Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và chương trình 135 giai đoạn II tại Việt Nam pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.8 KB, 1 trang )

Sự phù hợp

Mức độ hoàn thành
các mục tiêu đề ra
Hiệu quả và
tính kinh tế
Hiệu quả
xác định đối tượng

Chất lượng cung cấp
dịch vụ

Tiêu điểm: Các phát hiện từ ĐGGK 2008
Đánh giá giữa kỳ cho hai chương trình được thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của Bộ LĐTBXH và Uỷ ban Dân tộc, có hỗ trợ kỹ thuật của UNDP. Một số phát
hiện chính từ đánh giá giữa kỳ như sau:
► Mức độ phù hợp -
Còn thiếu tính phối hợp
giữa các hợp phần của
các CTMTQG-GN;
phương pháp hỗ trợ
giảm nghèo theo hướng
cung và theo “một công
thức chung cho tất cả”
không còn phù hợp cho
việc giải quyết các thách
thức nghèo đói hiện nay.
► Mức độ hoàn thành
các mục tiêu đề ra
-
Trong những năm qua,


mặc dù tỷ lệ bao phủ đối
tượng hưởng lợi đã có nhiều tiến bộ, song vẫn thiếu tính liên kết chặt chẽ
giữa mục tiêu đặt ra, kế hoạch ngân sách được lập và phân bổ, cũng như
giám sát đánh giá.
► Hiệu quả & tính kinh tế - Có sự chồng chéo trong một số hợp phần của
các CTMTQG-GN, năng lực thực hiện các dự án ở cấp địa phương còn
nhiều hạn chế và cần tăng cường hơn nữa sự tham gia của các cấp.
► Hiệu quả xác định đối tượng -
Hệ thống xác định đối tượng thiếu linh hoạt
trong điều kiện quy mô, phạm vi rộng và
không phù hợp với bối cảnh hiện nay - khi
mà tình trạng người dân thoát nghèo rồi lại
tái nghèo diễn ra thường xuyên.
► Chất lượng cung cấp dịch vụ -
Mặc dù người hưởng lợi đánh giá cao sự
hỗ trợ của các chương trình, đặc biệt hỗ trợ
về cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục, nhưng
vẫn còn rất nhiều cơ hội có thể cải tiến hơn
nữa, đặc biệt về chất lượng dịch vụ, sự
tham gia của người dân và cách thức
truyền thông.
Cải tiến: Các đề xuất trong ngắn hạn và trung hạn từ báo cáo
ĐGGK 2008
• CTMTQG-GN cần cải tiến quy trình lập kế hoạch hoạt động và lập kế
hoạch ngân sách thông qua từng bước thực hiện phương pháp Quản lý
Theo Kết quả;
• Tăng cường phối hợp giữa các chương trình giảm nghèo bằng cách tích
hợp và loại bỏ các điểm chồng chéo khi có thể;
• Cải thiện hiệu quả xác định đối tượng;
• Đẩy mạnh công tác lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng (O&M) các công trình

xây dựng cơ bản;
• Cải tiến hợp phần hỗ trợ sản xuất từ các CTMTQG-GN theo hướng phù
hợp và dễ tiếp cận hơn;
• Ban hành tài liệu hướng dẫn và phương pháp đào tạo phù hợp hơn để tăng
cường sự tham gia và trao quyền trong quá trình thực hiện chương trình;
• Giải quyết triệt để thách thức lớn trong công tác nâng cao năng lực thông
qua xây dựng một kế hoạch nâng cao năng lực tổng thể cho cán bộ địa
phương, để hỗ trợ cho quy trình phân cấp.
• Cải tiến và nâng cao chất lượng các hoạt động truyền thông;
• Mở rộng phạm vi và chất lượng hệ thống giám sát đánh giá, đồng thời gắn
hệ thống này với cơ chế khuyến khích khen thưởng phù hợp;
• Trong tương lai, chương trình mục tiêu giảm nghèo cần tập trung mạnh vào
các khu vực nghèo nhất (ví dụ như Nghị quyết 30a) và xây dựng các gói hỗ
trợ riêng dựa trên nhu cầu của địa phương, kết hợp với việc triển khai các
dự án theo phương thức chi trả trực tiếp có điều kiện.
Các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam và nghèo đói
• Năm 2006, tỷ lệ nghèo đói đối
với các nhóm dân tộc thiểu số
(DTTS) là 52%, còn người
Kinh - Hoa là 10%.
• Các nhóm DTTS chiếm14,6%
dân số, nhưng chiếm 47%
tổng số người nghèo năm
2006 và trên 50% tổng số
người nghèo năm 2008.
• Các nhóm DTTS đang sống
trong các ‘túi’ nghèo ở những
vùng miền núi.
• Tỷ lệ nghèo của các nhóm

DTTS đặc biệt cao ở những
vùng cao phía Bắc và Cao
nguyên miền Trung.
Ảnh: Matthew Dakin
Ảnh: Long Nguyễn
Liên hệ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Văn phòng Điều phối CTMTQG-GN,
35 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
ĐT: +84-4-3747 8677 Fax: +84-4-3747 8677
Email:
Liên hệ: Cơ quan Liên Hợp quốc tại Việt Nam
Phòng Giảm nghèo và Phát triển Xã hội,UNDP
25-29 Phan Bội Châu, Hà Nội
ĐT: +84-4-3942 1495, máy lẻ 212; Fax: +84-4-39422267
Email: Web. www.undp.org.vn
Liên hệ: Uỷ ban Dân tộc
Văn phòng Điều phối CT135-II,
80 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội
ĐT: +84-4-3 7173184 Fax: +84-4-3 7173314
Email:
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
UỶ BAN DÂN TỘC
CƠ QUAN LIÊN HỢP QUỐC TẠI VIỆT NAM
Thành tích tiêu biểu
Công cuộc giảm nghèo của Việt Nam trong thời
gian vừa qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng
ca ngợi. Thành quả này có được nhờ quá trình
phát triển kinh tế - xã hội gắn với giảm nghèo. Sự
có mặt của – Chương trình Mục tiêu Quốc gia
Giảm nghèo (CTMTQG-GN) và Chương trình 135

trong nhiều năm qua đóng vai trò quan trọng trong
việc chuyển tải những hỗ trợ của chính phủ đến
người nghèo và các vùng nghèo. CTMTQG-GN
hỗ trợ các hộ nghèo trên toàn quốc thông qua 12
chính sách và dự án; Chương trình 135 giai đoạn
II hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn bản
nghèo nhất (đặc biệt khó khăn) ở vùng dân tộc
thiểu số và miền núi
Bối cảnh mới đối với công cuộc giảm nghèo
Việt Nam đang trong quá trình phấn đấu trở thành quốc gia có mức thu nhập trung
bình. Các thách thức trong quá trình tiếp tục duy trì thành tựu giảm nghèo trong bối
cảnh này cũng trở nên phức tạp và ở nhiều dạng khác biệt hơn nhiều so với trước đây:
• Nghèo đói không còn là hiện tượng dàn trải trên diện rộng, mà tập trung nhiều
hơn ở những vùng dân tộc thiểu số, trước tiên là ở những vùng cao, điều đó
làm cho việc xác định đối tượng một cách hiệu quả trở nên khó khăn hơn;
• Nhiều người dân tộc thiểu số vẫn đang chịu cảnh thiếu thốn nhiều mặt,
đòi hỏi phải có những phương pháp tiếp cận giảm nghèo mới, có tính
sáng tạo hơn;
• Trong số những hộ gia đình vừa thoát nghèo trong thời gian gần đây, rất
nhiều hộ vẫn đang sống ở mức cận trên của đường nghèo và rất dễ bị tái
nghèo nếu gặp phải những “cú sốc” về kinh tế, xã hội khi Việt Nam gia nhập
vào thị trường toàn cầu, hay nếu gặp phải các vấn đề về môi trường và thiên
tai hiện đang diễn ra ngày một phổ biến do tác động của biến đổi khí hậu.
Những khuyến nghị
chính trong dài hạn
từ Đánh giá Giữa kỳ
Cần đơn giản hoá và hài hoà các chính
sách và chương trình giảm nghèo hiện nay:
Tình trạng bao phủ hiện nay còn mang tính
chắp vá, chi phí quản lý cao cho cán bộ địa

phương, đặc biệt trong việc quản lý nhiều
hoạt động riêng rẽ.
Những hỗ trợ xã hội có mục tiêu
trong tương lai phải trở thành
một bộ phận trong chiến lược
an sinh xã hội tổng thể toàn
diện nhằm bảo vệ người dân
trước những rủi ro và cú sốc về
kinh tế xã hội và môi trường
Cần giới thiệu những phương pháp mới trong hỗ
trợ giảm nghèo có mục tiêu: hỗ trợ trọn gói cho
huyện và quỹ phát triển cộng đồng; chi trả trực tiếp
có điều kiện hoặc gói hỗ trợ thu nhập cơ bản. Các
phương pháp này có thể tăng mức độ tham gia và
tính làm chủ của cán bộ địa phương cũng như
người dân hưởng lợi.
Cần nâng cao hiệu quả của các
phương pháp xác định đối
tượng hiện nay: Việc xác định đối
tượng hỗ trợ giảm nghèo chính
xác hơn sẽ mang lại tác động lớn
hơn đối với đời sống của người
nghèo.
Trong tương lai, cần làm rõ mối quan hệ giữa việc
hỗ trợ giảm nghèo có mục tiêu với việc lồng ghép
các chính sách, chương trình thường xuyên:
Giao lại trách nhiệm quản lý các chương trình, ví dụ
như y tế, giáo dục, cho các bộ chuyên trách để trở
thành các chính sách thường xuyên, từ đó giúp làm
tăng sự minh bạch và giúp tạo ra định hướng ‘vì

người nghèo’ tốt hơn trong hệ thống các chính sách
thường xuyên được phổ cập toàn dân
Ảnh: UN
ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO VÀ
CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II TẠI VIỆT NAM

×