THỨ SÁU
l KINH TẾ - ĐẦU TƯ
28/10/2022
Số 129 (4048)
www.baodautu.vn
Email:
Vietnam Investment Review
CƠ QUAN CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Thu h t FDI b t nh p
xu h ng ph c h i
Tr. 4
l KINH TẾ - ĐẦU TƯ
l TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Ch n ph ng n
t i u cho đ ng
s t t c đ cao tr n
tr c B c - Nam Tr. 5
L i su t v t t ng,
doanh nghi p
mong ng n h ng
chia s
Tr. 7
l
THANH TÂN - THU LÊ
Xác định dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngồi (FDI) là
một trong những nguồn
lực chính, quan trọng để
thực hiện các mục tiêu phát
triển trong tương lai,
Quảng Ninh đang nỗ lực
tạo sự khác biệt để thu hút
thêm các nhà đầu tư lớn,
đặc biệt là dòng vốn FDI
thế hệ mới.
QUẢNG NINH:
l GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN
l ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC
Trong khi nhà đầu tư nước ngồi có thể
trụ lại và phát triển doanh nghiệp, thì
khơng có lý do gì, mình lại khơng làm
- Doanh nhân Phạm Thanh Bình,
được như họ.
S ng l c kh c li t
tr n th tr ng
b t đ ng s n
Tr. 9
“
CEO Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi Tr.11
Đi m đ n c a c c d ng v n
FDI th h m i
Xem chuyên đề trang 12 -21
Quảng Ninh đang thu hút những dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài tầm cỡ nhờ kết cấu
hạ tầng tốt, môi trường đầu tư - kinh doanh
thuận lợi. Trong ảnh: Sản xuất hàng điện tử
trong nhà máy của Tập đồn Foxcon tại Khu
cơng nghiệp Đông Mai (Quảng Ninh)
l KINH DOANH - PHÁP LUẬT
LƯỢNG
Dự án Tổ hợp sân golf và du lịch
nghỉ dưỡng Đạ Sar (Lâm Đồng):
Dự án Tổ hợp sân golf và du lịch nghỉ
dưỡng Đạ Sar (Lâm Đồng) của CTCP
Golden City nhận nhiều ý kiến trái chiều
từ các sở, ngành, địa phương. Tr. 22
TRỊ GIÁ
Năm 2015
10.045
5.344
Năm 2016
11.471
4.714
Gi i t a p l c
trong cung ng x ng d u
Năm 2017
12.837
7.006
l
Năm 2018
11.352
7.614
Năm 2019
9.762
5.929
Năm 2020
8.227
3.273
Năm 2021
7.061
4.183
9 tháng 2022
6.451
6.763
(ngàn tấn)
R t t v ng…
“g i xe” v
v ng nhi u
quy ho ch
GĨC NHÌN
KHỐI LƯỢNG VÀ KIM NGẠCH NHẬP KHẨU XĂNG DẦU
(triệu USD)
So với cùng kỳ năm 2021, tổng khối lượng xăng dầu nhập khẩu 9 tháng qua tăng 80%,
nhưng do 7 tháng đầu năm, giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng liên tục nên
kim ngạch nhập khẩu tăng 193%.
lTrong quý III/2022, các đầu mối kinh doanh xăng dầu đã phải bỏ ra 1.740 triệu USD để
nhập khẩu 1.646 ngàn tấn xăng dầu thành phẩm, tăng theo mức tương ứng 8% và gần
129% so với quý trước đó.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
l
PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ TƯ, THỨ SÁU HÀNG TUẦN.
BẢO DUY
C
hính phủ cần vào cuộc để nhanh chóng khơi phục lại đầy đủ, toàn
diện hệ thống cung ứng xăng dầu cho nền kinh tế. Những ách tắc
trên thị trường này đã diễn ra quá lâu.
Đây là điều mà nhiều đại biểu Quốc hội cũng như chuyên gia kinh tế
đang rất quan tâm, bởi gần 1 năm đã qua kể từ khi thị trường xăng dầu
“có chuyện”, nhưng giải pháp dường như vẫn quanh quẩn với các đợt
kiểm tra, thanh tra; những văn bản qua lại giữa các bộ, ngành có liên
quan, các đề xuất, kiến nghị, thậm chí là kêu cứu từ doanh nghiệp và
những quyết định xử phạt.
Đáng nói nhất là khơng ít doanh nghiệp trong ngành, nhất là các đại
lý bán lẻ xăng dầu, dường như đã khơng cịn đủ sức, kể cả nguồn lực và
cả động lực, để duy trì hoạt động.
Thực tế cho thấy, chi phí kinh doanh xăng dầu định mức cho các
thương nhân đầu mối từ năm 2014 tới nay hầu như vẫn giữ nguyên.
ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0913 316 404 (HÀ NỘI); 0913 724 816 (TP.HCM)
Xem tiếp trang 3
GIÁ: 4.800 ĐỒNG
2
l
TIN TỨC - SỰ KIỆN
www.baodautu.vn
KHÁNH AN
Khó khăn của doanh
nghiệp tiếp tục tăng
cao và những thay
đổi rất nhanh của
tình hình kinh tế xã hội khiến nhiều đại
biểu Quốc hội đề xuất
cân nhắc điều chỉnh
một số gói hỗ trợ
phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội.
THỨ SÁU, 28/10/2022
Nh n v o đ ng l c t ng tr
đ c n l i gi i ph p
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN,
DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ HƠN SẼ ĐƯỢC
CHÍNH PHỦ TẬP TRUNG ƯU TIÊN
- Tiến hành rà sốt các quy trình, thủ tục hỗ trợ người dân và
doanh nghiệp theo các gói hỗ trợ thuộc Chương trình Phục
hồi và Phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh hoặc báo cáo
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung các quy định nhằm cắt giảm
tối đa thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
kịp thời được thụ hưởng các chính sách, sớm khôi phục hoạt
động sản xuất, kinh doanh.
- Mở rộng kênh huy động vốn ngoài ngân hàng cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Cụ
thể, nghiên cứu xây dựng Sàn giao dịch chứng khoán cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa với điều kiện niêm yết, năng
lực tài chính và hồ sơ pháp lý khơng q chặt chẽ. Bên cạnh
đó, cần đẩy nhanh việc thí điểm và cấp phép cho các mơ
hình cơng nghệ tài chính mới như gọi vốn cộng đồng, cho
vay ngang hàng để tạo thêm kênh tiếp cận vốn cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
- Tăng cường quản lý rủi ro thị trường trái phiếu
doanh nghiệp;
- Thúc đẩy sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và
doanh nghiệp FDI. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch hành
động thực hiện Chiến lược Hợp tác đầu tư nước ngoài giai
đoạn 2021-2030.
- Tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và cải thiện
mơi trường đầu tư, kinh doanh. Cần tăng cường đối thoại
giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương và doanh
nghiệp để kịp thời nắm bắt khó khăn và xử lý nhanh chóng
những kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp.
- Thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng
cường kinh tế số và xanh.
(Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải trình ý kiến đại biểu
Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện Kế hoạch
Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và dự kiến Kế hoạch
Phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, tại Kỳ họp thứ tư,
Quốc hội khóa XV)
KHƠNG THỂ ĐẶT MÃI CÂU HỎI
TẠI SAO
Những lo ngại về những
chậm trễ trong triển khai
Chương trình Phục hồi và
Phát triển kinh tế xã hội năm
20222023 tiếp tục làm nóng
ngày thảo luận tại Hội trường
đầu tiên về tình hình kinh tế
xã hội năm 20222023.
Điều đáng nói là, sự chậm
trễ này đang được các đại
biểu Quốc hội đặt ra trong bối
cảnh đã có những thay đổi
hồn tồn khác so với thời
điểm Chương trình được xây
dựng, thảo luận và thơng qua.
Những biến động về địa chính
trị và chuyển hướng trong
chính sách kinh tế của các nền
kinh tế lớn trên thế giới dẫn
đến những thay đổi lớn về giá
cả, lạm phát, triển vọng tăng
trưởng chung toàn cầu.
Điều đó một mặt tác động
trực tiếp đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh, đồng thời
địi hỏi những điều chỉnh
chính sách cần thiết.
Phải nhắc lại, chương trình
này được Chính phủ lên ý
tưởng từ khoảng tháng
7/2021, khi Việt Nam bắt đầu
bước vào giai đoạn ảnh
hưởng nghiêm trọng nhất của
đại dịch; được Quốc hội
thông qua vào tháng 1/2022,
khi vừa ra khỏi tâm dịch. Mục
tiêu phục hồi và phát triển
được đặt song song, nhiều
chính sách ưu tiên cho sự trở
lại cuộc sống bình thường của
người dân, doanh nghiệp, bên
cạnh các chính sách tạo đà
cho sự phát triển dài hạn của
nền kinh tế.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu
vẫn rất trăn trở với tình trạng
gói hỗ trợ phục hồi kinh tế
triển khai rất chậm.
“Tại sao các giải pháp
được cân nhắc thận trọng, tính
tốn chi tiết cả tính khả thi mà
khó đến được tới người cần.
Chặng đường này sao dài
quá”, đại biểu Nguyễn Thị
Kim Bé (Đoàn đại biểu tỉnh
Kiên Giang) bày tỏ tâm tư tại
nghị trường.
Nhưng điều mà nhiều đại
biểu lo ngại hơn cả là nền
kinh tế cũng như doanh
nghiệp, hộ kinh doanh, hợp
tác xã đang đối mặt với rất
CƠ QUAN CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỔNG BIÊN TẬP: LÊ TRỌNG MINH
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP: BÙI ĐỨC HẢI,
NGUYỄN VĂN HỒNG, NGUYỄN QUỐC VIỆT
ỦY VIÊN BAN BIÊN TẬP: ĐẶNG TUẤN KHÁNH
ng
Quốc hội thảo luận ở nghị trường về phát triển kinh tế - xã hội
nhiều thách thức mới. Ví dụ,
trong bối cảnh mới, việc thực
hiện mục tiêu giảm lãi suất
cho vay từ 0,5 đến 1% trong
2 năm 20222023 như đã đề
ra hầu như không thể thực
hiện được.
Việc Ngân hàng Nhà nước
kiên định với mục tiêu khống
chế tăng trưởng tín dụng cho
cả năm ở mức 14% làm cho
việc thực hiện các chỉ tiêu hỗ
trợ lãi suất 2% càng khó khăn.
Nhiều giải pháp đã được
đề xuất, chứ không chỉ dừng
lại ở những câu hỏi, từ các
vấn đề về xử lý cán bộ, tâm tư
sợ sai, sợ trách nhiệm, đến
những vướng mắc trong quy
trình, thủ tục...
Ơng Trần Hồng Ngân, đại
biểu Quốc hội TP.HCM nhìn
trực tiếp vào các con số chưa
giải ngân được. Cụ thể, gói hỗ
trợ lãi suất 2% mới giải ngân
được khoảng 13,5 tỷ đồng
trong quy mô 40.000 tỷ đồng,
đạt 0,03% một con số quá
nhỏ. Nhưng gói gia hạn thuế
lại giải ngân được 72,5%.
“Đề nghị Quốc hội và
Chính phủ xem xét chuyển
nguồn hỗ trợ lãi suất chưa giải
ngân sang hỗ trợ miễn giảm
thuế, phí, gia hạn thêm thời
gian nộp thuế, tiền th đất
cho các doanh nghiệp trong
hồn cảnh khó khăn hiện nay.
Thực hiện như vậy sẽ giúp
được nhiều doanh nghiệp,
nhiều hợp tác xã và nhiều hộ
kinh doanh hơn”, ông Ngân
đề xuất.
Trước đó, trong phiên thảo
luận tại tổ đầu tiên của kỳ họp
này về kết quả thực hiện Kế
hoạch Phát triển kinh tế xã
hội năm 2022; dự kiến Kế
hoạch Phát triển kinh tế xã
ẢNH: ĐỨC THANH
hội năm 2023, đã có đại biểu
nhắc đến việc cân nhắc, đánh
giá lại một số chính sách
trong Chương trình Phục hồi
và Phát triển kinh tế xã hội,
bởi có chính sách có thể
khơng cịn phù hợp với hoàn
cảnh hiện tại.
Đại biểu cũng đề nghị cần
xem xét nguồn lực của một số
chính sách, có thể cân nhắc
linh hoạt sử dụng cho các mục
đích đầu tư khác.
Thậm chí, sức ép giải ngân
để thực hiện Chương trình
trong bối cảnh có nhiều thay
đổi so với thời điểm ban hành
sẽ làm tăng chi phí thực thi,
tạo sự dồn nén về cầu khơng
cần thiết đối với nền kinh tế,
có thể dẫn đến những hệ lụy
không mong đợi, làm giảm
hiệu quả của Chương trình đã
được nhắc tới.
Ngay trong báo cáo của
Chính phủ gửi Quốc hội cũng
đã đưa Danh mục nhiệm vụ,
dự án sử dụng vốn Chương
trình mới được giao kế hoạch
cuối tháng 9/2022 vào phần
khó khăn, vướng mắc trong
thực hiện.
CHUYỂN DỊCH NGUỒN KHƠNG
CHỈ VÌ GIẢI NGÂN CHẬM
Đây khơng chỉ là những ý
kiến từ phía các đại biểu
Quốc hội.
Nhóm nghiên cứu của
Viện Kinh tế Việt Nam đang
có những đề xuất tương tự,
dựa trên những đánh giá 1/3
chặng đường đầu tiên của
Chương trình Phục hồi và
Phát triển kinh tế xã hội.
Đáng nói là, tiến độ giải
ngân chậm với tỷ lệ giải ngân
thấp của hầu hết các nội dung
có nguồn vốn lớn trong
TRỤ SỞ TỒ SOẠN:
47 Qn Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 024.38450537; Fax: 024.38235288;
E-mail:
Website: baodautu.vn
Giấy phép xuất bản:
541/GP-BTTTT ngày 23 tháng 8 năm 2021.
Chế bản và in: Công ty In Tiến Bộ, Hà Nội. ISSN: 1859-1396
Chương trình trong năm 2022
đang được cho là là tạo ra sức
ép giải ngân rất lớn cho thời
gian cịn lại của Chương trình,
đặc biệt là trong năm 2023.
Điều đó sẽ tạo sự dồn ép về
cầu cho nền kinh tế khi một
lượng vốn đáng kể đổ vào nền
kinh tế trong một thời gian
ngắn với kỳ vọng thực hiện
các cam kết về tiến độ của
Chương trình.
“Trong bối cảnh lo ngại về
lạm phát, hiệu quả đầu tư, sự
dồn ép đó có thể khơng cần
thiết bởi có thể gây ra những
hệ lụy không mong đợi, bao
gồm cả những chi phí thực
thi”, PGSTS Bùi Quang
Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh
tế Việt Nam và các cộng sự
nhận định.
Hơn thế, việc triển khai
một số nội dung trong
Chương trình đang địi hỏi chi
phí thực thi đáng kể tại cơ sở.
Ví dụ, việc xác minh đối
tượng, phê duyệt hồ sơ, mặc
dù đã có những cải tiến, đơn
giản hóa nhất định, nhưng vẫn
là gánh nặng cho các địa
phương, đặc biệt trong bối
cảnh eo hẹp về nhân lực, được
cho là nguyên nhân chính của
sự chậm trễ trong việc giải
ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà
tại một số địa phương.
Gói hỗ trợ lãi suất 2%
cũng đang đối mặt với các
chi phi thực thi rất lớn, tạo
sức ép lên cho các ngân hàng
thương mại do việc phải xét
duyệt, thẩm định các tiêu chí,
nhất là trong bối cảnh các
ngân hàng đang phải xử lý
một loạt các vấn đề khác
không kém phần quan trọng
trong tình hình mới.
“Xem xét việc dừng thực
hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%
thơng qua ngân hàng thương
mại hoặc chỉ thực hiện trong
phạm vi nguồn vốn đã phê
duyệt (16.000 tỷ đồng) trong
năm nay cho cả Chương
trình”, PGSTS Bùi Quang
Tuấn khuyến nghị.
Đồng tình với nhận định
trên, TS. Nguyễn Đình
Cung, nguyên Viện trưởng
Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương (CIEM)
cho rằng, bối cảnh phát triển
mới có thể làm giảm tính khả
thi của một số nội dung, gia
tăng những tác động khơng
mong muốn khi triển khai
Chương trình, nên cần cân
nhắc điều chính.
Theo ơng Cung, cần đánh
giá lại tính cần thiết của một
số gói giải pháp, như gói cho
vay đối với học sinh, sinh viên
để mua máy vi tính, thiết bị
học tập trực tuyến và trang trải
chi phí học tập (tổng nguồn
vốn tối đa 3.000 tỷ đồng); cho
vay đối với các cơ sở giáo dục
mầm non, tiểu học ngồi cơng
lập phải ngừng hoạt động ít
nhất một tháng theo u cầu
phịng, chống dịch (tổng
nguồn vốn 1.400 tỷ đồng)
khơng cịn phù hợp.
Ngay cả gói hỗ trợ ngành
y, bao gồm 46.000 tỷ đồng
(tương đương 2 tỷ USD) dự
kiến sử dụng để nhập khẩu
vắcxin, thuốc điều trị, trang
thiết bị y tế do việc thực hiện
cần căn cứ yêu cầu phòng,
chống dịch Covid19 cũng
cần phải xem xét lại.
“Lúc này, ngành ý khơng
cần gói đó, mà cần một kế
hoạch nâng cấp các cơ sở vật
chất, xây dựng và phát triển
mạng lưới y tế cơ sở trong
tình hình mới. Việc cân đối
lại các chính sách cụ thể sẽ
dành thêm nguồn lực cho các
hợp phần đang triển khai tốt,
để đến được với doanh
nghiệp, người dân”, ông
Cung làm rõ.
Cụ thể, các nguồn lực sẽ
dồn cho các gói chính sách tài
khóa như giảm thuế, mở rộng
đối tượng cho các gói hỗ trợ
an sinh, hỗ trợ nhà ở cho
người lao động...n
CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, TỔNG ĐẠI LÝ PHÁT HÀNH VÀ QUẢNG CÁO:
TP. HCM: Tòa nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 289 Điện Biên Phủ, Quận 3.
ĐT: 028.39305311; 028.39305316; Fax: 028.39305317 - 028.39305318;
E-mail:
Cần Thơ: 105 Trần Hưng Đạo, Q. Ninh Kiều
ĐT: 0292.6252115; Fax: 0292.3731766; Email:
Đà Nẵng: Tầng 3, Văn phòng III-Bộ KH&ĐT. Số 103 Lê Sát, Quận Hải Châu.
Tel: 0236.3623492 - 3623493; Fax: 0236.3623491;
E-mail:
Hải Phòng: Số 1, Đinh Tiên Hoàng,
ĐT: 0225.3842478; Fax: 0225.3842419; E-mail:
QUẢNG CÁO: Tel: 024.38434119; 024.38435125, E-mail: • PHÁT HÀNH : ĐT: 024.38450539; Fax: 04.38235281; E-mail:
SỰ KIỆN - BÌNH LUẬN
THỨ SÁU, 28/10/2022
ĐỐI THOẠI
Gi i t a...
H p t c x l y l i ch
kinh t l tr ng t m
Dự thảo Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác thay thế Luật
Hợp tác xã năm 2012 đã trình Quốc hội cho ý kiến tại
Kỳ họp thứ tư. “Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 16/6/2022
khẳng định, kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế là trọng
tâm, vì vậy, các quy định trong Dự luật phải bám sát
chỉ đạo này”, TS. Đặng Văn Thanh, Phó cục trưởng
Cục Phát triển hợp tác xã (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
nhấn mạnh.
Luật Hợp tác xã hiện hành
đã đạt được một số kết quả
nhất định, nhưng chưa
được như kỳ vọng trong
việc phát triển kinh tế tập
thể do nhiều quy định
không phù hợp. Theo ông,
những hạn chế trong Luật
Hợp tác xã hiện nay là gì?
Những hạn chế, tồn tại
chính trong luật hiện hành là
việc gia nhập, hoạt động, rút
khỏi thị trường còn gặp nhiều
rào cản; chưa bảo đảm
nguyên tắc mở cho thành
viên khi gia nhập và rút khỏi
hợp tác xã; chính sách hỗ trợ,
ưu đãi của Nhà nước chưa
hiệu quả, thiếu trọng tâm;
chưa quy định đầy đủ các
loại hình tổ chức kinh tế hợp
tác; thông tin về hoạt động
sản xuất, kinh doanh của hợp
tác xã còn thiếu minh bạch,
chưa bảo đảm độ tin cậy, chế
độ báo cáo cho cơ quan quản
lý nhà nước cịn lạc hậu,
chưa xây dựng hệ thống
thơng tin quốc gia về các tổ
chức kinh tế hợp tác...
Trong những nhóm tồn tại,
hạn chế nêu trên, chỉ cần một
nhóm, thậm chí một vài quy
định khơng phù hợp trong
một nhóm cũng khiến khu
vực kinh tế này không thể
phát triển được như kỳ vọng.
Đơn cử, với những hạn chế,
tồn tại liên quan gia nhập,
hoạt động, rút khỏi thị trường,
quy định số lượng thành viên
tối thiểu khi thành lập cao so
với hơn nhiều nước, gây khó
khăn cho việc tập hợp đủ số
lượng để thành lập.
Hay quy định về đăng ký
thành lập quá phức tạp, khơng
cần thiết, thậm chí can thiệp
q sâu vào hoạt động của tổ
chức kinh tế này, như yêu cầu
về phương án sản xuất, kinh
doanh, trong khi thành lập
doanh nghiệp không yêu cầu
phương án sản xuất, kinh
doanh, tức là doanh nghiệp
được sản xuất, kinh doanh,
đầu tư bất cứ cái gì mà pháp
luật không cấm.
Khi thảo luận về Luật Hợp
tác xã năm 2012, các đại
biểu Quốc hội và chuyên gia
kinh tế đã tranh luận rất
nhiều về quy định cung ứng
sản phẩm, dịch vụ của hợp
tác xã ra bên ngồi. Thưa
ơng, nội dung này sẽ được
xử lý nào trong Dự thảo
Luật Các tổ chức kinh tế
hợp tác?
Theo quy định hiện hành,
hợp tác xã có quyền cung
ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch
vụ, việc làm cho khách hàng
không phải là thành viên tối
đa 50% tổng giá trị cung ứng
sản phẩm, dịch vụ của hợp tác
xã đối với lĩnh vực nông
nghiệp và phi nông nghiệp.
Đối với hợp tác xã việc làm,
tiền lương trả cho người lao
động không phải là thành viên
không quá 30% tổng tiền
lương chi trả cho tất cả người
lao động.
Thực tế cho thấy, quy
định hạn chế tỷ lệ cung ứng
sản phẩm, dịch vụ ra bên
ngoài chưa bảo đảm mơi
trường sản xuất, kinh doanh
bình đẳng với doanh nghiệp,
chưa khuyến khích hợp tác
xã mở rộng sản xuất, kinh
doanh khi tham gia thị
trường; đồng thời, làm mất
tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của hợp tác xã.
Hiện nay, nhiều hợp tác xã
ở Việt Nam và trên thế giới có
xu hướng mở rộng hoạt động
tìm kiếm lợi nhuận bên ngồi
thị trường, giống như doanh
nghiệp sau khi đã đáp ứng
nhu cầu chung của thành viên.
Việc tự thân tìm kiếm lợi
nhuận là nhu cầu chính đáng
để tồn tại, phát triển và mang
lại lợi ích gián tiếp cho thành
viên, tạo tác động lan tỏa
phục vụ phát triển cộng đồng.
Vì vậy, Dự luật đã quy định,
hợp tác xã phải đáp ứng tối đa
nhu cầu của thành viên trước
khi phục vụ khách hàng bên
ngoài, tức là bỏ việc khống
chế tỷ lệ cung cấp ra bên
ngoài theo đúng tinh thần của
Nghị quyết 20-NQ/TW về
tiếp tục đổi mới, phát triển và
nâng cao hiệu quả kinh tế tập
thể trong giai đoạn mới là
kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh
tế là trọng tâm.
Nếu chỉ lấy lợi ích kinh tế là
trọng tâm, là mục tiêu hoạt
động, thì bản chất hoạt
động của kinh tế hợp tác
khơng khác gì doanh
nghiệp, thưa ông?
Nghị quyết 20-NQ/TW
khẳng định, kinh tế tập thể là
thành phần kinh tế quan
trọng, phải được củng cố và
phải toàn diện về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội,
quốc phịng, an ninh, hiệu
quả của tổ chức và của thành
viên. Đây là điểm khác biệt
so với đánh giá hiệu quả của
doanh nghiệp.
phát triển cùng kinh tế nhà
nước, trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc
dân. Phát triển kinh tế tập thể
phải tôn trọng bản chất, giá
trị, nguyên tắc hoạt động của
kinh tế tập thể, phù hợp với
điều kiện, đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương,
vùng, miền và cả nước.
Để phân biệt mục đích
hoạt động của kinh tế hợp tác
với khu vực doanh nghiệp,
Nghị quyết 20-NQ/TW nhấn
mạnh, kinh tế tập thể phát
triển dựa trên sở hữu riêng
của thành viên và sở hữu
chung của tập thể; tổ chức
hoạt động theo ngun tắc
đối nhân, khơng phụ thuộc
vào vốn góp; phân phối theo
mức độ tham gia dịch vụ,
theo hiệu quả lao động và
theo vốn góp. Thành viên
kinh tế tập thể bao gồm các
thể nhân và pháp nhân, thành
viên chính thức và thành viên
liên kết, cùng góp vốn, góp
tài sản, góp sức trên cơ sở tơn
trọng ngun tắc tự nguyện,
bình đẳng, cùng có lợi và
quản lý dân chủ.
Như vậy, cho ý kiến đóng
góp xây dựng Luật Các tổ
chức kinh tế hợp tác, các đại
biểu Quốc hội phải bám sát
các nguyên tắc kể trên?
Đúng vậy. Mặc dù vẫn lấy
hiệu quả kinh doanh làm
trọng, nhưng khác với hoạt
động của khu vực doanh
nghiệp, kinh tế hợp tác phải
thực hiện nhiều trách nhiệm
khác nhau. Chính vì vậy, các
đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận
làm sao kinh tế tập thể phát
triển được cả số lượng và chất
lượng, trong đó chú trọng chất
lượng, bảo đảm sự hài hịa
trong tất cả các ngành, lĩnh
vực, địa bàn; có chính sách ưu
tiên cho các tổ chức kinh tế
tập thể trong lĩnh vực nông
nghiệp, gắn hoạt động sản
xuất, kinh doanh với chuỗi giá
trị sản phẩm, ứng dụng khoa
học - công nghệ, đổi mới sáng
tạo và chuyển đổi số; ưu tiên
phát triển các tổ chức kinh tế
tập thể gắn với phát triển kinh
tế xanh, kinh tế tuần hoàn,
kinh tế tri thức.
Một điểm nữa, tôi nghĩ,
các đại biểu Quốc hội cũng
cần cho ý kiến về việc đánh
giá hiệu quả kinh tế tập thể
www.baodautu.vn
Để thực hiện các mục tiêu
đó, Luật Các tổ chức kinh
tế hợp tác sẽ tập trung
vào những nội dung nào,
thưa ông?
Thứ nhất, mở rộng phạm
vi điều chỉnh, bổ sung đối
tượng tổ hợp tác và liên đoàn
hợp tác xã để tạo ra một hệ
sinh thái các tổ chức kinh tế
hợp tác đa dạng, phát triển từ
thấp đến cao.
Thứ hai, kinh tế hợp tác
không bị hạn chế sản xuất,
kinh doanh, được tìm kiếm
lợi nhuận ra bên ngoài như
hoạt động của doanh nghiệp
sau khi đáp ứng nhu cầu
thành viên.
Thứ ba, cắt giảm thủ tục
hành chính, bãi bỏ phương án
sản xuất, kinh doanh, giảm
quy định về số lượng thành
viên tối thiểu khi thành lập,
tạo điều kiện thuận lợi cho
kinh tế hợp tác gia nhập, rút
khỏi thị trường.
Thứ tư, bổ sung một
chương về chính sách hỗ trợ
kinh tế hợp tác, trong đó quy
định rõ tiêu chí các đối tượng
được Nhà nước hỗ trợ nhằm
tránh tình trạng hỗ trợ dàn
trải, thiếu hiệu quả, khắc phục
tình trạng hợp tác xã thành
lập hình thức với mục tiêu
trục lợi chính sách hỗ trợ của
Nhà nước.
Thứ năm, quy định nguyên
tắc kinh tế hợp tác được hưởng
các chính sách khơng thấp hơn
doanh nghiệp nhỏ và vừa, bổ
sung quy định chính sách đặc
thù của kinh tế hợp tác.n
MẠNH BÔN thực hiện
Với cơ chế điều hành giá
xăng dầu hiện tại, mức chiết
khấu áp đặt cho các đại lý bán
lẻ không chỉ thấp, mà nhiều
khi đã về 0% do các đầu mối
nhập khẩu cũng chịu lỗ lớn,
kéo dài. Riêng q III/2022,
theo tính tốn của Hiệp hội
Xăng dầu Việt Nam, doanh
nghiệp đầu mối nhập khẩu
chịu lỗ 650 đồng mỗi lít xăng.
Trong tuần này, nhiều cửa
hàng xăng dầu ở TP.HCM,
Bình Dương, Lâm Đồng... lại
treo biển tạm đóng cửa. Nhiều
doanh nghiệp đầu mối không
nhập đủ hàng như phân giao,
chấp nhận có thể bị xử phạt.
Trong bối cảnh đó, cho dù
các giải pháp mà các cơ quan
quản lý nhà nước đưa ra có
cứng rắn đến mấy, thì cũng
vẫn thất bại.
Phải trở lại quyết định xử
phạt công bố vào ngày
31/8//2022 được cho là nặng
nhất đối với hành vi phạm
hành chính trong lĩnh vực kinh
doanh xăng dầu của Bộ Cơng
thương. Đó là tước giấy phép
kinh doanh xuất nhập khẩu
xăng dầu đối với 5 thương
nhân đầu mối trong vòng 1
tháng. Điều này đồng nghĩa
với việc 5 doanh nghiệp đầu
mối đó sẽ bị tước cả 19 quyền
lợi và quyền hạn, kể cả nhập
khẩu xăng dầu, không được
mua xăng dầu từ nhà máy lọc
dầu trong nước, không được
bán xăng dầu cho các thương
nhân khác trong vòng 1 tháng.
Tuy nhiên, quyết định xử
phạt trên lại được Bộ Cơng
thương tạm dừng sau đó vài
ngày, vào ngày 5/9, đợi thời
gian thích hợp do bình qn
mỗi tháng, 5 doanh nghiệp này
cung ứng cho thị trường
khoảng 160.000 m3 xăng dầu
các loại, chiếm khoảng 10%
nhu cầu thị trường nội địa...
Đang xuất hiện nhiều lo
ngại sau các quyết định trên,
trong đó có cả cảm giác “bị đối
xử không công bằng” từ 7
doanh nghiệp đã phải nhận và
hồn tất hình phạt nặng tương
tự là tước giấy phép hồi tháng
7/2022 (cũng trong đợt thanh
tra 33 đầu mối xăng đầu mà
Bộ Công thương công bố từ
3
Tiếp theo trang 1
tháng 2/2022) và cả những câu
hỏi rằng, cách xử lý như vậy
có phù hợp khơng?...
Khơng chỉ doanh nghiệp,
cơ quan hải quan cũng đang
đối mặt với những hệ lụy.
Mới đây, Tổng cục Hải
quan cũng nhắc lại yêu cầu đã
gửi Bộ Công thương về việc
xác nhận lại bằng văn bản với
cơ quan hải quan tình trạng
của 5 thương nhân đầu mối
trên để có căn cứ làm thủ tục
xuất nhập khẩu xăng dầu cho
các doanh nghiệp này. Lý do
là, theo quy định của Chính
phủ về xử phạt vi phạm trong
lĩnh vực hải quan, trong thời
gian bị áp dụng hình thức xử
phạt bổ sung tước giấy phép
kinh doanh xăng dầu, doanh
nghiệp sẽ không đủ điều kiện
nhập khẩu xăng dầu; nếu vẫn
thực hiện, thì sẽ bị xử phạt...
Thị trường khơng thể vận
hành thông suốt bởi sự không
rõ ràng này. An ninh năng
lượng quốc gia cũng không thể
đảm bảo nếu những ách tắc đó
khơng được tháo gỡ ngay.
Phải thấy rõ, thị trường
xăng dầu toàn cầu đang vận
hành theo nguyên tắc cạnh
tranh, minh bạch, giá cả lên
xuống hàng ngày. Nếu thiếu
nguồn cung, giá sẽ tăng và
ngược lại. Thị trường xăng dầu
của Việt Nam không thể đứng
ngồi ngun tắc đó và “bàn
tay của Nhà nước” sẽ là thuế,
phí, là dự trữ quốc gia để đảm
bảo an ninh năng lượng.
Song trước mắt, doanh
nghiệp cần được giải tỏa áp lực
từ các biện pháp hành chính, từ
sự can thiệp quá sâu vào hoạt
động kinh doanh như việc lựa
chọn đầu mối cung cấp xăng
dầu, các chi phí thực hiện hợp
đồng... Đặc biệt, cần nghiên
cứu áp dụng cơ chế giá trần để
các doanh nghiệp chủ động,
linh hoạt theo kịp biến động
của thị trường thay vì cơ chế
quyết định giá bán của liên bộ
Cơng thương - Tài chính như
hiện tại...
Lúc này, thị trường xăng
dầu rất cần sự thông suốt từ cơ
chế, chính sách, đến tư duy
quản lý, điều hành của cơ quan
nhà nước.n
4
KINH TẾ - ĐẦU TƯ
www.baodautu.vn
THỨ SÁU, 28/10/2022
Từ đầu năm, Samsung đã 3 lần tăng vốn đầu tư vào Việt Nam
l
NGUYÊN ĐỨC
Vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI)
trong 10 tháng đã
gần bắt nhịp được với
xu hướng phục hồi
của dòng vốn đầu tư
toàn cầu, với tổng
vốn đăng ký đạt
trên 22,46 tỷ USD.
ĐẦU TƯ MỚI TIẾP TỤC GIẢM,
NHƯNG VỐN GIẢI NGÂN ĐẠT
KỶ LỤC
Thông tin về vốn FDI
đăng ký mới trong 10 tháng
2022 tiếp tục là tâm điểm của
sự chú ý, khi trên diễn đàn
Quốc hội những ngày này,
các báo cáo của cả Chính phủ
lẫn cơ quan thẩm tra của
Quốc hội (Ủy ban Kinh tế)
đều bày tỏ nỗi lo về việc vốn
FDI đăng ký mới sụt giảm.
Báo cáo Quốc hội, Chính
phủ cho biết, tổng vốn FDI
đăng ký trong 3 quý đầu năm
giảm 15,3% so với cùng kỳ,
trong đó vốn đăng ký cấp mới
chỉ bằng 57% và điều này cho
thấy, Việt Nam chưa tận dụng
được hết các cơ hội từ xu
hướng dịch chuyển dòng vốn
đầu tư. Vốn FDI đăng ký
giảm sẽ ảnh hưởng đến tiềm
năng mở rộng sản lượng của
khu vực FDI, có thể tác động
đến cán cân vãng lai, dự trữ
ngoại hối, tỷ giá, khả năng
thu hút cơng nghệ cao…
trong trung và dài hạn.
Có chung nỗi lo với Chính
phủ, Ủy ban Kinh tế của
Quốc hội đã đề nghị Chính
phủ đánh giá kỹ tình hình, chỉ
ra nguyên nhân và giải pháp.
“Việc sụt giảm vốn FDI đăng
ký có thể ảnh hưởng đến số
vốn FDI giải ngân trong
tương lai và do đó, ảnh hưởng
đến tăng trưởng kinh tế”, Chủ
nhiệm Ủy ban Kinh tế của
Quốc hội Vũ Hồng Thanh
bày tỏ.
Nhưng nỗi lo này đã phần
nào được giải tỏa khi số liệu
ẢNH: ĐỨC THANH
Thu h t FDI b t nh p
xu h ng ph c h i
thống kê mà Cục Đầu tư nước
ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư) vừa cơng bố cho thấy, tình
hình đã được cải thiện. Tính
đến ngày 20/10/2022, tổng
vốn đăng ký cấp mới, điều
chỉnh và góp vốn mua cổ phần
của nhà đầu tư nước ngoài đã
đạt hơn 22,46 tỷ USD, chỉ còn
giảm 5,4% so với cùng kỳ
năm 2021. Trong đó, điểm đặc
biệt là, tuy vốn đăng ký mới
chưa hồi phục hoàn toàn sau
sự gián đoạn của các biện
pháp chống dịch năm 2021 và
biến động địa - chính trị tồn
cầu, song cũng đang dần được
cải thiện.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước
ngoài cho thấy, 10 tháng qua,
đã có 1.570 dự án đăng ký đầu
tư mới vào Việt Nam, với tổng
vốn đăng ký đạt gần 9,93 tỷ
USD, giảm 23,7% so với cùng
kỳ. Như vậy, chỉ sau 1 tháng,
tốc độ giảm đã được cải thiện
đáng kể, nhỏ hơn so với mức
giảm 43% của 9 tháng và các
mức giảm tương đối lớn trong
các tháng đầu năm. Hơn thế, số
dự án đầu tư mới cũng tiếp tục
tăng so với cùng kỳ và tăng
hơn so với các tháng đầu năm.
Có hai lý do được ơng Đỗ
Nhất Hồng, Cục trưởng Cục
Đầu tư nước ngoài đưa ra để
lý giải cho sự sụt giảm của
vốn đăng ký mới.
Thứ nhất, các chính sách
kiểm sốt dịch Covid-19 đã
làm cho các nhà đầu tư nước
ngồi gặp khó khăn trong việc
di chuyển tới Việt Nam để tìm
hiểu cơ hội đầu tư, cũng như
thực hiện thủ tục đăng ký dự
án đầu tư mới trong các tháng
cuối năm 2021, từ đó ảnh
hưởng đến số lượng dự án đầu
tư được cấp mới trong các
tháng đầu năm 2022.
Thứ hai, thị trường toàn
cầu đang đứng trước nhiều
biến động do ảnh hưởng của
cuộc xung đột địa - chính trị
tại châu Âu, áp lực lạm phát
tăng cao, đứt gãy chuỗi cung
ứng và do đó, đã ảnh hưởng
tiêu cực đến dịng vốn đầu tư
ra nước ngồi của các nền
kinh tế lớn, đặc biệt là các đối
tác đầu tư của Việt Nam.
Trên thực tế, đầu tư mới
sụt giảm không phải là câu
chuyện của riêng Việt Nam,
mà là xu hướng toàn cầu.
Theo số liệu của FDI
Markets, trong nửa đầu năm
2022, các dự án cấp mới trên
toàn cầu đã giảm 3,8% so với
cùng kỳ năm trước.
“Việt Nam khơng nên nhìn
vào con số thu hút đầu tư
mới, mà nên nhìn vào con số
giải ngân đang ở mức cao và
có lẽ năm nay sẽ đạt mức kỷ
lục”, ông Alain Cany, Chủ
tịch Hiệp hội Doanh nghiệp
châu Âu tại Việt Nam
(EuroCham) nói và bày tỏ tin
tưởng rằng, các doanh nghiệp
châu Âu tại Việt Nam đang
lạc quan hơn rất nhiều so với
trước khi có dịch Covid-19.
Số liệu từ Cục Đầu tư
nước ngoài cho biết, 10
tháng, giải ngân vốn FDI đạt
17,45 tỷ USD, tăng 15,2% so
với cùng kỳ năm 2021. Theo
dự báo, cả năm nay, mức giải
ngân có thể đạt 21-22 tỷ
USD, tăng khoảng 6,4-11,5%
so với năm 2021.
Hơn thế, mặc dù vốn đăng
ký mới giảm, nhưng vốn đầu
tư thơng qua góp vốn, mua cổ
phần và vốn điều chỉnh vẫn
tăng. 10 tháng, vốn tăng thêm
đạt hơn 8,74 tỷ USD, tăng
23,3% so với cùng kỳ; cịn
góp vốn, mua cổ phần đạt
hơn 3,79 tỷ USD, tăng 4,5%
so với cùng kỳ.
KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ
Ít ngày trước đây, Tổng
thư ký Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD)
Mathias Cormann đã tới thăm
Việt Nam. Trong các cuộc
làm việc và đặc biệt là trong
cuộc gặp gỡ với Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh
Chính, ông đã đánh giá cao
về triển vọng tăng trưởng của
Việt Nam, đặc biệt là việc thu
hút FDI. Theo ông, các cơng
ty khối OECD đang có xu
hướng tìm đến Việt Nam để
đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Trong khi đó, theo ơng
Mark Ridley, Tổng giám đốc
Điều hành Savills Global,
người vừa có chuyến thăm
chính thức Việt Nam, thì
trong khu vực Đơng Nam Á,
Việt Nam được kỳ vọng sẽ
trở thành nền kinh tế phát
triển nhanh nhất vào năm
2023. Mức tăng trưởng vượt
bậc của Việt Nam, theo
Savills, là trái ngược hẳn với
diễn biến kinh tế của các
quốc gia khác ở châu Á.
“Việt Nam đang nhận
được nhiều sự quan tâm từ
các nhà đầu tư trên khắp thế
giới hơn bao giờ hết. Mức
tăng trưởng toàn cầu vào năm
2023 sẽ ở mức 2,5% và các
thị trường như Anh và châu
Âu dự báo sẽ suy thoái trong
2 quý tiếp theo. Điều này sẽ
tiếp tục thúc đẩy sự quan tâm
từ các nhà đầu tư nước ngoài
khi Việt Nam đang sở hữu
những cơ hội tăng trưởng như
bây giờ”, ơng Ridley nói.
Kết quả khảo sát Chỉ số
Môi trường kinh doanh (BCI)
quý III/2022 của EuroCham
cũng cho thấy điều tương tự.
Mặc dù BCI quý III đã giảm
xuống cịn 62,2 điểm, nhưng
vẫn có tới 42% lãnh đạo
doanh nghiệp châu Âu được
hỏi cho biết, họ sẽ tăng dòng
vốn FDI vào Việt Nam vào
cuối năm nay. Trong khi đó,
chỉ khoảng 2% người được
hỏi cho biết, họ đã chuyển
một phần đáng kể hoạt động
của mình từ Trung Quốc sang
Việt Nam và điều đó có
nghĩa, dư địa tăng trưởng vẫn
còn lớn.
Một dấu ấn quan trọng của dòng vốn FDI trong 10 tháng qua là vốn tăng thêm rất tích cực, khẳng
định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam. Theo đó, số
lượt dự án điều chỉnh vốn tăng 14,2%, cao hơn mức tăng 13,4% trong 9 tháng. Quy mơ điều chỉnh
vốn bình qn đạt hơn 9,9 triệu USD/lượt điều chỉnh, cao hơn so với con số 9,1 triệu USD/lượt điều
chỉnh của cùng kỳ năm 2021.
Trong 10 tháng qua, có nhiều dự án quy mơ lớn đã tăng vốn đầu tư vào Việt Nam. Điển hình là Dự
án Samsung Electro-mechanics Việt Nam (Thái Nguyên) tăng 2 lần 920 triệu USD và 267 triệu USD;
Dự án Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE tăng trên 841 triệu USD; Dự án Nhà máy Chế tạo điện
tử, phương tiện thiết bị mạng và sản phẩm âm thanh đa phương tiện (tại Bắc Ninh, Nghệ An và Hải
Phòng) tăng lần lượt gần 306 triệu USD, 260 triệu USD và 127 triệu USD…
“Tương lai tươi sáng đang
ở phía trước. Việt Nam mang
lại cơ hội đầu tư lớn cho các
doanh nghiệp châu Âu và
chúng tôi rất vui mừng về
triển vọng của đất nước trong
trung và ngắn hạn”, ơng
Alain Cany nói và cho biết,
Việt Nam chắc chắn sẽ có vị
thế tốt hơn trong 2 hoặc 3
năm tới và sẽ chứng tỏ được
vị thế của mình là một trong
các điểm đến đầu tư và kinh
doanh năng động nhất.
Các đánh giá là tích cực,
Việt Nam đang ngày càng
khẳng định được vị thế của
mình trên thị trường đầu tư
toàn cầu. Song một cách rất
rõ ràng, sự sụt giảm của dòng
vốn FDI đăng ký mới vào
Việt Nam vẫn đáng lo. Nhất
là khi các báo cáo về dịng
đầu tư tồn cầu cho biết, các
chính sách nới lỏng tài chính
và các gói kích thích tại mỗi
quốc gia đang là động lực
thúc đẩy dịng vốn FDI tồn
cầu. Các khoản đầu tư lớn,
trên 1 tỷ USD đang gia tăng.
Đầu tư của một số ngành, như
vận tải, cơng nghệ thơng tin,
dịch vụ tài chính… đang
bùng nổ mạnh mẽ. Việt Nam
thực sự chưa tận dụng được
một cách tốt nhất để đón
dịng vốn đang dịch chuyển.
Theo kết quả khảo sát của
EuroCham, Việt Nam có thể
tăng mức vốn FDI bằng cách
giảm bớt khó khăn về hành
chính (68%), cải thiện cơ sở
hạ tầng (53%), phát triển
năng lực nguồn nhân lực
(39%) và giảm rào cản thị
thực cho các chuyên gia nước
ngoài (39%).
“Khi những trở ngại trên
được giải quyết, Việt Nam sẽ
có vị trí thuận lợi để thu hút
thêm nhiều cơng ty nước
ngồi chuyển địa điểm ra
khỏi Trung Quốc”, báo cáo
của EuroCham nhận định
như vậy.
Liên quan đến vấn đề
này, trong một báo cáo vừa
được gửi tới Quốc hội, Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư Nguyễn Chí Dũng cho
biết, thời gian qua, để thúc
đẩy hợp tác đầu tư nước
ngồi, Chính phủ Việt Nam
đã có một loạt động thái
quan trọng.
Chẳng hạn, ban hành các
quy định về ưu đãi đầu tư đặc
biệt, phê duyệt bộ tiêu chí thu
hút FDI có chọn lọc, thành
lập tổ cơng tác đặc biệt để
tiếp cận, tháo gỡ khó khăn
cho các nhà đầu tư nước
ngoài, đặc biệt là các tập đồn
lớn, có cơng nghệ nguồn,
đứng đầu chuỗi giá trị, chuỗi
cung ứng toàn cầu…
“Thời gian tới, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư sẽ cùng các
bộ, ngành, địa phương tiếp
tục tham mưu, xây dựng kế
hoạch và triển khai hiệu quả
các nhiệm vụ, giải pháp
mang tính đột phá để thu hút
FDI đạt được hiệu quả, bền
vững, trở thành kênh huy
động vốn quan trọng của nền
kinh tế, thúc đẩy đà phục hồi
và phát triển kinh tế - xã hội
trong tình hình mới”, Bộ
trưởng Nguyễn Chí Dũng
nhấn mạnh.n
KINH TẾ - ĐẦU TƯ
THỨ SÁU, 28/10/2022
www.baodautu.vn
5
Ch n ph ng n t i u cho đ ng s t
t c đ cao tr n tr c B c - Nam
l
ANH MINH
Nhiều khả năng sẽ có
những thay đổi rất lớn
về giải pháp kỹ thuật,
tốc độ chạy tàu,
phương án huy động
vốn cho “siêu dự án”
đường sắt tốc độ cao
trên trục Bắc - Nam
nhằm phù hợp hơn
với điều kiện thực tế
của Việt Nam.
NHIỀU HẠN CHẾ TRONG
PHƯƠNG ÁN TỐC ĐỘ 320 KM/H
“Với quy mô đầu tư lên tới
hơn 60 tỷ USD, tác động sâu
rộng tới việc phát triển hành
lang kinh tế Bắc - Nam, các
phương án đầu tư Dự án Đường
sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam phải được nghiên cứu kỹ
lưỡng, có trách nhiệm cao trước
khi trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt”, ông Nguyễn Chí
Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, đồng thời là Chủ tịch
Hội đồng Thẩm định nhà nước
Dự án nhấn mạnh tại Hội thảo
“Kết quả thẩm tra Báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi và đề
xuất giải pháp phù hợp để phát
triển Dự án Đường sắt tốc độ
cao trên trục Bắc - Nam” diễn
ra chiều 26/10.
Hội thảo có sự tham gia của
lãnh đạo các bộ, ngành liên
quan; các địa phương có tuyến
đường sắt tốc độ cao trên trục
Bắc - Nam đi qua và các chuyên
gia độc lập về đường sắt và giao
thơng - vận tải (GTVT). Các
nhóm vấn đề được Bộ trưởng
Nguyễn Chí Dũng “đặt hàng”
các đại biểu tham dự Hội thảo
gồm: dải tốc độ lựa chọn;
phương thức khai thác; hướng
tuyến, khung tiêu chuẩn; các cơ
sở tính tốn tổng mức đầu tư;
phương án huy động vốn…
“Các nhóm vấn đề này sẽ
quyết định không chỉ phương
án đầu tư tuyến đường sắt tốc
độ cao trên trục Bắc - Nam, mà
còn tới định hướng phát triển
ngành đường sắt và ngành cơ
khí chế tạo của Việt Nam trong
50 năm tới”, Bộ trưởng Nguyễn
Chí Dũng nhấn mạnh.
Được biết, nhằm đảm bảo
việc thẩm định Báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi Dự án do Bộ
GTVT đệ trình, Hội đồng
Thẩm định nhà nước đã ký hợp
đồng với liên danh tư vấn Công
ty TNHH Tư vấn và xây dựng
Đại học Giao thông vận tải,
Công ty TNHH Evo mc, Công
ty Ove Arup & Partners Hong
Kong Limited, Công ty cổ phần
Tư vấn xây dựng và thương
mại Hưng Phú (UTCV - EVO ARUP - HP) làm tư vấn thẩm
tra hồ sơ dự án.
Trước đó, tháng 2/2019, Bộ
GTVT đã hồn thiện và trình
Thủ tướng Chính phủ Báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi Dự án.
Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được nghiên cứu trong phạm vi 20 tỉnh/thành phố dọc từ Hà Nội vào TP.HCM
HAI KỊCH BẢN MỚI NHẤT CỦA BỘ GTVT VỀ ĐẦU TƯ TUYẾN ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO TRÊN TRỤC BẮC - NAM
l Kịch bản 1:
Tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện tại (khổ 1.000 mm), được nâng
cấp mở rộng thành khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, đồng thời xây dựng
thêm một đường bên cạnh, khổ 1.435 mm để khai thác toàn tuyến
theo tiêu chuẩn đường đơi, vận tải hành khách và hàng hóa với
năng lực thơng qua 170 tàu/ngày đêm/2 hướng. Kịch bản này có ưu
điểm là chi phí đầu tư khoảng 42 tỷ USD, tận dụng một phần hạ
tầng hiện hữu.
Song do tuyến đường sắt hiện tại có tiêu chuẩn kỹ thuật rất
thấp (phần lớn chưa được vào cấp kỹ thuật), nên việc nâng cấp mở
rộng thành khổ tiêu chuẩn sẽ khó khăn, mức độ tận dụng là không
cao; không tạo động lực thúc đẩy q trình đơ thị hóa, tạo thêm
khơng gian phát triển mới, thêm nguồn lực từ quỹ đất, góp phần
chuyển dịch mơ hình, cơ cấu tăng trưởng các địa phương liên quan.
l Kịch bản 2: (Bộ GTVT đề xuất lựa chọn)
Xây dựng đường sắt đôi khổ 1.435 mm để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc
độ khai thác tối đa khoảng 180 km/h - 225 km/h, chi phí đầu tư khoảng 64,8
tỷ USD. Sau khi hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, căn cứ
tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước sẽ nghiên cứu đề xuất công năng
tuyến đường sắt hiện hữu.
Bộ GTVT dự kiến phương án phân kỳ đầu tư như sau:
- Giai đoạn 2025-2032 đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác đoạn TP.HCM - Nha
Trang (kết nối với sân bay Long Thành). Sau khi đầu tư giai đoạn I, sẽ tổng kết
đánh giá, hồn thiện cơng nghệ xây dựng, quản lý khai thác để rút kinh
nghiệm, rút ngắn thời gian triển khai giai đoạn tiếp theo.
- Giai đoạn 2030 - 2035 đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác đoạn Hà Nội - Vinh.
- Giai đoạn 2035-2045 đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác đoạn Vinh Nha Trang.
DẢI TỐC ĐỘ THIẾT KẾ
80
150
km/h
200
km/h
ĐƯỜNG SẮT
THƯỜNG
km/h
ĐƯỜNG SẮT
CẬN TỐC ĐỘ CAO
250
km/h
300
ĐƯỜNG SẮT
TỐC ĐỘ CAO
450
km/h
ĐƯỜNG SẮT
TỐC ĐỘ RẤT CAO
(Trên tốc độ cao)
27
quốc gia trên thế giới
đang vận hành
khai thác
đường sắt tốc độ cao
Có 4 nước:
Trung Quốc,
Nhật Bản,
Thổ Nhĩ Kỳ, Lào
Có 18 nước gồm:
Trung Quốc,
Nhật Bản, Đức,
Pháp, Nga, Mỹ…
< 200 km/h
Theo đề xuất, tuyến đường sắt
này được nghiên cứu trong
phạm vi 20 tỉnh/thành phố từ
Hà Nội vào TP.HCM. Dự án dự
kiến phương án tổ chức chạy
tàu với tốc độ lớn nhất là 320
km/h. Trên tuyến sẽ tổ chức các
đoàn tàu thuộc các khu đoạn:
Ngọc Hồi - Vinh, Ngọc Hồi Đà Nẵng, Ngọc Hồi - Nha
Trang, Thủ Thiêm - Nha Trang,
Thủ Thiêm - Đà Nẵng, Ngọc
Hồi - Thủ Thiêm (tàu suốt Bắc Nam). Dự kiến tổng mức đầu tư
của Dự án là 1.334.233 tỷ đồng
(58,71 tỷ USD).
Tuy nhiên, trong Báo cáo
kết quả thẩm tra, liên danh
UTCV - EVO - ARUP - HP
đánh giá, tư vấn lập Báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi đã lựa
chọn cấp tốc độ thiết kế và khai
thác chưa phù hợp, do hầu hết
các nước phát triển đường sắt
tốc độ cao vận hành với vận tốc
trên 300 km/h với tàu khách
đều là những nước đã làm chủ
về công nghệ. Khi đầu tư phát
triển đường sắt tốc độ cao, các
quốc gia đều có mạng lưới
đường sắt vận tải hàng hóa
hồn chỉnh và có GDP cao hơn
nhiều lần so với Việt Nam.
“Trong khi đó, ngành đường
sắt của Việt Nam đang rất lạc
hậu cả về công nghệ và dịch vụ
vận tải. Với cấp tốc độ thiết kế/
khai thác đề xuất 350 km/h/320
km/h chỉ khai thác với tàu
khách, sẽ không đủ nguồn thu
để đảm bảo Dự án có hiệu quả
về tài chính”, đại diện tư vấn
1.000
km/h
200 - 300 km/h
km/h
TÀU SIÊU TỐC
(Tàu đệm từ trường
và Hyper loop)
Có 5 nước (là các quốc gia làm
chủ cơng nghệ đường sắt tốc
độ cao: Đức, Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp
> 300 km/h
thẩm tra nhấn mạnh.
Liên danh UTCV - EVO ARUP - HP còn cho rằng,
phương án đề xuất trong Báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi
chưa đáp ứng được yêu cầu cấp
thiết cho nền kinh tế Việt Nam
hiện nay là liên kết vùng để
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
giảm chi phí vận tải hàng hóa.
Đặc biệt, các số liệu tính
tốn cho Dự án chưa sát thực về
khối lượng, suất đầu tư để tính
tốn tổng mức đầu tư, hiệu quả
tài chính, hiệu quả kinh tế xã
hội. Cụ thể, Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi đề xuất tổng mức
đầu tư là 58,711 tỷ USD. Kết
quả thẩm tra được tính tốn đầy
đủ về khối lượng, suất đầu tư,
tổng mức đầu tư phù hợp là
ĐỒ HỌA: ĐAN NGUYỄN
64,609 tỷ USD (tăng 10,05%).
GIẢM ÁP LỰC VAY ODA
Một điểm hạn chế nữa trong
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
Dự án được tư vấn thẩm tra đưa
ra là các giải pháp huy động vốn
được tư vấn lập dự án đề xuất
không khả thi, nếu huy động
80% vốn bằng việc sử dụng vốn
ngân sách, vốn vay ODA hoặc
vay ưu đãi từ các tổ chức tài
chính, 20% vốn từ doanh
nghiệp tư nhân (12 tỷ USD).
Tư vấn thẩm tra cho biết,
hiện trên thế giới chưa có dự án
PPP nào đầu tư vào lĩnh vực
đường sắt có nguồn vốn tư
nhân trên 10 tỷ USD, nên
phương án phân bổ 20% vốn
PPP là không khả thi.
Thời gian thực hiện Dự án
theo Báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi là quá dài, trên 25 năm
(đến năm 2030 dự kiến khai
thác đoạn tuyến Ngọc Hồi Vinh, Thủ Thiêm - Nha Trang;
đến năm 2050 mới hoàn thành
tuyến) sẽ dẫn đến rủi ro về tăng
chi phí, bỏ lỡ cơ hội phát triển
cho Việt Nam, khơng hiện thực
hóa mục tiêu của Đại hội Đảng
lần thứ XIII phấn đấu đưa Việt
Nam trở thành nước phát triển
có thu nhập cao vào năm 2045.
Trong báo cáo thẩm tra, liên
danh UTCV - EVO - ARUP HP kiến nghị lựa chọn cấp tốc
độ thiết kế 250 km/h và tốc độ
khai thác 225 km/h để khai thác
hỗn hợp tàu khách và tàu hàng.
“Cấp tốc độ này cho phép vận
hành hỗn hợp tàu khách và tàu
hàng, mở ra cơ hội các doanh
nghiệp trong nước có thể tiếp
cận làm chủ công nghệ đường
sắt tốc độ cao”, đại diện liên
danh tư vấn đề xuất.
Điều đáng nói, dải tốc độ
này cũng trùng hợp đề xuất về
kịch bản phát triển đường sắt
tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
vừa được Bộ GTVT gửi Bộ Kế
hoạch và Đầu tư.
Với phương án này, tư vấn
thẩm tra tính tốn, khái tốn
tổng mức đầu tư Dự án là 61,67
tỷ USD, trong đó dự kiến huy
động từ đấu giá bất động sản tại
50 khu đô thị nhà ga có quy mơ
200 - 500 ha/khu (theo mơ hình
TOD) là 38,946 tỷ USD, chiếm
63,15% tổng mức đầu tư.
Sau khi hồn thành cơng tác
chuẩn bị đầu tư (2023- 2025),
Dự án sẽ được triển khai xây
dựng từ năm 2025 đến 2031
với giai đoạn I tiến hành giải
phóng mặt bằng tồn dự án và
50 khu đơ thị nhà ga; xây dựng
đoạn tuyến Thủ Thiêm - Nha
Trang dài 361 km. Đây là nhịp
cần thiết để tổng kết đánh giá,
hồn thiện cơng nghệ, quản lý
Dự án để bước sang giai đoạn
II (2031 - 2038).
Theo GS-TS. Tống Trần
Tùng, Phó chủ tịch Hội Khoa
học kỹ thuật cầu đường Việt
Nam, phương án mà tư vấn
thẩm tra đề xuất có tính khả thi
cao, phù hợp điều kiện thực tế
của Việt Nam hiện nay. Đây
cũng là định hướng vừa được
Ban Cán sự Đảng Chính phủ
chỉ đạo là xây dựng đường sắt
tốc độ cao Bắc - Nam, đường
đôi khổ 1.435 mm để vận tải
hành khách và hàng hóa, tốc độ
thiết kế 200 - 250 km/h, tốc độ
khai thác khoảng 200 km/h.
Song ông Tùng cho rằng,
chưa nên chốt tốc độ 200-250
km/h, mà cần tiếp tục nghiên
cứu, so sánh để tìm ra dải tốc độ
phù hợp nhất. “Tơi đánh giá
cao việc tư vấn thẩm tra đề xuất
phương án huy động vốn từ
TOD để giảm áp lực vay vốn
ODA, tạo sự độc lập tương đối
trong lựa chọn công nghệ cho
đường sắt tốc độ cao trên trục
Bắc - Nam”, ơng Tùng nói.n
6
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
www.baodautu.vn
THỨ SÁU, 28/10/2022
Tasco l n m nh sang b t đ ng s n
l
DUY BẮC
Bằng việc góp thêm
vốn vào Tasco Land,
Tasco đang cho thấy
động thái đẩy mạnh
chuyển dịch sang lĩnh
vực bất động sản
thông qua việc hợp
nhất NVT Holdings và
SVC Holdings.
“GAME ĐỔI CHỦ” SANG NHĨM
DNP HOLDING
Cơng ty cổ phần Tasco (mã
HUT) được biết đến là “ông
trùm BOT” khi đầu tư và vận
hành hàng loạt dự án hạ tầng
trong cả nước. Tuy nhiên, kể từ
Đại hội đồng cổ đông năm
2022 diễn ra ngày 29/4/2022,
Cơng ty bắt đầu có sự thay đổi
lớn về chiến lược và định
hướng phát triển giai đoạn
2022-2027 với 3 lĩnh vực trọng
tâm gồm cơ sở hạ tầng - dịch vụ
ô tô, bất động sản, bảo hiểm.
Đối với mảng ơ tơ, Tasco dự
kiến mảng kinh doanh này
đóng góp 60-70% kế hoạch
kinh doanh. Với lĩnh vực bất
động sản, Công ty đã thành lập
Tasco Land và đầu tư vào Công
ty cổ phần Bất động sản du lịch
Ninh Vân Bay - đơn vị đang sở
hữu Six Senses Ninh Van Bay
và Khu biệt thự Pháp cổ Ana
Mandara Đà Lạt. Đối với mảng
bảo hiểm, Tasco đang trong giai
đoạn đàm phán mua lại công ty
bảo hiểm.
Thực tế, trong hơn 2 năm
trở lại đây, cơ cấu lãnh đạo của
Tasco có dấu hiệu thay đổi khi
nhóm lãnh đạo mới liên quan
tới Cơng ty cổ phần DNP
Holding liên tục tăng sự hiện
diện. Cụ thể, tháng 6/2021,
Tasco thông qua kế hoạch tăng
số thành viên HĐQT từ 5 lên 7
thành viên, đồng thời bầu bổ
sung ông Nguyễn Danh Hiếu
và ông Nguyễn Huy Tuấn
vào HĐQT.
Tháng 10/2021, Tasco tiếp
tục bầu ơng Hồ Việt Hà vào
HĐQT. Ơng Hiếu có nhiều mối
liên hệ khi là Phó tổng giám đốc
Cơng ty cổ phần Đầu tư ngành
nước DNP (DNP Water - công
ty con của DNP Holding), ơng
Hà cũng từng là Phó chủ tịch
HĐQT DNP Water.
Đặc biệt, trong Đại hội cổ
đông thường niên năm 2022,
Tasco đã bầu ơng Vũ Đình Bộ
(đang là Chủ tịch HĐQT tại
DNP Holding) làm Chủ tịch
HĐQT. Như vậy, sau kiện
toàn bộ máy, ơng Vũ Đình Bộ
giữ chức Chủ tịch HĐQT, ơng
Hồ Việt Hà giữ chức Tổng
giám đốc tại Tasco. Đây đều
là các thành viên liên quan tới
DNP Holding.
Sau khi thay đổi lãnh đạo
chủ chốt và định hướng lại kế
hoạch phát triển, Tasco công bố
tham vọng tới năm 2024, doanh
thu sẽ là 48.600 tỷ đồng và lãi
ròng 1.350 tỷ đồng. Như vậy,
ước tính lợi nhuận năm 2024 sẽ
tăng 29,68 lần so với năm 2021.
TÀI SẢN LIÊN QUAN DNP
HOLDING ĐƯỢC “BƠM”
VÀO TASCO
Tasco dự kiến góp thêm
100 tỷ đồng vào Tasco Land
(cơng ty con do Tasco sở hữu
100% vốn điều lệ), để Tasco
Land nâng vốn điều lệ lên 200
tỷ đồng, nhằm thực hiện đầu tư
tại Công ty TNHH NVT Holdings. Đồng thời, Tasco cử
Tổng giám đốc Hồ Việt Hà là
người đại diện phần vốn góp
tại Tasco Land.
Tính tới ngày 8/8/2022,
NVT Holdings sở hữu 94,2%
vốn điều lệ tại Công ty cổ phần
Du lịch Bất động sản Ninh Vân
Bay (mã NVT). Trong đó,
nhiều thành viên lãnh đạo Ninh
Vân Bay có liên quan tới DNP
Holding. Được biết, Tasco
Land được thành lập từ tháng
3/2022 nhằm đầu tư vào NVT
Holdings, qua đó sở hữu Ninh
Vân Bay.
Dù được giới thiệu là doanh
nghiệp sở hữu và vận hành
khách sạn có tiếng tại Đà Lạt,
nhưng kết quả kinh doanh của
Ninh Vân Bay nhiều năm gặp
khó. Trong 6 tháng đầu năm
2022, Cơng ty tiếp tục ghi nhận
lỗ thêm 5,79 tỷ đồng (cùng kỳ
năm 2021 lỗ 13,41 tỷ đồng).
Nếu hợp nhất thành công đơn
vị này vào Tasco (thơng qua
BÀI TỐN KHỐI NỢ 5.027 TỶ ĐỒNG
Việc sử dụng nợ vay tài trợ cho hoạt động đầu tư dự án đã dẫn tới việc
Tasco có tổng nợ lên tới 5.027 tỷ đồng tính đến ngày 30/6/2022,
chiếm 44,6% tổng nguồn vốn, trong đó có tới 4.696,8 tỷ đồng là nợ
vay dài hạn.
Tasco có thuyết minh các khoản vay dài hạn tại ngân hàng để thực
hiện các dự án BOT, thời gian vay từ 60 đến 180 tháng, lãi suất cho vay
thả nổi tại thời điểm giải ngân với mức lãi suất theo thông báo của
ngân hàng và điều chỉnh 3 tháng/lần chi tiết theo các khoản giải
ngân. Với việc lãi suất tiếp tục xu hướng tăng cao hơn nữa ít nhất cho
tới khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngừng tăng lãi suất, dư nợ 5.027
tỷ đồng này có thể tiếp tục tăng áp lực chi phí tài chính trong các kỳ
báo cáo sắp tới.
việc góp vốn vào Tasco Land),
Tasco sẽ phải xử lý khoản mục
lỗ lũy kế tính tới ngày
30/6/2022 lên tới 710,5 tỷ đồng
tại Ninh Vân Bay.
ĐẨY MẠNH LẤN SANG
LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN
Theo kế hoạch, Tasco dự
kiến sở hữu 100% vốn điều lệ
tại Công ty cổ phần SVC
Holdings - đơn vị sở hữu
53,68% vốn điều lệ tại Công ty
cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài
Gịn (Savico, mã SVC), thời
điểm hồn thành đầu tư là
tháng 8/2022. Tuy nhiên, tính
tới cuối tháng 10/2022, kế
hoạch hợp nhất vẫn chưa được
triển khai.
Savico được giới thiệu là
doanh nghiệp sở hữu nhiều bất
động sản có vị trí đắc địa tại
TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng…
Ngồi ra, SVC Holdings sở hữu
Cơng ty cổ phần Savico Hà
Nội, chủ đầu tư Dự án Trung
tâm Savico Megamall với quy
mô 4,6 ha tại số 7-9 Nguyễn
Văn Linh, Long Biên, Hà Nội.
Được biết, Savico là một
trong số ít doanh nghiệp mục
tiêu thâu tóm của Tasco có kết
quả kinh doanh ổn định.
Trong đó, giai đoạn từ năm
2017 đến năm 2021, đơn vị
này ghi nhận lợi nhuận trung
bình 222 tỷ đồng/năm; 6
tháng đầu năm 2022 ghi nhận
lãi 257,52 tỷ đồng, tăng
82,4% so với cùng kỳ.
Với việc chậm triển khai kế
hoạch hợp nhất các thành viên
mới có hoạt động kinh doanh
tốt như Savico, hoạt động kinh
doanh cốt lõi của Tasco vẫn
chưa có dấu hiệu cải thiện,
Cơng ty chỉ thốt lỗ nhờ hoạt
động tài chính.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm
2022, hoạt động kinh doanh cốt
lõi (lợi nhuận gộp - chi phí tài
chính - chi phí bán hàng và
quản lý doanh nghiệp) tiếp tục
ghi nhận lỗ 36,33 tỷ đồng (cùng
kỳ năm 2021 lỗ 75 tỷ đồng).
Cơng ty chỉ thốt lỗ nhờ ghi
nhận doanh thu tài chính tăng
27,15 lần so với cùng kỳ, tương
ứng tăng thêm 143,91 tỷ đồng,
lên 152,74 tỷ đồng.
Nếu nhìn rộng ra từ năm
2018 tới năm 2021, Tasco liên
tục ghi nhận lỗ hoạt động kinh
doanh cốt lõi. Trong đó, năm
2018 ghi nhận lỗ 11 tỷ đồng,
năm 2019 ghi nhận lỗ 42,1 tỷ
đồng, năm 2020 ghi nhận lỗ
301,7 tỷ đồng và năm 2021 ghi
nhận lỗ 194,3 tỷ đồng.
Được biết, trong năm 2022,
Tasco đặt kế hoạch doanh thu
11.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau
thuế 250 tỷ đồng. Như vậy,
trong 6 tháng đầu năm, với lợi
nhuận đạt 101,91 tỷ đồng,
Tasco mới hoàn thành 40,8%
kế hoạch lợi nhuận năm.n
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
THỨ SÁU, 28/10/2022
www.baodautu.vn
7
L i su t v t t ng, doanh nghi p
mong ng n h ng chia s
l
HÀ TÂM
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cần đẩy nhanh tốc
độ triển khai gói hỗ trợ phục hồi kinh tế 350.000 tỷ đồng.
Cũng cần khai thông thị trường vốn theo hướng công khai
minh bạch để tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân,
doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng ta đang nỗ lực chống lạm
phát, nhưng cũng cần phải duy trì lãi suất và tỷ giá phù hợp
để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi.
- TS. Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban
Giám sát tài chính quốc gia
Trong bối cảnh mặt
bằng lãi suất cho vay
liên tục tăng, nhiều
chuyên gia cho rằng,
đây là lúc ngành ngân
hàng nên có sự chia sẻ
với doanh nghiệp,
nếu khơng vịng xốy
nợ xấu, khủng hoảng
sẽ lặp lại.
CHĨNG MẶT VÌ LÃI SUẤT
HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY
LIÊN TỤC NHẢY MÚA
Đầu tuần này, Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) chính thức
tăng một loạt lãi suất điều hành,
trong đó trần lãi suất huy động
và cho vay đều tăng thêm 1%.
Động thái này đã được dự báo
trước, khi tỷ giá liên tục tăng
nóng trước thềm Cục Dự trữ
Liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị
tăng lãi suất.
TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên
gia kinh tế cho rằng, việc
NHNN tăng lãi suất là không
thể tránh khỏi trong bối cảnh tỷ
giá bị sức ép nặng nề. Nâng lãi
suất có nghĩa là tăng sức mạnh
đồng tiền, chống tỷ giá rơi sâu
thêm nữa. Tỷ giá là phòng
tuyến quan trọng giúp ngăn
ngừa nhập khẩu lạm phát. Một
khi tiền đồng mất giá sâu, lạm
phát nhập khẩu sẽ tăng mạnh.
Theo TS. Võ Trí Thành,
thành viên Hội đồng Tư vấn
chính sách tài chính, tiền tệ
quốc gia, việc tăng lãi suất điều
Trong giai đoạn này, rất cần sự chia sẻ lẫn nhau giữa ngân hàng, doanh nghiệp và cả người dân
hành liên tiếp cho thấy phản
ứng nhanh nhạy của NHNN
trước diễn biến của thị trường
ngoại hối. “Về nguyên tắc, lãi
suất VND phải hấp dẫn hơn
nhiều so với USD thì mới giảm
được sự mất giá tiền đồng. Việc
NHNN nâng lãi suất điều hành
là để bảo vệ đồng nội tệ, tránh
VND mất giá sâu hơn nữa so
với USD”, TS. Thành lý giải.
Mặc dù là điều khó tránh
trong nỗ lực chống lạm phát
của NHNN, song việc tăng lãi
suất khiến doanh nghiệp bất an.
Ơng Nguyễn Văn Hồng, Giám
đốc Công ty Xây dựng Việt
Thủy (Hà Nội) cho hay, từ đầu
năm đến nay, phía ngân hàng đã
2 lần thơng báo tăng lãi suất
cho vay. Với tình hình khó khăn
về cả đơn hàng lẫn chi phí tăng
hiện nay, dự báo nhiều doanh
nghiệp sẽ lựa chọn “ngủ đơng”
thay vì sản xuất - kinh doanh.
Theo khảo sát của Báo Đầu
tư, nửa đầu tháng 9/2022, lãi
suất cho vay bình quân với
doanh nghiệp chỉ khoảng 910%/năm, hiện đã nâng lên 1112%/năm. Với cho vay cá
nhân, lãi suất phổ biến đang là
13-14%/năm. Tuy nhiên, đây
chỉ là “lãi suất bề nổi”, nhiều
doanh nghiệp và người dân
phản ánh, để được giải ngân, họ
phải chi thêm 2-3% “lãi ngoài”.
DOANH NGHIỆP CẦN
SỰ CHIA SẺ CỦA NGÂN HÀNG
Trước những tác động tiêu
cực của tỷ giá và lãi suất tới
doanh nghiệp, nhiều chuyên gia
kinh tế cho rằng, cần cảnh giác
ẢNH: ĐỨC THANH
với nợ xấu, đồng thời nhanh
chóng triển khai các giải pháp
hỗ trợ doanh nghiệp.
TS. Trương Văn Phước,
nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban
Giám sát tài chính quốc gia dẫn
chứng, giai đoạn 2008 - 2009,
toàn nền kinh tế đã phải trả giá
khi lãi suất cho vay tăng cao
kéo theo nợ xấu ngân hàng tăng
đột biến giai đoạn năm 2012 và
những năm sau đó. Vì vậy, giai
đoạn hiện nay, các ngân hàng
nên chia sẻ một phần lợi nhuận
để giữ mặt bằng lãi suất cho
vay không bị tăng quá nhiều.
Hiện khối ngân hàng TMCP
quốc doanh vẫn cố ghìm giữ
mặt bằng lãi suất cho vay
khơng tăng quá lớn. Bà Phùng
Thị Hải Yến, Phó tổng giám
đốc Vietcombank cho biết, Vi-
etcombank đang cố gắng giữ lãi
suất huy động thấp hơn thị
trường mà vẫn đảm bảo cạnh
tranh được với các ngân hàng
khác. Ngân hàng này cũng đặt
mục tiêu kiểm sốt và bình ổn
lãi suất cho vay.
“Vietcombank đã triển khai
một loạt giải pháp nhằm bình
ổn lãi suất cho vay cho khách
hàng. Để hỗ trợ khách hàng,
sắp tới, ngân hàng triển khai gói
ưu đãi lãi suất, trong đó giảm
trực tiếp lãi suất cho cả các
khoản vay hiện hữu và khoản
vay mới”, bà Yến khẳng định.
Theo báo cáo tài chính quý
III/2022 mà một loạt ngân hàng
vừa công bố, chênh lệch lãi suất
huy động/cho vay (NIM) của
các ngân hàng vẫn khá cao,
xoay quanh 4%. Nói cách khác,
dư địa để các ngân hàng ghìm
giữ mặt bằng lãi suất cho vay
vẫn cịn. Nếu lãi suất cho vay
tăng mạnh đồng nghĩa nợ xấu
tăng nhanh, thì việc xử lý khi
đó có nguy cơ nằm ngồi vịng
kiểm soát của các ngân hàng.
Tất nhiên, bên cạnh sự chia
sẻ của các ngân hàng, giới
chuyên gia cho rằng, rất cần sự
vào cuộc mạnh hơn của chính
sách tài khóa, khi dư địa chính
sách tiền tệ hầu như khơng cịn.
Giải ngân đầu tư cơng, chương
trình phục hồi kinh tế... vẫn cịn
triển khai khá chậm.
Ngồi ra, khó khăn lớn nhất
hiện nay của doanh nghiệp
khơng phải là lãi suất, mà là
chuyện đứt gãy dịng tiền, khi
các kênh huy động vốn chủ chốt
như ngân hàng, trái phiếu, cổ
phiếu đều gặp khó khăn. Nếu
tình trạng này kéo dài, thì nguy
cơ vỡ nợ lan truyền sẽ xảy ra. Vì
vậy, để dịng tiền thơng suốt trở
lại, doanh nghiệp kỳ vọng,
Chính phủ sẽ có các thơng điệp
mạnh mẽ hơn giúp thị trường
phục hồi, đặc biệt là thị trường
trái phiếu doanh nghiệp và thị
trường chứng khoán.
TS. Lê Xuân Nghĩa cho
rằng, Chính phủ nên cân nhắc
lại lộ trình áp dụng Nghị định
65/2022/NĐ-CP về phát hành
trái phiếu riêng lẻ để doanh
nghiệp phát hành có thể giảm
bớt áp lực trong ngắn hạn. Bên
cạnh đó, NHNN có thể nới nhẹ
room tín dụng thêm 1-2%. Việc
“truyền máu” này tuy khơng
nhiều, song có thể làm thị
trường ấm nóng trở lại.n
L i nhu n ng n h ng t ng nh cho vay nh l
Kết quả kinh doanh quý III/2022 được các nhà
băng công bố cho thấy, lợi nhuận vẫn tăng
trưởng mạnh nhờ chiến lược phát triển tín dụng
nhỏ lẻ khi hạn mức cho vay dần hạn chế.
Mảng bán lẻ một lần nữa khẳng
định vị thế trụ cột tại VPBank
trong quý III/2022, khi quy mô
và tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng bán
lẻ (gồm cho vay khách hàng cá
nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa
và FE Credit) đóng góp gần
70% tổng dư nợ tín dụng của
Ngân hàng, với tăng trưởng đạt
khoảng 20%. Dư nợ tín dụng
hợp nhất trong quý này của VPBank đạt 443.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, dư nợ bán lẻ
của VIB vượt 200.000 tỷ đồng,
có quy mơ thuộc nhóm hàng
đầu trong khối ngân hàng tư
nhân. Đến hết quý III/2022, chi
tiêu trên thẻ của VIB đóng góp
trên 35% tổng mức chi tiêu thẻ
Master tại Việt Nam. Đồng
thời, nhờ đẩy mạnh chuyển đổi
số, nên 9 tháng đầu năm 2022,
VIB ghi nhận tăng trưởng giao
dịch ngân hàng số hơn 100% so
năm 2021 và đạt tỷ lệ 93% giao
dịch qua kênh số.
Bên cạnh mảng bán lẻ, thu
nhập từ dịch vụ của các nhà
băng tăng. TPBank công bố, 9
tháng đầu năm nay, mảng dịch
vụ đạt mức tăng trưởng hơn
78% so với cùng kỳ, mang lại
nguồn thu 1.876 tỷ đồng. Lợi
nhuận trước thuế của TPBank
đạt 5.926 tỷ đồng, tăng 1.532 tỷ
đồng, tương ứng tăng 35% so
với cùng kỳ năm ngối và hồn
thành 72% kế hoạch cả năm...
Bà Nguyễn Đức Thạch
Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho hay, tỷ trọng thu
ngoài lãi 9 tháng đầu năm nay
đóng góp 39,4% tổng nguồn
thu của Ngân hàng. Phần lớn
nhờ công tác chuyển đổi số
được đẩy mạnh, từ đó đóng góp
tích cực vào hiệu quả tài chính
của Sacombank.
Theo ông Jens Lottner, Tổng
giám đốc Techcombank, 9
tháng đầu năm, Techcombank
đạt lợi nhuận trước thuế 20.800
tỷ đồng, tăng 21,8% so với
cùng kỳ năm trước là do kết
quả kinh doanh tốt ở các lĩnh
vực trọng tâm, đồng thời đẩy
mạnh cho vay nhỏ lẻ, phân tán.
Danh mục tín dụng của Ngân
hàng tiếp tục được chuyển dịch
từ cho vay doanh nghiệp lớn
sang cho vay cá nhân, giảm rủi
ro danh mục và tăng hiệu quả
sử dụng vốn.
Cụ thể, dư nợ cho vay khách
hàng cá nhân tăng 61,2% so với
cùng kỳ năm ngoái, đạt 222.400
tỷ đồng, chiếm 49,0% danh
mục tín dụng của Techcombank
(tăng từ mức 36,4% cùng kỳ
năm 2021); dư nợ cho vay
khách hàng doanh nghiệp nhỏ
và vừa tăng 22,7% so với cuối
quý III/2021, đạt 70.700 tỷ
đồng. Trong khi đó, tổng dư nợ
tín dụng cho khách hàng doanh
nghiệp lớn giảm 12,5%, đạt
161.000 tỷ đồng, chiếm 35,5%
dư nợ tín dụng tồn Ngân hàng
(giảm đáng kể so với mức
48,5% tại quý III/2021).
Danh mục tín dụng ACB
cũng tập trung vào mảng bán lẻ
với tỷ lệ lên đến 94%. Vì thế,
ACB tiếp tục là ngân hàng có
tình hình hoạt động kinh doanh
khả thi khi đến hết quý
III/2022, lợi nhuận trước thuế
hợp nhất đạt 13.500 tỷ đồng,
hoàn thành hơn 90% kế hoạch
năm. Đây cũng là nhà băng có
tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu nằm trong top dẫn đầu
thị trường, lên trên mức 27%.
Theo ông Từ Tiến Phát,
Tổng giám đốc ACB, danh mục
kinh doanh của Ngân hàng khá
đặc thù, trong đó mảng cá nhân
chiếm 63%, doanh nghiệp nhỏ
và vừa chiếm 31% trong tổng
bán lẻ. Với bất động sản, tỷ lệ
cho vay ở mức thấp, chiếm
4,9%. Mảng khách hàng cá
nhân có 1/3 là hỗ trợ khách
hàng vay đáp ứng nhu cầu
kinh doanh.n
VÂN LINH
ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC
THỨ SÁU, 28/10/2022
CHUYỂN ĐỘNG
THỊ TRƯỜNG
l
VIỆT DŨNG
Thị trường khó khăn,
để duy trì hoạt động,
khơng ít doanh
nghiệp bất động sản
buộc phải hạ mức
tăng trưởng kỳ vọng,
tập trung xử lý hàng
tồn, cấu trúc lại nợ và
danh mục đầu tư.
S ng l c kh c li t tr n
th tr ng b t đ ng s n
việc cắt giảm nhân sự thì
mới có thể tiếp tục duy trì
hoạt động”, anh Tú than thở.
THAY ĐỔI KẾ HOẠCH
KINH DOANH
CẮT GIẢM NHÂN SỰ
Dù không công khai,
nhưng việc cắt giảm nhân sự
tại các doanh nghiệp bất
động sản đang diễn ra đồng
loạt, từ doanh nghiệp có quy
mơ vừa hoặc nhỏ, đến các
tập đồn, doanh nghiệp có
quy mơ lớn. Ngun do vì
hoạt động bán hàng trong
thời gian gần đây đình trệ,
các chủ doanh nghiệp buộc
lịng phải cắt giảm nhân sự
để duy trì hoạt động.
Là một trong số những
người bị cắt giảm trong đợt
vừa rồi, chị Trần Thị Thanh,
mơi giới bất động sản tại
TP.HCM cho biết, chỉ trong
vịng 6 tháng gần đây, công
ty chị đã cắt giảm nhiều nhân
sự, trong đợt tháng 9 mới
đây thì chị cũng thuộc số đó.
“Khoảng 30% nhân sự ở
văn phịng tơi thuộc diện cắt
giảm, đa phần đều là những
người mới vào nghề. Những
người ở lại, phần lớn đã có
kinh nghiệm nhiều năm, có
lượng khách hàng thân thiết
nên thi thoảng vẫn có giao
dịch thì được giữ lại, nhưng
cũng không biết sẽ tồn tại
được bao lâu”, chị Thanh nói.
Tương tự, anh Vũ Nhật
Quang, nhân viên môi giới
Thị trường trầm lắng, nhiều dự án phải tạm dừng xây dựng vì thiếu vốn
của một doanh nghiệp lớn tại
tỉnh Bình Dương cho biết,
mới đây, Ban lãnh đạo cơng
ty đã thơng báo về quyết
định cắt giảm nhân sự vì việc
kinh doanh gặp khó khăn.
Theo đó, cơng ty đưa ra 3
“option” để cho các nhân
viên tự lựa chọn.
Một là sẽ ở lại công ty
làm việc, nhưng không nhận
lương, công ty sẽ đóng bảo
hiểm xã hội 100%.
Hai là nghỉ việc hẳn, cơng
ty hướng dẫn nhận trợ cấp
thất nghiệp. Nếu muốn thì
người lao động vẫn có thể ở
lại hỗ trợ cơng ty.
Ba là nghỉ việc hẳn, công
ty hướng dẫn nhận trợ cấp
thất nghiệp, khi cơng ty hoạt
động bình thường sẽ ưu tiên
mời về làm việc nếu đồng ý.
“Dù rất muốn đồng hành
và hỗ trợ công ty, nhưng tôi
vẫn phải lựa chọn phương án
nghỉ hẳn, nhận trợ cấp thất
nghiệp rồi chuyển sang làm
việc khác. Khơng thể ở lại làm
việc khơng nhận lương được
vì cịn vướng bận gia đình,
con cái”, anh Quang nói.
Là một doanh nghiệp bất
động sản có quy mơ nhỏ tại
TP.HCM, nhưng đợt vừa rồi,
“
ẢNH: LÊ TỒN
cơng ty của anh Đinh Văn
Tú cũng phải cắt giảm nhân
sự, chủ yếu là nhân viên kinh
doanh. Theo anh Tú, ngay cả
khi khơng có doanh thu thì
doanh nghiệp vẫn phải trả
lương cho nhân viên, thanh
tốn tiền điện, nước, hợp
đồng thi cơng, rồi chi phí
đảm bảo vận hành các khu
đơ thị đã có người dân vào
ở… “Chính vì vậy các doanh
nghiệp phải tính tốn đến
Thị trường bất động sản đang gặp nhiều
khó khăn, nhưng cũng là cơ hội để
ngành địa ốc có sự thanh lọc mạnh mẽ
theo hướng phát triển bền vững và lành
mạnh hơn.
Việc cắt giảm nhân sự chỉ
là biện pháp “cực chẳng đã”
của các doanh nghiệp trong
thời điểm hiện nay. Biện
pháp này mang tính ứng phó
trong ngắn hạn, cịn trong
dài hạn, các doanh nghiệp đã
chủ động thay đổi kế hoạch
kinh doanh đã đặt ra trước
đó để phù hợp với tình hình
hiện tại.
Đơn cử, tại Cơng ty cổ
phần Quốc Cường Gia Lai,
một doanh nghiệp có tiềm
lực mạnh, nhưng cũng buộc
phải giảm chỉ tiêu tăng
trưởng đã đề ra, cho thấy sự
thanh lọc của thị trường bất
động sản đang ở mức độ vơ
cùng khốc liệt. Theo đó, từ
giữa năm 2022, Ban lãnh
đạo Công ty đã chọn phương
án đầu tư chậm, chờ các
chính sách mới, tạo thuận lợi
hơn trong hoạt động kinh
doanh thì mới quyết định mở
rộng đầu tư.
Đồng thời, Quốc Cường
Gia Lai cũng dự kiến cắt
giảm chi phí để vượt khó.
“Hiện tất cả dự án đều bị
‘đứng’ pháp lý, khơng đủ
điều kiện bán hàng, viễn
cảnh tắc nghẽn dịng tiền, áp
lực thiếu vốn đang đè nặng
thị trường khiến doanh
nghiệp phải thận trọng trong
kế hoạch kinh doanh”, bà
Nguyễn Thị Như Loan, Tổng
giám đốc Quốc Cường Gia
Doanh nghi p đ a c t nh chuy n li n k t c ng v
Thay vì “đơn thương độc mã” chiến đấu như
trước, các doanh nghiệp trong ngành địa ốc
đang tích cực bắt tay để cùng triển khai dự án.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là
kết thúc năm 2022, đây cũng
được xem là khoảng thời gian
vàng trong “mùa thu hoạch”
của các doanh nghiệp địa ốc.
Nhưng năm nay lại hoàn toàn
khác biệt, khi bức tranh thị
trường vẫn khó đốn định.
Đây cũng là lý do khiến
phần lớn doanh nghiệp đều tỏ
ra thận trọng trong những
tháng cuối năm, nên hạn chế
đẩy mạnh bán hàng như giai
đoạn trước.
“Thị trường khó khăn, tín
dụng ngân hàng tiếp tục thắt
chặt, lãi suất có xu hướng tăng
cao, tâm lý khách hàng trong
trạng thái nghe ngóng, chờ
đợi... Nhận thấy thị trường cuối
năm khó có thể khởi sắc nên
chúng tơi chỉ tập trung khai
thác các dự án hiện hữu, mà
không ra mắt dự án mới”, lãnh
đạo một doanh nghiệp bất động
sản lớn tại Long An than thở.
9
www.baodautu.vn
Cũng theo vị này, chưa bao
giờ thấy thị trường bất động
sản khó khăn như bây giờ. Hầu
như khách hàng khơng quan
tâm, nếu có thì cũng khơng đủ
sức mua.
Ông Hà Văn Thành, giám
đốc một doanh nghiệp đang
triển khai dự án đất nền quy mô
khoảng 20 ha tại thị xã Bến Cát
(tỉnh Bình Dương) chia sẻ, dù
biết sức mua sẽ khó có thể cải
thiện những tháng cuối năm,
nhưng cơng ty vẫn buộc phải
đưa sản phẩm ra bán, bởi nếu
không, đội ngũ kinh doanh sẽ
khơng có việc để làm, cơng ty
cũng khơng có nguồn thu để
duy trì hoạt động.
“Trong thời điểm khó khăn
này, méo mó có hơn khơng, bán
được sản phẩm nào hay sản
phẩm ấy, nếu không chẳng lẽ
giải thể công ty rồi để anh em
nghỉ việc”, ông Thành tâm sự.
Theo số liệu từ Savills Việt
Nam, tại TP.HCM, lượng giao
dịch căn hộ trong quý III/2022
đã giảm 89% theo quý, xuống
còn 990 căn và tỷ lệ hấp thụ
chỉ đạt khoảng 15%, giảm
54% theo quý, đây là mức
giảm nhiều nhất kể từ năm
2019 tới nay.
Tương tự, với phân khúc đất
nền, số liệu từ DKRA Group
cho thấy, trong quý III/2022,
toàn thị trường ghi nhận 9 dự án
mới được mở bán, với 1.057
sản phẩm, giảm 65,6% so với
quý trước. Lượng tiêu thụ đạt
khoảng 550 nền, tương đương
52% nguồn cung mới, giảm
77,8% so với quý trước.
Trong bối cảnh thị trường
trầm lắng, việc vay vốn ngân
hàng hay huy động tiền từ
khách hàng đều khó. Điều này
khiến nhiều doanh nghiệp bất
động sản đẩy mạnh liên doanh,
liên kết để củng cố tài chính,
tiếp tục thực hiện dự án.
Đơn cử, mới đây, The One
Land và Công ty VGSE - thành
viên Tập đoàn GS E&C đến từ
Hàn Quốc đã tổ chức lễ ký kết
hợp tác phát triển dự án căn hộ
cao cấp Thu Thiem Zeit River.
Dự án gồm 300 căn hộ, duplex,
penthouse, nhà phố và nhà phố
thương mại, tọa lạc tại lô 3-11
thuộc khu chức năng số 3, Khu
đô thị Thủ Thiêm.
Tương tự, Công ty cổ phần
Đầu tư phát triển Navi
Property vừa ký kết hợp tác
chiến lược với nhiều sàn giao
dịch có thế mạnh ở thị trường
Bình Định như liên minh Bắc
Hà Land - Boss Land, Ocean
Land, Phúc Thịnh Land, Hải
Phát Land… nhằm góp phần
tạo dựng thị trường bất động
sản phát triển bền vững cho
khu vực miền Trung.
Trước đó, CTCP Đầu tư bất
động sản Ngô Mây và các đối
tác lớn như Tập đoàn Centara
Hotels & Resorts (Thái Lan),
GSA, Red Design (Australia),
Meinhardt (Singapore) và một
số công ty Việt Nam đã ký kết
hợp tác để phát triển dự án khối
căn hộ du lịch thuộc Tổ hợp
thương mại dịch vụ khách sạn
và căn hộ du lịch biển Ngơ Mây
(Quy Nhơn, Bình Định).
Thực tế, làn sóng doanh
nghiệp cùng bắt tay thực hiện
dự án bất động sản xuất hiện
ngày càng nhiều. Hầu hết các
công ty địa ốc đã chuyển từ
giai đoạn đầu tư riêng lẻ sang
hợp tác, liên kết thành nhóm.
Động thái này thể hiện xu
hướng tái cấu trúc sâu rộng
trong lĩnh vực bất động sản. Đó
là liên kết để tăng tiềm lực, tích
hợp ưu điểm của từng thành
viên để tận dụng nguồn lực
tổng hợp nhằm đẩy nhanh tiến
độ các dự án theo kế hoạch.
“Đây là thời điểm doanh
nghiệp bất động sản phải tự cứu
lấy mình bằng cách liên doanh,
liên kết với nhiều đối tác. Trong
giai đoạn khó khăn khơng thể
trơng chờ điều thần kỳ như vay
được vốn ngân hàng, huy động
nhiều tiền từ khách hàng hay
chờ lạm phát giảm”, ông Cao
Hữu Phi, Tổng giám đốc Công
ty COPiHOME chia sẻ.
Nhận định về câu chuyện
các doanh nghiệp địa ốc đẩy
mạnh liên kết thay vì “đơn
thương, độc mã”, ông Văn
Tuấn Huy, Tổng giám đốc
Dana Invest đưa ra dẫn chứng
Lai chia sẻ.
Hay như mới đây, một tập
đoàn bất động sản lớn tại
TP.HCM đã ra thông báo
trong nội bộ về việc điều
chỉnh kế hoạch kinh doanh
để phù hợp với tình hình thị
trường và nhu cầu của khách
hàng. Cụ thể, trong thời gian
tới, doanh nghiệp này sẽ tập
trung tất cả nguồn lực để tiếp
tục triển khai hoàn thiện các
dự án có quy mơ lớn, dài hạn.
Tiết giảm các hạng mục xây
dựng chưa cần thiết, đồng
thời tái cấu trúc, bố trí lại một
cách hiệu quả nguồn lực của
các dự án chưa triển khai.
“Lửa thử vàng, gian nan
thử sức. Tơi mong muốn
tồn thể chúng ta sẽ khơng
ngừng phát huy văn hóa
đồn kết, quyết liệt trong
công việc của tập thể để tiếp
tục kề vai sát cánh vì mục
tiêu chung của tập đồn”,
lãnh đạo tập đồn này kêu
gọi nhân viên của mình.
Theo bà Võ Thị Khánh
Trang, chuyên gia Savills,
thị trường bất động sản đang
gặp nhiều khó khăn, nhưng
cũng là cơ hội để ngành địa
ốc có sự thanh lọc mạnh mẽ
theo hướng phát triển bền
vững và lành mạnh hơn.
Trước biến cố của thị trường,
chỉ những chủ đầu tư thực sự
có nguồn lực về tài chính và
nền tảng vững vàng mới có
thể tiếp tục tồn tại, cịn các
chủ đầu tư phụ thuộc vào
vốn vay và khơng có sự thích
nghi, điều chỉnh kịp thời sẽ
đứng trước nguy cơ đổ vỡ,
dừng cuộc chơi.n
t kh
câu chuyện ngụ ngơn bó đũa:
“Một chiếc đũa dễ bẻ gãy, cịn
cả bó đũa khơng thể bẻ nổi, cho
thấy sức mạnh to lớn của sự
đoàn kết”.
“Các doanh nghiệp liên
doanh, liên kết để tập trung
nguồn lực, tận dụng thế mạnh
của mỗi doanh nghiệp là giải
pháp sống còn, nhất là trong bối
cảnh thị trường ngày càng minh
bạch”, ông Huy nói.
Theo quan điểm của các
chuyên gia trong ngành, khi
doanh nghiệp tăng cường liên
kết thì chính khách hàng và nhà
đầu tư được hưởng lợi nhiều
nhất. Ngun do vì thơng tin về
thị trường và dự án sẽ được
nhiều nguồn cùng kiểm chứng,
thẩm định trước khi đưa sản
phẩm ra thị trường.
Hơn nữa, sự hợp tác của các
doanh nghiệp trong lĩnh vực bất
động sản từ đầu tư đến phân
phối chắc chắn sẽ mang đến
cho khách hàng những sản
phẩm chất lượng tốt nhất, góp
phần minh bạch hóa, giúp thị
trường phát triển bền vững.n
HẢI PHONG
10
DOANH NGHIỆP - DOANH NHÂN
www.baodautu.vn
THỨ SÁU, 28/10/2022
Doanh nghi p b nh n gi
“đau đ u” v gi nguy n li u
l
NGÂN NGUYỄN
Doanh nghiệp tham gia thực hiện bình ổn giá
trên địa bàn TP.HCM lâm vào tình cảnh “khóc
dở, mếu dở” bởi chậm được điều chỉnh giá.
HỤT HƠI
Công ty cổ phần Việt Nam
Kỹ nghệ súc sản (Vissan) là
một trong những doanh
nghiệp đầu tiên tham gia
chương trình bình ổn giá liên
tục từ năm 2003 đến nay,
nhưng đang bắt đầu hụt hơi.
Chia sẻ tại Hội nghị về
bình ổn thị trường TP.HCM
tổ chức mới đây, ơng Nguyễn
Đăng Phú, Phó tổng giám đốc
Vissan cho hay, theo quy định
của chương trình bình ổn, khi
giá nguyên liệu, chi phí đầu
vào biến động tăng hoặc giảm
5 - 10% so với thời điểm
đăng ký giá liền kề trước, các
doanh nghiệp sẽ được điều
chỉnh giá bán. Khi điều chỉnh
giá, doanh nghiệp thực hiện
đăng ký lại giá bán với Sở Tài
chính và phải được Sở Tài
chính chấp thuận bằng văn
bản, quy định cụ thể về giá và
thời điểm áp dụng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh
giá nguyên vật liệu tăng giảm
thất thường theo giá xăng
dầu, Vissan gửi văn bản đề
nghị điều chỉnh giá, nhưng cơ
quan chức năng phản hồi rất
chậm trong áp dụng giá điều
chỉnh, ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh của Công ty.
Vào thời điểm nhu cầu tiêu
thụ của người dân xuống thấp
như hiện nay, sản lượng bán
ra giảm khiến chi phí giết mổ
tính theo bình qn mỗi con
heo tăng cao, do dây chuyền
của Vissan là dây chuyền giết
mổ công nghiệp, công suất
lớn. Ngồi ra, doanh nghiệp
(nhất là các doanh nghiệp quy
mơ lớn) chịu gánh nặng từ
nhiều chi phí phát sinh trong
quá trình duy trì hiệu quả hệ
thống quản lý chất lượng
hàng hóa, bộ máy tổ chức,
nhân sự. Tất cả đã làm tăng
chi phí, giảm hiệu quả hoạt
động của Cơng ty.
“Giá cả quyết định sự sống
còn của doanh nghiệp. Chỉ
khi cho điều chỉnh giá kịp
thời, doanh nghiệp mới tồn
tại để chia sẻ và hỗ trợ người
tiêu dùng", ơng Phú nói.
Tương tự, Tổng cơng ty
Thương mại Sài Gịn TNHH MTV (SATRA) cũng
trong tình cảnh “khóc dở,
mếu dở” khi tham gia chương
trình bình ổn nhưng chậm
được điều chỉnh giá bán. Đó
là chưa kể, giá bán ra của
hàng hóa bình ổn chỉ được
phép điều chỉnh tăng với biên
độ thấp, khiến doanh nghiệp
không đảm bảo lợi nhuận
hoạt động.
NỖI LO VỀ VỐN
Một khó khăn khác với
doanh nghiệp tham gia bình
ổn giá là nguồn vốn. Trước
đây, thời gian đầu tham gia
bình ổn giá, doanh nghiệp
được TP.HCM hỗ trợ tạm
ứng vốn hoặc cho vay không
lãi suất để chủ động trong kế
hoạch sản xuất, kinh doanh,
dự trữ nguồn hàng. Tuy
nhiên, gần đây doanh nghiệp
đa phần phải chủ động hoàn
toàn nguồn vốn nên gặp khó
khi lãi suất trên thị trường
tăng cao.
Đặc biệt, tham gia bình ổn
giá mặt hàng nơng sản chủ
yếu là các doanh nghiệp nhỏ,
hợp tác xã quy mô nhỏ, tiềm
lực yếu, dẫn đến khó ổn định
nguồn hàng, kéo theo những
khó khăn như cơng nghệ bảo
quản sau thu hoạch, cơng
nghệ mới áp dụng chưa đồng
bộ, nhiều sản phẩm chưa đáp
ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của
chuỗi liên kết...
Trước thực trạng này, ơng
Nguyễn Đăng Phú đề xuất
Thành phố cần có chính sách
hỗ trợ về nguồn vốn, lãi suất
ưu đãi hợp lý để giúp doanh
nghiệp mở rộng sản xuất, xây
dựng vùng nguyên liệu, phát
triển hệ thống phân phối, xây
Chương trình Bình ổn
giá của TP.HCM đã triển
khai được 20 năm. Đến nay,
chương trình thu hút được 60
doanh nghiệp tham gia. Năm
2021, tổng doanh thu hàng
hóa bình ổn thị trường đạt
17.381 tỷ đồng, trong đó nhóm
lương thực - thực phẩm đạt
16.298,1 tỷ đồng.
dựng kho bãi… Đồng thời,
xây dựng cơ chế ưu tiên, hỗ
trợ giải quyết kịp thời các khó
khăn, vướng mắc của doanh
nghiệp tham gia bình ổn thị
trường phát sinh trong quá
trình đầu tư, sản xuất, kinh
doanh, lưu thơng hàng hóa,
nhất là các khó khăn liên
quan đến thủ tục pháp lý.
Cũng theo ông Phú, để
giảm giá thành nguyên liệu
đầu vào, Thành phố cần phải
xem xét mở rộng phạm vi
bình ổn thị trường cả chuỗi
cung ứng từ nguyên liệu, sản
xuất đến tiêu thụ hàng hóa.
Đại diện Công ty TNHH
San Hà đề xuất, cần tạo điều
kiện để các doanh nghiệp, các
thành phần kinh tế cùng tham
gia chương trình bình ổn
nhằm gia tăng hiệu quả lưu
thơng hàng hố, duy trì tăng
cường liên kết với các tỉnh,
thành phố, tạo điều kiện cho
hàng hóa, đặc sản từ các vùng
miền mang về TP.HCM với
mức giá hợp lý.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch
Hội Lương thực - Thực phẩm
TP.HCM thì kiến nghị các sở,
ban, ngành phân luồng lại cho
các kênh chợ truyền thống để
chọn lọc, mở rộng thêm nhiều
chợ đạt chuẩn tham gia vào
kênh bán hàng bình ổn thị
trường trong giai đoạn 20232032, cũng như hỗ trợ các
doanh nghiệp bán lẻ thông
qua hệ thống phân phối của
họ tiếp cận và tăng cường đưa
sản phẩm bình ổn thị trường
đến các nhóm khách hàng
chun nghiệp là nhà hàng,
khách sạn, công ty… để
người tiêu dùng nhiều nơi có
thể sử dụng hàng hóa bình ổn
dễ dàng với giá tốt.
Trước các đề xuất này, ơng
Bùi Tá Hồng Vũ, Giám đốc
Sở Công thương TP.HCM
cho biết, Thành phố đang xây
dựng các giải pháp hỗ trợ
doanh nghiệp giai đoạn 20222023, trong đó ưu tiên về
nguồn vốn, lãi suất ưu đãi để
phục vụ đầu tư chuyển đổi số,
mở rộng sản xuất, xây dựng
vùng nguyên liệu...
Còn đại diện Ngân hàng
Nhà nước TP.HCM hứa sẽ
chuyển tải nhanh nhất các
thông tin về nhu cầu vốn của
những doanh nghiệp tham gia
chương trình bình ổn giá để
ngành ngân hàng ưu tiên
cung ứng vốn tín dụng. Cập
nhật kịp thời các quy định,
chính sách ưu đãi của ngành
để các tổ chức, cá nhân tham
gia chương trình bình ổn giá
thị trường hiểu được quyền
lợi, trách nhiệm liên quan
trong tiếp cận tín dụng ưu đãi,
cũng như tháo gỡ vướng mắc
phát sinh.n
THỨ SÁU, 28/10/2022
GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN
www.baodautu.vn
11
DOANH NHÂN PHẠM THANH BÌNH, CEO CƠNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM BÍCH CHI:
Kh t khao n ng t m gi tr
h t g o Vi t
l
THANH THỦY
Qua chế biến, giá trị các
thành phẩm từ gạo của
Việt Nam tăng lên gấp
5 - 6 lần. Con đường đưa
hạt gạo Việt ra thế giới
của Công ty cổ phần
Thực phẩm Bích Chi ghi
dấu ấn của vị thuyền trưởng
Phạm Thanh Bình, với
khát khao nâng tầm
giá trị gạo Việt,
thương hiệu Việt.
TÌM RA CƠ HỘI TRONG
KHĨ KHĂN
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2022,
Cơng ty cổ phần Thực phẩm Bích
Chi (TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp)
xác lập nhiều kỷ lục. Doanh thu từ
hoạt động kinh doanh đạt 562 tỷ
đồng, mức doanh thu 9 tháng cao
nhất từ trước đến nay, cao gấp rưỡi
cùng kỳ năm 2021, hoàn thành gần
94% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận
trước thuế cũng đạt mức cao nhất
trong lịch sử hoạt động với giá trị
xấp xỉ 122 tỷ đồng, gấp 2,55 lần
cùng kỳ và vượt 22% mục tiêu cả
năm. Gần 900 nhân sự thường
xuyên có mặt tại Nhà máy, có
những tháng “làm không kịp để
tiêu thụ”.
Bức tranh kinh doanh năm 2022
của Cơng ty cổ phần Thực phẩm
Bích Chi khiến người ta khó hình
dung khung cảnh lặng như tờ của
chính nhà máy này một năm trước,
khi “cơn bão” đại dịch Covid19
quét ngang. Khi đó, hàng trăm cơng
nhân phải dừng việc, nhà máy chỉ
cịn vài nhân sự bảo dưỡng thiết bị,
máy móc. Cơng ty ngưng tồn bộ
hoạt động trong tháng 8, tháng 9 và
chỉ chạy 50% công suất ở tháng 7
và tháng 10. Doanh thu năm 2021
giảm 13,5%, còn lợi nhuận giảm tới
42% so với năm liền trước.
Trước sóng to, gió cả, vị thuyền
trưởng Phạm Thanh Bình ln bình
tĩnh đối mặt và tìm ra giải pháp.
Ơng bảo, trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh, mỗi năm đều có những
khó khăn riêng. Trong giai đoạn
Covid19 bùng phát mạnh, Công ty
phải lo chỗ ăn, chỗ ngủ, lo công tác
chữa bệnh cho vài trăm công nhân
trong khn viên của một xưởng
PHÁT HUY
PHẨM CHẤT CỦA
NGƯỜI LÍNH TRONG
KINH DOANH
sản xuất vốn được xây dựng để bố
trí cho dây chuyền máy móc, thiết
bị. Khó khăn hơn là tình trạng thiếu
lao động, đứt gãy chuỗi cung ứng
cho sản xuất luôn thường trực…
Tới năm 2022, thuận lợi về
nguồn lao động do nhiều người lựa
chọn ở lại Đồng Tháp để làm việc
thay vì trở lại các khu cơng nghiệp,
nhưng cũng giống như các doanh
nghiệp xuất khẩu, Cơng ty cổ phần
Thực phẩm Bích Chi lại phải đối
mặt với cơn bão giá cùng tình trạng
lạm phát tăng mạnh trên toàn cầu,
trực tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu
tiêu thụ tại các thị trường.
“Giá thành sản xuất tăng lên
trong khi sức mua chậm lại trở
thành sức ép cho vấn đề tiêu thụ và
ra quyết định sản xuất của Cơng ty.
Đúng là khó khăn, nhưng tơi cho
rằng, đây là khó khăn chung. Người
khác vượt qua được, thì mình cũng
phải sống, phải vượt lên và phải
ln ln tìm ra cơ hội trong khó
khăn, thấy được những điều cần
phải khắc phục để vượt lên chính
mình”, ơng Bình chia sẻ.
Bởi vậy, ngay trong cuộc khủng
hoảng vì đại dịch, ơng Bình đã nhìn
thấy, nhu cầu thị trường sẽ bùng nổ.
Ơng đã chủ động duy trì nhân sự
bảo dưỡng thiết bị, máy móc tại
nhà máy để khi được phép hoạt
động trở lại, dây chuyền sản xuất
có thể hoạt động ngay. “Nếu khơng
thể ‘ba tại chỗ’ cũng có nghĩa Cơng
ty sẽ chấp nhận đứng tại chỗ. Đó là
điều chúng tơi khơng lựa chọn”,
ơng Bình quả quyết.
BƯỚC CHUYỂN HẬU CỔ PHẦN HĨA
VÀ DẤU ẤN CỦA
VỊ THUYỀN TRƯỞNG
Nhìn lại hành trình hơn 20 năm
kể từ khi cổ phần hóa, ơng Bình cho
biết, Cơng ty Thực phẩm Bích Chi
đã vượt qua nhiều cuộc khủng
hoảng, kết quả kinh doanh năm sau
luôn cao hơn năm trước. Với lợi
nhuận đạt được trong 9 tháng đầu
năm, kết quả kinh doanh hai năm
2021 và 2022 sẽ vượt xa hai năm
trước khi xảy ra biến cố dịch bệnh.
Từ mức doanh số khoảng 20 tỷ
đồng/năm thời điểm tiến hành cổ
phần hóa (năm 2000), doanh thu
hiện tại của Công ty đã tăng 30 lần;
vốn điều lệ từ 2,7 tỷ đồng đã tăng
100 lần, lên mức 278,3 tỷ đồng, dù
không huy động thêm vốn mới từ cổ
đông và vẫn chi trả cổ tức đều đặn.
Khởi đầu với sản phẩm bột, chủ
yếu tiêu thụ trong nước, đến nay,
Cơng ty cổ phần Thực phẩm Bích
Chi đã mở rộng, đa dạng hóa sản
phẩm với các loại hủ tiếu, phở, bún,
miến, phồng tôm, bánh tráng và các
sản phẩm ăn liền khác.
Bước chuyển đến với Công ty cổ
phần Thực phẩm Bích Chi sau vài
năm cổ phần hóa và gắn liền với
dấu ấn của ơng Phạm Thanh Bình.
Thời điểm đó, Cơng ty gặp khó
khăn, kinh doanh thua lỗ. Từ một cổ
đơng, ông Bình đã được Hội đồng
Quản trị tin tưởng giao trọng trách,
đảm nhận vai trò quản lý để vực dậy
doanh nghiệp.
Ơng Bình chia sẻ, thay đổi quan
trọng nhất của Cơng ty chính là
Ở tuổi 50, ơng đã quyết định bước sang một
hành trình mới. Nhìn lại hành trình này, ơng
thấy đâu là điều khó khăn nhất?
Khó khăn nhất chính là khi tôi quyết định về Sa Đéc điều
hành Công ty cổ phần Thực phẩm Bích Chi, phải xa gia
đình, phải thay đổi mơi trường sống…Nhưng, từng là
một người lính, tơi đã quen với việc xa gia đình, sống ở
vùng sâu, vùng xa. Có lẽ, phẩm chất của người lính đã
giúp tơi vượt qua được khó khăn đó.
Hơn nữa, khi đó, tơi cũng nghĩ rằng, các nhà đầu tư
nước ngồi từ Nhật Bản, Hàn Quốc… có tiềm lực tài
chính mạnh cũng đến Việt Nam để đầu tư, đến tận
chuyển từ sản xuất thủ công sang
sản xuất công nghiệp. Với việc đầu
tư thiết bị hiện đại, Cơng ty có thể
sản xuất đồng loạt với quy mơ lớn,
giảm chi phí lao động, hạ giá thành
sản phẩm để cạnh tranh quốc tế.
Hơn nữa, nếu không đổi mới, sẽ
không thể đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm và nâng cao chất lượng
sản phẩm.
Cùng lúc giải quyết được cả 3
vấn đề: chất lượng, vệ sinh an tồn
thực phẩm và giá cả, sản phẩm của
Bích Chi đã chinh phục được khách
hàng và dần vươn ra thị trường
quốc tế. Bắt đầu từ việc đi theo
người Việt định cư ở nước ngồi,
phục vụ các bữa ăn trong gia đình,
sản phẩm phở, hủ tiếu, bánh
tráng… của Bích Chi đã thu hút
được sự quan tâm của các nhà nhập
khẩu. Từ đây, Bích Chi bắt đầu đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu. Theo số
liệu nửa đầu năm 2022, cứ 100
đồng Công ty thu về, có tới hơn 76
đồng doanh thu từ các thị trường
xuất khẩu.
HÀNH TRÌNH ĐƯA HẠT GẠO VIỆT
RA THẾ GIỚI
Cơng ty cổ phần Thực phẩm
Bích Chi khơng phải doanh nghiệp
đầu tiên mà ơng Phạm Thanh Bình
tham gia với vai trị điều hành hay
góp vốn.
Ơng Bình vào qn ngũ năm 17
tuổi. Sau thời gian dài phục vụ trong
quân đội, ông học đại học chuyên
ngành kinh tế, rồi về làm việc tại
Nhà máy Bột ngọt Biên Hịa thuộc
Bình Dương, Phước Long cùng nhiều địa phương
khác ngồi TP.HCM. Rõ ràng, đầu tư khơng phải
nhằm mục đích hưởng thụ, mà phải vật lộn để có lợi
nhuận. Các nhà đầu tư nước ngồi có thể trụ lại và
phát triển doanh nghiệp, thì khơng có lý do gì mình
khơng làm được.
Thời điểm đó, dù Cơng ty Bích Chi đang gặp
khó khăn, ơng vẫn nhìn thấy cơ hội kiếm được
lợi nhuận?
Đúng vậy. Tơi nhìn thấy các điểm yếu kém của Cơng
ty khi đó. Tơi hiểu rằng, chỉ cần khắc phục các
nhược điểm là Cơng ty có thể tạo ra lợi nhuận, kể cả
Công ty Kỹ nghệ thực phẩm Việt
Nam. Quyết định về hưu sau khi đủ
thời gian công tác, cùng thời điểm
Nhà máy chuyển sang liên doanh
với Ajinomoto, ông Bình bước vào
nghiệp đầu tư, kinh doanh.
Ở tuổi 40, ông là người đặt
nền móng xây dựng Công ty Thực
phẩm Á Châu (đơn vị sở hữu
thương hiệu Mì gấu đỏ hiện tại),
trực tiếp tham gia chuẩn bị máy
móc, thiết bị, th nhà xưởng tại
Gị Vấp. Sau đó, ơng cũng sở hữu
vốn ở nhiều đơn vị sản xuất thực
phẩm chế biến như Thiên Hương,
Bình Tây… cùng một số doanh
nghiệp khác. Hiện tại, ơng đã thối
vốn ở các đơn vị này và chỉ tập
trung cho Cơng ty cổ phần Thực
phẩm Bích Chi.
Sự tham gia của ơng Bình trong
vai trị lãnh đạo đã tạo ra bước
chuyển với Bích Chi. Ở chiều
ngược lại, quyết định rời TP.HCM
để về Sa Đéc điều hành Công ty
cũng là bước ngoặt trong sự nghiệp
của ông ở tuổi 50.
Chia sẻ lý do lựa chọn ngành
thực phẩm chế biến và tập trung ở
sản phẩm từ gạo, ơng Bình thừa
nhận, nếu lựa chọn các ngành nghề
công nghệ cao như tin học, hệ thống
mạng, ơng sẽ gặp rất nhiều khó
khăn và khơng thể có được những
kết quả như hiện tại.
Với chuyên ngành được đào tạo
cùng 10 năm công tác ở Công ty Kỹ
nghệ thực phẩm Việt Nam và những
hiểu biết sâu về sản xuất bột ngọt,
mì ăn liền…, ơng thấy rằng, những
sản phẩm truyền thống từ gạo của
Việt Nam hồn tồn có thể chuyển
sang làm sản phẩm ăn liền bằng dây
chuyền công nghiệp. Trong khi
nguyên liệu sản xuất mì vẫn phải
nhập khẩu, thì các sản phẩm hủ tiếu,
phở, bún, miến, bánh tráng, bánh
phồng tơm có ngun liệu chính từ
gạo nơng sản chủ lực, thế mạnh
của Việt Nam. Hơn nữa, các sản
phẩm lương thực, thực phẩm phục
vụ nhu cầu thiết yếu.
“Gạo xuất thô chỉ mang về giá
trị thấp. Tuy nhiên, nếu đưa vào chế
biến thành các thành phẩm, thì có
thể nâng giá trị nông sản của Việt
Nam gấp 5 6 lần”, ơng Bình nói.
Vị thuyền trưởng của Cơng ty cổ
phần Thực phẩm Bích Chi tâm
niệm, nâng giá trị hạt gạo khơng
chỉ mang về lợi nhuận cho doanh
nghiệp, mà cịn góp phần nâng tầm
thương hiệu Việt, đóng góp cho
đất nước.n
khi chưa đổi mới, cải tiến.
Việc từng là một người lính có giúp ông trong
quản trị Công ty?
Giữa hoạt động trong quân đội và tổ chức sản xuất
cơng nghiệp có những điểm giống và khác nhau.
Giống nhau là phải có tác phong cơng nghiệp, yêu
cầu về tính tổ chức và kỷ luật cao.
Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi sự
nhạy bén, am hiểu thị trường, tìm kiếm nguồn tiêu
thụ, đổi mới trong quản lý... Quản lý trong quân đội
là theo mệnh lệnh, nhưng quản lý trong doanh
nghiệp không thể làm theo mệnh lệnh được.
QUẢNG NINH
ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC DÒNG VỐN FDI THẾ HỆ MỚI
CHUYÊN ĐỀ CỦA BÁO ĐẦU TƯ, ra THỨ SÁU, 28/10/2022
l
NGUYÊN ĐỨC
Quảng Ninh - “Việt Nam
thu nhỏ”, những năm qua
đã trỗi dậy mạnh mẽ và
giờ đây đang tiếp tục có
cơ hội vàng để thu hút
đầu tư, phát triển kinh tế xã hội, trở thành một trong
những cực tăng trưởng ở
khu vực phía Bắc.
BƯỚC CHUYỂN MÌNH NGOẠN MỤC
Hai tháng trước, cao tốc Vân
Đồn - Móng Cái đã chính thức
được khánh thành trong niềm hân
hoan của đông đảo người dân
Quảng Ninh, các nhà đầu tư và cả
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính, người đã từng có thời gian
là nhà lãnh đạo cao nhất của tỉnh
Quảng Ninh.
“Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là
khát vọng, là niềm tin của người
dân Quảng Ninh”, Thủ tướng
Chính phủ Phạm Minh Chính đã
nói như vậy.
Tuyến cao tốc này hồn thành
khơng chỉ rút ngắn thời gian từ Vân
Đồn đi Móng Cái xuống cịn 50
phút thay vì 2 giờ như trước đây,
mà cịn liên thơng với hai cao tốc
Bạch Đằng - Hạ Long, Hạ Long Vân Đồn thành trục dài 176 km,
đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh có
số ki-lơ-mét đường cao tốc lớn
nhất cả nước.
10 năm trước, nếu nói về
chuyện này, tưởng chỉ là “trong
mơ”. Thời điểm đó, muốn đi từ Hà
Nội đến Hạ Long phải mất 5 - 6
tiếng, đường xấu và khó đi. Đi
Móng Cái cịn khó khăn gấp bội.
Thế nên, năm 2012, khi Quảng
Ninh lần đầu tiên tổ chức hội nghị
xúc tiến đầu tư ở tầm quốc tế, một
nhà đầu tư nước ngoài đã thật tâm
chia sẻ, điểm nghẽn lớn nhất của
Quảng Ninh chính là hạ tầng giao
thông. “Hai mươi năm ở Việt Nam,
lúc nào tôi cũng thấy con đường
tới Hạ Long đang sửa chữa”, nhà
đầu tư đó đã nói như vậy.
Giao thơng khó khăn đã cản trở
các nhà đầu tư tìm đến Quảng Ninh.
Nhưng đó là câu chuyện của 10
năm trước. Quảng Ninh giờ đã khác,
thậm chí khơng chỉ “khác”, mà là
một bước chuyển mình ngoạn mục.
“Giao thông tới Quảng Ninh bây
giờ rất thuận lợi”, tất cả nhà đầu tư,
thậm chí các du khách tới Hạ Long,
tới Quảng Ninh những năm gần
đây đều nói như vậy.
Mọi chuyện bắt đầu kể từ khi
Quảng Ninh mạnh dạn đầu tư con
đường xuyên vùng đầm lầy Quảng
Yên, với một trong những điểm
nhấn là cây cầu Bạch Đằng, nối liền
Hải Phòng với Quảng Ninh. Từ đó
tới nay, liên tiếp các cơng trình hạ
tầng giao thơng lớn - nhỏ được
đầu tư xây dựng. Sân bay Vân Đồn
cũng đã được một tập đoàn tư
nhân dốc vốn triển khai. Các dự án
giao thông kết nối, như các nút
giao Đầm Nhà Mạc, Hạ Long Xanh
kết nối khu vực phía Tây với cao tốc
Hạ Long - Hải Phòng - Hà Nội...
cũng được tập trung đầu tư.
Giao thông kết nối thuận lợi,
trục 176 km đường cao tốc đã phá
“thế độc đạo” của tỉnh Quảng
Ninh, giúp kết nối 3 vùng động lực
tăng trưởng ở khu vực phía Bắc là
Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh.
Đó là nền tảng quan trọng để
Thời cơ vàng của Quảng Ninh
Quảng Ninh là một trong những “thỏi nam châm” thu hút đầu tư ở khu vực phía Bắc. Trong ảnh: Nhà máy của Foxconn tại Quảng Ninh
Mục tiêu của Quảng Ninh đến năm 2030 là trở thành một
trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện;
là trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa
ngõ của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước…
Cịn tầm nhìn đến năm 2050, sẽ trở thành tỉnh dịch vụ,
công nghiệp hiện đại, vùng đô thị lớn mang tầm khu vực
và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy
phát triển kinh tế quốc gia.
Quảng Ninh “cất cánh”.
Không chỉ tập trung đầu tư cho
hạ tầng, Quảng Ninh đã đi đầu
trong cải cách thủ tục hành chính,
cải thiện mơi trường đầu tư, kinh
doanh. Nhiều năm trước, Quảng
Ninh đã trở thành hình mẫu trong
việc xây dựng cơ chế “một cửa”, hỗ
trợ đầu tư.
Không phải ngẫu nhiên mà
Quảng Ninh 5 năm liền (2017 2021) giữ vị trí quán quân về Chỉ số
Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
và 9 năm liên tiếp (2013 - 2021)
đứng trong nhóm 5 tỉnh, thành
phố có chất lượng điều hành kinh
tế xuất sắc nhất cả nước. Bên cạnh
đó, Chỉ số Cải cách hành chính (PAR
Index) cũng duy trì 4 năm liên tiếp
(2017 - 2020) đứng đầu cả nước...
Đó là lý do đưa Quảng Ninh trở
thành một trong những “thỏi nam
châm” thu hút đầu tư ở khu vực
phía Bắc. Hàng loạt tên tuổi lớn,
như Sun Group, Vingroup, Texhong,
Foxconn, Amata, DEEP C, Jinko... đã
tìm đến đây và góp phần quan
trọng thay đổi diện mạo, mang
đến sự phát triển thần tốc cho
Quảng Ninh.
VIẾT TIẾP ĐIỀU KỲ DIỆU
Một bộ hồ sơ đồ sộ, trong đó, chỉ
riêng Báo cáo thuyết minh Quy
hoạch Quảng Ninh thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã
dày tới gần 700 trang, mới đây đã
được UBND tỉnh Quảng Ninh gửi tới
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chuẩn bị cho
việc trình Chính phủ phê duyệt. Khi
Quy hoạch được thơng qua, thì đó
cũng chính là lúc Quảng Ninh bắt
đầu viết “câu chuyện phát triển mới
trong thời kỳ mới”.
Các mục tiêu cụ thể cũng đã được đặt ra, đó là tốc độ tăng
trưởng GRDP giai đoạn 2021 - 2030 là 10%/năm, với GRDP
bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 19.000 - 20.000 USD.
Quảng Ninh cũng dự kiến tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội
theo hướng “một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá,
ba vùng phát triển”, kiến tạo các hành lang giao thông gắn với
các hành lang kinh tế, hành lang đô thị, hướng tới trở thành
thành phố trực thuộc Trung ương…
Bốn tháng trước đây, Hội đồng
Thẩm định quy hoạch tỉnh Quảng
Ninh đã thông qua Quy hoạch tỉnh
Quảng Ninh, với số phiếu tuyệt đối
25/25. Có 21 phiếu trong số này
đồng ý với điều kiện cần giải trình,
bổ sung, nên 4 tháng qua là thời
gian tỉnh Quảng Ninh hồn thiện
Quy hoạch để trình Thủ tướng
Chính phủ thơng qua.
“Sẽ cần phải giải trình, bổ sung,
nhưng tơi mong rằng, thực hiện
Quy hoạch, Quảng Ninh sẽ viết nên
câu chuyện phát triển mới trong
thời kỳ mới và làm được nhiều điều
kỳ diệu hơn nữa”, Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng,
Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy
hoạch tỉnh Quảng Ninh, vào thời
điểm đó đã nói như vậy.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng
nói, những năm qua, Quảng Ninh
đã trỗi dậy rất mạnh mẽ và chắc
chắn, đã đi lên từ đó, từ quy hoạch,
từ việc kịp thời và nhanh chóng
chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ
“nâu” sang “xanh”.
Năm 2011, Ninh Thuận là tỉnh
đầu tiên trong cả nước thuê tư vấn
nước ngoài lập Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
Quảng Ninh là tỉnh thứ hai đi theo
bước chân của Ninh Thuận. “Chịu
chi” và có điều kiện hơn, nên
Quảng Ninh đã thuê tư vấn nước
ngoài làm tới 7 quy hoạch một lúc,
bao gồm quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn đến
năm 2020, tầm nhìn 2030; quy
hoạch sử dụng đất; quy hoạch mơi
trường; quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch; quy hoạch xây dựng
vùng tỉnh Quảng Ninh và quy
hoạch phát triển nguồn nhân lực...
Năm 2014, cả 7 quy hoạch này
được cơng bố chính thức. Kèm
theo đó là Danh mục 48 dự án
động lực. Đây chính là nền tảng cơ
bản cho sự bứt phá ngoạn mục
của Quảng Ninh trong gần 1 thập
kỷ qua.
Giai đoạn 2016 - 2021, tốc độ
tăng trưởng GRDP của Quảng Ninh
luôn đạt mức hai con số. 9 tháng
đầu năm 2022, tăng trưởng GRDP
đạt tới 10,12%, cao hơn cùng kỳ
năm 2020 - 2021, đứng thứ 3 ở khu
vực Đồng bằng sông Hồng…
Quảng Ninh đang được biết đến
là một trong những địa phương
dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng
trưởng kinh tế, phát triển kết cấu
hạ tầng, cũng như có mơi trường
đầu tư kinh doanh an tồn, thân
thiện, hấp dẫn nhà đầu tư.
Ơng Nguyễn Tường Văn, Chủ
tịch UBND tỉnh Quảng Ninh chia
sẻ: “Quy hoạch tỉnh thời kỳ mới sẽ
là công cụ quan trọng trong định
hướng, quản lý toàn diện các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội,
phát triển không gian lãnh thổ
trên địa bàn tỉnh, là cơ sở để tỉnh
Quảng Ninh tiếp tục phát triển
bứt phá”.
“Một bản quy hoạch tốt sẽ giúp
có được dự án tốt, nhà đầu tư tốt”,
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính đã nhiều lần nhấn mạnh
điều này.
Cịn Bộ trưởng Nguyễn Chí
Dũng thì nói rằng, cơng tác quy
hoạch như “người cơng binh mở
đường”, mở đường thắng lợi thì
“cuộc chiến” sẽ thắng lợi.
Với một bản quy hoạch có tầm
nhìn xa, một cơ hội phát triển mới
đang mở ra với Quảng Ninh.
CƠ HỘI VÀNG CHO QUẢNG NINH
Đầu tuần tới, theo kế hoạch,
Cơng ty cổ phần Hóa dầu Stavian
Quảng n sẽ ký kết Hợp đồng Bản
quyền chuyển giao công nghệ với
Công ty UOP (Mỹ) và Công ty Basell
Polyolefin (Italia). Các hợp đồng
được ký này có thể nói là bước khởi
đầu quan trọng cho việc phát triển
Dự án Hóa dầu Stavian Quảng Yên,
mà Stavian Hóa chất đã cơng bố
đầu tư cách đây ít tháng, tại Hội
nghị Xúc tiến đầu tư Quảng Ninh.
Khoản vốn 1,5 tỷ USD hứa hẹn đây
là một dự án trọng điểm của
Quảng Ninh trong thời gian tới.
Quảng Ninh, trong vòng 10 năm
trở lại đây, kể từ sau Hội nghị Xúc
tiến đầu tư quốc tế vào năm 2012,
đã trở thành tâm điểm chú ý của
giới đầu tư, đặc biệt là giới đầu tư
quốc tế. Kinh tế tăng trưởng cao,
hạ tầng giao thơng ngày được
hồn thiện, mơi trường đầu tư
thuận lợi, hệ thống các khu kinh tế,
khu công nghiệp (KCN) đang được
đầu tư đồng bộ và tầm nhìn xa của
các nhà lãnh đạo tỉnh… là các
nguyên nhân cơ bản khiến Quảng
Ninh trở nên hấp dẫn.
Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh có 153 dự án đầu tư
nước ngồi đang hoạt động sản
xuất - kinh doanh, với tổng vốn đầu
tư đăng ký đạt trên 10,31 tỷ USD.
Ngoài ra, một ngân khoản không
nhỏ cũng đã được các nhà đầu tư
trong nước đổ vào Quảng Ninh. Rất
nhiều tên tuổi lớn đã chọn Quảng
Ninh là điểm đến.
“Lý do chúng tôi chọn đầu tư
vào KCN Texhong Hải Hà là vì cơ
chế thu hút nhà đầu tư, cũng như
môi trường đầu tư, kinh doanh
thân thiện, an tồn, hấp dẫn của
Quảng Ninh. Chúng tơi được đáp
ứng các nhu cầu về giao thông,
điện, nước, hạ tầng cũng rất thuận
lợi”, ơng Gu Yong Wang, Phó tổng
giám đốc Cơng ty TNHH Đại Đơng
Việt Nam nói.
Trong khi đó, ơng Bruno
Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp
KCN DEEP C chia sẻ rằng, DEEP C
nhận thấy, Quảng Ninh có những
lợi thế rất riêng mà khơng một địa
phương nào có được.
Cịn Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc thì
khẳng định, Quảng Ninh đang trở
thành là điểm đến của đầu tư, đặc
biệt là đầu tư nước ngoài.
“Quảng Ninh thời gian qua thực
hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược,
cải thiện môi trường đầu tư, cải
cách hành chính, tăng trưởng kinh
tế - xã hội và thu hút đầu tư. Địa
phương đang là hình mẫu cho cả
nước trong việc huy động nguồn
lực chuyển hướng phát triển nền
kinh tế từ nâu sang xanh”, Thứ
trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc nói.
Đã thu hút được một lượng lớn
vốn đầu tư, đã làm được những
điều kỳ diệu trong phát triển kinh
tế - xã hội, Quảng Ninh chắc chắn
sẽ còn tạo được những bước đột
phá nữa trong tương lai, đặc biệt
trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Trong Quy hoạch giai đoạn 2021
- 2030, tầm nhìn 2050, Quảng Ninh
tiếp tục coi trọng nguồn lực đầu tư
nước ngoài và sẽ thực hiện nhiều
giải pháp để đưa nguồn lực này trở
thành động lực phát triển quan
trọng của địa phương.n
QUẢNG NINH
ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC DÒNG VỐN FDI THẾ HỆ MỚI
Diện mạo đô thị Quảng NInh ngày càng xanh, sạch, đẹp và văn minh
THỨ SÁU, 28/10/2022
ẢNH: ĐỖ PHƯƠNG
FDI, nguồn lực quan trọng cho
sự phát triển của Quảng Ninh
l
THANH SƠN
Với việc đầu tư bài bản, đồng bộ kết cấu hạ tầng,
cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, mơi trường
đầu tư, kinh doanh, cùng sự đồng hành gỡ khó của
chính quyền địa phương, tỉnh Quảng Ninh đang thu hút
những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tầm cỡ.
DỰ ÁN FDI LỚN LIÊN TỤC XUẤT HIỆN
Quảng Ninh có vị trí địa chiến
lược về chính trị, kinh tế, với những
tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội,
lợi thế so sánh cạnh tranh trong thu
hút FDI, là địa phương duy nhất của
cả nước có cả đường biên giới trên
bộ và trên biển với Trung Quốc,
trong đó có 3 cửa khẩu.
Nhờ đó, những năm gần đây,
Quảng Ninh được biết đến là một
trong những địa phương dẫn đầu về
tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ
thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội đồng bộ, hiện đại. Trong đó, nổi
bật là hạ tầng giao thông bảo đảm
liên thông với cả đường bộ cao tốc,
đường hàng khơng, đường thủy,
hàng hải quốc tế.
Ơng Hồng Trung Kiên, Trưởng
ban Quản lý Khu kinh tế Quảng
Ninh cho biết, từ đầu năm đến nay,
đơn vị đã tiếp xúc, làm việc trực tiếp
kết hợp trực tuyến với trên 20 lượt
nhà đầu tư nước ngoài để trao đổi
những vấn đề liên quan đến ngành,
lĩnh vực thu hút đầu tư, cơ chế,
chính sách đầu tư, thủ tục đầu tư
vào khu công nghiệp (KCN), khu
kinh tế (KKT). Sau làm việc, hầu hết
nhà đầu tư đã đặt vấn đề nghiên
cứu, tìm hiểu đầu tư và có cam kết
q trình thực hiện dự án.
Mới đây, tại Hội nghị Xúc tiến đầu
tư tỉnh Quảng Ninh năm 2022 với
chủ đề “Quảng Ninh hội tụ và lan
tỏa”, đã có những biên bản ghi nhớ,
cam kết đầu tư với hơn 1,5 tỷ USD
vào Quảng Ninh. Trong số đó, Cơng
ty cổ phần Hóa dầu Stavian Quảng
Yên cam kết đầu tư vào KCN Bắc
Tiền Phong (DEEP C) để triển khai
dự án sản xuất hạt nhựa
polypropylene (PP) với vốn đầu tư
1,5 tỷ USD.
Hay Công ty Vietnam Investment
Q Limited (thuộc Công ty TNHH
Indochina Kajima Development, liên
doanh giữa Indochina Capital và Tập
đoàn Kajima của Nhật Bản) đã ký
thỏa thuận giữ đất (7,6 ha tại Lô đất
CN5, KCN Bắc Tiền Phong) với DEEP
C, để phát triển hệ thống nhà xưởng
xây sẵn và nhà kho xây sẵn, với vốn
đầu tư dự kiến 23,9 triệu USD...
Ông Bruno Jaspaert, Tổng giám
đốc KCN DEEP C chia sẻ: “Giống như
những nhà đầu tư khác, chúng tôi
rất cẩn trọng khi chọn một địa điểm
đầu tư và Quảng Ninh chính là điểm
đến hội tụ mọi yêu cầu của nhà đầu
tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Quảng
Ninh vẫn cịn quỹ đất dồi dào, cùng
nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ, tháo
gỡ khó khăn trực tiếp cho doanh
nghiệp. Đây là những điểm mạnh để
các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư
vào Quảng Ninh trong tương lai”.
Nhìn lại năm 2021, tổng vốn FDI
vào các KCN, KKT toàn tỉnh đạt trên
1 tỷ USD, tăng gấp 2,1 lần so với
năm 2020 và đạt 269% kế hoạch
năm. Cụ thể, tỉnh đã cấp mới giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư cho 8
dự án FDI, với vốn đăng ký trên 960
triệu USD; cấp giấy chứng nhận
điều chỉnh đầu tư cho 17 lượt dự án
FDI, trong đó có 4 dự án tăng vốn,
với số vốn tăng thêm đạt gần 112
triệu USD.
Có thể kể một số dự án tiêu biểu
như Dự án công nghệ tế bào quang
điện Jinko Solar PV Việt Nam và Dự
án công nghệ tấm Silic Jinco Solar
Việt Nam tại KCN Sông Khoai (gần
900 triệu USD); Dự án Nhà máy sản
xuất thiết bị gia dụng, xe đạp điện
Multi Sunny Việt Nam tại KCN Đông
Mai (10 triệu USD); Dự án Nhà máy
Lioncore Việt Nam tại KCN Đông Mai
(30 triệu USD); Dự án Nhà máy may
số 2 tại KCN Cảng biển Hải Hà của
Công ty TNHH May mặc Hoa Lợi Đạt
Việt Nam (8 triệu USD); Dự án khoa
học - kỹ thuật bảo vệ môi trường
Texhong giai đoạn I tại KCN Cảng
biển Hải Hà (30 triệu USD).
Ơng Nguyễn Văn Nhân, Tổng
giám đốc Cơng ty cổ phần Đô thị
Amata Hạ Long đánh giá, Quảng
Ninh đã có rất nhiều bước đột phá
trong việc lập quy hoạch. Đây cũng
chính là yếu tố khiến Jinko Solar liên
tiếp đầu tư vào Quảng Ninh.
NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư các
doanh nghiệp Nhật Bản vào Quảng
Ninh (tháng 12/2021), ơng Soichi
Inoue (Cơng ty TNHH Marubeni Việt
Tính đến hết tháng 9/2022, trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 153
dự án FDI đang hoạt động sản
xuất - kinh doanh, với tổng vốn
đầu tư đăng ký trên 10,31 tỷ USD.
Trong đó, có 91 dự án tại địa bàn
các khu cơng nghiệp, khu kinh tế
với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt
4,36 tỷ USD (bao gồm cả dự án
đầu tư hạ tầng khu cơng nghiệp);
62 dự án ngồi khu cơng nghiệp,
khu kinh tế với tổng vốn đầu tư
trên 5,95 tỷ USD.
Nam) chia sẻ: “Thái độ của lãnh đạo
tỉnh, sự rõ ràng và minh bạch trong
chính sách, tốc độ xử lý cơng việc
của các cấp chính quyền, cũng như
kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ
chính là thỏi nam châm để các nhà
đầu tư lớn lựa chọn Quảng Ninh làm
điểm đến đầu tư”.
Minh chứng cho nhận định này
là trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh
hưởng lớn từ đại dịch Covid-19,
song các doanh nghiệp FDI trên địa
bàn tỉnh đã chi 423 triệu USD để đầu
tư cải thiện hạ tầng kỹ thuật và tăng
năng lực sản xuất, kinh doanh, nâng
cao chất lượng sản phẩm.
Đặc biệt, các dự án FDI lớn thuộc
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế
tạo và công nghiệp điện tử đi vào
hoạt động sản xuất ổn định, tạo giá
trị lớn, như Nhà máy S-Việt Nam của
Cơng ty TNHH Competiton Team
Technology (Tập đồn Foxconn);
Nhà máy Bumjin Electronics Việt
Nam của Công ty TNHH Bumjin
Electronics Vina…
Trong năm 2021, doanh thu của
các doanh nghiệp, nhà đầu tư FDI
trên địa bàn tỉnh đạt 1,6 tỷ USD; tổng
kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD,
kim ngạch nhập khẩu đạt trên 1 tỷ
USD; nộp ngân sách nhà nước gần
700 tỷ đồng và giải quyết việc làm
cho 34.000 lao động.
Trong 9 tháng năm 2022, tổng
thu hút vốn ngoài ngân sách tại tỉnh
Quảng Ninh đạt 43.746 tỷ đồng.
Khu vực doanh nghiệp FDI đóng
góp ngân sách nhà nước trên 1.270
tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ
năm 2021.
Có thể khẳng định, khu vực FDI
góp phần thúc đẩy chuyển giao
cơng nghệ tiên tiến vào Quảng Ninh,
phát triển một số ngành kinh tế
quan trọng của tỉnh, như công
nghiệp chế biến thực phẩm, khai
thác - chế biến than, sản xuất
volfram, kim loại hiếm, sản xuất điện...
l
WWW.BAODAUTU.VN
13
SẴN SÀNG ĐĨN ĐẠI BÀNG
Kiên trì mục tiêu chuyển đổi mơ
hình tăng trưởng từ “nâu” sang
“xanh”, Quảng Ninh định hướng khá
rõ trong thu hút dòng “vốn ngoại”
theo hướng hiệu quả, bền vững.
Trong đó, ưu tiên các dự án sử dụng
cơng nghệ cao, thân thiện với mơi
trường, có giá trị gia tăng lớn, sử
dụng hiệu quả đất đai và lao động,
có nhiều sản phẩm xuất khẩu.
Quảng Ninh chủ trương đưa
chuỗi KKT trọng điểm gồm Quảng
Yên (13.303 ha), Vân Đồn (217.133
ha), Móng Cái (121.197 ha) đóng vai
trị động lực tăng trưởng. Do vậy,
tỉnh sẽ hướng nguồn lực tập trung
để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào 3
KKT này, đặc biệt ưu tiên thu hút
đầu tư vào 16 KCN được quy hoạch
và phân bố trên 10/13 địa phương
với tổng diện tích trên 378.180 ha.
Ơng Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh
ủy Quảng Ninh cho biết: “Quảng
Ninh luôn xem thành công của nhà
đầu tư là thành công của tỉnh.
Quảng Ninh xác định, ‘đồng hành,
phục vụ nhà đầu tư, doanh nghiệp’
là phương châm hoạt động của các
cấp, các ngành. Quảng Ninh chân
thành mời gọi, sẵn sàng trao đổi, cởi
mở tất cả các nội dung, hoan
nghênh và cam kết đồng hành, tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất về thủ
tục hành chính, bảo đảm tuyệt đối
an ninh, an tồn, cung cấp các dịch
vụ cơng tiện ích, các điều kiện về
đầu tư, kinh doanh, thương mại, du
lịch tốt nhất”.
Và quan điểm xuyên suốt của
tỉnh là phát huy tối đa, hiệu quả các
tiềm năng, lợi thế riêng có; huy
động, phân bổ và sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực theo phương
châm “nguồn lực bên trong là quyết
định, chiến lược, cơ bản, lâu dài và
nguồn lực bên ngoài là quan trọng,
đột phá”. Tỉnh sẽ tận dụng tối đa lợi
thế cạnh tranh nhờ hệ thống kết
cấu hạ tầng động lực ngày càng
đồng bộ để phát triển kinh tế
nhanh, bền vững, hội nhập sâu với
kinh tế khu vực...
“Chúng tôi xác định phải thu hút
được các tập đồn đa quốc gia, đa
ngành, có vai trị dẫn dắt vào những
ngành nghề, lĩnh vực mà tỉnh có lợi
thế cạnh tranh vượt trội, tiềm năng
khác biệt, nhất là du lịch, dịch vụ
tổng hợp hiện đại, công nghiệp chế
biến - chế tạo, công nghiệp phụ trợ,
các ngành công nghệ cao, công
nghệ thông minh, kinh tế biển,
logistics, năng lượng sạch…, thì
Quảng Ninh mới phát triển tốt”, ơng
Cao Tường Huy, Phó chủ tịch UBND
tỉnh Quảng Ninh chia sẻ.
Quảng Ninh đang tập trung đôn
đốc và hỗ trợ các nhà đầu tư hạ
tầng KCN, nhất là các chủ đầu tư hạ
tầng KCN có vốn FDI như KCN Sông
Khoai (714 ha), KCN Nam Tiền
Phong (487 ha), KCN Bắc Tiền
Phong (1.192,9 ha), KCN Texhong Hải Hà (660 ha), đẩy nhanh tiến độ
đầu tư, san lấp mặt bằng và hoàn
thiện kỹ thuật đồng bộ, chuẩn bị
mặt bằng sạch làm cơ sở thu hút,
kêu gọi đầu tư.
Để thuyết phục được các nhà
đầu tư lớn, nhà đầu tư chiến lược từ
các quốc gia khác, bên cạnh duy trì,
đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ
thống hạ tầng, Quảng Ninh sẽ tiếp
tục hoàn thiện quy hoạch tỉnh và
các quy hoạch liên quan, công khai,
tạo sự minh bạch và điều kiện tiếp
cận thơng tin một cách nhanh
chóng, thuận lợi nhất cho nhà đầu
tư, doanh nghiệp. n
QUẢNG NINH
14
WWW.BAODAUTU.VN
l
THỨ SÁU, 28/10/2022
ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC DÒNG VỐN FDI THẾ HỆ MỚI
Quảng Ninh cam kết tiếp tục
cải thiện môi trường đầu tư
Xác định dòng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi
(FDI) là một trong những
nguồn lực chính, quan
trọng để Quảng Ninh
thực hiện các mục tiêu
phát triển trong tương
lai, địa phương này đang
nỗ lực tạo những khác
biệt để thu hút được các
nhà đầu tư nước ngồi
lớn. Phóng viên Báo
Đầu tư đã có cuộc
trao đổi với ơng
Nguyễn Mạnh Cường,
Giám đốc Sở Kế hoạch
và Đầu tư Quảng Ninh
về nội dung này.
Dòng vốn FDI đã khẳng định vai
trò quan trọng trong các lĩnh vực
của đời sống kinh tế nước ta. Vậy
với Quảng Ninh, vai trị này được
thể hiện như thế nào, thưa ơng?
Quảng Ninh đã xác định rõ xu
hướng phát triển hội nhập kinh tế
quốc tế, thu hút FDI là một trong
những giải pháp quan trọng để phát
triển kinh tế - xã hội. Việc thu hút
được dòng vốn FDI chất lượng sẽ
giúp Quảng Ninh nhanh chóng mở
rộng và tăng nguồn vốn đầu tư phát
triển, tăng năng lực sản xuất, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo
nhiều việc làm mới cho người lao
động. Đồng thời, việc này thúc đẩy
nhanh quá trình đổi mới thiết bị, công
nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu,
tăng nguồn thu cho ngân sách, tạo
thuận lợi để gắn kết nền kinh tế trong
nước với hệ thống sản xuất, phân
phối, trao đổi quốc tế, thúc đẩy hội
nhập kinh tế quốc tế...
Thu thút FDI khơng đơn thuần là
vốn, mà kèm theo đó là những công
nghệ, kỹ thuật cao, phương thức
quản lý tiên tiến. Thơng qua tiếp nhận
dịng vốn FDI, các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh cịn có điều
kiện thuận lợi để thâm nhập thị
trường quốc tế, mở rộng thị trường
xuất khẩu, thích nghi nhanh hơn với
các thay đổi trên thị trường thế giới…
Vai trò của các doanh nghiệp FDI
cũng đã được khẳng định thêm trong
khoảng 2 năm qua, nhất là trong năm
2021, khi tổng vốn FDI vào địa bàn
các khu công nghiệp, khu kinh tế
toàn tỉnh đạt trên 1 tỷ USD (tương
đương gần 25.000 tỷ đồng), tăng gấp
2,1 lần so với năm 2020 và bằng 269%
kế hoạch thu hút vốn FDI của năm,
đóng góp tích cực cho sự phát triển
chung của Quảng Ninh. Hơn nữa, các
doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực chế
biến, chế tạo tại các khu công nghiệp
giữ được ổn định, tăng năng lực sản
xuất, đóng góp quan trong vào GRDP
của tỉnh.
Quảng Ninh luôn mong muốn
mời gọi, thu hút đầu tư FDI thế hệ
mới vào những ngành nghề, lĩnh vực,
địa bàn mà tỉnh có lợi thế, tiềm năng,
góp phần tạo việc làm, thu nhập cho
Công ty Jinko Solar (tại Khu công nghiệp Amata, Quảng Yên, Quảng Ninh) là nhà sản xuất hàng đầu mô đun khai thác năng lượng mặt trời
người lao động; nâng cao trình độ,
năng lực sản xuất; thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình
tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”.
Lãnh đạo tỉnh ln cam kết tiếp
tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh
doanh thông thống, bình đẳng,
minh bạch, tạo thuận lợi nhất cho các
nhà đầu tư trong và ngoài nước thúc
đẩy sản xuất - kinh doanh và nâng
cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi
giá trị. Các nhà đầu tư thành công,
phát triển bền vững, lâu dài tại Quảng
Ninh sẽ chia sẻ, thúc đẩy cộng đồng
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát
triển song hành.
Rõ ràng, dịng vốn FDI đã tác động
tích cực tới sự phát triển của địa
phương. Vậy để khai thác tốt
những tác động có lợi đó, Quảng
Ninh đã có chiến lược gì trong thu
hút dòng vốn này?
Xuất phát từ quan điểm kinh
doanh quốc tế, từ góc nhìn của nhà
đầu tư, tỉnh Quảng Ninh nhận định,
một trong những chiến lược quan
trọng nhằm thu hút nguồn vốn FDI là
tập trung cải thiện Chỉ số Phát triển
cơ sở hạ tầng. Chỉ số này ảnh hưởng
rất lớn đến chi phí sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp. Đây cũng
là yếu tố quan trọng để Quảng Ninh
cạnh tranh với các tỉnh lân cận, đặc
biệt là Hải Phòng và các tỉnh liền kề
Hà Nội, như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh…).
Nhận diện được hạ tầng giao
thơng có ảnh hưởng quan trọng tới
thu hút đầu tư FDI, tỉnh Quảng Ninh
đã nỗ lực triển khai và đưa vào sử
dụng hàng loạt dự án hạ tầng trọng
điểm như đường cao tốc Hạ Long Hải Phòng, đường cao tốc Hạ Long Vân Đồn - Móng cái, sân bay Vân Đồn,
đường kết nối Khu công nghiệp Việt
Hưng với Quốc lộ 18, đường kết nối
các khu chức năng thuộc Khu kinh tế
Vân Đồn…
Bên cạnh việc hoàn thiện hạ tầng
giao thông, tỉnh Quảng Ninh xây
dựng quy hoạch và thúc đẩy các nhà
đầu tư hoàn thiện hạ tầng các khu
kinh tế, khu công nghiệp; kết nối giao
thông thuận tiện; áp dụng chính sách
ưu đãi, hỗ trợ đầu tư để mời gọi các
nhà đầu tư vào khu kinh tế, khu công
nghiệp. Đồng thời, tỉnh tạo dựng môi
trường sống và môi trường làm việc
hấp dẫn (bệnh viện, trường học, các
dịch vụ giải trí…) để tạo sức hút với
người lao động, nhà đầu tư khi đến
Quảng Ninh đầu tư và sinh sống. Đây
cũng là giải pháp để giải quyết vấn đề
nguồn nhân lực - vốn là một trong
những điểm nghẽn của Quảng Ninh.
Ngoài những nỗ lực đầu tư hoàn
thiện hạ tầng “cứng” và “mềm”, Quảng
Ninh cũng đang thay đổi công tác
xúc tiến đầu tư. Nhanh chóng hồn
thiện danh mục các dự án thu hút
đầu tư và danh mục dự án, địa bàn
hạn chế khơng thu hút đầu tư nước
ngồi. Xác định đối tác, nhà đầu tư
chiến lược nước ngoài trong giai
đoạn sắp tới là các tập đồn, các cơng
ty xun quốc gia, đa quốc gia đến từ
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu,
Singapore, EU, Trung Đông; các công
ty nhỏ và vừa (đối với ngành cơng
nghiệp hỗ trợ) trong và ngồi nước
có định hướng chiến lược phát triển
mở rộng thị trường, cam kết đầu tư
lâu dài tại Quảng Ninh. Ưu tiên các dự
án có cơng nghệ tiên tiến, cơng nghệ
mới, cơng nghệ cao, cơng nghệ sạch,
quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng
cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi
sản xuất và cung ứng tồn cầu.
Vậy Quảng Ninh có những lợi thế
cạnh tranh khác biệt nào để có thế
tự tin đón được các “đại bàng” về
“làm tổ” tại địa phương, thưa ơng?
Theo tơi, đó chính yếu tố vị trí địa
lý mà Quảng Ninh sở hữu. Quảng
Ninh là địa phương duy nhất của cả
nước có cả đường biên giới trên bộ
và trên biển với Trung Quốc, trong đó
có 3 cửa khẩu. Quảng Ninh cũng ở
điểm đầu khu vực hợp tác “Hai hành
lang, một vành đai” kinh tế Việt Trung, trong khung khổ Khu vực Mậu
dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; khu
vực trung chuyển, giao lưu hàng hóa,
khoa học cơng nghệ lớn giữa Đông
Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc) và Đông Nam Á. Đây là nền
tảng để thúc đẩy phát triển biên mậu,
trao đổi hàng hóa và dịch vụ với quốc
gia đông dân nhất thế giới này.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của Quảng Ninh ngày càng
đồng bộ, hiện đại và có bước phát
triển đột phá, nhất là hạ tầng giao
thông chiến lược. Đến nay, Quảng
Ninh đã có 176 km đường cao tốc đi
qua (chiếm 16,8% tổng chiều dài
đường cao tốc hiện có của cả nước),
rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà
Nội đến Hạ Long chỉ cịn 1,5 giờ và
đến TP. Móng Cái chỉ cịn 3 giờ di
chuyển. Đặc biệt, Cảng hàng không
quốc tế Vân Đồn (cảng hàng không
đầu tiên của Việt Nam được đầu tư từ
nguồn vốn tư nhân của Tập đoàn Sun
Group) giúp kết nối Quảng Ninh với
thế giới một cách nhanh nhất.
Quảng Ninh cũng đang sở hữu lực
lượng lao động trẻ (51% lực lượng lao
động có độ tuổi 15 đến 39) và có
trình độ tay nghề cao (38,3% có bằng
đại học và sau đại học). Tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt 85%, trong đó lao
LOẠI HÌNH LĨNH VỰC ƯU TIÊN THU HÚT ĐẦU TƯ
VÀO TỈNH QUẢNG NINH
1. Công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghệ
cao, công nghệ thông minh;
2. Kinh tế biển, logistics, cảng biển và dịch vụ cảng biển;
3. Du lịch, dịch vụ tổng hợp hiện đại;
4. Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái;
5. Các nhóm ngành thúc đẩy kinh tế xanh như năng lượng sạch, năng lượng
tái tạo, điện khí, điện gió…
Nguồn: IPA Quảng Ninh
động có bằng cấp, chứng chỉ đạt
45,5%, thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.
Năng suất lao động xã hội năm 2021
đạt 351,2 triệu đồng/người, gấp 1,8
lần bình quân chung cả vùng (198,5
triệu đồng/lao động), là địa phương
có năng suất lao động (GRDP/lao
động) cao nhất.
Quảng Ninh cịn có tổng diện tích
khu cơng nghiệp, khu kinh tế lớn
nhất cả nước, với 2 khu kinh tế ven
biển, 3 khu kinh tế cửa khẩu, 16 khu
công nghiệp. Các khu kinh tế, khu
công nghiệp của Quảng Ninh được
kết nối với nhau bằng hệ thống
đường cao tốc, tạo thuận lợi cho giao
thương, vận chuyển hàng hóa; các
khu kinh tế ven biển và khu kinh tế
cửa khẩu của Quảng Ninh đều được
Chính phủ cho phép hưởng cơ chế
chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất.
Là một trong những trung tâm
sản xuất điện lớn nhất Việt Nam, các
nhà đầu tư đến Quảng Ninh sẽ yên
tâm với nguồn năng lượng dồi dào.
Hàng năm, Quảng Ninh sản xuất
khoảng 39 tỷ kWh điện và đóng góp
khoảng 16% tổng sản lượng điện cả
nước. Quảng Ninh còn đang triển
khai các nguồn năng lượng “xanh”,
như điện khí LNG, điện gió và điện
sinh khối.
Đặc biệt, Chỉ số Năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI) của Quảng Ninh
đứng vị trí quán quân 5 năm liên tiếp
(2017 - 2021) và 9 năm liên tiếp (20132021) trong nhóm 5 tỉnh, thành phố
có chất lượng điều hành kinh tế xuất
sắc nhất cả nước; Chỉ số Cải cách
hành chính (PAR Index) duy trì 4 năm
liên tiếp (2017 - 2020) đứng đầu cả
nước. Điều này phản ánh môi trường
đầu tư, kinh doanh của tỉnh đang
được cộng đồng doanh nghiệp, nhà
đầu tư đánh giá rất cao. Trong thời
gian qua, nhiều mơ hình mới phục vụ
doanh nghiệp, nhà đầu tư được thiết
lập, vận hành hiệu quả, như Trung
tâm Phục vụ hành chính cơng, Ban
Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Tổ công tác
Hỗ trợ dự án đầu tư (Quang Ninh
Investor Care)...n
THANH TÂN - THU LÊ thực hiện
QUẢNG NINH
ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC DÒNG VỐN FDI THẾ HỆ MỚI
l
THU LÊ
Tập trung thu hút dòng
vốn FDI thế hệ mới,
Quảng Ninh không chỉ
hướng tới trở thành một
trung tâm công nghiệp
chế biến chế tạo hàng
đầu cả nước, mà còn tạo
lực đẩy để thực hiện
chiến lược phát triển
kinh tế xanh.
LỢI THẾ KHÁC BIỆT
Ơng Bruno Jaspaert, Tổng giám
đốc Tổ hợp Khu cơng nghiệp (KCN)
DEEP C nhiều lần chia sẻ về quyết
định đầu tư 2 dự án hạ tầng KCN tại
Quảng Ninh rằng: “Chúng tơi nhận
thấy Quảng Ninh có những lợi thế
rất riêng mà khơng một địa phương
nào có được. Đơn cử như vịnh Hạ
Long - di sản thiên nhiên thế giới.
Chỉ riêng yếu tố này thôi đã là lợi thế
lớn để thu hút người lao động về
đây làm việc, với môi trường tuyệt
vời để sinh sống. Các nhà đầu tư sản
xuất thân thiện với môi trường cũng
sẽ rất quan tâm đến những địa
phương có nhiều giải pháp phát
triển kinh tế xanh, bảo vệ môi
trường. Quảng Ninh không cần phải
so sánh với địa phương nào trong
thu hút FDI”.
Đề cập những lợi thế nổi trội
của Quảng Ninh, tại Hội nghị Xúc
tiến đầu tư năm 2022, Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Ninh, ơng
Nguyễn Tường Văn nhấn mạnh,
ngồi 2 lợi thế sẵn có là vị trí địa lý
và tài ngun thiên nhiên, khống
sản phong phú, thì những lợi thế
cịn lại có được là do sự chủ động
và nỗ lực xây dựng từ nội lực của
Quảng Ninh.
Đặc biệt, theo đánh giá của ơng
Phạm Tấn Cơng, Chủ tịch Liên
đồn Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI), hạ tầng giao
thông, hạ tầng đô thị, môi trường
đầu tư, kinh doanh của Quảng
Ninh đã có những bước tiến đột
phá từ sau năm 2012 và trở thành 2
lợi thế đặc biệt cho địa phương này
trong thu hút đầu tư.
Hơn nữa, quỹ đất công nghiệp
của Quảng Ninh còn nhiều, đáp
ứng được nhu cầu xây dựng các tổ
hợp công nghiệp quy mô lớn, giá
THỨ SÁU, 28/10/2022
l
WWW.BAODAUTU.VN
15
Chiến lược đón dịng vốn FDI
thế hệ mới
th cũng cạnh tranh so với một số
địa phương lân cận như Hải
Dương, Hải Phịng. Hiện tại, Quảng
Ninh có 548,61 ha đất cơng nghiệp
đã được đầu tư hạ tầng sẵn sàng
cho thuê; đến năm 2025, dự kiến
có 3.658 ha và đến năm 2030 sẽ có
khoảng 5.904 ha.
“Do đó, ngồi yếu tố vị trí địa lý,
hạ tầng đồng bộ, thì lợi thế được
đánh giá cao chính là tiềm năng
và dư địa phát triển của bất động
sản KCN Quảng Ninh”, ơng Chí Vũ,
Trưởng bộ phận Dịch vụ KCN
(Colliers Việt Nam) khẳng định.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn
Văn Nhân, Tổng giám đốc Công ty
cổ phần Đô thị Amata Hạ Long chia
sẻ: “Nhờ lợi thế về diện tích đất KCN
cịn nhiều, nên Quảng Ninh hồn
tồn có thể đáp ứng được những
dự án địi hỏi quy mơ sử dụng diện
tích đất lớn. Quan trọng là các nhà
đầu tư hạ tầng cần sớm có được
quỹ đất sạch để nhanh chóng triển
khai đầu tư hạ tầng. Hiện giai đoạn
I của chúng tôi gần như đã được lấp
đầy bởi các dự án của nhà đầu tư
thứ cấp Jinko Solar. Giai đoạn II
chúng tôi đang đẩy mạnh san lấp,
xây dựng hạ tầng với phần diện tích
đã được giải phóng mặt bằng”.
CHỦ ĐỘNG MỜI GỌI
VÀ ĐÓN NHỮNG DỰ ÁN XỨNG TẦM
Đại diện McKinsey Việt Nam đơn vị tư vấn lập Quy hoạch chung
tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030
cho biết, khi tính tốn các nguồn
lực để Quảng Ninh có thể thực hiện
được các mục tiêu chiến lược trong
phát triển kinh tế - xã hội, thì tỷ
trọng vốn FDI chiếm khoảng 24%
trong tổng vốn đầu tư tồn xã hội.
Tuy nhiên, để có thể đón được
dịng vốn lớn cũng như mời gọi
được các nhà đầu tư đúng lĩnh vực
mà Quảng Ninh mong muốn, thì
tỉnh phải có tư duy chiến lược, xác
định rõ những ngành, lĩnh vực
trọng tâm và xác định được những
nhà đầu tư xứng đáng để dành
những cơ chế ưu đãi tốt nhất.
Theo các chuyên gia, Quảng
Ninh cần đón được các nhà đầu tư
thực hiện những dự án quy mô lớn
tương tự LG tại Hải Phòng, hay
Samsung tại Thái Nguyên... Chỉ cần
thu hút được nhà đầu tư lớn đến
“xây tổ”, thì sẽ kéo theo cả một hệ
sinh thái các doanh nghiệp phụ trợ.
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp
tại Quảng Ninh tham gia vào chuỗi
sản xuất, cung ứng cho những
doanh nghiệp này.
Đó cũng chính là hướng đi của
Quảng Ninh trong công tác xúc tiến
và thu hút FDI. Quảng Ninh cũng đã
thành công với hướng đi này. Một số
tên tuổi nổi bật có thể kể đến là
Texhong với việc hình thành chuỗi
dự án trong ngành công nghiệp dệt
may; Foxconn trong lĩnh vực công
nghiệp điện tử; Jinko Solar sản xuất
tấm pin năng lượng mặt trời...
Chia sẻ với Báo Đầu tư, ơng Uber
Mendez, Trưởng phịng Vận hành
Cơng ty TNHH Competition Team
Technology Việt Nam - CTTV (thành
viên của Tập đoàn Foxconn) cho biết:
“Khi triển khai kế hoạch mở rộng sản
xuất, lãnh đạo Tập đoàn đã nghiên
cứu tại nhiều địa phương, trong đó
có Quảng Ninh. Thơng qua Ban Xúc
tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA) Quảng
Ninh, chúng tôi đã được cung cấp
các thông tin đầy đủ và quyết định
chọn KCN Đơng Mai, bởi các yếu tố
như vị trí, chi phí và lao động”.
CTTV đang hoạt động rất tốt tại
KCN Đơng Mai và Tập đồn Foxconn
cũng có kế hoạch từ nay đến năm
2024 sẽ mở rộng dự án ngay tại quỹ
đất trống bên cạnh nhà máy hiện tại.
Công ty Jinko Solar Hongkong
Limited - một trong những nhà sản
xuất tấm pin năng lượng mặt trời lớn
nhất và tiên tiến nhất trên thế giới cũng đã chọn Quảng Ninh để xây
dựng tổ hợp sản xuất thứ 3 trên toàn
cầu. Đặc biệt hơn, đây là dự án nhà
máy thơng minh tích hợp pin,
module duy nhất tính đến hiện tại
của Jinko Solar. Khơng chỉ thực hiện
liên tiếp 3 dự án, Jinko Solar còn xây
dựng nhà ở cho người lao động
thuê, qua đó cho thấy mong muốn
gắn bó lâu dài với Quảng Ninh.
ĐỔI MỚI XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
Bà Vũ Thị Kim Chi, Phó trưởng ban
thường trực IPA Quảng Ninh cho
biết, trong công tác xúc tiến và thu
hút đầu tư, Quảng Ninh sẽ không
chạy theo số lượng, mà chọn chất
lượng. Tỉnh còn nhiều dư địa để các
nhà đầu tư lớn triển khai các tổ hợp
sản xuất quy mô.
Quan điểm của tỉnh Quảng Ninh
là tiếp tục thực hiện các phương
thức xúc tiến đầu tư truyền thống,
nhưng để tăng hiệu quả thì phải
nâng tầm quy mơ các sự kiện và thể
hiện được sự trọng thị của tỉnh. Hội
nghị Xúc tiến đầu tư đầu tiên trong
năm 2022 của Quảng Ninh, với sự
tham dự của các thành viên Hội
đồng Tư vấn kinh doanh APEC
(ABAC) đến từ 21 nền kinh tế trong
khu vực châu Á - Thái Bình Dương là
một minh chứng cụ thể.
Các tập đoàn lớn trên thế giới
trong lĩnh vực công nghiệp chế biến
chế tạo thiết bị điện tử đã có mặt tại
cuộc xúc tiến này. Đó là NEC
Quảng Ninh đang cập nhật, chuẩn hóa bộ cơng cụ xúc tiến đầu tư mới nhất,
bao gồm: hệ thống cơ sở dữ liệu, tài liệu xúc tiến đầu tư với hình thức thiết kế
hiện đại, chuyên nghiệp bằng 5 ngôn ngữ: Anh, Việt, Hàn, Nhật, Trung; video
clip xúc tiến đầu tư hiện đại và đầy đủ thông tin. Đặc biệt, Cổng thông tin
Xúc tiến đầu tư (www.investinquangninh) đến nay đã thu hút được 10,3 triệu
lượt truy cập.
Bộ công cụ này đã thể hiện được những thông tin mới nhất và cụ thể nhất,
những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm khi tìm hiểu mơi trường đầu tư tại
Quảng Ninh, từ lực lượng lao động tới hạ tầng điện, nước, giao thơng...
Quảng Ninh cịn nhiều dư địa để các nhà đầu tư lớn triển khai các tổ hợp sản xuất quy mô. Trong ảnh: Nhà máy của Foxconn tại Khu công nghiệp Đơng Mai
Corporation - tập đồn điện tử và
cơng nghệ thơng tin đa quốc gia của
Nhật Bản; Tập đồn Quanta
Computer - một trong những nhà
sản xuất máy tính xách tay hàng đầu
thế giới; Tập đoàn BAE Systems PLC
hoạt động trong lĩnh vực vũ trụ, an
ninh và vũ trụ đa quốc gia của Anh,
đứng thứ 7 trên thế giới;
Manufacturing Council of PNG - tập
đoàn hàng đầu về lĩnh vực năng
lượng... Ngoài ra, Hội nghị cịn có sự
tham dự của một số tổ chức quốc tế
uy tín như Liên đồn Doanh nghiệp
Singapore (SBF), Liên đồn Các
ngành cơng nghiệp Thái Lan (FTI)...
Sau các hội nghị xúc tiến đầu tư,
Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh
Quảng Ninh đã trực tiếp gửi thư cảm
ơn tới các tổ chức, doanh nghiệp
tiêu biểu và nhận được những phản
hồi tích cực. Ơng Nakajima Takeo,
Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến
thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà
Nội sau khi dự Hội nghị Xúc tiến đầu
tư Quảng Ninh (tháng 12/2021) đã
chia sẻ: “Tôi được biết, các nhà đầu tư
rất ấn tượng và đánh giá cao sự
chuyên nghiệp, tính cầu thị, cũng
như sự mong muốn hợp tác của địa
phương, đồng thời cũng thấy rõ
được cơ hội phát triển của ‘một Việt
Nam thu nhỏ’ này”.
Thay vì chờ nhà đầu tư đến với
mình, Quảng Ninh ln chủ động,
tích cực, tập trung tiếp cận tổ chức,
cá nhân có sức ảnh hưởng và có vai
trị quyết định. Cơng tác hỗ trợ thủ
tục đầu tư và tháo gỡ các vướng
mắc được giải quyết nhanh chóng
thơng qua Tổ Investor Care - hỗ trợ,
đơn đốc đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các dự án và các tổ công tác hỗ
trợ triển khai dự án...
Với cách làm hiệu quả, tới đây,
Quảng Ninh sẽ đón một số dự án
mới trong lĩnh vực công nghiệp ô tô
đến từ Thụy Điển. Bên cạnh đó, Dự
án 1,5 tỷ USD của Cơng ty cổ phần
Hóa dầu Stavian Quảng Yên sản xuất
hạt nhựa Polypropylene (PP) cũng
đang gấp rút hoàn thành các thủ tục
đầu tư…n
ẢNH: BÁO QUẢNG NINH
16
QUẢNG NINH
WWW.BAODAUTU.VN
l
ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC DÒNG VỐN FDI THẾ HỆ MỚI
THỨ SÁU, 28/10/2022
Quảng Ninh ghi điểm trong mắt
nhà đầu tư
Với lợi thế cạnh tranh vượt trội, tiềm năng khác biệt, cịn nhiều dư địa
phát triển và mơi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi, thơng thống,
Quảng Ninh ln là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trong
và ngoài nước. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và
chuyên gia kinh tế cũng có những đánh giá, góp ý để cùng Quảng Ninh
tăng trưởng và phát triển bền vững hơn.
Làm rõ các tiêu chí, tạo “bộ lọc” thu hút dự án FDI
- Ông Nguyễn Văn Nhân,
Công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Quảng Ninh ngày càng được đổi mới để nâng cao hiệu quả. Trong ảnh: Hội nghị
Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Ninh năm 2022
ẢNH: THU LÊ
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đô thị Amata Hạ Long
(chủ đầu tư Khu công nghiệp Sông Khoai)
Quảng Ninh ưu tiên thu hút
đầu tư vào những ngành nghề,
lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế cạnh
tranh vượt trội, tiềm năng khác
biệt, tạo giá trị gia tăng lớn, nhất
là du lịch, dịch vụ tổng hợp hiện
đại; công nghiệp chế biến, chế
tạo, công nghiệp phụ trợ, các
ngành công nghệ cao, công
nghệ thông minh; kinh tế biển,
logistics, cảng biển và dịch vụ
cảng biển; nơng nghiệp sinh
thái; các nhóm ngành thúc đẩy
kinh tế xanh như năng lượng
sạch, năng lượng tái tạo, điện
khí, điện gió…
Có thể thấy, Quảng Ninh
đang đẩy mạnh thu hút đầu tư
vào công nghệ cao, sạch. Nếu
tỉnh tiếp tục cải thiện mơi
trường đầu tư thơng thống và
có nguồn nhân lực chất lượng
cao, thì sẽ tạo lợi thế lớn. Mặt
khác, để nhà đầu tư hạ tầng khu
công nghiệp (KCN) đồng hành
thực hiện hiệu quả công tác
xúc tiến đầu tư theo định
hướng của tỉnh, thì địa phương
cần ban hành danh mục ngành
nghề, dự án ưu tiên/hạn chế
thu hút đầu tư cụ thể hơn.
Cùng với đó, cần ban hành
bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả
đầu tư của dự án để nhà đầu tư
hạ tầng có định hướng rõ từ
đầu khi tiếp cận đối tác, nâng
cao hiệu quả xúc tiến đầu tư.
Tỉnh cũng cần có những chính
sách ưu đãi cụ thể, đi cùng với
những điều kiện để được
hưởng ưu đãi. Những điều này
sẽ giúp công tác xúc tiến đầu tư
của Quảng Ninh cũng như các
doanh nghiệp hạ tầng có được
hiệu quả cao nhất.n
Phải chọn được tọa độ trung tâm cho phát triển
- PGS-TS. Trần Đình Thiên,
khu kinh tế (KKT), KCN
trưởng. Đó khơng phải là
những ưu đãi thêm về nguồn
vốn ngân sách, mà phải là sự
hỗ trợ về cơ chế, chính sách,
cho phép Quảng Ninh thực thi
những hình mẫu có tính vượt
trội để có thể tạo ra những
động lực phát triển mới.
Mặt khác, nhìn rộng hơn,
xa hơn, thì các KCN của Quảng
Ninh cần phải gắn với khu
đơ thị hiện đại. Quảng Ninh
đang có đà tăng trưởng rất
tốt, điều kiện sống tốt, cùng
với sự cải cách theo hướng
này, sẽ hấp dẫn dòng vốn FDI
hơn rất nhiều.n
- Ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C
nhà đầu tư hạ tầng KCN tại
Quảng Ninh, chúng tôi rất
quan tâm đến vấn đề lao động
chất lượng cao. Theo tơi,
Quảng Ninh nói riêng, Việt
Nam nói chung khơng nên coi
nguồn lao động giá rẻ là lợi thế
thu hút đầu tư.
Mỗi tỉnh, thành phố cần có
những ưu tiên cho đào tạo,
tập trung vào những ngành
nghề như điện tử, sản xuất
máy móc thiết bị… Điều này
Quảng Ninh là khu vực lý
tưởng cho các lĩnh vực công
nghiệp. Hệ thống giao thông
cho phép di chuyển thuận lợi
tới các cảng biển, sân bay quốc
tế và cửa khẩu quốc tế Móng
Cái. Vì vậy, đây là khu vực mang
tính chiến lược cao và có nhiều
tiềm năng phát triển. Hạn chế
lớn nhất của địa phương là vấn
đề tay nghề của lực lượng lao
động. Việc chiêu mộ người tài
từ khu vực vẫn còn hạn chế.
Quảng Ninh đã thu hút rất
nhiều nhà đầu tư trong nước
và quốc tế. Chi phí thuê đất
công nghiệp tại Quảng Ninh
cạnh tranh hơn so với các KCN
phía Nam. Nhìn chung, thị
trường miền Bắc vẫn là điểm
đến của nhiều nhà đầu tư
trong các lĩnh vực có giá trị gia
tăng cao như điện tử, ô tô.
Phần lớn khoản đầu tư đó đến
từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan và Singapore.n
Quảng Ninh có những lợi thế
cạnh tranh lớn trong thu hút
FDI. Đó là vị trí địa lý chiến lược,
có đường biên giới cả trên biển
và trên đất liền với thị trường
đông dân nhất thế giới; hạ tầng
hiện đại và đồng bộ; dư địa
phát triển bất động sản công
nghiệp lớn với 3 khu kinh tế
cùng nhiều chính sách ưu đãi
cho nhà đầu tư...
Tuy vậy, theo tơi, Quảng
Ninh vẫn cịn một số điểm cần
cải thiện để tạo đà cho bất
động sản công nghiệp “cất
cánh”, thu hút thêm nhiều dự
án đầu tư chất lượng, giá trị cao.
Đầu tiên là vấn đề nguồn
lực lao động, nhất là lao động
chất lượng cao, đáp ứng các
tiêu chuẩn cho sản xuất công
nghiệp, dịch vụ, xuất nhập
khẩu... Bên cạnh đó, cần đặc
biệt cân nhắc các chính sách,
điều kiện đầu tư có tính tới các
vấn đề về xử lý chất thải, khí
thải, nhằm giảm thiểu tác
động đến mơi trường và
thắng cảnh, đảm bảo phát
triển bền vững.
Riêng về nhân lực, cần có sự
chung tay của 3 “nhà” để gia
tăng số lượng và nâng cao chất
lượng lao động. Nhà trường
cần đẩy mạnh phổ cập giáo
dục phổ thông, đào tạo nghề
và ngoại ngữ cho học viên. Nhà
doanh nghiệp cần chung tay
bằng các chính sách đãi ngộ,
đào tạo và phát triển kỹ năng
nhằm thu hút lao động cho các
KCN, KKT. Nhà nước chú trọng
an sinh như xây dựng nhà ở,
bệnh viện, nhà trẻ… để thu hút
và giữ chân công nhân sinh
sống, làm việc. Tôi tin rằng, đây
là giải pháp bền vững giúp
Quảng Ninh “ghi điểm” hơn nữa
trong mắt các nhà đầu tư.n
Doanh nghiệp Hồng Kông rất quan tâm đến
- Bà Winnie Lam, Tổng thư ký Hiệp hội
Quảng Ninh
Doanh nghiệp Hồng Kông tại Việt Nam
Không nên coi nguồn nhân lực giá rẻ là
lợi thế thu hút đầu tư
DEEP C là nhà đầu tư KCN Bắc
Tiền Phong và Nam Tiền
Phong tại KKT ven biển Quảng
Yên. Với định hướng phát triển
KCN Bắc Tiền Phong và Nam
Tiền Phong thành KCN cảng
biển, DEEP C đang xúc tiến thu
hút các nhà đầu tư hạ tầng
cảng và dịch vụ cảng. Các nhà
đầu tư thứ cấp đang đàm phán
để đi đến thống nhất hợp tác
với chúng tôi.
Cũng giống như một số
bất động sản cơng nghiệp, Savills Hà Nội
- Ơng Chí Vũ, Trưởng bộ phận Dịch vụ KCN, Colliers Việt Nam
nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
KKT, KCN. Theo tôi, KKT Quảng
Yên sẽ là vùng then chốt, vì sát
với các trung tâm lao động của
Bắc bộ để cung ứng lao động;
lại sát với Hải Phòng, tăng
sự liên kết với địa phương này
để tận dụng cảng quốc tế
Lạch Huyện, vừa được hưởng
ưu đãi về thể chế. Quảng Yên đi
cùng với Hải Phịng sẽ tạo được
sự cộng hưởng về cơng nghiệp,
tạo thành chuỗi sản xuất
trình độ cao, cùng với vùng
cơng nghiệp ven Hạ Long đang
dịch chuyển theo hướng công
nghệ cao.
Quảng Ninh đã được xác
định là một trong 3 cực tăng
trưởng của phía Bắc. Như vậy,
cần phải có thể chế tương
xứng cho một cực tăng
- Ông Thomas Rooney, Quản lý cấp cao, Dịch vụ Tư vấn
Một số điểm cần cải thiện để tạo đà cho
bất động sản công nghiệp “cất cánh”
thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ,
Quảng Ninh đang lập Đề án
Phát triển KKT, KCN của tỉnh.
Đây là động thái cho thấy,
Quảng Ninh đang có sự thay
đổi căn bản trong cách tiếp cận
phát triển KKT, KCN.
Có nhiều lợi thế để thu hút
đầu tư, nhưng những điểm bất
lợi của tỉnh lại tương đối cơ bản
so với một số địa phương khác.
Ví dụ, về thu hút lao động,
Quảng Ninh đất rộng, nhưng
nguồn lao động không nhiều,
dân cư ở phân tán, lại hơi xa về
khoảng cách để thu hút nguồn
lao động từ vùng lõi của Bắc bộ.
Nếu vẫn thu hút đầu tư theo
cách truyền thống là dựa vào
lao động giá rẻ, thì sẽ thất bại.
Quảng Ninh phải chọn được
tọa độ trung tâm cho phát triển
Quảng Ninh là nơi lý tưởng cho hoạt động
cơng nghiệp
địi hỏi phải có thời gian để
chuẩn bị nguồn nhân lực sẵn
sàng, nếu làm được, sẽ cải
thiện đáng kể chất lượng
nguồn lao động, giúp tăng lợi
thế cho Quảng Ninh thu hút
được các nhà đầu tư lớn.n
Các thành viên của Hiệp hội
Doanh nghiệp Hồng Kơng tại
Việt Nam đang tiếp tục
tìm kiếm địa điểm đầu tư mới
tại Việt Nam và Quảng Ninh
chắc chắn nhận được sự quan
tâm từ các nhà đầu tư này.
Quảng Ninh có hệ thống
cảng biển phát triển, tiếp giáp
với trung tâm cảng biển lớn
nhất phía Bắc (tại Hải Phịng), là
địa điểm lý tưởng cho các
doanh nghiệp nhập khẩu
nguyên liệu, xuất khẩu thành
phẩm sang Trung Quốc và các
nước trên thế giới dễ dàng,
thuận tiện.
Năm 2021, Quảng Ninh
đứng thứ 2 cả nước về GRDP
bình quân đầu người và đạt
mức tăng trưởng khoảng 13%
trong 6 năm liên tục. Dự báo,
năm 2022, tỉnh cũng đạt được
mức tăng trưởng cao như vậy.
Quảng Ninh đang tập trung
phát triển các KCN với hệ thống
KCN hiện hữu và 8 KCN đang
được triển khai...
Đứng đầu Bảng xếp hạng
Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) trong 5 năm liên
tiếp (2017 - 2021), Quảng
Ninh cũng là mối quan tâm số
1 của các thành viên Hiệp hội
Doanh nghiệp Hồng Kông
khi họ muốn đầu tư vào
Việt Nam.n
THÀNH NGUYỄN - BÍCH NGỌC - THU LÊ thực hiện
QUẢNG NINH
ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC DÒNG VỐN FDI THẾ HỆ MỚI
l HẠ AN
Khu kinh tế (KKT) Vân
Đồn đang có nhiều dự án
được triển khai, góp
phần hồn thiện đồng bộ
hạ tầng kinh tế kỹ thuật,
tăng sức hút với nhà
đầu tư.
hằm tạo cơ chế riêng, linh
hoạt để KKT Vân Đồn có điều
kiện “cất cánh”, Thủ tướng
Chính phủ đã cho phép Quảng
Ninh thành lập và hoạt động thí
điểm Ban Quản lý KKT Vân Đồn với
thời hạn 3 năm kể từ ngày
21/4/2020. Sau hơn 2 năm hoạt
động, Ban đã đẩy nhanh việc lập và
hoàn thiện các quy hoạch phân
khu. Trong số 12 đồ án quy hoạch
phân khu được lập, đã có 9 đồ án
được duyệt (Khu vực Cái Rồng, Khu
vực sân bay, Khu vực Bắc Cái Bầu,
Khu vực dịch vụ hỗ trợ sân bay, Khu
vực Đông Bắc Cái Bầu, Khu vực đảo
Cống Chén, Khu vực đảo Minh Châu
- Quan Lạn, Khu vực đảo Ngọc Vừng,
Khu vực đảo Vạn Cảnh).
Chỉ chưa đầy 8 tháng kể từ khi
hoạt động, tháng 12/2020, Ban đã
tiến hành hướng dẫn nhà đầu tư
hoàn thiện hồ sơ, thẩm định và cấp
giấy chứng nhận cho 2 dự án mới,
với quy mô vốn hơn 4.500 tỷ đồng.
Trong đó, dự án đầu tiên được
trao chủ trương đầu tư là Dự án
Bến cảng cao cấp Ao Tiên - Vân
Đồn tại xã Hạ Long, do Công ty Mai
Quyền làm chủ đầu tư. Đây là dự án
xây dựng cảng cho tàu du lịch có
cơng suất tối đa lên đến 4,2 triệu
lượt khách/năm, đón được các tàu
THỨ SÁU, 28/10/2022
l
WWW.BAODAUTU.VN
17
KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN:
Phát huy vai trò đột phá cho
phát triển của Quảng Ninh
N
Hạ tầng KKT Vân Đồn ngày càng hoàn thiện
chở khách lên đến 300 ghế. Tổng
vốn đầu tư thực hiện dự án khoảng
613,3 tỷ đồng. Đến nay, giai đoạn I
của dự án đã cơ bản hoàn thành
và chuẩn bị đưa vào hoạt động,
đảm bảo cơng suất đón - trả 2,5
triệu lượt khách/năm.
Dự án thứ hai là Tổ hợp khách
sạn và căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp
ẢNH: ĐỖ PHƯƠNG
Ao Tiên - Cát Linh Vân Đồn tại xã Hạ
Long, do Công ty cổ phần Cát Linh
Vân Đồn và Công ty Mai Quyền làm
chủ đầu tư, với tổng vốn hơn 3.900
tỷ đồng. Do yếu tố khách quan là
dịch bệnh Covid-19, dự án này đến
ngày 30/4/2022, mới có thể khởi
cơng xây dựng
Cùng trong ngày 30/4, có 3 dự
án động lực khác trong KKT Vân
Đồn cũng được khởi công, bao
gồm: Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng và
giải trí Crystal Holidays Harbour Vân
Đồn (3.612 tỷ đồng); hạng mục
khách sạn, nghỉ dưỡng thuộc Dự
án Khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng
Sonasea Vân Đồn Harbor City phân khu 1 (1.000 tỷ đồng); Cụm
công nghiệp Vân Đồn (486,37 tỷ
đồng). Một dự án khác được trao
Quyết định chủ trương đầu tư là
Dự án Nhà máy sản xuất nội thất
cao cấp tại Khu kinh tế Vân Đồn
(984 tỷ đồng).
Tính từ đầu năm 2022 đến hết
tháng 9, Ban đã thu hút được thêm
hơn 2.350 tỷ đồng vốn đầu tư. Trong
đó, 3 dự án được cấp mới với tổng
vốn hơn 1.881 tỷ đồng và điều chỉnh
tăng vốn cho 3 dự án với số vốn là
469,5 tỷ đồng. Đặc biệt, Thủ tướng
Chính phủ đã quyết định chấp thuận
chủ trương đầu tư Dự án Tổ hợp du
lịch nghỉ dưỡng - giải trí cao cấp, sân
golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn
tương tác hoạt động du lịch với tổng
vốn đầu tư hơn 24.882 tỷ đồng. Dự án
này đang được tổ chức đấu thầu để
lựa chọn nhà đầu tư.
Ơng Lê Hữu Phúc, Phó trưởng
ban Thường trực Ban Quản lý KKT
Vân Đồn cho biết, hiện Ban đang
tập trung chỉ đạo, đôn đốc 12 dự
án đầu tư ngồi ngân sách đã có
hoạt động thi cơng xây dựng tại
KKT Vân Đồn.
Những dự án này đều được xác
định là động lực, trọng điểm tại KKT
Vân Đồn, nhằm hoàn thiện đồng
bộ hệ thống hạ tầng dịch vụ, du
lịch. Đồng thời, nó cũng đáp ứng
kịp thời yêu cầu xây dựng, phát
triển KKT Vân Đồn trở thành khu
kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực,
trung tâm cơng nghiệp giải trí có
casino, du lịch biển - đảo cao cấp,
dịch vụ tổng hợp. Khi đó, Vân Đồn
sẽ là cửa ngõ giao thương quốc tế,
với những sản phẩm độc đáo, khác
biệt, hiện đại, chất lượng cao, có
thương hiệu và khả năng cạnh
tranh quốc tế.
Từ nay đến hết năm 2022, tại đây
sẽ đưa vào vận hành, khai thác
thêm 2 dự án dịch vụ, du lịch chất
lượng của các nhà đầu tư; hoàn
thành tuyến đường trục chính Khu
đơ thị Cái Rồng từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước. Những dự án này sẽ
góp phần hồn thiện đồng bộ hạ
tầng kinh tế kỹ thuật và dịch vụ du
lịch nghỉ dưỡng, làm động lực cho
các dự án khác đẩy nhanh tiến độ
và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư
khác đến với KKT Vân Đồn.n
Điểm đến tiềm năng
của các nhà đầu tư
TP. Cẩm Phả ln duy trì và phát huy tốt những tiềm
năng, lợi thế để thu hút ngày càng nhiều hơn các tập
đoàn, doanh nghiệp vào đầu tư tại thành phố.
Với vị trí thuận lợi cùng nhiều chính
sách, giải pháp linh hoạt, sáng tạo
trong cải cách thủ tục hành chính,
cải thiện mơi trường đầu tư, kinh
doanh, TP. Cẩm Phả ln duy trì và
phát huy tốt những tiềm năng, lợi
thế để thu hút ngày càng nhiều hơn
các tập đoàn, doanh nghiệp vào đầu
tư; tiếp tục khẳng định là điểm đến
hấp dẫn, an toàn cho nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Chủ
tịch UBND TP. Cẩm Phả khẳng định:
“Cẩm Phả đang tập trung thực hiện
có hiệu quả ba đột phá chiến lược về
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thơng
đồng bộ, cải cách thủ tục hành
chính nhằm cải thiện môi trường
đầu tư, kinh doanh, giúp đỡ các
doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp
cận điều kiện sản xuất, kinh doanh
một cách bình đẳng và tập trung
phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao”.
Với quan điểm nhà đầu tư thành
cơng chính là động lực phát triển
của địa phương, những năm gần
đây, Cẩm Phả được ghi nhận là địa
bàn có mơi trường đầu tư hấp dẫn,
thu hút nhiều nhà đầu tư lớn như
Sun Group, Vingroup... nghiên cứu,
khởi động và triển khai các dự án lớn
mang tính động lực. Đó là các dự án:
nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh;
Khu đơ thị - du lịch, dịch vụ Bái Tử
Long II; Dự án Khu du lịch dịch vụ, đô
thị ven biển phường Quang Hanh
hay Khu dịch vụ du lịch và đô thị sinh
thái Cửa Ơng…
Có được kết quả đó là do Thành
phố ln coi cơng tác cải cách hành
chính là một trong những ưu tiên
hàng đầu, là chìa khóa quan trọng
để mở cửa thu hút đầu tư, nâng cao
năng lực cạnh tranh của địa
phương, tạo đột phá trong thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội. Trong đó, thành phố tập trung
đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hoạt
động của bộ máy chính quyền
phục vụ, đặc biệt là hoạt động của
Trung tâm Hành chính công và Bộ
phận tiếp nhận giải quyết kết quả
hiện đại tại các phường, xã với 100%
hồ sơ, văn bản được xử lý trên môi
trường mạng. Thực hiện tiếp nhận,
thẩm định, phê duyệt, trả kết quả
với 100% thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền của thành phố. Tạo
điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho
các tổ chức, cá nhân trong việc giải
quyết thủ tục hành chính và đầu tư
dự án trên địa bàn.
Đồng thời, thành phố cũng rà
Đô thị Cẩm Phả ngày càng xanh, sạch, đẹp
soát, bổ sung và vận dụng các cơ
chế chính sách; ban hành nhiều văn
bản tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp, thúc đẩy thu hút đầu
tư; làm rõ những trở ngại làm ảnh
hưởng đến môi trường đầu tư, kinh
doanh của thành phố và có biện
pháp khắc phục, giúp các doanh
nghiệp yên tâm khi đầu tư tại địa
phương. Tiếp tục thực hiện những
nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh (DDCI) trên địa
bàn thành phố. Nhờ đó, đến nay
Cẩm Phả có trên 1.600 doanh
nghiệp đang hoạt động, đa dạng
các ngành nghề như dịch vụ,
thương mại, xây dựng, lữ hành, sản
xuất nông nghiệp...
Cùng với đó, TP. Cẩm Phả triển
ẢNH: DƯƠNG PHƯỢNG ĐẠI
khai chính sách hỗ trợ kinh phí di
dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp
gây ô nhiễm môi trường. Riêng
trong năm 2021, Thành phố đã hỗ
trợ cho 11 đơn vị với tổng kinh phí
gần 3 tỷ đồng. Lũy kế đến nay đã hỗ
trợ cho 18 cơ sở với tổng kinh phí
trên 5,6 tỷ đồng.
“Thời gian tới, Cẩm Phả sẽ tiếp
tục rà soát, cập nhật, bổ sung danh
mục dự án kêu gọi đầu tư mới, bảo
đảm tính khả thi, phù hợp với nhu
cầu thực tế về thu hút đầu tư trên
địa bàn thành phố. Tập trung thu
hút các nhà đầu tư chiến lược, có
kinh nghiệm, tiềm lực kinh tế, đã
khẳng định thương hiệu. Hạn chế
tối đa các dự án đầu tư quy mô nhỏ
lẻ, sử dụng diện tích đất lớn, cơng
nghệ lạc hậu, gây ơ nhiễm mơi
trường. Từ đó, góp phần thúc đẩy
tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế địa phương theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nâng cao đời sống nhân dân”, ông
Cường cho biết thêm.
Thành phố vẫn tiếp tục triển khai
có hiệu quả Đề án tổng thể xây dựng
Cẩm Phả cơ bản đạt tiêu chí đơ thị
loại I vào năm 2025 và trở thành đô
thị loại I vào năm 2030. Thực hiện các
đề án xây dựng và triển khai quy
hoạch tổng thể hệ thống thu gom,
xử lý nước thải đô thị tập trung trên
địa bàn; đề án sáp nhập xã Cẩm Hải
và xã Cộng Hịa. Bên cạnh đó, xây
dựng quy hoạch chi tiết các khu dịch
vụ, thương mại, dân cư để mời gọi,
thu hút nhà đầu tư...n
THANH SƠN
18
l
QUẢNG NINH
WWW.BAODAUTU.VN
l
THỨ SÁU, 28/10/2022
THANH SƠN
Khu kinh tế (KKT) ven
biển Quảng Yên sở hữu
nhiều lợi thế thu hút
các nhà đầu tư trong
ngành công nghiệp sản
xuất, hậu cần, phù hợp
với hoạt động thương
mại liên vùng. Với
nhiều chính sách hỗ trợ
của chính quyền, KKT
này đang trở thành một
địa chỉ đỏ cho dòng vốn
đầu tư.
LỢI THẾ KKT VEN BIỂN
Quy hoạch KKT ven biển Quảng
Yên được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt hồi cuối năm 2020, là tiền đề
giúp nơi đây trở thành thỏi nam
châm thu hút các nhà đầu tư đến
với Quảng Ninh.
Theo quyết định, Khu kinh tế ven
biển Quảng Yên nằm ở phía Tây
Nam tỉnh Quảng Ninh, với diện tích
13.303 ha, gồm khu phức hợp đơ thị,
cơng nghiệp, cơng nghệ cao tại TP.
ng Bí và thị xã Quảng n, có diện
tích 6.403,7 ha. Trong đó, TP. ng Bí
2.551 ha, thuộc 5 phường là Phương
Nam, Phương Đông, Yên Thanh,
Quang Trung và Trưng Vương; thị xã
Quảng Yên 3.852,7 ha, thuộc 8 xã,
phường là Đông Mai, Minh Thành,
Sơng Khoai, Cộng Hịa, Hiệp Hịa,
n Giang, Tân An và Hồng Tân. Khu
dịch vụ cảng biển, cảng biển, cơng
nghiệp và đơ thị Đầm Nhà Mạc nằm
hồn tồn trên địa bàn thị xã Quảng
Yên với diện tích 6.899,3 ha thuộc
các phường, xã Nam Hòa, Yên Hải,
Phong Cốc, Phong Hải, Tiền Phong,
Liên Vị và Liên Hịa.
KKT này sở hữu vị trí địa lý mang
tính chiến lược khi nằm trong tam
giác phát triển mạnh về kinh tế
miền Bắc là Hà Nội, Hải Phòng và
Quảng Ninh. Với đường cao tốc Hạ
Long - Hải Phòng (dài 24,6 km), Hà
Nội - Hải Phòng (dài 105,5 km) và
cầu Bạch Đằng, doanh nghiệp sẽ dễ
dàng kết nối với các tỉnh, thành phố
xung quanh. Ngoài ra, hoạt động
giao thương và vận chuyển cũng rất
thuận tiện di chuyển đến hai sân
bay Vân Đồn và Cát Bi.
Với mạng lưới giao thông được
đầu tư đồng bộ, Quảng Yên đang trở
thành điểm trung chuyển hàng hóa
lý tưởng tại miền Bắc. Bên cạnh đó,
địa thế của khu vực phù hợp với việc
xây dựng cảng bến bãi, kho hàng,
khu công nghiệp (KCN), hoạt động
dịch vụ cảng, logistics giúp hoạt
động giao thương vận chuyển hàng
hóa xuất, nhập khẩu qua địa bàn thị
xã đa dạng, có lợi thế trở thành trạm
trung chuyển quốc tế. Hội tụ nhiều
yếu tố trên đã tạo đà phát triển năng
động cho Quảng Yên và hứa hẹn trở
thành địa bàn thu hút nhiều nhà
đầu tư lớn của tỉnh.
Ông Trần Văn Thắng, Chủ tịch
UBND thị xã Quảng Yên cho biết:
“Trong tương lai KKT ven biển
Quảng Yên sẽ là hạt nhân, động lực
tăng trưởng mới của tuyến phía Tây
và tỉnh Quảng Ninh, được phát triển
theo mơ hình thành phố thơng
minh với các khu đơ thị - công
nghiệp - dịch vụ - cảng biển thông
minh, hiện đại. Hiện, thị xã Quảng
n có 5 khu cơng nghiệp được đầu
tư xây dựng và đi vào hoạt động,
ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC DÒNG VỐN FDI THẾ HỆ MỚI
KHU KINH TẾ VEN BIỂN QUẢNG YÊN:
Ngôi nhà đủ tiện nghi cho
nhà đầu tư
hàng loạt dự án trọng yếu, Quảng
Yên đáp ứng cả hai yếu tố cần và đủ
nói trên”.
Khu cơng nghiệp Đơng Mai (thuộc KKT ven biển Quảng Yên) đã có nhiều nhà máy sản xuất và hạ tầng khá hoàn chỉnh để đón các nhà đầu tư
đóng góp rất quan trọng cho tăng
trưởng kinh tế của địa phương.
Quảng Yên cũng là địa phương thu
hút được nhiều nhà đầu tư quốc tế
trong lĩnh vực công nghiệp chế
biến, chế tạo của Quảng Ninh”.
HÚT DỊNG VỐN LỚN
Nhờ những chính sách hỗ trợ
hấp dẫn, KKT ven biển Quảng Yên
đã trở thành một điểm đến đầu tư
dành cho các doanh nghiệp trong
và ngoài nước. KKT ven biển Quảng
Yên hiện có 5 dự án đầu tư thứ cấp,
gồm 3 dự án FDI với tổng vốn đầu
tư là 899,23 triệu USD và 2 dự án
trong nước với tổng vốn đầu tư là
5.661 tỷ đồng (chưa bao gồm 4 dự
án hạ tầng khu công nghiệp thuộc
địa bàn KKT ven biển Quảng n).
Trong đó, có 2 dự án lớn của
Cơng ty TNHH Công nghiệp Jinko
Solar (Việt Nam) là Dự án công
nghệ tấm silic Jinko Solar Việt Nam
(365,6 triệu USD) và Dự án công
nghệ tế bào quang điện Jinko Solar
PV Việt Nam (500 triệu USD) tại KCN
Sông Khoai.
Trong năm 2021, Tập đồn
Vingroup đã chính thức khởi cơng
Dự án Khu đơ thị phức hợp Hạ Long
Xanh, vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD.
Đây là dự án tổ hợp khu đô thị phức
hợp đa năng, mang bản sắc ven
biển gắn với khu nghỉ dưỡng sinh
thái, sân golf và dịch vụ được xây
dựng trên diện tích 4.109,64 ha,
phần lớn thuộc địa bàn thị xã
Quảng Yên (3.186 ha).
Tập đoàn Foxconn - tập đoàn
xếp thứ 24 trong nhóm 500 tập
đồn lớn nhất tồn cầu, là nhà cung
ứng, sản xuất linh kiện chính cho
các “ơng lớn” cơng nghệ như Apple,
Motorola, Nokia, Sony và HP... cũng
đã đầu tư vào KCN Đông Mai. Nhà
đầu tư này đã đi vào sản xuất ổn
định và đang có kế hoạch mở rộng
quy mô dự án trong giai đoạn 2023
- 2024 để nâng cơng suất hoạt
động của nhà máy.
Tập đồn Amata (Thái Lan) thì
chọn Quảng Yên để thực hiện dự án
thứ ba của mình tại Việt Nam là
Amata City Hạ Long, với tổng vốn
đầu tư gần 2 tỷ USD. Giai đoạn đầu
của dự án là KCN Sông Khoai (thị xã
Quảng Yên) đã được khởi cơng từ
cuối năm 2018, có quy mơ 714 ha,
đã thu hút được những nhà đầu tư
thứ cấp lớn đến xây dựng nhà máy.
Theo ông Nguyễn Văn Nhân,
Tổng giám đốc Cơng ty cổ phần Đơ
thị Amata Hạ Long, Tập đồn Amata
đã nhận thấy Quảng Ninh có rất
nhiều tiềm năng, lợi thế, nhất là thị
xã Quảng Yên. Địa phương này có
lợi thế của “người đi sau”, khi có hạ
tầng tốt, đặc biệt là hạ tầng giao
thông kết nối, quỹ đất rộng, gần
cảng nước sâu Lạch Huyện, cũng có
vị trí thuận lợi để xây dựng cảng
biển riêng. “Ngay từ những ngày
đầu đến nghiên cứu tại Quảng
Ninh, Amata đã xác định đây là dự
án lớn nhất mà Tập đoàn triển khai
tại Việt Nam, cả về quy mơ đất (diện
tích nghiên cứu gần 5.800 ha) lẫn
quy mô vốn (gần 2 tỷ USD)”, ông
Nhân cho hay.
DEEP C cũng nhận thấy những
ưu thế vượt trội của địa phương và
chính sách ưu đãi thuế tại KKT ven
biển Quảng Yên, nên đã đầu tư quy
mô lớn vào khu vực này. Đây là một
đơn vị phát triển bất động sản công
nghiệp hàng đầu đến từ Bỉ, cung
cấp cho doanh nghiệp nhiều lựa
chọn, bao gồm đất công nghiệp và
nhà xưởng, nhà kho xây sẵn hoặc
xây theo yêu cầu. Tính đến nay,
DEEP C đã đầu tư 2 KCN tại Quảng
Yên là KCN Nam Tiền Phong và KCN
Bắc Tiền Phong, với tổng diện tích
lên đến 1.680 ha.
Đầu năm 2022, Cơng ty Phát
triển Cơng nghiệp BW đã chính
thức cơng bố dự án mới tại KCN Bắc
Tiền Phong, nằm trong KCN DEEP C
Quảng Ninh tại thị xã Quảng n.
Theo đó, Cơng ty BW sẽ xây dựng
khu nhà xưởng xây sẵn với tổng quy
mô lên đến 74.000 m2. Nguồn cung
bất động sản công nghiệp chất
lượng cao từ đó sẽ được bổ sung,
đáp ứng yêu cầu khắt khe của các
nhà đầu tư thứ cấp.
Đánh giá về thế mạnh thu hút
đầu tư của Quảng Yên, ông Bruno
Jaspaert, Tổng giám đốc Khu công
nghiệp DEEP C cho biết: “Dưới góc
nhìn của một nhà đầu tư thì KCN,
KKT Quảng n có vị trí độc đáo để
chúng tơi phát triển một hệ thống
sinh thái khu công nghiệp gắn liền
với cảng biển, thay vì KCN đơn
thuần. Khi đưa ra quyết định về địa
điểm đầu tư, kết nối hạ tầng giao
thông và ưu đãi thuế là những yếu
tố tiên quyết mà nhà đầu tư quan
tâm. Với gói ưu đãi thuế sắp có hiệu
lực, hệ thống hạ tầng kết nối khu
vực và quốc tế được nâng cấp bằng
KKT Quảng n có vị trí độc đáo để phát triển
một hệ thống sinh thái khu công nghiệp gắn
liền với cảng biển, thay vì khu cơng nghiệp đơn
thuần. Đó là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư.
TIẾP TỤC HỒN THIỆN HẠ TẦNG ĐỂ
ĐĨN DỊNG VỐN FDI MỚI
Cùng với đẩy mạnh phát triển
các ngành kinh tế mũi nhọn, Quảng
Yên quan tâm làm tốt công tác quy
hoạch, quản lý quy hoạch; tiếp tục
hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế, trọng tâm là hạ tầng
giao thông, khu kinh tế, công
nghiệp, đô thị... tạo động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội
nhanh, bền vững, tạo lập thế trận
bờ - biển - thềm lục địa liên hoàn,
vững chắc.
Quảng Ninh đang tập trung đẩy
nhanh tiến độ hoàn thành Quy
hoạch chung xây dựng Khu kinh tế
ven biển Quảng Yên đến năm
2040; điều chỉnh Quy hoạch chung
thị xã Quảng Yên đến năm 2040,
tầm nhìn đến năm 2050, để thu hút
nhà đầu tư lớn vào các lĩnh vực
logistics, dịch vụ hậu cần cảng
biển... Tích cực huy động các
nguồn lực, thực hiện đa dạng hóa
các hình thức đầu tư, xây dựng các
tuyến đấu nối Tỉnh lộ 331B với 338;
đường từ nút giao Chợ Rộc đến
nút giao Phong Hải. Đẩy nhanh
tiến độ xây dựng tuyến đường ven
sông từ đường cao tốc Hạ Long Hải Phòng đến tỉnh lộ 338 tại xã
Hiệp Hòa; đường nối cao tốc Hạ
Long - Hải Phịng đến Khu cơng
nghiệp Sông Khoai; đường kết nối
thị xã Quảng Yên với TP. Hải Phòng.
Trong chiến lược phát triển kinh
tế biển của tỉnh Quảng Ninh còn ưu
tiên phát triển khu dịch vụ hậu cần
sau cảng và logistics tại Quảng Yên
với quy mô 3.000 - 5.000 ha, từng
bước hồn thiện các tiện ích sẵn có
và nâng tầm lợi thế cạnh tranh của
một khu kinh tế.
Với các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo hay
hậu cần, việc tìm kiếm địa điểm gần
cảng biển, cảng hàng không và các
tuyến cao tốc để đặt nhà máy, kho
xưởng luôn là vấn đề ưu tiên. Việc
này sẽ đáp ứng khả năng tiếp cận
thị trường nội địa và quốc tế, cũng
như hỗ trợ cho hoạt động xuất
nhập khẩu và tiết kiệm được chi phí
vận chuyển.
Ơng Nguyễn Xn Ký, Bí thư Tỉnh
ủy Quảng Ninh cho biết: “Trong thời
gian ngắn, dòng vốn lớn đã chảy liên
tục vào KKT ven biển Quảng Yên. Sự
đồng bộ về hạ tầng cùng chiến lược
kinh tế bài bản tại KKT ven biển
Quảng Yên sẽ giúp vùng đất này trở
thành cửa ngõ giao thương quan
trọng của tỉnh Quảng Ninh, khu vực
đồng bằng sông Hồng và hướng tới
là cửa ngõ giao thương quốc tế. Từ
đó góp phần xây dựng Quảng Yên
trở thành thành phố trước năm 2025;
là trung tâm công nghiệp, dịch vụ
cảng biển và logistics, đạt đô thị loại
II trước năm 2030; là động lực tăng
trưởng tích cực và bền vững của tỉnh
Quảng Ninh”.n
QUẢNG NINH
20
WWW.BAODAUTU.VN
l
THỨ SÁU, 28/10/2022
ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC DÒNG VỐN FDI THẾ HỆ MỚI
Đơng Triều - Mảnh ghép hồn thiện cho
hành lang phát triển phía Tây Quảng Ninh
l
THANH SƠN
TX. Đơng Triều đang được tỉnh Quảng Ninh định hướng
phát triển trở thành đô thị sầm uất, hiện đại, vùng động
lực phát triển, trục tăng trưởng phía Tây của tỉnh.
DIỆN MẠO THỊ XÃ TRẺ
Những năm qua, TX. Đông Triều
đã tập trung huy động, sử dụng có
hiệu quả nguồn lực đầu tư xây dựng
và phát triển hạ tầng đồng bộ theo
hướng hiện đại. Diện mạo thị xã trẻ
đã có nhiều thay đổi, chuyển hướng
cơ cấu kinh tế từ “nâu” sang “xanh”,
phát huy các thế mạnh riêng để đạt
những mục tiêu mới cao hơn. Và thực
tế, Đông Triều đang dần vươn lên trở
thành một trong những địa phương
có sức hút lớn với các nhà đầu tư.
Nhiều cơng trình giao thơng
quan trọng được đầu tư, hồn thiện
và đưa vào khai thác, như nâng cấp,
mở rộng Quốc lộ 18 qua địa bàn;
nâng cấp các tuyến đường tỉnh 326,
333; các tuyến đường vào khu lăng
mộ nhà Trần... Hệ thống lưới điện
trung thế, hạ thế đảm bảo cấp điện
liên tục cho phát triển kinh tế - xã
hội; mạng lưới cấp nước sạch được
mở rộng; công tác đảm bảo vệ sinh
môi trường được quan tâm.
Các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp được quy hoạch, xây dựng và
phát triển, như Khu công nghiệp
Đông Triều, Cụm công nghiệp Kim
Sen, Cụm công nghiệp Tràng An...,
được kỳ vọng tạo ra nhiều việc làm,
thu nhập ổn định cho lao động địa
phương. Trong tương lai, thị xã sẽ
phát triển khoảng 1.000 ha đất phục
vụ lĩnh vực công nghiệp mới.
TX. Đông Triều đã và đang quy
hoạch, xây dựng một số khu dân cư
đô thị mới gắn với phát triển
thương mại - dịch vụ. Các khu đô thị
mới đã hình thành là Khu đơ thị hai
bên đường 188 phường Mạo Khê;
Khu đô thị hai bên đường tránh
phường Đông Triều; Khu đơ thị mới
Kim Sơn phía Bắc Quốc lộ 18; Khu
đơ thị phía Nam Quốc lộ 18; Khu
cơng nghiệp và đơ thị Qn Triều tại
phường Kim Sơn...
Bên cạnh đó, thị xã cịn huy động
và sử dụng có hiệu quả nguồn lực
đầu tư, tập trung chỉnh trang đô thị,
bổ sung hệ thống chiếu sáng, cây
xanh; xây dựng, nâng cấp hệ thống
thoát nước các khu dân cư tập trung,
xây dựng hạ tầng đồng bộ. Một số
dự án cải tạo chỉnh trang đô thị đã
được triển khai như: cải tạo cảnh
quan khu vực ngã ba đường tránh
phường Hưng Đạo; xây dựng hạ tầng
khu dân cư tại khu Vĩnh Hòa (phường
Mạo Khê)..., tạo diện mạo đô thị
nhiều thay đổi, tạo ra nhiều cơ hội
phát triển mới.
TRỤC TĂNG TRƯỞNG PHÍA TÂY CỦA
QUẢNG NINH
Theo định hướng Quy hoạch xây
dựng vùng tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050,
Đơng Triều với vị trí cửa ngõ phía Tây
của tỉnh, phát triển hài hịa và bền
vững giữa công nghiệp khai thác
than, vật liệu xây dựng, điện... và phát
triển du lịch dịch vụ gắn với việc bảo
tồn, phát huy các giá trị khu di tích
lịch sử, văn hóa nhà Trần; phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao trở thành trọng điểm sản xuất,
chế biến nông nghiệp lớn của tỉnh.
Ơng Nguyễn Văn Ngỗn, Chủ tịch
Để Đơng Triều mang dáng dấp
của một thành phố hiện đại,
văn minh, cũng như hướng
đến đô thị loại II, thị xã đã
triển khai Quy hoạch chung thị
xã đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050 theo quy hoạch
điều chỉnh, với 8 phân khu.
UBND TX. Đông Triều cho biết, để thị
xã mang dáng dấp của một thành
phố hiện đại, văn minh, cũng như
hướng đến đô thị loại II, thị xã đã
triển khai Quy hoạch chung thị xã
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050 theo quy hoạch điều chỉnh, với
8 phân khu, gồm Khu đơ thị cửa ngõ
phía Tây, Khu đô thị trung tâm Đông
Triều, Khu đô thị Trung tâm hành
chính mới, Khu đơ thị trung tâm Mạo
Khê, Khu đơ thị cơng nghiệp mới
phía Đơng, Khu phía Bắc Đơng Triều,
Khu phía Bắc đường cao tốc Hà Nội
- Hạ Long.
Quy hoạch điều chỉnh định hướng
phát triển đô thị với tầm nhìn dài hạn
hơn, trên cơ sở mở rộng phạm vi nội
thị. Đồng thời, thiết lập được quy mô,
ranh giới của khu vực đất xây dựng
đơ thị có khả năng hiện thực hóa cao,
hiệu quả, nhằm xúc tiến q trình
cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa, xây
dựng đơ thị loại II đảm bảo được liên
kết giữa đô thị và nông thơn.
“Ngồi ra, kết nối giao thơng đối
ngoại với các địa phương lân cận, kết
nối giao thông đô thị với tuyến
đường tốc độ cao ven sông; xây dựng
trục không gian xanh kết nối Khu di
tích nhà Trần, tạo thành biểu tượng
phát triển của Đông Triều và sẽ là đầu
mối tập trung các hoạt động của
người dân”, ơng Ngỗn nhấn mạnh.
Về định hướng thu hút đầu tư, đặc
biệt là thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) gắn với việc xây
dựng Khu công nghiệp Đông Triều,
theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 20212030, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã
có 2 khu cơng nghiệp là Khu cơng
nghiệp Đơng Triều với diện tích
178,31 ha, tổng mức đầu tư 1.395,1 tỷ
đồng, đã được phê duyệt quy hoạch
chi tiết và đang tiến hành hoàn thiện
thủ tục chấp thuận chủ trương đầu
tư; Khu công nghiệp Đông Triều 2 với
diện tích 1.187,03 ha, đang trong q
trình lập quy hoạch (đến năm 2030
được sử dụng quỹ đất theo kế hoạch
là 250 ha). Các khu công nghiệp sẽ
được xây dựng thành các khu công
nghiệp sạch, đa ngành, chủ yếu là các
ngành cơng nghiệp tự động hóa, lắp
ráp, điện tử, viễn thông...
Đông Triều xác định, thời gian tới,
sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư, đặc biệt
là FDI, bằng việc phát triển địn bẩy
quan trọng của ngành cơng nghiệp,
bao gồm sự kết nối kinh tế, nguồn
nhân lực, khung pháp lý và các dịch
vụ hỗ trợ. Với nền tảng sẵn có, giai
đoạn 2020-2030, thị xã sẽ xây dựng
những lợi thế cạnh tranh riêng dựa
trên những địn bẩy này để tạo ra mơi
trường chất lượng cao nhất phục vụ
phát triển công nghiệp, kết nối kinh
tế với các địa phương phát triển về
công nghiệp như TP. Hải Phòng, tỉnh
Hải Dương, Bắc Giang.n
Nguồn: Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư Quảng Ninh (IPA)
QUẢNG NINH
ĐIỂM ĐẾN CỦA CÁC DÒNG VỐN FDI THẾ HỆ MỚI
THỨ SÁU, 28/10/2022
l
WWW.BAODAUTU.VN
21
Trung ương có thẩm quyền xem xét,
thơng qua Đề án thành lập Khu hợp
tác kinh tế qua biên giới Móng Cái
(Việt Nam) - Đơng Hưng (Trung
Quốc) của tỉnh Quảng Ninh để mở ra
cơ hội phát triển mới cho Khu kinh
tế cửa khẩu Móng Cái theo đúng
như kỳ vọng là một trong hai mũi
đột phá của tỉnh Quảng Ninh.
Cửa khẩu Bắc Luân 2 (thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái) có vai trị quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của các nhà đầu tư FDI tại Quảng Ninh
ẢNH: THANH TÂN
Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái
sẵn sàng tăng tốc
l
THU LÊ - THANH SƠN
Sau 10 năm kể từ khi
Khu kinh tế cửa khẩu
Móng Cái được thành lập
(tháng 4/2012), hạ tầng
giao thông, hạ tầng xã
hội liên tục được đầu tư,
hoàn thiện, ngày càng
gia tăng sức hút với
các nhà đầu tư.
HẠ TẦNG NGÀY CÀNG HOÀN THIỆN
Là 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu
trọng điểm của quốc gia, Khu kinh tế
cửa khẩu Móng Cái đã nhận được
nhiều sự quan tâm, đầu tư của Trung
ương và tỉnh Quảng Ninh. Mới đây,
ngày 1/9/2022, Quảng Ninh đã
khánh thành, đưa vào hoạt động
tuyến đường cao tốc Vân Đồn Móng Cái dài 80 km. Đây là “mảnh
ghép cuối cùng” để Quảng Ninh
hoàn thành tuyến cao tốc xuyên tỉnh
dài 176 km, trở thành địa phương có
số km đường cao tốc lớn nhất,
chiếm gần 17% trong 1.046 km cao
tốc tồn quốc tính đến hiện tại.
Khơng những thế, cao tốc Vân
Đồn - Móng Cái cũng giúp hồn
chỉnh tuyến cao tốc gần 600 km, kéo
dài từ cửa khẩu Lào Cai - Hà Nội - Hải
Phòng - Hạ Long tới Cửa khẩu quốc
tế Móng Cái - là chuỗi cao tốc kết nối
vùng dài nhất Việt Nam hiện nay.
Nhiều dự án trọng điểm tạo động
lực phát triển cho Khu kinh tế cửa
khẩu Móng Cái khác cũng đã được
hồn thành và đưa vào sử dụng như:
Dự án Tuyến đường dẫn vào cầu Bắc
Luân 2; Dự án Cải tạo, nâng cấp Tỉnh
lộ 341 từ Khu kinh tế cửa khẩu Móng
Cái đến Khu kinh tế cửa khẩu Bắc
Phong Sinh - giai đoạn I (đang triển
khai giai đoạn II); Dự án Phát triển các
đô thị dọc hành lang Tiểu vùng sông
Mekong GMS lần thứ 2 (ADB); Dự án
Cải tạo, nâng cấp đường xuyên đảo
xã Vĩnh Thực - xã Vĩnh Trung, TP.
Móng Cái... Tuyến đường trục chính
số 2 nối Khu cơng nghiệp Texhong
với trung tâm thị trấn Quảng Hà
cùng Tuyến đường trục chính thứ hai
Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà
cũng đang được triển khai.
Hệ thống giao thơng của Khu
kinh tế cửa khẩu Móng Cái đã được
kết nối đồng bộ với các phương thức
vận tải là đường bộ, đường thuỷ nội
địa và đường biển, rất thuận tiện cho
lưu thơng hàng hóa, hành khách
trong và ngồi Khu kinh tế, đặc biệt
là hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam, ASEAN và Trung Quốc.
Đường bộ có Quốc lộ 18, 18B,
18C, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái,
đường tỉnh 335 và hệ thống đường
đô thị, đường huyện, đường xã, bến
xe... Đường thủy có hệ thống luồng
hàng hải, đường thủy nội địa quốc
gia, đường thủy nội địa địa phương
và hệ thống các cảng, bến. Trong
năm 2021, Quảng Ninh đã khởi công
xây dựng Dự án Bến cảng tổng hợp
Vạn Ninh giai đoạn I do Công ty cổ
phần Cảng quốc tế Vạn Ninh làm
chủ đầu tư. Đường hàng khơng thì
kết nối với Cảng hàng không quốc tế
Vân Đồn thông qua cao tốc Vân Đồn
- Móng Cái.
“Trong thời gian tới, TP. Móng Cái
sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn nữa hạ
tầng kết nối với cao tốc như hạ tầng
càng biển, hệ thống đường giao
thông, hệ thống hạ tầng đô thị để
phục vụ mục tiêu đến năm 2030,
Móng Cái sẽ là đơ thị loại I”, ông Hồ
Quang Huy, Chủ tịch UBND TP. Móng
Cái cho biết.
SỨC HÚT NGÀY CÀNG LỚN
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế
Quảng Ninh, Khu kinh tế cửa khẩu
Móng Cái đã thu hút được 110 dự án
đầu tư, trong đó có 16 dự án có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) với
tổng vốn đầu tư 223,94 triệu USD và
94 dự án trong nước với tổng vốn
đầu tư 30.119 tỷ đồng.
Trong các nhà đầu tư lớn trong
nước, Vingroup là chủ đầu tư 3 dự án,
gồm: Dự án Tổ hợp trung tâm
thương mại và nhà ở liền kề tại khu 3,
phường Trần Phú đã được hoàn
thành; 2 dự án đang triển khai là Dự
án Tổ hợp cơng nghiệp, dịch vụ và
logistics phía Nam sơng Lục Lầm,
phường Hải Hịa và Dự án Khu đơ thị
hai bên đường dẫn cầu Bắc Luân II,
phường Hải Hòa.
Bên cạnh đó, Sun Group đề xuất
nghiên cứu đầu tư Khu đơ thị kết nối
cầu Bắc Luân I và cầu Bắc Luân II.
Cơng ty cổ phần Tập đồn Bến
Thành Holdings Group đang nghiên
cứu Dự án Trung tâm Văn hóa thể
thao huyện Hải Hà, Dự án Khu giáo
dục quốc tế chất lượng cao, Khu du
lịch nghỉ dưỡng đa chức năng tại
đảo Cái Chiên...
Một số nhà đầu tư khác đang đề
xuất thực hiện một số sự án có quy
mơ lớn như: Dự án Tổ hợp nhà máy
sản xuất trang thiết bị y tế (tổng mức
đầu tư 2.037 tỷ đồng); Dự án Nhà
máy sản xuất công cụ y khoa (tổng
mức đầu tư 2.422,5 tỷ đồng)...
Tận dụng ưu thế là trung tâm
kinh tế thương mại cửa khẩu, công
nghiệp và cảng biển, logistics của
Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái,
Cơng ty cổ phần Xuất nhập khẩu
quốc tế Tân Đại Dương đầu tư hơn
2.000 tỷ đồng để thực hiện Dự án
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật dịch vụ
thương mại Trạm kiểm soát liên
ngành cầu Bắc Luân II, gắn với khu
thương mại dịch vụ tại phường Hải
Hịa, TP. Móng Cái, theo phương thức
đối tác công tư (PPP).
“Chúng tôi đang đẩy nhanh tiến
độ xây dựng của giai đoạn I với các
hạng mục như: Khu cách ly, kiểm
dịch, xử lý y tế; Khu vực kiểm tra,
giám sát đối với phương tiện xuất
nhập cảnh; Khu vực kho giữ hàng;
Bãi đỗ xe cá nhân cho khách vào làm
thủ tục xuất nhập cảnh... Giai đoạn II
sẽ đầu tư các cơng trình hạ tầng dịch
vụ, thương mại theo phương thức
PPP. Toàn bộ Dự án sẽ hồn thành
trong năm 2026. Đây cũng là dự án
đón đầu định hướng thành lập Khu
hợp tác kinh tế qua biên giới Móng
Cái (Việt Nam) - Đơng Hưng (Trung
Quốc) của tỉnh Quảng Ninh”, ông
Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch HĐQT
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu
quốc tế Tân Đại Dương cho biết.
Dự án trên được lãnh đạo TP.
Móng Cái đánh giá là sẽ góp phần
nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm
sốt, cơng suất xuất nhập cảnh và
xuất nhập khẩu hàng hóa và phát
triển du lịch, đảm bảo duy trì trật tự
ổn định an ninh quốc phòng và kinh
tế, khẳng định vị thế của một thành
phố cửa khẩu quốc tế quan trọng
của Quảng Ninh tại khu vực Trạm
kiểm soát liên ngành cầu Bắc Luân II.
Tỉnh đang đề nghị các cơ quan
Theo Quyết định số 368/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây
dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040, khu kinh tế này được quy
hoạch là khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, trung tâm phát triển kinh
tế quan trọng của vùng Bắc bộ, của Vành đai kinh tế ven biển Bắc bộ và Hành
lang kinh tế Cơn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Hải Phịng - Móng Cái - Phịng
Thành (Trung Quốc); là trung tâm kinh tế thương mại cửa khẩu, công nghiệp
và cảng biển, logistics, dịch vụ tổng hợp của tỉnh Quảng Ninh và Vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ.
TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP
QUAN TRỌNG CỦA QUẢNG NINH
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm
kỳ 2020-2025 và Quyết định số
368/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh
Quy hoạch chung xây dựng Khu
kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm
2040 của Thủ tướng Chính phủ, định
hướng phát triển công nghiệp của
Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái là
theo hướng ứng dụng cơng nghệ
cao, cơng nghiệp hỗ trợ và dịch vụ
logictics gắn với cửa khẩu quốc tế,
cảng biển và đường cao tốc Vân Đồn
- Móng Cái.
Trong tương lai, sẽ bố trí 7.000 7.500 ha đất công nghiệp gắn với
Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà,
Khu công nghiệp Hải Yên mở rộng,
Khu công nghiệp và dịch vụ logictics
Vạn Ninh, Khu công nghiệp cộng
nghệ cao Hải Hà mở rộng. Hình
thành một số cụm cơng nghiệp, cơ
sở sản xuất chế biến sản phẩm nông,
thủy hải sản tại địa phương và hỗ trợ
nghề cá và các dịch vụ khác. Những
khu vực phát triển cơng nghiệp
được bố trí các khu vực dự trữ mở
rộng kế cận để đáp ứng nhu cầu
phát triển trong tương lai.
Hiện nay, tại Khu công nghiệp Hải
Yên quy mô 182,4 ha do Tổng công
ty Viglacera - CTCP làm chủ đầu tư hạ
tầng, đã thu hút được 6 nhà đầu tư
thứ cấp. Khu công nghiệp Texhong
Hải Hà (giai đoạn I) do Công ty TNHH
Khu công nghiệp Texhong Việt Nam
làm chủ đầu tư có quy mơ 660 ha, đã
thu hút được 19 dự án đầu tư thứ
cấp, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần
1,5 tỷ USD, trong đó 11 dự án của Tập
đồn Texhong đầu tư.
Mục tiêu của Tập đồn Texhong
là xây dựng Khu cơng nghiệp
Texhong Hải Hà trở thành khu công
nghiệp chuyên ngành về dệt may
theo hướng khép kín từ khâu
nguyên liệu đầu vào đến thành
phẩm, đảm bảo u cầu cao nhất về
an tồn cho mơi trường, để được
hưởng các ưu đãi về thuế quan theo
cam kết tại các hiệp định thương mại
tự do mà Việt Nam tham gia.
“Chúng tôi đã thu hút được các
nhà đầu tư thứ cấp là đơn vị gia
công, sản xuất cho thương hiệu thời
trang lớn trên thế giới như Uniqlo
(Nhật Bản). Trong tương lai, với sự
hợp tác với Hiệp hội Dệt may Việt
Nam, chúng tôi sẽ xây dựng kênh
phân phối ngay trong nước để sản
phẩm sản xuất ra sẽ được bán ngay
tại thị trường nội địa”, ơng Wu Xian
Hong, Phó tổng giám đốc Công ty
TNHH Khu công nghiệp Texhong
Việt Nam cho biết.
Với việc thu hút được nguồn lực
đầu tư nhờ những ưu thế lớn của
Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, TP.
Móng Cái, huyện Hải Hà đã đạt được
sự tăng trưởng tốt về kinh tế - xã hội.
Riêng TP. Móng Cái, trong 5 năm
2015-2020, tốc độ tăng trưởng GRDP
đạt bình quân 15,02%/năm; tổng thu
ngân sách 5 năm đạt khoảng 10.533
tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt
5.372,6 tỷ đồng, bình qn
14,2%/năm; GRDP bình quân đầu
người là 5.051 USD/người/năm.n
22
l
KINH DOANH - PHÁP LUẬT
www.baodautu.vn
NHIỆT BĂNG
Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Lâm Đồng (cơ
quan chủ trì thẩm định
hồ sơ) đề xuất UBND
tỉnh Lâm Đồng chưa
chấp thuận đề xuất
thực hiện đầu tư Dự án
Tổ hợp sân golf và du
lịch nghỉ dưỡng Đạ Sar
tại huyện Lạc Dương
của Công ty cổ phần
Golden City sau khi
nhận nhiều ý kiến trái
chiều từ các sở, ngành,
địa phương.
THỨ SÁU, 28/10/2022
DỰ ÁN TỔ HỢP SÂN GOLF VÀ DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG ĐẠ SAR (LÂM ĐỒNG):
R t t v ng… “g i xe”
v v ng nhi u quy ho ch
DỰ ÁN ĐỨNG TRƯỚC
MỘT “RỪNG” QUY HOẠCH
Cho ý kiến về Dự án Tổ
hợp sân golf và du lịch sinh
thái nghỉ dưỡng Đạ Sar do
Công ty cổ phần Golden City
đề xuất, UBND huyện Lạc
Dương nêu quan điểm: Đối
chiếu hiện trạng đất, rừng;
quy hoạch đất sản xuất lâm
nghiệp và cơ cấu 3 loại rừng
của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2016 2025, định hướng đến
năm 2030; Quy hoạch, Kế
hoạch sử dụng đất huyện Lạc
Dương và các quy hoạch có
liên quan, thì vị trí, ranh giới,
quy mô lập Dự án không tác
động đến rừng và lúa, đủ
điều kiện theo quy định tại
Điều 6, Nghị định số
52/2020/NĐCP
ngày
27/4/2020 của Chính phủ về
đầu tư xây dựng và kinh
doanh sân golf.
Ngược lại, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông
thôn cho rằng: Căn cứ Quyết
định số 299/QĐUBND ngày
28/1/2015 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt kết quả kiểm
kê rừng trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng năm 2014 và
Quyết định số 978/QĐ
UBND ngày 2/6/2022 của
UBND tỉnh về việc công bố
hiện trạng rừng tỉnh Lâm
Đồng năm 2021, thì khu vực
đề xuất thực hiện Dự án của
Cơng ty cổ phần Golden City
có khoảng 2,87 ha đất rừng
tự nhiên, thuộc điều kiện
không được sử dụng để thực
hiện dự án sân golf theo quy
định tại khoản 3, Điều 6,
Nghị định số 52/2020/NĐ
CP và Điều 14, Luật Lâm
nghiệp (năm 2017).
Theo tìm hiểu của phóng
viên Báo Đầu tư, khu vực đề
xuất thực hiện Dự án Tổ hợp
sân golf và du lịch sinh thái
nghỉ dưỡng Đạ Sar đứng
trước một “rừng” quy hoạch.
Cụ thể, theo Quyết định
số
704/QĐTTg
ngày
12/5/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch chung
TP. Đà Lạt và vùng phụ cận
đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050, thì vị trí đề xuất
thực hiện Dự án được định
hướng là đất rừng phòng hộ.
Theo Quyết định số
59/QĐUBND
ngày
11/1/2017 của UBND tỉnh
Lâm Đồng phê duyệt Đồ án
Nơi đề xuất thực hiện Dự án Tổ hợp sân golf và du lịch nghỉ dưỡng Đạ Sar có một phần diện tích thuộc xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Quy hoạch chung thị trấn
Lạc Dương (huyện Lạc
Dương), phần diện tích
thuộc thị trấn Lạc Dương
được định hướng là đất du
lịch nghỉ dưỡng.
Theo Quyết định số
503/QĐUBND
ngày
8/3/2021 của UBND tỉnh
Lâm Đồng về việc điều
chỉnh bổ sung khoản 3, điều
1, Quyết định số 2016/QĐ
UBND ngày 9/10/2018 của
UBND tỉnh, thì vị trí đề xuất
Dự án thuộc quy hoạch đất
nằm ngoài lâm nghiệp.
Theo Quyết định số
1214/QĐUBND
ngày
20/12/2012 của UBND huyện
Lạc Dương phê duyệt Đồ án
Quy hoạch chung Xây dựng
nông thơn mới xã Đạ Sar,
phần diện tích đề xuất thuộc
xã Đạ Sar được định hướng
gồm phần lớn là đất nông
nghiệp và một phần đất rừng.
Theo Quyết định số
1392/QĐUBND
ngày
26/6/2019 của UBND tỉnh
Lâm Đồng phê duyệt điều
chỉnh Quy hoạch Sử dụng
đất huyện Lạc Dương đến
năm 2020, thì vị trí đề xuất
thuộc quy hoạch chủ yếu là
đất nông nghiệp trồng cây
hàng năm, đất nông nghiệp
trồng cây lâu năm và một
phần nhỏ đất rừng phịng
hộ, đất sơng suối.
Cịn theo Quyết định số
555/QĐUBND
ngày
4/4/2022 của UBND tỉnh
Lâm Đồng về phê duyệt Kế
hoạch Sử dụng đất năm 2022
huyện Lạc Dương, thì vị trí,
ranh giới đề xuất thực hiện
Dự án thuộc quy hoạch đất
thương mại dịch vụ.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Lâm Đồng cho rằng, khu
vực đề xuất Dự án chưa có
quy hoạch phân khu, quy
hoạch chi tiết được phê
duyệt. Hiện nay, Quy hoạch
quốc gia, Quy hoạch vùng
Tây Nguyên, Quy hoạch tỉnh
Lâm Đồng thời kỳ 2021
2030, tầm nhìn đến năm 2050
đang tiến hành lập, chưa
được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt.
Tại khu vực đề xuất Dự án
có nhiều loại quy hoạch khác
nhau, trong đó, đối với quy
hoạch xây dựng, có Quy
hoạch chung TP. Đà Lạt và
vùng phụ cận đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt
và Quy hoạch chung thị trấn
Lạc Dương.
Cuối cùng, căn cứ quy
định tại khoản 4, Điều 29,
Luật số 35/2018/QH14 sửa
đổi, bổ sung một số điều của
37 luật có liên quan đến quy
hoạch (căn cứ lập đồ án quy
hoạch đô thị là chiến lược
phát triển kinh tế xã hội,
quốc phòng, an ninh, quy
hoạch cấp quốc gia, quy
hoạch vùng, quy hoạch tỉnh,
quy hoạch có tính chất kỹ
thuật, chuyên ngành cao hơn
đã được phê duyệt), Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm
Đồng cho biết, sẽ tiến hành
thẩm định theo quy hoạch tại
Quyết định số 704/QĐTTg.
Kết quả “vịng sơ khảo” là,
Dự án đề xuất khơng phù hợp
với Quy hoạch chung TP. Đà
Lạt và vùng phụ cận đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050
đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt tại Quyết định
số
704/QĐTTg
ngày
12/5/2014, không phù hợp
với Quy hoạch Sử dụng đất
huyện Lạc Dương đã được
UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 1392/QĐ
UBND ngày 26/6/2019 và
không phù hợp với Quy
hoạch Xây dựng nông thôn
mới xã Đạ Sar đã được
UBND huyện Lạc Dương
phê duyệt tại Quyết định số
1214/QĐUBND
ngày
20/12/2012.
CHƯA ĐỦ CƠ SỞ TIẾN HÀNH
LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
Theo đề xuất của nhà đầu
tư, Dự án Tổ hợp sân golf và
du lịch sinh thái nghỉ dưỡng
Đạ Sar được xây dựng, hình
thành sẽ phát huy hiệu quả
tích cực, góp phần tạo việc
làm cho nhân dân địa
phương (khoảng hơn 640 lao
động), nâng cao chất lượng
cuộc sống người dân, thúc
đẩy nhanh quá trình phát
triển kinh tế xã hội, qua đó
DỰ ÁN “KHỦNG”, NHƯNG NGUỒN VỐN
CHỦ YẾU VAY NGÂN HÀNG
Theo đề xuất của Công ty cổ phần Golden City, vị trí đầu tư xây
dựng Tổ hợp sân golf và du lịch nghỉ dưỡng Đạ Sar thuộc một
phần tiểu khu 145B, 114A trên địa bàn thị trấn Lạc Dương và xã
Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Trong đó, khu sân golf khoảng 71,6
ha; khu nghỉ dưỡng khoảng 18,6 ha.
Tổng vốn đầu tư Dự án dự kiến là 2.594,5 tỷ đồng, trong đó,
vốn của Cơng ty cổ phần Golden City là 389,1 tỷ đồng, vốn vay
ngân hàng là 2.205,3 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện Dự án từ quý
IV/2022 đến hết quý IV/2028. Thời gian hoạt động của Dự án là
50 năm.
tăng các khoản thu ngân sách
của địa phương (khoản nộp
ngân sách trong thời gian
thực hiện Dự án khoảng
3.041,6 tỷ đồng).
Tuy nhiên, theo Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Lâm Đồng, hầu hết
khu vực này là diện tích sản
xuất nơng nghiệp của người
dân địa phương, việc thực
hiện Dự án sẽ làm mất đi một
diện tích khơng nhỏ đang sản
xuất nông nghiệp ổn định của
người dân địa phương. Do
đó, cần cân nhắc về hiệu quả
đầu tư cũng như mức độ ảnh
hưởng đến môi trường,
nguồn nước sinh hoạt tại hồ
Đan Kia Suối Vàng và trật tự,
an ninh chính trị tại địa
phương, làm cơ sở để xem
xét chủ trương đầu tư Dự án
cho phù hợp với tình hình,
nhu cầu thực tế.
Công ty cổ phần Golden
City thống kê sơ bộ, Dự án sẽ
tác động đến khoảng 500 hộ
dân đang sử dụng đất theo
quy hoạch đã được phê duyệt,
song không đề cập phương án
thỏa thuận, chi trả bồi
thường, không đề xuất đơn vị
thực hiện đền bù, bồi thường,
giải phóng mặt bằng đối với
khu vực đề xuất Dự án.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Lâm Đồng chỉ ra rằng,
trong hồ sơ đề nghị thực hiện
Dự án, Công ty cổ phần
Golden City không nêu cụ
thể hình thức lựa chọn nhà
đầu tư. Dự án có đề nghị
UBND tỉnh Lâm Đồng chấp
thuận chuyển mục đích sử
dụng đất, có mục tiêu là đầu
tư xây dựng và kinh doanh
sân golf, thuộc trường hợp
chấp thuận chủ trương đầu tư
của UBND tỉnh Lâm Đồng
theo quy định tại Điều 32,
Luật Đầu tư.
Mặt khác, Dự án có mục
tiêu đầu tư là xây dựng sân
golf và du lịch nghỉ dưỡng,
thuộc trường hợp phải tiến
hành đấu giá quyền sử dụng
đất, đấu thầu lựa chọn nhà
đầu tư theo quy định tại
khoản 12 (bổ sung Điều 14b),
Điều 1, Nghị định số
148/2020/NĐCP
ngày
18/12/2020 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số nghị
định quy định chi tiết thi hành
Luật Đất đai.
Căn cứ quy định tại điểm
c, khoản 2, Điều 8, Thông tư
liên tịch số 14/2015/TTLT
BTNMTBTP
ngày
4/4/20215 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Bộ Tư pháp
quy định việc tổ chức thực
hiện đấu giá quyền sử dụng
đất để giao đất có thu tiền sử
dụng đất hoặc cho th đất,
thì một trong những điều kiện
để được cấp có thẩm quyền
quyết định đấu giá quyền sử
dụng đất là khu vực dự kiến
đấu giá có quy hoạch xây
dựng chi tiết được phê duyệt.
Cịn theo quy định tại
khoản 4, Điều 108, Nghị định
số 31/2021/NĐCP quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Đầu tư,
dự án đầu tư có sử dụng đất
phải lựa chọn nhà đầu tư theo
hình thức đấu thầu đáp ứng
các điều kiện là phù hợp với
Kế hoạch Phát triển kinh tế
xã hội, quy hoạch xây dựng
có tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ
1/500 (nếu có) hoặc quy
hoạch phân khu đơ thị có tỷ
lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ 1/5.000
theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó, theo Sở
Xây dựng tỉnh Lâm Đồng,
khu vực đề xuất thực hiện
Dự án chưa có quy hoạch
phân khu, quy hoạch chi tiết
được phê duyệt.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Lâm Đồng cho rằng,
như vậy, Dự án Tổ hợp sân
golf và du lịch nghỉ dưỡng
Đạ Sar chưa đủ cơ sở để tiến
hành lựa chọn nhà đầu tư
theo quy định.
Cùng với đề nghị UBND
tỉnh Lâm Đồng chưa chấp
thuận đề xuất thực hiện đầu
tư Dự án Tổ hợp sân golf và
du lịch nghỉ dưỡng Đạ Sar tại
huyện Lạc Dương của Công
ty cổ phần Golden City, Sở
Kế hoạch và Đầu tư đề xuất
UBND tỉnh giao UBND
huyện Lạc Dương rà soát các
nội dung về hiện trạng rừng,
quy hoạch, đánh giá kỹ lưỡng
mức độ tác động của Dự án
đối với đời sống nhân dân,
ảnh hưởng đối với môi
trường và một số nội dung
khác có liên quan; thực hiện
các thủ tục để đủ điều kiện
đề xuất chủ trương đầu tư
Dự án.n
TRIỂN LÃM Ô TÔ VIỆT NAM 2022
THỨ SÁU, 28/10/2022
www.baodautu.vn
23
inch (trái, phải), hệ thống an
toàn LSS+2, camera 360… tạo
cảm giác thoải mái, nối dài
những tiện nghi đẳng cấp.
Với khoang hạng nhất di
động LM350 4 chỗ sở hữu
những tiện nghi khoang hạng
nhất mang đến trải nghiệm di
chuyển sang trọng vượt trội
như 19 loa Mark Levinson,
màn hình giải trí phía sau 26
inch, trang bị chức năng mas
sage và hộp lạnh cho hàng ghế
sau, hệ thống an toàn LSS+2…
LM cũng đã chắt lọc
những điểm tinh túy của một
chiếc xe hạng sang được chế
tác dành riêng cho những
khách hàng tìm kiếm sự thoải
mái tối đa trên mọi hành trình.
Đây là minh chứng cho cam
kết của Lexus trong việc tạo
ra những trải nghiệm tuyệt
vời và thể hiện tầm nhìn về
một phong cách sống di động
sang trọng mới.
TRẢI NGHIỆM SANG TRỌNG,
RIÊNG BIỆT
Gian hàng của Lexus tại Triển lãm Ơ tơ Việt Nam (VMS 2022)
l
HỒNG NAM
Mẫu xe ý tưởng LF-Z
thuần điện đầu tiên,
cùng những mẫu xe
điện hóa mới nhất
trong dải sản phẩm
hiện diện trong không
gian sang trọng, đánh
dấu bước chuyển
mình sang chương
tiếp theo của thương
hiệu Lexus để mang lại
trải nghiệm riêng biệt
cho từng khách hàng.
LEXUS m l i cho
k nguy n đi n h a
KHẲNG ĐỊNH DẤU ẤN
ĐIỆN HĨA
Vượt xa mọi tầm nhìn
thường thấy về kiểu dáng hay
âm thanh, tập trung ưu tiên tối
đa về cảm giác khi lái một
chiếc xe chính là cảm hứng
của sự ra đời mẫu xe ý tưởng
LFZ thuần điện.
Đặt triết lý “lấy con người
làm trung tâm”, sự trợ giúp của
nền tảng EV, sự có mặt của
cơng nghệ kiểm sốt lực dẫn
động bốn bánh Direct4 hay
steerbywire và trí tuệ nhân tạo
(AI) tiên tiến đã khiến LFZ
minh giải được nhuần nhuyễn
triết lý này khi giúp thay đổi
cách bạn lái xe.
Sức mạnh tổng hợp này
được hoàn thiện với các nút
điều khiển được sắp xếp trực
quan trong buồng lái dựa trên ý
tưởng Tazuna (dây cương),
nhằm gắn kết tuyệt đối giữa
người lái với chiếc xe khi cùng
phấn khích rong ruổi trong
những hành trình thú vị.
Mẫu xe này cũng đã trở
thành ngôi sao trong gian hàng
Lexus tại VMS 2022 như một
biểu tượng cho quá trình
chuyển đổi thương hiệu của
Lexus về hiệu suất lái, kiểu
dáng và công nghệ tối tân.
“Là thương hiệu tiên phong
trong công nghệ Hybrid, Lexus
chú trọng đẩy mạnh cơng nghệ
điện hóa để đóng góp cho một
Lexus vượt xa mọi tầm nhìn thường thấy về kiểu dáng hay âm thanh
xã hội toàn cầu bền vững. Trên
thế giới, chúng tơi đã và đang
phát triển các dịng xe điện
khác nhau, bao gồm xe hybrid
tự sạc điện, xe hybrid sạc ngoài,
xe thuần điện và xe chạy pin
nhiên liệu. Bất kỳ ai cũng có
thể chế tạo xe điện, nhưng
Lexus tạo nên một chiếc xe
điện với tinh hoa chế tác, công
nghệ trực quan và dịch vụ
hướng tới từng cá nhân”, ông
Giri Venkatesh, Phó chủ tịch
Lexus châu Á Thái Bình
Dương cho biết.
Không chỉ tập trung vào xe
thuần điện, Lexus cũng là
hãng xe hạng sang tiên phong
giới thiệu công nghệ Hybrid,
với mục tiêu tạo nên xu
hướng công nghệ xanh, tái
định nghĩa phong cách sống
hạng sang bằng những trải
nghiệm đẳng cấp.
Lexus Hybrid là sự kết hợp
tuyệt vời của yếu tố tưởng
chừng như không thể song
hành gồm cảm giác lái phấn
khích mà vẫn có hiệu suất tối
ưu, êm ái vượt trội; là nơi
khách hàng có thể tận hưởng
những trải nghiệm cơng nghệ
tiên tiến, chung tay hiện thực
hóa tầm nhìn phát triển xã hội
bền vững.
Tại Việt Nam, Lexus là
thương hiệu tiên phong giới
thiệu dải sản phẩm xe hybrid
tân tiến nhất và đang có kế
hoạch giới thiệu thêm các
mẫu xe điện hóa và thuần
điện. Điều này được ông Giri
Venkatesh cho là minh
Không gian Immersive Lounge tại gian hàng Lexus
chứng, thể hiện rõ trách
nhiệm của Lexus hướng đến
mục tiêu phát triển bền vững
tại Việt Nam.
Trong lần hội ngộ tại VMS
2022, Lexus cũng mang tới các
mẫu xe mới nhất trong dải sản
phẩm hybrid.
Có thể kể tới NX350h mẫu
xe hybrid mới nhất được phân
phối ở Việt Nam, là một minh
chứng cho sự không ngừng
sáng tạo để thiết lập ngơn ngữ
thiết kế mới thơng qua việc
“theo đuổi tính độc đáo trong
từng đường nét” và “tính tối
Năm 2017, Lexus gây bất ngờ khi lần đầu tiên giới thiệu bộ ba
xe hybrid: RX 450h, LS 500h và LC 500h trên sân khấu triển lãm
ơ tơ. Cịn tại VMS 2022, Lexus thêm một lần nữa khẳng định dấu
ấn tiên phong trong lĩnh vực điện hóa và kỷ niệm 10 năm đồng
hành cùng khách hàng Việt. Từ đây, Lexus bước sang chương
mới, tiếp tục chặng đường mà ở đó Lexus vẫn ln lấy trọng tâm
là con người, theo đuổi đam mê kiến tạo nên những trải nghiệm
hạng sang đích thực.
giản trong cơng nghệ”.
Với ES 300h, việc trang bị
động cơ hybrid mang đến
hiệu suất nhiên liệu tuyệt vời,
cảm giác thoải mái và an toàn
sẽ biến mọi hành trình thành
những trải nghiệm vơ cùng
đặc biệt.
Khơng chỉ với 2 mẫu xe hy
brid, dải sản phẩm hybrid của
Lexus ở Việt Nam cịn có IS
300h, RX 450h và mẫu sedan
đỉnh cao LS 500h.
Tiếp nối khơng gian điện
hóa, Lexus đưa đến hành
trình trải nghiệm, khám phá
những mẫu xe hàng đầu của
thương hiệu.
Đó là LX 600VIP với biệt
danh “quyền uy của người
đứng đầu”. Với khả năng vận
hành mạnh mẽ và tiện nghi
đẳng cấp, LX 600 VIP trang bị
7 chế độ massage cho hàng ghế
sau, góc ngả tối đa 48 độ, đệm
đỡ chân ottoman (ghế sau bên
phải), màn hình giải trí 11,6
Được trưng bày trong
không gian với thiết kế hiện
đại, tông màu chủ đạo xanh
trắng cùng hiệu ứng ánh sáng
xanh kinetic thể hiện dịng
chảy khơng ngừng của cơng
nghệ và tương lai.
Hành trình của Lexus năm
nay là sự kết hợp của 5 giá trị
gồm đẳng cấp, tinh hoa,
Omotenashi, đam mê và sáng
tạo qua không gian trưng bày
và trải nghiệm thương hiệu
“Immersive Lounge”.
Với mong muốn tạo ra sự
đột phá về không gian, Lexus
và kiến trúc sư Lê Hưng Trọng
mang đến triển lãm không gian
"Immersive Lounge" nơi phá
bỏ mọi suy nghĩ thông thường.
Tiếp nối câu chuyện của
dịng chảy cơng nghệ, kiến
trúc sư Lê Hưng Trọng cho
biết, vòm mây trong khu trải
nghiệm thương hiệu tượng
trưng cho "Dòng chảy" ý
tưởng xuyên suốt gắn kết mọi
giá trị đẹp đẽ nhất của văn hóa
con người, giữa quá khứ
hiện tại và tương lai.
Cùng với việc sử dụng mây,
tre, trúc, những vật liệu bền
vững kết nối sâu sắc với văn
hóa và con người Việt Nam,
Immersive lounge không chỉ
mang đến cảm xúc đương đại
về thị giác, mà còn truyền cảm
hứng về kiến trúc bền vững
đến mọi người, cùng việc đánh
thức mọi giác quan với hương
thơm hoa cỏ dịu mát thiên
nhiên, âm thanh từ vòm Mark
Levinson đẳng cấp đến nghệ
thuật ẩm thực.
Lấy cảm hứng từ các mẫu xe
trưng bày tại triển lãm và sứ
mệnh điện hóa, trung hịa Car
bon, bộ sưu tập năm nay được
nhà thiết kế thời trang Trần
Hùng chế tác dành riêng cho
Lexus mang thông điệp hướng
tới sự phát triển bền vững.
Thông qua ngôn ngữ thời
trang, quy trình chế tác bộ sưu
tập này đã hạn chế tối đa việc
sử dụng máy móc, và thiết kế
dựa trên các loại chất liệu vải
tự nhiên, khơng hóa chất…
tương đương với việc có thể
giảm tải tới 97% lượng khí thải
CO2 so với sản xuất quần áo
thông thường.n
24
l
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀO ĐẮK LẮK
www.baodautu.vn
HỒNG ANH
Nơng nghiệp đã trở
thành bệ đỡ cho tăng
trưởng của Đắk Lắk,
khi địa phương này sở
hữu nhiều tiềm năng
và thu hút nguồn vốn
lớn của doanh nghiệp
để đầu tư vào lĩnh vực
nông nghiệp.
THỨ SÁU, 28/10/2022
N ng nghi p c ng ngh cao “m v ng” c a Đ k L k
NHỮNG DỰ ÁN NGÀN TỶ
Trong tháng 6/2022, Tập
đồn Xn Thiện đã khởi cơng
Khu nơng nghiệp ứng dụng
công nghệ cao Xuân Thiện Cư M'gar, với tổng mức đầu tư
hơn 705 tỷ đồng, trên quy mô
107,6 ha. Dự án trên chỉ là
bước khởi đầu, bởi trong thời
gian tiếp theo, Tập đoàn Xuân
Thiện sẽ đầu tư trên 1 tỷ USD,
tương đương trên 25.000 tỷ
đồng, để xây dựng chuỗi tổ
hợp các dự án sản xuất, chăn
nuôi, chế biến thực phẩm cơng
nghệ cao tại tỉnh Đắk Lắk.
Khơng chỉ có Xn Thiện,
thời gian qua, nhiều doanh
nghiệp chọn Đắk Lắk rót vốn
triển khai những các dự án
nông nghiệp, chăn nuôi, chế
biến nông sản quy mơ lớn, đã
tạo nên một làn sóng đầu tư
vào lĩnh vực nơng nghiệp tại
thủ phủ Tây Ngun. Có thể
kể đến những dự án như Chăn
nuôi, chế biến nông sản quy
mô lớn của Công ty TNHH
Thương mại và Sản xuất Nông
sản Sapo đầu tư nhà máy chế
biến trái cây, rau củ quả; Công
ty TNHH Trái cây Darlac
Farms đầu tư xây dựng nhà
máy chế biến trái cây xuất
khẩu; Công ty TNHH Cá tầm
Việt Nam đầu tư dự án nuôi cá
tầm tại huyện Lắk... Trước đó,
cũng tại huyện Cư M'Gar, Tập
đồn De Heus (Hà Lan) và Tập
đoàn Hùng Nhơn đã liên kết
đầu tư Tổ hợp Khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ
cao DHN Đắk Lắk, quy mô
200 ha. Tổng vốn đầu tư 2 giai
đoạn của dự án là 66 triệu
USD (khoảng 1.500 tỷ đồng).
Trong Hội nghị Xúc tiến
đầu tư lĩnh vực nông nghiệp
được tổ chức tháng 4/2022,
UBND tỉnh Đắk Lắk đã trao
quyết định chủ trương đầu tư
cho 6 dự án, với tổng số vốn
gần 1.100 tỷ đồng. Ngoài ra,
Đắk Lắk tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp quy mô lớn, chuyên sâu và chất lượng cao
NÔNG NGHIỆP LÀ LĨNH VỰC ƯU TIÊN THU HÚT ĐẦU TƯ
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cho biết, dự thảo Quy hoạch
tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang
trình lấy ý kiến các ngành và Trung ương đã xác định tập trung
vào 5 lĩnh vực ưu tiên thu hút nguồn lực đầu tư nhằm tạo đột
phá cho phát triển kinh tế - xã hội.
Năm lĩnh vực ưu tiên thu hút nguồn lực đầu tư gồm: nông
nghiệp, công nghiệp, du lịch - dịch vụ logistics, thông tin và
UBND tỉnh Đắk Lắk đã ký
biên bản ghi nhớ, hợp tác đầu
tư với 24 dự án trong lĩnh vực
chăn nuôi, trồng trọt ứng dụng
công nghệ cao; chế biến nông,
lâm sản; chế biến trái cây,
dược liệu, thức ăn gia súc; giết
mổ gia súc gia cầm tập trung;
logistics. Tổng mức đầu tư dự
kiến cho các dự án trên là
25.672 tỷ đồng.
Theo Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Đắk Lắk,
từ năm 2010 đến năm 2021,
Đắk Lắk đã thu hút được 73 dự
án đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp với tổng số vốn đầu tư
4.350 tỷ đồng. Hiện có 33 dự
án đang làm hồ sơ thủ tục đầu
tư, với tổng vốn đầu tư khoảng
21.000 tỷ đồng; 109 dự án, khu
vực đề xuất kêu gọi thu hút
đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp, chế biến nông lâm
thủy sản, với tổng vốn dự kiến
khoảng 18.000 tỷ đồng.
Số vốn đầu tư lớn và những
dự án ngàn tỷ được doanh
nghiệp đầu tư vào Đắk Lắk đã
khẳng định tiềm năng to lớn
trong lĩnh vực nông nghiệp,
chăn nuôi của vùng đất đại
ngàn này.
BỆ ĐỠ CHO TĂNG TRƯỞNG
Kinh tế nông nghiệp luôn
chiếm tỷ lệ gần 40% trong cơ
cấu phát triển kinh tế, trở thành
bệ đỡ cho tăng trưởng của Đắk
Lắk trong nhiều năm qua. Giá
trị sản xuất ngành nông nghiệp
của Đắk Lắk năm 2021 xấp xỉ
Với diện tích lớn và màu mỡ, nơng nghiệp đã trở thành bệ đỡ cho tăng trưởng của tỉnh Đắk Lắk
truyền thông, phát triển nguồn nhân lực.
Về nông nghiệp, Đắk Lắk sẽ phát triển theo các mơ hình trồng trọt
và chăn ni với quy mơ lớn, có sự liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị
chế biến thực phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất. Xây dựng một
nền nơng nghiệp sạch, hữu cơ, nơng nghiệp tuần hồn thân thiện
môi trường, đặc biệt là xây dựng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột
vươn tầm khu vực và thế giới với những sản phẩm chất lượng cao.
75.000 tỷ đồng, tăng hơn 1,4
lần so với năm 2015; tốc độ
tăng trưởng ngành nơng
nghiệp bình qn giai đoạn
2016 - 2020 đạt 5,64%/năm,
cao hơn 1,5 lần so với bình
quân cả nước. Đắk Lắk hình
thành và phát triển nhiều vùng
sản xuất hàng hóa tập trung
quy mơ lớn, Chương trình Mỗi
xã một sản phẩm (OCOP)
được đẩy mạnh với 72 sản
phẩm được công nhận đạt 3 4 sao.
Thống kê cho thấy, Đắk
Lắk có diện tích đất sản xuất
nông nghiệp 650.000 ha và
735.000 ha đất lâm nghiệp, khí
hậu ơn hịa, địa hình đất sản
xuất nơng nghiệp khá bằng
phẳng, đặc biệt có trên
300.000 ha đất đỏ Bazan màu
mỡ, được đánh giá là đất sản
xuất nơng nghiệp tốt nhất.
Tồn tỉnh hiện có trên 210.000
ha cà phê, 34.000 ha cao su,
32.000 ha hồ tiêu, trên 43.000
ha cây ăn quả. Bên cạnh đó,
Đắk Lắk sở hữu 170.000 ha
đất lâm nghiệp được quy
hoạch phát triển rừng sản xuất
theo hướng thâm canh, có kết
hợp sản xuất nông nghiệp;
72.000 ha rừng nghèo, nghèo
kiệt thu hút đầu tư, thực hiện
giải pháp cải tạo làm giàu rừng
kết hợp sản xuất nơng nghiệp;
có gần 285.000 ha rừng đặc
dụng, phịng hộ… Với diện
tích đất lớn và màu mỡ đó,
nơng nghiệp và chăn ni trở
thành “kho báu” của Đắk Lắk.
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk
Lắk, ông Phạm Ngọc Nghị cho
biết, địa phương luôn xác định
nông nghiệp là lĩnh vực trọng
điểm, vì vậy đã ban hành các
đề án và nghị quyết cụ thể để
phát triển nông nghiệp.
Trên cơ sở những tiềm
năng, lợi thế sẵn có, nhiệm kỳ
2020 - 2025, Đảng bộ tỉnh Đắk
Lắk đã xác định 6 nhiệm vụ
trọng tâm. Trong đó, tập trung
phát triển nơng nghiệp theo
hướng chất lượng cao, ưu tiên
phát triển nông nghiệp hữu cơ,
gắn nông nghiệp với du lịch,
nông nghiệp công nghệ cao
theo chuỗi giá trị, kết nối công
nghiệp chế biến với thị trường,
từng bước chuyển từ sản xuất
nông nghiệp sang kinh tế nông
nghiệp, gắn kết nông nghiệp
với lâm nghiệp ở những nơi có
điều kiện. Xác định nông
nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm,
Đắk Lắk mong muốn huy
động, sử dụng hiệu quả các
nguồn lực, tạo bước phát triển
đột phá cho lĩnh vực nông
nghiệp, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh theo
hướng bền vững.
“Những tiềm năng, lợi thế
và định hướng phát triển nông
nghiệp được tỉnh cụ thể hóa
trong Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk
thời kỳ 2021 - 2030 định
hướng đến năm 2050, Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2021 - 2025 và
hàng năm, đồng thời, tập trung
bố trí nguồn lực để triển khai
thực hiện đồng bộ, thống nhất.
Tương lai, nông nghiệp vẫn là
vấn đề được tỉnh quan tâm
phát triển; đặc biệt là nông
nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, để phát huy tiềm năng lợi
thế, những thế mạnh về nơng
nghiệp, góp phần quan trọng
vào phát triển kinh tế - xã hội
của Đắk Lắk”, ông Phạm Ngọc
Nghị khẳng định.
Phát triển nông nghiệp
chuyên sâu, theo hướng chất
lượng cao, tỉnh Đắk Lắk
đang từng bước đưa nông
nghiệp trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn.n