Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Các biện pháp tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở nội thành hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.13 KB, 26 trang )


1
Các biện pháp tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và
nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học cơ sở ở nội thành Hà Nội

Phạm Kim Ngân

Trường Đại học Giáo dục
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Văn Quân
Năm bảo vệ: 2007

Abstract. Trình bày cơ sở lý luận về biện pháp tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà
trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở. Những yếu tố ảnh hưởng tới
việc tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và trường THCS trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường trong giáo dục
đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại nội thành Hà Nội. Đánh giá chung về thực trạng
tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung
học cơ sở. Nêu một số biện pháp tổ chức tăng cường phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường
trong giáo dục đạo đức: Nâng cao nhận thức, xác định vai trò nhiệm vụ, nội dung của việc
tổ chức phối hợp giữa bào tàng và nhà trường THCS trong giáo dục đạo đức cho học sinh;
thống nhất mục tiêu, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức, xây dựng cơ chế tổ chức
phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.

Keywords. Bảo tàng; Giáo dục đạo đức; Hà Nội; Nhà trường; Trung học cơ sở

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dưới góc độ quản lí, quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh là
quá trình phối hợp sự nỗ lực chung của các cá nhân và bộ phận tham gia vào hoạt động


này.
Trong xu thế xã hội hoá giáo dục hiện nay, việc phối hợp giữa nhà trường với các
ngành có cùng chức năng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh là vô cùng cần thiết.
Bảo tàng được coi là “trường học ngoài nhà trường”, giáo dục trong bảo tàng là
“giáo dục không chính thức” với ưu thế về tính đa dạng trong hình thức và nội dung nên

2
các em học sinh không bị gò ép, mà tự nguyện tham gia vào các hoạt động giáo dục do
tính hấp dẫn của các hoạt động này
Những phân tích trên là lí do để tác giả chọn đề tài: “Các biện pháp tổ chức phối
hợp giữa bảo tàng và nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở
nội thành Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp tăng cường tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường để
giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở nội thành Hà Nội giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường trong giáo dục đạo đức cho
học sinh trung học cơ sở
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường để giáo dục đạo đức cho
học sinh trung học cơ sở ở nội thành Hà Nội.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Biện pháp tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường để giáo dục đạo đức cho
học sinh trung học cơ sở là những biện pháp thiết lập bộ máy lâm thời giữa hai ngành (với
những yếu tố chung và đặc thù trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh); xác định vị trí,
vai trò của các cá nhân, bộ phận trong bộ máy và xác lập cơ chế vận hành cho bộ máy đó
trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở.
5. Phạm vi nghiên cứu
Chủ thể thực hiện tổ chức phối hợp là các bảo tàng . Các trường trung học cơ sở

được lựa chọn khảo sát là 03 trường trung học cơ sở nội thành Hà Nội. Các số liệu được sử
dụng trong nghiên cứu được giới hạn từ năm 2004 đến năm 2007.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hoá những vấn đề lí luận về:Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
THCS; Biện pháp tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường để giáo dục đạo đức cho
học sinh THCS

3
6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tổ chức phối hợp giữa bảo tàng với nhà
trường để giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS ở nội thành Hà Nội.
6.3. Đề xuất những biện pháp tăng cường tổ chức phối hợp giữa bảo tàng với nhà
trường để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở nội thành Hà Nội.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7. 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thống kê
8. Cấu trúc của đề tài
Luận văn cấu trúc gồm mở đầu, 3 chương và phần kết luận và khuyến nghị.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC PHỐI HỢP
GIỮA BẢO TÀNG VÀ NHÀ TRƢỜNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vấn đề phối hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh được
đưa vào nội dung giáo trình giáo dục học của tác giả Phạm Cốc - Đức Minh, Hà Thế Ngữ,
Đặng Vũ Hoạt [33]. Vấn đề giáo dục đạo đức, quản lý vấn đề giáo dục đạo đức ở tiểu học,

trung học cơ sở, trung học phổ thông của một số tác giả như: Nguyễn Văn Toàn Nguyễn
Thị Hiển [22]. Tuy nhiên, vấn đề quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục nói
chung, phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường nói riêng trong giáo dục đạo đức cho học
sinh vẫn còn là một mảnh đất trống vắng, thiếu vắng những công trình nghiên cứu một cách đầy đủ
dù là từng mặt của vấn đề.
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Tổ chức
Trong khoa học quản lý, thuật ngữ “tổ chức” thường được hiểu với hai nghĩa [17]: i)
Tập thể người liên kết với nhau theo những quy chế nhất định và cùng hoạt động vỡ mục

4
đích chung. ii) tổ chức được hiểu theo nghĩa là một quỏ trỡnh phõn cụng, phối hợp các
nhiệm vụ và các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đó được vạch ra.
1.2.2. Phối hợp trong quản lí
- Quản lí
Quản lý là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực
hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lí theo kế hoạch chủ động và phù hợp
với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lí nhằm tạo ra sự thay đổi
cần thiết vì sự tồn tại (duy trì), ổn định và phát triển của tổ chức trong một môi trường luôn
biến động [34].
- Phối hợp trong quản lý
Trong quản lý, phối hợp là một trong các nội dung của chức năng tổ chức. Phối hợp
là quá trình liên kết hoạt động của những con người, bộ phận, phân hệ và hệ thống riêng rẽ
nhằm thực hiện có kết quả và hiệu quả các mục tiêu chung. Phối hợp có thể được thực hiện
trong mỗi tổ chức hoặc giữa các tổ chức với nhau nếu như giữa các tổ chức này xuất hiện
những mục tiêu chung.
1.2.3. Tổ chức phối hợp
Tổ chức phối hợp là quỏ trỡnh phõn cụng, liên kết hoạt động của các bộ phận, các
đơn vị và các nguồn lực trong việc thực các nhiệm vụ để đạt được các mục tiêu chung. Về
cơ cấu, tổ chức phối hợp là quỏ trỡnh thiết lập và vận hành cỏc yếu tố cấu trỳc của nhiệm

vụ chung và cung ứng các nguồn lực cần thiết cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ chung đó.
Nội dung của tổ chức phối hợp gồm:1/Căn cứ vào vào mục tiêu chung của các bộ phận,
đơn vị để xác định mục tiêu, nhiệm vụ phối hợp; 2/Thiết kế nội dung và lựa chọn phương
pháp, hỡnh thức phối hợp; 3/ Phân công các chủ thể, thiết lập mối quan hệ phối hợp giữa
các chủ thể; 4/ Huy động các nguồn lực khác đảm bảo và hỗ trợ cho hoạt động.
1.2.4. Giáo dục đạo đức
- Đạo đức
Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội
nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử con người trong quan hệ với nhau và với xã hội,
chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh dư luận xã hội .

5
Xét đến cùng, đạo đức thuộc về ý thức con người, nó được biểu hiện ở nhận thức, động cơ
hành động và sự tự đánh giá, nhờ đó mỗi cá nhân tự kiểm soát tự quyết định động cơ hành
động và cách ứng xử
trong cuộc sống [8].
- Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành và phát triển ý thức, tình cảm, niềm tin,
hành vi và thói quen đạo đức cho học sinh dưới những tác động có mục đích được tổ chức
một cách có kế hoạch được chọn lọc về nội dung, phương pháp, phương tiện phù hợp với
đối tượng giáo dục trong môi trường kinh tế xã hội nhất định.
1.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trƣờng THCS
1.3.1. Những đặc điểm tâm lí học sinh THCS
Học sinh THCS nằm trong giai đoạn bắt đầu thời kì chuyển tiếp trước (11,12) và
kết thúc vào lúc bắt đầu thời kì chuyển tiếp sau (16,17 tuổi ) [28, 88] với một số đặc trưng
nổi bật của lứa tuổi như: 1/ Xác định rõ “cái tôi”; 2/Nhanh chóng tiếp nhận cái mới;
3/Nhạy cảm với việc đánh giá; 4/Thích lựa chọn và làm theo thần tượng.
1.3.2. Mục tiêu giáo dục đạo đức ở trường trung học cơ sở
GDĐĐ là một bộ phận của quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông
nói chung và trường THCS nói riêng . Mục tiêu của GDĐĐ nằm trong mục tiêu của nhà

trường .
1.3.3. Nội dung giáo dục đạo đức ở trường trung học cơ sở
Nhóm chuẩn mực thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị; Nhóm chuẩn mực đạo
đức, lối sống tự hoàn thiện bản thân; Nhóm chuẩn mực đạo đức, lối sống thể hiện quan hệ
với mọi người; Nhóm chuẩn mực đạo đức thể hiện quan hệ công việc; Nhóm chuẩn mực
đạo đức liên quan đến môi trường sống;
1.3.4. Con đường giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
- Giáo dục đạo đức thông qua con đường dạy học các bộ môn văn hoá.
- Giáo dục đạo đức thông qua con đường lao động , ngoại khoá

6
- Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Giáo dục đạo đức bằng hình thức tu dưỡng, tự rèn luyện
- Giáo dục đạo đức thông qua sự gương mẫu của người thầy
1.4. Tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà trƣờng THCS trong giáo dục đạo đức cho
học sinh
1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của bảo tàng
Bảo tàng là thiết chế văn hóa đặc thù có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản,
giới thiệu di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại cho công chúng, để họ nâng cao trình độ
nhận thức. Theo định nghĩa của Tổ chức Bảo tàng thế giới – ICOM, chức năng xã hội của
bảo tàng được thể hiện trên ba mục tiêu: nghiên cứu, giáo dục và thưởng thức. Chức năng
xã hội của bảo tàng chính là vai trò và ý nghĩa xã hội của bảo tàng, là kết quả hoạt động
của bảo tàng đối với xã hội, được xác định thông qua kết quả tác động vào xã hội của bảo
tàng.
1.4.2. Vị trí, vai trò của bảo tàng trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “ Trưng bày khéo, giải thích rõ ràng thì mỗi bảo tàng sẽ
trở thành một pho sử sống có giá trị giáo dục tư tưởng rất to lớn”. Là một thiết chế văn
hóa-giáo dục, bảo tàng có khả năng đóng góp một phần tích cực trong sự nghiệp giáo dục
toàn diện, đặc biệt là giáo dục các giá trị truyền thống, đạo đức cho thế hệ trẻ tuổi học
đường.

1.4.3. Nội dung, hình thức và biện pháp tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường
trong giáo dục đạo đức cho học sinh
- Nội dung tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường trong giáo dục đạo đức
cho học sinh
a) Hình thành tổ chức lâm thời giữa bảo tàng và nhà trường tương ứng với mục tiêu
giáo dục đạo đức cho học sinh
Tổ chức lâm thời được thành lập bằng 2 phương pháp sau:
Phƣơng pháp tƣơng tự

7
Phương pháp tương tự là một phương pháp thiết kế tổ chức mới bằng cách dựa vào
một tổ chức đã có để mô phỏng những thành phần, bộ phận và mối liên hệ cơ bản của tổ
chức đó.
Phƣơng pháp phân tích yếu tố
Phương pháp phân tích yếu tố là một phương pháp hình thành tổ chức bằng cách
lựa chọn và triển khai một cơ cấu phù hợp với chiến lược những điều kiện môi trường tổ
chức.
Lôgic của quá trình này được thể hiện qua hình 1.2.


















Hình 2.1: Lôgic của quá trình thiết kế cơ cấu tổ chức lâm thời

b) Xác định chức năng nhiệm vụ của các bộ phận và cá nhân trong tổ chức lâm thời
Việc đầu tiên trong nội dung này là phân chia tổ chức lâm thời thành các bộ phận và
các mô hình tổ chức bộ phận.
c) Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức lâm thời thực hiện các hoạt động giáo dục đạo
đức cho học sinh
Nghiên cứu và dự báo các yếu tố ảnh
hƣởng lên cơ cấu tổ chức nhằm xác định
mô hình cơ cấu tổng quát

Chuyên môn hoá công việc
Xây dựng các bộ phận
và phân hệ của cơ cấu

Thể chế hoá cơ cấu tổ chức

8
- Hình thức tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường trong giáo dục đạo đức
cho học sinh
+ Tổ chức cho học sinh tham quan hệ thống trưng bầy cố định và các trưng bầy
chuyên đề tại bảo tàng. Đồng thời xây dựng các chương trình tham quan có định hướng
cho nhà trường và cho học sinh
+ Tổ chức cho các em vừa tham quan bảo tàng vừa được trực tiếp tiếp xúc, trao đổi
và giao lưu với các nhân chứng .

+ Xây dựng các bộ triển lãm lưu động để đưa “bảo tàng đến với nhà trường”
+ Tổ chức các buổi tọa đàm, trình diễn, chiếu phim, thuyết trình liên quan đến chủ
đề trưng bày.
+ Xây dựng phòng khám phá cho học sinh
+ Xây dựng chương trình giáo dục về di sản văn hóa như dạy nghề truyền thống cho
học sinh
+ Xây dựng và mở rộng việc áp dụng công nghệ mới, đặc biệt là các kỹ thuật tin
học, kỹ thuật điện tử vào các hoạt động của bảo tàng như xây dựng các website giáo dục…
- Biện pháp tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường trong giáo dục đạo đức
cho học sinh
+ Thống nhất những yêu cầu giữa bảo tàng và nhà trường khi thực hiện các nội
dung và các hình thức phối hợp
+ Các bộ phận của bảo tàng trực tiếp đỡ đầu các khối lớp học sinh của nhà trường
+ Bảo tàng thông báo kế hoạch hoạt động của mình để trường THCS chủ động lựa chọn
hình thức phối hợp phù hợp với chương trình dạy học của nhà trường
+Thành lập ban chỉ đạo, xây dựng quy chế, quy định, nội quy của sự phối hợp
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng tới việc tổ chức phối hợp giũa bảo tàng và trƣờng THCS
trong giáo dục đạo đức cho hoc sinh
1.5.1. Nhận thức của thầy cô giáo, cán bộ nhân viên bảo tàng và học sinh về tổ chức phối
hợp giũa bảo tàng và trường THCS trong giáo dục đạo đức cho hoc sinh
1.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội văn hoá của địa phương có ảnh hưởng đến việc tổ chức
phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh

9
1.5.3. Trình độ quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục của cán bộ bảo tàng
Kết luận chƣơng 1
Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi các
lực lượng giáo dục phải nắm vững những định hướng vì mục tiêu, nội dung, phương pháp
giáo dục, đặc biệt là nắm vững đặc điểm nhân cách lứa tuổi học sinh THCS. Với các chức
năng của mình, bảo tàng có vai trò và vị trí quan trọng với công tác giáo dục đạo đức cho

học sinh. Do vậy, bảo tàng cần chủ động tổ chức phối hợp với trường THCS để giáo dục
đạo đức cho học sinh. Đây là quá trình thực hiện các hoạt động theo ưu thế của mỗi đơn vị
để cùng hướng đến mục tiêu chung. Quá trình này đòi hỏi phải hình thành được một tổ
chức lâm thời có sự phân công các bộ phận với các nhiệm vụ cụ thể.
Tổ chức phối hợp giữa bảo tàng với trường THCS để giáo dục đạo đức cho học sinh
chịu sự tác động của nhiều yếu tố, từ nhận thức đến điều kiện kinh tế xã hội của cộng
đồng và năng lực quản lý, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục của cán bộ bảo tàng.

10
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC PHỐI HỢP GIỮA BẢO TÀNG VÀ NHÀ
TRƢỜNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI NỘI THÀNH HÀ NỘI

2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Khái quát các trường trung học cơ sở được khảo sát
2.1.1.1 Trường trung học cơ sở Nguyễn Du, quận Hoàn Kiếm
2.1.1.2 Trường trung học cơ sở Nghĩa Tân và trường trung học cơ sở Dịch Vọng, quận
Cầu Giấy.
2.1.2. Khái quát về hai bảo tàng được khảo sát
2.1.2.1 Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam được thành lập theo quyết định số 09/CT ngày
1/10/1987 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bảo tàng khởi công
xây dựng tháng 7/1991 và chính thức mở cửa đón khách tham quan vào 20/10/1995. Tòa
nhà Bảo tàng được đặt tại 36 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với diện tích
4.500m
2
. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam là trung tâm nghiên cứu về phụ nữ, nơi giữ gìn, bảo
quản tài liệu hiện vật và các bộ sưu tập thể hiện vai trò của phụ nữ trong tiến trình lịch sử
văn hóa của dân tộc. Nội dung trưng bầy chủ đạo của Bảo tàng là các vấn đề về lịch sử,

văn hóa, giới và phát triển của phụ nữ Việt Nam. Bảo tàng có 4 tầng trưng bầy cố định,
bên cạnh đó là các trưng bầy chuyên đề được thay đổi thường xuyên.
2.1.2.2 Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Huyên, thuộc địa
phận phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Bảo tàng được khánh thành ngày
12/11/1997. Bảo tàng vừa là một cơ sở khoa học vừa là một trung tâm văn hóa, có tính
khoa học cao và tính xã hôi rộng lớn. Chức năng chính của bảo tàng là: nghiên cứu khoa
học về các dân tộc ở Việt Nam, sưu tầm, phân loại, đánh giá, bảo quản, phục chế, trưng
bày, giới thiệu và khai thác những giá trị lịch sử-văn hóa của các dân tộc, đồng thời cung
cấp tư liệu dân tộc học và đào tạo cán bộ cho loại hình bảo tàng Dân tộc học.


11
2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh THCS nội thành Hà Nội
2.2.1. Vài nét về thực trạng đạo đức của học sinh THCS ở nội thành Hà Nội
Kết quả khảo sát hạnh kiểm học sinh THCS của ba trường nội thành trong 3 năm học
cho thấy: Số HS xếp loại hạnh kiểm trung bình chỉ1-3%, không có học sinh xếp loại hạnh
kiểm kém. Những biểu hiện vi phạm đạo đức của các em tập trung vào những vấn đề: Mâu
thuẫn, gây gỗ, tự giải quyết, đánh nhau; Bỏ giờ, trốn học; Cá độ Trộm cắp; Thiếu tôn trọng
thầy cô giáo; Các sai phạm khác.
2.2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường
2.2.2.1. Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đã thực hiện
- Các nội dung giáo dục đạo đức học sinh
Trong 20 phẩm chất đạo đức được nhà trường quan tâm giáo dục nhiều hơn là phần
lớn chú trọng về ý thức học tập, thực hiện các qui định, nền nếp.
- Các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh
Bảng 2.3: Các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh

T
T

Các hình thức GDĐĐ
Các khách thể đánh giá %
HS
Xếp
bậc
GV
Xếp
bậc
ý kiến
chung
Thứ
bậc
1
Thông qua các bài giảng bộ môn
78,2
2
75,1
2
76,65
2
2
Sinh hoạt lớp, Đoàn, Đội
79,0
1
75,4
1
77,2
1
3
Hoạt động văn hoá, văn nghệ, lễ

hội, thể dục thể thao
76,4
3
68,2
6
72,3
3
4
Hoạt động tham quan, dã ngoại
69,0
5
72,6
3
70,5
5
5
Hoạt động xã hội, từ thiện
72,8
4
70,5
5
71,6
4
6
Hoạt động chính trị, thời sự
44,5
7
55,6
7
52,6

7
7
Hoạt động nói chuyện, nêu gương
61,5
6
70,8
4
66,15
6
8
Hoạt động khác
44,3
8
56,0
8
46,05
8
- Các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
Các trường THCS ở nội thành Hà Nội đã có những biện pháp giáo dục đạo đức học
sinh tương đối phong phú, đa dạng. Xếp loại 1 là “ Phát động các phong trào thi đua
thường xuyên” được nhà trường, các tổ chức Đoàn, Đội đã tổ chức liên tục nhân các ngày
lễ kỉ niệm trong năm học. Biện pháp kế tiếp là “Nói chuyện về đạo đức, nêu yêu cầu về nội
qui để các học sinh thực hiện”. Biện pháp xếp bậc 3 là “ Phát huy vai trò tự quản của học
sinh” .

12
2.3. Thực trạng tổ chức phối hợp giữa các bảo tàng với các trƣờng THCS nội thành
Hà Nội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
2.3.1. Thực trạng nhận thức của các đối tượng về vai trò của việc phối hợp giữa bảo
tàng và trường THCS trong giáo dục đạo đức cho học sinh

Đại đa số thấy ý kiến của sự phối hợp (84.2%) là rất cần thiết: 10.2% cho rằng cần
và 1.2% cho rằng sự phối hợp này là không cần thiết. Điều này cũng có thể lý giải được
rằng một bộ phận rất nhỏ những cha mẹ học sinh có trình độ văn hoá hạn chế hoặc thiếu
thông tin nên không nhận thấy được vai trò của sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc
giáo dục đạo đức cho học sinh.
2.3.2. Nội dung tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và trường THCS trong giáo dục đạo đức
cho học sinh
Bảng 2.9: Ý kiến của cán bộ nhân viên bảo tàng và cán bộ giáo viên trƣờng THCS về
nội dung tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và trƣờng
TT

Nội dung của sự phối hợp
Ý kiến đánh giá
SL
%

1
Hình thành tổ chức lâm thời giữa bảo tàng và nhà
trường tương ứng với mục tiêu giáo dục đạo đức cho
học sinh
81/304
26.7
2
Xác định chức năng nhiệm vụ của các bộ phận và cá
nhân trong tổ chức lâm thời
193
63.4
3
Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức lâm thời thực hiện
các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

99
32.7

2.3.3.Hình thức tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và trường THCS trong giáo dục đạo đức
cho học sinh
Kết quả điều tra về hình thức tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và trường THCS trong
giáo dục đạo đức cho học sinh được thể hiện qua số liệu bảng 2.10.






13
Bảng 2.10: Kết quả điều tra về hình thức tổ chức phối hợp giữa bảo tàng
và nhà trƣờng trong giáo dục đạo đức cho học sinh
TT
Nội dung kết hợp
Ý kiến
đánh giá %
Bảo
tàng
Nhà
trường
1
Tổ chức cho học sinh tham quan hệ thống trưng bầy cố
định và các trưng bầy chuyên đề tại bảo tàng. Đồng thời
xây dựng các chương trình tham quan có định hướng cho
nhà trường và cho học sinh
85

71
2
Tổ chức cho các em vừa tham quan bảo tàng vừa được
trực tiếp tiếp xúc, trao đổi và giao lưu với các nhân chứng
.
32.5
21.5
3
Xây dựng các bộ triển lãm lưu động để đưa “bảo tàng đến
với nhà trường”
17.5
47
4
Tổ chức các buổi tọa đàm, trình diễn, chiếu phim, thuyết
trình liên quan đến chủ đề trưng bày.
62.5
75.5
5
Thông báo chủ trương kế hoạc công tác của nhà trường và
của bảo tàng với nhau
87.5
60.5
6
Bàn về xây dựng CSVC
40
51
7
Xây dựng phòng khám phá cho học sinh
37.5
42

8
Xây dựng chương trình giáo dục về di sản văn hóa như
dạy nghề truyền thống cho học sinh: dạy làm gốm, in
tranh Đông Hồ, biểu diễn âm nhạc dân gian…
75.5
47
9
Xây dựng và mở rộng việc áp dụng công nghệ mới, đặc
biệt là các kỹ thuật tin học, kỹ thuật điện tử vào các hoạt
động của bảo tàng như xây dựng các website giáo dục…
75
63
2.3.4. Biện pháp tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và trường THCS trong giáo dục đạo đức
cho học sinh
Kết quả điều tra ở bảng 2.11 cho thấy:
- Những biện pháp được cán bộ, giáo viên trường THCS và cán bộ nhân viên bảo
tàng có ý kiến đánh giá nhiều nhất là “ Thống nhất những yêu cầu của bảo tàng và nhà
trường trong các hình thức phối hợp để giáo dục đạo đức cho học sinh ” chiếm tới 79.2 %,
tiếp đó là “Thành lập ban chỉ đạo của bảo tàng và trường THCS, xây dựng quy chế, quy
định, nội quy của sự phối hợp giữa bảo tàng và trường THCS .” 36.6%.

14
- Những biện pháp tác nêu trên đã góp phần tích cực trong việc triển khai trên thực
tế các hình thức tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và trường THCS để tác đông trực tiếp đến
hoạt động, giao lưu của học sinh qua đó thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho các em.
2.3.5. Đánh giá về hiệu quả của các biện pháp tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và trường
THCS trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Bảng 2.12: Đánh giá hiệu quả của các biện pháp tổ chức phối hợp giữa bảo
tàng và trƣờng THCS trong giáo dục đạo đức cho học sinh
TT

Đánh giá mức độ hiệu quả của sự phối hợp
Ý kiến
đánh giá
SL
%
1
Hiệu quả rất thiết thực
384
60.4
2
Hiệu quả còn hạn chế
183
28.7
3
Hiệu quả còn mang tính chất hình thức
169
10.9
4
ý kiến khác
0
0
2.4. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và trƣờng THCS
trong giáo dục đạo đức cho học sinh
2.4.1. Kết quả trưng cầu ý kiến các đối tượng
Kết quả bảng 2.13 cho thấy khái quát về thực trạng tổ chức phối hợp giữa bảo tàng
và trường THCS nội thành Hà Nội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh; Kết quả này
cho thấy ý kiến chung là thực trạng tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và trường THCS nội
thành Hà Nội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở mức tạm hài lòng và đứng ở thứ
bậc cuối trong các nội dung đánh giá là “Nhận thức của các đối tượng về tổ chức phối hơp
giữa bảo tàng và trường THCS trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh “(thứ 3) và “Nội

dung tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và trường THCS trong việc giáo dục đạo đức cho học
sinh “ (thứ 4).
2.4. 2. Nguyên nhân của thực trạng
Các cán bộ quản lý của hai đơn vị đã chủ động trong việc lập kế hoạch tổ chức
phối hợp các hoạt động phối hợp với những hình thức và biện pháp khác nhau phù hợp với
thực tiễn của nhà trường và hoạt động của bảo tàng. Mặc dù có sự chủ động trong kế
hoạch những nhìn chung các kế hoạch thiếu cụ thể, thiếu điều kiện đảm bảo cho thực hiện

15
như cơ sở vật chất, nguồn tài chính, các nội dung tổ chức phối hợp chưa thực hiện đúng
yêu cầu, các hình thức và biện pháp tổ chức phối hợp mặc dù đa dạng nhưng việc thực
hiện không đồng đều và không thường xuyên.
Kết luận chƣơng 2
Các trường THCS nội thành Thành phố Hà Nội đã có những thành tích đáng khích
lệ đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Hoạt động của các bảo tàng trên địa bàn
thành phố trong thời gian qua đã có đóng góp không nhỏ vào thành tích này của các trường
THCS. Mặc dù việc tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và trường THCS trong việc giáo dục
đạo đức cho học sinh có những kết quả nhất định, nhưng công tác này vẫn có những hạn
chế nhận định như: một số đối tượng chưa nhận thức đầy đủ về vài trò ý nghĩa của việc
phối hợp giữa bảo tàng và trường THCS nội thành Hà Nội trong việc giáo dục đạo đức cho
học sinh; các kế hoạch phối hợp thiếu cụ thể, thiếu điều kiện đảm bảo cho thực hiện như
cơ sở vật chất, nguồn tài chính, Các nội dung tổ chức phối hợp chưa thực hiện đúng yêu
cầu, các hình thức và biện pháp tổ chức phối hợp mặc dù đa dạng nhưng việc thực hiện
không đồng đều và không thường xuyên.


16
Chƣơng 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TĂNG CƢỜNG PHỐI HỢP GIỮA
BẢO TÀNG VÀ NHÀ TRƢỜNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ NỘI THÀNH HÀ NỘI

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc tính kế thừa
3.1.2. Nguyên tắc tính toàn diện
3.1.3. Nguyên tắc tính hiệu quả
3.2. Các biện pháp đƣợc đề xuất
3.2.1. Nâng cao nhận thức, xác định vai trò nhiệm vụ, nội dung của việc tổ chức phối hợp
giữa bảo tàng và trường THCS trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Mục đích của biện pháp
Nâng cao nhận thức cho các chủ thể tham gia phối hợp giữa bảo tàng và trường
THCS trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
Cách thực hiện biện pháp
- Bảo tàng cần chủ động liên kết với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm để nắm
vững mục tiêu, nội dung giáo dục, học tập của học sinh.
- Tham gia cùng với nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,
các hoạt động ngoại khoá trong những điều kiện cho phép.
- Tham gia đầy đủ các buổi trao đổi về công tác phối hợp để giáo dục học sinh.
- Tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện cho con em và quá trình hoạt động
giáo dục của học sinh ở nhà trường lớp học.
Để công tác phối hợp quản lý học sinh giữa nhà trường và cộng đồng, mà trước hết
là bảo tàng được thực hiện một cách có hiệu quả, nhà trường và bảo tàng cần phải làm tốt
một số công việc sau đây:
Với nhà trường
- Lập kế hoạch công tác phối hợp quản lý: Căn cứ vào tình hình cụ thể, hoạt động
và điều kiện thực tiễn của bảo tàng, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp cần lên một kế

17
hoạch và thảo luận với những người đại diện của bảo tàng để xác định mục tiêu và kế
hoạch hành động phối hợp.

- Nhà trường cần chủ động và chủ đạo cùng với các lực lượng của bảo tàng tổ chức
các loại hình hoạt động của học sinh. Để làm tốt việc này cần phải hình thành nên các tổ
chức theo sự hướng dẫn chung đồng thời duy trì sinh hoạt đều đặn và chặt chẽ.
Với bảo tàng
- Điều chỉnh và phối hợp các hoạt động nhằm thực hiện yêu cầu giáo dục của nhà
trường. Việc điều chỉnh và phối hợp phải được xem xét từ hai mặt đó là lợi ích của nhà
trường và lợi ích của cộng đồng và bảo tàng.
- Cán bộ và nhân viên của bảo tàng phải đóng vai trò là tiếng nói của cộng đồng
tham gia đánh giá, khuyến khích học sinh.
- Bảo tàng cần tổ chức liên kết các lực lượng giáo dục sống trong cộng đồng, hướng
vào những lĩnh vực giáo dục mà bảo tàng có ưu thế như:
- Giáo dục truyền thống:
- Giáo dục bản sắc văn hoá địa phương
3.2.2. Thống nhất mục tiêu, nội dung phương pháp và hình tức tổ chức giáo dục đạo
đức cho học sinh
Mục đích của biện pháp
Thực hiện nguyên lý giáo dục nhà trường phải gắn với xã hội và thực hiện nguyên
tắc tổ chức với nội dung: các hoạt động của tổ chức chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi có sự
thống nhất về mục tiêu, nội dung và phương pháp.
Cách thức thực hiện
- Tổ chức các hội nghị liên tịch để quán triệt và bàn bạc việc chỉ đạo, việc giáo dục
đạo đức cho học sinh. Nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo trình bày kế hoạch tổng thể về
mục tiêu của cấp học các khối lớp.
- Tổ chức các hội nghị chuyên đề để trao đổi và bàn phương pháp tổ chức thiết
thực, thực hiện việc tổ chức phối hơp nhà trường và bảo tàng nhằm giáo dục đạo đức cho
học sinh THCS.

18
- Phát huy thế mạnh của bảo tàng trong việc thực hiện các hình thức và phương
pháp giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá, khen thưởng, biểu dương, chấn chỉnh tạo ra sự thống
nhất việc tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học
sinh THCS.
3.2.3. Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường trong giáo dục
đạo đức cho học sinh THCS
Mục đích của biện pháp
Trên cơ sở xác định vị trí nhiệm vụ của các bên phối hợp, hình thành cơ chế phù
hợp với cơ cấu của tổ chức lâm thời và của hoạt động phối hợp giữa bảo tàng và nhà
trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh.
Cách thức thực hiện
Sự phối hợp giữa bảo tàng va nhà trường được thực hiện bởi một số biện pháp chủ
yếu sau đây:
- Thăm nhà trường: là một biện pháp và cũng là một hình thức phổ biến được sử
dụng rộng rãi và có hiệu quả trong quan hệ giữa các cơ quan, tổ chức với nhà trường.
- Cuộc họp toàn thể giữa bảo tàng và nhà trường: Cuộc họp toàn thể giữa bảo tàng
và nhà trường là biện pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa bảo tàng và nhà trường.
- Trao đổi thư từ điện thoại giữa bảo tàng và trường THCS: Biện pháp này được sử
dụng để thông báo tình hình giữa hai đơn vị một cách thường xuyên. Nó có tác dụng thông
tin nhanh để xử lí kịp thời nhũng sự việc cần giải quyết nhanh.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường trong việc giáo dục đạo
đức cho học sinh.
Do bảng tàng là chủ thể thực hiện sự phối hợp nên bảo tàng phải chủ động đề xuất
mô hình với cơ chế phối hợp phù hợp. Mô hình phối hợp này như sau:
+ Ban chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh được hình thành từ đội ngũ lãnh đạo
của bảo tàng và lãnh đạo nhà trường
+ Các bộ phận thực hiện hoạt động phối hợp để giáo dục đạo đức cho học sinh. Bộ
phận này bao gồm đại diện của các đơn vị của nhà trường và của bảo tàng.

19
+ Ban chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo hoạt động của bộ phận phối hợp

+ Bộ phận phối hợp căn cứ vào từng chương trình hoạt động để phân công cá nhân
chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai những hoạt động cụ thể theo kế hoạch.
+ Bộ phận phối hợp thông tin phản hồi và đề xuất các hoạt động mới với ban chỉ
đạo.
Bảo tàng và nhà trường phối hợp tạo ra qúa trình giáo dục thống nhất và liên tục
trong không gian và theo thời gian. Ban chỉ đạo chủ động phối hợp với xã hội nhằm phát
huy tiềm năng về vật chất và tinh thần thụân lợi cho việc giáo dục đạo đức học sinh.
3.2.4. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp giữa bảo tàng
và nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Mục đích của biện pháp
Hoạt động này đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên và vững bền trong
quản lý, làm khép kín chu trình vận động của quá trình quản lý giáo dục.
Cách thức thực hiện
- Xây dựng chuẩn nội dung kiểm tra đánh giá
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo tiến trình thời gian trong năm học
- Lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp trên phải có sự tham
gia của bảo tàng, nhà trường, đại diện cha mẹ học sinh và cán bộ quản lý xã hội ở địa
phương tham gia.
- Trong công tác kiểm tra phân công rõ trách nhiệm và sự phối hợp hoạt động hoạt
động của các lực lượng
-Tổ chức kiểm tra đánh giá cần phối hợp chặt chẽ các hình thức kiểm tra giữa gián
tiếp và trực tiếp, giữa thường xuyên và đột xuất.
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi các biện pháp.
- Đối tượng khảo nghiệm đều là những người liên đới trực tiếp đến sự phối hợp giáo
dục giữa bảo tàng và nhà trường.
- Đều là chủ thể và khách thể trong hoạt động quản lý giáo dục đạo đức trong nhà
trường THCS
Các biện pháp được khảo nghiệm:

20

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, xác định vai trò nhiệm vụ, nội dung của việc tổ
chức phối hợp giữa bảo tàng và trường THCS trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Biện pháp 2: Thống nhất mục tiêu, nội dung phương pháp và hình thức tổ chức giáo
dục đạo đức cho học sinh
Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường trong
giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp
giữa bảo tàng và nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Kết quả khảo nghiệm được thể hiện qua bảng 3.2 dưới đây.
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm các biện pháp với 270 đối tƣợng

Các biện
Pháp
Tính cần thiết
Tính khả thi
Rất
cần
thiết
%
Cần
thiết
%
Không
cần thiết
%
Lưỡng
lự
%
Rất
khả thi

%
Khả
thi
%
Không
khả thi
%
Lưỡng lự
%
Biện
pháp 1
80
30%
160
59%
10
3.7%
20
7.4%
60
22%
160
59%
20
7.4%
30
11%
Biện
pháp 2
70

26%
145
53%
25
9%
30
11%
50
18%
150
55%
30
11%
40
15%
Biện
pháp 3
50
18%
160
59%
30
11%
30
11%
55
20%
165
61%
30

11%
20
7.4%
Biện
pháp 4
60
22%
140
51%
25
9%
45
16%
60
22%
120
44%
40
15%
50
18%
TB cộng
260
24%
605
55.5
%
90
8.1%
125

12%
225
25%
595
55%
120
11%
140
13%
Kết quả khảo nghiệm cho thấym 4 biện pháp đề xuất hoàn toàn có thể áp dụng được
trong điều kiện về kinh tế, xã hội cụ thể hiện nay và phù hợp với thực tiễn của đại bộ phận
các đối tượng tham gia vào hoạt động phối hợp giữa bảo tàng và nhà trường trong giáo dục
đạo đức cho học sinh.
Tuy nhiên xuất phát từng điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng gia đình, từng
hoàn cảnh, điều kiện làm việc, phương tiện làm việc, môi trường làm việc, lĩnh vực công
tác, mức độ công tác, cường độ làm việc theo không gian cũng như thời gian, nhận thức

21
của các đối tượng khảo nghiệm nên vẫn có bình quân 24 % ý kiến lưỡng lự và cho rằng
khó thực hiện không khả thi, trong đó có 11% cho là không cần thiết.
Xét tính cần thiết và tính khả thi của 4 biện pháp chúng tôi thấy cả 4 biện pháp đều
nhận được sự đồng tình nhất trí cao trên 70 %, những ý kiến đồng tình chiếm đa số vậy
chứng tổ 4 biện pháp chúng tôi xây dựng và đưa ra đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn
phù hợp với tình hình thực tế hiện nay trong việc tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và nhà
trường để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.
Kết luận chƣơng 3
Căn cứ vào thực trạng việc tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và trường THCS trong
việc giáo dục đạo đức cho học sinh, căn cứ vào các nguyên tắc để đề xuất biện pháp,
chúng tôi đề xuất 4 biện pháp nhằm tăng cường tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và trường
THCS trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nội thành Hà Nội. Kết quả trưng cầu ý

kiến của các đối tượng đã khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của 4 biện pháp được đề
xuất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Với các chức năng của mình, bảo tàng có vai trò và vị trí quan trọng với công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh. Do vậy, bảo tàng cần chủ động tổ chức phối hợp với
trường THCS để giáo dục đạo đức cho học sinh. Đây là quá trình thực hiện các hoạt động
theo ưu thế của mỗi đơn vị để cùng hướng đến mục tiêu chung. Quá trình này đòi hỏi phải
hình thành được một tổ chức lâm thời có sự phân công các bộ phận với các nhiệm vụ cụ
thể. Tổ chức phối hợp giữa bảo tàng với trường THCS để giáo dục đạo đức cho học sinh
chịu sự tác động của nhiều yếu tố, từ nhận thức đến điều kiện kinh tế xã hội của cộng
đồng và năng lực quản lý, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục của cán bộ bảo tàng.
2. Các trường THCS nội thành Thành phố Hà Nội đã có những thành tích đáng
khích lệ đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Hoạt động của các bảo tàng trên
địa bàn thành phố trong thời gian qua đã có đóng góp không nhỏ vào thành tích này của
các trường THCS.

22
Mặc dù việc tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và trường THCS trong việc giáo dục
đạo đức cho học sinh có những kết quả nhất định, nhưng công tác này vẫn có những hạn
chế như: một số đối tượng chưa nhận thức đầy đủ về vài trò ý nghĩa của việc phối hợp
giữa bảo tàng và trường THCS nội thành Hà Nội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh;
các kế hoạch phối hợp thiếu cụ thể, thiếu điều kiện đảm bảo cho thực hiện như CSVC,
nguồn tài chính, Các nội dung tổ chức phối hợp chưa thực hiện đúng yêu cầu, các hình
thức và biện pháp tổ chức phối hợp mặc dù đa dạng nhưng việc thực hiện không đồng đều
và không thường xuyên.
Thực trạng nêu trên đòi hỏi phải có những biện pháp tăng cường công tác tổ chức
phối hợp giữa bảo tàng và trường THCS nội thành Hà Nội trong việc giáo dục đạo đức cho
học sinh nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong giai đoạn tới.

3. Căn cứ vào thực trạng việc tổ chức phối hợp giữa bảo tàng và trường THCS trong
việc giáo dục đạo đức cho học sinh, căn cứ vào các nguyên tắc để đề xuất biện pháp,
chúng tôi đề xuất 4 biện pháp nhằm tăng cường công tác tổ chức phối hợp giữa bảo tàng
và trường THCS trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nội thành Hà Nội.
Kết quả trưng cầu ý kiến của các đối tượng đã khẳng định sự cần thiết và tính khả
thi của 4 biện pháp được đề xuất.
2. Khuyến nghị
2.1 Đối với Bộ giáo dục và đào tạo
- Xây dựng cơ chế thống nhất phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội khuyến
khích các lực lượng phối hợp giáo dục đạo đức học sinh.
- Có cơ chế, chính sách cho việc phối hợp tổ chức giữa cơ quan văn hóa (Cục Di sản
văn hóa, bảo tàng) và cơ quan giáo dục (Sở Giáo dục-Đào tạo, Nhà trường).
- Cần biên soạn, xuất bản nhiều sách, tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, giáo
viên, cha mẹ học sinh về kiến thức cũng như nội dung, biện pháp giáo dục đạo đức cho
học sinh trong giai đoạn hiện nay.
- Đầu tư kinh phí hợp lý cho những hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
2.2 Đối với Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội
- Có kế hoạch định kì chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho nhà trường.

23
- Xây dựng hệ thống văn bản quy định rõ ràng về việc tổ chức cho học sinh tham
quan, học tập tại bảo tàng và các di tích trên địa bàn thành phố.
- Tạo mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ giữa Sở giáo dục và Đào tạo, các phòng
Giáo dục, các trường với bảo tàng
2.3 Đối với các trường Trung học cơ sở
- Kiện toàn Ban quản lý giáo dục đạo đức cho HS.
- Đưa công tác quản lý giáo dục đạo đức là một tiêu chuẩn để đánh giá từng thành
viên trong trường
- Cần thật sự thay đổi nhận thức về cách tổ chức cho học sinh thăm bảo tàng,
- Cần biết khai thác tiềm năng cơ sở vật chất của xã hội để tổ chức hoạt động giáo dục

đạo đức cho HS .
2.4Đối với bảo tàng
- Cán bộ bảo tàng cần có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của
công tác giáo dục đạo đức học sinh.
- Phải có quan hệ chặt chẽ với nhà trường, giáo viên, tổng phụ trách để phối hợp, giúp
nhà trường các hoạt động bổ trợ trong lĩnh vực của mình.
- Cán bộ làm công tác giáo dục bảo tàng cần được đào tạo, nâng cao kỹ năng sư phạm
và năng lực tổ chức phối hợp với nhà trường trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh
- Bảo tàng cần phải chủ động đa dạng hóa các hoạt động của mình cho phù hợp với
nhu cầu giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
- Trong khuôn khổ cho phép, bảo tàng cần tăng cường mở các lớp tập huấn cho giáo
viên THCS về việc đưa di sản văn hóa vào các môn học và khai thác có hiệu quả các trưng
bày bảo tàng trong giáo dục học sinh nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh nói
riêng.





24
References.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo. Một số khái niệm về QLGD. Trường Cán bộ QLGD-Đào tạo TW1,
Hà Nội, 1987.
2. Đặng Quốc Bảo. Quản lý nhà trường: Từ một số góc nhỡn tổ chức- sư phạm và kinh
tế- xó hội. Hà Nội, 2006.
3. Nguyễn Ngọc Bảo-Hà Thị Đức. Hoạt động dạy học ở trường THCS. Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội, 2000
4. Các văn bản pháp luật hiện hành về giáo dục và đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2002.
5. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội , Hà Nội,
2002.
6. Phạm Khắc Chương , Giáo dục gia đình, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994
7. Phạm Khắc Chương, Thực trạng và một số giải pháp giáo dục đạo đức học sinh
THPT hiện nay, Tạp chí NCGD, Số 2/97,Trang 7,18.
8. Phạm Khắc Chương , Đạo đức học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000.
9. Daniel Goleman; Trí tuệ xúc cảm; Nxb. Khoa học xã hội, 2002.
10. Dự báo thế kỷ 21 , Nxb Thống kê, Hà Nội, 1996
11. Đào Ngọc Dung, Hướng dẫn tổ chức vui chơi cho thiếu nhi tại cộng đồng, Nxb
Thanh niên, Hà Nội, 1998.
12. Vũ Cao Đàm, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội,
1997.
13. Phạm Văn Đồng , Giáo dục quốc sách hàng đầu tương lai của dân tộc, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 1999.
14. Điều lệ trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997.
15. Lê Văn Giang, Những vấn đề lý luận của Khoa học giáo dục, Nxb Quốc gia, Hà Nội,
2001.
16. Giải pháp phối hợp các lực lượng xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
hiện nay, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội. 1998,

25
17. Giáo trình khoa học quản lý, tập I, Trường đại học Kinh tế quốc dõn. Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2001.
18. Phạm Minh Hạc, Giáo dục nhân cách, đào tạo nhân lực, Nxb Giáo dục quốc gia Hà
Nội, 1997.
19. Hà Sĩ Hồ. Những bài giảng về quản lý trường học. Nhà xuất bản Giỏo dục, Hà Nội,
1989.
20. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê, Giáo dục đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
1997.

21. Hoàng kim Hữu, Liên kết nhà trường, Gia đình và xã hội, 1995.
22. Nguyễn Thị Hiển, Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong nhà
trường PTCS, Luận văn Ths QLGD, ĐHSP Hà Nội, 2004.
23. Trần Kiểm, Quản lý giáo dục và trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội, 1997.
24. Kỷ yếu hội thảo khoa học - thực tiễn: “Bảo tàng với công tác giáo dục học sinh phổ
thông Cục Di sản văn hóa tháng 5/2006
25. Nguyễn Lân, Lịch sử giáo dục thế giới, Nhà xuất bản Giỏo dục, Hà Nội, 1979.
26. Luật Giáo dục. Nhà xuất bản chớnh trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
27. Lê Thị Minh Lý. Bảo tàng Việt Nam: thực trạng và những giải pháp chính nhằm
kiện toàn hệ thống bảo tàng trong phạm vi cả nước Luận văn Tiến sĩ văn hóa học,
Trường Đại học Văn hoá, Hà Nội, 2003.
28. Nguyễn Thị Mĩ Lộc, Tâm lý học sư phạm Trường Cán bộ quản lý Giáo dục - Hà
Nội , 1996.
29. Hồ Chí Minh , Về công tác tư tưởng, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1985.
30. Hồ Chí Minh , Những lời Bác dạy thanh niên, thiếu niên và học sinh, Nxb Thanh
niên, Hà Nội, 1989.
31. Lưu Xuân Mới, Kiểm tra, thanh tra đánh giá trong giáo dục, Trường CBQLGD-
ĐT, Hà Nội, 1999.
32. Lưu Xuân Mới, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học sư phạm,
2003.
33. Hà Thế Ngữ- Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.

×