Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở ở các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.99 KB, 3 trang )

QUẢN LÝ GIÁO DỤC

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC co sở
ở CÁC TRƯƠNG PHỔ THÔNG TƯ1ỊIỤC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THỦ DẨU MỘT, TỈNH BÌNH DỮ0NG
Nguyễn Thị Trâm Anh, Đoàn Thị Hổng Loan
*

ABSTRACT
The article presents some contents of management of sex education activities, and at the same time
proposes some measures to improve the quality of management of sex education activities for junior high
school students in high schools private sector in Thu Dau Mot city, Binh Duong province
Keywords: Gender, sex education, management ofsex education activities.
Received:07/03/2022; Accepted: 08/03/2022; Published: 15/03/2022

1. Đặt vấn đề
Giáo dục giới tính (GDGT) có vai trị quan trọng
trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Quân lý tốt
hoạt động giáo dục giới tính (GDGT) cho học sinh
trong trường học sẽ giúp học sinh có kiến thức về việc
chăm sóc sức khỏe sinh sản và giới tính vị thành niên,
cũng như tránh những hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu
biết. Tuy nhiên, chúng ta làm thế nào để cung cấp kiến
thức về giới tính một cách dễ dàng và kịp thời mà
không ảnh hưởng đến quan niệm “thuần phong, mỹ
tục” cùa người Việt Nam. Đồng then, hình thành được
ở học sinh trung học cơ sở (THCS) năng lực tự chủ,
đặc biệt là các kĩ năng phòng chống xâm hại theo định
hướng tiếp cận năng lực là yêu cầu đặt ra cho giáo
viên - các nhà quản lý giáo dục THCS nói chung và


thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, bài báo đã đề cập đến
vấn đề: “Biện pháp nâng cao chất lượng quản lý
hoạt động GDGT cho học sinh THCS ở các trường
phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu
Một, tình Bình Dương”.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một so vẩn đề về giới tính, GDGT và quản lý
hoạt GDGT
a) Giới tính
Giới tính là những yếu tố xác định sự khác biệt
giữa giói này và giới kia. Có thể định nghĩa, giới tính
là tồn bộ những đặc điểm ở con người, tạo nên sự
khác biệt giữa nam và nừ[3].
b) Giáo dục giới tinh
GDGT là quá trình giáo dục con người, nhàm làm
* Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nang

cho họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về
giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hóa giới
tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để
phát triển nhân cách tồn diện, phù hợp với giới tính,
giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng
như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển[3].
c) Quản lý hoạt động GDGT
Quàn lý hoạt động GDGT là bộ phận của quản lý
trường học, bao gồm hàng loạt những hoạt động tiến
hành lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các
tác động của nhà quản lý, của tập thể sư phạm, của các
lực lượng giáo dục theo kế hoạch chù động và chương

trình giáo dục, nhằm thay đối hay tạo ra hiệu quả giáo
dục cần thiết[3].
2.2. Một số hoạt động GDGT cho học sinh THCS
ở các trường phô thông tư thục trên địa bàn thành
pho Thủ Dầu Một, tình Bình Dương.
Căn cứ vào đặc diêm tâm sinh lý cùa lứa tuổi,
GDGT cho học sinh THCS ở các trường phồ thông tư
thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tình Bình
Dương được tiến hành từ lớp 6 đến lóp 9 với các nội
dung tương ứng như:
- Học sinh khối lóp 6, 7: Nội dung GDGT về tuồi
dậy thì. những biến đổi tâm - sinh lí tuổi dậy thì; cách
vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục; những biến đồi
và khác biệt ve tính cách em trai, em gái; giáo dục kĩ
năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn
gái ơ tuôi vị thành niên, với cha mẹ, anh em trong gia
đình.
- Học sinh khối lớp 8,9: Nôi dung GDGT tập trung
vào về sự thụ tinh; phân biệt tình bạn và tình yêu, hiểu
biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình u; hiểu biết
những thất bại tâm lí, các nguy hại lâu dài phải gánh

158 .TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - số 261 KỲ 2 - 3/2022


QUÁN LÝ GIÁO DỤC
chịu nếu quan hệ tình dục sớm, tảo hôn; giáo dục bạn
trai biết tự trọng, tôn trọng bảo vệ bạn gái, có bản lĩnh
biết tự kiềm chế để chứng minh cho một tình u lành
mạnh nếu nó chớm nở; giáo dục kĩ năng phòng vệ

trước các áp lực nội tại đến từ hai phía, đặc biệt giáo
dục kĩ năng phịng vệ cho các em gái... Tâm lí giới
tính tuổi mới lớn giúp các em tự tin, tự chủ, tự hoàn
thiện nhân cách, tự nhận thức để thay đổi hành vi,
vững vàng nói “khơng” trước cám dỗ cùa bản năng.
Thông qua hoạt động GDGT cho học sinh THCS
ờ các trường phồ thông tư thục trên địa bàn thành phố
Thú Dầu Một, tinh Bình Dương, cán bộ quản lí, giáo
viên, phụ huynh học sinh đều có nhận thức khá tốt về
sự cân thiết của công tác GDGT cho học sinh. Cùng
với đó, đa số học sinh đã có ý thức về đặc điểm lứa
ti, khái niệm giới tính, hiểu về bệnh AIDS và cách
phịng tránh, có ý thức học tập nghiêm túc các vấn đề
về giới tính.
Mặc dù cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học
jsinh, học sinh THCS ở các trường phố thông tư thục
rên địa bàn thành phố Thú Dầu Một, tỉnh Bình Dương
thận thức tốt và có trách nhiệm về cơng tác GDGT,
song cách thức tiến hành GDGT chưa tương xứng với
tầm quan trọng của cơng tác này, chưa có sự chỉ đạo
Jiong nhất, chun sâu từ Phòng giáo dục - Đào tạo
ể tổ chức có hiệu quả cao đối với việc GDGT trong
hà trường. Vì vậy, cơng tác GDGT cịn gặp nhiều khó
kỊhăn, chưa huy động được các tồ chức xã hội trong và
n goài nhà trường tham gia, chưa vận động được các
nguồn kinh phí, thực hiện xã hội hóa giáo dục trong
lĩinh vực GDGT.
I 2.3. Biện pháp năng cao chất lượng quản lý hoạt
’ông GDGT cho học sinh THCS ở các trường phổ
thông tư thục trên địa bàn thành pho Thủ Dầu Một,

tỉnh Bình Dương
a) Nguyên tắc đề xuất biện pháp quán lý hoạt động
GDGT
- Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính mục tiêu của quàn lý
hoắt động GDGT.
Nguyên tác đảm bảo tính mục tiêu giáo dục là
nguyên tác yêu cầu quản lý đánh giá kết quả hoạt động
GDGT cho học sinh bắt buộc phải có mục tiêu và phải
được định hướng theo mục tiêu ấy trong suốt quá trình
quàn lý hoạt động.
■ Nguyên tắc 2\ Đăm bảo tính thực tiễn của quàn lý
hoạt động GDGT.
Dê đảm bảo cho các biện pháp quản lý hoạt động
GDGT cho cho học sinh THCS ở các trường phổ thông
tư thúc trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tinh Bình
Dương đề ra đạt hiệu quà tốt thì các biện pháp đó phải
được xây dựng trên cơ sở thực tiễn phù hợp với điêu
kiện của các nhà trường THCS chứ không thể xây

II

dựng bằng lý thuyết chung chung. Do vậy, khi xây
dựng các biện pháp phải luôn tuân thủ nguyên tắc này.
b) Một số biện pháp nâng cao chất lượng quăn lý
hoạt động GDGT
Thực hiện Ke hoạch hành động về binh đẳng giới
của ngành giáo dục giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và giải pháp "mớ rộng
và nâng cao chát lượng các hình thức giáo dục dán
sơ, sức khỏe sinh sàn, kế hoạch hóa gia đình, giới và

giới tính trong và ngoài nhà trường cho vị thành niên
và thanh niên ” cùa ngành giáo dục tỉnh Bình Dương
[2]. Dựa trên cơ sở nghiên cứu đánh giá thực trạng
những ưu nhược điểm hoạt động GDGT ở các trường
trưng học phổ thông tư thục tại thành phố Thủ Dầu
Một - Bình Dương, tác giả đề xuất một số biện pháp
cụ thể như sau:
Một là, Nâng cao nhận thức về GDGT cho phụ
huynh, học sinh, cán bộ quàn lí, giáo viên và các lực
lượng tham gia cơng tác GDGT
Nhà trường có những giải pháp giúp cho cán bộ
quán lí, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh có
những hiểu biết cơ bàn về GDGT, coi GDGT là một
nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà
trường. Trang bị, cung cấp các kiến thức cơ bản về
giới và giới tính, tầm quan trọng của việc thực hiện
bình đẳng giới, xóa bỏ phân biệt giới và định kiến về
giới, những nội dung cơ bàn của GDGT và ý nghĩa
của GDGT đối với học sinh THCS cho mọi thành
viên trong nhà trường; tuyên truyền để mọi người
nhận thấy vai trò, trách nhiệm của mình trong cơng
tác GDGT để hình thành thái độ quan tâm và có trách
nhiệm trong cơng tác GDGT. Nhà trường cần tổ chức
huy động, tìm hiểu các nguồn tài liệu có liên quan
đến GDGT, xây dựng tủ sách GDGT, khuyến khích
giáo viên, học sinh tự nghiên cứu và viết báo cáo thu
hoạch, thảo luận, thi tìm hiểu... nhằm nâng cao hiểu
biết những kiến thức về giới tính. Mời các chuyên gia
về giáo dục, tâm lí, y tế về trao đổi, thào luận, nói
chuyện chuyên đề về đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi...

Hai là, Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng
lực giáo dục giới tính cho cán bộ, giáo viên nhà
trường.
Nhà trường lập kế hoạch cho công tác đào tạo bồi dường nghiệp vụ hoạt động GDGT cho đội ngũ
giáo viên theo từng kì học, năm học. cần lựa chọn
phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng cho phù
hợp với đổi tượng bồi dưỡng và điều kiện bồi dưỡng
cùa trường. Cử những giáo viên chủ chốt tham gia
các khóa học về đào tạo GDGT (chủ yếu là giáo viên
Sinh học và Giáo dục công dân, Ngữ văn, Giáo dục
thể chất...) để họ có được những kiến thức, kĩ năng cơ
bản cần thiết cho hoạt động này; từ đó, sẽ hướng dẫn

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - số 261 KỲ 2 - 3/2022 . 159


II

ỌUẢN LÝ GIÁO DỤC

lại cho những giáo viên khác.
Ba là, Hướng dan giảo viên lồng ghép, tích hợp
các nội dung GDGT thông qua dạy học các môn học
chiếm ưu the.
Nhà trường tiếp tục chỉ đạo việc nâng cao chất
lượng giáng dạy lồng ghép các nội dung GDGT trong
chính khóa bàng cách tăng cường áp dụng phương
pháp giáng dạy tích cực và tăng thêm thời gian cho
các nội dung này trong các môn Sinh học, Giáo dục
thê chất, Giáo dục công dân... Xây dựng được kế

hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch GDGT thông qua
các buôi thực hành của những mơn học chiếm ưu thế
về GDGT, tích họp nội dung GDGT qua thực hiện
nội dung môn học. Tiếp tục đưa nội dung GDGT, sức
khóe sinh sản vào các nhà trường qua việc dạy lồng
ghép trong các mơn học có liên quan cũng như vào
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động
ngoại khóa.
Bơn là, Đe xuất đưa vào chương trình chính khóa
hoặc ngoại khóa các nội dung vê giả trị sống và kỹ
năng sông cho học sinh THCS.
Qua thực te giảng dạy môn ngữ văn và là giáo viên
chù nhiệm nhiều năm, qua kinh nghiệm quản lý học
sinh và trao đổi với đồng nghiệp trực tiếp quản lý và
giảng dạy GDGT, các nội dung kỹ năng sống tác giả
nhận thấy ràng những học sinh có nền tảng đạo đức,
gia đình cơ bàn thì nhận thức cũng như là hành vi về
giới, giới tính khá là chuẩn mực. Vì vậy tác giã đề xuất
đưa vào chương trình chính khóa hoặc ngoại khóa các
nội dung về giá trị sống và kỳ nàng sống cho học sinh
THCS, đặc biệt chú ý đến các hoạt động giáo dục giá
trị sông và kỹ năng sống cho học sinh, nhất là trong
các trường THCS tư thục.
Đặc biệt trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt như
hiện nay, nếu không được trang bị sẵn vốn sống, học
sinh khó có thể ứng phó sao cho tích cực nhất khi phải
đối mặt trước những tình huống thử thách, hoặc sẽ dễ
dàng bị sa ngã, bị ảnh hưởng tiêu cực bởi môi trường
sống.
Năm là, Tăng cường chỉ đạo tổ chức hoạt động

giáo dục ngồi giờ lên lớp có tích hợp nội dung GDGT.
Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp giúp học sinh
có mơi trường trải nghiệm thực tế về thái độ, hành vi
giới tính cho phù hợp. Vì vậy, giáo viên cần xác định
các chủ đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và nội
dung GDGT cần triển khai, đối tượng, khối lớp thực
hiện... Các nội dung GDGT cần triển khai như: Giáo
dục về tuổi dậy thì, những biến đổi tâm - sinh lí tuổi
dậy thì: cách vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục;
giáo dục về sự thụ tinh; phân biệt tinh bạn và tình yêu;
hiểu biết sâu sắc giá trị của tình bạn, tình u; hiểu biết
những thất bại về tâm lí và các nguy hại lâu dài phải

160

gánh chịu nếu quan hệ tình dục sớm; giáo dục bạn trai
biết tự trọng, tơn trọng, bảo vệ bạn gái; giáo dục kĩ
năng phòng vệ, đặc biệt là giáo dục kĩ năng phòng vệ
cho các em gái khi bị tấn công hoặc xâm hại tinh dục.
Sáu là. Đây mạnh sự phôi họp giữa Nhà trường
- Gia đình - Xã hội trong hoạt động GDGT cho học
sinh.
Tham gia cơng tác GDGT học sinh có rất nhiều lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Lực lượng
giáo dục trong nhà trường gồm: Cơng đồn, Đồn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên
tiền phong Hồ Chí Minh... Lực lượng giáo dục ngồi
nhà trường gồm: gia đình, chính quyền địa phương,
Cơng an, Hội Phụ nữ, y tế, Mặt trận Tố quốc, Hội Chữ
thập đỏ... huy động sức mạnh tồng hợp của tất cá các

lực lượng vào công tác GDGT cho học sinh.
3. Kết luận
GDGT có quan hệ mật thiết với q trình giáo dục
xã hội góp phần giáo dục định hướng nhân cách con
người phát triển toàn diện trong mồi xã hội, để cùng
chung sống với nhau và chung sức xây dựng một xã
hội vãn minh, giàu đẹp. Chủ trương đưa nội dung
GDGT vào giảng dạy cho học sinh là việc làm hết sức
cần thiết. GDGT được thực hiện bằng nhiều hình thức
khác nhau, có thê là lồng ghép nhiều nội dung hơn
vào môn Sinh học, Giáo dục công dàn, Giáo dục thể
chất... hay đưa nội dung vào một số bi ở mơn hoạt
động ngồi giờ hay mỗi học ki tổ chức mời các chuyên
viên tư vấn về nói chuyện, trao đồi với học sinh...
GDGT cần có sự đồng hành cùa cả xã hội, rir khi trẻ
bắt đầu đến trường cho đến khi có đủ kiến thức đê tự
bảo vệ hoặc chịu trách nhiệm về việc mình làm. Việc
nâng cao hiệu quả của GDGT trong nhà trường THCS
nói chung và các trường trung học phổ thơng tư thục
nói riêng là một yếu tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định
trực tiếp để xây dựng nhân cách con người trong xã
hội ngay khi chuấn bị và bước vào tuổi vị thành niên.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Chương trình
giáo dục phơ thơng tơng thê. Hà Nội
[2] Tài liệu hướng dẫn "Kế hoạch hành động
bình đăng giới cìta ngành Giảo dục giai đoạn 2016
- 2020”, theo quyết định 4906/QĐ-BGDĐT, ngày 28
tháng 10 năm 2016.
[3] Bùi Ngọc Oánh (2008). Tàm li học giới tính và

giáo dục giới tỉnh. Nxb Giáo dục. Hà Nội
[4] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa,
Đặng Hoàng Minh (2010). Giáo dục giá trị sống và
kỹ năng sống cho học sinh THCS. Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.

. TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - sổ 261 KỲ 2 - 3/2022



×