LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô trong
khoa Kinh tế, Ban giám hiệu trường Đại học Vinh đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn, lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
Đặng Thành Cương người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình
thực tập và hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả sử dụng
VKD tại Công ty 185 - Tổng Công Ty Xây Dựng Trường Sơn”
Qua đây, em xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các nhân viên
Công ty 185- Tổng Công Ty Xây Dựng Trường Sơn đã giúp đỡ em trong thời
gian thực tập tại Công ty.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bố mẹ, anh chị, bạn bè
và những người thân đã hết sức giúp đỡ em trong đợt thực tập này cũng như
cả quá trình học.
Xin trân trọng cảm ơn!
Vinh, ngày 30 tháng 03 năm 2012
Sinh viên: Nguyễn Thị Hải
Lớp 49 B2 TCNH
MỤC LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
Phần 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 185 TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG
TRƯỜNG SƠN 2
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty 185 2
1.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 185 3
1.3 Quy mô và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty 185 5
Phần 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VKD TẠI CÔNG TY 185 TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG
TRƯỜNG SƠN 10
Chương 1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VKD TẠI CÔNG TY 185 - TỔNG
CÔNG TY XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN 10
1.1 Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty 185 10
1.1.1 Quy mô và cơ cấu vốn, tài sản tại Công ty 185 10
1.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định 22
1.1.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 25
1.1.4 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn 30
1.2 Đánh giá về tình hình sử dụng vốn của Công ty 185 32
1.2.1 Những thành công 32
1.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 34
Chương 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD
TẠI CÔNG TY 185 - TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN 36
2.1. Định hướng phát triển của Công ty 185 37
2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công ty 185 37
2.2.1 Cơ cấu lại nguồn vốn của Công ty 37
2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 38
2.2.3 Giải pháp nâng cao hiểu quả sử dụng vốn lưu động 38
2
2.2.4 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng 39
2.2.5 Trích lập các quỹ dự phòng theo đúng quy định 40
2.3 Kiến nghị 40
2.3.1 Kiến nghị với Nhà Nước 40
2.3.2 Kiến nghị với ngành xây dựng 41
2.3.3 Kiến nghị với Tổng công ty 41
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VKD : Vốn kinh doanh
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
QLDA : Quản lý dự án
VCSH : Vốn chủ sở hữu
BCĐKT : Bảng cân đối kế toán
BCTC : Báo cáo tài chính
TSNH : Tài sản ngắn hạn
TSDH : Tài sản dài hạn
VCĐ : Vốn cố định
VLĐ : Vốn lưu động
GVHB : Giá vốn hàng bán
DTT : Doanh thu thuần
LN : Lợi nhuận
BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
4
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn 2009 - 2011 14
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nợ ngắn hạn năm 2009 - 2011 17
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu TSNH năm 2009 - 2011 21
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 7
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
185 năm 2009- 2011 8
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán của Công ty 185 11
Bảng 2.2: Biến động nguồn vốn kinh doanh 16
Bảng 2.3: Biến động về tài sản của Công ty 185 20
Bảng 2.4: Vốn cố định 22
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động vốn cố định 23
Bảng 2.6: Hệ số sinh lời VCĐ 25
Bảng 2.7: Vòng quay vốn lưu động 25
Bảng 2.8: Số vốn lưu động tiết kiệm được 26
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh khoản phải thu 27
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phản ánh hàng tồn kho 28
Bảng 2.11: Hệ số sinh lời VLĐ 30
Bảng 2.12: Vòng quay vốn kinh doanh 30
Bảng 2.13: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế 31
Bảng 2.14: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu 32
6
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế và mở cửa nền kinh tế thị trường đang tác
động mạnh đến hoạt động của từng quốc gia và quốc tế. Để nhanh chóng hội
nhập thị trường khu vực và thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải giải quyết
nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề quan trọng đó là hiệu quả sử dụng vốn
và nâng cao hiểu quả sử dụng vốn.
Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong nền
kinh tế thị trường hiện nay thì nhu cầu vốn đối với các doanh nghiệp ngày
càng trở nên quan trọng và bức xúc hơn vì nó là cơ sở để các doanh nghiệp
nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất. Hiệu quả sử dụng từng
đồng vốn cao hay thấp sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của một
doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh đầy biến động như hiện nay.
Xuất phát từ nhận thức về vai trò của vốn và tầm quan trọng của việc
sử dụng vốn, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Công
ty 185 - Tổng Công Ty Xây Dựng Trường Sơn” làm đề tài cho khóa luận tốt
nghiệp của mình với hy vọng giúp một phần nhỏ bé vào việc phân tích, thảo
luận, và rút ra một số biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
VKD tại Công ty 185- Tổng Công Ty Xây Dựng Trường Sơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phát hiện các nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của công ty, từ đó có các biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phù hợp với mục tiêu nói trên, khóa luận chủ yếu nghiên cứu việc tổ
chức, quản lý và các giải nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của Công ty
185 trong những năm tới
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình thực trạng quản lý sử dụng vốn kinh
doanh tại Công ty 185 - Tổng Công Ty Xây Dựng Trường Sơn trong ba năm
năm 2009, 2010, 2011.
4. Ngoài phần mở đầu báo cáo được chia làm 2 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công Ty 185- Tổng Công Ty Xây Dựng
Trường Sơn
Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại
Công Ty 185 Tổng Công Ty Xây Dựng Trường Sơn
8
NỘI DUNG
Phần 1.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 185
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty 185
Tên doanh nghiệp: Công ty 185 – Tổng công ty xây dựng Trường Sơn
Giám đốc: Đại tá Dương Văn Minh
Địa chỉ: Xóm Mậu Lâm, Xã Hưng Lộc, TP Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0383.858311 – 0383.858878 Fax: 0383.858159
Công ty 185 là một công ty xây dựng thuộc Tổng công ty xây dựng
Trường Sơn- Bộ Quốc Phòng Việt Nam, Thành lập theo quyết định số
266/QĐ-QP ngày 22/06/1993 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Là một trong
những công ty nhỏ hợp thành Tổng công ty xây dựng Trường Sơn vốn đã có
truyền thống lâu năm trong lĩnh vực xây dựng.
Với lịch sử phát triển lâu năm của Công ty, Tổng công ty xây dựng
Trường Sơn thành lập 19/05/1959, nên tổng công ty được giao nhiệm vụ thi
công nhiều công trình cầu đường, lĩnh vực xây lắp, hạ tầng kỹ thuật nhà
cửa… khắp mọi nơi trên đất nước. Với số lượng tăng thêm hàng năm, Công ty
185 không ngừng lớn mạnh, phát triển với mức tăng trưởng nhanh, doanh thu
năm sau cao hơn năm trước.
Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp :
- Thành lập theo Quyết định số 266/QĐ-QP ngày 22/06/1993 của Bộ
trưởng Bộ quốc phòng.
- Quyết định công nhận doanh nghiệp hạng I số 826/QĐ ngày
22/05/2000 của Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
- Chứng chỉ hành nghề xây dựng số 116/BXD-CSXD ngày 04/04/1997
của Bộ xây dựng.
- Giấy phép hành nghề xây dựng số 83 GP/NN ngày 15/10/1996 của
trọng tài kinh tế tỉnh Nghệ An.
- Đăng ký kinh doanh lần đầu số 108928 ngày 10/07/1993 của trọng tài
kinh tế tỉnh Nghệ An.
Thực hiện chủ trương của chính phủ về việc sắp xếp lại doanh nghiệp
Nhà Nước nhằm nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh trong cơ chế
thị trường hiện nay. Ngày 29/04/2003 Thủ trướng Chính phủ ra quyết định số
9
80/2003/QĐ-TT, về việc sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc
Bộ Quốc Phòng.
- Ngày 09/09/2003 Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ra quyết định số
110/2003/QĐ-BQP về việc sát nhập Công ty xây dựng 185 vào Công ty xây
dựng 384 thuộc Tổng công ty xây dựng Trường Sơn và đổi tên là Công ty
Xây dựng 185 thuộc Công ty xây dựng 384.
Để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày
24/04/2006 Tổng công ty xây dựng Trường Sơn ra quyết định số 256/QĐ-
TCT về việc điều chuyển Công ty xây dựng 185 thuộc Công ty xây dựng 384
về trực thuộc Tổng công ty xây dựng Trường Sơn và đổi tên là Công ty 185
thuộc Tổng công ty xây dựng Trường Sơn.
- Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ nhất số 2716000004 ngày
23/05/2006 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp.
1.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 185
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty 185
Giám đốc
Phó giám đốc
Kinh doanh
Phó giám đốc
Bí thư
Đảng ủy
Phó giám đốc
Kỹ thuật
Phó giám đốc
Quản lý
Dự án
Phòng
Chính
trị
Phòng
Tài
chính
Kế toán
Phòng
Hành
chính
Phòng
Tổ chức
lao
động
Phòng
Vật tư
xe máy
Phòng
Kinh tế
kỹ
thuật
Phòng
dự án
khoa
học
Đội 12 Đội 20 Đội 25 Trạm ACĐội 8Đội 6Đội 3
10
* Giám đốc: là người do Bộ trưởng Bộ quốc phòng bổ nhiệm, miễm
nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty và
chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước tổng giám đốc và trước pháp luật về
điều hành hoạt động của Công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao
nhất trong Công ty.
* Các phó giám đốc: là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực
như: kinh doanh, vật tư, thiết bị, công nghệ, kỹ thuật thi công, quản lý thi
công và nội chính. Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và
pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc giao phó.
* Phòng chính trị: Công tác cán bộ, công tác tổ chức xây dựng Đảng,
giáo dục tư tưởng an ninh bảo vệ công tác quần chúng, tổng hợp công tác
Đảng, công tác chính trị.
* Phòng Tài chính Kế toán: Xây dựng kế hoạch tài chính của Công
ty . Khai thác các nguồn vốn, kinh phí phục vụ sản xuất kinh doanh và hoạt
động của Công ty, quản lý sử dụng bảo toàn và phát triển vốn. Tổ chức công
tác kế toán và công tác hạch toán sản xuất kinh doanh trong Công ty, kiểm tra
công tác kế toán và hạch toán ở các đơn vị trực thuộc trong Công ty. Thực
hiện công tác thanh quyết toán tài chính.
* Phòng Tổ chức lao động - tiền lương: Công tác biên chế, xây dựng
lực lượng lao động, bồi dưỡng nâng bậc đối với chuyên môn kỹ thuật, công
tác kế hoạch và công tác tổ chức tiền lương. Báo cáo kế hoạch và quyết toán
lao động tiền lương đối với cấp trên và thanh toán lao động đối với các đơn vị
trực thuộc Công ty.
* Phòng Kinh tế - Kỹ thuật: Lập và quản lý thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh của Công ty và kế hoạch giao cho các đơn vị trực thuộc. Tổ
chức thực hiện hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật trong xây dựng cơ bản
của ngành, của Nhà nước. Thanh quyết toán vật tư cho các đơn vị trực thuộc.
Chủ trì tổng hợp phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
và thực hiên chế độ báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh lên cấp trên.
* Phòng Dự án - Khoa học công nghệ: Công tác tiếp thị tìm kiếm
việc làm, xây dựng các dự án đầu tư, liên doanh liên kết phát triển sản xuất
kinh doanh. Công tác đấu thầu, nhận thầu công trinh. Xây dựng đơn giá giao
khoán công trình cho các đơn vị trực thuộc.
* Phòng Kỹ thuật vật tư xe máy: Công tác tổ chức thực hiên các chế
độ quy định và sử dụng trang thiết bị xe máy, vật tư trong công ty. Công tác
đảm bảo và quản lý sử dụng vật tư trong đơn vị và quyết toán với cấp trên.
công tác khai thác sử dụng và đảm bảo kỹ thuật thiết bị xe máy
11
* Phòng Hành chính: Công tác đảm bảo hậu cần, quân trang, quân
lương, quân y, doanh trại. Công tác hành chính văn phòng và phục vụ cơ quan
Công ty, công tác văn thư bảo mật, xe máy chỉ huy, phục vụ điện nước, công
vụ tiếp khách nấu ăn, công tác điều trị trong Công ty.
Các phòng ban trong Công ty có mối quan hệ rất mật thiết chặt chẽ với
nhau nhằm mục đích cuối cùng là giúp Giám đốc Công ty giải quyết tốt
những vấn đề đang phát sinh trong Công ty.
1.3 Quy mô và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty 185
Công ty 185 là một doanh nghiệp Nhà Nước có tư cách pháp nhân
thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập. Ngành nghề xây dựng của
Công ty là: Xây dựng các công trình giao thông cầu đường bộ, đường sắt,
sân bay, bến cảng, san lấp mặt bằng xây dựng, các công trình thủy lợi đê
điều, thủy điện, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu và xây dựng các công
trình công nghiệp dân dụng.
Do đặc điểm là đơn vị bộ đội làm kinh tế nên ngoài chức năng sản xuất
kinh doanh đơn vị còn đảm bảo huấn luyện dự bị động viên sẵn sàng chuyển
nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu khi có yêu cầu của Bộ Quốc Phòng.
Không giống như các ngành sản xuất hàng hóa bình thường khác,
doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông.
Quá trình hoạt động của công ty đã đạt nhiều kết quả đáng kể. Trước
khi đi sâu phân tích tình hình sử dụng vốn tại Công ty chúng ta cần đánh giá
khái quát tình hình thực hiện chỉ tiêu kết quả kinh doanh hoạt động của Công
ty vài năm gần đây.
Qua bảng 1.1 ta thấy:
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Nhìn vào cột mức tăng ta thấy,
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty trong hai năm qua đều tăng.
Năm 2010 so với năm 2009 tăng gần 5 tỷ đồng với tỷ lệ là 55,70%, với xu
hướng này thì năm 2011 tăng so với năm 2010 là hơn 8 tỷ đồng với tỷ lệ tăng
61,16%. Đây là một xu hướng rất tốt.
Tổng LN kế toán trước thuế = LN thuần từ HĐKD + LN khác
Nhìn vào bảng ta có thể thấy, lợi nhuận trước thuế của Công Ty tăng
chủ yếu do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng. Lợi nhuận từ
HĐKD là lợi nhuận thu được do sản phẩm thi công hoàn thành, chuyên giao
cho khách hàng đúng tiến độ, và chất lượng sản phẩm. Việc tăng lợi nhuận
sau thuế với tỷ lệ cao đã phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty không
ngừng phấn đấu nâng cao HĐKD. Điều đó thể hiện sự cố gắng của Công ty
12
trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời nó cũng cho thấy sự phát triển
của Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Mức tăng và tỷ lệ
tăng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh mức tăng và
tỷ lệ tăng trưởng các hoạt động của Công ty . Doanh thu của Công ty tăng là
xu hướng tốt, các doanh nghiệp muốn tăng hiệu quả kinh doanh trước hết cần
phải mở rộng quy mô hoạt động. Trong 3 năm gần đây cùng với sự gia tăng
của chỉ tiêu tổng doanh thu là sự gia tăng mạnh của doanh thu thuần. Năm
2010 tăng so với năm 2009 gần 30 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 49,96%, năm 2011
tăng so với năm 2010 là gần 14 tỷ đồng với tỷ lệ 15,45%. Doanh thu thuần
tăng là do tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng tăng với tỷ lệ tương ứng.
Đây là dấu hiệu đáng mừng trong HĐKD của Công ty. Không những tạo điều
kiện gia tăng lợi nhuận kinh doanh mà còn thể hiện việc sản xuất kinh doanh
của Công ty được mở rộng.
Sự gia tăng mạnh mẽ của tổng doanh thu là do: từ năm 2008 điều
chuyển Công ty xây dựng 185 thuộc Công ty xây dựng 384 về trực thuộc
Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, hoạt động kinh doanh của Công ty có
những bước tiến chuyển tốt lên, các dự án công trình làm ăn có hiệu quả, đem
lại doanh thu cao cho Công ty. Bên cạnh đó Công ty không ngừng nâng cao
uy tín của mình với các đối tác, khẳng định uy tín trên thị trường nên các công
trình thi công ngày càng tăng.
Giá vốn hàng bán: Tổng GVHB của Công ty trong 2 năm đầu đều
tăng. Việc tăng GVHB trong điều kiện kinh doanh mở rộng sản xuất nên cần
thêm nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị, một phần khác là do Công
ty chưa làm tốt công tác quản lý chi phí này. Tuy vậy, Công ty đã kịp thời tìm
kiếm được những nguồn cung cấp nguyên vật liệu hợp lý đảm bảo lợi nhuận
cho Công ty. Năm 2010 GVHB tăng là hơn 22 tỷ đồng so với năm 2009
tương ứng với tỷ lệ 47,63%. Năm 2011 GVHB tăng so với năm 2010 là hơn 7
tỷ đồng với tỷ lệ 10,22%. Bên cạnh đó tốc độ tăng của DTT lớn hơn tốc độ
GVHB, năm 2010 tốc độ tăng của DTT (49,96)% lớn hơn tốc độ tăng của
GVHB (47,63%), sang năm 2011 tốc độ tăng của DTT (15,45%) lớn hơn tốc
độ tăng của GVHB (10,22%) làm cho lợi nhuận gộp tăng 58,21% tại năm
2010, và 32,78% năm 2011 nói lên việc sản xuất kinh doanh có dấu hiệu tốt,
vì việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng doanh thu thuần đi đôi với việc tăng
GVHB.
13
Bảng 1.1 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
so với năm 2009 so với năm 2010
Số tiền % Số tiền %
1. Doanh thu bán hàng 59.736.752.749
89.579.260.71
8 103.417.726.369 29.842.507.969 49,96
13.838.465.65
1 15,45
2. Các khoản giảm trừ - - - - - - -
3. Doanh thu thuần 59.736.752.749
89.579.260.71
8 103.417.726.369 29.842.507.969 49,96
13.838.465.65
1 15,45
4. Giá vốn hàng bán
46.603.950.74
4
68.801.737.83
3 75.829.980.765
22.197.787.08
9 47,63 7.028.242.932 10,22
5. Lợi nhuân gộp
13.132.802.00
5
20.777.522.88
5 27.587.745.604 7.644.720.880 58,21 6.810.222.719 32,78
6. Doanh thu HĐTC 20.837.358 64.698.332 174.665.167 43.860.974 210,5 109.966.835 170.00
7. Chi phí tài chính 2.815.699.131 4.014.882.475 1.124.579.728 1.199.183.344 42,59 -2.890.302.747 -71,99
Chi phí lãi vay 2.815.699.131 4.014.882.475 1.124.579.728 1.199.183.344 42,59 -2.890.302.747 -71,99
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí QLDN 3.628.771.708 4.332.500.433 5.307.441.805 703.728.725 19,39 974.941.372 22,50
10. Lợi nhuận thuần 6.709.168.524
12.494.838.30
9 21.330.389.238 5.785.669.785 86,24 8.835.550.929 70,71
11. Thu nhập khác 1.909.532.945 855.285.714 133.904.762 -1.054.247.231 -55,21 -721.380.952 -84,34
12. Chi phí khác 68.201.469 36.605.000 7.614.000 -31.596.469 -46,33 -28.991.000 -79,20
13. Lợi nhuận khác 1.841.331.476 818.680.714 126.290.762 -1.022.650.762 -55,54 -692.389.952 -84,57
14. Tổng LN kế toán
trtước thuế 8.550.500.000 13.313.519.023 21.456.680.000 4.763.019.023 55,70 8.143.160.977 61,16
15. Chi phí thuế TNDN - - - - - - -
14
16. Lợi nhuận sau thuế 8.550.500.000 13.313.519.023 21.456.680.000 4.763.019.023 55,70 8.143.160.977 61,16
(Nguồn: BCKQHĐKD của Công ty 185 2009 – 2011)
15
Chí phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2010 tăng so với năm 2009 hơn
0,7 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 19,39%, năm 2011 tăng so với năm
2010 hơn 0,9 tỷ đồng ứng với tỷ lệ là 22,50%. Mặc dù chi phí QLDN tăng
nhưng tốc độ tăng của chi phí QLDN lại tăng với tốc độ nhỏ hơn so với tốc độ
tăng của doanh thu thuần. Chi phí QLDN tăng sẽ làm giảm lợi nhuận, tuy
nhiên cần phải xem xét việc tăng chi phí QLDN là do đâu và có hợp lý hay
không. Thực tế việc tăng chi phí QLDN trong hai năm qua là do Công ty mở
rộng quy mô sản xuất và kinh doanh nên cần phải thuê thêm nhân viên phục
vụ cho công tác văn phòng quản lý. Năm 2010 do tình hình lạm phát nên
Công ty cũng điều chỉnh lại chính sách trả lương cho công nhân viên trong
công ty tăng so với năm 2009 nên đã là gia tăng chi phí QLDN.
Để dánh giá xem công tác quản lý chi phí QLDN và GVHB nói trên tốt
hay không chúng ta cần xem xét thêm các chỉ tiêu phản ánh chi phí. So sánh
theo cột của BCKQHĐKD, theo cách này trước hết ta chọn chỉ tiêu doanh thu
thuần làm cơ sở gốc để so sánh, các chỉ tiêu khác có liên quan được so sánh
với cơ sở gốc bằng cách tính tỷ trọng của nó so với cơ sở gốc.
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
của Công ty 185 năm 2009- 2011
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Tỷ lệ so với DTT
So với 2009 So với 2010
2009 2010 2011 Mức tăng %
Mức
tăng
%
1. Doanh thu thuần 100 100 100 - - - -
2. Giá vốn hàng bán 78,02 76,8 73,32 -1,21 -1,55 -3,48 -4,53
3. Lợi nhuân gộp 21,98 23,2 26,68 1,21 5,50 3,481 15,00
4. Chí phí bán hàng - - - - - - -
5. Chí phí QLDN 6,075 4,84 5,132 -1,24 -20,40 0,296 6,11
(Nguồn: BCKQHĐKD Công ty 185 năm 2009 – 2011)
Qua bảng 1.2 ta thấy:
Về chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: Trong năm 2009,
trong 100 đồng DTT thu được thì doanh nghiệp phải bỏ ra 78,02 đồng
GVHB. Năm 2010, trong 100 đồng DTT thu được xí nghiệp phải bỏ ra 76,8
đồng GVHB, như vậy GVHB phải bỏ ra giảm đi 1,21 đồng, tỷ lệ giảm 1,55%
làm lợi nhuận gộp tăng 1,21 đồng. Năm 2011, trong 100 đồng DTT thu được
xí nghiệp phải bỏ ra 73,32 đồng GVHB, GVHB phải bỏ ra giảm đi 3,48 đồng
tương ứng với tỷ lệ giảm 4,53% do đó lợi nhuận gộp tăng lên 3,48 đồng. Giá
vốn hàng bán có xu hướng giảm trong 2 năm qua, là một điều tốt cho việc sản
8
xuất của Công ty, Công ty đã có công tác quản lý các chi phí liên quan tới
việc trực tiếp sản xuất được nâng cao (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp) , tiết kiệm được chi phí GVHB, làm cho hoạt động
sản xuất ngày càng tốt, tránh được vấn đề lãng phí nguyên vật liệu nhưng vẫn
đáp ứng được việc sản xuất diễn ra đúng tiến độ, hiệu quả sử dụng vốn tốt.
Về chỉ tiêu tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thua
thuần: Liên tục trong hai năm vừa qua mặc dù tổng chi phí QLDN của Công
ty tăng nhưng chi phí QLDN trên 100 đồng doanh thu đã giảm đáng kể, giúp
tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, điều đó chứng tỏ hiệu suất quản lý của Công
ty đã được nâng cao. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên thị
trường. Đây là thành tích đáng kể của doanh nghiệp.
Như vậy trong hai năm vừa qua Công ty đã có những bước phát triển
khả quan về doanh thu và lợi nhuận, hoạt động kinh doanh diễn ra tốt, lợi
nhuận tăng liên tục và tăng mạnh. Qui mô sản xuất kinh doanh ngày càng được
mở rộng, các công trình xây dựng hoàn thành đúng tiến độ, bàn giao công trình
cho khách hàng đúng thời hạn và đúng yêu cầu kỹ thuật. Công tác quản lý chí
phí QLDN thực hiện tốt, có hiệu quả trong việc nâng cao chuyên môn.
9
Phần 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD TẠI CÔNG TY 185
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN
Chương 1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VKD TẠI CÔNG TY 185 -
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN
1.1 Thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty 185
1.1.1 Quy mô và cơ cấu vốn, tài sản tại Công ty 185
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là điều kiện cần thiết để hoạt động
sản xuất kinh doanh được diễn ra. Hàng năm, các doanh nghiệp thường phát
hành các báo cáo tài chính tổng kết hoạt động kinh doanh để báo cáo với nhà
nước, cơ quan thuế và cung cấp cho các đối tác làm ăn về tình hình sản xuất
của doanh nghiệp. Trong giai đoạn năm 2009 - 2011, tình hình tài chính của
Công ty được thể hiện trong bảng 2.1.
Từ kết quả trong bảng 2.1 trên ta có thể thấy, qua hai năm tình hình tài
chính của Công ty thực sự đã có những chuyển biến tốt.
Tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của Công ty tăng trong hai năm
qua, cuối năm 2009 là hơn 72 tỷ đồng lên gần 99 tỷ đồng vào cuối năm 2010,
và tăng lên hơn 122 tỷ đồng vào cuối năm 2011. Việc tăng nguồn vốn do tăng
cả nợ phải trả và tăng VCSH. Việc gia tăng nguồn vốn là để đáp ứng yêu cầu
mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh của Công ty.
10
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán của Công ty 185
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Tài sản
A. Tài sản ngắn hạn
56.945.354.922 78,83 78.270.768.565 79,10 95.647.419.026 78,35
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 8.043.438.043 11,13 10.774.129.314 10,89 7.320.847.768 6,00
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - -
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 27.604.728.811 38,21 27.368.169.806 27,66 45.123.253.098 36,96
1. Phải thu khách hàng
27.289.855.894 37,78 25.031.889.871 25,30 36.491.239.049 29,89
2. Trả trước cho người bán
300.750.000 0,42 2.317.713.218 2,34 8.610.940.902 7,05
3. Các khoản phải thu khác
14.122.917 0,02 18.566.717 0,02 21.073.147 0,02
4. Dự phòng KKPT khó đòi(*)
- - - - - -
IV. Hàng tồn kho 19.427.467.080 26,89 36.461.061.207 36,85 40.549.648.385 33,22
1. Hàng tồn kho
19.427.467.080 26,89 36.461.061.207 36,85 40.549.648.385 33,22
2. Dự phòng giảm giá HTK(*)
- - - - - -
V.Tài sản ngắn hạn khác 1.869.720.988 2,59 3.667.408.238 3,71 2.653.669.775 2,17
1. Chí phí trả trước ngắn hạn
1.173.872.203 1,63 1.864.225.797 1,88 1.884.464.410 1,54
2. Thuế GTGT được khấu trừ
- - 831.468 0,00 5.046.750 0,00
3. Thuế và các khoản khác PTNN
- - - - - -
4. Tài sản ngắn hạn khác
695.848.875 0,96 1.802.350.973 1,82 804.158.615 0,66
B. Tài sản dài hạn
15.292.074.789 21,17 20.677.065.111 20,90 26.424.581.342 21,65
I. Tài sản cố định 15.299.644.559 21,18 20.492.476.095 20,71 25.803.933.429 21,14
1. Tài sản cố định hữu hình 15.299.644.559 21,18 20.492.476.095 20,71 25.803.933.429 21,14
11
* Nguyên giá
39.334.222.973 54,45 47.510.389.641 48,02 57.470.593.027 47,08
* Giá trị hao mòn lũy kế(*)
-24.034.578.414 -33,27 -27.017.913.546 -27,31 -31.666.659.598 -25,94
II. Bất động sản đầu tư - - - - - -
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - -
IV. Tài sản dài hạn khác 62.430.230 0,09 184.589.016 0,19 620.647.913 0,51
Tổng tài sản
72.237.429.711 100,00 98.947.833.676
100,0
0
122.072.000.368 100,00
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
48.246.872.370 66,79 68.705.743.880 69,44 85.484.108.497 70,03
I. Nợ ngắn hạn
46.965.132.628 65,01 60.171.173.859 60,81 76.154.737.065 62,39
1. Vay và nợ ngắn hạn
4.485.866.483 6,21 2.422.865.371 2,45 1.356.797.714 1,11
2. Phải trả ngời bán
10.230.813.825 14,16 9.261.899.408 9,36 9.248.588.922 7,58
3.Người mua trả tiền trước
19.693.594.852 27,26 33.017.708.128 33,37 50.174.470.767 41,10
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
586.218.018 0,81 743.888.145 0,75 876.805.334 0,72
5.Phải trả người lao động
1.695.880.364 2,35 1.799.001.834 1,82 1.902.937.302 1,56
6. Chi phí phải trả
569.057.504 0,79 454.373.474 0,46 608.713.736 0,50
7. Phải trả nội bộ
8.810.952.559 12,20 11.975.505.086 12,10 11.344.716.595 9,29
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác
892.749.023 1,24 495.932.140 0,50 641.706.695 0,53
9. Dự phòng phải trả ngắn hạn
- - - - - -
II. Nợ dài hạn 1.281.739.742 1,77 8.534.570.021 8,63 9.329.371.432 7,64
1. Phải trả dài hạn nội bộ
0,00 8.087.853.004 8,17 1.718.265.082 1,41
2. Vay và nợ dài hạn
370.000.000 0,51 0,00 6.760.000.000 5,54
3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
129.993 0,00 129.993 0,00 129.993 0,00
4. Dự phòng phải trả dài hạn
911.609.749 1,26 446.587.024 0,45 850.976.357 0,70
B. Nguồn vốn chủ sử hữu
23.990.557.341 33,21 30.242.089.796 30,56 36.587.891.871 29,97
12
I. Vốn chủ sở hữu
23.981.423.711 33,20 30.239.922.826 30,56 37.219.822.826 30,49
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
25.171.395.175 34,85 30.171.395.175 30,49 37.171.395.175 30,45
2. Quỹ đầu tư phát triển
35.252.474 0,05 23.452.474 0,02 3.352.474 0,00
3. Quỹ dự phòng tài chính
45.075.177 0,06 45.075.177 0,05 45.075.177 0,04
4. Lợi nhuận chưa phân phối
-1.270.299.115 -1,76 - - - -
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 9.133.630 0,01 2.166.970 0,00 -631.930.955 -0,52
1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
9.133.630 0,01 7.933.630 0,01 18.583.630 0,02
2. Nguồn kinh phí
- - -5.766.660 -0,01 -650.514.585 -0,53
Tổng nguồn vốn
72.237.429.711 100,00 98.947.833.676
100,0
0
122.072.000.368 100,00
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009 – 2011 của Công ty 185)
13
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn 2009 - 2011
Qua biểu đồ trên có thể thấy Công ty duy trì cơ cấu vốn mạo hiểm,
nguồn vốn chủ yếu là đi vay (Người mua trả tiền trước, Phải trả người bán,
Phải trả nội bộ). Tính toán hệ số nợ của Công ty tại thời điểm cuối các năm:
Hệ số nợ =
DNcña vèn nguånTæng
tr¶ iph¶ nîsè Tæng
Năm 2009: Hệ số nợ = 0,6679
Năm 2010: Hệ số nợ = 0,6944
Năm 2011: Hệ số nợ = 0,7003
Việc duy trì cơ cấu nguồn vốn có hệ số nợ cao sẽ khiến Công ty bị phụ
thuộc vào các chủ nợ, phải chịu áp lực về tài chính, tính độc lập không cao.
Nhưng trong những năm vừa qua Công ty luôn làm ăn có lãi vì vậy hệ số nợ
đóng vai trò làm đòn bẩy tài chính góp phần tăng lợi nhuận vốn chủ sở hữu
của Công ty.
* Các khoản nợ phải trả:
Liên tục trong hai năm qua các khoản nợ phải trả đều tăng. Xét ở thời
điểm cuối các năm 2009, 2010, 2011 thì các khoản nợ phải trả năm 2009
giảm so với các khoản nợ phải trả năm 2011. Chiếm tỷ trọng lớn trong nợ
phải trả là nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn chiếm 60,81% tổng nguồn vốn và chiếm
87,58% tổng nợ phải trả năm 2010. Năm 2010, việc tăng nợ ngắn hạn là do tất
cả các khoản: Phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả nội bộ.
Điều đó chứng tỏ Công ty đã tăng nợ ngắn hạn do cần vốn để mua nhiều
nguyên vật liệu, tăng sản xuất. Mặt khác Công ty sản xuất về sản phẩm xây
2009 2010 2011
14
dựng công trình, thi công một công trình có đặc điểm là có giá trị lớn thời
gian thi công lâu do đó cần có sự hỗ trợ về vốn từ người mua, nên người mua
ứng thường ứng trước tiền cho Công ty để đảm bảo việc thi công diễn ra đúng
tiến độ, giúp Công ty giải quyết một phần khó khăn về việc huy động vốn để
phục vụ sản xuất. Khi uy tín của Công ty càng được nâng cao thì việc ứng
trước tiền cho Công ty càng lớn giúp Công ty giảm một phần lo về vốn. Nợ
dài hạn của Công ty năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009, tăng hơn 7 tỷ
đồng với tỷ lệ 565,86% so với năm 2009. Việc tăng nợ dài hạn là do Công ty
cần vốn dài hạn để đầu tư cho máy móc xây dựng. Năm 2011, các khoản nợ
phải trả cũng tăng nhưng tỷ lệ tăng ít hơn, cụ thể các khoản nợ phải trả tăng
thêm gần 17 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng 24,42%. Trong đó nợ ngắn
hạn 42,07% còn nợ dài hạn 9,31%, ta thấy tốc độ tăng của năm 2011 chậm
hơn tốc độ tăng năm 2010.
Nợ ngắn hạn năm 2011 tăng do vay và nợ ngắn hạn hai năm qua có xu
hướng giảm, người mua trả tiền trước tăng với tốc độ 167,66% so với năm
2009, 151,98% so với năm 2010 điều đó nói lên răng uy tín của Công ty càng
ngày càng được khẳng định với khách hàng, ứng trước tiền cho Công ty để thi
công dự án. Cuối năm 2011 nợ dài hạn chiếm 7,64% tổng nguồn vốn. Các
khoản nợ dài hạn có ưu điểm là tính ổn đinh cao nhưng cũng có chi phí sử
dụng cao hơn các khoản nợ ngắn hạn.
15
Bảng 2.2: Biến động nguồn vốn kinh doanh
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
So với năm 2009 So với năm 2010
Số tiền % Số tiền %
Nguồn vốn 72.237.429.711 98.947.833.676 122.072.000.368 26.710.403.965 36,98 23.124.166.692 23,37
A. Nợ phải trả 48.246.872.370 68.705.743.880 85.484.108.497 20.458.871.510 42,4 16.778.364.617 24,42
I. Nợ ngắn hạn 46.965.132.628 60.171.173.859 85.484.108.497 13.206.041.231 28,12 25.312.934.638 42,07
II. Nợ dài hạn 1.281.739.742 8.534.570.021 9.329.371.432 7.252.830.279 565,9 794.801.411 9,31
B. Nguồn vốn CSH 23.990.557.341 30.242.089.796 36.587.891.871 6.251.532.455 26,06 6.345.802.075 20,98
I. Vốn chủ sở hữu 23.981.423.711 30.239.922.826 37.219.822.826 6.258.499.115 26,1 6.979.900.000 23,08
II. NKP và quỹ khác 9.133.630 2.166.970 -631.930.955 -6.966.660 -76,27 -634.097.925 -29262
(Nguồn: BCĐKT Công ty185 năm 2009 – 20011)
16
Để hiểu rõ về các khoản nợ ngắn hạn của Công ty do đâu mà có, ta đi
nghiên cứu phân tích cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty qua các năm.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nợ ngắn hạn năm 2009 - 2011
Năm 2009
(Nguồn: BCTC Công ty 185 năm 2009 – 2011)
Qua biểu đồ trên có thể thấy, trong ba năm qua đã có sự chuyển dịch
mạnh mẽ cơ cấu nguồn tài trợ ngắn hạn của Công ty.
- Vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong nợ ngắn hạn, và có xu
hướng giảm dần, năm 2009 chiếm 9,55%, năm 2010 chiếm 4,03% sang
năm 2011 giảm chỉ còn 1,8%. Công ty đã phần nào thanh toán các khoản
vay ngắn hạn.
- Khoản người mua trả tiền trước tăng từ 41,93% năm 2009 lên 65,90%
năm 2011, Công ty tạo dựng được uy tín cho khách hàng, và Công ty có yêu
cầu bên khách hàng tạm ứng lớn hơn để thi công dự án công trình.
- Khoản phải trả nội bộ giảm từ 18,76% xuống còn 14,90%, Công ty đã
giảm vay mượn từ Tổng công ty.
17