Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận môn tâm lý học quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.34 KB, 14 trang )

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ
TÊN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN:
Phân tích những yếu tố hình thành nên uy tín của người lãnh đạo. Nêu vai trị của
uy tín đối với hiệu quả của hoạt động quản lý. Liên hệ thực tiễn tại cơ quan, đơn vị
nơi anh, chị đang làm việc.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................................1
NỘI DUNG........................................................................................................................................................1
I.KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI UY TÍN CỦA LÃNH ĐẠO.................................................................................1
1.Khái niệm.......................................................................................................................................................1
2.Phân loại uy tín lãnh đạo...............................................................................................................................2
II.CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN UY TÍN CỦA LÃNH ĐẠO......................................................................................3
1.Trình độ chun mơn giỏi..............................................................................................................................3
2.Năng lực tổ chức...........................................................................................................................................3
3.Các phẩm chất đạo đức................................................................................................................................4
III.VAI TRỊ CỦA UY TÍN ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ...............................................6
IV.LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI ĐỊA PHƯƠNG A................................................................................................7
1.Thực trạng uy tín của lãnh đạo tại địa phương A.........................................................................................8
1.1 Sơ lược về địa phương A.......................................................................................................................8
1.2 Thực trạng uy tín của lãnh đạo xã Kim Đính.........................................................................................8
2.Giải pháp nâng cao uy tín của lãnh đạo địa phương A................................................................................9
KẾT LUẬN......................................................................................................................................................10

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng môn tâm lý học quản lý
2. Một số website:
3. Báo cáo xây dựng chính quyền nhiệm kỳ 2016-2020 của UBND địa phương A



4. Một số Website


Những yếu tố cấu thành uy tín của người lãnh đạo; Vai trị của uy tín đối với hiệu quả của
hoạt động quản lý. Liên hệ thực tiễn nơi công tác

MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, uy tín của con người nói chung và đặc biệt là uy tín
của người lãnh đạo có vai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc sống và công tác mà
đặc biệt là công tác của người lãnh đạo, người quản lý. Một người có chun mơn
giỏi nhưng chưa hẳn có uy tín và người có đạo đức tốt cũng chưa chắc có uy tín. Để
tạo nên uy tín có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến q trình hình thành uy tín của con
người. Đây là một vấn đề khơng cịn mới mẻ về mặt lí luận nhưng lại rất cần thiết
trong hoạt động quản lí của người lãnh đạo. Thuật ngữ "uy tín" rất quen thuộc đối
với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, cũng như trong tổ chức. Song để trở thành
người lãnh đạo có uy tín thực sự trong tập thể và sử dụng uy tín đó để nâng cao
hiệu quả quản lí là một cơng việc khơng dễ dàng. Đối với người lãnh đạo, uy tín là
vấn đề cần được quan tâm thường xuyên trong hoạt động quản lí tổ chức bởi vì: Uy
tín như một yếu tố tâm lí xã hội quan trọng hàng đầu trong nghệ thuật quản lí. Nó
có một vai trị rất lớn đối với hoạt động thực tiễn của người lãnh đạo. Người lãnh
đạo có uy tín càng cao thì ảnh hưởng của người đó với tổ chức càng lớn, tính chất
chỉ đạo và thuyết phục đối với những người dưới quyền càng tăng lên. Nếu người
lãnh đạo khơng có uy tín thì mọi lời nói và mệnh lệnh của anh ta sẽ khơng được cấp
dưới thực hiện một cách có hiệu quả. Để làm rõ hơn vấn đề liên quan đến yếu tố
hình thành nên uy tín của người lãnh đạo; Vai trị của uy tín đối với hiệu quả của
hoạt động quản lý, học viên đã lựa chọn đề tài “Phân tích những yếu tố hình
thành nên uy tín của người lãnh đạo. Nêu vai trị của uy tín đối với hiệu quả
của hoạt động quản lý. Liên hệ thực tiễn tại cơ quan, đơn vị nơi anh, chị đang
làm việc” để làm đề tài Tiểu luận của mình.

NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI UY TÍN CỦA LÃNH ĐẠO
1. Khái niệm
Uy tín của người lãnh đạo là hệ thống những thuộc tính nhân cách của người
lãnh đạo được các thành viên trong tổ chức thừa nhận và tơn trọng. Nói đến uy tín
là nói tới sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đến những người dưới quyền - đó là sự
ảnh hưởng được người khác thừa nhận và tôn trọng. Sự ảnh hưởng này sẽ là một
yếu tố quan trọng đảm bảo cho người lãnh đạo thành cơng trong việc quản lí tổ
1


Những yếu tố cấu thành uy tín của người lãnh đạo; Vai trị của uy tín đối với hiệu quả của
hoạt động quản lý. Liên hệ thực tiễn nơi công tác

chức. Phân tích khái niệm uy tín lãnh đạo, chúng ta cần chú ý đến hai khía cạnh
chính. Đó là sự ảnh hưởng và sự thừa nhận. Sự ảnh hưởng của người lãnh đạo được
xây dựng trên cơ sở của trình độ chun mơn, kinh nghiệm, các phẩm chất đạo đức,
tính cách, phong cách lãnh đạo... Sự thừa nhận của các thành viên trong tổ chức đối
với người lãnh đạo là sự thừa nhận về quyền lực trong hoạt động quản lí, thừa nhận
sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đối với họ.
2. Phân loại uy tín lãnh đạo
Trong Tâm lí học Xơ viết, uy tín được phân loại thành: uy tín thật và uy tín
giả.
- Uy tín thật là uy tín được xây dựng trên sự thừa nhận và tôn trọng của các
thành viên trong tổ chức đối với người lãnh đạo Uy tín thật sẽ giúp người lãnh đạo
có ảnh hưởng lớn đến những người thừa hành và các quyết định quản lí của người
lãnh đạo sẽ được cấp dưới thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả.
- Uy tín giả là sự ảnh hưởng của người lãnh đạo được xây dựng không phải
dựa trên năng lực thực sự và đạo đức của người lãnh đạo, mà nó được xây dựng
trên những yếu tố mang tính chất thủ đoạn. Điều này được thể hiện rõ qua một số

loại uy tín giả sau:
+ Uy tín giả do quyền lực: Người lãnh đạo tạo nên uy tín của mình nhờ sử
dụng quyền lực được giao và nhiều khi còn lạm dụng quyền lực này để doạ nạt
những người dưới quyền, chính vì vậy mà làm cho cấp dưới sợ hãi, phải tuân phục.
Thực tế cho thấy: Sẽ là một sai lầm lớn, nếu một người lãnh đạo nào đó cho rằng
thành cơng trong quản lí của mình được xác định bằng quyền lực và uy tín của bản
thân được tạo nên bằng quyền lực. Thành công của người lãnh đạo phụ thuộc rất
nhiều vào sự ảnh hưởng của người đó với cấp dưới và lịng tin, sự kính phục của
cấp dưới đối với người lãnh đạo.
+ Uy tín gia trưởng: Người lãnh đạo tự coi mình cao hơn và có quyền lực
với mọi người, có quyền ban phát cho mọi người.
+ Uy tín giả do khoảng cách: Uy tín được tạo nên do người lãnh đạo luôn
giữ một khoảng cách nhất định với những người dưới quyền.
+ Uy tín dân chủ giả hiệu: Uy tín được tạo ra do tác phong chan hồ kiểu mị
dân, giả tạo và hình thức. Ngày nay có sự thay đổi nhất định về các giá trị tạo nên
2


Những yếu tố cấu thành uy tín của người lãnh đạo; Vai trị của uy tín đối với hiệu quả của
hoạt động quản lý. Liên hệ thực tiễn nơi công tác

uy tín của người lãnh đạo. Thành tích cơng tác, q trình cống hiến, sự cần mẫn,
tận tuỵ khơng cịn là những yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của người lãnh đạo nữa.
Uy tín của người lãnh đạo hơm nay chỉ có thể được tạo nên bằng trình độ chuyên
môn tốt, khả năng tổ chức giỏi và bằng nhân cách trong sáng và mẫu mực
II.CÁC YẾU TỐ TẠO NÊN UY TÍN CỦA LÃNH ĐẠO
Như trên đã trình bày, uy tín là hệ thống các phẩm chất nhân cách của người
lãnh đạo. Do vậy, có nhiều yếu tố tạo nên uy tín của người lãnh đạo. Có thể nêu ra
một số yếu tố cơ bản sau:
1. Trình độ chuyên mơn giỏi

Trong phần quyền lực, chúng ta đã phân tích về vai trò của yếu tố tri thức
trong việc tạo nên quyền lực. Đối với uy tín của người lãnh đạo cũng như vậy. Tri
thức mà cụ thể hơn là trình độ chun mơn là một trong những thành tố quan trọng
hàng đầu để tạo nên uy tín của người lãnh đạo.
Thứ nhất, nếu trong tổ chức, người lãnh đạo có chun mơn yếu hơn những
người dưới quyền thì người lãnh đạo sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động quản lí
của mình. Vì, người lãnh đạo rất khó khăn trong khâu kiểm tra, giám sát hoạt động
chuyên môn nghiệp vụ của cấp dưới. Nếu người lãnh đạo có chuyên mơn giỏi hơn
họ thì anh ta có thể biết và đánh giá chính xác mức độ hồn thành cơng việc của
cấp dưới, cũng như những sai phạm mà họ mắc phải.
Thứ hai, người lãnh đạo rất khó khăn trong việc giao nhiệm vụ một cách phù
hợp cho cấp dưới. Có thể nói, người lãnh đạo rất khó thuyết phục, cảm hoá được
cấp dưới và các thành viên trong tổ chức khi anh ta có trình độ chun mơn kém
hơn họ. Trình độ chun mơn giỏi sẽ giúp người lãnh đạo biết được công việc của
Cấp dưới, giúp họ khi gặp khó khăn trong q trình thực hiện. Trình độ chun
mơn giỏi là cơ sở quan trọng tạo nên quyền lực của người lãnh đạo trong tổ chức,
từ đó tạo nên ảnh hưởng của anh ta đối với những người thừa hành.
2. Năng lực tổ chức
Đây là một yếu tố quyết định nữa tạo nên uy tín của người lãnh đạo. Bởi lẽ,
kết quả hoạt động của mỗi cá nhân và tập thể phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tổ
chức của người lãnh đạo. Một người lãnh đạo có năng lực quản lí tốt thì sẽ tạo nên
hiệu quả hoạt động cao của tổ chức, làm cho tổ chức phát triển và đem lại nhiều lợi
3


Những yếu tố cấu thành uy tín của người lãnh đạo; Vai trị của uy tín đối với hiệu quả của
hoạt động quản lý. Liên hệ thực tiễn nơi công tác

ích cho mọi người. Đây là một cơ sở quan trọng để những người dưới quyền thừa
nhận và tôn trọng người lãnh đạo Hay nói cách khác, uy tín của người lãnh đạo

được tạo nên trong tổ chức
3. Các phẩm chất đạo đức
Cùng với năng lực tổ chức và trình độ chun mơn, các phẩm chất đạo đức
góp phần quan trọng tạo nên uy tín người lãnh đạo. Một người lãnh đạo giỏi về
chun mơn, có năng lực quản lí tốt, nhưng khơng có những phẩm chất đạo đức cần
thiết, anh ta chỉ lo vun vén cho cá nhân và những người thân cận của mình, khơng
quan tâm đến lợi ích của mọi người, lối sống sa đọa, thiếu mẫu mực... thì người
lãnh đạo này khơng thể có uy tín trong tập thể của mình được. Để tạo nên uy tín,
người lãnh đạo cần có một phẩm chất đạo đức cơ bản sau:
- Công bằng trong đánh giá, khen thưởng hay xử phạt: Đối với những người
dưới quyền, sự công bằng của người lãnh đạo là sự đánh giá, đối xử đúng với kết
quả mà cấp dưới đã hoàn thành, không tốt hơn, cũng không xấu hơn. Để thực hiện
được như vậy, người lãnh đạo phải dựa vào hoạt động thực tế của cấp dưới để nhận
xét, không nên dựa vào quan hệ, lời nói của họ một cách thuần tuý. Trong mỗi tập
thể thường có những cá nhân làm ít nói nhiều, "làm thì láo, báo cáo thì hay", và
cũng có những người làm nhiều mà nói ít, khơng muốn phơ trương thành tích của
mình. Do vậy, người lãnh đạo phải khách quan, sáng suốt trong ứng xử, trong việc
quan tâm đến mọi người. Sự khách quan và công bằng của người lãnh đạo trong
đánh giá, khen ngợi và xử phạt sẽ làm cho những người thừa hành phấn khởi, yên
tâm, tin tưởng vào người lãnh đạo, nội bộ giảm xung đột vì vấn đề lợi ích.
- Quan tâm đến người khác: Đây là một phẩm chất đạo đức cần thiết nữa của
người lãnh đạo Công ti Hewlett Packard là một công ti kinh doanh rất thành công ở
Mĩ. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân thành cơng của cơng ti
này. Họ đã thăm dị ý kiến của 20 người quản lí cao nhất của cơng ty, thì 18 người
tun bố ngay khơng cần đắn đo suy nghĩ rằng: Cơng ti của mình thành cơng là do
đã đưa ra được triết lí hướng vào con người, quan tâm đến con người. Bill Hewlett
người sáng lập ra cơng ti nói về quan điểm này như sau: "Quan tâm và có thái độ
38 tơn trọng với mỗi cá nhân, thừa nhận thành tích của mỗi người. Điều này có vẻ
như chân lí nhàm chán, nhưng chúng tơi thành tâm tin tưởng vào triết lí này và
4



Những yếu tố cấu thành uy tín của người lãnh đạo; Vai trị của uy tín đối với hiệu quả của
hoạt động quản lý. Liên hệ thực tiễn nơi công tác

chúng tơi đã đúng". Do biết quản lí cơng ti, do biết quan tâm đến mọi người mà Bill
Hewlett và những người lãnh đạo khác tạo được uy tín cao trong cơng ti của mình.
Thái độ quan tâm của người lãnh đạo sẽ tạo ra tình cảm ấm cúng trong quan hệ với
các thành viên của tập thể, động viên, khích lệ được họ làm việc. Trước đây, trong
cơ chế cũ, nhiều người lãnh đạo chỉ quan tâm đến lợi ích, nhu cầu của tập thể một
cách chung chung, trừu tượng, mà ít quan tâm đến lợi ích cá nhân của người lao
động, chỉ chú trọng đến hình thức động viên, khen thưởng tinh thần mà ít quan tâm
đến lợi ích vật chất của họ. Do vậy, ít động viên được tính tích cực sáng tạo của các
thành viên tập thể, làm cho họ khơng gắn bó nhiều với tập thể của mình. Thực tế
cuộc sống cho thấy, ở cơ quan nào, doanh nghiệp nào người lao động được quan
tâm chu đáo, kịp thời thì ở đó họ gắn bó với tập thể, năng suất lao động được nâng
cao, người lãnh đạo có uy tín trước tập thể. Sự quan tâm đến cấp dưới thể hiện ở
nhiều hình thức khác nhau: Quan tâm đến lợi ích thiết thực của mọi người, quan
tâm đến những yêu cầu và nguyện vọng của họ, tạo điều kiện cho mọi người được
phát triển và thăng tiến, giúp đỡ họ trong lúc khó khăn...
- Tránh thái độ ra lệnh thô bạo trong quan hệ
Trong quản lí tập thể người lãnh đạo rất nên tránh thái độ ra lệnh thô bạo
trong quan hệ. Khi người lãnh đạo ra lệnh cho cấp dưới phải làm cái này, phải làm
cái kia nhằm tạo ra cái uy của mình thì người đó khó có thể nhận được sự sáng tạo,
tâm trạng thoải mái, hào hứng của những người thực hiện. Một người quản lí giỏi,
có uy tín cao thường nói với cấp dưới rằng "Chúng ta hãy làm việc", thường dùng
chữ "Chúng ta và các bạn", chứ khơng nói chữ "Tơi" hay nói "Hãy làm việc đi"...
Do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, phong kiến, của cơ chế quan liêu, bao cấp,
nên có một số người lãnh đạo trong một số tổ chức của chúng ta mang phong 39
cách gia trưởng, độc đoán. Thay cho tài thuyết phục và khuyên nhủ cấp dưới thì họ

lại dùng mệnh lệnh và điều tai hại là họ lầm tưởng những mệnh lệnh độc đốn đó sẽ
làm tăng uy tín và vị trí lãnh đạo của mình trong tập thể.
Thái độ thơ bạo của người lãnh đạo đối với cấp dưới như lăng nhục, xúc
phạm sẽ gây ra những hậu quả rất lớn. Thái độ thơ bạo với cấp dưới có thể dẫn tới
những phản ứng tiêu cực của họ. Cùng với những phẩm chất trên đây, các phẩm
chất khác như bình tĩnh, lịch sự, tự kiềm chế, đòi hỏi cấp dưới... là những yếu tố
5


Những yếu tố cấu thành uy tín của người lãnh đạo; Vai trị của uy tín đối với hiệu quả của
hoạt động quản lý. Liên hệ thực tiễn nơi công tác

khác để tạo nên uy tín của người lãnh đạo. Như vậy, uy tín của người lãnh đạo
khơng phải được tạo nên bởi quyền lực được trao, mà phải được tạo nên bằng chính
năng lực tổ chức, trình độ chun mơn và các phẩm chất đạo đức của người đó. Uy
tín của người lãnh đạo khơng phải được tạo ra bằng sự áp đặt, khống chế mà bằng
sự cảm nhận, sự kính phục, và tơn trọng của những người dưới quyền đối với nhân
cách của người lãnh đạo. Chỉ có uy tín như vậy mới có ảnh hưởng tốt đến các thành
viên trong tập thể, có sức ám thị và cảm hố họ.
III.

VAI TRỊ CỦA UY TÍN ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ CỦA HOẠT

ĐỘNG QUẢN LÝ
Uy tín của người lãnh đạo là sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố uy quyền và
sự tín nhiệm. Thiếu một trong hai sẽ khơng có uy tín. Có uy mà khơng có tín thì
khơng thể lãnh đạo được, sớm muộn thì người lãnh đạo cũng bị đào thải…
Bất cứ người lãnh đạo nào cũng phải có uy tín. Chức vụ càng cao, uy tín
càng lớn - đó là một địi hỏi tự nhiên. Bởi uy tín là sự tín nhiệm mà người cán bộ có
được bằng chính năng lực, phẩm giá và tài năng của mình trong thực thi nhiệm vụ

được giao. Sự nỗ lực chủ quan của người cán bộ lãnh đạo trên cả hai mặt: phẩm
chất - năng lực, là yếu tố quan trọng tạo nên uy tín của họ. Do vậy, trước hết người
lãnh đạo phải gương mẫu, có lối sống trong sạch, tận tụy, hy sinh vì tập thể. Đã là
cán bộ lãnh đạo, phải có tầm hiểu biết sâu rộng (ít nhất cũng “tương đương” chức
vụ), có tinh thần trách nhiệm, có năng lực tổ chức, có quan hệ mật thiết, ứng xử có
văn hóa với quần chúng nhân dân.
Uy tín của người lãnh đạo cần được quan tâm thường xuyên trong hoạt động
quản lý, tổ chức. Vì uy tín như một yếu tố tâm lý xã hội quan trọng hàng đầu trong
nghệ thuật quản lý. Nó có vai trò rất lớn đối với hoạt động thực tiễn của người lãnh
đạo. Người lãnh đạo có uy tín càng cao thì ảnh hưởng của người đó đối với tổ chức
càng lớn, sức thuyết phục đối với những người dưới quyền càng tăng lên.
Nói đến uy tín là nói tới sự ảnh hưởng của người lãnh đạo đến những người
dưới quyền. Đó là sự ảnh hưởng được người khác thừa nhận và tôn trọng. Sự ảnh
hưởng này sẽ là một yếu tố rất cần thiết đảm bảo cho người lãnh đạo thành công
trong việc tổ chức, quản lý… Sự ảnh hưởng và sự thừa nhận ở người lãnh đạo vì nó
được xây dựng trên cơ sở của trình độ chun môn, kinh nghiệm, của các phẩm
6


Những yếu tố cấu thành uy tín của người lãnh đạo; Vai trị của uy tín đối với hiệu quả của
hoạt động quản lý. Liên hệ thực tiễn nơi công tác

chất đạo đức, tính cách, phong cách lãnh đạo…
Uy tín là tiền đề và là điều kiện đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong
công tác quản lý của người lãnh đạo. “Điều quyết định thành công trong lãnh đạo,
quản lý không phải bởi sức mạnh của quyền hành mà là sức mạnh của uy tín, sức
mạnh của nghị lực, của sự hiểu biết phong phú, của tài năng xuất sắc…” - Lênin đã
khẳng định như vậy!
Uy tín người lãnh đạo là đức tính, là nhân cách của chính lãnh đạo được mọi
người trong tập thể thừa nhận và tơn trọng. Nói đến uy tín là nói đến sự ảnh hưởng

của người lãnh đạo đến người dưới quyền. Đó là sự ảnh hưởng được đón nhận một
cách tự nhiên.
Có thể nói, uy tín là “giá trị linh hồn” của người lãnh đạo, quản lý.
IV.

LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI ĐỊA PHƯƠNG A

Trên thực tế, để có uy tín, trước hết người lãnh đạo phải là người có trí tuệ,
có tư duy khoa học sâu sắc, có kiến thức về lĩnh vực đảm trách, có lối sống mẫu
mực, nói đi đơi với làm; có tấm lịng nhân ái, vị tha, độ lượng; phong cách lãnh đạo
khoa học; thu phục được lòng người bằng chính đức độ, tài năng, chứ khơng phải
dùng quyền lực hoặc thủ đoạn. Hiện nay, tình trạng giảm sút và mất uy tín ở một bộ
phận cán bộ lãnh đạo đã và đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Đảng và
Nhà nước. Khơng hiếm người muốn xây dựng uy tín cho mình nhưng khơng phải
bằng sự cố gắng của bản thân mà lại dùng những thủ đoạn như lơi kéo người này,
nói xấu, hạ thấp uy tín của người khác để đề cao mình. Họ khơng dám tự phê bình,
càng khơng muốn người khác phê bình mình, khơng nói thẳng, nói thật, rất chú ý
giữ mình cốt khơng để vi phạm khuyết điểm và giữ “thể diện”. Họ cũng rất chuộng
hình thức, thích “nổi tiếng”, thích được lên các phương tiện thơng tin đại chúng,
thích nịnh bợ, khoe khoang; đồng thời lại có thái độ quan cách với cấp dưới để thể
hiện “quyền uy” của mình. Họ ln tìm cách “chạy” chức, “chạy” quyền, “chạy”
bằng cấp, “chạy” huân, huy chương để nâng cao “uy tín” của mình, nếu bị phát
hiện thì “chạy” tội để giữ gìn “uy tín” đó. Họ là những ảo thuật gia tài năng biến
“uy tín giả” thành “uy tín thật”.

7


Những yếu tố cấu thành uy tín của người lãnh đạo; Vai trị của uy tín đối với hiệu quả của
hoạt động quản lý. Liên hệ thực tiễn nơi công tác


1. Thực trạng uy tín của lãnh đạo tại địa phương A
1.1 Sơ lược về địa phương A
Lịch sử hình thành:
Kim Đính là một vùng đất phù sa mầu mỡ, chứa đựng trong mình những
tiềm năng nơng nghiệp to lớn; những thế hệ nhân dân Kim Đính đã kế tiếp nhau
đánh thức tiềm năng để xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước ngày một giầu đẹp.
Kim Đính là do hai xã Phù Tải và Chuẩn Thằng xưa hợp thành. Đến tháng 8/1945
được đổi tên là xã Hưng Đạo, đến cuối năm 1955 được đổi tên là xã Kim Đính.
Điều kiện tự nhiên, xã hội:
Xã Kim Đính có diện tích 7,31 km2 với dân số 7335 người, mật độ dân số
trung bình 1003người/km2; nằm cách trung tâm huyện Kim Thành 5 km về phía
nam; phía Bắc giáp xã Ngũ Phúc, phía Nam giáp xã Bình Dân, phía Đơng giáp xã
Kim Tân, phía Tây giáp xã Thanh Lang huyện Thanh Hà, bốn bề là sông bao bọc
bởi hệ thống An Kim hải và sơng Rạng. Có tuyến đường 388 liên tỉnh chạy qua
được nối từ tuyến quốc lộ 5 qua trung tâm huyện đến Hải Phòng và tuyến từ huyện
Thanh Hà qua Kim Đính đi Hải Phịng và tồn bộ hệ thống giao thơng trên địa bàn
được bê tơng hóa (đạt 95%).
Tiềm năng phát triển kinh tế và nhành tựu kinh tế nổi bật:
Kim Đính có thế mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi thủy sản
và nhất là phát triển nghề trồng hoa cảnh là 16,24 ha gồm: Hoa Ly, hoa tuy líp (xuất
khẩu), hoa cúc, hoa hồng, hoa lay ơn (Hoa thời vụ); bên cạnh đó phát triển kinh tế
vườn, kinh tế trang trại và cây vải thiều đặc sản.
Đơn vị hành chính:
Xã Kim Đính có 03 thơn: Thơn Phù Tải I gồm có 5 đội, Thơn Phù Tải II
gồm có 3 đội, Thơn Chuẩn Thừng gồm có 3 đội
1.2 Thực trạng uy tín của lãnh đạo xã Kim Đính
Bộ máy lãnh đạo của xã Kim Đính gồm có 5 đ/c: 01 đ/c giữ chức danh Bí
thư Đảng ủy xã; 01 đ/c giữ chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; 01 đ/c giữ
chức danh Phó bí thư thường trực đảng ủy xã; 01 đ/c giữ chức danh phó chủ tịch

Hội đồng nhân dân xã; 01 đ/c giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
Trong những năm qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền
8


Những yếu tố cấu thành uy tín của người lãnh đạo; Vai trị của uy tín đối với hiệu quả của
hoạt động quản lý. Liên hệ thực tiễn nơi công tác

địa phương luôn tạo được niềm tin cho nhân dân và cán bộ công chức xã. Thực
hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương. Kinh tế xã
hội phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư lớn với nhiều cơng tình trọng điểm quan
trọng; Nhà ở dân cư được xây dựng theo hướng hiện đại, diện mạo nông thôn mới
thay đổi rõ rệt. Cơng tác xóa đói giảm nghèo được thực hiện tích cực, đời sống của
nhân dân ổn định, được cải thiện về nhiều mặt. Cán bộ và nhân dân tin tưởng vào
sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Thông cảm, chia sẻ, động viên, khen thưởng đối với nhân viên có thành tích
xuất sắc một cách kịp thời.
Ln chia sẻ thông tin, trao đổi cách xử lý công việc với cấp dưới, các công
việc quan trọng đều đưa ra tập thể để bàn bạc, xem xét các ý kiến đóng góp của cấp
dưới để tăng hiệu quả cơng việc.
Bên cạnh những ưu điểm tạo nên uy tín của các nhà lãnh đạo, các nhà lãnh
đạo địa phương vẫn còn một số những hạn chế như sau:
Thứ nhất, trong một số cơng việc, lãnh đạo vẫn độc đốn, khơng lắng nghe ý
kiến của cấp dưới, dẫn đến bầu không khí căng thẳng trong khi làm việc, làm nhân
viên chán nản, dẫn đến hiệu quả công việc không cao.
Thứ hai, các lãnh đạo có phong cách lãnh đạo khác nhau, nhiều khi có ý kiến
bất đồng, dễ dẫn đến mất đồn kết nội bộ.
Thứ ba, một số cơng việc người lãnh đạo khơng thể hiện được tính tiên
phong, gương mẫu cho cấp dưới.
Những tồn tại, hạn chế trên phần nào đã ảnh hưởng tới uy tín của các nhà

lãnh đạo địa phương đối với nhân dân và cán bộ công chức xã.
2. Giải pháp nâng cao uy tín của lãnh đạo địa phương A
Việc củng cố và nâng cao uy tín của cán bộ lãnh đạo, nhất là cán bộ lãnh đạo
chủ chốt ở địa phương trở thành một yêu cầu quan trọng, cấp thiết không chỉ đối
với tổ chức mà với chính mỗi cán bộ lãnh đạo. Để có thể xây dựng, củng cố và
nâng cao uy tín của người cán bộ lãnh đạo, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, người cán bộ lãnh đạo cần nuôi dưỡng khát vọng vươn lên, thực
hiện lý tưởng của Đảng, phục vụ nhân dân, khơng được lấy uy tín làm mục đích mà
phải coi đó là phương tiện, điều kiện để thực hiện mục đích lãnh đạo. Như thế uy
9


Những yếu tố cấu thành uy tín của người lãnh đạo; Vai trị của uy tín đối với hiệu quả của
hoạt động quản lý. Liên hệ thực tiễn nơi công tác

tín sẽ được giữ gìn và bảo vệ từ mọi phía, nhất là từ phía nhân dân và cấp dưới.
Mỗi cán bộ lãnh đạo phải có phương hướng, biện pháp để tu dưỡng, rèn luyện, giữ
gìn và nâng cao uy tín của mình. Đây là biện pháp quan trọng và quyết định nhất.
Phải thường xuyên tự giác tu dưỡng rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực
cần thiết, có thái độ nghiêm khắc với bản thân, đề cao tính tự chủ, tự kiềm chế, tự
điều chỉnh, đặc biệt là ln đề cao tự phê bình và phê bình.
Hai là, các cấp ủy đảng, chính quyền cần tạo điều kiện để cán bộ lãnh đạo
phát huy hết phẩm chất, tài năng của mình, quan tâm củng cố và nâng cao uy tín
của người cán bộ lãnh đạo bởi uy tín của cá nhân họ cũng là uy tín của tổ chức. Sự
quan tâm đó sẽ góp phần giữ vững và nâng cao uy tín thực của người cán bộ lãnh
đạo, đồng thời khắc phục những hiện tượng tạo uy tín giả.
Ba là, thường xuyên kiểm tra, giám sát uy tín của đội ngũ cán bộ lãnh đạo
bằng cách lấy phiếu tín nhiệm của tổ chức, ý kiến đóng góp của cán bộ cấp dưới,
của nhân dân một cách nghiêm túc, chân thực.
Bốn là, tổ chức thực hiện nghiêm túc và tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động

học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kiên
quyết thực hiện các nhóm giải pháp cấp bách về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đi đôi
với việc tăng cường giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ , cơng chức. Cần có
quy chế để từng cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý các
cấp từ Trung ương trở xuống phải đăng ký học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh với những nội dung cụ thể sao cho sát hợp với chức năng, nhiệm vụ
công tác của mình và phải có kiểm điểm gắn liền với kiểm điểm công tác hàng
tháng.
Năm là, thực hiện tốt các quy định về nêu gương của người đứng đầu. Nêu
gương phải thực sự trở thành nội dung quan trọng trong phương thức lãnh đạo.
KẾT LUẬN
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Khơng phải ta cứ viết lên trán chữ
“Cộng sản” mà được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư
cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta
bắt chước”. Uy tín là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố thuộc về sự nỗ lực chủ
10


Những yếu tố cấu thành uy tín của người lãnh đạo; Vai trị của uy tín đối với hiệu quả của
hoạt động quản lý. Liên hệ thực tiễn nơi công tác

quan của một người trên cả hai mặt phẩm chất và năng lực, trong đó nổi bật nhất,
quan trọng nhất là sự gương mẫu, gương mẫu đến mực thước về các mặt, trước hết
là về mặt phẩm chất đạo đức, có lối sống trong sạch, tận tụy, khiêm tốn, “mình vì
mọi người”; sự thấu cảm và chia sẻ. Có học thức cao, năng lực lãnh đạo và quản lý
giỏi; tầm hiểu biết sâu rộng, bao gồm cả nhãn quan chính trị, trình độ nhận thức và
vốn sống; sự đổi mới và khả năng thích nghi; khát vọng và hồi bão. Có tinh thần
trách nhiệm, có năng lực tổ chức, thể hiện ở chỗ hồn thành xuất sắc chức vụ mà
mình đảm trách. Nắm vững kỹ năng lãnh đạo, ứng xử có văn hóa; có quan hệ đúng
đắn, trước hết là với những người cùng cộng tác hoặc có quan hệ trực tiếp với

mình; biết tự kiểm sốt, tự kiềm chế. Có thể nói một nhà lãnh đạo có uy tín là
người hội đủ cả ba yếu tố: “Tâm, tầm và tài”. Các tố chất cá nhân ở trên đều là
những tố chất cần thiết quan trọng cho một cán bộ lãnh đạo để tạo nên phong cách
lãnh đạo dân chủ, hịa đồng; biết chủ động kiểm sốt trí tuệ, cảm xúc của mình thì
người cán bộ đó đã và đang xây dựng thành cơng hình tượng, uy tín của một nhà
lãnh đạo. Uy tín khơng phải từ trên trời rơi xuống. Nó là kết quả của sự phấn đấu
rèn luyện gian khổ, bền bỉ của bản thân cán bộ. Người lãnh đạo cần phải giành lấy
uy tín tuyệt đối trong tập thể bằng chính tài năng, đức độ, nghị lực, bằng ảnh hưởng
tư tưởng và hành động thực tế của mình chứ khơng phải bằng danh hiệu và chức vụ
hoặc bằng thủ đoạn và tiểu xảo.

11



×