Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.03 KB, 8 trang )

NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT
Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 4, pp. 117-124
This paper is available online at

DOI: 10.53750/jem22.vl4.n4.117

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGỦ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MAM NON QUẬN HOÀNG MAI,


THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO CHUAN nghe nghiệp

Trần Thị Ngoan*
1
Tóm tắt. Phát triển đội ngũ giáo viên là phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục và đào tạo và có ảnh hưỏng
mang tính quyết định đến việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Phát triển đội ngũ giáo viên
mầm non có vai trị rất quan trọng vì sự phát triển của trẻ trong những năm đầu tiên góp phần định hưởng cho
sự phát triển nhìn cách ưong tương lai. Bài viết này đã khảo sát đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giao
viên mầm non giáo viên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội và đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ
giáo viên mầm hon theo chuẩn nghề nghiệp.
Từ khóa: Phát iriển, chuẩn nghề nghiệp, giáo viên mầm non.

1.

Đặt Vấn đề ị

Trong mỗi nhà trường, chất lượng đội ngũ giáo viên có vai trị quyết định đến chất lượng dạy - học,
phát triển đội ngũ giáo viên để đảm bảo cả về số lượng và chất lượng là một trong những yêu cầu cấp bách,
thường xuyên có ý nghĩa quyết định tới chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Chính vì vậy, cần phải có
sự nghiên cứu một cách nghiêm túc để xây dựng được một hệ thống lý luận, tập hợp được các kinh nghiệm
nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn
nghề nghiệp ngày càng tốt hơn.


Giáo viên mầm non được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên là việc xác định mức độ đạt được
về phẩm chất, năng lực của giáo viên theo quy định của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non [1],
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua nội dung đổi mói căn bản
và tồn diện giáo dục đào tạo, trong đó nêu rõ “...Đổi mởi cách tuyển dụng, sử dụng lao động đã qua đào tạo
theo hướng chú trọng năng lực, chất lượng, hiệu quả công việc thực tế, không quá nặng về bằng cấp... ”[2],
Đây là một định hướng quan trọng đối với các cơ sỏ giáo dục, trong đó có các trường mầm non trong việc
tồn tại và phát trien.

Nỗ lực phấn đấu cùng vối GDMN của Thành phố Hà Nội, các trường mầm non Quận Hoàng Mai trong
nhiều năm qua đa có những bước tiến rõ rệt, nhất là công tác xây dựng, phát triển, quản lý và bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên. Tiước những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế, xã
hội, trước yêu cầu, nhiệm vụ của giáo dục hiện tại và trong thời gian tới thì cơng tác đánh giá đội ngủ giáo
viên mầm non đã dần đáp ứng được theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non trong quá trình
đảm bảo chất lưẹỊng và hiệu quả đào tạo.

2.

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả thu tập dữ liệu từ các trường mầm non trên địa bàn quận thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, CBQL
và giáo viên của 15/21 trường mầm non cơng lập và ngồi cơng lập quận Hồng Mai - Thành phố Hà Nội
Ngày nhận bài: 05/03/2022. Ngày nhận đăng: 14/04/2022.
1 Trường mầm non Hoa Sữa, quận Hoàng Mai
e-mail:

117


Trần Thị Ngoan


JEM., Vol. 14 (2022), No. 4.

(tổng số lượng khảo sát là 180 người, trong đó có 50 CBQL là Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng; 60 tổ trưởng,
tổ phó chuyên môn và 70 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại các trường mầm non).
Nội dung khảo sát:

Đối với CBQL tại các trường: Khảo sát thực tế nhận thức về phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn
nghề nghiệp và vai trò quan trọng của việc quản lý trong phát triển đội ngũ giáo theo chuẩn nghề nghiệp
tại các trường mầm non; Thực trạng hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại các
trường mầm non quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Đối với giáo viên: Nhận thức của giáo viên về phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; Nhu
cầu học tập, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; Thực
trạng phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp tại các trường mầm non.
Công cụ khảo sát:

Tổ chức nghiên cứu hồ sơ, số liệu tại 15 trường mầm non về phát phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn
nghề nghiệp. Khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp với giáo viên mầm
non tại 15 trường được lựa chọn. Đánh giá thực trạng: Căn cứ số liệu tổng hợp, xử lý tác giả đưa ra các nhận
định, đánh giá về thực trạng làm căn cứ cho việc đề xuất các biện pháp.
3.

3.1.

Thực trạng thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non quận Hoàng Mai, thành
phố Hà Nội

Thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non quận Hoàng Mai theo chuẩn nghề nghiệp

3.1.1. Số lượng đội ngũ giáo viên mầm non

Quận Hoàng Mai đặc biệt chú ý đến phát triển đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên cả về số lượng
và chất lượng chuyên môn, năng lực quản lý. Trong những năm trỏ lại đây (2015 - 2018), số lượng CBQL,
giáo viên mầm non và nhân viên ỏ các trường mầm non trên địa bàn quận Hồng Mai có sự phát triển khá
nhanh. Trong đó, đội ngũ giáo viên mầm non có sự phát triển mạnh nhất [3].

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, lãnh đạo quận, cũng như sự
gia tăng của các cơ sở GDMN trong quận, đội ngũ giáo viên mầm non ở quận Hồng Mai đã có sự phát
triển mạnh mẽ về số lượng, cụ thể là số giáo viên mầm non trong quận tăng lên theo từng năm học: nếu như
trong năm học (2015 -2016) tồn quận có 2182 giáo viên, con số này đã tăng lên là 2284 giáo viên trong
năm học (2016 -2017) và số lượng giáo viên mầm non năm học (2017 - 2018) trong quận là 2386 người. Sự
phát triển về số lượng giáo viên mầm non trong quận trong thời gian qua, phản ánh mức độ gia tăng các cơ
sỏ GDMN trong quận, đáp ứng nhu cầu gia tăng số trẻ trong độ tuổi bậc học mầm non của quận tăng trong
thời gian qua, tương đối đảm bảo về số lượng so với quy định trong Điều lệ trương mầm non. mỗi nhóm lớp
có từ 2 - 3 giáo viên trên 1 lớp.
3.1.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non
Bảng 1. Bảng khảo sát cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non
Chỉ tiêu
Tổng số giáo viên
Cơ cấu theo giới tinh
Nam
Nữ
Cơ cấu theo độ tuổi
Trên 50 tuổi
Từ 41 - 50 tuổi
Từ 31 - 40 tuổi
Dưới 30 tuổi

Số lượng
2386


Tỷ lệ (%)
100

1
2385

0.04
99,96

120
382
1240
644

5,02
16,03
51,96
26.99

(Ngn: Phịng GD&ĐT Quận Hồng Mai)

118


THỰC TIỀN

JEM., Vol. 14 (2022), No. 4.

về độ tuổi: Qua! số liệu khảo sát ỏ bảng 1 có thể thấy cơ cấu giáo viên mầm non theo độ tuổi ưên địa bàn
quận Hoàng Mai như sau: số lượng giáo viên trong độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 1240

người chiếm 51,96%. Đây là lực lượng đã có độ chín về chun mơn, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong
hoạt động nghề nghiệp, là lực lượng quan trọng nhất trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục của các nhà
trường. Số giáo viê: 1 mầm non dưới 30 tuổi ở quận Hồng Mai có 26,99%, đây là độ tuổi mà nhiệt huyết, sức
khỏe rất sung sức và củng là độ tuổi luôn khao khát học hỏi, tìm tịi, khám phá để chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ
và muốn khẳng dirjh vị trí của bản thân trong nghề nghiệp và chun mơn - đó là thuận lợi rất lởn để nâng
cao chất lượng GDMN trên địa bàn. số giáo viên trên 50 tuổi trong quận không lổn, chỉ chiếm 5,02%. Với
độ tuổi như vậy, hang năm quận Hồng Mai có số giáo viên mầm non ở độ tuổi chuẩn bị nghỉ hưu khoảng
120 người, đây là những giáo viên dày dặn kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục, tâm huyết vối nghề, là nhân
tố có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng giáo dục ỏ mỗi trường, do đó BGH các trường cần có kế hoạch
sử dụng họ thật họp lý, để họ có thể chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp với các giáo viên trẻ, đồng thời cần
có sự dự báo cần tụiết để tuyển dụng, bổ sung nhân lực cho các trường trên địa bàn quận cho hợp lý.
3.1.3.

Chất lưựiíg đội ngũ giáo viên mầm non

Chất lượng củíi đội ngũ giáo viên mầm non quận ngày càng được nâng cao với 100% giáo viên đạt chuẩn
theo yêu cầu với giáo viên trong Điều lệ trường mầm non. Trong đó, có 73,40% giáo viên ở các trường mầm

non công lập trên èhuẩn là 73,4%, các trương mầm non tư thục có 7,12% giáo viên trên chuẩn và tồn quận
khơng có trường ndp nào dưói chuẩn. Xét trong phạm vi toàn quận, tỷ lệ trên chuẩn của giáo viên thay đổi
theo chiều hương viên chức thì tỷ lệj các giáo sinh đỗ công chức đa phần là trình độ đạt chuẩn, khi đó họ mói đang tham gia
các lớp Cao đẳng và Đại học nên chưa đạt được trình độ chun mơn trên chuẩn. Tỷ lệ này đã kéo tỷ lệ
chung về trình độ trên chuẩn của tồn quận tăng khơng cao[3]. Bên cạnh trình độ đào tạo chun mơn, số
giáo viên mầm non có trình độ tin học A, B; trình độ tiếng Anh A, B là tương đối cao, trong đó giáo viên
có trình độ tin họd cơ bản và tiếng anh A2 chiếm hơn 60%. Điều đó cho thấy cơng tác bồi dưỡng, phát triển
đội ngũ giáo viên mầm non được các nhà trường rất quan tâm [3].

về phẩm chất của giáo viên mầm non
Đội ngũ giáo viên mầm non luôn luôn chấp hành tốt, nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như các quy định mà Bộ GD&ĐT ban hành. Bên cạnh đó, các
giáo viên mầm non trên địa bàn quận cũng luôn tuân thủ các quy địn về phẩm chất đạo đức của người giáo
viên, họ có ý thức trong việc tự giác bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, xứng đáng
vói sự tơn vinh mà xã hội dành cho họ, khi thực hiện trách nhiệm cao cả “trồng người’’.

Mỗi giáo viên cần phải là tấm gương về “đạo đức, tự học, và sáng tạo’’, cũng là một tiêu chí cần được
quan tâm khi bàn đến phẩm chất của người giáo viên mầm non, điều này, cũng được đội ngũ giáo viên ở các
trường mầm non trên địa bàn quận Hoàng Mai thực hiện khá tốt.
Như vậy, nhlrt vào kết quả khảo sát phẩm chất nhà giáo của đội ngũ giáo viên mầm non quận Hoàng Mai
ở trên ta thấy, nhìn chung đa số giáo viên đều có phẩm chất nhà giáo, được đánh giá khá cao. Tuy nhiên,
bên cạnh đó, cịn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa nhận thức và thực hiện đúng một số quy định về đạo đức
nhà giáo, chưa ứng xử phù hợp vối học sinh, phụ huynh và nhân dân.

về năng lực của giáo viên mầm non
Năng lực sư f)hạm của phần lớn giáo viên mầm non trong quận Hoàng Mai đều khá tốt, bước đầu tiếp
cận được yêu cầư đổi mói nội dung, phương pháp dạy học. Đa số giáo viên tự học tập, tự bồi dưỡng để nâng
cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Bên cạnh nhưng ưu điểm trên, cũng còn tồn tại một số hạn chế trong năng lực sư phạm của đội ngũ giáo
viên mầm non qbận Hồng Mai, như: có một bộ phận khơng nhỏ giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn,
trên chuẩn, có kiến thức chun mơn tương đối vững nhưng năng lực giải quyết các tình huống sư phạm

chưa hiệu quả.

119


Trần Thị Ngoan

3.2.


JEM., Vol. 14 (2022), No. 4.

Thực írạng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.1. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non
Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý Nhà nước về giáo
dục. Nhiệm vụ quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non được thực hiện theo Quyết định của ƯBND
thành phố phân cấp cho các địa phương trực tiếp chỉ đạo các phòng GD&ĐT tổ chức triển khai thực hiện
đến từng cơ sỏ GDMN.

Đối với quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội việc quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non là
công tác được Quận ủy, Phòng GD&ĐT và các trường mầm non khá quan tâm để đảm bảo khả năng và
chất lượng giáo dụcđối với bậc học này. Cứ 5 năm một lần, Phòng GD&ĐT lại đưa ra chiến lược phát triển
chung của toàn quận dựa trên cơ sở báo cáo chi tiết tình hình giáo dục - đào tạo hàng năm từ các trường và
cơ sở GDMN, trong đó, chiến lược phát triển đội ngũ giáo viên mầm non luôn ỏ vị trí hàng đầu.
Như vậy, cơng tác quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn quận Hoàng Mai đều căn cứ vào
nhu cầu công tác, tiêu chuẩn chức danh, phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm, hiệu quả cơng việc.
Tuy nhiên, có một thực tế là, mặc dù công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non được thực hiện khá
đầy đủ nhưng vẫn chưa hoàn toàn dựa vào yêu cầu về tỷ lệ giáo viên/học mà Bộ GD&ĐT quy định trong
Điều lệ trường mầm non, mà mới chỉ dựa vào nhu cầu chủ quan của từng trường, từng cơ sở GDMN. Điều
đó có nghĩa là, công tác này trên thực tế chưa thực hiện tốt ở tầm quản lý vĩ mơ của Phịng GD&ĐT mà
chủ yếu được xây dựng trong phạm vi và quy mô nhỏ tại các trường, các cơ sỏ GDMN và do lãnh đạo của
các trường thực hiện dẫn đến sự không đồng bộ, không thường xuyên trong nhà trường (chủ yếu ở các cơ sở
mầm non ngồi cơng lập).
3.2.2. Thực trạng tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non
Việc tuyển chọn và sử dụng giáo viên trong ngành GD&ĐT nói chung và GDMN quận Hồng Mai nói
riêng được thực hiện theo các văn bản quy định.

Tuyển chọn giáo viên


Thực hiện Nghị định 115/2010/NĐ - CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về Quy định trách
nhiệm quản lý nhà nưóc về giáo dục và các văn bản chỉ đạo của ngành, địa phương, các Sở GD&ĐT đã
tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố từng bưóc phân cấp, giao quyền tuyển chọn, sử dụng giáo viên mầm
non, nhân viên cho các trường mầm non trong tỉnh, thành phố. Trên cơ sở đó, các trường MN chủ động hơn
trong cơng tác tuyển chọn. Ở quận Hồng Mai, việc tuyển chọn giáo viên mầm non được sự chỉ đạo của
UBND quận, Phịng Nội vụ là đơn vị chủ trì, có sự phối hợp với phịng GD&ĐT. Qui trình tuyển chọn giáo
viên mầm non được tiến hành như sau: Trên cơ sỏ biên chế, lao động được giao phù hợp vói quy mơ phát
triển của từng trường học, Phịng GD&ĐT đã phối hợp với Phòng Nội vụ quận xây dựng kế hoạch tuyển
mối giáo viên mầm non. Việc tuyển giáo viênđược thực hiện công khai, công bằng, khách quan và đảm bảo
các quy định về công tác tuyển chọn cán bộ, viên chức theo các văn bản hiện hành của các cấp, phù hợp với
tình hình thực tế của quận.

Sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non
Công tác sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non do các trường trực tiếp phụ trách, BGH các nhà trường
sẽ bố trí, phân công công việc cụ thể. Để đảm bảo chất lượng giáo dục, nhà trường giao cho hiệu phó phụ
trách chuyên mơn, các trưởng khối, phụ trách và nắm bắt tồn bộ các nghiệp vụ chăm sóc và giáo dục trẻ,
cũng như các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Trong quá trình phân cơng giảng dạy, các trường thường
bố trí các giáo viên giầu kinh nghiệm nhưng ỏ độ tuổi trên 40 hoặc đã có gia đình phụ trách các lớp nhà trẻ,
cùng vói đó là các giáo viên có tuổi đời trẻ, nới ra trường, để được kèm cặp, học hỏi kinh nghiệm của các
giáo viên giầu kinh nghiệm. Các giáo viên trẻ, có khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin thường được bố
trí phụ trách các lởp mẫu giáo 4 đến 5 tuổi. Đa số các giáo viên mầm non được bố trí cơng việc phù hợp với
chun môn được đào tạo và năng lực sư phạm của họ. Tuy nhiên, cơng tác bố trí và sử dụng đội ngũ giáo

120


THỰC TIỄN

í


JEM., Vol. 14 (2022), No. 4.


viên mầm non ở mộịt số trường vẫn còn nhiều bất cập, như: còn ưu tiên cho người thân, thiếu khách quan
trọng việc đánh giá |năng lực của giáo viên để sắp xếp vào các lốp, nhóm lốp, chưa chú trọng đến việc sử
dụng trình độ đào tạlo ttong cơng tác sử dụng giáo viên [4].

3.2.3. Thực trạnị. đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên mầm non

Cơng tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non là hoạt động giáo dục có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng,
gắn liền với quan đi ẩm học tập thường xuyên, học tập suốt đời, trở thành phương thức chủ yếu của mọi hoạt
động GD&ĐT. Quan lý công tác bồi dưỡng là một hoạt động chỉ đạo, điều hành phối hợp các lực lượng xã
hội có liên quan nhầm cầu nâng cao năng lực trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên mầm
non góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT.

Trước những yêu cầu ngày càng cao của việc đổi mới chương GDMN, nâng cao chất lượng giáo dục ở
mỗi trường học, cũng như thực trạng về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên mầm
non trên địa bàn quận Hồng Mai, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đã được chú trọng và tiến hành
thường xuyên trong những năm qua. Trong đó, các chủ thể quản lý, đã tiến hành thực hiện cơng tác này một
cách khoa học, có kế hoạch, nội dung, chương trình đào tào, giáo dục cụ thể sát với yêu cầu chuẩn nghề
nghiệp mà Bộ G&ĐT quy định, vối phương pháp và hình thức phù hợp, góp phần nâng cao năng lực chuyên
môn; kỹ năng sư phạm và phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị cho đội ngũ giáo viên mầm non trong
quận
3.2.4. Thực trạng thực hiện chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên mầm non

Cũng như các địa phương khác, trong những năm qua quận Hồng Mai ln cố gắng để thực hiện tốt
các chính sách đãi ngộ đội ngũ giáo viên mầm non theo quy định của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các chế
độ, chính sách về tiền lương, chế độ ưu đãi, phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định hiện hành đối với đội
ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục. Ngồi ra, Phịng GD&ĐT đã phối hợp vói các phịng, ban, ngành tham
mưu UBND quận có những chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo trong toàn quận, trong đó có đội ngũ

giáo viên mầm non. Trong thời gian qua, quận Hoàng Mai đã dành khá nhiều đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên
mầm non bao gồm các khuyến khích về mặt vật chất và tinh thần, cụ thể như sau:
3.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non

Cơng tác kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa quan trọng, là nhiệm vụ thường xuyên trong quản lý Nhà nước
nói chung, quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non quận Hoàng Mai theo chuẩn nghề nghiệp nói
riêng. Trong q trình thực hiện đổi mới sự nghiệp GD&ĐT hiện nay, công tác kiểm tra, đánh giá phát triển
đội ngũ giáo viên mầm non cần được đổi mới, đảm bảo đánh giá đúng phẩm chất, năng lực,... của giáo
viên, qua đó, kịp thời biểu dương, khen thưởng những giáo viên đáp ứng tốt các yêu cầu mà chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non yêu cầu, đồng thời chấn chỉnh, phê bình những giáo viên chưa tốt, chưa đáp ứng
đủ các tiêu chuanj nghề nghiệp đặt ra. Đây cũng là cơ sở để phân loại, sàng lọc đội ngũ giáo viên mầm non
và là căn cứ để các cơ quan quản lý tiến hành xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo, chăm sóc, giáo dục học
sinh có hiệu quả hơn, đề xuất những chế độ, chính sách phù hợp hơn.

Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ỏ các trường mầm non quận Hoàng Mai, thành
phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp

4.

4.1.

Nâng cao chất lượngcông tác quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

Thứ nhất, phải xây dựng kế hoạch quy hoạch. Để hoàn thiện và thực hiện tốt công tác quy hoạch phát
triển đội ngũ giáp viên mầm non các cơ quan quản lý phải xây dựng kế hoạch với các nội dung cơ bản như:

Để quy hoạcn thực hiện có hiệu quả, một trong những yêu cầu cơ bản là phải đánh giá đúng thực trạng
đội ngũ GV THPT hiện có. Vì vậy, sỏ GD&ĐT, các trường phải xây dựng kế hoạch với nội dung chính gồm:
Đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non. Căn cứ quy


121


Trần Thị Ngoan

JEM., Vol. 14 (2022), No. 4.

mô phát triển các trường, lởp, cũng như định hướng phát triển giáo dục của bậc học mầm non, những yêu
cầu đối với đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu đổi mới giáo dục để dự báo nhu
cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non theo từng giai đoạn.
Tiến hành xây dựng các biện pháp thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non.
Thời gian và nguồn lực để thực hiện các kế hoạch đề ra.

Thứ hai, tổ chức thực hiện quy hoạch. Phải thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển đội
ngũ giáo viên mầm non, Trưỏng ban là Trưởng phịng GD&ĐT, Phó trưởng ban là các Phó phịng GD&ĐT,
các thành viên của Ban Chỉ đạo là lãnh đạo Phòng Nội vụ , Kế hoạch - Tài chính và và một số Hiệu trưởng
trường mầm non. Tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc. Chỉ đạo
các trường mầm non xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên của từng trường. Nhiệm vụ chính mà Ban chỉ
đạo phải thực hiện là: Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non về số lượng; cơ cấu; trình
độ. Đưa ra dự báo nhu cầu giáo viên mầm non ỏ từng năm học và các mốc thời gian theo các giai đoạn cụ
thể. Giúp Ban Chỉ đạo dự thảo các văn bản hướng dẫn; đôn đốc, kiểm tra các trường tiến hành xây dựng dự
thảo quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, đưa ra hội đồng sư phạm góp ý, hồn thiện, ban hành.
Trên cơ sỏ quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non của các trường, đưa ra dự báo chung cho toàn
ngành, Phòng GD&ĐT xây dựng dự thảo quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non cho tồn quận,
thơng qua Ban Chỉ đạo góp ý, hồn thiện, ban hành.
Thứ ba, các thành viên Ban Chỉ đạo tùy theo lĩnh vực, phân công thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả
nhất.Việc xây dựng kế hoạch quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non phải căn cứ tình hình giáo
viên của các trường và của toàn ngành; căn cứ nhu cầu giáo viên hàng năm để xây dựng kế hoạch về thực
hiện việc tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Phòng GD&ĐT chỉ đạo thực hiện quy hoạch
ở từng trường, nếu có khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện có thể điều chỉnh, bổ sung và tăng

cường điều kiện thực hiện.

Thứ tư, phải tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra, đánh giá. Trong quá trình thực hiện, khơng chờ
đến khâu cuối cùng mới kiểm tra, đánh giá kết quả mà phải phân công các thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách
từng lĩnh vực để kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch ở trong từng mốc thời gian, theo từng giai đoạn khác
nhau, để có thể phát hiện những hạn chế, khó khăn, từ đó có thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho
phù hợp với tình hình thực tế trong quận và đáp ứng được yêu cầu của công tác quy hoạch tổng thể về phát
triển ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp mà Bộ GD&ĐT đã ban hành.
4.2.

Hồn thiện quy trình tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non

Việc tuyển chọn giáo viên mầm non, căn cứ vào nhu cầu của từng đơn vị, theo từng năm học và định
biên được duyệt để tuyển chọn.Việc tuyển chọn và sử dụng giáo viên mầm non phải gắn vối quy hoạch
chung của quận, kế hoạch chiến lược phát triển của các nhà trường, chất lượng của đội ngũ giáo viên mầm
non, đặc biệt là trình độ đào tạo cơ bản ban đầu và ưu tiên những ứng viên giầu kinh nghiệm.
Việc sử dụng và phân công giáo viên mầm non cần chú trọng nhất đến việc phát huy năng lực, sỏ trường
của mỗi giáo viên, nhất là những giáo viên có trình độ và năng lực thật sự để đảm đương những u cầu
trong nội dung, chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Để sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non có hiệu quả,
các cơ quan quản lý cần gắn với các chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưỏng hợp lý để động viên, tạo động
lực cho. giáo viên không ngừng nỗ lực, tự phấn đấu, trau dồi, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, phẩm chất
đạo đức để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non mà Bộ GD&ĐT
quy định.

Hiệu trưởng các trường mầm non trực tiếp quản lý, sắp xếp, bố trí và sử dụng đội ngũ giáo viên mầm
non tại đơn vị, tạo cơ hội cho giáo viên có cơ hội phát triển về mọi lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức,
lối sống; kiến thức và năng lực sư phạm. Đồng thời được bốtrí cơng việc phù hợp, được tham gia các khóa
học đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; được hưởng và được giải quyết
đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đãi ngộ...


122


THỰC TIỄN

4.2.1.

JEM., Vol. 14 (2022), No. 4.

Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên

Trước những yêuịcầu về đổi mới sự nghiệp GD&ĐT, đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên mầm
non về năng lực nghề' nghiệp theo chuẩn nghề nghiệp về các lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
về kiến thức nghề ngpiệp và về lĩnh vực sư phạm, đạo đức nghề nghiệp. Năng lực nghề nghiệp được hiểu là
tổng hòa của những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà giáo viên mầm non cần có để xử lí thành cơng trước sự
đa dạng của các tình huống trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Năng lực nghề nghiệp của người giáo
viên là một quá trình được hình thành từ đào tạo trong các trường sư phạm, qua công tác bồi dưỡng và thực
tế đứng lớp và tự bồi dưỡng rèn luyện của họ.

Đạo đức nghề nghiệp quyết định đến phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người giáo viên, với tư
cách là người thầy được xã hội tơn vinh, trưóc hết người giáo viên phải biết yêu quý nghề nghiệp và yêu quý
học sinh, nếu người giáo viên không yêu nghề, u trẻ thì khơng thể hồn thành tốt nhiệm vụ giáo dục của
mình. Do đó, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên mầm non phải căn cứ
vào quy định Chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu của đổi mới GD&ĐT và thực trạng của đội ngũ giáo viên mầm
non để có nội dung.ị phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp.
4.2.2.

Thực hiện thính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên mầm non

Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai tham mưu và giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách theo quy

định đối với đội ngũ giáo viên mầm non. Phải tiến hành phân cấp triệt đê về quản lý về tài chính và nhân
lực trong trường học theo quy định hiện hành.
Cụ thể hóa các thính sách, chế độ của Nhà nước, bảo đảm lợi ích từ các chính sách cho giáo viên mầm
non thật đầy đủ, công bằng và hợp lý. Những chế độ chủ yếu cho đội ngũgiáo viên nói chung, đội ngủ giáo
viên mầm non nói riêng cần thực hiện gồm: chế độ tiền lương theo quy định; chế độ chi trả các phụ cấp đối
với giáo viên mầm non theo quy định; chế độ chi trả các phụ cấp thâm niên đối với giáo viên mầm non theo
quy định; chế độ boi dưỡng trong công tác điều tra phổ cập...

Có chính sách đặc biệt khuyến khích giáo viên có trình độ chun mơn cao, năng lực sư phạm tốt đang
tham gia giảng dạy ở các trường.
Phối kết hợp chặt chẽ cùng các ban ngành, tổ chức có liên quan huyđộng các nguồn lực xã hội chăm lo
cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non như đảm bảo cơ sỏ vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy
học cho giáo viên mầm non.

Thực hiện công bằng, dân chủ trong bình xét thi đua, khen thưởng giáo viên hàng năm ở các nhà trường.
Tổ chức tuyên dượng giáo viên mầm non có thành tích xuất sắc thơng qua hội nghị điên hình tiên tiến, tổ
chức họp mặt giáQ viên mầm non dạy giỏi, xét khen thưỏng đột xuất cho giáo viên mầm non có thành tích
nổi bật trong các phong trào thi đua do ngành phát động, có hình thức động viên đối với các đối tượng có
tiến bộ dưới hình thức tặng thưởng vật chất và động viên tinh thần. Đưa vào tiêu chí được xét nâng lương
sóm, xét tặng các danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân... tạo động lực trong phát triển đội ngũ giáo
viên mầm non. Thực hiện chính sách kịp thời đầy đủ cho giáo viên mầm non dạy giỏi đạt các danh hiệu
chiến sĩ thi đua các cấp được bổ nhiệm vào các chức danh CBQL các cấp theo quy định. Đây cũng là hoạt
động ghi nhận những thành tích và phát huy tối đa năng lực sư phạm đối với đội ngũ giáo viên mầm non
dạy giỏi.
Các trường MN thực hiện các qui định về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp vói nguồn lực tài
chính theo phân cấp, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị.
I

Tăng cường dông tác xã hội hóa giáo dục, tích cực tham mưu với địa phương, các ban ngành, các nhà
hảo tâm, các tổ chức tài trợ huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để đẩy mạnh phong trào thi

đua trong nhà trường. Trên cơ sở nguồn ngân sách được cấp và các nguồn huy động hợp pháp khác, trường
xây dựng định miíc khen thưởng, khuyến khích sự phấn đấu của từng giáo viên.

123


Trần Thị Ngoan

4.2.3.

JEM., Vol. 14 (2022), No. 4.

Hoàn thiện kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non

Đánh giá, kiểm tra đóng vai trị quan trọng trong cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non nhằm
thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của nhà trường. Đánh giá mức độ hồn thành cơng việc được thực hiện mỗi
học kỳ một lần hoặc một năm một lần để xác định kết quả làm việc cụ thể của từng giáo viên trong thực
hiện các nhiệm vụ được giao, chất lượng giáo viên nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung; phát hiện
những lệch lạc thiếu sót trong q trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên để bổ sung, điều chỉnh, uốn nắn
kịp thời nhằm thực hiện tốt mục tiêu, nội dung, chương trình giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo. Kết
quả kiểm tra, đánh giá giáo viên mầm non còn là cơ sở để nhà trường và các cấp quản lý xây dựng kế hoạch
sử dụng và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. Phối kết hợp giữa Phòng
GD&ĐT, các nhà trường và toàn thể đội ngũ giáo viên mầm non để thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, phải xây
dựng được bảng tiêu chí chi tiết, đầy đủ về đánh giá giáo viên theo thang đo và đưa ra phiếu đánh giá giáo
viên ở các cấp độ như phiếu đánh giá cá nhân, phiếu đánh giá của tập thể, phiếu đánh giá của lãnh đạo... và
bảng đánh giá tổng hợp. Việc kiểm tra, đánh giá phải trỏ thành một nội dung cơng tác và được duy trì thực
hiện thường xun ưong nhà trường mởi tạo được hiệu quả lâu dài trong việc thúc đẩy giáo viên tự nghiên
cứu học tập nâng cao trình độ, năng lực.

Kết luận


5.

Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là sự tác động có định hướng, có mục
đích, có kế hoạch của các cơ quan quản lý, đến đội ngũ giáo viên mầm non nhằm xây dựng được đội ngũ
giáo viên đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, có trình độ chun mơn, có phẩm chất đạo đức nhà giáo,...
đáp ứng các yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp, góp phần thực hiện tốt
mục tiêu GDMN. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non cần phải được quan tâm, nếu không sẽ
không đáp ứng được yêu cầu đổi mởi GD&ĐT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ngày 8 tháng 10 năm 2018 về việc Ban
hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013, về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
Báo cáo tổng kết của phịng Giáo dục quận Hồng Mai, thành phố Hà Nội năm 2016,2017,2018.

[1]

[2]
[3]

ABSTRACT
Developing preschool teachers in Hoang Mai District, Hanoi City following professional standards

Teacher development is the developing human resources in education and training and has a decisive
influence on improving the teaching quality in schools. Developing preschool teachers has a very important
role because the development of children in the first years contributes to the orientation of the future
personality development. This article has surveyed and assessed the current situation of developing
preschool teachers in Hoang Mai district, Hanoi city and proposed some measures to develop preschool
teachers according to professional standards.


Keywords: Development, professional standards, preschool teachers.

124



×