Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phương pháp khai thác hiệu quả các hoạt động học nói trong giáo trình Prepare

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.97 KB, 3 trang )

Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3

PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG
HỌC NĨI TRONG GIÁO TRÌNH PREPARE
Nguyễn Thị Hồng Anh, Vũ Thị Thu Hương
Bộ môn Tiếng Anh - Trường Đại học Thủy lợi, email:

1. GIỚI THIỆU CHUNG

chủ điểm trong bài để trau dồi kỹ năng và cơ
Việc giảng dạy tiếng Anh theo định hướng hội nói của sinh viên đang giành được sự quan
giao tiếp hiện nay là yêu cầu thiết yếu trong tâm của các giáo viên.
Từ những thay đổi về giáo trình và đánh
giảng dạy ngoại ngữ tại các trường không
giá phản hồi của các thầy, cô trong một năm
chuyên. Nhằm làm mới các nội dung và tăng
cường thời gian cho hoạt động nói của sinh giảng dạy vừa qua, nhóm nghiên cứu muốn
thơng qua nghiên cứu này để đề xuất một số
viên, các giáo viên trong bộ môn Tiếng Anh
– Đại học Thủy lợi quyết định lựa chọn giáo hoạt động Nói có thể tiến hành với lớp đơng
sinh viên, đồng thời bước đầu đánh giá tính
trình Prepare được viết bởi Joanna Kosta và
Melanie William – nhà xuất bản Cambridge. hiệu quả của các hoạt động đã được áp dụng.
Đây là cuốn “giáo trình Tiếng Anh tổng quát 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
sinh động tích hợp luyện thi Cambridge
Phương pháp nghiên cứu của đề tài này
English trong suốt quá trình học” phù hợp
theo định hướng đầu ra A2 cho sinh viên. được tiến hành theo các hình thức sau: phát
Giáo trình có các chủ điểm đa dạng, phù hợp phiếu điều tra dành cho giáo viên, dự giờ tại
với độ tuổi nhằm khuyến khích người học các lớp áp dụng các hoạt động dạy và học
tham gia thảo luận do đó tăng cường hiệu quả Nói đã được khai thác theo cách hiệu quả


hơn, phỏng vấn sinh viên và giáo viên để thu
hoạt động nói.
Theo Penny Ur, các hoạt động nói hiệu quả được phản hồi chính xác sau mỗi giờ học.
bao gồm các yếu tố sau: người học được nói rất
nhiều; hoạt động nói được tiến hành đồng đều 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
giữa các nhóm người học, người học hứng thú
3.1. Các thuận lợi và k hó khăn khi sử
tham gia vào các hoạt động nói, ngơn ngữ ở dụng các hoạt động Nói trong giáo trình
mức chấp nhận được. Thực hiện được một Prepare cho lớp đơng sinh viên
buổi học với các hoạt động nói hiệu quả như đã
Giáo trình Prepare là giáo trình của nhà
nêu đã và đang là khó khăn với các giáo viên
ngoại ngữ tại trường. Một trong số những xuất bản Cambridge mới xuất bản năm 2015,
nguyên nhân của việc giảng dạy tiếng Anh tại đây là cuốn sách màu với chất lượng in rất
trường chưa đạt được như mong muốn là do sĩ tốt. Tất cả giáo viên và khoảng 80% sinh viên
số lớp đông (30 - 40 sinh viên). Theo những được hỏi đều đồng ý rằng sách màu, in đẹp
người tham gia vào nghiên cứu của giáo sư làm tăng hứng thú giảng dạy và học tập. Bên
Reima Al-Jarf, “do lớp lớn nên giáo viên cạnh đó, giáo trình đi kèm các nguồn tài liệu
khơng có đủ thời gian để chú ý đến từng sinh bổ trợ có sẵn như các bài kiểm tra tiến độ,
viên và giành cho họ cơ hội để nói và tham các video phỏng vấn trực tiếp tạo sự đa dạng
gia vào hoạt động nói”. Do vậy, việc tìm được trong mơi trường học ngơn ngữ.
Cách thiết kế của giáo trình khá phù hợp
các hoạt động nói phù hợp tương ứng với mỗi
với trình độ của sinh viên với việc trang bị từ
315


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3

mới, cấu trúc đầu vào (input) khá cụ thể, chi

tiết, sinh động và việc luyện tập để củng cố kĩ
năng và kiến thức đầu ra (output) của bài học
khá hợp lý. Đây là một trong các lý do mà
giáo trình Prepare được lựa chọn để dạy cho
sinh viên Đại học Thủy lợi.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, giáo
trình cũng tồn tại một số điểm bất lợi như: Có
một vài sự khác biệt văn hóa nên với một số
bài sinh viên khơng có nền tảng kiến thức
cũng như hứng thú để tham gia thảo luận.
Giáo viên tham gia giảng dạy sách Prepare
đều nhận thấy các hoạt động nói được thiết
kế khá giống nhau. Sau mỗi hoạt động Nghe,
Đọc sẽ được cài vào một hoạt động Nói rất
nhỏ chủ yếu theo kịch bản hay mẫu lời thoại
có sẵn trong bài Nghe hay Đọc. Yêu cầu sinh
viên làm việc theo cặp được lặp đi lặp lại dẫn
đến thiếu sự đa dạng, sáng tạo và linh hoạt.
Khoảng hơn 60% số sinh viên tỏ ra chưa
tích cực trong các hoạt động học Nói trên lớp
nên cũng gây khó khăn cho giáo viên để có
một giờ dạy hiệu quả.
Cùng với những điểm bất cập này, sĩ số
lớp đơng, trình độ khơng đồng đều và sự hạn
chế trong phân bổ thời lượng cho kỹ năng nói
là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
của giờ học nói.
3.2. Cách khai thác hiệu quả các hoạt
động Nói trong giáo trình Prepare
3.2.1. Chuẩn bị kĩ càng ngơn ngữ đầu

vào trước các hoạt động Nói
Theo kết quả dự giờ trên lớp và phỏng vấn
sinh viên. Hầu hết các sinh viên đều hiểu
được tầm quan trọng của mơn Speaking
(Nói). Tuy nhiên phần lớn các em cho biết
mình gặp khó khăn khi học Nói hoặc ngại
ngùng, khơng dám tích cực tham gia vì vốn
từ hạn hẹp, chưa biết sử dụng cấu trúc phù
hợp để diễn đạt ý tưởng của bản thân.
Để khắc phục khó khăn này, giáo viên cần
chuẩn bị tốt trước khi dạy Nói. Cụ thể: giáo
viên cần chuẩn bị kĩ ngữ liệu đầu vào (input
language) bao gồm từ vựng kèm cách phát
âm và ngữ nghĩa, cấu trúc với cách vận dụng
trong tình huống cụ thể. Và trước mỗi hoạt

động Nói, giáo viên nên thực hiện mẫu để
sinh viên dễ hình dung cách vận dụng các
kiến thức ngơn ngữ đã được học.
3.2.2. Quản lý thời gian hiệu quả
Với điều kiện giảng dạy tại đa số các
trường không chuyên ngoại ngữ là lớp đông
sinh viên. Sĩ số ở 80% các lớp là 30 đến 40
sinh viên. Bên cạnh đó, thời gian cho từng
bài học rất hạn chế. Để đạt được hiệu quả cho
các giờ học ít thời gian, đơng sinh viên và
nhiều kiến thức, giáo viên cần bắt đầu bằng
việc quản lý thời gian hiệu quả.
Một cách thức quản lý thời gian khá hiệu
quả mà nghiên cứu đã thực hiện tại một số

lớp đó là giáo viên xác định mỗi bài chỉ có
một hoạt động Nói trọng tâm và đầu tư
khoảng thời gian đủ để tiến hành hoạt động
đó. Trung bình thời gian cho hoạt động này
tầm 30 đến 40 phút tùy vào trình độ của sinh
viên, chiếm từ 20% đến 25% tổng thời lượng
dạy một lớp tiếng anh/ 1 buổi (150 phút)
3.2.3. Linh hoạt trong cách tiến hành các
hoạt động Nói
Tận dụng tranh ảnh
Theo kết quả thu được từ lớp dự giờ, sinh
viên trong lớp đều hào hứng khi được học từ
vựng với tranh ảnh có màu trong giáo trình.
Khoảng 20% sinh viên khá giỏi trong lớp
không chỉ dừng lại ở việc liệt kê từ vựng mà
các em có thể dựng thành câu, thậm chí liên
kết thành đoạn văn hay cốt truyện theo tranh
ảnh trong sách.
Làm việc nhóm với các nhiệm vụ học Nói
khác nhau
Làm việc nhóm vốn là phương pháp dạy
học quen thuộc, tuy nhiên khi mỗi nhóm
được phân công các nhiệm vụ khác nhau một
cách rõ ràng và chi tiết sẽ làm giờ học hiệu
quả hơn. Kết luận này được rút ra khi nhóm
nghiên cứu áp dụng cách phân chia nhiệm vụ
tại lớp dự giờ. Cụ thể : khi lớp học về miêu tả
các đồ vật bị thất lạc, mỗi nhóm được phân
cơng vẽ, miêu tả các vật dụng hay thú nuôi
khác nhau, sinh viên đều hào hứng vì được tự

do sáng tạo và cũng kiếu kì khi nghe các
nhóm khác miêu tả sản phẩm của mình. Điều

316


Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3

này sẽ khắc phục được sự nhàm chán khi các
nhóm chỉ lặp lại việc miêu tả theo hướng dẫn
của giáo trình.
Điều chỉnh các hoạt động nói cho phù hợp
với sở thích và kiến thức nền của sinh viên
Giáo trình Prepare được thiết kế cho các
bạn trẻ nên chủ đề khá quen thuộc và kiến
thức đưa ra khá gần gũi. Tuy nhiên, giáo
trình được viết bởi các tác giả nước ngồi nên
có một số khác biệt về văn hóa. Theo kết quả
phỏng vấn sinh viên, các em có mong muốn
được chia sẻ những hiểu biết và sở thích của
riêng mình về thể thao, âm nhạc, điện ảnh,
thời trang đến đồ ăn và lối sống. Điều này sẽ
khơi gợi hứng thú học tập cho sinh viên,
khuyến khích các em dùng kiến thức nền đã
có để trao đổi với các bạn trong lớp.
Sử dụng hoạt động đóng kịch trong các
tình huống tiêu biểu
Đóng kịch là hoạt động nên được áp dụng
trong giờ học Nói vì nó có thể khuyến khích
sinh viên giao tiếp trong tình huống xã hội cụ

thể ( Hamer, 1984). Đóng kịch là hoạt động
mang tính sáng tạo, mang lại cho sinh viên
một không gian tự do để thể hiện mình và
giúp giáo viên đánh giá được khá chính xác
sự hiểu biết và vận dụng các kiến thức ngôn
ngữ đã học của sinh viên.
Quan sát tại lớp dự giờ cho thấy: Khi giáo
viên đưa ra một kịch bản mẫu, hầu hết sinh
viên đều có thể hiểu và diễn lại như kịch bản.
Tuy nhiên với yêu cầu cao hơn là dựa trên
kịch bản đã có, để tạo ra kịch bản riêng của
mình, thì có khoảng 40% có thể tự tạo ra kịch
bản khác. Và có khoảng 20% sinh viên của
lớp tự nguyện, tự tin trình bày trước lớp sản
phẩm của mình.
Thực hiện các dự án (Projects)
Với mục tiêu làm các giờ học ngoại ngữ
nói chung và giờ học Ngoại ngữ nói riêng trở
nên sinh động, giáo viên có thể cho sinh viên
thực hiện các dự án (projects). Trong các giờ
dạy của mình, thành viên của nhóm nghiên
cứu đã giao cho sinh viên các dự án khác
nhau. Ví dụ sinh viên được thiết kế trường
học hay thành phố u thích của mình trên
giấy khổ lớn (A1,A0) trong Unit 14. Các em có

thể làm các báo cáo về thời tiết khi học về thời
tiết tại các thành phố trên thế giới (Unit 15),
thiết kế thời trang (Unit 9), ý tưởng sáng tạo
một sản phẩm công nghệ cao phục vụ cuộc

sống (Unit 12). Các tiết học vì thế đều sinh
động và giàu ý tưởng hơn. Quan trọng hơn là
sinh viên đều mong muốn và tự tin trình bày
trước cả lớp về ý tưởng của nhóm mình.
4. KẾT LUẬN

Sau một năm học sử dụng giáo trình
Prepare, các giáo viên đã nhận ra một số
phương pháp để tiếp cận giáo trình hiệu quả.
Các hoạt động được đưa ra trong nghiên cứu
đều đã được áp dụng trên lớp, sau đó được
chỉnh sửa trong các giờ học tiếp theo và sau
khi trao đổi với giáo viên giảng dạy hoặc
tham gia dự giờ. Khoảng 80% sinh viên có
thái độ tích cực hơn khi học Nói, các em đã
nhận ra và xác định được mục tiêu học tập đó
là học để giao tiếp. Điều này khiến các em
đều muốn được tăng thời lượng học Nói. Với
thời lượng tầm 40 phút /150 phút cho học
Nói vào mỗi buổi học chỉ là vừa đủ. Để đạt
được mục tiêu giao tiếp, thời lượng này nên
được tăng thêm.
Với kết quả trên, nhóm nghiên cứu mong
muốn mang lại cho các giáo viên Bộ môn
Tiếng Anh – Đại học Thủy lợi những gợi ý
để có giờ học Nói hiệu quả. Đây cũng là
bước đầu để nhóm nghiên cứu thực hiện đề
tài tiếp theo về một bộ học liệu dạy Nói bao
gồm các hoạt động được thiết kế chi tiết từ
đầu đến cuối kèm theo toàn bộ tài liệu bổ trợ

như tranh ảnh, file audio, poster… để sử
dụng trong các kì học tiếp theo.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Al-Jarf, R. (2006). Large student
enrollments in EFL programs: Challenges
and cons equences . Asian EFL Journal
Quarterly, 8(4), 8-34.
[2]
Ur, P. (1996). A Course in Language Teaching.
Cambridge: Cambridge University Press.
[3] Hamer, J.(1984).The practice of English
language teaching. Longman.

317



×