Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số biện pháp quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Đạ Tẻh, tình Lâm Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.12 KB, 3 trang )

ỌUẢN LÝ GIÁO DỤC

II

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT DỘNG GIÁO DỤC
ĐẬO DƯC CHO HỌC SINH ở CÁC TRƯỞNG TIỂU HỌC
HUYỆN DẠ TẺH, TỈNH LÂM DÓNG
Nguyền Thanh Lịch
*

ABSTRACT
Ethical education for students plays a crucial role in promoting and enhancing primary’ and secondary
educational system. Desired qualities needeed to foster students’ personalities prescribed in the National
Curriculum 2018 are indeed different forms of ethical virtues. The effectiveness of ethical education for
students at primary’ schools depend on many factors including the principal s tasks of management. This
article sheds light on measures for ethical educational management ofstudents at primary schools at Da Teh
District, Lam Dong province in order to meet the demand and requirement of the National Curriculum 2018.
Keywords: Management, moral education, primary school students, Da Teh district
Received: 2/3/2022; Accepted; 6/3/2022; Published; 11/3/2022

1. Đặt vấn đề
Giáo dục đạo đức (GDĐĐ) là một trong những
nội dung giáo dục trọng tâm nhằm thúc đẩy và hoàn
thiện các mặt giáo dục khác ở trường tiểu học. Mục
tiêu GDĐĐ ở tiểu học nhằm giúp học sinh (HS): Có
h ểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo
đưc và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù
hi m với lứa tuổi. Bước đầu hình thành kỹ năng nhận
t, đánh giá hành vi của bản thân và những người
xung quanh theo chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa
chạn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn


mực trong các quan hệ và tình huống đon giản, cụ thể
cù; cuộc song.
Chương trình GDPT 2018 đã qui định 5 phẩm
chít cần hình thành và phát triển cho HS là: yêu
nươc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm.
Đây thực chất là các phẩm chất đạo đức cần hình
thành và phát triển cho HS thơng qua các môn học,
các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
2, Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng hoạt động GDĐĐ và QLHĐ
GDDĐ cho HS ở các trường tiểu học huyện Đạ
Teh. tỉnh Lâm Đồng
2. 1.1. Những kết quà đạt được: Nhận thức được
tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS tiếu học,
trong thời gian qua ban giám hiệu các trường tiểu
học muyện Đạ Tẻh, đã tập trung chỉ đạo bằng nhiều
giải pháp có hiệu quả, góp phần xây dựng mơi trường
GDĐĐ cho HS theo 5 phẩm chất được qui định trong
* Hiệupruơng Trường Tiểu học Nguyền Trãi, huyện Đạ Teeh, tĩnh
Lâm Đồng

Chương trình GDPT 2018. Có thể kể đến: cơng tác
xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội
(MTXH) trong và ngoài lớp học được tập trung chi
đạo, các trường đã tham mưu và đầu tư kinh phí xây
dựng, quy hoạch sân vườn phù hợp với điều kiện sẵn
có của từng đon vị; csvc, đồ dùng, được nâng cấp,
sắp xếp khoa học tạo mơi trường thuận lợi cho HS
tích cực tham gia các hoạt động.
Các nhà trường đã xây dựng MTXH đảm bảo an

toàn về mặt tâm lý cho HS, thường xuyên được giao
tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa HS với HS,
HS với những người xung quanh. Hành vi, cử chi,
lời nói, thái độ của giáo viên (GV) đối với HS, GV
với phụ huynh gần gũi, thân thiện; HS mạnh dạn, tự
tin tích cực tham gia các hoạt động trong mơi trường
an tồn;
Đội ngũ GV tâm huyết, nhiệt tình, năng động,
sáng tạo; biết tìm tịi, phát hiện những pp GD hiệu
quả; tích cực tham gia các hoạt động giao lưu, học
hỏi kinh nghiệm;
Các nhà trường đà có nhiều giải pháp tích cực
trong việc tăng cường tơ chức cho HS thực hành trải
nghiệm thông qua các tiết hoạt động trải nghiệm và
ngoài giờ lên lớp; tăng cường tính chủ động, tích cực
hoạt động của HS, đảm bảo HS được trải nghiệm
nhằm GD kỹ năng sống cho HS như phịng chống
thương tích, đuối nước, bảo vệ bản thân.. .Thực hiện
có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, HS tích cực”, huy động sự tham gia tích
cực của các ban ngành đồn thể.
2.1. 2. Hạn chế, khó khăn: Trong thời gian qua,

TẠP CHÍ THIẼt BỊ GIÁO DỤC - số 261 KỲ 2 - 3/2022 . 155


II

ỌUẢN LÝ GIÁO DỤC


tại một số địa phương trên địa bàn huyện Đạ Téh đã
xảy ra tình trạng mất an ninh, an toàn trường học,
vi phạm đạo đức nhà giáo như: HS bị cô giáo bạo
hành; phụ huynh HS hành hung, gây thương tích,
xúc phạm nhân phâm, danh dự nhà giáo; GV có hành
vi thiếu chuân mực sư phạm; HS bị tai nạn thương
tích do điều kiện csvc trong trường học không đảm
bảo. Do ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường
nên một bộ phận GV vi phạm ĐĐNN đã có những
hành vi bạo lực với HS những hành vi này xuất hiện
ở nhiều mức độ khác nhau với tính chất ngày càng
phức tạp.
Ban giám hiệu các nhà trường tuy đã quan tâm
đến GDĐĐ cho HS nhưng vần còn những hạn chế bất
cập trong lập kế hoạch, tổ chức và chi đạo hoạt động
này theo tinh thần của Chương trình GDPT 2018
2.2. Một số biện pháp QLHĐ GDĐĐ cho HS ở
các trường tiêu học Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đông
2.2.1. Tô chức bôi dưỡng nâng cao nhận thức và
năng lực cho CBQL, GV về GDĐĐ cho HS
Bồi dường nâng cao nhận thức cho đội ngũ cần
phải tiến hành ngay từ thời diêm bắt đầu xây dựng kế
hoạch và triển khai kế hoạch, có thể trong suốt q
trình thực hiện kế hoạch dưới hình thức thơng qua
các cuộc tập huấn, chun đề, sinh hoạt chun mơn
(SHCM).
Hiệu trường cần nắm bắt tình hình nhận thức của
cán bộ, GV, NV thơng qua việc quan sát các hoạt
động, sinh hoạt hàng ngày của cá nhân với các thành
viên trong trong nhà trường, với cấp trên, cấp dưới,

với phụ huynh và HS. Mồi cá nhân ý thức được
tầm quan trọng của GDĐĐ một cách thân thiện thì
bân thân sẽ tuân thủ theo các quy định chung, tự rèn
luyện các phẩm chất nghề nghiệp yêu thương HS.
biết kiềm chế cảm xúc, ln sáng tạo, tim tịi xây
dựng các hoạt động lành mạnh, đặc biệt là luôn lắng
nghe, tôn trọng mọi ý kiến mọi người, của HS. Từ
đó, tích cực đấu tranh, nghiêm khắc, phát hiện và
chấn chinh kịp thời những hành vi suy thoái về phấm
chất nghề nghiệp làm tơn thương tình cảm và suy
giảm lịng tin của phụ huynh, cộng đồng xã hội đối
với GV tiếu học.
Bồi dường nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ
năng giãi quyết các tình huống sư phạm cho GV bằng
cách CBQL đưa ra các tình huống có thế xây ra trong
q trình HS cho HS, u cầu các tơ chun môn
đưa ra hướng giải quyết, biện pháp khắc phục đê mọi
người cùng thảo luận giúp cho CBQL, GV có thêm
kinh nghiệm để xử lí tình huống. Bồi dưỡng nhận
thức chun mơn cũng có thế lồng ghép trong các

buổi họp chun môn rút kinh nghiệm, triển khai,
đánh giá và tổng kết thực hiện chuyên đề nhằm điều
chinh sai sót trong chuyên môn, xác nhận cái đúng đe
các CBQL, GV cùng học hỏi.
Nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội
ngũ GV cần hướng vào những vấn đề cụ thê, thiết
thực, gần gũi với tình hình thực tế, điều kiện của nhà
trường. Ngoài ra, động viên đội ngũ tham gia học
tập các chun đề, giao lưu các bi sinh hoạt ngoại

khóa do nhà trường tổ chức, các hội thảo, hội nghị
do Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo tồ chức triển khai
và hướng dẫn thực hiện GDĐĐ cho HS theo 5 phàm
chất được qui định trong Chương trình GDPT 2018
2.2.2. Chi đạo đơi mới nội dưng, pp, hình thức
GDĐĐ theo 5 phàm chất của HS
Các trường học cần tập trung đổi mới pp GD nhằm
phát triển ở HS 5 phẩm chất cần thiết như yêu nước,
nhân ái, chăm chi, trung thực và trách nhiệm. Trước
hết phải bồi dưỡng cho đội ngũ CB, GV về LKH,
xây dựng mơi trường GDĐĐ, PP, hình thức tổ chức
các hoạt động dưới nhiều hình thức như tập huấn,
hội thảo tố nhóm chun mơn, cấp trường, cấp cụm
trường; chú trọng các hoạt động GDĐĐ theo hướng
đôi mới PP, hình thức tơ chức hoạt động phù họp với
HS, coi trọng hình thành kỹ năng, phát triền các năng
lực, phản ánh được kết quả mong đợi phù họp với sự
phát triển của trẻ theo giai đoạn, đáp ứng yêu cầu của
Chương trinh GDPT năm 2018.
Trong quá trình tố chức các hoạt động, GV phải
quan tâm sử dụng pp thực hành, trải nghiệm cho HS,
tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của HS
đảm bảo HS lĩnh hội được 5 phẩm chất cần đạt; GV
tô chức, điều khiên, hỗ trợ đúng lúc, khơng làm thay
HS khuyến khích tương tác giữa HS với HS. Tạo cơ
hội cho HS được hoạt động tích cực phù hợp với nhu
cầu, hứng thú của HS bộc lộ hết khả năng của riêng
mình; khuyến khích HS sáng tạo, làm thay đổi và cá
thê hóa đối với những HS thiếu hụt hoặc có hồn cảnh
khó khăn...

Các trường tăng cường tổ chức các hoạt động trải
nghiệm, hoạt động GD KNS, hoạt động ngồi giờ
chính khóa, hoạt động xã hội, từ thiện vì cộng đồng,
hoạt động giao lưu, vui chơi, giải trí, văn hóa, thể thao
an tồn, lành mạnh, thân thiện, bình đẳng, phù hợp
với độ ti, đặc điếm tâm, sinh lý lứa tuoi HS.
Chỉ đạo đối mới cơng tác chủ nhiệm lớp, đẩy
mạnh vai trị tư vấn, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong
học tập, giao tiếp và phát triển bản thân của GV chủ
nhiệm lớp.
2.2.3.
Thiêt lập các điểu kiện đê nâng cao hiệu

156 • TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - số 261 KỲ 2 - 3/2022


QUẢN LÝ GIÁO DỤC
quả GDĐĐ trong nhà trường
Hiệu trường tích cực tham mưu với các cấp lãnh
đạo, cấp ủy Đang, chính quyền địa phương trong
xây dựng, cài tạo, sửa chữa, từng bước hoàn thiện
csvc của nhà trường, trên cơ sở xác định được các
điểm mạnh, điểm yếu, các thuận lợi, khó khăn thách
thức, thực trạng hiện tại của nhà trường để xác định
rõ nguồn kinh phí cho đầu tư csvc, TBDH để xây
dựng kê hoạch huy động nguồn lực theo giai đoạn,
từng năm học.
Xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng Bộ quy tắc
ứng xử, quy chế chi tiêu nội bộ, quy định cơ quan, thể
hiện bầu khơng khí thân thiện, quan tâm đến đời sống

vật chất, tinh thần của các thành viên trong nhà trường.
Xây dựng và phát triển môi trường lành mạnh,
tạo điêu kiện về các phương tiện thơng tin, giải trí
phục vụ cho sinh hoạt. Hiệu trướng chăm lo, cải thiện
điều kiện làm việc, nàng cao đời sống vật chất, tinh
thân cho đội ngũ. Tạo tinh thần thoải mái, ít áp lực
trong q trình cơng tác. Quan tâm kịp thời các chế
độ chính sách cho cán bộ, GV. Tạo bầu khơng khí
sư phạm, đồn kết thân ái trong nhà trường. Tạo môi
trường thân thiện, động viên cá nhân, bộ phận mạnh
dạn thào luận, phát biểu hay thử nghiệm các ý tưởng
sáng tạo đem lại hiệu quả trong GDĐĐ HS; động
viên, khen thường cho CBỌL, GV có ý tường mới,
sáng tạo băng cách biêu dương khen ngợi trước tập
thê hội đồng sư phạm, tạo động lực cho CBQL, GV
tích cực, sáng tạo trong GDĐĐ cho HS; Huy động
sức mạnh tống hợp cùa các lực lượng trong và ngoài
nhà trường, sự tham gia tích cực cùa các ban ngành
đồn thể trong GDĐĐ cho HS.
2.2.4. Đê cao vai trò trách nhiệm cùa hiệu trưởngIgười đứng đầu trong xây dựng GDĐĐ cho HS
- Bồi dưỡng nãng lực quản trị trường học: Ưu tiên
nàng đầu cho đầu tư thời gian, công sức và tri tuệ vào
1 ích hợp các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp đê xây
dựng kế hoạch nhà trường, kế hoạch hiệu trưởng và
kế hoạch từng bộ phận đảm bảo cụ thể, súc tích, dễ
làm, dễ theo dõi, dễ KT, ĐG.
Đối với GDĐĐ cho HS theo 5 phẩm chất nhất thiết
phải trang bị kỹ năng tham mưu quyết liệt, đúng việc,
ựp thời tranh thủ và tinh thần phối hợp chủ động,
klhéo léo, chặt chẽ và hiệu quả. Muốn vậy, hiệu trưởng

phải nghiên cửu kỹ và nghiêm túc thực hiện có hiệu
qI nả các văn bản hướng dẫn của các cấp quản lý về xây
dlừng GDĐĐ cho người học theo 5 phẩm chất tại đơn
' bằng các giải pháp cụ thể. Phải thực sự xem GDĐD
cho HS theo 5 phẩm chất là một tiêu chí quan trọng
trong việc tự đánh giá chất lượng GD cùa nhà trường.

II

Chú trọng khả năng phân công, hướng dẫn, đôn
đốc, động viên kịp thời và khen chê xứng đáng. Duy
trì nền nếp làm việc, xây dựng bộ quy tắc ứng xử
chuân mực trong nhà trường. Thường xuyên đôn
đốc, nhắc nhở GV, NV và HS thực hiện nghiêm túc
các quy định về đạo đức nhà giáo, yêu cầu GV phải
nêu cao tinh thần rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo
đức, CMNV, xử lý tình huống trong q trinh GD và
cần tôn trọng sự khác biệt, phù hợp đối tượng; Tăng
cường tổ chức các hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo
nhà trường với các bậc phụ huynh, với GV.
2.2.5. Tăng cường sự phối hợp giữa gia đĩnh, nhà
trường và xã hội trong GDĐĐ cho HS
Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ
Quy tắc ứng xử vàn hóa trong các nhà trường theo
Thong tư 06/2019/TT - BGDDT của Bộ GD-DT.
Tiếp tục thực hiện và đưa nội dung của phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”
thành các hoạt động thường xuyên ưong các trường
tiêu học gắn với việc xây dựng trường học xanh, sạch,
đẹp, an tồn, thân thiện.

Thực hiện cơng tác y tế trường học, chăm sóc sức
khỏe, phịng chống dịch bệnh cho HS thường xuyên
trao đổi thông tin với phụ huynh và cộng đồng trong
việc bảo đảm an tồn tính mạng, thân thể, nhân phẩm,
danh dự và bí mật đời sống riêng tư cùa HS.
3. Kết luận
Đẻ nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS ở các trường
tiểu học huyện Đạ Tẻh, tinh Lâm Đồng đáp ứng yêu
cầu cùa chương trình GDPT 2018 cần có những biện
pháp quản lý hữu hiệu, hướng vào nâng cao nhận
thức, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL, GV; đổi
mới tổ chức và chì đạo hoạt động GDĐĐ cho HS phù
hợp với điều kiện của từng nhà trường; tăng cường sự
phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội
trong giáo dục HS.

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 32TT/BGD-ĐT ban hành Chương trình GDPT, Chương
trình tơng thê, Hà Nội
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số
27/2020/TT-BGDĐTvề Quy định về đánh giá HS tiểu
học. Hà Nội
3. Thủ tướng chính phủ (2019), Chỉ thị 31 về tăng
cường GDĐĐ, lối sống cho HS, sinh viên. Hà Nội
4. Bùi Minh Hiền (2016), (Chủ biên), Lãnh đạo và
quán lý nhà trường, NXB ĐHSP Hà Nội
5. Nguyễn Hữu Hợp (2018), Giáo trinh GDĐĐ và
phương pháp GDĐĐ ở tiêu học.

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - sổ 261 KỲ 2 - 3/2022 • 157




×