực tiếp và mở bài
gián tiếp, kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
Như vậy để có thể dạy tốt các bài văn miêu tả ở Tiểu học nói chung và văn tả
người cho học sinh lớp 5 nói riêng, giáo viên cần vận dụng các tri thức về TLV, trong
đó cần phải nắm chắc các hiểu biết chi tiết về văn tả người về ngôn ngữ, về đề tài, tư
tưởng. Các tri thức này góp phần chỉ ra nội dung luyện tập của các kỹ năng làm văn.
Nói cách khác, có các hiểu biết về loại thể văn học, giáo viên mới hiểu rõ tính đặc thù
của từng kỹ năng trong từng kiểu văn. Để “vẽ được bằng lời” giáo viên phải dạy học
sinh tìm ý trong bài văn tả người bằng cách dạy quan sát và ghi chép các nhận xét.
17
Giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết vận dụng các giác quan để quan sát, biết lựa
chọn vị trí và thời gian quan sát, biết liên tưởng, tưởng tượng khi nhận xét sự vật và
diễn đạt điều quan sát được một cách gợi cảm, gợi tả, tức là có hình ảnh và cảm
xúcqua từng câu, từng đoạn và từng bài văn.
1.1.2.2. Kết luận sư phạm
Qua việc tìm hiểu về cơ chế hoạt động tạo lập văn bản và việc dạy học sinh lớp 5
viết văn tả người thông qua việc phân tích một số cơ sở khoa học chi phối một cách
trực tiếp đến dạy học TLV chúng tôi nhận thấy muốn cho học sinh viết tốt một bài văn
miêu tả nói chung và bài văn tả người nói riêng thì người giáo viên trong quá trình dạy
học phải luôn nhớ rằng dạy văn là dạy một hoạt động để nhằm tạo được động cơ, nhu
cầu nói năng, kích thích học sinh giao tiếp, phải nắm được một cách chính xác các giai
đoạn của hoạt động lời nói để hình thành và rèn luyện cho các em được các kỹ năng
liên quan, nắm được các dạng thức của lời nói, các đặc trưng của văn bản đồng thời
nắm vững ngữ pháp văn bản và việc ứng dụng vào dạy học TLV để nhằm nâng cao
chất lượng dạy học TLV nói chung, văn tả người nói riêng.
1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý, năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh lớp 5
với việc dạy văn tả người
Hiện nay, với quan điểm dạy học hướng vào người học thì việc hiểu đối tượng mà
người thầy đang tác động vào là điều vô cùng cần thiết, không chỉ cho công việc dạy
học, mà cho cả công tác giáo dục.
Những năm qua, các trường phổ thông đã thực hiện khá tốt các cuộc vận động:
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, do đó chất lượng GD-ĐT có những chuyển biến rõ
rệt, đặc biệt là phát huy được tính chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo của người dạy
– người học. Tuy nhiên, chất lượng dạy học ở một số giáo viên còn thấp, phương pháp
còn nặng về truyền thụ lý thuyết. Một số giáo viên quá chú trọng thực hiện việc truyền
đạt kiến thức mà ít quan tâm đến bản thân người học. Việc giáo viên không nắm vững
tâm lý, trình độ nhận thức người học, nhầm “đối tượng” vẫn còn xảy ra ở một bộ phận
giáo viên và dẫn đến dạy học không sát, chất lượng còn hạn chế. Do đó đối với người
dạy, trong quá trình dạy học cần phải nắm vững một số đặc điểm chính sau đây :
18
1.1.3.1 Đặc điểm về nhận thức
Học sinh lớp 5 về cơ bản đã thoát ra ngoài môi trường gia đình, nên các em chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố và nhiều mối quan hệ khác nhau, từ đó nhận thức của các
em về trong gia đình, trường học, xã hội và đặc điểm tâm sinh lý cũng có những thay
đổi theo. Các em nhìn nhận một vấn đề nào đó không còn quá máy móc. Chúng tôi đi
sâu tìm hiểu về nhận thức về tri giác, chú ý, tư duy và tưởng tượng.
Về tri giác : Ở lứa tuổi lớp 4,5 tri giác của học sinh có phát triển rõ rệt so với tri
giác của học sinh các lớp 1, 2, 3. Các em đã biết xác định mục đích của việc tri giác –
tri giác có chủ định. Các em đã bước đầu biết phân tích, suy luận, và ở lứa tuổi này tri
giác bắt đầu mang tính xúc cảm, học sinh thích quan sát các sự vật hiện tượng sặc sỡ và
hấp dẫn. Tuy nhiên về cơ bản tri giác của học sinh lớp 5 thiên về tính đại thể, ít đi sâu
vào chi tiết và không chủ động.
Từ đặc điểm này chúng tôi nhận thấy khi dạy học sinh viết văn tả người, cần đặt
các em vào mối quan hệ cụ thể với đối tượng, khi xây dựng các biện pháp phải giúp
các em xác định được mục đích viết văn, phân tích, suy luận những chi tiết đặc trưng
khi tri giác về đối tượng miêu tả, và phải làm sao để các em lồng được cảm xúc của
mình vào việc phân tích đối tượng.
Về mặt chú ý : Ở lứa tuổi cuối của bậc Tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ
chức, điều chỉnh chú ý của mình. Chú ý có chủ định phát triển dần và chiếm ưu thế, ở
trẻ đã có sự nỗ lực về ý chí trong hoạt động học tập như học thuộc một bài thơ, một
công thức toán hay một bài hát dài, Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới
hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một
việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.
Căn cứ vào đặc điểm chú ý của học sinh, người giáo viên khi dạy học sinh viết
văn cần phát huy một cách tích cực các đặc điểm này của các em, vì khi viết văn nhất
là văn tả người thì chú ý đóng vai trò quan trọng, có chú ý tốt trong quá trình quan sát
thì các em sẽ nhận ra được những đặc điểm cơ bản về người được tả, có chú ý trong
quá trình phân tích, lập dàn ý, quá trình lập luận thì bài viết sẽ đạt kết quả cao. Cũng
căn cứ vào đặc điểm này người giáo viên khi ra bài tập cho học sinh viết văn cần giới
hạn về mặt thời gian để các em chú ý và hoàn thành một cách tốt nhất các bài tập đó,
tránh tình trạng để quá lâu các em sẽ “viết dài - viết dai - dẫn đến viết dại”.
19
Việc tiếp nhận và tạo lập ngôn bản trong một bài văn rất cần ở học sinh khả năng
tư duy và tưởng tượng.
Tư duy ở học sinh các lớp đầu cấp Tiểu học mang tính trực quan cụ thể, càng về
cuối cấp học, tư duy các em chuyển dần từ cảm tính sang tư duy trừu tượng khái quát
trên cơ sở phân tích tổng hợp. Tuy nhiên khả năng suy đoán của các em còn nhiều hạn
chế.
Tưởng tượng của học sinh các lớp đầu bậc Tiểu học còn đơn giản, chưa bền
vững, càng về cuối cấp hình ảnh của các em bền vững và gần với thực tế hơn, đặc biệt
lúc này các em đã có khả năng tưởng tượng dựa trên tri giác từ trước và ngôn ngữ,
đồng thời tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi xúc
cảm, tình cảm, những sự việc, hiện tượng đều gắn liền với những rung động tình cảm
của các em.
Từ đặc điểm tư duy tưởng tượng của học sinh lớp 5 chúng ta có thể thấy nếu các
em sử dụng tốt thao tác tư duy tưởng tượng trong khi học và viết văn tả người một cách
đa dạng và phong phú để xây dựng hình tượng của người được tả thì bài văn sẽ đạt
hiệu quả cao. Bên cạnh đó còn có thể phát triển ở các em tính sáng tạo. Tuy nhiên đặc
điểm này cũng đặt ra cho người giáo viên một yêu cầu khi dạy học sinh viết văn tả
người đó là phải biến những kiến thức khô khan trong SGK thành những hình ảnh có
cảm xúc, đưa ra cho các em các đề văn có đối tượng gần gũi và sát với thực tế cuộc
sống hằng ngày, đặt ra các câu hỏi mang tính gợi mở, giúp các em cảm nhận được cái
hay của văn tả người, làm dậy lên ở các em những tình cảm chân thực và gần gũi với
đối tượng được tả.
1.1.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ
Hầu hết học sinh Tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo. Khi trẻ vào lớp 1 bắt đầu
xuất hiện ngôn ngữ viết. Đến lớp 5 thì ngôn ngữ viết đã thành thạo và bắt đầu hoàn
thiện về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm.
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý
tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát
triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ. Đặc biệt
trong phân môn tập làm văn năng lực ngôn ngữ của trẻ được biểu hiện rõ rệt nhất, từ
20
việc chuyển từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết là cả một quá trình và đòi hỏi khả
năng diễn đạt tốt.
Chính vì ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng như vậy nên trong quá trình dạy
học sinh viết văn tả người giáo viên phải làm sao để các em sử dụng vốn ngôn ngữ của
mình để tạo nên một bài văn hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Muốn vậy giáo viên cần
phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ bằng cách rèn luyện vốn ngôn ngữ không chỉ trong
giờ dạy TLV mà còn trong các phân môn khác của bộ môn tiếng Việt như là phân môn
luyện từ và câu, phân môn chính tả, kể chuyện, hướng hứng thú của trẻ vào các loại
sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, các tác phẩm văn chương miêu tả
hình tượng con người, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng, đồng thời cũng có
thể đọc cho trẻ nghe các bài vè về văn tả người mà giáo viên tự biên ví dụ như : “Nghe
vẻ, nghe ve/ Nghe vè miêu tả/ Tả người phải nhớ/ Giới thiệu tả ai?/ Dáng điệu, tóc tai/
Đôi môi, cặp mắt/ Cái mũi, làn da/ Áo quần, giọng nói/ Cử chỉ, ngoại hình/ Hành
động, tính tình/ Có gì tả hết/ Khi đến phần kết/ Cảm xúc dâng trào/ Yêu mến thế nào/
Phải nêu cho rõ/ Nghe vẻ, nghe ve/ Nghe vè để nhớ!”. Chắc chắn chỉ cần đọc “Bài vè
tả người” vài lần, học sinh sẽ thuộc để vận dụng, đồng thời còn gây được hứng thú cho
các em khi bước vào tiết học văn tả người.
Ngoài ra giáo viên có thể trau dồi vốn ngốn ngữ và tạo cơ hội cho các em thể hiện
năng lực hành văn của mình qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp , tổ chức các cuộc thi
kể truyện đọc thơ, viết truyện, cuộc thi viết về người mẹ (cô) trong dịp mừng ngày 8/3.
Tất cả đều có thể giúp trẻ có được một vốn ngôn ngữ phong phú và đa dạng.
1.1.3.3. Đặc điểm tình cảm
Đặc điểm nổi bật nhất là đời sống tình cảm của học sinh Tiểu học là các em đang
ở lứa tuổi ngây thơ, trong trắng, rất dễ xúc cảm trước hiện thực, rất dễ hình thành
những tình cảm tốt đẹp. Các em dễ xúc cảm mạnh, đã có ấn tượng khá sâu sắc và khá
bền vững. Các em sống nhiều bằng tình cảm và bị ảnh hưởng nhiều bởi tình cảm.
Tình cảm của các em mang tính cụ thể , trực tiếp và giàu cảm xúc. Nó không chỉ biểu
hiện trong đời sống thường ngày đối với mọi người xung quanh mà còn trong cả hoạt
động trí tuệ, các em tiếp thu kiến thức không đơn thuần bằng lý trí, mà còn dựa nhiều
vào cảm tính và đượm màu sắc tình cảm, các em dễ bị “lây” những cảm xúc của người
khác. Tình cảm của các em đã có nội dung phong phú và bền vững hơn ở các lớp dưới.