Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

“Mẹo” thúc đẩy sự nghiệp trong năm mới docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.79 KB, 3 trang )

“Mẹo” thúc đẩy sự nghiệp trong năm mới
Tự chịu trách nhiệm cho sự nghiệp
Bạn phải làm chủ sự nghiệp của mình. Công ty hay sếp chỉ có thể giúp đỡ
chứ không thể quyết định hướng đi và cách thức phát triển sự nghiệp thay
bạn. Vì thế, hãy chủ động và quyết đoán để kiểm soát sự phát triển của
mình.
Xác định chiến lược sự nghiệp
Hãy xây dựng một chiến lược sự nghiệp dài hạn, hay ít nhất là vị trí bạn
muốn đạt được, ngay từ bây giờ. Hãy trả lời câu hỏi: “Mình thực sự muốn
làm gì?”, “Mình sẽ ở vị trí nào trong 5 – 10 năm tới?”. Bạn có thể tham
khảo lời khuyên từ những người có kinh nghiệm ở vai trò tương đương.
Kết nối với mục tiêu của công ty
Hãy kết nối mục tiêu, giá trị của bạn với tầm nhìn và mục tiêu chính của
công ty. Công việc của bạn có vai trò ra sao đối với mục tiêu của tổ chức?
Và bạn có thể làm gì để tối đa hóa đóng góp của mình?
Hướng tới khách hàng
Dù bạn làm ở vị trí nào và khách hàng là ai, hãy luôn quan tâm tới nhu cầu
và mong muốn của họ. Trong mọi quyết định và công việc của mình, bạn
nên lấy tiếng nói của khách hàng làm trung tâm bởi suy cho cùng, bạn chỉ
thành công trong công việc khi mang lại những sản phẩm, dịch vụ hoàn
hảo cho khách hàng và nhận được sự tán dương của họ.
Hợp tác ăn ý với sếp và đồng nghiệp
Hợp tác ăn ý với mọi người là điều kiện tất yếu để đạt được hiệu quả công
việc xuất sắc. Bạn nên điều chỉnh bản thân cho phù hợp với nhóm và biến
nó thành một thói quen hàng ngày.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp có thể tạo dựng hoặc phá vỡ sự nghiệp. Hãy xác định
điểm yếu trong kỹ năng giao tiếp của mình như nghe, thuyết trình, thuyết
phục… và cải thiện chúng. Bạn có thể tham gia các khóa học phù hợp
hoặc tự học với bạn, đồng nghiệp thân thiết.
Làm thêm ở một lĩnh vực khác


Rất nhiều người đã thành công nhờ “đá chéo sân”, như chuyển từ ngành
tài chính sang bán hàng, hay marketing sang lĩnh vực IT. Bạn cũng có thể
“làm mới mình” bằng chuyển hẳn sang ngành mới hoặc vẫn ở công việc
hiện tại nhưng học hỏi thêm để phát triển các kỹ năng và mở rộng mạng
lưới quan hệ của mình.
Mở rộng kinh nghiệm
Hãy tình nguyện tham gia một dự án đặc biệt hoặc các nhiệm vụ khác
ngoài công việc hàng ngày của bạn. Bạn cũng có thể thảo luận mục tiêu
của mình với sếp, phòng nhân sự để tìm kiếm cơ hội mở rộng kinh nghiệm
của bản thân.
Tìm một người cố vấn
Người cố vấn sẽ là tấm gương, hình mẫu để bạn noi theo, đồng thời là
nguồn cung cấp những lời khuyên, hướng dẫn bổ ích cho sự nghiệp của
bạn. Hãy tìm kiếm một người cố vấn đáng tin cậy ở trong hoặc ngoài công
ty sẵn sàng giúp đỡ bạn.
Không ngừng mở rộng mạng lưới quan hệ
Hãy tích cực gia tăng các mối quan hệ chuyên nghiệp bằng cách tham gia
hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức từ thiện, hoạt động chuyên môn… Bạn sẽ
mở rộng danh tiếng nghề nghiệp và tiếp cận với nhiều cơ hội phát triển sự
nghiệp hơn.
Bạn có thể bắt đầu mối quan hệ mới này bằng cách đưa ra lợi ích của sự
hợp tác. Bạn sẽ phân chia công việc cụ thể, coi đó là một thành viên mới
như những nhân viên mới khác và giao trách nhiệm dưới sự kiểm soát của
bạn, bạn sẽ có hướng dẫn riêng".
Đây là một trong những khoảnh khắc quan trọng để bạn có sự lựa chọn
đúng đắn và cũng là cơ hội để bạn vượt qua mọi vấn đề không hay trong
quá khứ, để hai bên cùng hòa thuận, hợp tác giải quyết tốt công việc.
Tuy nhiên, điều đáng nói là khi bạn có nhã ý hòa thuận nhưng đồng
nghiệp "kẻ thù" kia không thiện chí, bạn nên tính đến chuyện giữ yên mọi
chuyện.

Việc đầu tiên bạn cần nhớ là không để lộ ra mâu thuẫn cho những đồng
nghiệp hiện tại biết. Đừng bao giờ lấy chuyện làm quà, đưa chuyện ở công
ty cũ với những mâu thuẫn từ trước ra bàn tán. Trong công việc, bạn nên
đối xử công bằng, đừng vì mâu thuẫn cá nhân mà đối xử bên trọng bên
khinh.

×