Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Học mà chơi – bé từ 0-3 tháng tuổi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.17 KB, 6 trang )




Học mà chơi – bé từ 0-3
tháng tuổi
Khi đã làm mẹ, bạn có một lý do tuyệt vời để vui chơi thêm một chút!
Xét cho cùng, đó là cách bạn giúp bé học tốt nhất. Hãy tận dụng càng
nhiều thời gian chơi cùng bé càng tốt và đừng quên tối đa hóa khả năng
học mà chơi của bé nhé.
Chơi cùng con không chỉ để vui, đó còn là cách tốt nhất để con tìm hiểu và
phát triển kỹ năng xã hội, nhận thức và kỹ năng vận động tinh. Bố mẹ hãy
tìm hiểu những trò chơi cùng con ở mọi lứa tuổi, cũng như cách để phát triển
khả năng học tập của bé.
Từ 0-3 tháng tuổi
Sự kích thích các giác quan
Hình ảnh
Trong bài này:
Sự kích thích các giác quan
– Hình ảnh
– Âm thanh
– Xúc giác
Sự phát triển kỹ năng vận động tinh
Cột mốc kỹ năng vận động thô
Tăng cường trí tuệ
Tầm nhìn của trẻ sơ sinh rất hạn chế. Trong khi một bức tranh màu êm dịu
có thể hấp dẫn bạn, thì đối với trẻ, những hình ảnh sắc nét với màu đen trắng
và các mẫu màu khác với độ tương phản cao sẽ thu hút sự chú ý của bé tốt
nhất. Để kích thích thị giác ban sơ của con, bố mẹ hãy treo một vật cách bé
khoảng 20-40cm và dịch sang một bên, thay vì thẳng trước mặt bé. Khi con
học được cách nhìn tập trung, bạn hãy di chuyển một món đồ chơi sẫm màu
từ bên này sang bên kia để huấn luyện các cơ mắt của con nhé.


Trẻ sơ sinh cũng thích ngắm nhìn những khuôn mặt, dù là ảnh chụp hay
tranh vẽ. Vì thế, bố mẹ hãy cho con xem ảnh của thật nhiều nụ cười (tranh
hoạt hình sẽ hữu ích trong 3 tiếng khi bạn đang ngủ!). Vào cuối kỳ “tam cá
nguyệt thứ tư”, bạn hãy cho bé ngồi trước cửa sổ hoặc một bể cá để bé tiếp
xúc với nhiều hình ảnh mới mẻ hơn.

Bé Gia Lạc - Ảnh: ID Mijeloved
Âm thanh
Trong bụng mẹ, bé nhận được rất ít sự kích thích trực quan, nhưng thính
giác của bé lại tích cực gửi tín hiệu đến não giúp bé ghi nhớ tiếng vang đầu
tiên của thế giới bên ngoài. Nếu bạn hát hay đọc cho bé đang trong bụng
mình nghe, bạn hãy lặp lại cùng một bài hát ru và những câu chuyện để kích
hoạt bộ nhớ của bé và nhắc bé nhớ lại sự bình an nơi “cung điện nước” của
mình. Bạn hãy bật nhạc êm dịu, cổ điển (hãy thử Mozart hay Vivaldi), hoặc
giải trí một chút với những món đồ chơi tạo âm thanh.
Xúc giác
Nhẹ nhàng mát xa bé giúp mối liên kết của bạn và bé trở nên tốt đẹp hơn!
Nhẹ nhàng vuốt ve theo nhịp điệu sẽ cải thiện sự tuần hoàn của bé, giúp bé
thư giãn và đi vào giấc ngủ cũng như kích hoạt dây thần kinh cảm giác để bé
làm quen với cơ thể của mình. Bạn hãy mang đồ chơi có kết cấu và chất liệu
khác nhau để vào má của bé hoặc đặt vào lòng bàn tay của bé. Hãy để bé
cầm lấy một cái lục lạc để bắt đầu phối hợp xúc giác, thị giác và thính giác
của bé.
Sự phát triển kỹ năng vận động tinh
Trong khi bé chưa thể với lấy những món đồ chơi cho đến tháng thứ tư hoặc
sau đó, phản xạ của bé sẽ cho phép bé cầm nắm những cái lục lạc hay những
món đồ chơi nhỏ. Một “phòng tập” trong nôi với màu sắc hấp dẫn sẽ khuyến
khích bé tiếp cận với đồ chơi khi có thể.
Cột mốc kỹ năng vận động thô


Bé Gia Lạc – Ảnh: ID Mijeloved
Nằm sấp nào con! Bạn hãy cho bé nằm sắp ít nhất vài phút mỗi ngày. Cho
con nằm sấp giúp con cứng cáp hơn vì bé có thể nâng đầu và vai của mình,
lật và cuối cùng là bò. Bạn hãy đặt một món đồ bên cạnh thảm chơi của bé
để khuyến khích bé lăn qua. Bạn hãy thử để bé nằm trên lưng mình, hay
trong tư thế co chân lại trong khi bé nằm úp lên cẳng chân của bạn, song
song với sàn nhà. Bé có thể nhìn thấy bạn trong khi vận động cánh tay và
chân của mình như một động viên bơi lội.
Tăng cường trí tuệ
Chúng ta đều học bằng cách thử nghiệm những điều mới, vì vậy hãy để con
tiếp xúc với những nơi mới mẻ! Hãy để bé trải nghiệm những hình ảnh, âm
thanh và mùi của một nơi nào đó khác hơn là nhà, thậm chí nếu nó chỉ là
một chuyến đi đến siêu thị. Bạn hãy kể chuyện bé nghe, gọi tên sự vật, quan
trọng nhất là bạn hãy trò chuyện với con để giúp bé làm quen với ngôn ngữ.

×