Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Cơ chế điều hành lãi suất ở các nước phát triển & việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.83 KB, 26 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
  
TIỂU LUẬN MÔN
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Đề tài: CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT
Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN & VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn: Tiến sỹ HOÀNG CÔNG GIA KHÁNH
Học viên thực hiện: Nhóm 02
1. Nguyễn Hùng Dương
2. Vũ Chí Dương
3. Trần Thị Hương Giang
4. Lương Ngọc Hạnh
5. Võ Văn Hoàng
Lớp: Cao học khóa 10 – Kinh tế Tài chính Ngân hàng

  
Tp. Hồ Chí Minh tháng 3 năm 2011
LỜI MỞ ĐẦU
2
1. Tính cần thiết của đề tài
Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trong
lĩnh vực kinh tế với chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Trong sự phát triển đó, Ngân hàng Trung ương (NHTW) đóng vai trò
cực kỳ quan trọng trong việc định hướng nền kinh tế, điều tiết các mối quan hệ trong
nền kinh tế, chống lạm phát, thiểu phát và các nhân tố phát sinh trong nền kinh tế thị
trường .
Một trong những công cụ được NHTW sử dụng nhiều nhất để thực hiện các chức
năng của mình là công cụ lãi suất. Đây là một công cụ của chính sách tiền tệ được


nhiều nhà nghiên cứu kinh tế quan tâm và nhiều quốc gia sử dụng như một công cụ hữu
hiệu để điều tiết nền kinh tế. Đồng thời, đây cũng được coi là một công cụ nhạy cảm
nhất và là vấn đề nóng bỏng thu hút được nhiều sự quan tâm của các thành phần dân cư
trong xã hội. Nó tác động mạnh đến quyết định tiết kiệm hay chi tiêu dùng của người
dân, đầu tư công nghệ hay giảm thiểu chi phí của doanh nghiệp...; đồng thời có thể ảnh
hưởng đến rất nhiều thị trường trong nền kinh tế mà đặc biệt là thị trường chứng khoán.
Là một công cụ có vai trò quan trọng như vậy, nên lãi suất là một trong những biến số
được theo dõi một cách chặt chẽ.
Việc nghiên cứu cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương nói chung và
cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng trung ương các nước phát triển nói riêng có ý
nghĩa quan trọng trong việc nhận thức, đánh giá, so sánh về cơ chế điều hành lãi suất
nói riêng và chính sách tiền tệ nói chung của NHTW.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
Trong từng thời kỳ nhất định, việc tìm ra và thi hành một chính sách lãi suất phù
hợp là vô cùng phức tạp mà vai trò quyết định thuộc về ngân hàng trung ương. Cùng với
sự thay đổi và phát triển không ngừng của nền kinh tế, chính sách lãi suất của NHTW
cũng thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với các tình hình mới của nền kinh tế,
tạo điều kiện cho phát triển cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức kinh tế khác.
Do đó, nhiệm vụ của đề tài là đi làm rõ về cơ chế điều hành lãi suất của các quốc gia
phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá, giải thích và so
sánh cơ chế điều hành lãi suất ở Việt Nam so với các quốc gia khác.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3
Do hạn chế về thời gian, nhóm thực hiện đề tài tập trung nghiên cứu cơ chế
lãi suất của các nước phát triển và Việt Nam hiện nay; từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá,
so sánh và đề xuất giải pháp đối với cơ chế điều hành lãi suất tại Việt Nam.
4. Kết cấu của tiểu luận
Nhóm thực hiện kết cấu tiểu luân gồm 4 phần sau:
Phần LỜI MỞ ĐẦU: giới thiệu tính cần thiết, mục đích, ý nghĩa, phạm vi nghiên
cứu, kết cầu của tiểu luận.

Phần NỘI DUNG TIỂU LUẬN:
1. Tổng quan về Lãi suất
2. Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương các nước phát triển hiện nay
3. Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay
4. Đề xuất giải pháp
Phần KẾT LUẬN
Phần TÀI LIỆU THAM KHẢO
NỘI DUNG TIỂU LUẬN
1. TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT
4
* Khái niệm: Lãi suất là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan chặt chẽ đến
các phạm trù kinh tế khác, phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể sử dụng vốn (người vay
vốn) với chủ thể sở hữu vốn (người cho vay) theo nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn kèm
theo lãi ở thị trường vốn ở một thời điểm nhất định. Nói cách khác, lãi suất là giá cả
của quyền được sử dụng vốn trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho
người sở hữu nó. Lãi suất được sinh ra là bởi lẽ người đi vay đã sử dụng vốn đó để phục
vụ các nhu cầu sinh lợi của mình (trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng)
trong khi người cho vay đã hi sinh quyền đó. Đánh đổi cho sự hi sinh quyền được sử
dụng tiền tệ ngày hôm nay của người cho vay chính là lãi suất
* Phân loại: Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau (thời hạn tín dụng, loại hình tín
dụng, lãi suất, mức ổn định,…) mà lãi suất lại được chia thành nhiều loại:
- Lãi suất tiền gửi là lãi suất được trả cho các khoản tiền gửi của người đi vay.
- Lãi suất tiền vay là lãi suất người đi vay phải trả cho ngân hàng do việc sử dụng
vốn vay của ngân hàng.
- Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức
chiết khấu thương phiếu hay các giấy tờ có giá trị khác chưa đến hạn thanh toán của
khách hàng. Lãi suất chiết khấu được xác định trên tỉ lệ % mệnh giá của giấy tờ có giá
trị và được khấu trừ ngay khi ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng.
- Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà NHTW tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới
hình thức chiết khấu lại các thương phiếu hay các giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn

thanh toán cho các ngân hàng . Nó được tính bằng tỉ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có
giá và cũng được khấu trừ ngay khi NHTW cấp vốn tiền vay cho Ngân hàng.
- Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay trên thị trường
liên ngân hàng.
- Lãi suất cơ bản là lãi suất được NHTW công bố, được các ngân hàng sử dụng
làm cơ sở ổn định mức lãi suất kinh doanh của mình.
2. CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Ở
CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
2.1 Cơ chế điều hành lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED)
5
Hiện nay, FED đang điều hành lãi suất thông qua hai công cụ quan trọng là lãi suất
chiết khấu và lãi suất quỹ dự trữ liên bang Mỹ (FFR). Lãi suất chiết khấu của FED là lãi
suất cho các trung gian tài chính vay để đáp ứng các như cầu đảm bảo thanh khoản và
an toàn chi trả. Lãi suất tái cấp vốn của Việt Nam giống với lãi suất chiết khấu của Mỹ.
Lãi suất quỹ dự trữ liên bang là lãi suất cho các trung gian tài chính vay qua đêm để
đảm bảo đủ dự trữ bắt buộc theo quy định. Nguồn tiền cho vay được lấy từ quỹ dự trữ
liên bang, hình thành bới số tiền dự trữ bắt buộc của tất cả các trung gian tài chính nhận
tiền gửi. Lãi suất chiết khấu của Việt Nam giống với FFR.
Khi FED cho các trung gian tài chính vay tiền để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc,
số tiền đó tuy được hạch toán báo có vào tài khoản trung gian tài chính tại FED nhưng
các trung gian tài chính không được phép rút ra, ngay cả khi phá sản, do vậy FED không
có nguy cơ mất số tiền đã cho vay dưới dạng này.
Các trung gian tài chính nhận tiền gửi có thể vay mượn lẫn nhau để bù đắp thiếu
hụt dự trữ bắt buộc chứ không nhất thiết phải vay từ FED. Tuy nhiên, lãi suất từ các
khoản vay lẫn nhau (Lãi suất liên ngân hàng) thường cao hơn lãi suất quỹ dự trữ liên
bang vì vấn đề rủi ro. Khi một trung gian tài chính cho đối tác vay liên ngân hàng, họ
phải cắt tiền từ tài khoản tiền gửi của mình chuyển vào tài khoản tiền gửi của đối tác tại
FED, từ lúc đó bên cho vay khòng còn thẩm quyền quản lý số tiền này nữa. Vì vậy,
nguy cơ không thu hồi được tiền xuất hiện nên cho vay lẫn nhau đương nhiên phải cao
hơn. Như vậy, Lãi suất quỹ dự trữ liên bang là lãi suất thấp nhất mà các trung gian tài

chính nhận tiền gửi có thể vay được, vì vậy lãi suất này có khi được gọi là lãi suất cơ
bản, lãi suất chuẩn.
Về nguyên tắc, lãi suất liên ngân hàng thông thường sẽ thấp hơn lãi suất chiết khấu
vì nếu không, các trung gian tài chính sẽ không vay liên ngân hàng mà sẽ vay từ FED để
hưởng lãi suất chiết khấu thấp hơn. Lãi suất chiết khấu thường cao hơn lãi suất quỹ dự
trữ liên bang.
FED sẽ giữ lãi suất chiết khấu đã ấn định thông qua việc cho vay chiết khấu và giữ
lãi suất quỹ dự trữ liên bang thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Cách điều hành này
của FED sẽ khiến cho lãi suất liên ngân hàng luôn có xu hướng biến động giữa lãi suất
quỹ dự trữ liên bang (có vai trò như lãi suất sàn) và lãi suất chiết khấu (có vai trò như lãi
suất trần) mà không phải đặt ra giới hạn bằng biện pháp hành chính.
2.2 Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE)
6
Từ ngày 18/5/2006, BOE công bố lãi suất chính thức, là lãi suất mà BOE trả cho
khoản tiền dự trữ của các ngân hàng thương mại để tại BOE. Mức dự trữ là tự nguyện
và các thành viên xác định mức cân bằng theo mục tiêu riêng của mình nhưng không
thấp hơn mức trung bình bắt buộc trong kỳ duy trì. Lãi suất chính thức BOE công bố ở
thời điểm hiện tại là 0,5%.
Các NHTM được phép vay có bảo đảm hoặc gửi tiền ở BOE với lãi suất nằm trong
biên độ +_1% so với lãi suất chính thức cho tất cả các ngày trong tháng. BOE sẽ sử
dụng nghiệp vụ thị trường mở để tác động nhằm duy trì lãi suất qua đêm, lãi suất các kỳ
hạn khác dưới ba tháng luôn nằm trong biên độ. Lãi suất của các khoản vay có kỳ hạn từ
3-12 tháng được xác định bởi các thành viên và không phụ thuộc vào biên độ so với lãi
suất chính thức.
Như vậy, lãi suất chính thức mà BOE công bố là lãi suất mang tính mục tiêu chứ
không mang tính ấn định cụ thể và BOE sẽ giữ lãi suất đã công bố bằng nghiệp vụ thị
trường mở.
2.3 Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB)
ECB ấn định 3 mức lãi suất chủ chốt khu vực đồng tiền Euro gồm:
- Lãi suất cho hoạt động tái cấp vốn là mức lãi suất áp dụng cho các khoản vay

nhằm đảm bảo thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Mức lãi suất cho hoạt động tái cấp
vốn hiện nay của ECB là 1,75%.
- Lãi suất cho các phương tiện tiền gửi thường xuyên áp dụng cho các khoản tiền
gửi qua đêm của các ngân hàng với Cơ quan quan lý ngoại tệ khu vực đồng Euro. Mức
lãi suất cho các phương tiện tiền gửi thường xuyên của ECB áp dụng từ ngày 13/5/2009
đến nay là 0,25%.
- Lãi suất cho các phương tiện vay giới hạn, áp dụng cho các khoản vay qua đêm
từ Cơ quan quan lý ngoại tệ khu vực đồng Euro. Mức lãi suất này hiện nay là 1%.
ECB sẽ giữ lãi suất cho hoạt động tái cấp vốn chính bằng nghiệp vụ thị trường mở
thông qua phương thức đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. Cùng với đó,
NHTW của các quốc gia thành viên ECB có trách nhiệm giữ hai lãi suất chủ chốt còn lại
thông qua hoạt động cho vay và nhận tiền gửi để lãi suất cho các phương tiện tiền gửi
thường xuyên đóng vai trò lãi suất sàn, còn lãi suất cho các phương tiện vay giới hạn
đóng vai trò lãi suất trần, lãi suất cho vay qua đêm sẽ dao động trong biên độ này.
7
Như vậy, các lãi suất chủ chốt của ECB công bố đều mang tính chất mục tiêu,
ECB sẽ bảo vệ lãi suất mục tiêu thông qua các công cụ chính sách tiền tệ của mình để
hướng về lãi suất mục tiêu.
2.4 Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương Úc (RBA)
RBA ấn định mức lãi suất tiền mặt, là lãi suất mang tính mục tiêu nhằm tác động
đến lãi suất cho vay qua đêm giữa các trung gian tài chính. Thông qua nghiệp vụ thị
trường mở, RBA sẽ tác động để lãi suất cho vay qua đêm càng tiệm cận với lãi suất mục
tiêu càng tốt. Thực tế thời gian qua thì RBA luôn thành công trong thực hiện cơ chế điều
hành lãi suất. Lãi suất tiền mặt hiện tại của RBA là 4,75%.
2.5 Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật bản (BOJ)
Kế từ ngày 11/8/2006, BOJ công bố lãi suất cho vay cơ bản và lãi suất chiết khấu
cơ bản. Các NHTM sẽ vay chiết khấu từ BOJ khi không tìm được nguồn vay nào trên
thị trường liên ngân hàng có chi phí thấp hơn chi phí vay từ BOJ, do đó lãi mà BOJ
công bố nghiễm nhiên trở thành giới hạn trần của lãi suất cho vay qua đêm dù BOJ
không đưa ra rào cản hành chính nào cho lãi suất cho vay qua đêm. Lãi suất cho vay cơ

bản hiện nay của BOJ là 0,3%.
2.6 Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK)
BOK ấn định mức lãi suất cơ bản. Hàng tháng BOK công bố mức lãi suất cơ bản
dù có thay đổi hay không. Từ năm 2009 đến nay lãi suất cơ bản của BOK ổn định dao
đọng quanh mức 2- 2, 75%. Mức lãi suất cơ bản hiện nay của BOK là 2,75%.
Date Base Rate (%)
2011 13.Jan 2.75
2010 16.Nov 2.50
2010 09.Jul 2.25
2009 12.Feb 2.00
2009 09.Jan 2.50
2008 11.Dec 3.00
2008 07.Nov 4.00
2008 27.Oct 4.25
2008 09.Oct 5.00
2008 07.Aug 5.25
2008 07.Mar 5.00
Nguồn: Ngân hàng trung ương Hàn Quốc
2.7 Nhận xét chung về cơ chế điều hành lãi suất của các nước phát triển
8
Mỗi nước đều có tên gọi riêng cho lãi suất công bố của mình nhưng về bản chất
điều hành thì không có sự khác biệt lớn giữa các nước và hầu hết đều có những đặc
điểm sau đây:
- Lãi suất công bố là lãi suất mục tiêu, là định hướng để thị trường tham khảo đồng
thời nó cũng thể hiện ý chí của NHTW.
- Sau khi công bố, NHTW sẽ sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ- thông thường
là nghiệp vụ thị trường mở- để điều tiết lãi suất liên ngân hàng hướng đến lãi suất
mục tiêu mà không hề dùng bất cứ biện pháp hành chính cụ thể nào.
- Việc điều chỉnh lãi suất của NHTW chỉ tác động trực tiếp đến các trung gian tài
chính, không tác động trực tiếp đến khu vực dân chúng và doanh nghiệp.

- Định kỳ công bố lãi suất ngay cả khi không có điều chính) một cách rõ rang và công
khai.
- Lãi suất được ấn định bởi hội đồng/ủy ban theo nguyên tắc bỏ phiếu bình đẳng giữa các
thành viên hội đồng/ủy ban và kết quả bỏ phiếu đếu được công bố công khai sau đó.
Điều này khiến cho các thành viên bỏ phiếu phải có trách nhiệm hơn khi quyết định lá
phiếu của mình.
3 CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
3.1 Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước năm 2010
Trong một thời gian dài, từ cuối những năm 80 cho tới năm 2000, cơ chế lãi suất
của Việt Nam luôn cố gắng duy trì mức lãi suất thực dương – như một giải pháp cho vấn
đề lạm phát. Mục tiêu kiểm soát lạm phát đã đạt được. Thậm chí, có những thời điểm
còn xuất hiện thiểu phát. Nếu chia lãi suất dương cho tỷ lệ lạm phát thì tỷ lệ này rất
cao… Năm 1999 là 5.350% và năm 2000 là trên 6.000% . Lãi suất cao, trong tương
quan với các nền kinh tế khu vực, là cơ hội tốt đầu tư vào trái phiếu Việt Nam trong thời
kỳ này.
Cơ chế điều hành lãi suất với một mức cơ bản kèm biên độ dao động được NHNN
áp dụng kể từ tháng 8-2000 thay cho cơ chế lãi suất trần. Hai chỉ tiêu này được công bố
chính thức định kỳ hàng tháng và điều chỉnh kịp thời trong trường hợp cần thiết. Đối
với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ, về cơ bản, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín
dụng được ấn định lãi suất cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung – cầu
vốn trong nước của từng loại ngoại tệ. Đây là nền tảng cho việc xác định điểm cân bằng
9
tỷ giá theo cách tính sức mua tương đương (PPP), từ đó, hình thành một cơ chế tự điều
chỉnh.
Đến tháng 5-2001, NHNN từng bước chuyển sang áp dụng hình thức cho vay bằng
ngoại tệ. Từ cuối tháng 5/2002, Thống đốc đã có Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN
về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng
đồng Việt Nam của các ngân hàng đối với khách hàng. Trong đó quy định các ngân
hàng xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường
và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay; NHNN công bố lãi suất cơ bản nhưng với

mục đích định hướng lãi suất thị trường và chỉ có ý nghĩa tham khảo đối với các ngân
hàng khi ấn định lãi suất kinh doanh. Việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong
những năm qua đã tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động trong việc huy động và
cho vay vốn, tăng năng lực cạnh tranh, chủ động phòng ngừa rủi ro và hội nhập vào nền
tài chính khu vực và quốc tế. Quyết định 546 ra đời trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
đang có sự tăng trưởng ổn định, lạm phát thấp chỉ ở mức 0,8% trong năm 2001 và chỉ
tăng lên 4% trong năm 2002, tình hình thị trường tiền tệ và thị trường vốn cũng không
có những dấu hiệu bất thường như hiện nay.
Trước sự vận động bất lợi của thị trường chứng khoán và lạm phát tăng cao ngay
từ đầu năm 2008, NHNN thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, sử dụng đồng thời các
công cụ lãi suất và hoạt động thị trường mở. Công cụ lãi suất được phát huy tối đa, liên
tục có điều chỉnh và triển khai quyết liệt. Từ giữa tháng 1-2008, dự trữ bắt buộc đã tăng
thêm 1% với tiền gửi nội tệ và ngoại tệ từ không kỳ hạn tới dưới 12 tháng. Lãi suất tái
cấp vốn cũng tăng gấp hai lần trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6-2008. Mức
lãi suất chiết khấu so với cuối năm 2007 tăng thêm 8,5%, ở mức 13%/năm kể từ 10-6-
2008. Thời điểm này, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 14%/năm. Với quy chế điều
hành là cho phép tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% lãi
suất cơ bản, trần lãi suất cho vay lên tới 21%/năm. Đặc điểm đáng chú ý trong giai đoạn
các ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản này là lãi suất huy động ngắn hạn bằng, thậm
chí cao hơn lãi suất huy động dài hạn. Điều này có nghĩa là hiện tại các ngân hàng chỉ
chú trọng vào vốn ngắn hạn để đối phó với tình thế nóng trước mắt. Đối với các ngân
hàng, điều dễ nhận thấy là cấu trúc tài sản nợ sẽ rủi ro hơn do qua biểu lãi suất huy động
10
sẽ chỉ khuyến khích người dân gửi tiết kiệm ngắn hạn vì vừa được lời hơn lại vừa thanh
khoản hơn. Đây là một nghịch lý bởi do đặc tính rủi ro của dòng vốn ngắn hạn rất lớn,
nên trong điều kiện bình thường, các ngân hàng thường khuyến khích người dân gửi
càng dài càng hay bằng mức lãi suất hấp dẫn hơn. Nếu các ngân hàng bất chấp chi phí
để quyết huy động được số vốn cần thiết nhằm mua đủ lượng tín phiếu bắt buộc của
NHNN thì rủi ro đối với hệ thống ngân hàng sau một tháng hay một vài tháng, khi các
khoản tiền huy động có kỳ hạn ngắn trên đến hạn, ngân hàng lấy tiền đâu để hoàn trả

cho khách hàng? Liệu có khả năng một cuộc chạy đua lãi suất lại tái diễn nhằm níu kéo
khách hàng tiếp tục duy trì tiền gửi? Đây là một cảnh báo đáng lưu ý không chỉ đối với
các NHTM mà cả NHNN trong việc bảo đảm sự an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Năm 2008 chứng kiến sự biến động mạnh của lãi suất với sự điều hành chính sách
tiền tệ linh hoạt và uyển chuyển của NHNN. Nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện
theo cả hai hướng mở rộng và thắt chặt tiền tệ đã không tạo tác động đáng kể nào tới lãi
suất. Trong tuần thứ ba của tháng 2-2008, NHNN bổ sung 33.000 tỉ đồng vào lưu thông
nhưng các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục tăng lãi suất huy động tiền gửi. Thông
báo phát hành 20.300 tỉ đồng tín phiếu bắt buộc được đưa ra vào giữa tháng 2-2008 và
thực hiện một tháng sau đó. Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang đi lên, rất khó xác
định ảnh hưởng của nghiệp vụ này tới lãi suất. Trong tháng 6-2008, lãi suất huy động
của các ngân hàng thương mại tiến gần tới trần lãi suất cho vay. Hiệu lực không thật rõ
ràng của các nghiệp vụ thị trường mở vào thời kỳ lạm phát gia tăng là tín hiệu sự tồn tại
bẫy thanh khoản trong hệ thống tín dụng, tại thời điểm đó. Nếu đúng vậy, điều chỉnh
tăng dần các công cụ lãi suất là giải pháp hợp lý và sớm mang lại kết quả bình ổn thị
trường tiền tệ.
Đến ngày 17/05/2008, Ngân hàng Nhà nước thông báo những điều chỉnh trong
chính sách điều hành lãi suất. Đó chính là Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế
điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo Quyết định này, các tổ chức tín
dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động và lãi suất cho vay) bằng đồng Việt
Nam không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố áp
dụng trong từng thời kỳ; quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 5 năm 2002
về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng
VNĐ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng hết hiệu lực thi hành. Việc huy động vốn

×